ĐỀ TÀI: Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương
Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác động của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất tốt lên hay xấu đi, được s .
46 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - Huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng đất đai nông thôn là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại đất đai ở nông thôn vào sử dụng bền vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất. Nó thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất đai.
2. ý nghĩa
+ Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý Nhà nước về các loại đất đai ở nông thôn, phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn không những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước mắt mà cả trong lâu dài.
3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn có những đặc điểm sau:
Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước. ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại đất chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động, ... , xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.
Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết.
iI. sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
Trong điều kiện đất đai có hạn mà sự gia tăng dân số ngày cang nhiều, nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, do đó để quản lý sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đất đai cần phải được quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng theo pháp luật. Đây là một trong 7 nội dung quan trọng đã nêu ở Điều 13-Luật Đất đai 14/07/1993 trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo cho mỗi tấc đất được sử dụng hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính vì vậy, trong các Điều 16, 17 và 18 của Luật Đất đai, trong Nghị định 30 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 23/03/1989, trong Chỉ thị 17 HĐBT ngày 09/03/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, trong Thông tư 106 QHKHRĐ ngày 15/04/1991 của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng cục Địa Chính) đã khẳng định sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch đất đai nông thôn nói riêng từ cấp TW đến địa phương, đặc biệt là cấp xã, phường.
iiI. căn cứ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Đất đai 1993 và bổ xung.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng quy hoạch.
Các văn bản pháp luật quy định về xây dựng quy hoạch có liên quan.
Hiện trạng quản lý, bố trí sử dụng đất của vùng.
Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng.
Quỹ đất đai của vùng và khả năng mở rộng quỹ đất.
Khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Lực lượng lao động của vùng.
Nhu cầu về các loại sản phẩm đầu ra.
Dân số, phát triển đô thị và các điều kiện về kết cấu hạ tầng.
iV. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn bao gồm: quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ; quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành và quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp.
1. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm các loại sau đây:
Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ, trong đó có cả đất nông thôn và đất đô thị. Nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Việc xây dựng quy hoạch căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện tự nhiên đất đai. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất đai của cả nước và các vùng kinh tế, nhằm điều hoà mối quan hệ sử dụng đất đai giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để thực hiện quy hoạch nhằm khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất đai, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai.
Xây dựng phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất của tỉnh.
Xác định nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành và điều hoà nhu cầu đất. Xử lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
Xác định định hướng, các chỉ tiêu, cơ cấu phân bố đất đai của tỉnh và kiến nghị các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ huyện được xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, những đặc điểm nguồn tài nguyên đất, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện và các quan hệ trong sử dụng đất: đất đô thị, đất xây dựng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ... Nội dung cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện bao gồm:
Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.
Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai cho các ngành và cho các loại đất trên địa bàn huyện như đất dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông đô thị, các công trình hạ tầng, đất cho các xí nghiệp (công nghiệp, du lịch,...), khu dân cư nông thôn...
Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng cấp xã được tiến hành dựa trên cơ sở khung định hướng là quy hoạch sử dụng đất đai của huyện và những điều kiện cụ thể của xã như nguồn đất đai, khả năng của nguồn đất đai, nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của xã. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã gồm:
Xác định mục tiêu cụ thể theo mục đích sử dụng các loại đất và các dự án.
Xác định nhu cầu sử dụng đất đai và cân đối quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng.
Phân bố quy mô, cơ cấu diện tích đất nói chung, và hệ thống kết cấu hạ tầng, các dự án và các công trình chuyên dùng khác.
2. Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành
Quy hoạch sử dụng theo ngành bao gồm các loại:
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị.
Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là cơ sở, định hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ phải đi trước một bước. Quy hoạch sử dụng đất đai từng ngành phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với nhau.
3. Quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp
Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp trong nông thôn như các doanh nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp nông thôn, thương mại- dịch vụ mà có nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả. Nói chung, nội dung quy hoạch thường bao gồm:
Quy hoạch ranh giới địa lý.
Quy hoạch khu trung tâm.
Quy hoạch đất trồng trọt.
Quy hoạch thuỷ lợi.
Quy hoạch giao thông.
Quy hoạch rừng phòng hộ.
.....................
Quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp có thể nằm trong hoặc ngoài vùng chuyên môn hoá.
chương 2
Hiện trạng bố trí sử dụng đất đai
tại xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương
i/ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
xã thanh giang-huyện thanh miện-tỉnh hải dương
có ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai.
A/ Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:
Xã Thanh Giang nằm ở phía nam huyện Thanh Miện có vị trí như sau:
- Phía bắc giáp xã Chi Lăng Nam và xã Ngũ Hùng
- Phía nam giáp xã Tiền Phong
- Phía tây giáp xã Diên Hồng và một phần xã Chi Lăng Nam
- Phía đông giáp huyện Ninh Giang
2. Địa hình, địa mạo:
Nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đất đai được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình theo hình thức pha trộn. Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Tính chất đất đai mang đặc điểm điển hình của phù sa sông Thái Bình, nghèo dinh dưỡng và chua.
3. Quy mô xã:
Là một xã trung bình của huyện Thanh Miện, tổng diện tích hành chính là 650,49 ha bằng 5,32% diện tích của huyện. Dân cư được chia làm 4 thôn: Thôn Đông ích, thôn Tiên Sơn, thôn Phù Tải, và thôn Đan Giáp. Dân cư sống tương đối tập trung tại khu vực trung tâm xã tạo nên một thị tứ sầm uất và sôi động. Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ 20B và huyện lộ 192 chạy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu hàng hoá với các vùng trong và ngoài huyện.
4. Khí hậu thời tiết:
Xã Thanh Giang mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và có gió bão. Mùa đông lạnh khô hanh nhưng cuối mùa có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.
b/ điều kiện kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai:
A. đặc điểm kinh tế:
Thanh Giang là xã trung bình của huyện Thanh Miện với 8217 nhân khẩu, mật độ dân số 1260 người/km2. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 20B chạy qua trung tâm xã cùng với sự cần cù chịu khó và nhanh nhạy trong phát triển kinh tế nên từ lâu ở đây đã hình thành 1 thị tứ sầm uất với lưu lượng hàng hoá trung chuyển qua đây rất lớn, là đầu mối thu mua và vận chuyển các loại hàng hoá nông sản phẩm cho các xã khu vực phía Nam huyện Thanh Miện. Nền kinh tế phát triển đa dạng, ngoài nông nghiệp là mũi nhọn chủ yếu thì tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối khá. Tổng thu nhập năm 2000 đạt 19,17 tỷ đồng với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 5,6 - 1,9 - 2,5. Bình quân thu nhập đầu người là 2,4 triệu đồng/năm.
