1. MộT Hệ THốNG NGÂN HÀNG ĐANG TRONG GIAI ĐOạN CHUYểN ĐổI VÀ CÓ
MứC Độ KHÔNG MINH BạCH RấT CAO .3
1.1. QUÁ TRÌNH CHUYểN ĐổI VÀ CÁC THÁCH THứC .3
1.2. RấT KHÓ ĐÁNH GIÁ Về TÌNH HÌNH TổNG KếT TÀI SảN CủA Hệ THốNG NGÂN HÀNG .5
1.2.1. Không có thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa .5
1.2.2. Không có thông tin chắc chắn về chất lượng tài sản và dự phòng 5
2. Hệ THốNG NGÂN HÀNG VÀ CHU TRÌNH TÀI CHÍNH .7
2.1. CÁC BƯớC TRÌNH Tự CủA KHủNG HOảNG CHÂU Á VÀ KHÁI NIệM HƯNG PHấN TÀI CHÍNH
CủA F. MISHKIN .7
2.2. LUồNG VốN VÀO, CHU TRÌNH TÍN DụNG VÀ GIÁ TÀI SảN ở VIệT NAM .9
2.3. XU THế ĐÔ LA HÓA : MộT RủI RO TIềM TÀNG NHƯNG HIệN VẫN HạN CHế ĐƯợC 11
3. NHữNG DIễN BIếN CÓ THể Dự ĐOÁN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .16
16 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA HỌP LẦN THỨ BẨY
KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến
François-Xavier Béllocq
Cơ quan Phát triển Pháp
Đà Nẵng, ngày 26 và 27 tháng 2 năm 2008
NGHIÊN CỨU
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
Mục lục
Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến
1. MộT Hệ THốNG NGÂN HÀNG ĐANG TRONG GIAI ĐOạN CHUYểN ĐổI VÀ CÓ
MứC Độ KHÔNG MINH BạCH RấT CAO ...................................................................3
1.1. QUÁ TRÌNH CHUYểN ĐổI VÀ CÁC THÁCH THứC...........................................................3
1.2. RấT KHÓ ĐÁNH GIÁ Về TÌNH HÌNH TổNG KếT TÀI SảN CủA Hệ THốNG NGÂN HÀNG ...........5
1.2.1. Không có thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa .....................................5
1.2.2. Không có thông tin chắc chắn về chất lượng tài sản và dự phòng..............5
2. Hệ THốNG NGÂN HÀNG VÀ CHU TRÌNH TÀI CHÍNH...........................................7
2.1. CÁC BƯớC TRÌNH Tự CủA KHủNG HOảNG CHÂU Á VÀ KHÁI NIệM HƯNG PHấN TÀI CHÍNH
CủA F. MISHKIN...........................................................................................................7
2.2. LUồNG VốN VÀO, CHU TRÌNH TÍN DụNG VÀ GIÁ TÀI SảN ở VIệT NAM .............................9
2.3. XU THế ĐÔ LA HÓA : MộT RủI RO TIềM TÀNG NHƯNG HIệN VẫN HạN CHế ĐƯợC ............11
3. NHữNG DIễN BIếN CÓ THể Dự ĐOÁN................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................16
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
3/16
Mục tiêu của bài viết này là giới thiệu một phân tích về rủi ro hệ thống ở Việt Nam trên cơ sở
dựa trên kiến thức lý thuyết được phát triển trong lĩnh vực tài chính vĩ mô từ cuối những năm
90. Định hướng này cho phép chúng ta có cái nhìn tổng thể về các thách thức lớn mà hệ
thống ngân hàng của Việt Nam phải đối mặt với tư cách là một nền kinh tế vừa trong giai
đoạn chuyển đổi, vừa thu hẹp khoảng cách rất nhanh với các nền kinh tế khác và đang trong
quá trình hội nhập quốc tế. Trong khuôn khổ này, phần đầu của bài viết được dành để giới
thiệu hai đặc tính chủ yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam : thứ nhất là quá trình từng
bước tiến hành tự do hóa và thứ hai là tính chất không minh bạch của hệ thống này. Trong
phần hai, chúng tôi đi vào phân tích các rủi ro xuất phát từ chu trình tài chính và tình trạng đô
la hóa bảng tổng kết tài sản. Cuối cùng, phần ba sẽ đưa ra suy nghĩ về khả năng diễn biến
phát triển của hệ thống ngân hàng dựa trên 3 kịch bản.
1. Một hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi và có
mức độ không minh bạch rất cao
1.1. Quá trình chuyển đổi và các thách thức
Trong những năm 80, hệ thống ngân hàng của Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân
hàng đơn cấp (one-tier system) trong đó Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng duy nhất của
đất nước, đóng vai trò kiểm soát cả về khối lượng, chi phí và hoạt động phân bổ tín dụng cho
các lĩnh vực. Vốn là đặc trưng của hệ thống ngân hàng hoàn toàn được đặt dưới sự chỉ huy
bằng mệnh lệnh hành chính của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, mô hình này đã bắt đầu
được cải cách kể từ năm 1990 với sự hình thành của một hệ thống ngân hàng hai cấp (two-
tier system). Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu tổ chức của lĩnh vực ngân hàng.
Theo phương thức tổ chức mới, ngân hàng trung ương có nhiệm vụ điều tiết hệ thống tài
chính trong khi đó các ngân hàng cấp 2 có vai trò xác định khối lượng và phân bổ tín dụng
cho các lĩnh vực khác nhau. Các ngân hàng thương mại được thành lập trong khuôn khổ hệ
thống hai cấp bao gồm bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và một ngân hàng
thương mại Nhà nước với qui mô nhỏ hơn (State Owned Commercial Banks hay SOCB),
hiện đang chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường, ngoài ra còn có khoảng 40 ngân hàng do tư
nhân nắm một phần vốn (Ngân hàng cổ phần) và rất nhiều các quỹ tín dụng nhân dân
(People’s Credit Funds).
Kể từ đầu những năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001) và sau đó là việc gia nhập
vào WTO (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2007) đã cho phép bước sang một giai đoạn mới trong
quá trình cải cách. Thực vậy, tự do hóa hệ thống ngân hàng tới năm 2010 là một cam kết do
chính phủ Việt Nam đưa ra trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Mỹ, cam kết này sau
đó đã được áp dụng đối với tất cả các quốc gia thành viên của WTO theo qui định của điều
khoản tối huệ quốc. Như vậy, giai đoạn cải cách mới này có thể sẽ tạo điều kiện cho các
ngân hàng quốc tế có mức tham gia mạnh hơn trong cơ cấu vốn của các ngân hàng Việt
Nam (các ngân hàng nước ngoài hiện có khả năng- theo qui định của hiệp định- mở các chi
nhánh với 100% vốn do mình kiểm soát ngay từ năm 2007). Giai đoạn cải cách mới đã được
văn bản hóa trong một văn kiện khung – văn kiện này còn được gọi là lộ trình – do thủ tướng
Việt Nam ký ngày 24 tháng 5 năm 2006. Dự kiến sẽ còn nhiều thay đổi lớn từ nay tới năm
2010 : cải cách ngân hàng Nhà nước Việt Nam và công tác giám sát ngân hàng (với việc
từng bước triển khai các tiêu chí cẩn trọng của Hiệp định Basel I và sau đó là Basel II) ; cổ
phần hóa một phần ngân hàng thương mại Nhà nước SOCB (equitization) ; sau đó, mở cửa
lĩnh vực ngân hàng ở một mức độ lớn hơn cho các ngân hàng nước ngoài tham gia (hiện nay
ngân hàng nước ngoài được tham gia vào vốn của các ngân hàng đã được cổ phần hóa ở
mức 30% đối với nhóm ngân hàng và 15% đối với một ngân hàng nước ngoài).
