RAM nhái vẫn có thể đảm nhiệm công việc lưu trữ và truy xuất thông tin tức thời cho máy tính nhưng thường không ổn định và hiệu năng hoạt động tối đa không cao", anh Nguyễn Long, quận 11, TP HCM, chuyên phân phối linh kiện máy tính đi các tỉnh miền Tây, cho biết.
Anh Long phân tích các lỗi thường xảy ra là việc xuất hiện "màn hình xanh" khi cho máy hoạt động với cường độ cao. Đặc biệt, hiện tượng này dễ gặp hơn khi người dùng cho RAM ở chế độ kênh đôi (Dual Channel). Nếu diễn ra liên tục nó có thể làm toàn bộ hệ thống bị ảnh hưởng: ổ cứng bị lỗi, chip điều khiển cung cấp nguồn bị ảnh hưởng hay thậm chí việc xung đột nguồn điện có thể xảy ra.
Anh Nguyễn Minh Hưng, kỹ thuật viên tại quận Bình Thạnh, TP HCM, nhận định, đa phần những loại RAM (bộ nhớ) kém chất lượng hiện tại trên thị trường thường mang các thương hiệu lạ như Eage, Manya. và lợi dụng tên các nhà sản xuất chip nhớ nổi tiếng như Hynix, MT, Samsung. để tạo uy tín. Thậm chí có cả hàng mang thương hiệu Hynix trong khi đây chỉ là đơn vị chuyên sản xuất chip cho bộ nhớ.
Mạnh tay hơn là các đầu nậu làm nhái cả những nhãn hiệu RAM đang khá phổ biến trên thị trường. Điển hình tại VN có hàng Kingston đang bị làm nhái nhiều nhất. Với thiết kế khá giống với Kingston chính hãng, loại RAM này đang được bán trên thị trường với giá thấp hơn khoảng 3 USD.
Kingston "dởm" đều được đóng chip in chữ Kingston để dễ tạo sự tin tưởng từ người tiêu dùng hơn. Theo đại diện công ty CMS, nhà phân phối sản phẩm của Kingston tại VN, RAM Kingston chính hãng đang có mặt tại thị trường VN rất ít khi sử dụng chip của mình mà thường gắn sản phẩm của các đối tác khác như Samsung, Hynix, Quimonda, Micron, Infineon, Nanya.
Kỹ thuật viên Hưng cũng phân tích, phần tem logo đổi màu trên hàng giả không khác gì RAM chính hãng này, nhưng nếu so sánh cùng hàng thật sẽ dễ thấy chúng có nhiều chi tiết không được sắc sảo và kỹ lưỡng.
4 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu RAM nhái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RAM nhái, kém chất lượng
Giá chỉ thấp hơn so với RAM chính hãng từ 2 đến 3 USD, các loại sản phẩm kém chất lượng, nhái, thường hoạt động không ổn định và có hình thiết kế không khác gì hàng chính hãng.
Giá chỉ thấp hơn so với RAM chính hãng từ 2 đến 3 USD, các loại sản phẩm kém chất lượng, nhái, thường hoạt động không ổn định và có hình thiết kế không khác gì hàng chính hãng.
Thiết kế RAM Kingston nhái khá giống hàng thật.
"RAM nhái vẫn có thể đảm nhiệm công việc lưu trữ và truy xuất thông tin tức thời cho máy tính nhưng thường không ổn định và hiệu năng hoạt động tối đa không cao", anh Nguyễn Long, quận 11, TP HCM, chuyên phân phối linh kiện máy tính đi các tỉnh miền Tây, cho biết.
Anh Long phân tích các lỗi thường xảy ra là việc xuất hiện "màn hình xanh" khi cho máy hoạt động với cường độ cao. Đặc biệt, hiện tượng này dễ gặp hơn khi người dùng cho RAM ở chế độ kênh đôi (Dual Channel). Nếu diễn ra liên tục nó có thể làm toàn bộ hệ thống bị ảnh hưởng: ổ cứng bị lỗi, chip điều khiển cung cấp nguồn bị ảnh hưởng hay thậm chí việc xung đột nguồn điện có thể xảy ra...
Anh Nguyễn Minh Hưng, kỹ thuật viên tại quận Bình Thạnh, TP HCM, nhận định, đa phần những loại RAM (bộ nhớ) kém chất lượng hiện tại trên thị trường thường mang các thương hiệu lạ như Eage, Manya... và lợi dụng tên các nhà sản xuất chip nhớ nổi tiếng như Hynix, MT, Samsung... để tạo uy tín. Thậm chí có cả hàng mang thương hiệu Hynix trong khi đây chỉ là đơn vị chuyên sản xuất chip cho bộ nhớ.
Mạnh tay hơn là các đầu nậu làm nhái cả những nhãn hiệu RAM đang khá phổ biến trên thị trường. Điển hình tại VN có hàng Kingston đang bị làm nhái nhiều nhất. Với thiết kế khá giống với Kingston chính hãng, loại RAM này đang được bán trên thị trường với giá thấp hơn khoảng 3 USD.
Kingston "dởm" đều được đóng chip in chữ Kingston để dễ tạo sự tin tưởng từ người tiêu dùng hơn. Theo đại diện công ty CMS, nhà phân phối sản phẩm của Kingston tại VN, RAM Kingston chính hãng đang có mặt tại thị trường VN rất ít khi sử dụng chip của mình mà thường gắn sản phẩm của các đối tác khác như Samsung, Hynix, Quimonda, Micron, Infineon, Nanya...
Kỹ thuật viên Hưng cũng phân tích, phần tem logo đổi màu trên hàng giả không khác gì RAM chính hãng này, nhưng nếu so sánh cùng hàng thật sẽ dễ thấy chúng có nhiều chi tiết không được sắc sảo và kỹ lưỡng.
Theo anh Nguyễn Long, đa phần những hàng này thường được các đầu nậu trong nước đặt hàng theo mẫu tại Trung Quốc và có thể in lên chip, tem tên thương hiệu tùy ý. Trừ khâu chi phí sản xuất và vận chuyển, những người kinh doanh hàng này có thể lãi 3 - 4 USD trên mỗi cây RAM nhái. Trong khi với hàng chính hãng con số này chỉ xấp xỉ khoảng 1 USD.
Người tiêu dùng nên lựa chọn những nhãn hàng RAM quen thuộc trên thị trường. Để chính xác hơn, một số hãng sản xuất RAM cũng cung cấp khả năng dùng các mã in trên tem để kiểm tra online.với Kingston, tại VN hiện có 2 nhà phân phối chính thức là FPT và CMS nên người tiêu dùng có thể dựa vào tem bảo hành của hãng này để xác định RAM chính hãng. Những RAM kém chất lượng thường có thiết kế bề ngoài thiếu sắc nét và chi tiết luôn bị mờ hoặc bay chữ, phần bản mạch được cắt không tỉ mỉ.
Vỏ hộp RAM Kingston nhái không có mã vạch, không đánh dấu dung lượng. Sau khi khách mua RAM mới được cho vào hộp vào dán mác.
Tem dán trên chip RAM Kingston chính hãng (trên) và nhái (dưới).
Chữ in trên chip nhớ Ram Kingston chính hãng (trên) rõ nét và hàng nhái (dưới) khá mờ nhạt.
Cạnh bo mạch RAM nhái (trên) được vát khá sơ sài so với hàng thật (dưới).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- RAM nhái.doc