1. Tình hình sản xuất nông nghiệp:
Tổng thu nhập năm 2000 là 10,67 tỷ đồng chiếm 56% tổng thu nhập toàn xã
a) Trồng trọt:
Năm 2000 tổng sản lượng luơng thực đạt 4408 tấn trong đó thóc đạt 4108 tấn, màu quy đạt 300 tấn. Năng suất lúa bình quân đạt 100tạ/ha, bình quân lương thực là 549 kg/người/năm. Thu nhập của ngành trồng trọt chủ yếu từ cây lúa và một số cây vụ đông khác còn thu từ cây lâu năm rất ít do diện tích trồng cây lâu năm thấp có 2,13 ha là diện tích mới được chuyển đổi. Trong những năm tới cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhìn chung thu nhập từ ngành trồng trọt trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng trong vòng 5 năm năng suất tăng từ 20 - 22%. Giá trị ngành trồng trọt năm 2000 ước đạt 7,93 tỷ đồng chiếm 74,32% thu nhập ngành nông nghiệp và chiếm tới 41,36% GDP.
b) Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi phát triển mạnh ở khu vực gia đình, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, bò và thả cá.
Năm 2000 tổng đàn trâu của xã có 20 con, đàn bò có 190 con, đàn gia cầm có 40000 con, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 18 con. Đàn lợn năm 2000 có khoảng 3500 con. Thu nhập ngành chăn nuôi năm 2000 đạt 2,74 tỷ đồng chiếm 25,68% thu nhập ngành nông nghiệp và bằng 14,29% GDP.
2. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị thu nhập năm 2000 thu 3,5 tỷ đồng bằng 19% tổng thu nhập toàn xã. Nhìn chung sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở đây khá phát triển nhất là ở khu vực trung tâm xã, ven đường 20B và trung tâm các thôn. Ngành nghề chính là xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, mộc, nề, cơ khí nhỏ, vật liệu xây dựng...; tiểu thủ công nghiệp thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong các thôn khoảng 310 người hình thành nên một cụm tiểu thủ công nghiệp nhỏ, vừa giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, vừa mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho xã.
3. Dịch vụ thương nghiệp:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, dịch vụ thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển mạnh. Hiện tại xã có chợ cùng với các hộ kinh doanh, buôn bán ven đường 20B tạo thành trung tâm dịch vụ khá sầm uất nhất là dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ vật tư nông nghiệp, nhu yếu phẩm cho đời sống hàng ngày của bà con nông dân. Một số hộ dịch vụ đã liên kết kinh doanh trong và ngoài vùng nhằm tăng thu nhập và tạo sự phát triển chung. Năm 2000 tổng thu từ dịch vụ đạt 5,0 tỷ đồng chiếm 25% tổng thu GDP. Tổng số lao động làm dịch vụ thương nghiệp hiện nay của xã là 160 người chiếm 4% tổng số lao động.
B/ văn hoá xã hội:
1. Dân số:
Năm 2000 dân trong xã là 8217 người trong đó khẩu nông nghiệp là 7860 người, khẩu phi nông nghiệp là 357 người, hình thành nên 2169 hộ gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1% với tổng số lao động trong độ tuổi là 3760 người. Trong đó lao động nông nghiệp là 3300 người, lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp là 470 người.
2. Văn hoá xã hội:
Cùng với việc phát triển sản xuất; Đảng uỷ, Uỷ ban Nhân dân xã luôn luôn quan tâm chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hoạt động của các đoàn thể được đầu tư ngân sách và duy trì sinh hoạt thường xuyên như đoàn thanh niên, thiếu niên nhi đồng, phụ nữ, hội cựu chiến binh, ...
C) Xây dựng cơ bản:
Trong mấy năm gần đây công tác xây dựng cơ bản phát triển khá mạnh mẽ, nhà ở của nhân dân được nâng cấp mái ngói và mái bằng hơn 80%. Các công trình công cộng của xã như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã, đường điện, đường giao thông ... được đầu tư cải tạo làm mới. Một số công trình đã được đưa vào sử dụng như trụ sở UBND xã, đường giao thông, trường học...
ii/ hiện trạng sử dụng đất năm 2000.
Tổng diện tích đất hành chính của xã là 650,49 ha bằng 5,32% diện tích toàn huyện. Quỹ đất đang được sử dụng như sau:
1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp có 430,65 ha bằng 66,52% diện tích hành chính, bình quân có 548m2/khẩu nông nghiệp trong khi đó bình quân chung của tỉnh là 590m2/người. Chứng tỏ đây là một xã đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp ít và trong các năm tới sẽ còn giảm do đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng...
a) Đất trồng cây hàng năm:
Hiện nay diện tích đất trồng cây hàng năm có 403,36 ha chiếm 93,66% diện tích đất nông nghiệp và 62,01% diện tích đất hành chính. Trong đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng 2 vụ lúa 327,74 ha chiếm 81,25% đất trồng cây hàng năm còn lại 70,16 ha đất 3 vụ và 5,46 ha đất 1 vụ. Nhìn chung nhân dân ở đây đã chú ý thâm canh tăng vụ song diện tích trồng vụ đông còn thấp chiếm 17,39% diện tích trồng cây hàng năm.
b) Đất trồng cây lâu năm:
Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã rất thấp có 2,13 ha chiếm 0,49% diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích mới được nhân dân trồng khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quyết định của UBND tỉnh.
c) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích 25,16 ha chiếm 5,84% diện tích đất nông nghiệp và 3,87% diện tích đất hành chính. Một phần diện tích mặt nước do các hộ gia đình sử dụng và chủ yếu nằm trong khu dân cư. Một phần (12,03 ha) do UBND xã quản lý, đây là diện tích ao mà Uỷ ban xã cho dân đấu thầu thả cá, nuôi trồng thuỷ sản khác. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thường xuyên bị biến động do chuyển mục đích sử dụng.
