Trên cơ sở lý luận về quyền lực và quyền lực chính trị; đồng chí hãy làm sáng tỏ tính tất yếu và các giải pháp góp phần hiện thực hóa quan điểm: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2011, tr 238, 239)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở NƯỚC TA
PGS, TS Lê Văn Đính Trưởng khoa Chính trị học – Học viện Chính trị khu vực III.Tel: 0982930539.Email:levandinhhvkv3@yahoo.com
I.Quyền lực chính trị – Khái niệm, cấu trúc, cơ chế thực thi
1.Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm quyền lực:
1.1.1. Một số quan niệm trước đây về quyền lực:
-Arixtot (384 -322 TCN): Xem quyền lực là kết quả của sự thoả thuận giữa mọi người dựa trên ý chí của họ.
-Oguytxtanh (357 – 430): Cho rằng, con người về bản chất tự nhiên cần đến một xã hội và một xã hội luôn cần phải có quyền uy. Ông còn nhấn mạnh: Quyền lực là sở hữu chung của cộng đồng và sứ mệnh quyền lực là làm cho công bằng ngự trị.
-Tomat Đacanh ( 1225 – 1274): Cho rằng, xã hội là đòi hỏi bản chất của con người; xã hội đó cần có quyền uy để chỉ huy và điều khiển mọi thành viên trong xã hội vì lợi ích chung; quyền uy là đòi hỏi chung của xã hội (Tam đoạn luận).
-J.Locke (1632 – 1704) trong tác phẩm “Các quyền tự nhiên”; S.Montesquieu ( 1689 – 1775) trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” và J.J Rousseau (1712 - 1778) trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề quyền lực.
-Ăngghen: Cho rằng, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề.
1.1.2.Các quan niệm hiện đại về vấn đề quyền lực:
-Bertrand Russel: Cho rằng quyền lực là sản phẩm của những hiệu quả có chủ ý, là phương tiện trong cuộc đấu tranh tranh đua luân lý và ganh đua chính trị.
- R. Dahl (Mỹ): Nắm quyền lực là buộc người khác phải phục tùng.
- L. Lipson (Mỹ): Xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ một hành động phối hợp.
-Grazia cho rằng: Quyền lực là khả năng ấn định những quyết định có ảnh hưởng đến thái độ con người.
- Trong Từ điển Bách khoa Triết học Liên Xô (cũ): Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động đến hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó như uy tín, quyền hành, sức mạnh
1.1.3.Với nghĩa chung nhất, có thể xem:
- “Quyền lực là cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng”, “là khả năng của một c”hủ thể buộc người khác phải phục tùng”.
- Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động trong đời sống xã hội – trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội”
1.2.Các loại quyền lực cơ bản trong xã hội có giai cấp
Quyền lực trong xã hội có cấu trúc phức tạp được tạo thành từ nhiều loại quyền lực khác nhau; đồng thời tồn tại, đan xen, thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể quyền lực trong xã hội. Đáng chú ý là có 3 loại quyền lực cơ bản sau: Quyền lực công cộng; Quyền lực chính trị; Quyền lực nhà nước.
1.2.1.Quyền lực công cộng:
* Khái niệm:
Quyền lực công cộng là loại quyền lực được nảy sinh từ một nhu cầu chung nào đó của cả cộng đồng xã hội (ý chí chung của cộng đồng), nhờ vậy mà xã hội có được tính tổ chức và trật tự.
*Chức năng:
Duy trì trật tự cộng đồng và mối liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng
* Đặc trưng:
- Quyền lực công cộng là cái vốn có của mọi xã hội, nó lấy sự tồn tại của cả cộng đồng, dân tộc làm cơ sở xã hội của mình.
- Quyền lực công cộng về cơ bản không mang tính giai cấp, nó thường mang tính dân tộc hơn tính giai cấp. Tuy vậy, trên một số vấn đề và một số lĩnh vực nó cũng bị chi phối bởi lợi ích giai cấp (trong trường hợp đó quyền lực công cộng cũng mang dấu ấn giai cấp).