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
4/16
Cuộc cải cách này sẽ có những hệ quả rất lớn đối với các ngân hàng thương mại quốc
doanh bởi Nhà nước đang thu hút các ngân hàng quốc tế tham gia góp vốn vào các ngân
hàng trên nhằm cân đối bảng tổng kết tài sản cũng như tăng cường phương pháp quản lý
của các ngân hàng này (mô hình cải cách này tương đối giống với cải cách được thực hiện ỏ
Trung Quốc từ vài năm nay). Trong khuôn khổ đó, Nhà nước đang nỗ lực làm sạch bảng
tổng kết tài sản của các ngân hàng quốc doanh nhằm tiến tới tư nhân hóa từng bước. Nhiều
đợt bơm vốn đã được thực hiện từ đầu những năm 2000 trong khi đó các nghiệp vụ chuyển
đổi nợ (defeasance structure) đã được sử dụng nhằm đưa ra ngoài bảng tổng kết tài sản các
khoản nợ xấu.
Song song với việc hình thành của một hệ thống ngân hàng hai cấp, mục tiêu là tạo điều kiện
tăng vốn tư nhân trong cơ cấu vốn của khu vực ngân hàng. Việc tự do hóa lãi suất và quyết
tâm phát triển thị trường tài chính cho thấy tinh thần của các cuộc cải cách được triển khai từ
khoảng 15 năm nay là đoạn tuyệt với cơ chế áp chế tài chính. Áp chế tài chính là một khái
niệm lý thuyết dùng để chỉ tất cả các hình thức kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp mà Nhà
nước tiến hành đối với hệ thống tài chính. Các hoạt động kiểm soát này có thể được thực
hiện dưới các hình thức khác nhau : tỷ trọng áp đảo của vốn Nhà nước trong cơ cấu vốn của
hệ thống ngân hàng ; ấn định lãi suất theo cơ chế mệnh lệnh hành chính (điều này nhìn
chung dẫn tới tình trạng lãi suất thực thường rất thấp hoặc xuống mức âm) ; qui định hạn
mức tín dụng ; và trong một số trường hợp qui định duy trì dự trữ bắt buộc ở mức cao nhằm
tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước. Về phương diện này, hướng đi của Việt Nam hiện
nay cũng tương tự như xu hướng cải cách của nhiều nước đang phát triển trong những năm
80 và 90 sau nhiều lời chỉ trích rất mạnh trên phương diện lý thuyết do McKinnon và Shaw1
đưa ra đối với các nguyên tắc của cơ chế áp chế tài chính. Hai tác giả trên nhấn mạnh rằng
việc tổ chức hệ thống tài chính theo mệnh lệnh hành chính sẽ làm cho hệ thống này có nhiều
cấu phần không phát huy được hiệu quả tối ưu : các kênh huy động tiết kiệm thường kém
phát triển và tiết kiệm có hiệu suất sinh lời thấp, thậm chí là âm ; khối lượng đầu tư giảm do
nguồn vốn khả dụng không dồi dào (nói cách khác, các ngân hàng chỉ có vai trò trung gian tài
chính ở mức độ rất thấp) ; chất lượng đầu tư bị ảnh hưởng do mức độ chấp nhận rủi ro thấp
hơn (trong một môi trường mà nguồn vốn bị hạn chế và do không có khả năng chấp nhận
đầy đủ chi phí rủi ro, các ngân hàng thường ưu tiên cho các doanh nghiệp chắc chắn nhất
vay vốn). Trái lại, các mô hình của McKinnon và Shaw đã chỉ ra rằng tự do hóa tài chính sẽ
cho phép tăng tiết kiệm nội địa và lượng tín dụng trên cơ sở đa dạng hóa các dự án được
vay vốn.
Trên thực tế, cải cách ngân hàng ở Việt Nam hiện dẫn tới tình hình tín dụng ngân hàng phát
triển rất nhanh (xem phần 2 của bài viết). Tình hình trên cho thấy những thách thức mà hệ
thống ngân hàng phải đối mặt : đó là duy trì được khả năng kiểm soát cải cách khi tiến hành
tự do hóa tài chính, đồng thời xây dựng các cơ chế công cụ chính cho công tác điều tiết quá
trình huy động tài chính cho một nền kinh tế thị trường, trong khi tín dụng lại có tốc độ tăng
trưởng cực kỳ nhanh. Trong trường hợp này, rủi ro tiềm tàng sẽ là tự do hóa sẽ làm cơ cấu
tài chính thay đổi nhanh hơn khả năng thích ứng của chính sách công về vấn đề cẩn trọng,
cả trên cấp độ thông qua các văn bản có tính ràng buộc hơn lẫn việc triển khai các văn bản
đó trên thực tế. Xét từ kinh nghiệm lịch sử tài chính của các nước đang phát triển, đó thực sự
là một rủi ro lớn. Thực vậy, quá trình quá độ từ cơ chế áp chế sang tự do hóa tài chính là một
giai đoạn có nhiều nguy cơ tiềm tàng và đôi khi dẫn tới khủng hoảng tài chính tại một số
nước đang phát triển kể từ những năm 802. Nói cách khác, sự phát triển nhanh của hệ thống
ngân hàng vốn có phương thức tổ chức đang trong quá trình chuyển đổi đòi hỏi ta càng phải
1 R. McKinnon (1973), Money and capital in economic development, The Brookings Institution,
Washington.
E. Shaw (1973), Financial deepening in economic development, Oxford University Press, New York.
2 C. Diaz-Alejandro (1985), “Good-bye financial repression, hello financial crash”, trong Journal of
Development Economics, 19.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
5/16
xây dựng một hệ thống điều tiết phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế mới nổi có tốc độ
tăng trưởng mạnh và đang trong quá trình hội nhập từng bước vào nền tài chính thế giới.
Chúng tôi sẽ quay lại điểm quan trọng này trong phần 2 của bài viết này.