2. Đất chuyên dùng:
Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã năm 2000 là 139,08 ha chiếm 21,38% diện tích hành chính và đang được sử dụng như sau:
a) Đất xây dựng:
Diện tích đất xây dựng có 3,83 ha chiếm 2,75% diện tích đất chuyên dùng và 0,59% diện tích hành chính. Bao gồm các công trình xây dựng công cộng của xã và huyện như trụ sở UBND xã, trường học, trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo, đình chùa, trạm bơm, chợ. Các công trình trên đã cơ bản ổn định về mặt vị trí và diện tích. Trong các năm tới chỉ quy hoạch bổ sung thêm nhà văn hoá thôn.
biểu 1. Hiện trạng đất xây dựng đến 2010 xã thanh giang - huyện thanh miện
---
hạng mục
Diện tích hiện trạng 2000
1. Trụ sở UBND , HTX xã
0,34
2. Chợ
0,26
3. Trạm xá
0,15
4. Trường học
1,07
5. Sân vận động
0,77
6. Hội trường thôn
0,35
7. Đình chùa
0,27
8. Trạm bơm, biến thế
0,08
9. Công trình xây dựng khác
0,34
10. Nhà trẻ, mẫu giáo
0,20
Cộng
3,83
b) Đất giao thông:
Diện tích 28,74 ha bằng 20,66% diện tích đất chuyên dùng và bằng 4,42% diện tích đất hành chính. Bao gồm các tuyến đường sau:
- Tuyến đường số 20B dài 2000m, rộng 8m, diện tích là 1,6 ha. Hiện nay đã để hành lang bảo vệ đường được 10m (mỗi bên 5m) diện tích hành lang bảo vệ đường 20 là: 2,0 ha trong đó có 0,9 ha vẫn thống kê vào đất thuỷ lợi và canh tác, còn 1,1 ha thống kê vào đất chuyên dùng khác.
- Tuyến đường 192 dài 2500 m, bề rộng không đồng đều có 800m hiện nay rộng 6m, còn lại 1700m chỉ rộng 3m. Tuyến đường này vẫn chưa được tu sửa, nâng cấp lần nào nên rất nhỏ và chất lượng bề mặt kém. Diện tích chiếm đất của đường 192 hiện nay là 0,99 ha.
- Đường trục thôn của 4 thôn dài tổng cộng 7000m, rộng 4m, diện tích là 2,8 ha. Hiện nay đường trục thôn đã để được 2m hành lang bảo vệ đường với diện tích 1,4 ha, trong đó thống kê vào đất chuyên dùng khác là 1,24 ha, còn 0,16 ha thống kê vào mặt nước nuôi trồng thủy sản.
- Đường xóm có tổng chiều dài là 11000m, rộng 2,5m, diện tích 2,75 ha
- Các tuyến đường trục đồng của xã dài 14000m, rộng 4m, có diện tích 5,6 ha.
- Diện tích các tuyến đường nội đồng của toàn xã là 15,0 ha. Những năm gần đây đường giao thông từng bước được nâng cấp, cải tạo làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
biểu 2. Hiện trạng đất giao thông
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
Hiện trạng năm 2000
tên đường
Dài
(m)
Rộng
(m)
Diện tích (ha)
Tỉnh lộ 20B
2000
8
1,6
Hành lang bảo vệ
10
Huyện lộ 192
2500
3-6
0,99
Hành lang bảo vệ
Đường trục thôn
7000
4
2,80
Hành lang bảo vệ
Đường xóm
11000
2,5
2,75
Trục đồng
14000
4
5,6
Nội đồng
15,00
c) Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng:
Diện tích 90,08 ha chiếm 64,77% diện tích đất duyên dùng và 13,85% diện tích đất hành chính. Bao gồm toàn bộ hệ thống kênh mương tưới tiêu cấp 1,2,3, hệ thống sông trung thuỷ nông và diện tích mặt nước chuyên dùng. Trong đó diện tích kênh mương là 15,50 ha; diện tích mặt nước chuyên dùng là 74,58 ha. Với hệ thống kênh mương tưới tiêu dày đặc như hiện nay đã đảm bảo tưới tiêu chủ động cho hầu hết đất canh tác của xã do vậy trong những năm tới không phải quy hoạch thêm mà chỉ cần nạo vét, tu sửa hàng năm.
d) Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Diện tích 10,44 ha chiếm 7,51% đất chuyên dùng và 1,6% diện tích hành chính bao gồm cả gò đống cũ và nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ. Bình quân cứ 1000 dân có 1,27 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, so với tỷ lệ chung toàn tỉnh thì đây là tỷ lệ lớn nên trong những năm tới không quy hoạch thêm đất nghĩa trang, nghĩa địa nữa mà xã cần phải tuyên truyền để nhân dân sử dụng quỹ đất này cho hợp lý, gọn gàng, tiết kiệm hơn.
e) Đất chuyên dùng khác:
Diện tích 5,99 ha bằng 4,31% đất chuyên dùng và 0,92% diện tích hành chính. Đây chủ yếu là diện tích trại chăn nuôi cũ hiện nay không sử dụng nữa, nhân dân đang cải tạo dần để đưa vào trồng cây lâu năm (3,65 ha). Còn lại 2,34 ha là diện tích hành lang bảo vệ đường giao thông (đường 20B và trục thôn).
biểu 3: diện tích đất chuyên dùng
xã thang giang - huyện thanh miện
---
Trong đó
Loại đất
Diện tích
Các tổ chức kinh tế
UBND xã quản lý
Tổng diện tích đất chuyên dùng
139,08
0,08
139,00
I- Đất xây dựng
3,83
0,08
3,75
1. Đất công nghiệp
0,08
0,08
2. Đất dịch vụ
0,26
0,26
3. Đất trụ sở cơ quan
0,34
0,34
4. Đất y tế
0,15
0,15
5. Đất trường học
1,07
1,07
6. Đất thể dục - thể thao
0,77
0,77
7. Đất công trình xây dựng khác
1,16
1,16
II- Đất giao thông
28,74
28,74
III- Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
90,08
90,08
1. Kênh mương
15,5
15,5
2. Mặt nước chuyên dùng
74,58
74,58
IV- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
10,44
10,44
V- Đất chuyên dùng khác
5,99
5,99
3. Đất ở nông thôn:
Toàn xã có 4 thôn bao gồm 8217 nhân khẩu, 2169 hộ gia đình. Tổng diện tích toàn khu dân cư là 120,62 ha trong đó đất nông nghiệp có 21,61 ha chiếm 17,90% diện tích khuôn viên, đất chuyên dùng có 39,15 ha chiếm 32,42%, diện tích khuôn viên, đất ở nông thôn có 59,86 ha chiếm 49,58% diện tích toàn khuôn viên và 9,2% diện tích hành chính. Bình quân 1 hộ có diện tích là 275m2/hộ. Một số tụ điểm dân cư thôn Phù Tải, Tiêu Sơn và Đan Giáp ven đường 20B đã mang dáng dấp đô thị, hình thành nên trung tâm kinh tế xã hội của xã. Trong toàn khuôn viên 120,62 ha thì hộ gia đình quản lý 71,81 ha chiếm 59,53%, các tổ chức kinh tế quản lý 0,08 ha chiếm 0,07% và UBND xã quản lý 48,73 ha chiếm 40,4% diện tích toàn khuôn viên.