1.2.2.Quyền lực chính trị:
*Khái niệm:
-Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay của liên minh giai cấp, của một tập đoàn xã hội (hoặc của nhân dân lao động – trong điều kiện của CNXH), nó nói lên khả năng thực tế của một giai cấp trong việc thực hiện ý chí của mình trong chính trị (và trong chuẩn mực pháp quyền), nhờ đó mà lợi ích khách quan của giai cấp được hiện thực hoá trong cuộc sống.
-QLCT là quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng trong việc giành, giữ, thực thi QLNN (hoặc chí ít là gây áp lực đối với QLNN)
*Bản chất:
-Là quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, giữ, thực thi QLNN (hoặc chí ít là gây áp lực đối với QLNN)
* Đặc trưng của quyền lực chính trị:
- Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp trong nội dung cơ bản của mình.
- Quyền lực chính trị luôn mang tính thống nhất về cơ bản khi biểu hiện ra bên ngoài, nhưng trong quan hệ nội tại nó có thể chứa đựng những khác biệt và mâu thuẫn.
- Quyền lực chính trị thường được biểu hiện bằng sức mạnh của những tổ chức mang tính giai cấp, tính đảng phái.
1.2.3. Quyền lực nhà nước:
* Khái niệm:
Xét về bản chất, Quyền lực nhà nước là Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức dưới vỏ bọc công quyền (hay có thể nói cách khác đó là hình thức thức biểu hiện Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền).
*Bản chất:
-Một mặt, nó là công cụ áp đặt QLCT của giai cấp thống trị
-Mặt khác, nó còn phải thực hiện ý chí và lợi ích chung của toàn xã hội
* Đặc trưng:
- Về cơ bản Quyền lực nhà nước mang đầy đủ đặc trưng của Quyền lực chính trị.
- Đặc trưng cơ bản nhất của Quyền lực nhà nước là nó có thể sử dụng một loạt các biện pháp cưỡng chế để thực thi quyền lực trên quy mô toàn xã hội.
- Là một bộ phận quan trọng nhất của Quyền lực chính trị, sự thay đổi cơ bản của Quyền lực nhà nước - bằng việc chuyển chính quyền nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác - sẽ trực tiếp dẫn đến sự thay đổi căn bản tính chất chế độ chính trị (hay thể chế chính trị).
- Bất kỳ Quyền lực nhà nước nào cũng mang tính chính trị, nhưng không phải mọi Quyền lực chính trị đều là Quyền lực nhà nước.
- So với Quyền lực chính trị thì Quyền lực nhà nước hẹp hơn về cấp độ chủ thể, phương pháp thực hiện, hình thức thể hiện.
2. Phương thức và cơ chế để hiện thực hóa quyền lực của giai cấp cầm quyền
2.1.Một số quan niệm về phương thức để có (hay để đạt đến) Quyền lực
2.1.1.Quan niệm của L. Lipson:
-Ông ta mô tả con đường dẫn đến quyền lực trong lịch sử nhân loại thông qua mô hình:
Thiểu số được lựa chọn cai trị vì ưu tú và đa số không được lựa chọn vì thấp kém (bị cai trị)
Tiêu chí để được lựa chọn và không được lựa chọn phụ thuộc vào các yếu tố: Chủng tộc, Giới tính, Tuổi tác, Dòng tộc, Đẳng cấp, Tôn giáo, Của cải, Sức mạnh, Trí tuệ
Từ mô tả đó ông đã rút ra kết luận: Có nhiều hình thức, con đường đạt đến quyền lực. Ứng với mỗi loại quyền lực khác nhau sẽ có những con đường khác nhau; trong khi xem con đường nào đó là cơ bản để đi đến một loại quyền lực nhất định, đồng thời phải thấy tác động và ảnh hưởng của các con đường khác.
-Tóm lại:
Về phương diện lý luận cách giải thích đó phản ánh được những nét cơ bản những con đường để đạt đến quyền lực và hai kết luận của ông cũng đã thể hiện sự biện chứng.