1.2. Rất khó đánh giá về tình hình tổng kết tài sản của hệ thống
ngân hàng
Di sản của cơ chế áp chế tài chính mà lộ trình đang tiến hành cải cách, tính minh bạch của
hệ thống tài chính Việt Nam hiện còn rất nhiều hạn chế. Thực vậy, hiện không thể đánh giá
đầy đủ về tình hình tài sản của khu vực ngân hàng do thiếu thông tin về các chỉ số cho phép
phân tích được rủi ro hệ thống như : mức độ vốn hóa, chất lượng tài sản có, dự phòng, thanh
khoản, cân bằng bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ, tỷ suất sinh lời. Việc thiếu thông tin
chắc chắn về mức độ vốn hóa và chất lượng của tài sản hiện là một trở ngại cho việc tiến
hành đánh giá tình hình một cách đầy đủ do hai yếu tố phân tích trên cho phép đánh giá
được tình hình căng thẳng có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng của các nước mới nổi,
1.2.1. Không có thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa
Các thông tin hiện có không cho phép đánh giá chính xác hệ số đủ vốn của hệ thống ngân
hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhất trí cho rằng các ngân hàng Việt Nam nhìn chung
hiện chưa đủ vốn, bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng có mục tiêu tăng lượng vốn tối thiểu.
Năm 2004, bộ phận chuyên môn của IMF đã đánh giá rằng nhu cầu vốn của khu vực ngân
hàng sẽ vào khoảng từ 15% tới 25% GDP3. Việc Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng
quốc doanh, nhằm tiến tới tư nhân hóa một phần (cổ phần hóa) các ngân hàng này, cũng
như việc vốn nước ngoài tăng mạnh trong một số ngân hàng cổ phần có thể đã cho phép
nâng cao mức độ vốn hóa của khu vực ngân hàng song mức độ vốn hóa này hiện vẫn còn
thấp nếu xét tới tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng và nguy cơ mất ổn định gắn liền với
các nền kinh tế đang nổi có tốc độ tăng trưởng cao.
Theo đánh giá do Fitch thực hiện vào năm 20064, hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio) của
Việt Nam ở mức trung bình khoảng 5%, mức này thấp hơn rất nhiều so với mức của các
nước châu Á mới nổi khác (14% ở Thái Lan, 13% ở Malaixia, 22% ở Inđônêxia5). Do vẫn còn
chịu tác động của chính sách tín dụng theo mệnh lệnh hành chính và cơ chế áp chế tài chính
trước đây, kể từ những năm 90, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã trải qua nhiều
giai đoạn căng thẳng vì thiếu vốn và điều này buộc chính phủ Việt Nam phải nhiều lần tái cấp
vốn. Tình hình của các ngân hàng thương mại quốc doanh, vốn chiếm vị trí trung tâm trong
hệ thống ngân hàng khi kiểm soát tới 75% tài sản, như vậy là rất mâu thuẫn.
1.2.2. Không có thông tin chắc chắn về chất lượng tài sản và dự phòng
Tính chất mệnh lệnh trong quan hệ tín dụng trước đây (đặc biệt là hoạt động cho vay chính
sách) đã cản trở sự phát triển của văn hóa rủi ro trong các tổ chức tín dụng và đặc biệt là
trong các ngân hàng quốc doanh. Kết quả là, các ngân hàng quốc doanh hiện tập trung phần
lớn các khoản nợ xấu theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước. Có lẽ tình hình này đang
3 B. Aitken (2004), “Can Vietnam outgrow its banking sector problems ?”, trong IMF Selected Issues,
SM/04/379.
4 I. Tan và P. Tebbutt (2006), “The Vietnam banking system”, trong Fitch Country Report, 24/3..
5 Dữ liệu lấy từ : IMF (2007), Global Financial Stability Report, tháng 9.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
6/16
từng bước được khắc phục ở cấp độ toàn hệ thống vì hai lý do sau : các ngân hàng cổ phần
đang phát triển mạnh trong cơ cấu ngân hàng với một phương thức quản trị gần với các tiêu
chuẩn quốc tế hơn nếu ta so sánh các ngân hàng cổ phần với các ngân hàng quốc doanh và
kể từ năm 2004, hoạt động cho vay chính sách của các ngân hàng quốc doanh được chuyển
cho các định chế tài chính chuyên biệt (Quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng chính sách xã
hội).
Dù có thế nào, văn hóa rủi ro vẫn còn trong thời kỳ đầu phát triển của mình trong khi đó tín
dụng vẫn phát với một tốc độ rất cao. Trong bối cảnh đó, việc không thể có được một hình
ảnh rõ ràng về chất lượng danh mục nợ và dự phòng khiến ta không thể đưa ra một đánh giá
đầy đủ về chất lượng tài sản ngân hàng : nếu tính theo chuẩn kế toán trong nước, tỷ lệ nợ
xấu vào khoảng 3% theo ngân hàng Nhà nước ; và con số này sẽ vào khoảng 15% theo
đánh giá của Fitch trên cơ sở chuẩn mực IAS (International Accounting Standards)6.
6 I. Tan và P. Tebbutt (2006), “The Vietnam banking system”, trong Fitch Country Report, 24/3.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
7/16
2. Hệ thống ngân hàng và chu trình tài chính
2.1. Các bước trình tự của khủng hoảng châu Á và khái niệm hưng phấn tài
chính của F. Mishkin
Nhiều mô hình nghiên cứu về căng thẳng tài chính đã được xây dựng kể từ cuối những năm
90 nhằm thuật lại các động thái nối tiếp nhau dẫn tới khủng hoảng tại các nước mới nổi7.
Các mô hình này kết hợp tính động năng của các luồng luân chuyển vốn quốc tế với diễn
biến thay đổi của các cơ cấu tài chính trong nước, đặc biệt ở cấp kinh tế vi mô. Chính vì vậy,
các bước trình tự dẫn tới khủng hoảng thường tương đối độc lập với diễn biến của các chỉ số
cơ bản về kinh tế vĩ mô (quan hệ phụ thuộc giữa tình trạng các chỉ số kinh tế vĩ mô xấu đi và
khủng hoảng trong trường hợp này không mạnh bằng trong trường hợp các mô hình được
xây dựng trong những năm 80 để mô phỏng về các cuộc khủng hoảng nợ). Xét trên góc độ
thực nghiệm, các mô hình này có tính chính xác cao đối với trường hợp của các nền kinh tế
mới nổi đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang từng bước hội nhập vào nền tài
chính quốc tế. Như vậy, có thể sử dụng các mô hình này nhằm xác định các rủi ro mà hệ
thống ngân hàng của Việt Nam hiện đang phải đối mặt.