4. Đất chưa sử dụng:
Diện tích đất chưa sử dụng là 20,90 ha chiếm 3,22% diện tích đất hành chính gồm:
- Đất có mặt nước chưa sử dụng 11,21 ha là các mặt nước nhỏ như ao thùng nằm rải rác ngoài đồng, ven đường giao thông...
- Sông ngòi tự nhiên có 9,69 ha.
5. Hiện trạng đất công điền, công thổ:
Toàn xã có 43,31 ha đất công điền và 159,9 ha đất công thổ.
Trong đó:
* Đất công điền: 43,31 ha chiếm 6,66% diện tích hành chính
- Đất cây hàng năm có 29,78 ha chiếm 7,38% diện tích đất cây hàng năm của xã và 6,9% diện tích đất nông nghiệp
- Đất cây lâu năm có 1,5 ha
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có 12,03 ha chiếm 47,81% diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của xã và 2,79% diện tích đất nông nghiệp.
* Đất công thổ:
- Đất chuyên dùng có 139 ha chiếm 86,93% diện tích đất công thổ
- Đất khác có 20,9 ha chiếm 13,07% diện tích đất công thổ.
iiI/ tình hình quản lý đất đai:
- Từ khi có luật đất đai năm 1993 công tác quản lý đất đai đã dần dần từng bước đi vào nề nếp và thu được kết quả bước dầu.
- Hoàn thành việc xác lập địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 của Chính phủ.
- Đã triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất thổ cư cho nhân dân trong xã.
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Luật Đất đai và các chỉ thị nghị quyết của tỉnh, của huyện cho cán bộ và nhân dân trong xã.
Tuy nhiên công tác quản lý đất đai vẫn còn một số tồn tại
+ Tình hình vi phạm luật đất đai vẫn còn xảy ra ở một số hộ gia đình ví dụ như: lấn chiếm, tranh chấp...
+ Hệ thống quản lý sổ sách, hồ sơ địa chính chưa được hoàn chỉnh, cơ sở vật chất và kinh phí giành cho công tác quản lý đất đai còn nghèo nàn.
Iv/ nhận xét về hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của xã:
Thanh Giang là một xã trung bình của huyện Thanh Miện có địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, có vị trí thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong và ngoài huyện.
Đất đai được người dân sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn. Tuy trong mấy năm vừa qua diện tích đất nông nghiệp có giảm do chuyển sang các loại đất khác song diện tích trồng lúa còn tương đối nhiều, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn e dè, chưa mạnh dạn, chưa hình thành các khu chuyên canh, diện tích đất thâm canh còn hạn chế. Các loại đất trong đất chuyên dùng trong mấy năm qua đều tăng, các công trình xây dựng công cộng đã ổn định về mặt vị trí và diện tích, song diện tích đất giao thông còn thấp, đường xá chưa được mở rộng theo đúng quy định của Nhà nước gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân và việc vận chuyển giao lưu hàng hoá. Trong khi đó diện tích đất thuỷ lợi và đất nghĩa trang, nghĩa địa lại cao, gây ra sự lãng phí trong sử dụng đất.
Trong khuôn viên dân cư, đất ở tuy đã tập trung gọn trong các thôn song việc sử dụng đất của một số hộ gia đình còn bất hợp lý, hộ ở quá rộng, hộ ở quá chật, nhà cửa chưa được quy hoạch gọn gàng nên việc sử dụng đất đạt hiệu quả thấp.
Biểu 4. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2000
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2000
1. Tổng số khẩu
Người
8217
- Khẩu nông nghiệp
Người
7860
- Khẩu phi nông nghiệp
Người
357
2. Tổng số hộ
Hộ
2169
+ Hộ nông nghiệp
Hộ
2050
+ Hộ phi nông nghiệp
Hộ
119
3. Tổng số lao động
Người
3770
+ Lao động nông nghiệp
Người
3300
+ Lao động dịch vụ
Người
160
+ Lao động tiểu thủ công nghiệp
Người
310
4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
1
5. Tổng thu nhập
Tỷ đồng
19,17
+ Thu từ nông nghiệp
Tỷ đồng
10,67
- Thu từ trồng trọt
Tỷ đồng
7,93
- Thu từ chăn nuôi
Tỷ đồng
2,14
+ Thu từ tiểu thủ công nghiệp
Tỷ đồng
3,5
+ Thu từ dịch vụ thương mại
Tỷ đồng
5,0
6. Tổng sản lượng lương thực
Tấn
4408
+ Thóc
Tấn
4108
+ Màu quy
Tấn
300
7. Bình quân lương thực
kg/người/năm
549
8. Bình quân thu nhập
Triệuđồng/người/năm
2,4
9. Cơ cấu kinh tế
5,6-1,9-2,5
10. Đàn trâu
Con
20
11. Đàn bò
Con
190
12. Đàn lợn
Con
3500
13. Đàn gia cầm
1000 con
40
14. Diện tích thả cá
Ha
16
15. Hệ số sử dụng đất
Lần
2,26
16. Diện tích chuyển đổi cây trồng
Ha
24
17. Năng suất lúa bình quân
Tạ/ha
100
chương 3
phương án quy hoạch đất đai
xã thanh giang huyện thanh miện tỉnh hải dương
I/ những căn cứ để xây dựng quy hoạch:
- Điều 18 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992
- Luật Đất đai năm 1993 và các văn bản sau luật của nhà nước về đất đai có liên quan.
- Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của xã và của huyện đến năm 2005 và 2010.
- Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Miện đến năm 2010 và phương hướng, kế hoạch chuyển đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích khác.
- Hướng dẫn của Tổng cục Địa chính và Sở Địa chính về nội dung phương pháp lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
- Quyết định số 2183/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc xây dựng quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Ii/ dự báo nhu cầu sử dụng đất đai xã thanh giang 2000-2001
a. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2010.
1. Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển kinh tế với nhịp độ cao, giảm dần và tiến tới xoá nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
- Phát triển kinh tế xã hội của xã đặt trong mối quan hệ gắn bó với các xã trong và ngoài huyện.
- Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều thành phần kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự kỷ cương và an toàn xã hội.
- Phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội , bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2010 là 10%/năm
- Tổng thu nhập trong toàn xã đến năm 2010 dự tính là 46,58 tỷ đồng.