2.1.2. Quan điểm của Alvin Toffler (nhà tương lai học người Mỹ).
Về cơ bản ông ta nhất trí với quan điểm của L. Lipson; song ông ta cho rằng quan điểm của Lipson thiếu tính hệ thống và không phân biệt được cấp độ của mỗi hình thức, mỗi con đường để đạt đến quyền lực. Để khắc phục nhược điểm đó, ông ta trình bày quan điểm của mình theo logich: Theo ông, có rất nhiều con đường khác nhau để đạt đến quyền; trong đó có 3 con đường cơ bản (bạo lực, của cải, trí tuệ) với vị trí và bậc thang về giá trị phẩm chất không như nhau.
Quan niệm của ông được phản ánh trong bộ ba tác phẩm: Thăng trầm quyền lực, Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba.
a. Con đường đi đến quyền lực bằng bạo lực
Ông lập luận: Đối với con đường này nó có các mặt mạnh, mặt hạn chế là:
+ Mặt mạnh: Đây là con đường có hiệu quả và sức mạnh trực tiếp, đến mức ngay trong thời đại ngày nay nhiều lúc, nhiều nơi người ta vẫn đang lợi dụng nó.
+ Hạn chế: Tăng thù, bớt bạn; chạy đua vũ trang, gây lãng phí sức người và của cải, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội; nó có một giới hạn không thể vượt qua .
Từ lập luận đó ông rút ra kết luận: Đây là con đường có phẩm chất thấp nhất (loại 3)
b. Con đường đạt đến quyền lực bằng của cải
Ông lập luận: Đối với con đường này nó có các mặt mạnh, mặt hạn chế là:
+ Mặt mạnh: Theo ông thì con đường này có hệ số cao hơn, có thể dùng của cải để sai khiến theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được”, “nén bạc đâm toạc tờ giấy”
+ Hạn chế: Không phải mọi quyền lực đều có thể mua được bằng tiền; đồng tiền tiêu dùng đi là hết, không phải là vô hạn; và nó không có tính phổ biến (có người có tiền, có người không)
Từ lập luận đó ông đưa ra kết luận: Đây là con đường có phẩm chất loại 2
c. Con đường đi đến quyền lực bằng trí tuệ
Theo ông trí tuệ là cái có hiệu quả nhất để đi đến quyền lực: “tri thức là cội nguồn quyền lực có tính cách dân chủ hơn cả”.
+Ưu điểm của nó là: Không cạn kiệt khi tiêu dùng mà là ngược lại; không phụ thuộc vào của cải và sức mạnh “Dựa vào tri thức ngày nay người yếu đuối hay kẻ nghèo hèn đều có thể chuyển mình đoạt lấy quyền lực”; tăng bạn, bớt thù; bằng trí tuệ cao có thể đưa ra được các chỉ thị, mệnh lệnh mà người chấp hành cảm thấy thoả mái.
Từ lập luận đó ông kết luận: Đây là con đường có phẩm chất cao nhất (loại 1)
d. Nhận xét quan điểm của Alvin Toffler:
+Những ý tưởng của ông ta cũng có một số nhân tố hợp lý.
+Tuy nhiên những ý tưởng đó vẫn mang một số ẩn ý về chính trị:
-Lập lờ trong việc đồng nhất giữa bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng; xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bạo lực cách mạng.
-Đưa ra ý tưởng về sự đoạt lấy quyền lực nhưng không nói rõ làm thế nào để đoạt lấy quyền lực, mà chỉ ảo tưởng về việc giai cấp tư sản tự giác “chuyển giao quyền lực”; ảo tưởng về phép màu của “làn sóng thứ 3”, của “cách mạng siêu công nghiệp” có thể sắp xếp lại mọi trật tự xã hội.
- Mơ hồ về cái “chủ nghĩa vị lai xã hội”, “hội đồng xã hội tương lai” (Hội đồng của một xã hội không còn thống trị giai cấp mà chỉ đóng vai trò quản lý xã hội) - thực tế đó chỉ là sự tân trang chế độ “dân chủ đại nghị” đang khủng hoảng, suy đồi sau mấy trăm năm tồn tại.
- Tư duy theo “làn sóng văn minh”, “gạt chính trị ra ngoài lề cuộc sống” - phủ định cả TBCN lẫn XHCN - nhưng cuối cùng lại thừa nhận sự vận động của “làn sóng văn minh” không thể không có tham gia của chính trị. Ông ta nói: “Trong thế kỷ XXI nền dân chủ tư sản vẫn tồn tại và nhà nước tư sản hiện nay vẫn là quyền lực chính trị tốt nhất cho làn sóng đó phát triển”.
3.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Tiếp cận vấn đề quyền lực trên quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển và lịch sử - cụ thể: Những người theo chủ nghĩa Mác – Lênin không tuyệt đối hoá một con đường nào để đi tới quyền lực. Mọi con đường, phương thức để đi tới quyền lực được xem là hợp lý nếu bằng cách đó từng bước đem lại quyền lực cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đồng thời góp phần giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển. Ứng với cấp độ chủ thể khác nhau; ở các phạm vi khác nhau của đời sống xã hội, ở các giai đoạn khác nhau trong lịch sử sẽ có phương thức đạt đến quyền lực khác nhau
2.2.Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền:
2.2.1.Chức năng:
Lấy việc củng cố quyền lực của giai cấp trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm duy trì, phát triển xã hội đương thời; buộc các giai cấp và tầng lớp xã hội khác phải thực hiện các chủ trương (kinh tế, chính trị, xã hội) do mình đưa ra.
2.2.2.Chức năng đó được thực hiện thực hóa thông qua cơ chế nội dung và cơ chế thực thể:
* Cơ chế nội dung: Biểu hiện ở các nội dung:
- Cương lĩnh, đường lối thể hiện mục tiêu chính trị của giai cấp cầm quyền.
- Hệ thống hiến pháp, pháp luật để thể chế hoá mục tiêu chính trị đó.
- Hệ thống tổ chức thực hiện để thực hiện (hiện thực hoá) các mục tiêu trên trong đời sống xã hội.
- Việc kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hiện thực hoá mục tiêu chính trị mà giai cấp cầm quyền đó nêu ra.
*Cơ chế thực thể: Biểu hiện ở các nhân tố tương ứng với Cơ chế nội dung ở trên là:
- Đảng cầm quyền
- Cơ quan Lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện)
- Cơ quan Hành pháp (Chính phủ)
- Cơ quan Tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát)
*Ngoài ra không thể không kể đến vai trò các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia thực hiện cơ chế nói trên (ngoài ra đối với các nước TBCN thì bên cạnh các nhân tố có tính Hiến định, thì các nhân tố phi Hiến định như Phương tiện thông tin đại chúng, Thể chế bầu cử, Thể chế tôn giáo cũng tham gia vào cơ chế đó)
2..2.3.Hiệu quả của cơ chế nói trênphụ thuộc vào:
a.Phụ thuộc vào tính hoàn thiện (thực thể và nội dung) của các nhân tố trong hệ thống tổ chức QLCT
- Tính đúng đắn của cương lĩnh, đường lối chính trị (các quyết sách chính trị) của giai cấp cầm quyền.
- Hệ thống Hiến pháp, pháp luật phải đầy đủ, đồng bộ, minh bạch và mang tính khoa học cao, ổn định.
- Năng lực tổ chức, điều hành của cơ quan Hành pháp (từ trung ương tới cơ sở)
- Tính kịp thời, chính xác, nghiêm minh của cơ quan Tư pháp.