Trong loại mô hình này, tình trạng rủi ro tài chính vi mô tăng cao bắt nguồn từ hiện tượng các
nguồn vốn đầu vào tăng tốc đổ vào hệ thống tài chính trong nước vốn đã có nhiều bất cập về
mặt thông tin và cẩn trọng. Trong giai đoạn đầu, ngay cả khi cho phép củng cố đà tăng
trưởng, các nguồn vốn nước ngoài đầu vào vẫn là một trong những yếu tố gây ra tình trạng
mất cân đối cho bảng tổng kết tài sản. Điều này đặc biệt đúng với các hệ thống ngân hàng
mà ở đó sự tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn nước ngoài đã tạo điều kiện cho vay nợ
bằng ngoại tệ nhằm tài trợ cho các khoản tín dụng bằng nội tệ (do lãi suất đi vay bằng ngoại
tệ thấp hơn so với lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ, nên biên độ trung gian chênh lệch là
lớn). Trong giai đoạn đầu này, tăng trưởng đi kèm với tình trạng mất cân đối về tài chính và
thị trường chỉ nhìn nhận được một cách hết sức phiến diện trước tác động của không khí
« hưng phấn »8 nói chung. Trong giai đoạn thứ hai, ngược lại đó lại là trạng thái « trầm uất » :
thực vậy, trong một bầu không khí ngày càng mất lòng tin khiến các nhà đầu tư và đặc biệt là
các ngân hàng nước ngoài giảm dần thời gian đáo hạn của các các khoản cho vay, tình trạng
mất cân đối của bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ (tài sản có bằng đồng bản tệ được tài trợ
bởi các tài sản nợ bằng ngoại tệ) sẽ đi liền với tình trạng mất cân đối về kỳ hạn (tài sản có
tức là các khoản cho vay thì mang tính dài hạn trong khi đó các khoản này lại được tài trợ bởi
các khoản đi vay tức tài sản nợ với thời hạn đáo nợ ngày càng bị rút ngắn). Tình trạng ngày
càng căng thẳng đối với tính thanh khoản của hệ thống tài chính cũng chính là tình trạng nợ
nước ngoài ngắn hạn ở mức rất cao (hệ số nợ nước ngoài ngắn hạn trên dự trữ ngoại hối
tăng). Thanh khoản ngân hàng như vậy nằm ở vị trí trung tâm trong các bước trình tự do loại
mô hình này miêu tả.
Như vậy khủng hoảng xảy ra do một cú sốc ngoại sinh hoặc do sự cạn kiệt nội sinh của chu
trình tài chính :
i. Các mô hình có sử dụng cú sốc ngoại sinh nhấn mạnh tới tác động của kỳ vọng9. Đối với
các chủ nợ quốc tế, do tình hình bảng tổng kết tài sản ngày một xấu đi, chỉ cần một sự kiện
tương đối nhỏ là đủ để làm thay đổi đột ngột về dự báo đối với tính bền vững của việc huy
7 P. Pesenti và C. Tille (2000), « The economics of currency crises and contagion: an introduction », trong Federal
Reserve Bank of New York Economic Policy Review, tháng 9 .
P. Krugman (2001), « Crisis : the next generation ? », Razin Conference, Tel Aviv University, 25-26/3.
Tổng hợp : A. Cartapanis (2004), « Les crises de change : qu’avons-nous appris depuis 10 ans ? » , trong
Economie Internationale, Vol. 7, số 1.
8 F. Mishkin (1998), «Lessons from the Asian crisis », trong Journal of International Money and Finance, 18 (4).
9 P. Artus (2000), Crises de pays émergents. Faits et modèles explicatifs, Economica, Paris.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
8/16
động tài chính phục vụ nền kinh tế. Một cú sốc như vậy có thể làm khủng hoảng xảy ra
nhanh hơn : các ngân hàng trong nước không còn khả năng đáo nợ bằng ngoại tệ dễ dàng
như trước đây, điều này dẫn tới việc các luồng vốn thuần nước ngoài bị rút khi thời hạn trả
nợ đến. Tình trạng căng thẳng về thanh khoản ngoại tệ làm sụt giảm tỷ giá hối đoái và yếu tố
này đến lượt mình lại làm cho các ngân hàng mất khả năng thanh toán do hiện tượng chênh
lệch tiền tệ (currency mismatch). Thu nhập từ tài sản có bằng đồng nội tệ không còn đủ để
chi trả cho các khoản nợ bằng đồng ngoại tệ đã đến kỳ thanh toán khi tỷ giá hối đoái sụt giảm
gây mất giá đối với đồng bản tệ. Tình trạng mất khả năng thanh toán càng nghiêm trọng hơn
khi khủng hoảng lan sang các lĩnh vực của nền kinh tế thực, làm giảm sút chất lượng của tài
sản ngân hàng do tình trạng nợ xấu tăng và do sự sụt giảm của giá chứng khoán và bất động
sản.
ii. Các mô hình mô phỏng tình trạng cạn kiệt nội sinh được xây dựng trên cơ sở lý
thuyết của Mishkin về chu trình tài chính. Theo chúng tôi, các mô hình này cho phép ta
biết được một cách rất hoàn chỉnh về tình hình căng thẳng tài chính có thể xảy ra trong một
nền kinh tế mới nổi năng động và có sức hấp dẫn cao trong mắt các nhà đầu tư nước
ngoài10. Tăng trưởng GDP mạnh trong một thời gian dài sẽ thu hút vốn nước ngoài và điều
này đẩy giá chứng khoán lên cao. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ thuận lợi khi huy động vốn,
cả từ thị trường (tăng vốn, phát hành trái phiếu) và từ các ngân hàng (giá trị chứng khoán
của các nguồn vốn tự có của các ngân hàng tăng là một tác động). Tuy nhiên, giá chứng
khoán tăng mạnh, khi thổi phồng giá trị thị trường của tài sản vốn tự có của doanh nghiệp,
dần dần có thể dẫn tới tình trạng chênh giữa khu vực tài chính và khu vực thực : hệ số
nợ/vốn tự có có xu hướng giảm trong khi đó hệ số nợ/thu nhập lại tăng. Điều này được giải
thích bằng việc song song với việc khắc phục hạn chế về thanh khoản và tăng đầu tư về khối
lượng, tín dụng tăng trưởng cộng với hiện tượng vốn nước ngoài ồ ạt đổ váo dần dần sẽ dẫn
tới tình trạng khả năng sinh lời của đồng vốn dần dần giảm (tăng tích trữ vốn sẽ làm giảm
năng suất biên). Xét về mặt thực nghiệm, có thể có ba giai đoạn :
trong giai đoạn đầu, chỉ số cổ phiếu và tín dụng ngân hàng tăng nhanh hơn cả giá trị gia tăng
song giá trị gia tăng vẫn tiếp tục có xu hướng tăng đều. Giai đoạn này tương ứng với tình
trạng « hưng phấn » trên thị trường, điều này làm công tác đánh giá đúng rủi ro trở nên phức
tạp. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn tăng trưởng này tình hình có nguy cơ dần dần xấu đi ;
trong giai đoạn thứ hai, hiệu ứng của việc đầu tư quá mức bắt đầu có tác động rõ rệt trong
một số lĩnh vực (bất động sản, xây dựng) và tăng trưởng GDP bị chậm lại. Chất lượng tài
sản ngân hàng bị suy giảm (tỷ lệ nợ xấu tăng). Song song với đó, tình trạng nghi ngờ gia
tăng của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, sẽ gây sức ép đối với thanh
khoản bằng ngoại tệ. Tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ làm tăng áp lực nợ ;
trong giai đoạn thứ 3, tình trạng mất lòng tin ngày càng lan rộng gây ra tình trạng rút vốn
thuần, làm giảm giá chứng khoán và sụt tỷ giá. Đây chính là giai đoạn trong đó chu trình tài
chính sau một giai đoạn đỉnh cao bắt đầu đi vào giai đoạn tụt dốc trước sức ép của tình trạng
nợ của nền kinh tế thực. Trước đây, tình trạng này đã bị che dấu khi thanh khoản còn dư
thừa : tình trạng tăng của hệ số nợ/thu nhập đã bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn trước sẽ
ngày càng gia tăng và hệ số nợ/vốn tự có cũng tăng theo do giá giảm trên thị trường tài
chính. Căng thẳng về thanh khoản sẽ gây căng thẳng về khả năng thanh toán và tình hình
này sẽ gây khan hiếm thanh khoản theo cơ chế « chu trình tương tác ». Nền kinh tế sẽ lâm
vào khủng hoảng tài chính vĩ mô.