- Bình quân thu nhập 5,5 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 là 0,65%
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ là: 4,5 - 3,0 - 2,5.
a) Ngành nông nghiệp:
+ ổn định diện tích canh tác khoảng 400 ha, trong đó diện tích cây vụ đông vào khoảng 100 ha
+ Năng suất lúa bình quân đạt 13 tấn/ha/năm
+ Tổng sản lượng lương thực đạt 5356 tấn
+ Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng 22,0 ha
Biểu 5. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2000
Năm 2005
Năm 2010
1. Tổng số khẩu
Người
8217
8550
8840
- Khẩu nông nghiệp
Người
7860
7670
7322
- Khẩu phi nông nghiệp
Người
357
880
1518
2. Tổng số hộ
Hộ
2169
2262
2338
+ Hộ nông nghiệp
Hộ
2050
2002
1778
+ Hộ phi nông nghiệp
Hộ
119
260
460
3. Tổng số lao động
Người
3770
3810
3900
+ Lao động nông nghiệp
Người
3300
3200
3100
+ Lao động dịch vụ
Người
160
176
250
+ Lao động tiểu thủ công nghiệp
Người
310
434
550
4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
1
0,75
0,65
5. Tổng thu nhập
Tỷ đồng
19,17
39,450
46,58
+ Thu từ nông nghiệp
Tỷ đồng
10,67
19,45
120,96
- Thu từ trồng trọt
Tỷ đồng
7,93
13,38
13,62
- Thu từ chăn nuôi
Tỷ đồng
2,14
6,07
7,34
+ Thu từ tiểu thủ công nghiệp
Tỷ đồng
3,5
10
13,97
+ Thu từ dịch vụ thương mại
Tỷ đồng
5,0
10
11,65
6. Tổng sản lượng lương thực
Tấn
4408
4902
5356
+ Thóc
Tấn
4108
4542
4921
+ Màu quy
Tấn
300
360
435
7. Bình quân lương thực
kg/người/năm
549
587
632
8. Bình quân thu nhập
Triệuđồng/người/năm
2,4
4,7
5,5
9. Cơ cấu kinh tế
5,6-1,9-2,5
5-2,5-2,5
4,4-3-3,5
10. Đàn trâu
Con
20
20
20
11. Đàn bò
Con
190
250
300
12. Đàn lợn
Con
3500
4000
4500
13. Đàn gia cầm
1000 con
40
45
50
14. Diện tích thả cá
Ha
16
25,0
29,0
15. Hệ số sử dụng đất
lần
2,26
2,3
2,5
16. Diện tích chuyển đổi cây trồng
Ha
24
22,67
22,67
17. Năng suất lúa bình quân
Tạ/ha
100
120
130
+ Hệ số sử dụng đất 2,5 lần/năm
+ Bình quân lương thực 632kg/người/năm
+ Phát triển mạnh ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, gia cầm và bò.
+ Diện tích thả cá 27,20 ha.
Phấn đấu đến năm 2010 thu từ sản xuất nông nghiệp đạt 20,96 tỷ đồng bằng 45% tổng thu nhập toàn xã.
b) Ngành tiểu thủ công nghiệp:
Đầu tư phát triển nâng cao sản xuất các ngành nghề phụ đã có và mở thêm một số ngành mới. Dự tính năm 2010 thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp đạt 13,97 tỷ đồng bằng 30% tổng thu nhập của xã. Thu hút khoảng 550 lao động dư thừa.
c) Dịch vụ thương mại:
Dự kiến đến năm 2010 thu nhập từ dịch vụ đạt khoảng 11,65 tỷ đồng bằng 25% tổng thu nhập của xã, thu hút khoảng 250 lao động sang làm dịch vụ. Tạo điều kiện để nhân dân có thể mở rộng buôn bán, phát triển dịch vụ tạo mối liên kết giữa các trung tâm kinh tế xã hội trong và ngoài vùng.
b. quỹ đất đai của xã
Như đã phân tích, quỹ đất đai ở xã không có khả năng mở rộng mà chỉ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sao cho phù hợp và đưa đất chưa sử dụng vào mục đích sử dụng nông nghiệp, làm nhà ở và chuyên dùng.
Đất trồng cây hàng năm không cần diện tích lớn như trước mà có thể chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác như: trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, xây nhà ở, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, chuyên dùng khác, ... do năng suất cây lương thực có xu hướng tăng. Năm 1995 năng suất bình quân là 80 tạ/ha, năm 1996: 82 tạ/ha, năm 1997: 83 tạ/ha, năm 1998: 90 tạ/ha, năm 2000: 100 tạ/ha.
c. tình hình dân số xã
1. Dự báo tình hình dân số
Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã Thanh Giang đã có nhiều tiến bộ nhưng đời sống nhân dân vẫn còn thấp, điều kiện chính trị chưa đi vào ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân dân số và nhà ở cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
Do vậy, vấn đề kế hoạch giảm tỉ lệ gia tăng dân số đã được UBND xã quan tâm từ nhiều năm nay, tỉ lệ tăng dân số đã thực sự giảm và đang ở mức trung bình là 1% năm 2000 ( tỉ lệ tăng dân số trung bình của toàn tỉnh Hải Dương năm 2000 là 0,9%).
Năm
95
96
97
98
99
2000
Tỷ lệ phát triển dân số (%)
1,35
1,3
1,25
1,2
1,1
1
Trong những năm tới, song song với việc phát triển kinh tế, xã cần giảm tỉ lệ tăng dân số hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác quản lý xã hội.
Theo số liệu thống kê năm 2000, dân số toàn xã là 8.217 người với số hộ là 2.169 hộ, quy mô hộ là 3.8 người/hộ.
Dự báo dân số xã trong giai đoạn quy hoạch 2000-2010 được tính theo công thức sau:
Trong đó: Nt : Số dân dự báo sau t năm.
N0 : Số dân ở thời điểm quy hoạch.
P : Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên.
V : Tỉ lệ tăng dân số cơ học.
t : Số năm dự báo.
