Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam

Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam là chương trình hợp tác giữa giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu tổng thể là cải thiện chất lượng quy hoạch đô thị góp phần cải thiện điều kiện môi trường ở các đô thị cấp tỉnh tại Việt Nam. Chương trình được thực hiện qua 4 năm (2005-2009) ở ba hợp phần chính là Hợp phần Dự án tài trợ nhỏ (DATTN), Hợp phần Nâng cao năng lực và Đào tạo (NCNL&ĐT), và Hợp phần Kết nối đô thị và Tăng cường thể chế (KNĐT&TCTC). Hợp phần DATTN nhằm tạo cơ hội nâng cao nhận thức và năng lực quy hoạch địa phương cho các thành phố và đô thị cấp tỉnh ở Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long để tìm các giải pháp bền vững cho các vấn đề môi trường đô thị nhằm mang lợi trực tiếp cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các nhóm hộ nghèo. Khoản tài trợ 2,9 triệu ơ-rô dành cho các dự án địa phương dựa trên những sáng kiến, mô hình triển vọng và sự đa dạng về môi trường. Các Ban liên hiệp (gồm các đơn vị chính quyền đô thị, các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp) đề xuất tài trợ các DATTN thông qua quá trình Kêu gọi đề xuất và hai vòng lựa chọn cạnh tranh

pdf26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tắm bên trên và như thế cũng cải thiện tình trạng vệ sinh cho cá nhân. Kết quả đã cải thiện tình trạng vệ sinh của các hộ được nhận hỗ trợ nói riêng cũng như cho cộng đồng nói chung. Nhà vệ sinh mới cũng góp phần vào việc tạo sự tiện lợi, vệ sinh cá nhân và sức khỏe của người dân tốt hơn. Rau được bón thử nghiệm bằng phân vi sinh Tính bền vững và các kế hoạch tương lai Dự án ở Phường 2 đã được mở rộng ra Phường 1 và 4. Đã đề xuất ý tưởng phân loại rác tại nguồn tại khu vực chợ và cũng có các khả năng thu gom rác hữu cơ từ các điểm kinh doanh, chẳng hạn như là nhà hang để làm phân vi sinh. Chính quyền thành phố cũng muốn lập quỹ tín dụng hỗ trợ cho vay làm hầm tự hoại để có nhiều hộ nghèo hơn được hưởng lợi. Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: €233.243 (90% tài trợ của Ủy ban Châu Âu; 10% đối ứng của địa phương) €10.000 đóng góp khác ngoài cam kết trong Hợp đồng tài trợ từ các đối tác địa phương Số người hưởng lợi: Phân loại rác: 2.213 hộ (12.000 người) Hầm tự hoại: 75 hộ nghèo và cận nghèo Ban quản lý dự án UBND Thành phố Cao Lãnh; Công ty Cấp thoát nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp; Phòng Tài nguyên và Môi trường Tp. Cao Lãnh, Phòng Quản lý Đô thị Tp.Cao Lãnh; Đài Phát thanh Tp.Cao Lãnh; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Ban Quản lý chợ Cao Lãnh; Công ty TNHH Hoàng Anh. Liên hệ: Ông Nguyễn Hữu Dũng Trưởng Ban liên hiệp - Ủy Ban Nhân Dân Tp Cao Lãnh Số 3 Đường 30/4, phường 1 TP. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp Tel: 067. 3851601 13 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Hậu Giang là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Bắt đầu vào tháng 12/2006 và hoàn tất vào tháng 03/2009 dự án “Xây dựng mô hình quản lý và bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng ở Phường 4, TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” nhằm cải thiện môi trường và sức khỏe người dân được tiến hành thực hiện. Dự án là một ví dụ điển hình trong nâng cấp đô thị. Ông Nguyễn Văn Huyền, Trưởng Ban liên hiệp dự án mô tả dự án như sau. Kênh bị ô nhiễm bởi rác và nước thải trước khi có dự án Mặc dù là một trong những phường trung tâm nhưng khu vực dự án thí điểm được chọn là Khu vực 5 và 6 của Phường 4 có sở hạ tầng môi trường nghèo nhất trong thị xã. Đa số hộ nghèo chưa có hố xí hợp vệ sinh. Xe đẩy tay không thể vào các con hẻm nhỏ để thu gom rác. Rác không được thu gom đọng lại và gây tắc nghẽn các con kênh hở. Các con kênh này dẫn nước mưa và nước thải đang trong tình trạng bị hư hỏng và bị ứ rác không thoát nước được. Các con kênh bị tắc nghẽn này góp phần gây ra úng ngập thường xuyên; nước có mùi hôi, bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt của người dân, tại môi trường thuận lợi cho việc phát sinh muỗi và các sinh vật gây bệnh khác. Thêm vào đó rất nhiều hộ nghèo không có nhà vệ sinh với hầm tự hoại. Chúng tôi đã tiếp cận người dân về ý tưởng giải quyết một số vấn đề này trong một dự án thí điểm và tất cả các hộ dân đều đồng lòng tham gia. Chúng tôi nghĩ rằng nếu thực hiện thành công dự án cải thiện môi trường và sức khỏe người dân trong khu vực nhỏ này, sau đó có thể nhân rộng dự án ở các khu vực còn lại của thị xã Vị Thanh. Quá trình thực hiện Sau đây là một số hoạt động của dự án đã hoàn tất. Đầu tiên là lập thiết kế kỹ thuật cơ sở. Sau đó chúng tôi tổ chức tham vấn và lấy ý kiến đồng thuận của chính quyền địa phương và người dân trong khu vực dự án. Ngay sau đó chúng tôi tiến hành mua sắm thùng rác và bắt đầu thu gom rác, nạo vét kênh, xây dựng hệ thống cống và hầm tự hoại. Chúng tôi cũng tiến hành soạn thảo quy ước cộng đồng và thông qua sự đồng thuận của cộng đồng, và được ban hành bởi UBND phường. Vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án phải đối mặt với nhiều khó khăn và chúng tôi đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy rằng các hoạt động phát triển cộng đồng bao gồm tham vấn, vận động và lấy ý kiến cộng đồng mất nhiều thời gian hơn dự tính. Lúc đầu người dân còn hoài nghi vì đã nghe nhiều lời hứa hẹn về việc nâng cấp trong khu vực. Để giải quyết vấn đề này, đội ngũ tuyên truyền viên, phần lớn là hội viên Hội phụ nữ, đã dành nhiều thời gian đến từng nhà để giải thích và thuyết phục. Ban liên hiệp cũng tổ chức đưa cộng đồng tham quan các dự án tương tự ở tỉnh bạn để tìm hiểu cách thức cộng đồng đóng góp vào công tác cải tạo vệ sinh môi trường như thế nào. Thứ hai, chúng tôi cũng rất ngạc nhiên với con số mét khối rác được thu gom từ các con kênh. Bài học kinh nghiệm Chúng tôi rất tự hào về một số kinh nghiệm tốt có được trong thực hiện dự án. Thứ nhất, chúng tôi đưa cộng đồng tham gia ngay từ khi bắt đầu dự án. Thứ hai, sử dụng phương pháp kết hợp đồng bộ với nâng cấp đô thị, đó là hiệp lực cải tạo đường vào, hệ thống thoát nước, vệ sinh và quản lý rác thải. Chúng tôi đã lưu tâm giải quyết bốn vấn đề trên theo phương thức kết hợp đồng bộ. Hệ thống cống xây mới có nắp bê tông để giữ vệ sinh cống và không cho xả rác bừa bãi xuống cống. Đường hẻm được bê tông hóa để đi lại được dễ dàng và không bị sình lầy trong mùa mưa. Điều này cũng hỗ trợ cho công tác thu gom rác bằng xe đẩy tay được tốt hơn. Một lợi ích khác trong việc nâng cấp hẻm là tạo đường vào dễ dàng cho xe cứu thương và xe chữa cháy khi cần thiết. