Quy trình phòng trừ tổng hợp dịch hại trên cây ăn quả có múi

Dựa vào đặc tính sinh học của một số loài côn trùng, thích mùi vị, thích ánh sáng, tính hấp dẫn bởi màu sắc, mùi pheremon dẫn dụ. chúng ta sử dụng một số loại bẫy, bả để thu hút trưởng thành tiêu dịêt đây là một biện pháp vừa có tác dụng tiêu diệt hạn chế sự phát triển gia tăng quần thể của một số loài dịch hại (rầy chổng cánh, ngài chích hút quả, ruồi đục quả.) vừa an toàn với môi sinh môi trường. 1. Bẫy ruồi vàng: 1.1. Cách làm bả: Cách 1: 2kg bả bia (hoặc bả rượu) lọc bỏ bã lấy nước + 500ml mật mía + 300ml rượu trắng + 300ml bia + 20g Padan 95SP trộn đều ủ 24h (khi nào dậy mùi chua ngọt là đạt). - 01 bẫy chứa 10ml hổn hợp bã. Cách 2: 1 lít nước + 200ml mật ong + 0,8g Regent, trộn đều thành dung dịch. - 01 bẫy chứa 100-150ml hỗn hợp. Cách 3: Dùng quả cam chín cắt đôi bôi thuốc diệt ruồi sau đó dùng cọc nhỏ cao 1,5-2m găm ngược nửa quả cam ở trong vườn. Cách 4: Dùng viên nhộng xua đuổi gián (long não) bỏ vào túi nilon 1-2 viên, dui thủng túi nilon treo dưới gốc cây. 1.2. Cách làm bã. Dùng chai nhựa như: Chai nước khoáng, dàu ăn, nước mắm rửa sạch cắt phần đáy dữ lại nắp đậy chặt. Trên dùng bìa cứng xâu qua dây đậy kín, các loại hỗn hợp dung dịch làm bã có thể đổ trực tiếp hoặc tẩm bông cho vào chai. - Mỗi ha treo từ 10 - 15 bẩy xung quang bờ lô . - Thu lượm ruồi vàng: Sau 3 - 5 ngày ra đồng để mở đáy ống nhựa thu ruồi, sau 2 - 3 lần thu ruồi tẩm lại dung dịch thuốc hoặc thay thuốc. Chú ý: Không để ánh sáng chiếu vào bông thấm thuốc. Vị trí treo bông tẩm thuốc bằng 1/3 chiều dài hộp. 2. Bẩy ngài chích hút. 2.1. Vật tư làm - Vải màn 2,5m2 - Thanh tre, nứa hoặc thép - Dây dù - Ni lon để lên đĩa mồi 2.2. Cách làm - Đường kính vòng lớn 40 cm - Chiều cao lồng 60cm - Đường kính vòng nhỏ 15 cm - Đĩa ni lon . - Chiều cao hình nón 35 cm

docx8 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình phòng trừ tổng hợp dịch hại trên cây ăn quả có múi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI I. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIỐNG CÂY SẠCH SÂU, BỆNH - Chọn những giống cam cho năng suất cao, phẩm chất tốt được thị trường ưa chuộng, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng trồng, sạch sâu bệnh (greening) - Những giống cam hiện được trồng ở các vùng trồng cam của Vũ Quang là: Cam bù, cam chanh Valencia, cam chanh Vân du, quýt đường, cam sành. II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC 1. Chọn đất trồng. Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng, vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ. Để trồng cây cam được thành công đòi hỏi nhà vườn phải có sự đầu tư vườn trồng và áp dụng những biện pháp quản lý đất thích hợp. 2. Thiết kế vườn. - Trồng đai rừng phòng hộ có tác dụng: Hạn chế xói mòn rửa trôi đất; Chắn gió, bão; Giảm sự bốc hơi nước, giữ độ ẩm và điều hoà nhiệt độ cho vườn; Hạn chế sự xâm nhập của rầy chổng cánh; Nơi cư trú của kiến vàng và thiên địch. - Yêu cầu cây làm đai rừng chắn gió là những cây không phải là ký chủ của sâu hại. Tốt nhất là những cây như: mít, vải, nhãn, xoài, keo lá lớn, ... - Một đai rừng chắn gió có nhiều hàng cây một đến 2 hàng cây chính và 2 đến 3 hàng cây phụ. Khoảng cách