áp dụng công thức trên ta được kết quả dự báo thể hiện ở biểu sau:
biểu 6. Dự báo dân số giai đoạn 2000 - 2010
---
chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2000
Năm 2005
Năm 2010
1. Tổng số khẩu
Người
8217
8550
8840
- Khẩu nông nghiệp
Người
7860
7670
7322
- Khẩu phi nông nghiệp
Người
357
880
1518
2. Tổng số hộ
Hộ
2169
2262
2338
+ Hộ nông nghiệp
Hộ
2050
2002
1778
+ Hộ phi nông nghiệp
Hộ
119
260
460
3. Tổng số lao động
Người
3770
3810
3900
+ Lao động nông nghiệp
Người
3300
3200
3100
+ Lao động dịch vụ
Người
160
176
250
+ Lao động tiểu thủ công nghiệp
Người
310
434
550
4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
1
0,75
0,65
2. Dự báo nhu cầu diện tích đất khu dân cư
biểu 7. Dự kiến số hộ cần đất ở mới đến năm 2010
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
năm
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu tăng thêm
Số hộ phát sinh
Só hộ cần đất ở mới
Số hộ còn tồn đọng có nhu cầu đất ở
Số hộ tăng do cơ học
Tổng số hộ cần đất ở mới
2000
8217
2169
2001
8290
2193
73
24
16
2
1
19
2002
8360
2211
70
18
11
2
1
14
2003
8426
2229
66
18
11
2
1
14
2004
8489
2245
63
16
10
2
1
13
2005
8550
2262
71
17
10
2
1
13
2006-2010
8840
2338
290
76
52
8
5
65
633
169
110
18
10
138
biểu 8. Vị trí, diện tích, loại đất quy hoạch khu dân cư mới
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
Số
Tổng
Loại đất hiện trạng
Loại đất quy hoạch
Số
Tiêu
TT
Tên thôn
diện tích (m2)
Đất
lúa
Mặt nước chưa sử dụng
Đất
ở
Giao thông
Lưu không
Mương tiêu
hộ được cấp (hộ)
chuẩn
m2/hộ
1
Tiêu Sơn
8460
5920
2540
4600
980
2400
480
46
100
2
Phù Tải
8912
8912
6900
716
716
580
34
200
3
Đan Giáp
7440
7440
6200
620
620
31
200
4
Phù Tải
4320
4320
2700
1350
270
27
100
Cộng
29132
22272
6860
20400
1696
5086
1950
138
Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất ở tăng thêm được xác định dựa vào số hộ có nhu cầu cấp đất ở mới:
H = HPS + HTĐ + HCH
Trong đó: H : Tổng số hộ cần đất.
HPS : Số hộ phát sinh trong kỳ.
HTĐ : Số hộ còn tồn đọng có nhu cầu đất ở.
HCH : Số hộ tăng do cơ học.
Qua biểu trên cho ta thấy trong giai đoạn quy hoạch 2000-2010, tổng số hộ phát sinh HPS =169 hộ, 138 hộ cần đất ở mới trong đó 110 hộ cần cấp mới + 18 hộ tồn đọng + 10 hộ tăng lên do cơ học.
Dự kiến sau khi cấp đất ở mới cho các hộ thì mỗi hộ được tiêu chuẩn từ 100 m2 - 200 m2.
Iii/ xây dựng phương án quy hoạch
1. Quan điểm chung:
- Sử dụng đất đai phải đảm bảo ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, sử dụng đi đôi với cải tạo đất, nâng cao hệ số sử dụng đất.
- Đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đối với các khu dân cư phải coi trọng tính dân tộc, từng bước xây dựng theo hướng đô thị hoá gắn với cải tạo môi trường sống trong sạch.
- Giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với việc mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo truyền thống của từng vùng quê, mở thêm ngành nghề mới để thu hút lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
- Giành quỹ đất hợp lý đất phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, các công trình công cộng...
- Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về hành lang bảo vệ đường điện, đường giao thông, đê điều, đường ống dầu...
2. Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010:
Căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2010 và quan điểm chung về quy hoạch sử dụng đất, UBND xã Thanh Giang tiến hành quy hoạch các loại đất trong địa giới hành chính như sau:
a) Đất nông nghiệp:
* Đất trồng cây hàng năm:
Để đảm bảo an toàn lương thực quốc gia đến năm 2010 và cân đối các loại quỹ đất hiện có, hiện trạng đất trồng cây hàng năm có 403,36 ha, dự kiến sẽ chuyển sang đất trồng cây lâu năm 13,60 ha, chuyển sang đất giao thông là 1,7 ha và chuyển sang đất ở là 1,52 ha. Đồng thời khi kiên cố hoá kênh mương dự kiến sẽ dôi ra 1,08 ha chuyển sang trồng lúa. Như vậy đến năm 2010 đất trồng cây hàng năm có 378,55 ha giảm 24,81 ha so với hiện trạng. Trong đó: Đất 3 vụ có 94,74 ha, đất 2 vụ có 283,81 ha, đất 1 vụ không còn.
* Đất trồng cây lâu năm:
Hiện trạng có 2,13 ha là diện tích mới hình thành do chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quyết định của UBND tỉnh và một phần diện tích vườn trong khu dân cư. Trong 10 năm tới đất trồng cây lâu năm sẽ giảm 0,38 ha do chuyển sang đất giao thông. Nhưng cũng tăng lên 16,87 ha do chuyển từ đất chuyển dùng khác sang 3,65 ha, chuyển từ đất lúa sang 13,60 ha. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất cây lâu năm của xã có 19,00 ha tăng 16,87 ha so với hiện trạng.
* Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:
Hiện trạng có 25,16 ha, sẽ giảm 0,06 ha để xây dựng sân vận động thôn Đan Giáp, 1,7 ha mở rộng đường giao thông và 0,1 ha xây dựng bãi đỗ xe ven đường 20B. Đồng thời cũng tăng thêm 12,87 ha do cải tạo mặt nước chuyên dùng sang là 1,0 ha, cải tạo mặt nước hoang là 2,8 ha, đất lúa chuyển sang 9,07 ha đến năm 2010 diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 36,17 ha tăng 11,01 ha so với hiện trạng.
Như vậy đến năm 2010 tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn xã có 433,72 ha tăng 3,07 ha.
b) Đất chuyên dùng:
Hiện trạng có 139,08 ha bằng 21,38% đất hành chính, dự kiến đến năm 2010 có 139,12 ha bằng 21,39% đất hành chính, tăng so với hiện trạng 0,04 ha. Cụ thể:
* Đất xây dựng:
Hiện nay, các công trình xây dựng công cộng của xã đã tương đối đầy đủ và ổn định về mặt vị trí và diện tích. Trong các năm tới chỉ cần xây dựng nâng cấp cho khang trang, sạch đẹp như chợ, trạm y tế, dịch vụ... Riêng thôn Đan Giáp chưa có sân vận động mi ni thì hướng tới sẽ phân bổ 600m2 đất ao nông nghiệp để xây dựng và 200m2 để làm trạm bơm tiêu nước cho toàn bộ ruộng canh tác phía bắc xã, phần đất này lấy vào đất thủy lợi.