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG 14 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Hậu Giang là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Hệ thống cống và đường đã hoàn chỉnh Thứ ba, chúng tôi hướng vào đối tượng hộ nghèo và hỗ trợ họ cơ sở vệ sinh phù hợp trong điều kiện họ không có khả năng tài chính để tự xây dựng. Mặc dù chỉ có một số ít hộ được hưởng lợi trực tiếp, nhưng cũng có nhiều hộ cũng được hưởng lợi gián tiếp thông qua việc giảm các khả năng gây bệnh về đường ruột qua đường lây lan trực tiếp, nước bị ô nhiễm, ruồi và đồ ăn bị nhiễm bẩn. Thứ tư, chúng tôi tạo cân bằng cải tạo hạ tầng và sự tham gia của cộng đồng. Chúng tôi nhận thấy rằng các cán bộ kỹ thuật không thể quy hoạch, thiết kế và thực hiện các dự án thoát nước, hạ tầng và vệ sinh nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng. Chẳng hạn như nếu hộ dân không kết nối với hệ thống thoát nước mới, các lợi ích về sức khỏe của hệ thống cống mới này mang lại cho tất cả người dân là rất hạn chế. Và cuối cùng, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều cuộc họp cộng đồng để đạt được các thỏa thuận về cách làm như thế nào để duy trì và giữ môi trường sạch sẽ. Bên cạnh các cuộc họp, chúng tôi cũng đã đến từng hộ gia đình để thảo luận với họ về vấn đề đó. Một buổi lễ lớn đã được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 năm 2008 để ký một thỏa thuận được gọi là các qui định cộng đồng giữa Ban liên hiệp và cộng đồng. Việc ban hành các qui định này được thực hiện ngay sau đó bởi một quyết định của UBND phường 4. Tính bền vững và kế hoạch trong tương lai Công tác vận hành và bảo dưỡng các công trình hạ tầng của dự án sẽ được thực hiện bởi UBND phường 4. Người dân đã đồng ý thực hiện theo Quy ước cộng đồng. Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên sẽ tiếp tục các hoạt động nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường. Về khả năng mở rộng dự án, Ban liên hiệp đã đề xuất các dự án tương tự cho 5 địa điểm khác ở trong thị xã và các huyện khác. Các dự án đề xuất này sẽ thừa hưởng các bài học kinh nghiệm từ dự án này. Chúng tôi cũng đã gởi các đề xuất này đến UBND thị xã Vị Thanh. Quá trình vẫn đang được thực hiện, và chúng tôi chưa tìm thấy nguồn kinh phí nào để thực hiện các dự án nhưng hy vọng với các thành quả đã đạt được từ các dự án tài trợ nhỏ có thể thuyết phục được các nhà tài trợ và các cộng đồng địa phương đóng góp. Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: €331.706 (90% tài trợ của Ủy ban Châu Âu; 10% đối ứng địa phương) Số người hưởng lợi: 250 hộ Phường 4 Thị xã Vị Thanh Ban quản lý dự án Sở Tài nguyên & Môi trường (lãnh đạo Ban liên hiệp), Công ty Cấp nước và Công trình công cộng, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã, Khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học Cần Thơ Liên hệ: Ông Nguyễn Văn Huyền Trưởng Ban liên hiệp – Sở TN&MT Tỉnh Hậu Giang Khu hành chính 406 Trần Hưng Đạo, P. 5, TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Tel: 0711.3878894 – Fax: 0711.3878895 15 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Kiên Giang là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Khởi đầu từ tháng 12 năm 2006 và hoàn tất vào tháng 03/2009, dự án “Xây dựng mô hình thí điểm hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị cho thành phố Rạch Giá trên cơ sở phân loại rác tại nguồn có sự tham gia của cộng đồng” được xây dựng nhằm giúp cải thiện môi trường phường Vĩnh Bảo là phường trọng điểm thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Bà Võ Thị Vân, Trưởng ban liên hiệp Dự án tài trợ cùng chia sẻ về dự án. Chúng tôi có lẽ phải làm một điều gì đối với những vấn đề chất thải rắn đang phát sinh. Đường phố ngày càng bẩn hơn, thành phố của chúng tôi trở nên kém thu hút hơn. Trong khi chúng ta ngày một sản sinh ra nhiều rác hơn, các bãi rác của chúng ta bị quá tải, và chúng ta không quản lý kịp. Hậu quả đi liền là người dân sống ở các khu vực lân cận dễ mắc bệnh. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất ở một phường trọng điểm như Vĩnh Bảo. Nơi đây có hơn 20.000 dân cư sinh sống thuộc 4.000 hộ gia đình, và khoảng 5% dân sống kề với các con kênh rạch. Sau khi xem xét kỹ vấn đề này, chúng tôi nhận thấy khoảng 30% rác thải không được thu gom, và dọc các con sông con số này là tới 90%. Chỉ một số ít người nhận thức tốt về môi trường, và thậm chí rất ít người quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Và khi chúng tôi nỗ lực nhận dạng một địa điểm bãi rác mới phù hợp, chúng tôi thấy hầu hết các địa điểm không đạt được các tiêu chí luật môi trường mới. Quá trình thực hiện Từ thực tế đó, chúng tôi đã thiết kế một dự án thí điểm với mục tiêu nâng cao nhận thức về môi trường của người dân, đưa họ tham gia vào hoạt động phân loại rác tại nguồn, thu gom rác rác theo hướng hiệu quả hơn, sản xuất phân phân vi sinh và sau đó sử dụng làm phân bón. Theo đó rác hữu cơ sẽ không đổ ra bãi rác, do vậy sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bãi rác hơn. Bên cạnh đó, khi không có rác hữu cơ, phần rác vô cơ còn lại sẽ dễ dàng được tái chế hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án là không dễ dàng. Sau khi chúng tôi thành lập Ban quản lý dự án, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho các thành viên thuộc Hội liên hiệp phụ nữ phường và Đoàn thanh niên thành các tuyên truyền viên tham gia giao tiếp với các cộng đồng địa phương và khuyến khích cộng đồng tham gia dự án. Sau đó chúng tôi tiến hành mẫu khảo sát khoảng 1.000 hộ gia đình để nhận định mức độ nhận thức về các vấn đề môi trường, khối lượng và đặc thù rác thải, tình hình kinh tế xã hội, và lịch trình thu gom rác quen thuộc. Trên cơ sở những thông tin này, chúng tôi thiết kế các tuyến đường thu gom rác và chuẩn bị thiết kế xưởng ủ phân vi sinh, và hiện tại phân xưởng này đang hoạt động. Chúng tôi cũng tập huấn các cán bộ URENCO nâng cao kiến thức kỹ năng chuyên môn về xử lý phân vi sinh. Rác thải không được thu gom vứt bừa bãi ở ven đường Cùng hợp tác với các cơ quan chính quyền phường, chúng tôi tổ chức một loạt các cuộc họp với cộng đồng. Tại các cuộc họp này, chúng tôi phát cho mỗi hộ gia đình hai thùng đựng rác để phân loại rác hộ gia đình mình. Hơn 85% số hộ cam kết tham gia. Hàng ngày, chúng tôi đưa ra quyết định thu gom cả hai loại rác. Tại các điểm nhận rác quy định dọc theo các tuyến phố, rác được chuyển từ xe đẩy nhỏ lên xe tải và chuyển tới bãi rác. Vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện Chúng tôi đã từng đối mặt và hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc thu gom và phân loại rác tại nguồn. Thách thức lớn nhất là chỉ khoảng 30% hộ gia đình thực sự phân loại đúng nguồn rác tại nhà. Nhiều hộ gia đình không sử dụng thùng rác do dự án cung cấp và cho rằng nhà họ chật để cùng lúc giữ hai thùng rác. Những hộ khác thì cho rằng người thu gom rác không làm theo đúng lịch trình quy định. Còn có hộ chỉ ra là công nhân thu gom rác không đặt các xe nhỏ hay xe tải đúng chỗ. Cuối cùng, nhiều hộ, nhất là những hộ sinh sống dọc ven sông, vẫn xả rác bừa bãi. MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 16 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Kiên Giang là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Chúng tôi cũng đã đối mặt với nhiều khó khăn khi thực hiện xưởng ủ phân vi sinh. Ví dụ, chúng tôi đã dự định đặt xưởng ủ phân vi sinh ở Hòn Đất, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ủ phân vi sinh tại đó, nhưng đường liên thông đến khu vực đó lại chưa có. Sau đó, chúng tôi đã tìm được một vị trí mới tại huyện Châu Thành, nhưng phải thay đổi thiết kế từ xưởng ủ kỵ khí sang hiếu khí bởi vì Tư vấn nói rằng quá trình phân hủy kỵ khí có thể sinh ra khí Mê tan (khí gây ra hiệu ứng nhà kính) và không dễ dàng để kiểm soát được sự sinh ra khí này. Bài học kinh nghiệm Cho đến nay, dự án của chúng tôi trải qua nhiều “bài học có ý nghĩa”. Một trong số đó là quá trình tham gia của cộng đồng. Đầu tiên chúng tôi truyền đạt đến người dân về cách làm như thế nào dự án có thể cải thiện các điều kiện sống của họ. Sau đó, Ban liên hiệp, chính quyền địa phương và đại diện các hộ gia đình cùng ký vào một thỏa thuận về cách sử dụng và duy trì các thùng rác như thế nào. Sau khi dự án kết thúc, UBND phường Vĩnh Bảo đã củng cố thỏa thuận để trở thành một quy định về phân loại rác tại hộ gia đình. Một bài học kinh nghiệm khác của chúng tôi là sự nỗ lực mạnh mẽ để đạt được các sự đóng góp của cộng đồng cho dự án. Chúng tôi đã kêu gọi được chính quyền tỉnh trích 1,6 tỷ đồng Việt Nam (tương đương €64.000) bằng tiền mặt từ ngân sách tỉnh cho các vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như 300 côngtenơ rác công cộng sử dụng dọc khu bãi biển. Huyện Châu Thành cũng cấp 2.000 m2 để làm xưởng ủ phân vi sinh, và huyện Hòn Đất cấp 3.000 m2 để ủ rơm vi sinh. Tính bền vững và kế hoạch tương lai Dự án đã hoàn thành vào tháng 3/2009. Tiếp sau đó, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành sẽ tiếp tục đảm trách việc thu gom rác, vận hành và duy trì xưởng sản xuất phân vi sinh, đồng thời sử dụng ngân sách giao từ tỉnh. Xưởng ủ rơm vi sinh sẽ tiếp tục theo dự án URENCO huyện Hòn Đất. Theo dự kiến, sáng kiến phân loại rác sẽ được áp dụng ở các quận huyện khác. Xưởng ủ phân vi sinh tại Huyện Châu Thành Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: €265.011 (89% tài trợ từ Châu Âu; 11% đóng góp chính phủ Việt Nam); €58.524 đóng góp bằng hiện vật từ các đối tác địa phương và cộng đồng. Số người hưởng lợi: Phân loại rác: 3.947 hộ gia đình (khoảng 20.000 người dân) Ban quản lý dự án Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang (Trưởng ban liên hiệp) Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Bảo, Công ty Công trình đô thị tỉnh Kiên Giang, Hội liên hiệp phụ nữ phường Vĩnh Bảo, Tỉnh đoàn Kiên Giang, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành Liên hệ: Bà Võ Thị Vân Trưởng Ban liên hiệp – Sở TN&MT Kiên Giang Số 1226A Nguyễn Trung Trực, phường An Bình, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Tel: 077.3913777 – Fax: 077.3910804 17 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Long An là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Đây là câu chuyện mà Ông Trần Kim Lân, Trưởng Ban liên hiệp tự hào chia sẻ về thực hiện dự án ở đô thị của mình. Vào đầu năm 2006, một số ít người dân ở thị xã Tân An quyết định làm một việc gì đó trong vấn đề rác thải ngày càng phát sinh. Khu bãi rác của chúng tôi đều quá tải, và quản lý lỏng lẻo. Hơn nữa, khu bãi rác lại quá gần với khu vực dân cư tập trung. Các chuyên gia đã khuyên chúng tôi đóng cửa bãi rác và xây dựng một khu bãi rác mới. Nhưng họ cũng khuyên chúng tôi rằng để có thể xây dựng được một bãi chôn lấp rác trong tương lai khả thi về mặt kinh tế, chúng tôi cần giảm khối lượng rác thải ở mức độ nào đó qua việc tái chế rác và các phương pháp khác như phân loại rác tại nguồn. Quá trình thực hiện Với nguồn tài trợ từ Chương trình QHMTĐT- VN, chúng tôi đã thiết kế thí điểm dự án phân loại rác tại nguồn để giải quyết các vấn đề này ở thị xã Tân An. Hiện trạng chôn lấp rác thải Chúng tôi tự hào về rất nhiều