b Phụ thuộc vào tính đồng bộ trong trong hoạt động của hệ thống tổ chức QLCT: Đảm bảo mối liên hệ sự phân định chức năng, thẩm quyền của các tổ chức bộ máy trong hệ thống tổ chức QLCT (Đảng – Nhà nước – Tổ chức CT- XH; mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân)
3.2.4.Thước đo hiệu quả việc thực thi Quyền lực của lực lượng cầm quyền
- Đảm bảo việc duy trì,kiểm soát xã hội của Đảng cầm quyền
- Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đi đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
II. Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta– tiến trình và những vấn đề đặt ra
1.Quá trình hiện thực hóa nội dung QLCT thuộc về nhân dân lao động trong tiến trình lịch sử
1.1.Đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp: Phân tích thực tiễn quá trình xuất hiện, tồn tại các nền dân chủ trong lịch sử đã cho thấy đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp - đó là quá trình vận động biến dân chủ từ khát vọng, khả năng thành hiện thực, để nền dân chủ “ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân” C. Mác – Ăngghen. Toàn tập. Nxb CTQG, Hà Nội 1995. Tập 1, tr 349
-Nền dân chủ luôn gắn với Nhà nước (hoặc HTCT) với tư cách là một cơ chế để thực thi dân chủ và mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị: Khi xã hội loài người chưa có sự phân chia giai cấp thì chỉ tồn tại một loại Quyền lực xã hội (Quyền lực công cộng); khi xã hội có phân chia thành giai cấp thì xuất hiện Quyền lực chính trị , Quyền lực Nhà nước. Các nhà nước (chủ nô, phong kiến, tư sản) thường có xu hướng chỉ chăm lo thực hiện lợi ích giai cấp mình nhiều hơn là thực hiện các chức năng xã hội; vì vậy các tầng lớp bên dưới phản kháng về điều đó thông qua đấu tranh giai cấp để thay đổi bộ máy Nhà nước theo hướng lo cho cái chung, số đông nhiều hơn; điều này phản ánh khát vọng biến Nhà nước đó lo cho số đông nhiều hơn
1.2.Trong các thể chế chính trị phi dân chủ, các Nhà nước thường có xu hướng chăm lo lợi lích của giai cấp mình nhiều hơn là thực hiện chức năng xã hội; vì thế tầng lớp bên dưới thường có khát vọng về một TCCT dân chủ, một Nhà nước lo cho cái chung và số đông nhiều hơn
1.3. Thể chế chính trị dân chủ (TCCT) - bản chất và các tiêu chí đặc trưng
TCCT dân chủ hiện thực xuất hiện gắn liền với Cách mạng dân chủ tư sản, Cách mạng XHCN
* Nội dung cơ bản của Thể chế chính trị dân chủ là:
- Có tuyên bố pháp lý toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân;
-Thừa nhận sự tồn tại khách quan của các Đảng chính trị, các nhóm lợi ích và các tổ chức đại diện cho nhóm lợi ích khác nhau (đối lập nhau; thậm chí đối lập với lợi ích của giai cấp cầm quyền) đấu tranh chính trị hợp pháp nhằm giành, giữ, thực thi QLNN (hay chí ít là gây áp lực với nhà nước trong việc hoạch định các quyết sách chính trị);
- Các cơ quan nhà nhà nước được hình thành trên cơ sở bầu cử tự do
- Khẳng định quyền và nghĩa vụ của công dân - đặc biệt là quyền chính trị của công dân trong việc tham gia vào công việc của Nhà nước;
- Các quyết sách chính trị đều được quyết định trên cơ sở nguyên tắc đa số (tương đối hoặc tuyệt đối, trực tiếp hoặc gián tiếp) và là sản phẩm của cả hệ thống với nhiều nhân tố (Đảng, Nhà nước, Nhóm lợi ích, ...)
* Dân chủ pháp lý trong TCCT dân chủ là một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại; tuy nhiên từ dân chủ pháp lý đến dân chủ thực tế là một quá trình đấu tranh lâu dài, phức tạp - nó phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị; trình độ phát triển kinh tế - xã hội; tính chất kỹ thuật- pháp lý trong cơ chế vận hành của HTCT; trình độ văn hóa chính trị và văn hóa dân chủ của công dân; truyền thống, phong tục tập quán và tôn giáo
2.Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
2.1.Sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam là mốc đánh dấu việc xác lập thể chế chính trị dân chủ - đưa nhân dân từ địa vị nô lệ lên vị trí chủ nhân của đất nước
*Về phương diện lý luận mà xét thì trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
-Mọi đường lối, chủ trương của Đảng đều là kết quả phản ánh khái quát nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân
- Nhà nước là công cụ để thể chế hóa và thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động; đồng thời thông qua nhà nước nhân dân lao động được tổ chức lại để có được sức mạnh nhằm hực hiện vai trò là chủ thể đích thực của quyền lực chính trị. Đối tượng nà QLCT hướng tới trong nhà nước trong nhà nước ta là sự áp dặt ý chí của nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
-Các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; ; là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng - là nơi đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân ; là các tổ chức có vai trò trong việc phối hợp với chính quyền chăm lo bảo vệ các lợi ích và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân
2.2.Tuy nhiên; trên phương diện thực tiễn việc hiện thực hóa thể chế chính trị dân chủ ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH rất dích dắt do những điều kiện lịch sử đặc thù của đất nước Do phải tập trung cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam , phía Bắc.