Trong bất cứ trường hợp nào (cú sốc ngoại sinh hay cạn kiệt nội sinh), các luồng vốn đầu
vào sẽ đột ngột giảm (« sudden stop ») và kéo theo tính trạng mất khả năng thanh khoản của
hệ thống ngân hàng và tiếp đó, một cuộc khủng hoảng ngoại hối sẽ dẫn tới tình trạng mất
khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng. Tình hình trên có thể được đánh giá là một
10 M. Aglietta (2005), Macroéconomie financière, La découverte, Paris.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
9/16
cuộc khủng hoảng kép. Nếu như các chỉ số cơ bản về kinh tế vĩ mô không phải là nguyên
nhân gây khủng hoảng, thì cuộc khủng hoảng này cũng gây ra mất cân đối kinh tế vĩ mô ở
mức độ nghiêm trọng (tỷ giá sụt giảm, lạm phát tăng cao, bùng nổ nợ chính phủ và đặc biệt
là GDP giảm). Một số yếu tố mất cân bằng có thể ảnh hưởng lâu dài tới tính hiệu quả của
chính sách kinh tế vĩ mô : công tác thực hiện ngân sách sẽ gặp khó khăn do tình trạng nợ
công tăng cao vì Nhà nước phải tái cấp vốn cho các ngân hàng và do tỷ giá hối đoái bị mất
giá ; chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt nhằm thiết lập lại tình trạng cân bằng với bên ngoài
và kiềm chế lạm phát. Chính vì vậy, khả năng tăng trưởng có thể chịu tác động tiêu cực từ
kiểu khủng hoảng này. Đó cũng là trường hợp của Inđônêxia sau thời gian 1998, thời điểm
mà khủng hoảng tài chính đã để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Mô hình thế hệ 3 : bùng phát khủng hoảng do cạn kiệt nội sinh của chu trình tài
chính
Giai Đoạn 1 :
Hệ số (Nợ/Vốn tự có theo giá thị trường)
giảm do giá tăng
Giai Đoạn 2 :
Hệ số (Nợ/Thu nhập) bắt đầu
tăng, tương tự như vậy với hệ số
(chi phí tài chính/Thu nhập)
Giai Đoạn 3:
Hệ số (Nợ/Vốn tự có) tăng và các hệ số (Nợ
/Thu nhập) và (Chi phí tài chính/Thu nhập)
cũng tăng theo. Khủng hoảng ở đây là khủng
hoảng bảng tổng kết tài sản.
2.2. Luồng vốn vào, chu trình tín dụng và giá tài sản ở Việt Nam
Phải chăng ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay đang có được sự năng động tài chính
tương tự như ở các giai đoạn hưng phấn tài chính mà chúng tôi vừa mô tả trong các mô hình
trên đây ? Trên thực tế, những năm vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các
luồng vốn đổ vào hệ thống tài chính Việt Nam. Nguyên nhân là do sức hấp dẫn mạnh mẽ của
thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO và liên tục đạt mức tăng trưởng cao qua
nhiều năm. Lấy ví dụ năm 2007, mặc dù mức thâm hụt vãng lai là khá lớn nhưng nền kinh tế
Việt Nam vẫn thu hút được một lượng ngoại tệ ròng lên đến 9 tỷ USD, tức khoảng 13 đến
14% GDP (xem sơ đồ 1 và 2).
Luồng vốn
quốc tế ồ ạt
đổ vào
Đầu tư thái quá/Dư thừa
năng lực sản xuất
Các nhà đầu tư quốc tế mất long tin trước
tình tr hệ số nợ/thu nhập tăng cao
Chênh lệch
tiền tệ trong
bảng tổng kết
tài sản
Giá tài sản tài
chính tăng
Tăng trưởng
tín dụng >
tăng trưởng
GDP
khả năng sinh lời của
vốn giảm trong khu vực
thực
GDP tăng trưởng chậm
lại
Hệ số nợ ngắn hạn/dự trữ
ngoại hối tăng
Rút vốn
Giá tài
sản giảm
GDP giảm + mất khả năng chi trả các cam kết
với bên ngoài
Ng hàng khủng hoảng khả năng thanh toán làm
giảm lượng tín dụng cấp cho doanh ng
Mất cân
đối về kỳ
hạn trong
ngân hàng
Dự trữ và
tỷ giá sụt
giảm
Ngân hàng bị
kh hoảng
thanh khoản
ngoại tệ
ồ ố
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
10/16
Sơ đồ 1 : Cơ cấu cán cân chung
(Tỷ USD)
Sơ đồ 2 : Cơ cấu cán cân chung
(theo tỷ lệ % của GDP)
-5
-3
-1
1
3
5
7
9
11
13
15
2002 2003 2004 2005 2006 2007 (est.)
balance des capitaux
balance courante
balance globale
-10%
-5%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
2002 2003 2004 2005 2006 2007
(est.)
-10%
-5%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
balance des capitaux (g)
balance courante (g)
balance globale (d)
Chú thích: balance des capitaux = cán cân vốn; balance courante: cán cân vãng lai ; balance globale = cán cân chung
Nguồn : IMF và AFD/RCH (A. Silve)
Các luồng vốn đổ vào nhiều đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng rất mạnh mẽ của tín dụng
ngân hàng trong những năm vừa qua: tổng dư nợ tín dụng đã tăng từ 30% lên 70% GDP kể
từ cuối những năm 1990. Ngoài ra, kể từ năm 2006, lượng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam
cũng tương quan với mức tăng của chỉ số trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (chỉ số VNI – Viet Nam Index tăng 280% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến
tháng 3 năm 2007) và tính bất ổn đáng kể của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong tình
hình bất ổn chung của các thị trường tài chính thế giới, chỉ số VN Index đã giảm mạnh từ
cuối năm vừa qua. Sự sụt giảm này cho thấy rằng giá tài sản ở Việt Nam ngày càng nhạy
cảm hơn trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới.
Sơ đồ 3 : Tín dụng ngân hang Chỉ số 4 : Chỉ số chứng khoán
(% GDP)
0
200
400
600
800
1000
1200
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nguồn : IMF Ecowin, tính toán của AFD (dữ liệu được sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu của tháng 3)
Trong giai đoạn phát triển nóng của VNI, hoạt động tài chính của các ngân hàng Việt Nam đã
góp phần không nhỏ vào sự gia tăng của các chỉ số chứng khoán. Để đối phó với tình hình
này, các cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ đã tìm cách điều tiết những thái quá của chu
trình tài chính trên đà mất kiểm soát. Theo quy định mới ban hành vào tháng 1, trong năm
nay các ngân hàng có nghĩa vụ ngừng cấp vốn cho các quỹ đầu tư của họ, đồng thời nâng
mức đối trọng rủi ro đối với các khoản tín dụng cấp cho các quỹ đầu tư đó từ 100 lên 150%11.