các thành quả đạt được. Đầu tiên, chúng tôi đã nâng cao nhận thức về môi trường -- nói riêng là liên quan đến các hoạt động phân loại rác tại nguồn -- của những người dân đang sinh sống, làm việc và đi học ở 4 phường trung tâm của Thị xã Tân An. Chúng tôi đã tiếp cận được khoảng 30.000 hộ gia đình, hoặc khoảng 120.000 người, bao gồm 60.000 phụ nữ và 27.000 trẻ em. Các hoạt động đa dạng để nâng cao nhận thức của chúng tôi bao gồm: phân phát các tài liệu được in ấn như tờ rơi, băng rôn, biển quảng cáo, và các sổ tay dự án; các thông điệp và các chương trình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như radio và truyền hình; các bài báo trên các tờ báo và bản tin Xây dựng Long An; các trò chơi đố vui và thi đấu ở các trường tiểu học và trung học; và các cuộc diễu hành đường phố. Chúng tôi cũng đã thực hiện 19 khóa tập huấn cho các cộng tác viên của dự án, soạn thảo các qui định tại địa phương cho việc phân loại rác tại nguồn và đã đạt được sự cam kết của 7.175 hộ gia đình, 178 các công ty tư nhân, các cơ quan chính quyền và 5 trường học. Về phương diện vật chất, chúng tôi đã mua và phân phát 19.000 thùng rác hộ gia đình hai màu cộng với 181 thùng rác công cộng hai màu, và chúng tôi cũng đã mua 19 xe ba gác để thu gom rác ở những hẻm nhỏ. Chúng tôi đã xây dựng một xưởng ủ phân vi sinh với công suất 3 tấn rác hữu cơ một ngày. Chúng tôi đã nâng cao năng lực cho Công ty Công trình công cộng và cũng thực hiện nâng cao năng lực cho chính chúng tôi. Năng lực của Công ty này được củng cố thông qua chương trình tập huấn, cung cấp thiết bị và cải tiến lịch trình và tuyến đường thu gom rác. Với sự hỗ trợ của dự án, họ cũng đã thiết lập được một kế hoạch chi tiết cho việc đóng cửa và tái phục hồi bãi rác hiện tại. Công ty hiện có khả năng thu gom khoảng 5 tấn/ngày và ủ phân vi sinh khoảng 3 tấn/ngày. Năng lực làm việc và quản lý của các thành viên Ban liên hiệp đã được xây dựng thông qua các khóa đào tạo chính thức và đào tạo tại chỗ (thông qua công việc). Vướng mắc và khó khăn khi thực hiện Chúng tôi cũng đã đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện; một số khó khăn đã vượt qua, một số khó khăn khiến chúng tôi phải thay đổi kế hoạch. Chúng tôi đã dự định đóng cửa và phục hồi khu bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện tại. Kế hoạch là di chuyển hầu hết rác ra ngoài, dùng rác làm phân bón, xây dựng vườn ươm cây ở đó, và cải thiện môi trường cho 25 hộ gia đình sống xung quanh khu bãi rác này. Tuy nhiên, nghiên cứu chúng tôi đã cho thấy rằng rác có chứa một lượng lớn kim loại nặng và do đó không thể dùng làm phân bón hoặc để hỗ trợ cho vườn ươm cây ở đó. Hơn nữa, kinh phí cho việc vận chuyển rác ra ngoài vượt xa ngân sách của chúng tôi. Do đó, chúng tôi quyết định chỉ chuẩn bị mặt bằng hơn là khôi phục lại bãi rác. Chúng tôi cũng đưa vào kế hoạch nhân rộng thí điểm tới 12 phường và khu phố trong giai đoạn thực hiện. Tuy nhiên, ngân sách mua thùng rác cho hộ gia đình vượt quá ngân sách kế hoạch. Do vậy, chúng tôi phải giảm phạm vi xuống còn 4 phường. Trong thời gian thử nghiệm phân loại rác ban đầu, chúng tôi nhận thấy rằng 80% hộ gia đình đã phân loại rác đúng. Gần đây hơn, chúng tôi chỉ thấy có 30% hộ gia đình ở Phường 1 làm được như vậỵ. Chúng tôi đã nhận ra rằng phải liên tục lặp lại các hoạt động nâng cao nhận thức và thúc đẩy để đảm bảo một tỷ lệ cao các hộ gia đình tham gia vào phân loại rác tại nguồn. Khởi đầu, chúng tôi quyết định thu gom rác 5 lần/tuần: 2 lần là gom rác vô cơ và 3 lần gom rác hữu cơ. Nhưng sau đó chúng tôi PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI BÃI RÁC HIỆN HỮU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN AN, TỈNH LONG AN 18 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Long An là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org phát hiện một số hộ gia đình đã cho sai loại rác vào ngày quy định. Vì vậy, chúng tôi thay đổi lịch trình thu gòm: 6 ngày thu gom rác hữu cơ và 1 ngày thu gom rác vô cơ (Thứ 7). Dự án ban đầu của chúng tôi là không xây dựng xưởng ủ phân vi sinh. Chúng tôi đã làm thêm sau đó theo tư vấn của chuyên gia và vì người dân sẽ có nhiệt tình phân loại rác hơn nữa nếu như họ thấy xưởng ủ phân vi sinh đi vào hoạt động (rác phân loại được dùng làm phân vi sinh và sử dụng). Chúng tôi đã quyết định chọn quá trình phân hủy kỵ khí để xử lý rác và thu khí đốt sinh học ở các khoang dưới đất, nhưng đã chuyển sang dùng quá trình phân hủy hiếu khí sau khí biết được các chi phí và rủi ro lớn hơn của các kết cấu ngầm trong một khu vực có mực nước cao. Theo mong muốn, chúng tôi lập kế hoạch về một xưởng ủ phân vi sinh công suất lớn, nhưng chúng tôi phải giảm công suất xuống 03 tấn/ ngày do nguồn ngân sách hạn chế, địa điểm xây dựng xưởng nhỏ, và sự bấp bênh của thị trường phân vi sinh. Nhưng điều này có nghĩa là hầu hết rác thu gom được từ 4 khu vực của phường dự án sẽ không được đưa vào xử lý. Bài học kinh nghiệm Chúng tôi tự hào khi nói về hai bài học hay có được từ dự án. Trước tiên, Ban quản lý dự án của chúng tôi là một ban liên hiệp có nhiều ban ngành đoàn thể tham gia, gồm các cơ quan kỹ thuật chuyện môn, các tổ chức đoàn thể xã hội, và các tổ chức cộng đồng. Chúng tôi nhận thấy một ban liên hiệp với nhiều thành viên tham gia như vậy khuyến khích sự tham gia đa dạng, tăng cường mối quan hệ lẫn nhau và cải thiện sự hiểu biết giữa các thành viên. Điều này dẫn tới những quyết định hiệu quả và đầy đủ, bổ sung được những điểm mạnh cũng như yếu của các thành viên chúng tôi, và tạo điều kiện tiếp cận với cán bộ từ nhiều ngành nghề khác nhau. Thứ hai, là chúng tôi đã kêu gọi được những đóng góp bằng hiện vật từ các bên liên quan. Ví dụ nêu ra ở đây là chúng tôi được một công ty tư nhân đóng góp đất để làm xưởng ủ phân vi sinh, đưa xưởng vào vận hành trong thời gian dự án, và đảm nhận vai trò tự sở hữu sau khi dự án kết thúc. Để duy trì và giữ vững những thành quả đạt được từ dự án, các cộng đồng của 4 phường trong dự án đã ký cam kết với các chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Mỗi UBND phường cũng đã ban hành các quy định về bảo vệ môi trường. Dựa vào đó, UBND thị xã đã ban hành các quy định cho toàn thị xã. Xưởng ủ phân vi sinh Tính bền vững và kế hoạch tương lai Hiện tại dự án đã kết thúc, thị xã Tân An quyết tâm duy trì và nhân rộng việc phân loại rác tại nguồn. Chúng tôi dự định sẽ huy động ngân sách từ các đơn vị tư nhân, các cơ quan, cộng đồng và nhân rộng dự này ra 15 thị trấn trong tỉnh Long An. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Long An cũng cam kết tiếp tục nâng cao nhận thức phân loại rác tại nguồn. Sử dụng ngân sách của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và hướng dẫn phụ nữ trong hộ gia đình phân loại rác ở 6 quận/huyện trung tâm. Việc vận hành và bảo dưỡng xưởng ủ phân vi sinh hiện nay sẽ do UBND thị xã Tân An. Kế hoạch đóng cửa bãi rác hiện hữu đã được duyệt và sẽ do Sở TNMT thực hiện bằng ngân sách tỉnh. Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: 351.200 ơ-rô (90% tài trợ từ Châu Âu; 10 đóng góp chính từ địa phương và những đối tượng hưởng lợi trực tiếp); 30.400 ơ-rô đóng góp bằng hiện vật từ các đối tác địa phương và cộng đồng. Số người hưởng lợi: 12.737 hộ gia đình (khoảng 64.000 người dân) Ban quản lý dự án Sở Xây dựng tỉnh Long An (Trưởng BLH), Ủy ban nhân dân Thị xã Tân An, Ủy ban nhân dân 6 phường và 6 xã, Sở Tài nguyên MT tỉnh Long An, Công ty Công trình ĐT thị xã Tân An, Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Viện Tài nguyên và môi trường, Trung tâm KT Quy hoạch ĐT-NT Liên hệ: Ông Trần Kim Lân Trưởng Ban liên hiệp – Sở Xây Dựng Số 19 Trần Hưng Đạo, phường 1, TX. Tân An, tỉnh Long An Tel: 072.3826169 – Fax: 072.3824746 19 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Sóc Trăng là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Bắt đầu từ tháng 12/2006 và hoàn thành vào tháng 03/2009, dự án “Cải tạo hạ tầng – Vệ sinh môi trường khu dân cư Khóm 2, Phường 3, thành phố Sóc Trăng” được thực hiện nhằm cải thiện các điều kiện môi trường. Ông Nguyễn Minh Hoàng, Điều phối viên của dự án mô tả về dự án như sau: Khóm 2 Phường 3 là một trong những khu dân cư đông dân, nghèo, ít dịch vụ và nhiều khó khăn trong vệ sinh môi trường nhất ở thành phố Sóc Trăng. Nhà cửa xây dựng không đồng nhất, không có quy hoạch và lấn chiếm đất công. Nhiều hộ nghèo không có hầm tự hoại trong nhà. Đường hẻm nhỏ nên xe rác đẩy tay khó đi vào để thu gom rác. Rác không được thu gom được xả xuống và thường làm làm tắc nghẽn các cống hở. Các cống này đảm nhận thoát nước mưa và nước thải đang trong tình trạng bị hư hỏng làm nghẽn dòng chảy của nước. Và các cống bị nghẽn, cùng với tình trạng đất trũng thấp trong khu vực, gây nên úng ngập thường xuyên. Và nước úng ngập này, có mùi hôi và bị nhiễm bẩn cùng với chất thải sinh hoạt của người dân, thường xuyên tạo vũng nước đọng trong thời gian dài tạo môi trường thuận lợi phát sinh muỗi và các sinh vật gây bệnh khác. Thêm vào đó các con hẻm thường không đi được vào mùa mưa. Dự án của chúng tôi chưa giải quyết hết những vấn đề này nhưng cũng đã đạt được cải thiện to lớn. Cụ thể là dự án đã (i) cải tạo môi trường vật chất thông qua đường vào, hệ thống thoát nước và hạ tầng vệ sinh được cải thiện; (ii) dịch vụ thu gom rác được cải thiện; (iii) nhận thức của cộng đồng về vệ sinh môi trường đô thị được nâng lên; và (iv) năng lực của các cán bộ địa phường về các vấn đề môi trường đô thị được nâng cao. Quá trình thực hiện Dưới đây là một số hoạt động chính của dự án. Đầu tiên, chúng tôi lập quy hoạch cải tạo chi tiết và thiết kế kỹ thuật cho tất cả các hạng mục hạ tầng; sau đó chúng tôi tổ chức lấy ý kiến và sự đồng thuận của người dân và chính quyền địa phương trong khu vực dự án. Tiếp theo sau đó, chúng tôi bắt đầu tiến hành thu gom rác trong hẻm và khơi thông cống. Tiếp theo sau là công tác lựa chọn đội ngũ cộng tác viên từ cộng đồng, tập huấn cộng tác viên và bắt đầu các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tiến hành vận động người dân đồng ý phương án dời phần hàng rào trước nhà để mở rộng hẻm. Ban liên hiệp cũng tổ chức các chuyến tham quan đến các dự án tương tự cho cán bộ và người dân trong khu vực dự án để khuyến khích sự tham gia và đóng góp của cộng đồng. Cuối cùng là hoạt động soạn thảo và bắt đầu đưa vào áp dụng Quy ước cộng đồng cho vận hành và bảo dưỡng. Mương thoát nước bị tắt nghẽn bởi rác trước dự án Vướng mắc và khó khăn khi thực hiện Dự án có những thử thách mà từ đó chúng tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy rằng toàn bộ quy trình làm việc với cộng đồng trong đó có công tác tham vấn, vận động sự đồng thuận của cộng đồng mất nhiều thời gian hơn dự tính. Lúc đầu người dân còn nghi ngờ vì đã nghe nhiều hứa hẹn về cải tạo khu vực như thế trước kia. Để giải quyết vấn đề này, đội ngũ tuyên truyền viên, phần lớn là hội viên Hội phụ nữ, đã dành nhiều thời gian để đến từng nhà để giải thích và thuyết phục. Ban liên hiệp cũng đưa nhiều hộ tham gia chuyến tham quan một dự án ở tỉnh bạn để trực tiếp nhìn thấy cách thức cộng đồng đóng góp vào công tác cải tạo vệ sinh môi trường. Thứ hai, chúng tôi học được kinh nghiệm là nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện trong đó có các thủ tục hành chính và tài chính và cả vấn đề thời tiết không thuận lợi. Bài học kinh nghiệm Chúng tôi rất tự hào về một số kinh nghiệm tốt đã có được từ dự án. Đầu tiên đó là từ khi bắt đầu thực hiện dự án, Ban liên hiệp đã đưa người dân địa phương tham gia vào dự án thông qua các buổi họp lấy ý kiến cộng đồng. Sau một số cuộc họp như thế, hầu hết các hộ gia đình đều đồng ý tự nguyện dỡ bỏ phần hàng rào trước nhà và có vài trường hợp là một phần cấu trúc của nhà để mở rộng hẻm từ 2m lên 4m. Điều này được hiểu rằng các hộ sẽ không nhận được đền bù CẢI THIỆN HẠ TẦNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở KHÓM 2, PHƯỜNG 3, THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG 20 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Sóc Trăng là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org cho phần dỡ bỏ đó. Thứ hai là chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp đồng bộ với nâng cấp đô thị, đó là hiệp lực cải tạo đường vào, hệ thống thoát nước, vệ sinh và quản lý rác thải. Chúng tôi đã lưu tâm giải quyết bốn vấn đề trên theo phương thức kết hợp đồng bộ. Hệ thống cống thoát được ngăn không bị nghẽn rác bằng thiết kế có nắp bê tông và thiết lập và đẩy mạnh dịch vụ thu gom rác hiệu quả. Hệ thống cống thoát được phối hợp với việc cải thiện đường vào các con hẻm. Cả hai hoạt động này đều cải thiện hệ thống thoát nước mặt trong hẻm (tránh tình trạng sình lầy trong mùa mưa) và hỗ trợ cho công tác thu gom rác bằng xe đẩy tay (dễ đẩy hơn trên mặt đường bằng phẳng). Một lợi ích khác nữa trong việc mở rộng hẻm là xe chữa cháy và xe cứu thương có thể vào hẻm trong trường hợp cần thiết. Thứ ba là chúng tôi đã tăng khả năng thấm nước mưa bằng cách lưu giữ diện tích bề mặt xanh và có khả năng thấm nước để nước mưa có thể thấm vào đất. Việc này đã làm giảm nhu cầu cần có hệ thống cống thoát lớn hơn và thực tế là càng nhiều nước thấm vào đất, càng ít nước chảy vào cống trong mùa mưa. Điều này cũng cải thiện các điều kiện vệ sinh, bởi vì khi cống bị đầy tràn thì sẽ thành nước thải. Thứ tư, chúng tôi hướng vào đối tượng hộ ng- hèo và hỗ trợ họ cơ sở vệ sinh phù hợp trong điều kiện họ không có khả năng tài chính để tự xây dựng. Mặc dù chỉ có một số ít hộ được hưởng lợi trực tiếp, nhưng cũng có nhiều hộ cũng được hưởng lợi gián tiếp thông qua việc giảm các khả năng gây bệnh về đường ruột qua đường lây lan trực tiếp, nước bị ô nhiễm, ruồi và đồ ăn bị nhiễm bẩn. Hẻm được mở rộng, đổ bê tông có cống thoát nước ở dưới Thứ năm, chúng tôi bảo đảm hệ thống thu gom rác được thực hiện thường xuyên và tiện lợi. Do đó chúng tôi đã mua sắm và đặt đủ số thùng rác công cộng và tiến hành thu gom trước khi thùng đầy. Thứ sáu là chúng tôi tạo cân bằng trong sự tham gia của cộng đồng và kỹ thuật. Thành công trong cải tạo điểu kiện sống của khu dân cư thông qua việc cung cấp hạ tầng và dịch vụ tốt hơn đòi hỏi sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng. Điều này có nghĩa là các cán bộ kỹ thuật không thể làm quy hoạch, thiết kế và thực hiện các dự án thoát nước, hạ tầng và vệ sinh nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương. Nếu hộ dân không đấu nối với hệ thống thoát nước mới, các lợi ích về sức khỏe của hệ thống cống mới này mang lại cho tất cả người dân là rất hạn chế. Tính bền vững và kế hoạch tương lai UBND Phường 3 đang vận hành và bảo dưỡng các công trình hạ tầng của dự án. Ban nhân dân Khóm 2 và UBND Phường 3 có kế hoạch thể chế hóa và thực hiện quy ước cộng đồng. Các hoạt động cộng đồng sẽ được Hội phụ nữ và Đoàn thành niên tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường. Dựa trên dự án này Ban liên hiệp đã đề nghị UBND Thành phố Sóc Trăng nhân rộng ở các khu vực khác trong Thành phố. Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: €305.472 (90% tài trợ của Ủy ban Châu Âu; 10% đối ứng của địa phương); €55.575 đóng góp khác ngoài cam kết trong Hợp đồng tài trợ từ các đối tác địa phương Số người hưởng lợi: 2.227 người dân ở 426 hộ gia đình bao gồm 67 hộ nghèo được hỗ trợ nhà vệ sinh và hầm tự hoại; một số hộ ngay cạnh khu vực dự án cũng được hưởng lợi từ dự án. Ban quản lý dự án Dự án được thực hiện bởi một Ban liên hiệp, đứng đầu là Sở Xây dựng Sóc Trăng. Thành viên của Ban liên hiệp gồm có UBND thành phố Sóc Trăng, UBND Phường 3, Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, Sở Tài nguyên & Môi trường, Hội Phụ nữ và Đoàn thành niên. Liên hệ: Ông Châu Kiến Văn Trưởng Ban liên hiệp Số 12 Châu Văn Tiếp, phường 4, TX. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Tel: 079.2220727 – Fax: 079.3826382 21 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Trà Vinh là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Khởi đầu từ tháng 12 năm 2006 và hoàn thành vào tháng 03/2009, Dự án “Bảo dưỡng cây cổ thụ và trồng mới cây xanh đường phố và trong công viên” đang trợ giúp cho hệ thống cây xanh của thị xã Trà Vinh. Ông Bùi Trung Năm, Trưởng Ban liên hiệp nói về dự án tại đô thị của mình như sau. Điều rõ ràng là Trà Vinh là một thị xã cây xanh. Chúng tôi có hơn một nghìn cây cao cổ thụ. Thực vậy, nhiều cây cổ thụ hơn cả trăm năm tuổi, và có những cây sống lâu đời nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, trải rộng trên khắp thị xã còn có hơn 7.500 cây đa dạng về chủng loại. Cây xanh bao quanh các chùa Khmer, tỏa bóng trên khắp các tuyến phố của chúng tôi, và hình thành ranh giới thị xã. Những loài cây sống nhờ nước và các loài hoa được trồng tô điểm cho các công viên thị xã. Cây bị bệnh trước khi có dự án Đến năm 2006, nhiều người dân nhận ra di sản cây xanh của chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Trong vòng 5 năm chúng tôi đã mất đi hơn 20 cây cổ thụ, và khoảng hơn 130 cây xanh bị nhiễm bệnh hoặc ở nguy cơ chết khô. Có nhiều người dân đã không nhận thức được giá trị và chặt bỏ lãng phí cây xanh. Trong khi đó, thị xã thiếu thốn phương tiện để khắc phục vấn đề này như: không có hệ thống theo dõi tình trạng của cây, không có kế hoạch bảo dưỡng hay trồng mới; không có các thiết bị chuyên dụng để chăm sóc và quản lý cây. Hơn nữa chúng tôi nhận thấy ra rằng chúng tôi cần khắc phục những vấn đề này để có thể có trở thành thành phố cấp 3, như chúng tôi hằng mong ước. Do đó, khi Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam (Chương trình QHMTĐT-VN) kêu gọi đề xuất, Ủy ban nhân dân thị xã chúng tôi nhận biết chính xác đề xuất dự án nào -- bảo dưỡng 1.000 cây cổ thụ, trồng mới ít nhất 10.000 cây con dọc các tuyến phố và trong công viên; nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường, và