mỗi hàng là 2 - 2.5 m, cây cách cây 1 - 1.5 m tuỳ loại cây. Đai rừng phòng hộ bố trí cách vườn cầy từ 5 - 8 m. - Thiết kế vườn cây sao cho đảm bảo tưới tiêu thuận lợi, chống xói mòn, bảo vệ đất ưu tiên dùng đất tốt để trồng cây cam ă quả có múi. (+) Diện tích trồng cây chính 80% (+) Đai rừng phòng hộ 10 - 12%. (+) Giao thông đi lại 8- 10%. - Ở các vùng đồi xây dựng các đập chắn nước ở những nơi hợp thuỷ để hạn chế dòng chảy và giữ nước cho cây trong mùa khô hạn. 3. Bón phân cho CAQCM. 3.1. Bón phân trồng mới (bón vào hố trồng) - Mỗi hố bón: Phân chuồng: 20 - 25 kg; Vôi: 1 - 1,5 kg Lân: 0,8 - 1 kg + Đạm Ure: 0,2-0,3 kg + Kali: 0,2-0,3 kg - Bón ngay sau khi đào hố, 2/3 phần đất dưới hố trộn với vôi lấp xuống trước, 1/3 phần đất mặt trộn với các loại phân còn lại rồi lấp vào hố. - Hoặc trộn 2/3 phần đất dưới với rơm rạ, võ lạc, võ trấu, cây phân xanh; 1/3 phần đất mặt trộn với các loại phân rồi lấp lại; sau 15 ngày xới mô đất lên để bón vôi. - Hố lấp phải đầy và có mô cao hơn mặt bằng chung của đất 20 - 25 cm. - Phân phải bón trước khi trồng ít nhất 1 tháng. 3.2. Sau khi trồng: Khi cây sinh trưởng tốt ra lộc mới bón thúc lần 1: 100 kg ure + 100 kg Kaliclorua/ha (0,2 kg ure + 0,2 kg kali/cây), tốt nhất hoà vào nước tưới. 3.3. Bón hàng năm - Bón thúc hàng năm theo độ lớn của cây (theo bảng sau) Tuổi cây (năm) Phân chuồng (kg/cây) Vôi (g/cây) Phân vô cơ (g/cây) Ure Lân Kali 1 - 2 20-25 300-400 150-200 300-350 150-170 3 - 4 25-30 400-500 200-250 350-400 170-200 4 - 6 40-60 500-550 400-500 900-1.200 200-250 7 - 9 70-100 600-700 600-800 1.500-1.800 250-300 Trên 10 100-150 800-1.000 800-1.500 2.000-2.400 400-500 - Thời điểm bón (thời vụ) và tỷ lệ bón: Với lượng phân trên chia làm 4 lần bón/năm. (+) Lần 1: Vào tháng 11 - tháng 12 sau thu hoạch - giai đoạn phân hoá mầm hoa. Bón toàn bộ phân chuồng + lân + vôi + 25% Ure + 25% kali (+) Lần 2: Vào tháng 2 - 3 ra lộc xuân và ra hoa. Bón 25% Ure + 25% kali. (+) Lần 3: Vào tháng 5 - 6 ra lộc hè - quả phát triển. Bón 25% Ure + 25% kali. (+) Lần 4: Vào tháng 7 - 8 ra lộc thu - tăng trọng quả. Bón 25% Ure + 25% kali. - Phương pháp bón: + Lần 1: Cuốc rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm xung quanh tán cây cho phân xuống rồi dùng đất bột phủ lên, tưới nước cho ướt đều. + Lần 2, 3 và 4: Đào 3-5 hố kích thước 10 x 15 cm xung quanh tán rồi bón đạm và kali vào, lấp đất xong tưới nước cho ướt đều. Chú ý: Những cây trước đây không bón theo rãnh ở lần 1 - sau thu hoạch thì không được đào rãnh để bón vì sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. Đối với những cây này tiến hành xới nhẹ xung quanh tán rồi bón phân, phủ lớp đất bột lên và tưới ướt đều trên bề mặt đã bón phân. 4. Làm cỏ, vệ sinh vườn, tưới nước, trồng xen. Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi nhanh nhằm hạn chế sâu bệnh tấn công. Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc, trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây hoặc có thể trồng xen các cây họ đậu để tận dụng đất và che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt, là tạo nơi sinh sống cho thiên địch. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh (cho quả), cần giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm, chống xói mòn và tạo nơi sinh sống cho thiên địch. Mùa mưa do lượng mưa không phân bố đều, vì vậy vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, trách bị ngập úng sẽ làm cho cây dễ bị nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thối góc rễ. Sau khi thu hoạch quả vào tháng 10, 11 tiến hành thu gom lá, quả rụng, cắt bỏ cành tăm, cành sâu trong tán, cành sâu bệnh và đem ra khỏi vườn đốt. Phát quang bờ lô, làm cỏ, tủ gốc, quét dung dịch boocdo, Aliete, Ridomil lên thân cây. 5. Sử dụng thêm phân trung, vi lượng. - Mục đích cung cấp vi lượng cho cây để tăng năng suất, phẩm chất và sức đề kháng cho cây. Có thể bón bằng 2 phương pháp: + Bón xuống đất như các loại phân: Rainsilica, Dolomit, Sito, Hữu cơ sinh học Humix, NPK Bigone A+Humat, NPK Amazon, + Phun lên lá: Humix, KH Thanh Hà, Yogen No4, Komic, Acegrow, Lục diệp tố, Goliat, Cầu vòng, Phun lên lá là cách dễ áp dụng và kinh tế hơn. CÁC LẦN BÓN PHÂN QUA LÁ Lần 1: Sau thu hoạch 20-25 ngày Lần 2: Cánh hoa rụng, bắt đầu đậu quả Lần 3: Sau lần 2, 5-7 ngày Lần 4: Quả có đường kính 0,5-1 cm Lần 5: Sau lần 4, 5-7 ngày Lần 6: Bắt đầu ra lộc Hè Lần 7: Sau lần 6, 5-7 ngày Lần 8: Bắt đầu ra lộc Thu 6. Tạo hình tỉa cành: * Tạo tán theo các bước như sau: - Cây con cần được cắt ngọn khi có độ cao 50-80 cm tính từ mặt đất. Việc cắt tỉa này nhằm mục đích kích thích các chồi non cấp 1 ra phân bố đều. - Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-400. - Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2 -3 cành. - Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15-20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30-350. Sau đó, cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2, sẽ hình thành cành cấp 3. - Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau ba năm, cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch Cách tạo tán trên cam a) Trong vườn ươm: Thường xuyên cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành mọc không đúng vị trí nhất là những cành mọc dưới thấp. Chỉ để 1 thân chính và hướng cho cây phân cành cao trên thân chính. b) Trên vườn kiến thiết cơ bản: Tỉa cành tạo tán cho cây có một kiểu dáng phù hợp. Cắt bỏ những cành nhỏ cành tăm, cành vượt và những cành mọc sâu trong tán, những cành bị sâu bệnh nhằm tạo cho cây có một khung tán cân đối, thoáng, ánh sáng đầy đủ. c) Vườn kinh doanh: Cắt bỏ những cành tăm, cành vượt, cành khô, cành bị sâu bệnh sau mỗi vụ thu hoạch, nhằm tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là: - Tạo bộ khung khoẻ mạnh. - Lập những cành mang quả, trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung (sườn) và cành mẹ (cành chính). - Thay thế những cành già, không có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang quả trong những năm tiếp theo. Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây: - Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15cm). - Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả. - Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả. - Cành khô cần tỉa - Cành quá thấp cần tỉa - Ngắt bỏ toàn bộ hoa trong thời gian cây 1-2 tuổi và tỉa bớt những hoa dị hình, những hoa quả ra muộn và ở vị trí không thích hợp cho việc hình thanh quả, công việc này có thể tiến hành bằng cách phun các chất điều tiết sinh trưởng. * Chú ý: - Cần phải khử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 700 khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh (tiềm ẩn virut, vivoid...) qua cây khác, hoặc khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa. - Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cưa. - Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và nấm bệnh xâm nhập. 7. Giữ ẩm cho vườn cây. - Giữ cỏ trên vườn cam, cỏ vừa có tác dụng giữ ẩm, chống xói mòn vừa là nơi cư trú của các loại thiên địch. Loại cỏ sử dụng là những loại cỏ có bộ rễ không ăn sâu, không để cỏ quá tốt (cỏ mần trầu, cỏ trai...) - Tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô đặc biệt là bã mía sản phẩm phụ của nhà máy đường, sản phẩm phụ của ngô...vừa giữ ẩm vừa tăng thêm độ mùn cho vườn cam. Lưu ý: Để cỏ và tủ gốc cách gốc cam 30 - 40 cm tránh sự xâm nhập của một số loài nấm đất lên gốc, thân chính của cam. III. SỬ DỤNG KIẾN VÀNG VÀ CÁC LOẠI THIÊN ĐỊCH KHÁC TRÊN VƯỜN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Thiên địch giữ vai trò rất quan trọng trong việc khống chế sự bộc phát của dịch hại. Trong điều kiện tự nhiên sự bộc phát dịch hại thường ít xẩy ra, đó là do các quần thể dịch hại này thường xuyên bị khống chế bởi nhiều yếu tố của môi trường, gây bất lợi cho sự phát triển của chúng. Trong các yếu tố này thì thiên địch giữ một vai trò rất quan trọng. Thành phần các loài thiên địch rất phong phú: Nhóm côn trùng ký sinh, nhóm ăn mồi, nhóm gây bệnh... Để sử dụng tốt kiến vàng và các loại thiên địch khác trên vườn cam chúng ta cần: - Điều tra sự hiện diện của kiến trên vườn và những cây xung quanh vườn. - Điều tra theo dõi sâu (rầy các loại, sâu vẽ bùa...) trên vườn cam. - Tạo điều kiện cho kiến vàng di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi: Hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc BVTV, chỉ sử dụng dầu khoáng. *) Nếu trên vườn và xung quanh chưa có sự hiện diễn của kiến vàng chúng ta tiến hành thả kiến theo hướng dẫn kỹ thuật sử dụng kiến vàng trên vườn CAQCM. IV. SỬ DỤNG DẦU KHOÁNG VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 1. Sử dụng dầu khoáng trên vườn CAQCM. Các lần sử dụng dầu khoáng phun vào các giai đoạn sau: - Lộc xuân: 2 lần - Quả có đường kính 1 cm: 2 lần - Lộc hè: 2 lần - Lộc thu: 2 lần Lưu ý: Khi các đợt lộc bắt đầu nhú thì tiến hành phun dầu khoáng, phun nhắc lại sau 5 - 7 ngày. Khi sử dụng dầu khoáng cần phải tuân thủ nồng độ theo khuyến cáo và tránh sử dụng khi trời quá nắng. 2. Sử dụng thuốc BVTV trên vườn CAQCM. 2.1. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV. - Hầu hết các loại thuốc BVTV đều là những chất độc đối với thiên địch, môi trường và con người. Do vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng này thì cần sử dụng thuốc BVTV chọn lọc khi thật cần thiết. Khi sử dụng phải tuân thủ theo 4 đúng. - Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện dịch hại, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM và có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch hại phát sinh gây hại. - Các loại sâu thuộc nhóm sâu ăn lá mặc dù có xuất hiện gây hại trên vườn, nhưng