Như vậy đến năm 2010 đất xây dựng của xã có 3,91 ha tăng 0,08 ha. Trong đó có 0,08 ha đất công nghiệp do các tổ chức kinh tế quản lý và 3,83 ha do UBND xã quản lý.
biểu 9. Hiện trạng và quy hoạch đất xây dựng đến 2010 xã thanh giang - huyện thanh miện
---
hạng mục
Diện tích hiện trạng 2000
Diện tích quy hoạch 2010
Diện tích tăng lên
Loại ruộng đất dùng để xây dựng
1. Trụ sở UBND , HTX xã
0,34
0,34
2. Chợ
0,26
0,26
3. Trạm xá
0,15
0,15
4. Trường học
1,07
1,07
5. Sân vận động
0,77
0,77
6. Hội trường thôn
0,35
0,41
+0,06
M.nước NTTS
7. Đình chùa
0,27
0,27
8. Trạm bơm, biến thế
0,08
0,10
+0,02
Thuỷ lợi
9. Công trình xây dựng khác
0,34
0,34
10. Nhà trẻ, mẫu giáo
0,20
0,20
Cộng
3,83
3,83
* Đất giao thông:
Tuy trong mấy năm gần đây UBND xã đã chú trọng tới việc tu sửa nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn xã song bề rộng mặt đường và hành lang bảo vệ vẫn chưa đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước như đường tỉnh lộ 20B bề rộng mặt đường mới để được 8m, hành lang bảo vệ 10m mà theo quy định thì bề rộng mặt đường phải là 12m và hành lang bảo vệ phải là 20m.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hoá trong các năm tới thì hệ thống giao thông trong xã cần mở rộng thêm 6,26 ha trong đó: Lấy vào đất lúa là 1,7 ha, đất trồng cây lâu năm là 0,38 ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1,7 ha, đất thuỷ lợi là 0,65 ha, đất ở là 1,59 ha và mặt nước chưa sử dụng là 0,24 ha. Như vậy đến năm 2010 diện tích giao thông có 35,00 ha bằng 5,38% diện tích hành chính và tăng 6,26 ha so với hiện trạng.
biểu 10. Hiện trạng và quy hoạch đất giao thông đến 2010
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
Hiện trạng năm 2000
Quy hoạch năm 2010
Diện
Lấy vào loại đất
tên đường
Dài
(m)
Rộng
(m)
Diện tích (ha)
Dài
(m)
Rộng
(m)
Diện tích (ha)
tích tăng thêm
Cây hàng năm
Thuỷ lợi
Cây lâu năm
Mặt nước NTTS
Đất ở
Mặt nước hoang
Tỉnh lộ 20B
2000
8
1,6
2000
12
2,40
0,80
0,24
0,39
0,13
Hành lang bảo vệ
10
20
4,00
Huyện lộ 192
2500
3-6
0,99
2500
8
2,00
1,01
0,4
0,26
0,08
0,25
0,02
Hành lang bảo vệ
10
2,5
Đường trục thôn
7000
4
2,80
7000
6
4,20
1,40
0,10
0,1
0,9
0,3
Hành lang bảo vệ
4
2,80
Đường xóm
11000
2,5
2,75
11000
4
4,40
1,65
0,20
0,8
0,65
Trục đồng
14000
4
5,6
14000
5
7,0
1,40
1,30
0,05
Nội đồng
15,00
15,00
6,26
1,70
0,65
0,38
1,70
1,59
0,24
* Đất thủy lợi:
Mạng lưới thuỷ lợi của xã nhìn chung đã được quy hoạch khá hoàn chỉnh, đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác của xã nên trong quy hoạch không phải phân bổ thêm nữa. Theo kế hoạch kiên cố hoá kênh mương, xã Thanh Giang dự kiến làm được khoảng 4600m kênh tưới cấp 1 và 2, diện tích dôi dư là 1,08 ha chuyển sang đất canh tác, việc mở rộng đường giao thông cũng lấy mất 0,65 ha, cải tạo mặt nước chuyên dùng chuyển sang mặt nước nông nghiệp 1,0 ha, xây dựng trạm bơm mất 0,02 ha. Như vậy đất thuỷ lợi chuyển sang cho các loại đất khác mất khoảng 2,75 ha, còn 87,33 ha.
* Đất chuyên dùng khác:
Hiện tại có 5,99 ha chủ yếu là diện tích trại lợn cũ hướng tới sẽ cải tạo 3,65 ha để trồng cây lâu năm. Còn lại 2,34 ha là diện tích lưu không đường giữ nguyên. Ngoài ra xã còn dự kiến xây dựng một bãi đỗ xe ven đường 20B với diện tích 0,1 ha lấy vào loại đất mặt nước nông nghiêpị. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất chuyên dùng khác là 2,44 ha giảm 3,55 ha so với hiện trạng.
c) Đất ở nông thôn:
Nhu cầu đất đai ngày một tăng lên nhất là đất ở trong khi tổng diện tích đất đai không tăng. Để giải quyết tốt mâu thuẫn này cần phải quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số, kế hoạch hoá gia đình. Xã Thanh Giang dự kiến ổn định dân số vào năm 2010, tỷ lệ tăng dân số ở mức thấp (0,65%).
Đến năm 2010 dự kiến dân số của xã là: 8.840 người, 2338 hộ gia đình và 3900 lao động. So với năm 2000 tăng 633 người 169 hộ. Dự kiến số hộ cần đất ở bằng 65% số hộ phát sinh thì số hộ cần đất ở sẽ là 110 hộ, số hộ cần đất ở còn tồn đọng do các năm trước chưa cấp là 18 hộ. Ngoài ra do vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế nên phải dự kiến số hộ từ nơi khác chuyển đến trong vòng 10 năm tới là 10 hộ. Như vậy tổng số hộ cần đất ở mới đến năm 2010 là 138 hộ (Biểu 11).
Việc phát triển đất khu dân cư mới phải đảm bảo nguyên tắc đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã trong mối tương quan với việc phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện và của vùng. Đảm bảo đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn, tiết kiệm đất, tôn trọng triệt để hành lang giao thông. Trên cơ sở các nguyên tắc vừa nêu và dựa vào tình hình thực tế của địa phương xã dự kiến bố trí cho 138 hộ dân cư trên 4 điểm quy hoạch với tổng diện tích 29.132m2 trong đó:
- Đất ở là : 20400m2
- Đất giao thông : 1696m2
- Lưu không đường : 5086m2
- Mương tiêu sau dân cư : 1950m2
Trong 20400m2 đất ở mới có 6200m2 đất 3 vụ, 9000m2 đất 2 vụ và 5200m2 đất có mặt nước chưa sử dụng.