tăng cường năng lực quản lý cây xanh cho các cán bộ Công ty công trình công cộng thị xã thuộc Ban quản lý đô thị. Quá trình thực hiện Chúng tôi đã làm như thế nào? Trước tiên, chúng tôi tiến hành điều tra, đo vẽ bản đồ, và đánh giá điều kiện sống của từng cây cổ thụ, ghi chép lại bất kỳ triệu chứng bệnh nào, nguyên nhân gây bệnh, và phương pháp cứu chữa. Sau đó, chúng tôi xây dựng một cuốn sổ tay bảo dưỡng và chăm sóc cây xanh. Cùng lúc đó, chúng tôi chuẩn bị kế hoạch trồng mới cây xanh dọc các tuyến phố và công viên trong vùng dự án. Sau đó, chúng thôi thiết kế một chiến dịch vận động thông tin và hành động, hướng mục tiêu tới những đối tượng hưởng lợi khác như như hộ gia đình, trường học, cơ quan chính phủ, khu công nghiệp, và các ngành tư nhân. Chiến dịch vận động gồm có những bài phát biểu trước công chúng, các hội nghị chuyên đề về bảo vệ môi trường, các cuộc thi vẽ tranh tại các trường tiểu học, và các sự kiện trồng mới cây xanh theo khẩu hiệu “Tuần lễ xanh” hoặc “Ngày Chủ Nhật xanh”. Chúng tôi huy động cộng đồng đóng góp cây giống và hàng rào gỗ để các tổ chức đại diện có thể mua đúng chủng loại cây tại vườn ươm. Những thông điệp cụ thể trong chiến dịch vận động của chúng tôi gồm những điều như ‘tránh cắt tỉa cây nếu không cần thiết’, ‘tránh sử dụng đồ sắc nhọn tô vẽ lên thân cây’, và ‘tránh vứt bỏ rác gây ô nhiễm ở các gốc cây’. Vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện Chúng tôi từng đối mặt với nhiều khó khăn và từ đó học được nhiều bài học trong quá trình thực hiện. Chúng tôi có thể kể ở đây một vài ví dụ: (i) chúng tôi phát hiện ra có nhiều quy chế về bảo dưỡng và trồng cây xanh, và để có được phê duyệt từ cơ quan chính quyền có liên quan thì mất rất nhiều thời gian, và việc này sẽ làm cho quá trình thực hiện chậm trễ; (ii) chúng tôi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thành viên Ban liên hiệp cũng tạo nên những tác động tiêu cực và đáng kể tới việc quản lý dự án; (iii) chúng tôi thấy rõ điều kiện khí hậu bất lợi làm chậm trễ các hoạt động và điều này nằm ngoài dự kiến của chúng tôi; và (iv) chúng tôi một có chút thất vọng với sự tham gia của cộng đồng ở các sự kiện trồng cây xanh. BẢO DƯỠNG CÂY CỔ THỤ VÀ TRỒNG MỚI CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ VÀ TRONG CÔNG VIÊN THỊ XÃ TRÀ VINH 22 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Trà Vinh là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Phái đoàn EC thăm những cây đã được chăm sóc Bài học kinh nghiệm Chúng tôi cho rằng qua dự án này chúng tôi đúc kết và rút được nhiều bài học hay. Trước tiên, chúng tôi khuyến khích các hộ gia đình tự chịu trách nhiệm với những cây xanh trồng trước cửa nhà mình qua việc tưới nước và bảo vệ cây, và thông báo cho chính quyền địa phương khi cây bị thiệt hay hay bị đổ, theo như quy chế của thị xã về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Thứ hai, chúng tôi huy động cộng đồng cùng đóng góp, bao gồm đóng góp bằng hiện vật như là cây giống, 30.000 hàng rào gỗ và 50.000 ngày công tham gia trồng và chăm sóc cây. Thứ ba, chúng tôi đưa xe cẩu trợ giúp tỉa cây, nhất là những cây cao. Việc tỉa cây giúp duy trì và thúc đẩy cây tăng trưởng, giúp ngăn ngừa hư hại, và phát triển hình dáng đẹp của cây. Tiếp đó, phần mềm Hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng được cài đặt sử dụng (MapInfo và ArcGIS) cho việc quản lý cây xanh. Nhiều dữ liệu cơ bản ban đầu về cây xanh được lọc và xử lý trên phần mềm quản lý. Ngoài ra, những số liệu địa lý được nhập vào hệ thống giúp nhận dạng kết nối vùng dự án. Theo kết quả thu được, mỗi đơn vị cây trong thị xã đều có trang số liệu riêng như là số lượng, số thứ tự cho cây, loại cây, độ tuổi, bán kính, chiều cao, tình trạng cây, v.v. Ứng dụng GIS giúp chúng tôi theo dõi được tình trạng cây, lên kế hoạch và quản lý các hoạt động chăm sóc cây, và lập kế hoạch cho công tác trồng cây mới trong tương lai. Tính bền vững và kế hoạch tương lai Công ty Công trình công cộng thị xã Trà Vinh sẽ chịu trách nhiệm duy trì những kết quả thu được sau khi dự án kết thúc. Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh sẽ tiếp tục khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, trường học, khu công nghiệp tiếp tục duy trì trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Hơn nữa, dự án cũng đã phổ biến cẩm nang trồng cây xanh đến các đô thị khác ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: €277.667 (85% tài trợ từ Châu Âu; 15% đóng góp chính phủ Việt Nam); €45.630 đóng góp bằng hiện vật từ các đối tác địa phương và cộng đồng Số người hưởng lợi: 250.000 người dân thị xã Trà Vinh Ban quản lý dự án Công ty Công trình công cộng đô thị (Trưởng ban liên hiệp) Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh Đoàn thành niên thị xã Trà Vinh Hội liên hiệp phụ nữ TX Trà Vinh Hội nông dân thị xã Trà Vinh Liên đoàn lao động TX Trà Vinh Liên hệ: Ông Bùi Trung Năm Trưởng Ban liên hiệp – UBND Tx Trà Vinh Số 67 Lý Thường Kiệt, phường 3, Tx. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Tel: 074.3858647 23 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Vĩnh Long là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Bắt đầu từ tháng 12/2006, dự án “Quy hoạch cải thiện môi trường chợ Phước Thọ” giúp cải thiện môi trường chợ Phước Thọ tại Phường 8, Thị xã Vĩnh Long. Bà Phạm Tuyết Nga, Trưởng Ban liên hiệp mô tả về dự án như sau: Trong hơn 50 năm qua, chợ Phước Thọ đã đóng vai trò quan trọng trong Phường. Mỗi ngày có 2.000 lượt người, cộng với 550 hộ sinh sống trong khu vực này, đi chợ mua bán hàng hóa ở đây. Và hơn 50 hộ có các sạp buôn bán ở chợ, tao ra công ăn việc làm cho 940 người. Chợ Phước Thọ trước khi có dự án Tuy nhiên, trong năm 2006, với áp lực sử dụng lớn, tuổi thọ công trình và công tác bảo dưỡng không theo kịp đang đặt khu chợ và khu vực xung quanh trong tình trạng đáng báo động. Hệ thống thoát nước từ ban đầu