CAQCM có khả năng đền bù lớn về lá, do vậy cần điều tra phân tích hệ sinh thái để có biện pháp thích hợp quản lý những đối tượng dịch hại này. - Đối với những loại gây hại hoa, búp cần hạn chế phun thuốc vào lúc hoa nở để tránh thiệt hại cho các loài côn trùng thụ phấn và sự tự thụ phấn của hoa. - Nếu phải phun thuốc, chỉ phun ở những điểm bị nhiễm dịch hại, không phun tràn lan và tuyệt đối thận trọng thời gian cách li, đặc biệt là đối với những nhóm gây hại trực tiếp trên quả. 2.2. Phòng trừ một số đối tượng gây hại chính. Để phòng trừ hiệu quả các đối tượng sâu bệnh hại thì việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sốc là hết sức quan trọng, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Và đảm bảo các nguyên tắc trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại đó là: 1/ Trồng cây khoẻ 2/ Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh cũng như biết được tình hình sinh trưởng của cây trồng để từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động. 3/ Bảo vệ các loài thiên địch. Đây là những đối tượng tiêu diệt sâu bệnh hại giúp chúng ta. Ví dụ: chúng ta bón phân đúng thời điểm sẽ tạo lộc ra đồng loạt nên rất thuận tiện trong việc phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh; Tỉa cành tạo tạo tán sẽ giúp cây phát triển cân đối, tạo độ thông thoáng, hạn chế các đối tượng sâu bệnh hại.s 2.2.1. Nhóm sâu ăn lá: Sâu xanh bướm phượng, sâu nhớt, sâu róm,... thời điểm ra lộc non. - Có thể sử dụng các loại thuốc: Amate 150SC, Proclaim 1.9EC, Angun 5WDG, Emalusa 20.5EC, Tasieu 1.9EC, Golnitor 50WDG, Queson 3.6EC, Catex 3.6EC, Thianmectin 0.5EC, Ofatox 400EC, Patox 95SP, Padan 95SP, Dibadan, Dantox, Tango, Peran, Match, Phun khi sâu đang ở tuổi nhỏ. 2.2.2. Nhóm chích hút: Rầy chổng cánh, bọ trĩ, bọ phấn, rệp sáp, bọ xít, thời kỳ ra lộc non. - Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Actara 25WG, Confido 50EC, Acmada 50EC, Proclaim 1.9EC, Angun 5WDG, Golnitor 50WDG, Emalusa 50,5EC, Thianmectin 0,5ME, Trebon 10EC, Sutin 5EC... 2.2.3. Nhóm nhện hại: Nhện đỏ, nhện trắng, nhện ống vàng phát sinh và gây hại nặng từ tháng 2-5 (1-4 Âm lịch). - Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Ortus 5SC, Dandy 15EC, Comite 68EC, Pegasu 86EC, Tapky 3,6EC, .... 2.2.4. Sâu vẽ bùa: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu ăn lá kết hợp một trong các loại thuốc dùng cho nhóm chích hút. 2.2.5. Sâu đục thân: Tiến hành trồng cây dâm bụt xung quanh vườn vừa có tác dụng chắn gió ngoài ra nó còn hấp dẫn trưởng thành sâu đục thân (xén tóc) đến cư trú ở gốc (vào khoảng tháng 3-4) chúng ta tiến hành thu bắt tiêu diệt. - Dùng tay mây, lạt giang, thép nhỏ xâu vào lỗ để bắt. - Dùng ống tiêm bơm dung dịch thuốc đã pha với nồng độ cao hơn bình thường bơm vào lỗ đục sau đó dùng bông tẩm dung dịch thuốc nút lỗ lại. Đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu hại trên cây AQCM, hiệu quả nhất là phun phòng trừ vào các đợt lộc khi vừa mới nhú 1cm và phun nhắc lại sau 5-7 ngày. 2.2.6. Bệnh hại thân cành rễ: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chảy gôm, bệnh lỡ cổ rể, bệnh nứt vỏ thối gốc, bệnh khô cành, ... Sau thu hoạch tiến hành cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh, vệ sinh vườn sạch, tiến hành dùng dung dịch vôi quét gốc, quét cành cấp I khoảng 20-30cm. Khi phát hiện thấy bệnh tiến hành cạo nhẹ, hoặc lau sạch sau đó quét dung dịch thuốc Aliette 80WP, Rhidomil 72WP, Ricide 72WP, Diboxylin 2SL, Bonny 5SC, Fungan 80WP, Thalonil 75WP, Boocđô 1-2%, Cavil 50SC,... Đặc biệt dùng sản phảm KETOMIUM, TRICHODEMA để phòng các bệnh thối thân, thối rễ, thối quả, chảy gôm cành. 2.2.7. Nhóm bệnh hại lá, quả: Loét, sẹo, thán thư, sương mai, phấn trắng,Tiến hành cắt tỉa những cành quả bị bệnh đem đi tiêu huỷ hoặc đốt. Sau đó có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để xử lý: Boocđô 1-2%, Aliette, Rhidomil, Thalonil, Ricide, Cavil, Vida... 2.2.8. Bệnh greenning: Những cây, cành bị bệnh tiến hành tiêu huỷ và chú ý phòng trừ rầy chổng cánh triệt để. V. SỬ DỤNG MỘT SỐ BẨY BẢ HẤP DẪN THU HÚT TRƯỞNG THÀNH CỦA SÂU HẠI TRÊN VƯỜN CAQCM. Dựa vào đặc tính sinh học của một số loài côn trùng, thích mùi vị, thích ánh sáng, tính hấp dẫn bởi màu sắc, mùi pheremon dẫn dụ... chúng ta sử dụng một số loại bẫy, bả để thu hút trưởng thành tiêu dịêt đây là một biện pháp vừa có tác dụng tiêu diệt hạn chế sự phát triển gia tăng quần thể của một số loài dịch hại (rầy chổng cánh, ngài chích hút quả, ruồi đục quả...) vừa an toàn với môi sinh môi trường. 1. Bẫy ruồi vàng: 1.1. Cách làm bả: Cách 1: 2kg bả bia (hoặc bả rượu) lọc bỏ bã lấy nước + 500ml mật mía + 300ml rượu trắng + 300ml bia + 20g Padan 95SP trộn đều ủ 24h (khi nào dậy mùi chua ngọt là đạt). - 01 bẫy chứa 10ml hổn hợp bã. Cách 2: 1 lít nước + 200ml mật ong + 0,8g Regent, trộn đều thành dung dịch. - 01 bẫy chứa 100-150ml hỗn hợp. Cách 3: Dùng quả cam chín cắt đôi bôi thuốc diệt ruồi sau đó dùng cọc nhỏ cao 1,5-2m găm ngược nửa quả cam ở trong vườn. Cách 4: Dùng viên nhộng xua đuổi gián (long não) bỏ vào túi nilon 1-2 viên, dui thủng túi nilon treo dưới gốc cây. 1.2. Cách làm bã. Dùng chai nhựa như: Chai nước khoáng, dàu ăn, nước mắm rửa sạch cắt phần đáy dữ lại nắp đậy chặt. Trên dùng bìa cứng xâu qua dây đậy kín, các loại hỗn hợp dung dịch làm bã có thể đổ trực tiếp hoặc tẩm bông cho vào chai. - Mỗi ha treo từ 10 - 15 bẩy xung quang bờ lô . - Thu lượm ruồi vàng: Sau 3 - 5 ngày ra đồng để mở đáy ống nhựa thu ruồi, sau 2 - 3 lần thu ruồi tẩm lại dung dịch thuốc hoặc thay thuốc. Chú ý: Không để ánh sáng chiếu vào bông thấm thuốc. Vị trí treo bông tẩm thuốc bằng 1/3 chiều dài hộp. 2. Bẩy ngài chích hút. 2.1. Vật tư làm - Vải màn 2,5m2 - Thanh tre, nứa hoặc thép - Dây dù - Ni lon để lên đĩa mồi 2.2. Cách làm - Đường kính vòng lớn 40 cm - Chiều cao lồng 60cm - Đường kính vòng nhỏ 15 cm - Đĩa ni lon ...................... - Chiều cao hình nón 35 cm 2.3. Quy định treo bẩy: Mỗi ha treo từ 10 - 15 bẩy, treo xung quanh bờ vườn. Mồi dẫn dụ bằng mít dai, dứa chín, cam chín, xoài chín, 2.4. Thu bắt ngài Sau một đêm sáng hôm sau cho tiến hành bắt bằng cách dùng bẫy lật ngược lại bót giết chúng. 3. Bẩy rầy chống cánh. 3.1. Vật liệu: Bẩy dính màu vàng; Cọc tre hoặc cọc gỗ cao 1,2 - 1,5m 3.2. Quy định treo bẩy: 1 ha treo từ 10 - 15 bẩy đóng xung quang bờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphong_tru_tong_hop_dich_hai_tren_ccm_7787.docx
Tài liệu liên quan