-Do phải tập trung cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam , phía Bắc.
-Quá độ gián tiếp tuyệt đối (“bỏ qua” chế độ TBCN; chịu ảnh hưởng bởi CNXH mang tính chất tiểu nông, phong kiến; các điều kiện để thực hiện các thiết chế có tính chất kỹ thuật pháp lý trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát QLNN còn hạn chế; văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp quyền còn bất cập...)
-HTCT của chúng ta trước đây chịu ảnh hưởng của mô hình Xôviết (HTCT đồng nhất với Hệ thống chuyên chính vô sản)
2.3.Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thể chế hóa, hiện thực hóa chủ yếu thông qua (Hệ thống chuyên chính vô sản) Hệ thống chính trị.
Bên cạnh những mặt ưu điểm thì (Hệ thống chuyên chính vô sản) Hệ thống chính trị ở nước ta cũng còn những tồn tại , bất cập cần tiếp tục khắc phục như:Hệ thống chính trị XHCN chưa được xây dựng một cách đầy đủ, đồng bộ; tổ chức và hoạt động còn cồng kềnh, kém hiệu lực và hiệu quả - thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết những hiện tượng phi dân chủ; nhiều thiết chế chính trị mang tính hình thức; nhiều Quyết sách chính trị mang tính giáo điều.Nhiều nơi, nhiều lúc đã biến sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng thành sự chuyên chế Đảng; mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước bị biến dạng. Bộ máy Nhà nước cồng kềnh và hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; bị quan liêu hóa, thụ động và ỷ lại vào cơ quan Đảng. Các tổ chức chính trị – xã hội nhiều nơi, nhiều lúc con mang tính hình thức .
Cụ thể:
2.3.1.ĐẢNG:
*Ưu điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB CTQG HN, 2011, tr 161-165
*Hạn chế: Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB CTQG HN, 2011, tr 172-175
2.3.2.NHÀ NƯỚC: *Ưu điểm:Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB CTQG HN, 2011, tr 159-160
*Hạn chế: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB CTQG HN, 2011, tr 158
2.3.3.CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI:
*Ưu điểm:Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB CTQG HN, 2011, tr 171-172
*Hạn chế: Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB CTQG HN, 2011, tr 171
2.4.Giải pháp đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
-Xây dựng và hoàn thiện thể chế dân chủ XHCN
-Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng xứng đáng là đội tiên phong chính trị của giai cấp, của dân tộc cả về trí tuệ và năng lực trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội
-Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân dân và vì nhân dân
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN THI:
1.Câu hỏi thảo luận:
1.1.Trên cơ sở lý luận về quyền lực và quyền lực chính trị; đồng chí hãy phân tích làm rõ tính tất yếu và nội dung các giải pháp góp phần hiện thực hóa nội dung: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2011, tr 238, 239)
1.2. Trên cơ sở lý luận về quyền lực và quyền lực chính trị, đồng chí hãy phân tích làm rõ tính tất yếu và nội dung các giải pháp góp phần hiện thực hóa nội dung: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2011, tr 84)
2.Câu hỏi ôn thi:
Trên cơ sở lý luận về quyền lực và quyền lực chính trị; đồng chí hãy làm sáng tỏ tính tất yếu và các giải pháp góp phần hiện thực hóa quan điểm: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2011, tr 238, 239)
CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN, LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP:
1.Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (dân chủ XHCN) trong quá trình xây dựng và phát triển của địa phương
2..Thực trạng và một số giải pháp góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị (hệ thống chính trị cơ sở) ở địa phương .
3.Đảng chính trị cầm quyền và một số giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo việc phát triển kinh tế - xã hội (hoặc công tác xây dựng Đảng) của Đảng bộ (tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường), cơ quan.
4. Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân (hoặc Ủy ban nhân dân) ở địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường), cơ quan.
5.. Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (hoặc hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) – hoặc của các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động) ở địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường) cơ quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_qlctcua_ndld_trong_tkqd_len_cnxh_9869.doc