không được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn hiện nay hoặc không còn hoạt động nữa. Rác chợ không được thu gom, và người bán trong chợ xả rác thẳng xuống sông. Ít nhất mỗi năm một lần vào mùa mưa, sông rạch gây ngập chợ, phải đóng cửa chợ ngưng hoạt động trong vài ngày. Vấn đề cuối cùng là người bán và người mua không nhận thức tốt về các vấn đề môi trường hoặc không tham gia nhiệt tình vào việc bảo vệ môi trường khu chợ. Quá trình thực hiện Lo ngại về tương lai của khu chợ, Ban quản lý chợ đã lập một dự án cải thiện khu chợ và khu vực xung quanh. Các hợp phần của dự án bao gồm xây mới và cải tạo hệ thống thoát nước, nâng nền chợ cá, xây nhà vệ sinh công cộng, cải thiện công tác thu gom rác và trồng cây xanh đường khu vực chợ. Các hợp phần mềm bao gồm nâng cao năng lực cán bộ địa phương và nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Dự án đã được thực hiện theo từng bước một. Điều đầu tiên chúng tôi làm là thành lập một Ban liên hiệp bao gồm các sở, ban, ngành chủ chốt để quản lý dự án. Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nước và quản lý rác thải để nhận diện chi tiết những gì cần làm. Tiếp theo, chúng tôi lập thiết kế kỹ thuật cơ sở cho các hạng mục xây dựng. Đồng thời chúng tôi đánh giá nhận thức của cộng đồng về dự án cải thiện môi trường khu chợ và kêu gọi họ tham gia vào dự án. Con sông gần chợ Phước Thọ chứa đầy rác thải từ chợ Chúng tôi đã nâng cao nhận thức cộng đồng bằng nhiều phương pháp khác nhau chẳng hạn như là tập huấn, thông qua các phương tiện truyền thông và tờ bướm tin, và tổ chức các phong trào tổng vệ sinh. Và chúng tôi tiến hành nâng cao năng lực cho các cán bộ dự án thông qua các lớp tập huấn và chuyến tham quan học tập đến các dự án ở Đắk Lắk và Tp. Hồ Chí Minh do Ban liên hiệp tổ chức. Vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện Trong quá trình thực hiện dự án chúng tôi đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng chúng tôi cũng đã học được nhiều bài học có giá trị. Thứ nhất, chúng tôi phải giữ cho khoảng thời gian ngưng hoạt động ở chợ là ngắn nhất trong lúc tiến hành xây dựng. Chúng tôi đã giải quyết vấn đề này bằng cách lập một điểm buôn bán tạm thời gần chợ và đề nghị nhà thầu hoàn tất xây dựng công trình trong thời gian sớm nhất. Đội ngũ tuyên truyền viên đã giúp có được lượng lớn thành phần liên quan đồng thuận với kế hoạch này. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Ban liên hiệp cũng giúp thực hiện tốt quy trình này. QUY HOẠCH VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG CHỢ PHƯỚC THỌ TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG 24 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Vĩnh Long là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Thứ hai, chúng tôi không thể quyết định vị trí đặt nhà vệ sinh công cộng trong khu chợ; nếu đặt ở xa thì sẽ không thuận tiện; đặt quá gần thì sẽ gây nhiễm bẩn thức ăn. Các chuyên gia của VPDA đã giúp chúng tôi tìm được vị trí phù hợp. Thứ ba, từ việc nhìn thấy những sự thiếu sót từ các dự án khác, chúng tôi bắt đầu cải thiện công tác thu gom rác ngay sau khi hoàn tất các hạng mục hạ tầng cơ bản khu chợ để giữ cho khu vực luôn được sạch sẽ ngay từ đầu. Bài học kinh nghiệm Chúng tôi đã làm được nhiều điều và nhận thấy đó là “kinh nghiệm tốt” có thể phù hợp với các dự án khác. Đầu tiên chúng tôi có nhiều thành viên trong Ban liên hiệp và hầu hết là những cơ quan tổ chức chủ chốt, việc này giúp tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án hiệu quả. Thứ hai, mặc dù chúng tôi không có dự tính trong kế hoạch nhưng việc nâng nền chợ tạo ra được hiệu ứng trình diễn rất tốt. Nhiều hộ dân xung quanh khu vực chợ có nền nhà thấp hơn nền chợ sau khi nâng cấp đã tự bỏ tiền nâng nền nhà và cải tạo lại hệ thống thoát nước. Chợ Phước Thọ mới được nâng cấp từ nguồn hỗ trợ của UEPP và các đóng góp của địa phương Thứ ba, mặc dù không nằm trong kế hoạch ban đầu, sau khi bắt đầu thực hiện dự án chúng tôi nhận thấy mái nhà lồng chợ cũng cần phải thay thế. Do đó chúng tôi đã khuyến khích chính quyền địa phương hỗ trợ vốn để thực hiện hạng mục này. Và cuối cùng, chúng tôi nhận ra rằng để duy trì và giữ vững các kết quả của dự án, việc hợp tác của tất cả các đối tượng liên quan là rất quan trọng, bao gồm cộng đồng, ban quản lý chợ, và chính quyền địa phương. Chúng tôi cũng đã soạn thảo các qui định để duy trì và vận hành chợ, các qui định này đã được phê duyệt bởi UBND thị xã. Chúng tôi sau đó đã dán các qui định lên các bức tường trong chợ, để những người bán hàng và những người khách đi chợ có thể dễ dàng nhìn thấy và thực hiện theo. Tính bền vững và kế hoạch tương lai Ban Quản lý chợ Phước Thọ phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường đã cam kết vận hành và bảo dưỡng khu vực theo tiêu chuẩn môi trường. Và công tác nâng cao nhận thức cộng đồng sẽ được tiếp tục bởi các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Thêm vào đó Ban liên hiệp sẽ tiếp tục kết nối đô thị và chia sẻ kinh nghiệm với các dự án khác và chia sẻ kinh nghiệm với các nơi khác để nhân rộng kết quả của dự án ra các khu vực khác tương tự. Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: €268.341 (90% tài trợ của Ủy ban Châu Âu; 10% đối ứng của địa phương); €27.865 đóng góp khác ngoài cam kết trong Hợp đồng tài trợ từ các đối tác địa phương. Số người hưởng lợi: Khoảng 3.690 tiểu thương và người đi chợ và người dân sống xung quanh chợ Ban quản lý dự án Ban Quản lý chợ Phước Thọ (lãnh đạo Ban liên hiệp), UBND Tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa họa & Công nghệ, UBND thị xã, UBND Phường 8, Chi hội phụ nữ chợ Phước Thọ, Đoàn Thanh niên và Mặt trận Tổ quốc. Liên hệ: Bà Phạm Tuyết Nga Trưởng Ban liên hiệp Khóm 2, Nguyễn Trung Trực, phường 8, TX. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Tel: 070.3831283 – Fax: 071.3832465

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam.pdf