Rủi ro kiệt giá tài chính và sự xuất hiện của các công cụ về quản trị rủi ro tài chính
Các sản phẩm phái sinh đôi khi bị chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn của các công ty lớn, các quỹ đầu tư, chính phủ, nhà đầu tư phi lợi nhuận, và các cá nhân.
Liệu sản phẩm phái sinh có thật sự gây ra tội lỗi hay không? Liệu điện có phải gây ra tội lỗi khi có người nào đó với kiến thức ít ỏi về điện thao tác với điện không đúng cách? Có phải nên đổ hết trách nhiệm cho lửa nếu có ai đó bất cẩn khi sử dụng nó?
48 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2868 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rủi ro kiệt giá tài chính và sự xuất hiện của các công cụ về quản trị rủi ro tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Thế giới ngày càng trở nên bất ổn hơn… “Chưa bao giờ nền kinh tế toàn cầu lại tăng trưởng nhanh như thời điểm này nhưng cũng chưa bao giớ thế giới lại đầy rủi ro như lúc này” (Báo cáo Rủi ro thế giới 2007 - Diễn đàn kinh tế thế giới - World Economic Forum) Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Chương 1: Dẫn luận Rủi Ro Kiệt Giá Tài Chính và Sự Xuất Hiện Của Các Công Cụ Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Mục tiêu của Chương Làm rõ khái niệm rủi ro kiệt giá tài chính. Phân tích những bất ổn trong môi trường tài chính và những bất ổn này sẽ tác động như thế nào đối với các công ty. Các công cụ tài chính nào được sử dụng để có thể quản trị rủi ro kiệt giá tài chính. Giải thích các thuật ngữ và khái niệm sẽ được sử dụng xuyên suốt trong môn học. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Tổng quan về rủi ro Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Tổng quan về rủi ro Trong lĩnh vực tài chính, rủi ro là một khái niệm đánh giá mức độ biến động hay bất ổn của một giao dịch hay danh mục đầu tư. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Tổng quan về rủi ro Rủi ro hệ thống Systematic risk Rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường hay toàn bộ nền kinh tế. Rủi ro kế toán Accounting risk Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ kế toán không phù hợp đối với một giao dịch, có thể xảy ra khi qui trình và qui định về kế toán thay đổi hay chưa được xây dựng. Rủi ro kiệt giá tài chính Financial risk Rủi ro liên quan đến những thay đổi của những nhân tố như lãi suất, giá cổ phiếu, giá hàng hóa và tỷ giá. Rủi ro kinh doanh Business risk Rủi ro liên quan đến một hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Tổng quan về rủi ro Rủi ro mô hình Model risk Rủi ro liên quan đến việc sử dụng mô hình không đúng hoặc không phù hợp, hoặc trong một mô hình tồn tại các sai số hoặc giá trị đầu vào không đúng. Rủi ro pháp lý Regulatory risk Rủi ro mà các qui định và định hướng qui định quản lý hiện nay sẽ thay đổi, đem lại tác động bất lợi đối với công ty. Rủi ro pháp lý có thể dẫn đến việc xem một số các loại giao dịch hiện tại hoặc đang dự tính là bất hợp pháp và cản trở sự phát triển của các sản phẩm và giải pháp mới. Rủi ro qui mô Quantity risk Rủi ro của một chiến lược phòng ngừa rủi ro trong đó nhà phòng ngừa rủi ro không biết được mình sẽ sở hữu hoặc bán bao nhiêu đơn vị tài sản giao ngay. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Tổng quan về rủi ro Rủi ro thanh khoản Liquidity risk Rủi ro liên quan đến một giao dịch do tình trạng thị trường chợ chiều, được thể hiện qua việc có ít các dealer và chênh lệch giá mua và giá bán khá lớn. Rủi ro thanh toán (Rủi ro Herstatt) Settlement risk Rủi ro thường gặp trong các giao dịch thanh toán quốc tế, trong đó một công ty có giao dịch hai chiều với một đối tác khác và gặp rủi ro là khoản thanh toán của mình đã được chuyển đi trong khi chưa nhận được khoản thanh toán của bên kia, điều này có thể là do nguyên nhân phá sản, không có khả năng thanh toán hay lừa đảo. Rủi ro tín dụng Credit risk (Default risk) Rủi ro một bên tham gia một hợp đồng phái sinh OTC sẽ không chi trả khi được yêu cầu. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Tổng quan về rủi ro Rủi ro tín dụng tiềm ẩn Potential credit risk Rủi ro mà một bên trong giao dịch sẽ không thể chi trả đúng hạn trong tưong lai. Rủi ro toàn hệ thống Systemic risk Rủi ro mà do sự phá sản của một hay một số định chế tài chính sẽ gây ra nhiều vụ phá sản hơn, cuối cùng sẽ dẫn đến sụp đổ toàn hệ thống tài chính. Rủi ro vận hành Operational risk Rủi ro của việc thất bại trong vận hành một chương trình phái sinh hay hệ thống quản trị rủi ro. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Rủi Ro Tài Chính và Rủi Ro Kiệt Giá Tài Chính Rủi ro kiệt giá tài chính ám chỉ độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động đến thu nhập của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái rủi ro kiệt giá tài chính và còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính – sử dụng nguồn vốn vay – trong kinh doanh. Khái niệm liên quan đến rủi ro tài chính chỉ hàm ý đến rủi ro kiệt giá tài chính. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Rủi Ro Tài Chính và Rủi Ro Kiệt Giá Tài Chính Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Rủi Ro Tài Chính và Rủi Ro Kiệt Giá Tài Chính Ở các quốc gia phát triển, hầu hết tình trạng rủi ro kiệt giá tài chính là có thể phòng ngừa được bởi vì có sự tồn tại của nhiều thị trường lớn và một thị trường hiệu quả mà thông qua đó những rủi ro này có thể được trao đổi lẫn nhau. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Tác động tăng lên của rủi ro kiệt giá tài chính Rủi ro tỷ giá ám chỉ độ nhạy cảm chuyển đổi phản ánh những thay đổi trong giá trị của công ty khi tài sản ở nước ngoài được chuyển đổi sang nội tệ. Rủi ro lãi suất chỉ những thay đổi trong lãi suất tác động đến thực hiện báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Rủi ro hàng hóa ám chỉ đến những thiệt hại liên quan đến thay đổi trong giá cả hàng hóa. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Các sản phẩm phái sinh Sản phẩm phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết quả của nó được tạo ra từ kết quả của một tài sản hoặc một sản phẩm khác (tài sản cơ sở). God began creation by separating light from darkness Ngân hàng thanh toán quốc tế Basel Thụy Sĩ, đánh giá rằng vào cuối năm 2001, các hợp đồng công cụ phái sinh đang được nắm giữ trên toàn thế giới vào khoảng 111 nghìn tỷ đô la so với tổng sản phẩm quốc nội Mỹ vào cuối năm 2001 chỉ vào khoảng 10 nghìn tỷ đô la. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Các sản phẩm phái sinh (Derivaties) Hợp đồng kỳ hạn (Forward) Hợp đồng giao sau (Future) Quyền chọn (Option) Hoán đổi (Swap) và các công cụ phái sinh khác Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Thị trường tiền mặt (cash market) hoặc thị trường giao ngay (spot market) là nơi việc mua và bán đòi hỏi hàng hóa hoặc chứng khoán phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc chỉ ít lâu sau đó. Việc thanh toán cũng thường được thực hiện tức thời. Thị trường các công cụ phái sinh là các thị trường dành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực hiện, người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ. Hợp đồng kỳ hạn gần giống với một quyền chọn, nhưng quyền chọn cho quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện giao dịch, trong khi người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện. Hợp đồng kỳ hạn Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hợp đồng kỳ hạn Rủi ro không có khả năng chi trả (rủi ro tín dụng) của hợp đồng có hai chiều. Người sở hữu hợp đồng hoặc là nhận hoặc là thực hiện chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả của tài sản cơ sở. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn hợp đồng; không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hợp đồng kỳ hạn Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hợp đồng giao sau Hợp đồng giao sau cũng là hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Các hợp đồng được giao dịch trên sàn giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toán hàng ngày. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hợp đồng giao sau Các hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn giao dịch giao sau. Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao vì nó có thể được mua hoặc bán lại cho một bên thứ ba. Hợp đồng giao sau cũng có rủi ro hai chiều. Nhưng thị trường giao sau sử dụng hai công cụ để loại bỏ rủi ro tín dụng. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hợp đồng giao sau Thứ nhất, thay vì giao nhận giá trị hợp đồng thông qua việc thanh toán đơn nhất vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị của các hợp đồng giao sau được thực hiện vào cuối ngày chúng được giao dịch (thanh toán hàng ngày, điều chỉnh theo thị trường). Thứ hai, yêu cầu ký quỹ. Hợp đồng giao sau Người mua hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ mua hàng hóa vào một ngày trong tương lai, có thể bán hợp đồng trên thị trường giao sau. Người bán hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ bán hàng hóa vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau Giá giao sau biến động mỗi ngày, người mua và người bán cố gắng kiếm lợi nhuận từ biến động giá này và cố gắng giảm thiểu rủi ro giao dịch tài sản cơ sở. CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Quyền chọn Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call). Một quyền chọn để bán tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Tiểu sử kết quả của các quyền chọn mua và quyền chọn bán Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Quyền chọn trên hợp đồng giao sau Quyền chọn trên hợp đồng giao sau cho người mua quyền được mua hoặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong tương lai với giá đã cố định vào ngày hôm nay. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hoán đổi và các công cụ phái sinh khác Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền. Một Các hợp đồng này chỉ được giới thiệu công khai vào năm 1981, hợp đồng hoán đổi thường được mô tả như là cải tiến tài chính mới nhất. Hoán đổi chiếm hơn một nửa trong số 111 nghìn tỷ đô la vốn khái toán trên thị trường OTC Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Hoán đổi và các công cụ phái sinh khác Một hợp đồng hoán đổi, tương tự như hợp đồng giao sau, giống như một danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, kết quả cơ bản ba loại công cụ này là tương tự nhau. Sự khác biệt chủ yếu giữa hợp đồng kỳ hạn. giao sau và hoán đổi là đặc tính thanh toán của các hợp đồng này và mức độ rủi ro không thanh toán. Hợp đồng kỳ hạn và giao sau thể hiện hai thái cực trong khi hợp đồng hoán đổi là một trường hợp trung dung. HỘP CHỨA CÁC KHỐI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Hợp đồng giao sau được xây dựng bằng cách xếp một số hợp đồng kỳ hạn lại với nhau Hợp đồng hoán đổi cũng được xây dựng tương tự từ một gói các hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng quyền chọn được xây dựng bằng cách xếp một hợp đồng kỳ hạn và một chứng khoán phi rủi ro lại với nhau Các hợp đồng quyền chọn có thể được xếp chồng vào nhau để tạo ra hợp đồng kỳ hạn; hoặc các hợp đồng kỳ hạn có thể được xếp rời ra để tạo thành một gói các hợp đồng quyền chọn Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Khẩu vị rủi ro Chấp nhận rủi ro (không quan tâm đến rủi ro) chỉ một nhà đầu tư trung lập với rủi ro. Không thích rủi ro đặc tính của một nhà đầu tư không ưa thích rủi ro và không chấp nhận nhiều rủi ro hơn nếu không nhận thêm một tỷ suất sinh lợi bổ sung (phần bù rủi ro) . CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Vị thế mua (Long possition) (+): là trạng thái 1 người đang nắm giữ một tài sản. Vị thế bán (Short possition) (-): ám chỉ bán khống, là một người cần đi mua lại 1 tài sản để thanh toán. Long position A long position in the stock market means that an investor has purchased a stock with the expectation that its price will rise. A long position is sometimes referred to as being "long the market." Investors who are "bullish" about the market will take a long position, expecting higher prices in the future. The vast majority of investors take a long position in the market when they invest and investors who purchase for the long-term almost always take a long position. Investors who subscribe to the theory of "buying low and selling high" will take a long position. Situation where an investor purchases (or contracts to purchase) commodities, financial instruments, and shares, etc., with the intention of holding them in anticipation of a price increase. An investor with a long position is a bull speculator, and will receive delivery of the actual commodity, instrument, or share if he or she holds the position into the delivery period (instead of offsetting it with a counter-contract). Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * Short Position 1. Accounting: Net liability position created by the excess of what is owed over what is owned. 2. Foreign exchange trading: Situation where projected outflows of a currency exceed its projected inflows. 3. Securities trading: Situation where a dealer or investor (called short seller) sells commodities, financial instruments, shares, etc., which are to be delivered on a future date at a certain price, but which he or she does not own at the time of sale. Short sellers are 'bear' speculators who expect to purchase the item (at the time of delivery) at a price lower than at which it was sold. Opposite of long position. See also short sale. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Bán khống (short sale hoặc shorting) Bán khống là bán cổ phiếu nhưng không thực sự nắm giữ cổ phiếu. Bên bán có thể vay cổ phiếu từ người môi giới. Người bán khống làm như thế để đề phòng giá giảm, vào lúc mà người bán khống mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn, thu được lợi nhuận và hoàn trả cổ phiếu lại cho người môi giới. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Bán khống (short sale hoặc shorting) Việc thiết lập một vị thế bán sẽ tạo ra một khoản nợ. Người bán khống có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu vào một ngày nào đó và hoàn trả lại cho người môi giới. Không giống như một khoảng vay thông thường, trong đó người đi vay biết chính xác số tiền phải trả cho người cho vay, người bán khống không biết chính xác được là họ phải trả bao nhiêu tiền để mua lại cổ phiếu. Điều này đã tạo ra một loại rủi ro của việc vay mượn. Trong thực tế, bán khống là một chiến lược đầu tư đầy thách thức. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Rủi ro và tỷ suất sinh lợi Tỷ suất sinh lợi là thước đo thành quả của đầu tư. Tỷ suất sinh lợi đại diện cho tỷ lệ phần trăm gia tăng trong tài sản của nhà đầu tư từ kết quả đầu tư. Trong trường hợp cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá cả cộng với tỷ suất cổ tức. Tỷ suất sinh lợi cao hơn sẽ đi kèm với rủi ro lớn hơn. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Rủi ro và tỷ suất sinh lợi Rủi ro là sự không chắc chắn trong tỷ suất sinh lợi tương lai. Các nhà đầu tư thường không thích rủi ro, họ tránh các tình huống đầy rủi ro và chọn một tình huống có tỷ suất sinh lợi tương đương nhưng rủi ro ít hơn. Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (risk-free rate) là tỷ suất sinh lợi khi đầu tư vào các tài sản không có rủi ro và nó là cơ hội phí của khoản đầu tư Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư kỳ vọng là lãi suất phi rủi ro cộng với một phần bù rủi ro. Sự đánh đổi rủi ro và tỷ suất sinh lợi: Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Tính hiệu quả của thị trường và giá trị hợp lý lý thuyết Tính hiệu quả của thị trường là đặc điểm giá của các công cụ giao dịch phản ánh giá trị kinh tế thực của chúng đối với nhà đầu tư. Trong một thị trường hiệu quả, giá cả biến động một cách ngẫu nhiên và các nhà đầu tư không thể thu được tỷ suất sinh lợi trên những gì mà sẽ bù trừ cho rủi ro của họ. Giá trị kinh tế thực của tài sản là giá trị hợp lý lý thuyết. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis – EMH) Thị trường hiệu quả là thị trường mà trong đó giá của một tài sản bằng với giá trị kinh tế thực của chúng, được gọi là giá trị hợp lý lý thuyết. (Eugene Fama, 1970) Thị trường giao ngay, thị trường ngoại hối và thị trường các công cụ phái sinh được xem là khá hiệu quả. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Kinh doanh chênh lệch giá và luật một giá Kinh doanh chênh lệch giá là một dạng giao dịch trong đó nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận khi có cùng một loại hàng hóa được bán ở hai mức giá khác nhau, mua hàng ở mức giá thấp hơn và ngay lập tức bán lại ở mức giá cao hơn. Luật một giá là nguyên tắc qui định rằng hai tài sản hay danh mục đồng nhất không thể được bán ở các mức giá khác nhau. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Các đặc tính của thị trường thỏa mãn nguyên lý luật một giá Các nhà đầu tư luôn luôn thích trở nên giàu có hơn Với hai cơ hội đầu tư cho trước, các nhà đầu tư lúc nào cũng ưa thích cơ hội đầu tư luôn có hiệu quả ít nhất cũng bằng cơ hội kia trong tất cả các trường hợp và tốt hơn trong ít nhất một trường hợp. Nếu hai cơ hội đầu tư có hiệu quả tương đương nhau, chúng phải có cùng một mức giá. Một cơ hội đầu tư cho cùng một tỷ suất sinh lợi trong tất cả các trường hợp được gọi là không có rủi ro và phải tạo được tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Khoa TCDN Quản trị rủi ro tài chính Ch. 1: * CÁC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG Thông tin hiệu quả hình thành giá Thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin rất quan trọng đối với giá cả. Thị trường giao sau tổng hợp tất cả các thông tin vào một dạng thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng biệt. Giá của hợp đồng giao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giá giao ngay. Giá giao sau và kỳ hạn cũng chứa đựng những thông tin những gì mà người ta mong đợi về giá giao ngay trong tương lai. Do đó, thị trường giao sau và kỳ hạn cung cấp những thông tin hiệu quả để hình thành giá. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH Quản trị rủi ro Cung cấp thông tin tạo giá (Price discovery) Các lợi thế về hoạt động (chi phí, thanh khoản, bán khống) Thị trường hiệu quả PHÊ PHÁN THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH Thị trường này đòi hỏi phải tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà phòng ngừa rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn mình phải gánh chịu. Hầu hết các nhà đầu cơ thật sự không kinh doanh các tài sản cơ sở và đôi khi không biết gì về chúng. Vì vậy, những nhà đầu cơ có một số đặc tính giống những tay cờ bạc. SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH KHÔNG PHÙ HỢP Các sản phẩm phái sinh đôi khi bị chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn của các công ty lớn, các quỹ đầu tư, chính phủ, nhà đầu tư phi lợi nhuận, và các cá nhân. Liệu sản phẩm phái sinh có thật sự gây ra tội lỗi hay không? Liệu điện có phải gây ra tội lỗi khi có người nào đó với kiến thức ít ỏi về điện thao tác với điện không đúng cách? Có phải nên đổ hết trách nhiệm cho lửa nếu có ai đó bất cẩn khi sử dụng nó?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_2_rui_ro_va_cac_cong_cu_pnrr_9582.ppt