Tiếp đến, kể từ tháng 6, các ngân hàng có nghĩa vụ giới hạn lượng tín dụng cấp cho các quỹ
đầu tư ở mức 3% trên tổng dư nợ. Cuối cùng, các ngân hàng có nghĩa vụ báo cáo hàng
tháng cho Ngân hàng Nhà nước về tình hình tín dụng dành cho các quỹ đầu tư. Hiện tại, các
danh mục đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong các bảng tài sản dường như chủ yếu
11 IMF (2007), Vietnam – Staff Report for the 2007 article IV consultation, août.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
11/16
tập trung tại các ngân hàng cổ phần nhỏ, trong khi đó các ngân hàng thương mại nhà nước
nhìn chung đều cho vay đầu tư chứng khoán ở mức thấp hơn nhiều so với mức trần 3%.
Tình hình phát triển nóng của các thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm 2006
đến giữa năm 2007 đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ hơn một thị trường tài chính còn non trẻ và
đang phát triển trong bối cảnh tính thanh khoản tăng mạnh. Chính vì vậy, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước (State Securities Commission) đã tìm cách tăng cường sự minh bạch tài
chính của các công ty niêm yết. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết khi số lượng công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong những năm vừa qua (đặc biệt là
trong tháng 12 năm 2006 để tranh thủ ưu đãi về thuế trước khi các ưu đãi này chấm dứt).
Nhìn chung, quá trình tăng độ sâu cho hệ thống tài chính (có thể xác định được thông qua sự
gia tăng tỷ lệ tín dụng/GDP) đương nhiên là một chiều hướng tích cực bởi vì xu hướng này
phù hợp với sự phát triển của hoạt động liên ngân hàng, tức là phù hợp với xu hướng phát
triển năng lực huy động vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến chất lượng
thể chế, vốn khó đong đếm, khi đánh giá tính bền vững của quá trình tăng trưởng tín dụng
ngân hàng. Sở dĩ như vậy là bởi về mặt lý thuyết, các luồng vốn nước ngoài có thể làm tăng
tính thanh khoản của một hệ thống tài chính chưa được giám sát tốt, non yếu về quản lý rủi
ro và tính minh bạch của chủ thể đi vay.
Mặc dù sự tăng trưởng tín dụng cho phép đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm lãi
suất của các khoản vay ngắn hạn, nhưng sự gia tăng nguồn vốn có thể gây bất lợi ở chỗ nó
làm tăng tính dễ bị tổn thương tài chính trong các bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng
và doanh nghiệp. Về mặt kinh tế vĩ mô, những khả năng dễ bị tổn thương đó – đặc biệt là
mức độ đòn bẩy nợ quá cao và sự phụ thuộc quá nhiều vào ngoại tệ - chính là một yếu tố
quan trọng gây ra rủi ro hệ thống thường gặp trong giai đoạn kinh tế cất cánh với tốc độ cao
và có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng tài chính trong trường hợp có sốc (đặc biệt
là sụt giảm tỷ giá hối đoái và tăng lãi suất).
2.3. Xu thế đô la hóa : một rủi ro tiềm tàng nhưng hiện vẫn hạn chế được
Xu hướng đô la hóa là một yếu tố gắn liền với hệ thống tài chính Việt Nam. Xu hướng này
cần phải được tính đến khi đánh giá về rủi ro hệ thống. Do tỷ lệ đô la hóa tiền gửi khá cao –
cho dù có chiều hướng giảm (hiện này là 25%, trong khi năm 2000 là 40%), nên một phần
hoạt động trung gian ngân hàng đã làm phát sinh các khoản tín dụng bằng ngoại tệ (chủ yếu
là đô la). Kết quả là 22% tín dụng hiện nay đã bị đô la hóa, nhưng quá trình đô la hóa này đã
trải qua hai giai đoạn trong những năm vừa qua:
trong giai đoạn từ 2000 đến 2004, tín dụng bằng đồng đô la đã gia tăng cùng
với sự nới rộng khoảng cách chênh lệch về lãi suất tiền đồng và lãi suất đô la – khoảng
chênh lệch này đã tăng từ 240 lên 710 pdb, mà nguyên nhân là sự đối lập giữa hai xu
hướng : xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ và xu hướng thắt chặt chính sách
tiền tệ của Việt Nam ;
trong giai đoạn từ 2004 đến 2007, mức độ đô la hóa đã giảm đi, có thể là do
việc Hoa Kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
12/16
Sơ đồ 5 : Tỷ trọng tín dụng bằng ngoại tệ trên tổng lượng tín dụng ( %)
0
5
10
15
20
25
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn : IMF, Statistical Appendix, tính toán của tác giả (dữ liệu sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu thu thập vào tháng 3)
Bảng 1 : Lãi suất và khoảng cách giữa tín dụng bằng đồng Việt Nam và tín dụng bằng đô la ( %)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Ngắn hạn, tiền đồng 9,8 8,8 9,9 10 10,7 12 11,8 11,8
Trung hạn, tiền đồng 10,4 9,9 10,8 10,7 11,7 13,6 13,7 13,7
Ngắn hạn, ngoại tệ 7 4,6 4,3 3,1 3,6 5,5 5,5 5,7
Spread giữa tín dụng tiền đồng và tín dụng
ngoại tệ 280 420 560 690 710 650 630 610
Nguồn : IMF, Statistical Appendix, tính toán của tác giả (dữ liệu sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu thu thập vào tháng 3)
Việc mở tín dụng bằng ngoại tệ đã cho phép các ngân hàng cân đối được
bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ của họ và hạn chế rủi ro ngoại hối trong một môi
trường thiếu vắng các công cụ bảo hiểm trước những dao động về tỷ giá của đồng Việt
Nam. Tỷ lệ bù đắp của lượng tiền gửi bằng ngoại tệ đối với các khoản cho vay bằng đô la
đã tăng nhanh trong những năm vừa qua : từ 40% năm 2001 lên 80% đầu năm 2007 (sơ
đồ 6). Nhìn từ góc độ này, lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam có được một bảng tổng kết
tài sản bằng ngoại tệ tương đối cân bằng: các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 3
đến 4 % của GDP đầu năm 2007, trong khi năm 2001 là 11%. Nếu tính cả các tài sản
bằng ngoại tệ khác ngoài các khoản nợ thì bảng tổng kết bằng ngoại tệ có lẽ gần đạt mức
cân bằng. Xét trên khía cạnh này thì có thể kết luận rằng lĩnh vực ngân hàng của Việt
Nam khác biệt rất lớn so với hệ thống ngân hàng châu Á khác trước cuộc khủng hoảng
1997-98, xét trên phương diện cơ cấu của bảng tổng kết tài sản.