Tất cả các điểm quy hoạch dân cư được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/5000 (Trong báo cáo thực tập này là tỉ lệ 1:15.000). Về kích thước hộ, đường đi, hành lang đường, mương tiêu được thể hiện chi tiết trên bản vẽ thiết kế mặt bằng đất khu dân cư mới tỷ lệ 1/500 (Trong báo cáo thực tập này là tỉ lệ 1:15.000).
biểu 11. Vị trí, diện tích, loại đất quy hoạch khu dân cư mới
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
Số
Tổng
Loại đất hiện trạng
Loại đất quy hoạch
Số
Tiêu
TT
Tên thôn
diện tích (m2)
Đất
lúa
Mặt nước chưa sử dụng
Đất
ở
Giao thông
Lưu không
Mương tiêu
hộ được cấp (hộ)
chuẩn
m2/hộ
1
Tiêu Sơn
8460
5920
2540
4600
980
2400
480
46
100
2
Phù Tải I
8912
8912
6900
716
716
580
34
200
3
Đan Giáp
7440
7440
6200
620
620
31
200
4
Phù Tải II
4320
4320
2700
1350
270
27
100
Cộng
29132
22272
6860
20400
1696
5086
1950
138
(Thôn Đông ích không quy hoạch do diện tích đất rộng)
d) Đất chưa sử dụng:
Diện tích đất chưa sử dụng có 20,90 ha, qua khảo sát và định hướng sử dụng đất sẽ cải tạo 2,8 ha thành mặt nước nông nghiệp, 0,24 ha sang đất giao thông, 0,52 ha sang đất ở nông thôn. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng còn 17,34 ha, trong đó: Mặt nước chưa sử dụng có 7,65 ha, diện tích sông tự nhiên có 9,69 ha.
biểu 12. Cân đối diện tích giữa hiện trạng và quy hoạch
xã thanh giang - huyện thanh miện
---
loại đất
Diện tích hiện trạng năm 2000 (ha)
Tỷ lệ
%
Diện tích quy hoạch năm 2010
(ha)
Tỷ lệ
%
So sánh
Tăng (+)
Giảm (-)
(ha)
Tổng diện tích
650,49
650,49
I- Đất nông nghiệp:
430,65
66,20
433,72
66,68
+3,07
1. Đất trồng cây hàng năm
403,36
93,66
378,55
87,28
-24,81
a) Ruộng 3 vụ
70,16
17,39
94,74
25,03
+24,58
b) Ruộng 2 vụ
327,74
81,25
283,81
74,97
-43,93
c) Ruộng 1 vụ
5,46
1,36
-5,46
2. đất trồng cây lâu năm
2,13
0,50
19,00
4,38
+16,87
3. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
25,16
5,84
36,17
8,34
+11,01
II- Đất chuyên dùng:
139,08
21,38
139,12
21,39
+0,04
1. Đất xây dựng
3,83
2,75
3,91
2,81
+0,08
2. Đất giao thông
28,74
20,66
35,00
25,16
+6,26
3. Đất thuỷ lợi
90,08
64,77
87,33
62,77
-2,75
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
10,44
7,51
10,44
7,5
0
5. Đất chuyên dùng khác
5,99
4,31
2,44
1,75
-3,55
III- Đất ở nông thôn:
59,86
9,20
60,31
9,27
+0,45
IV- Đất chưa sử dụng:
20,90
3,22
17,34
2,66
-3,56
1. Mặt nước chưa sử dụng
11,21
53,64
7,65
44,12
-3,56
2. Sông suối
9,69
46,36
9,69
55,88
0
Iv/ kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ vào phương hướng sử dụng đất của cả thời kỳ từ 2000 đến 2010 sẽ phân ra 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1:
Từ năm 2000 đến năm 2005. Đây là những năm đầu của niên hạn quy hoạch.
- Hoàn thành phân bổ đất canh tác.
- Hoàn thành chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Hoàn thành phân bổ đất xây dựng.
- Nâng cấp, mở rộng 1 phần mạng lưới giao thông.
- Kiên cố hoá 50% mương tưới cấp 1,2.
- Phân bổ một phần đất dân cư.
- Cải tạo mặt nước hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp.
* Giai đoạn 2:
Giai đoạn này cơ bản các loại đất đã ổn định và đi vào nề nếp. Chỉ còn tiếp tục phân bổ đất giao thông, thuỷ lợi, đất ở nông thôn.
kết luận và đề nghị
Quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2000 - 2010 của xã Thanh Giang được xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của xã. Căn cứ vào mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế xã hội của xã và huyện.
Là một xã có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, cần phải chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tuyên truyền vận động để nhân dân thấy rõ hiệu quả tích cực của việc thực hiện đề án quy hoạch. Cần phân định càng sớm càng tốt ranh giới các loại đất, nhất là đất công điền, công thổ, đất hành lang đường, hành lang đê. Tránh gây chồng chéo, lãng phí đất.
Quy hoạch sử dụng đất là một quy hoạch chuyên ngành có tính định hướng về mặt sử dụng đất đai. Do đó trong quá trình thực hiện cần phải bổ sung chỉnh lý cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của từng giai đoạn để đảm bảo sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm đất.
Hàng năm, căn cứ vào đề án quy hoạch sử dụng đất cả thời kỳ, UBND xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đề nghị chuyển một số loại đất theo đúng yêu cầu trình UBND huyện xem xét. Trên cơ sở đó UBND tỉnh ra quyết định. Nếu chưa có quyết định của các cấp có thẩm quyền thì UBND xã chưa được phép chuyển mục đích sử dụng.
tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn - PGS-TSKH Lê Đình Thắng (Chủ biên) - Bộ môn KTQL Địa Chính - Trường ĐH. Kinh tế quốc dân - NXB Chính trị Quốc Gia.
2. Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất - Trường ĐH. Kinh tế quốc dân.
3. Luật Đất đai 14/07/1993 (Có sửa đổi và bổ xung).
4. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan.
5. Các số liệu của UBND xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện và Sở Địa Chính Hải Dương.
6. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Giang.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
6
I. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm
6
II. Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
9
III. Căn cứ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
10
IV. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
10
Chương II: Hiện trạng bố trí sử dụng đất đai
tại xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
14
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thanh Giang có ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai
14
II. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2000
18
III. Tình hình quản lý đất đai
25
IV. Nhận xét về hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của xã Thanh Giang
26
Chương III: Phương án quy hoạch đất đai xã Thanh Giang
28
I. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch
29
II. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai xã Thanh Giang
29
III. Xây dựng phương án quy hoạch
35
IV. Kế hoạch sử dụng đất
43
Kết luận
44
Tài liệu tham khảo
45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.doc