Sơ đồ 6 : Tín dụng và tiền gửi bằng ngoại tệ (% GDP)
Và tỷ lệ bù đắp
0,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
12,0
14,0
16,0
18,0
20,0
22,0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
0,0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
Crédit en devises - échelle de gauche
Dépots en devises - échelle de gauche
Crédit en fx/Dépots en fx - échelle de droite
Nguồn : IMF, Statistical Appendix, tính toán của tác giả (dữ liệu sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu thu thập vào tháng 3)
Chú thích : tín dụng bằng ngoại tệ (các cột bên trái – số liệu bên tung trái ) ; tiền gửi bằng ngoại tệ (cột bên phải, số liệu bên
tung trái)
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
13/16
Mặc dù lĩnh vực ngân hàng có được bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ tương đối cân bằng
nhưng không vì vậy mà xóa bỏ được hết các rủi ro của tình trạng đô la hóa hệ thống tài
chính:
chế độ hối đoái Việt Nam gắn với đô la, do vậy có thể được người đi vay nhìn
nhận như một sự bảo hiểm ngầm trước những rủi ro về hối đoái, tương tự như trường
hợp của các nước Đông Nam Á trước khủng hoảng 1997-98. Đối với các doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực hàng hóa không trao đổi được (tức là những doanh nghiệp không xuất
khẩu và không có nguồn thu bằng ngoại tệ), sự nhìn nhận sai lệch về rủi ro hối đoái có
thể là một yếu tố rủi ro lớn. Nhìn từ góc độ này, như Ngân hàng thanh toán quốc tế đã
nhấn mạnh nhiều lần trong những năm qua, việc mở tín dụng bằng ngoại tệ sẽ cho phép
các ngân hàng hạn chế được rủi ro hối đoái nhưng có thể làm tăng rủi ro tín dụng nếu
như phương thức tài trợ này làm phát sinh rủi ro hối đoái đối với các các bảng tổng kết
của các đối tác của họ ;
ngoài ra, sẽ có sự mất cân đối về kỳ hạn khá lớn giữa các khoản tiền gửi bằng
ngoại tệ (thường tương đối ngắn hạn) và các khoản cho vay bằng ngoại tệ (có thể có thời
hạn rất dài, từ 12 đến 15 năm trong một số trường hợp – theo một nghiên cứu của Ngân
hàng thế giới12). Mặc dù sự mất cân đối này không thể đánh giá được một cách chính xác
do thiếu thông tin, nhưng nhiều khả năng hệ thống tài chính Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nguy cơ thanh khoản bằng ngoại tệ khá cao.
Trong mọi hệ thống tài chính được đô la hóa, khả năng của Ngân hàng trung ương trong việc
điều tiết nguy cơ thanh khoản bằng ngoại tệ - tức là bảo đảm khả năng thanh toán các khoản
nợ bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng trong trường hợp các ngân hàng phải nhờ đến
Ngân hàng trung ương trên cương vị người cho vay cuối cùng – là hạn chế. Đây không phải
là một nguy cơ riêng của Việt Nam mà là một nguy cơ bắt nguồn từ sự ràng buộc của các
ngân hàng trung ương hoạt động trong hệ thống tài chính đô la hóa : chỉ có các quan hệ với
phần còn lại của thế giới là có thể làm phát sinh đô la ; các ngân hàng trung ương – không kể
Cục dự trữ Liên bang Mỹ - đều không có được quyền hạn này. Vì vai trò người cho vay cuối
cùng của họ bị suy giảm cho nên các ngân hàng trung ương có thể nhanh chóng không còn
khả năng bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính trong trường hợp xuất hiện những căng
thẳng đối với các khoản nợ đô la hóa của các ngân hàng hoạt động dưới sự kiểm soát của
họ. Hệ quả là khi rủi ro thanh khoản xuất hiện trong khuôn khổ một chế độ hối đoái gắn với
đô la Mỹ, khi tiền gửi bằng đô la bị rút ra ồ ạt, thì việc điều chỉnh thường được tiến hành bằng
cách phá giá đồng nội tệ và điều này có thể gây ra nhiều hậu quả rất lớn khi nền kinh tế tích
tụ nhiều rủi ro hối đoái.
Làm thế nào để đánh giá được mức độ rủi ro phát sinh từ sự điều tiết một phần của Ngân
hàng trung ương đối với hệ thống tiền tệ bị đô la hóa ? Cách đơn giản nhất là so sánh lượng
ngoại tệ mà Ngân hàng trung ương có thể sử dụng ngay được với nhu cầu ngoại tệ của nền
kinh tế. Trong trường hợp của Việt Nam, kết quả của sự so sánh này như sau :
hệ số giữa dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với lượng tiền gửi bằng
ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã tăng đáng kể trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm
2006, và đạt gần 100% vào năm 2006 (sơ đồ 7). Hệ số như vậy là khá tốt nếu đem so
sánh với các nền kinh tế đô la hóa có mức độ rủi ro hệ thống cao (hệ số này ở Ác-hen-ti-
na là 0,34 trước khi diễn ra hai cuộc khủng hoảng ngân hàng và hối đoái). Ngoài ra, sự
tăng trưởng mạnh của dự trữ ngoại hối được ghi nhận đầu năm 2007 sau khi đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam tăng cao (như đã nêu tại mục 2.2) đã làm cho hệ số này đạt
gần 150 % ;
12 Ngân hàng Thế giới (2002), Banking sector review : Vietnam, tháng 6.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
14/16
để đánh giá đầy đủ về khoảng chênh lệch giữa khả năng thanh toán bằng
ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, cần phải tính
thêm một mẫu số khác ngoài lượng tiền gửi bằng ngoại tệ, đó là dịch vụ nợ bên ngoài và
giá trị nhập khẩu. Nếu xem xét như vậy thì khả năng của Ngân hàng Nhà nước trong việc
đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đã không có sự thay đổi đáng kể nào trong giai
đoạn từ 2000 đến 2006 do sự tăng trưởng nhập khẩu. Ngược lại, hệ số đó có thể đã tăng
đáng kể trong năm 2007 (có thể đạt mức từ 25% đến 30% theo ước tính của chúng tôi).
Sơ đồ 7 : Hệ số thanh khoản bằng ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ( %)
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Ratio réserves en devises de la BC/dépôts en devises du secteur bancaire
Ratio réserves en devises de la BC/dépôts en devises + service dette externe
Ratio réserves en devises de la BC/dépôts en devises + importations + service dette externe
Chú thích các đồ thị từ trên xuống dưới :
- Hệ số dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương/lượng tiền gửi bằng ngoại tệ của lĩnh vực ngân hàng
- Hệ số dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương/lượng tiền gửi bằng ngoại tệ + dịch vụ nợ bên ngoài
- Hệ số dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương/lượng tiền gửi bằng ngoại tệ + dịch vụ nợ bên ngoài
+ nhập khẩu
Nguồn : IMF, Statistical Appendix, tính toán của tác giả (dữ liệu sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu thu thập vào tháng 3)
Nhìn chung, trong giới hạn đánh giá dựa trên những thông tin thu thập được, có thể nói rằng
hiện tại nguy cơ khủng hoảng khả năng thanh toán bằng đô la do một cú sốc đối với các cơ
cấu tài chính đô la hóa gây ra là tương đối thấp. Bên cạnh đó, mặc dù tình trạng đô la hóa
của hệ thống tài chính vẫn là một yếu tố góp phần vào rủi ro hệ thống ở Việt Nam, nhưng
nhiều chỉ số cho thấy rằng tình trạng đó không phát triển thêm mà thậm chí còn có xu hướng
giảm nhẹ dần trong một vài năm qua.
3. Những diễn biến có thể dự đoán
Căn cứ vào những phân tích trên đây, có thể hình dung ba kịch bản tương ứng với các khả
năng hiện khá khác biệt nhau:
Kịch bản thứ nhất : Việt Nam tiếp tục các cuộc cải cách hiện nay nhằm từng
bước đưa hệ thống ngân hàng phát triển theo các mục tiêu nêu trong lộ trình (road map).
Trong khuôn khổ này, sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các ngân hàng quốc tế vào
thị trường Việt Nam sẽ cho phép thực hiện chuyển giao kinh nghiệm và kiến thức, tạo
điều kiện hình thành các phương pháp quản lý hiệu quả hơn và một nền tảng vốn vững
chãi hơn, đặc biệt là sau quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước.
Đây là một kịch bản gần tương tự như những gì đang diễn ra ở Trung Quốc trong một vài
năm qua. Động lực cho kịch bản này chính là sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam cũng
như chính sách hội nhập quốc tế tích cực của Việt nam sau khi gia nhập WTO. Chất
lượng giám sát được cải thiện và văn hóa rủi ro đang dần phổ biến tại các tổ chức tín
dụng. Về mặt kinh tế chính trị, kịch bản thứ nhất này muốn thực hiện được thì đòi hỏi
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
15/16
rằng Việt Nam phải thúc đẩy cải cách để xóa bỏ hẳn cơ chế quản lý hành chính đối với
hoạt động cấp tín dụng, cho dù điều này có thể làm cho các doanh nghiệp nhà nước bị
suy yếu phần nào trong tương quan lực lượng với các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra,
kịch bản này còn đòi hỏi phải phát triển các cơ chế pháp lý điều chỉnh quan hệ tín dụng
trong nền kinh tế thị trường, tức là sự minh bạch tài chính của doanh nghiệp, pháp luật về
tín dụng và pháp luật về phá sản. Nhìn chung, đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra
nhất bởi vì chính sách của Chính phủ Việt Nam và những chuyển biến thực tế trong tổ
chức của lĩnh vực ngân hàng đều thể hiện khả năng này. Tuy nhiên, trong ngắn hạn,
cuộc khủng hoảng tài chính của các hệ thống ngân hàng Mỹ và Châu Âu có thể gây khó
khăn cho việc thực hiện kịch bản này. Sở dĩ như vậy là vì sự cảnh giác trước nguy cơ rủi
ro có thể sẽ khiến các ngân hàng Châu Âu chậm lại đà mở rộng quy mô quốc tế và
chững lại việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nhân lực
chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng cũng có thể cản trở những hiệu ứng tích cực
của kịch bản, đặc biệt là về thủ tục kiểm soát và văn hóa rủi ro trong các cơ sở tín dụng;
Kịch bản thứ hai : quá trình cải cách diễn ra chậm chạp, mang lại ít hiệu quả
trong khi tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước xấu đi. Sự sút giảm sức hấp dẫn của thị
trường Việt Nam trước tình hình gia tăng lạm phát và tăng lương do thiếu nhân lực có
chất lượng là một giả thiết có nhiều khả năng xảy ra. Theo hướng này, có thể dự báo
rằng tài khoản vãng lai sẽ dần xấu đi, dẫn đến những căng thẳng về khả năng thanh toán
bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn có đủ khả năng làm giảm căng thẳng
nhờ có được mức dự trữ ngoại tệ khá lớn, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ phải điều
chỉnh chính sách tiền tệ của mình để khắc phục những mất cân đối của cán cân thanh
toán mà không gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng;
Kịch bản cuối cùng : quá trình tự do hóa tài chính làm cho tín dụng tăng
trưởng rất mạnh, gây ra tình trạng lạm phát về giá tài sản không thể điều tiết được và kết
quả là tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên mức không thể chấp nhận. Đây là một kịch bản hoàn toàn
có khả năng xảy ra. Nó tương ứng với một số giai đoạn đã được xác định rõ trong lịch sử
của các nước mới nổi chỉ chú tâm tự do hóa hệ thống tài chính mà không đồng thời nâng
cao năng lực giám sát và văn hóa rủi ro. Trên bình diện này, sự xuất hiện gần đây của
một số ngân hàng thương mại dựa lưng vào các tập đoàn công nghiệp có thể cần phải
được theo dõi chặt chẽ.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
16/16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B. Aitken (2004), “Can Vietnam outgrows its banking sector problems ?”, in IMF Selected
Issues, SM/04/379.
M. Aglietta (2005), Macroéconomie financière, Repères, La découverte.
P. Alvarez-Plata et A. Garcia-Herrero (2007), « To dollarize or to de-dollarize : Consequences
for monetary policy », Papier préparé pour la Banque Asiatique de Développement,
septembre.
P. Artus (2000), Crises de pays émergents. Faits et modèles explicatifs, Economica, Paris.
Banque mondiale (2002), Banking sector review : Vietnam, juin.
FX Bellocq et JR Chaponnière (2006), “Vietnam : Les vulnérabilités macro-financières
associées au processus d’émergence », Document de Travail de l’AFD, n°11, janvier.
FX Bellocq (2008), « Dix ans après la crise asiatique : Où sont passées les zones de
vulnérabilités macro-financières dans les pays émergents », in La Lettre des Economistes de
l’AFD, n°18, janvier.
U. Calmen (2005), « Monetary policy in Vietnam : the case of a transition country », in BIS
Papers, n°31.
C. Diaz-Alejandro (1985), “Good-bye financial repression, hello financial crash”, in Journal of
Development Economics, 19.
FMI (2007), Vietnam – Staff Report for the 2007 article IV consultation, août.
FMI (2007), Global Financial Stability Report, septembre.
P. Krugman (2001), « Crisis : the next generation ? », Razin Conference, Tel Aviv University,
25-26 mars.
F. Mishkin (1998), «Lessons from the Asian crisis », in Journal of International Money and
Finance, 18 (4).
P. Pesenti et C. Tille (2000), « The economics of currency crises and contagion : An
introduction », in Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review, septembre.
Silve (2007), Rapport sur le risque pays du Vietnam, Document interne du Groupe AFD.
TAC (2007), “Analyse et diagnostic du système bancaire vietnamien”, Rapport pour l’Agence
Française de Développement, octobre.
Tan et P. Tebbutt (2006), “The Vietnam banking system”, in Fitch Country Report, 24 mars.
V. Thanh, S. Chea S. Ouk et L. Xuan Sang (2007), “How have the CLV economies been
exposed to financial vulnerabilities ?”, in IDS Bulletin, Vol. 38, N°4.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_bl_systemic_risks_afd_vn_4314.pdf