Chiến lược đầu tư
Quỹ khác với những quỹ đầu tư khác đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam theo những phương diện sau:
Quỹ chỉ đầu tư vào những công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân do các nhà doanh nghiệp địa phương thành lập thay vì các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài hoặc các công ty tư nhân hóa/cổ phần hóa;
Qui mô đầu tư trung bình mà Quỹ nhắm đến nhỏ hơn các quỹ khác, điều này có nghĩa là Quỹ đầu tư vào những công ty nhỏ hơn;
Quỹ trợ giúp tăng giá trị cho những công ty mà Quỹ đầu tư ở những khâu quan trọng, kể cả việc giúp những công ty này thực hiện những thay đổi cần thiết cho việc niêm yết thành công;
Chiến lược của Quỹ là chiến lược đầu tư tập trung chủ yếu nhắm vào các ngành kinh doanh theo hướng xuất khẩu và sản xuất;
Quỹ chỉ tập trung đầu tư vào những công ty có đội ngũ quản lý mạnh và cam kết tiếp tục đẩy mạnh đội ngũ quản lý của họ;
Quỹ rất chọn lựa trong việc thực hiện đầu tư, Quỹ thích thực hiện đầu tư không nhiều để chỉ đầu tư vào những công ty xuất sắc mà khi đầu tư vào đó khả năng thành công cao. Kết quả là không có công ty nào trong 10 công ty Quỹ đã đầu tư thất bại và tất cả đều phát triển từ khoản đầu tư đầu tiên của Quỹ.
62 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quỹ đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ Đầu Tư Mục Lục Khái niệm Phân loại và so sánh Quỷ đầu tư quốc tế Quỹ đầu tư Việt Nam Ý tưởng tập trung các khoản tiền nhỏ thành một nguồn lớn hơn để đầu tư xuất hiện tại châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 19, khởi thủy ở Hà Lan, đến nửa cuối thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có gốc gác từ châu Âu, nhưng Hoa Kỳ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Tổng quan về quỹ đầu tư Quỹ đầu tư có nguồn gốc từ châu Âu, khởi thủy ở Hà Lan từ khoảng giữa thế kỷ 19, đến nửa cuối thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh.Mặc dù có gốc gác từ châu Âu, nhưng Mỹ lại là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Quỹ đầu tư chính thức đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1924, có tên gọi là Massachusetts Investor Trust, với quy mô ban đầu là 50.000 USD để một năm sau tăng lên 392.000 USD với sự tham gia của trên 200 nhà đầu tư. Quy mô Cuối những năm 1920, trên thế giới mới chỉ có khoảng 10 quỹ đầu tư, đến năm 1951 số quỹ đầu tư đã vượt qua ngưỡng 100 và đến cuối năm 2003, đã có khoảng trên 54.000 quỹ đang hoạt động với tổng số vốn quản lý gần 14 ngàn tỉ USD . Tổng quan về quỹ đầu tư Từ 1929 đến năm 1951, suy thoái kinh tế và những vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán thế giới đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành quản lý quỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong những năm 1950 đến 1960 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các quỹ đầu tư. Một hiện tượng tiêu biểu trong giai đoạn này là sự bùng nổ các quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ rủi ro cao (aggressive stock funds). Tổng quan về quỹ đầu tư Năm 1969 bắt đầu một giai đoạn đi xuống của TTCK cũng như ngành quản lý quỹ đầu tư. Trong những năm 1970, xuất hiện một loạt các phát kiến mới về cấu trúc quỹ như quỹ chỉ số chứng khoán (index funds) và thế hệ các quỹ trong đó nhà đầu tư không phải trả lệ phí mua bán chứng chỉ (no-load funds).Từ những năm 1980 trở lại đây, thị trường quản lý quỹ đã liên tục phát triển và mở rộng, đến nay đã trở thành một ngành dịch vụ thịnh vượng, một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường chứng khoán. Khái niệm Quỹ đầu tư là một định chế tài chính phi ngân hàng, trung gian giữa người có vốn (thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn thông tin khác nhau) và người cần vốn (sử dụng các khoản tiền đó để đầu tư vào các tài sản khác nhau thông qua công cụ cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ) Nói cách khác, quỹ đầu tư là một trong những cầu nối giúp người có vốn gặp người có nhu cầu về vốn. Vai trò -Góp phần huy động vốn cho nền kinh tế -Góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp -Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp -Tạo ra các phương thức huy động vốn đa dạng thông qua TTCK -Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán Phân Loại 1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:+ Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng) Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. Phân Loại + Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ. So Sánh Quỷ đầu tư Cá Nhân -Huy động vốn bắng cách phát hành riêng lẻ cho 1 nhóm nhỏ -Nhà đầu tư là các cá nhân hay các định chế tài chính -Tính thanh khoản thấp Quỷ đầu tư tập thể -Huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng -Nhà đầu tư là cá nhân hay pháp nhân -Tính thanh khoản cao Phân Loại 2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn: + Quỹ đóng Là quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại Tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, khi kết thúc việc huy động vốn các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Quỹ này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý. Phân Loại + Quỹ mở Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán.. So Sánh Quỷ đầu tư mở -Loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu thường -Số lượng chứng khoán hiện hành luôn thay đổi -Chào bán ra công chúng liên tục -Quỹ sẵn sàn mua lại các cổ phiếu đã phát hành theo giá trị TS thuần -Cổ phiếu được phép mua trực tiếp từ QĐT, người bảo lãnh phát hành hay người môi giới thương gia -Giá mua là giá trị TS thuần+ lệ phí bán Quỷ đầu tư đóng -Có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu -Số lượng cố phiếu hiện hành cố định -Chào bán ra công chúng chỉ 1 lần -Không mua lại các CK đã phát hành -Cố phiếu được phép giao dịch trên TTCK chính thức hay phí CL thức (OTC) -Giá mua được xác định bởi lượng cung cầu .Do đó giá mua có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tài sản thuần Phân Loại 3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:+ Quỹ đầu tư dạng công ty quỹ đầu tư là một pháp nhân. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi cty quản lý quỹ. Theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. Phân Loại + Quỹ đầu tư dạng hợp đồngĐây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ So Sánh Quỹ đầu tư dạng công ty -Quỹ đầu tư là 1 pháp nhân -Do hội đồng quản trị các cổ đông điều hành -Chưa xuất hiện ở Việt Nam Quỹ đầu tư dạng hợp đồng -Không phải là pháp nhân -Do những nguồi góp vốn vào quỹ -Có ở Việt Nam Lợi ích quỹ đầu tư - Có cơ hội sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. -Có thể theo dõi tình trạng khoản đầu tư của mình nhờ tính minh bạch cao- Có nhiều lựa chọn đầu tư. -Thuận tiện trong giao dịch. -An tâm vì quyền lợi của nhà đầu tư luôn được bảo vệ. Lợi ích đối với doanh nghiệp Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấpNhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chínhTiếp cận nguồn tài chính dài hạn Công ty quản lí quỹ Công ty quản lý quỹ (Fund Management) là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư đề quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở. Chức năng công ty quản lí quỹ Thực chất về hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư. Quản lý quỹ đầu tư (Asset management) - Huy động và quản lý vốn và tài sản - Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư - Quản lý đầu tư chuyên nghiệp Chức năng công ty quản lí quỹ Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất Chức năng công ty quản lí quỹ Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính - Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng - Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư Nghiên cứu Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng - Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô. - Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư. - Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ. - Công ty kiểm toán thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch. Các khoản phí Phí và chi phí của một quỹ đầu tư cho các dịch vụ quản lý và hành chính bao gồm 02 loại chính: loại mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ, và loại chi phí trực tiếp lên quỹ. Quỹ đầu tư Việt Nam VF1 – Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam - Là quỹ công chúng dạng đóng đầu tiên của Việt Nam - Huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước Quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng 4/2004. - Quỹ đầu tư VF1 được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM Mục tiêu xây dựng được danh mục đầu tư cân đối, đa dạng - Tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam VF1 – Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam VF1 – Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam Tính đến13/11/2008, giá trị tài sản ròng trong kỳ là 17.173 đồng/ chứng chỉ quỹ – tính trên 100 triệu chứng chỉ quỹ. Tính đến ngày 5/3/2009, giá trị sàn sản ròng trong kỳ là 15.423 đồng/chứng chỉ quý – tính trên 100 triệu chứng chỉ quỹ. VF1 – Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam VF1 – Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam 15.6 0.4 2.63% Tham chiếu 15.2 Mở cửa 15.5 Cao nhất 15.7 Thấp nhất 15.5 Khối lương 1,307,080 Hệ số thanh khoản 1.3071% VF1 – Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam Quỹ đầu tư Tăng Trưởng Manulife (MAFPF1) Là quỹ đầu tư công chúng dạng đóng do nhà đầu tư góp vốn thành lập Nhắm đến mục tiêu thu lợi nhuận từ trung hạn đến dài hạn. Sẵn sàng chấp nhận các rủi ro từ trung bình đến cao. Muốn đầu tư từ trung hạn đến dài hạn. Quỹ đầu tư Tăng Trưởng Manulife (MAFPF1) Quỹ đầu tư Tăng Trưởng Manulife (MAFPF1) Quỹ đầu tư Tăng Trưởng Manulife (MAFPF1) Tăng trưởng và đa dạng hóa, tập trung đầu tư vào các công ty niêm yết hoặc có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tập trung vào việc phân tích từ dưới lên cho các chứng khoán riêng lẻ có chọn lọc áp dụng phương pháp phân tích tài chính cơ bản cho từng công ty Lĩnh vực đầu tư:Tài chính ngân hàng Viễn thông, Dịch vụ giao nhận Quỹ đầu tư Tăng Trưởng Manulife (MAFPF1) Quỹ đầu tư Tăng Trưởng Manulife (MAFPF1) 4.8 0.1 2.13% Tham chiếu 4.7 Mở cửa 4.7 Cao nhất 4.9 Thấp nhất 4.6 Khối lương 164,870 Hệ số thanh khoản 0.7701% Quỹ đầu tư Tăng Trưởng Manulife (MAFPF1) . Quỹ đầu tư mang tên HEDGE FUNDS - PI Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là "ông tổ" của loại quỹ đầu tư này là Alfred W. Jones, xuất thân là một nhà báo và nhà xã hội học. Alfred W. Jones thấy rằng việc nắm bắt xu thế của thị trường để đầu tư là rất khó khăn. Vì vậy, ông đã lập ra một loại quỹ đầu tư với chiến lược đầu tư dựa trên vị thế dài hạn (long position- vị thế của người mua) và ngắn hạn (short position- vị thế của người bán), có sử dụng hiệu quả đòn bẩy để nhằm đa dạng hóa rủi ro và đạt mức lợi nhuận tối đa. Một loại quỹ đầu tư mới đã ra đời như vậy và có tên gọi là Hedge Fund Các đặc điểm và phương thức hoạt động của Hedge Fund: . Mục tiêu hoạt động của quỹ dạng Hedge Fund là hướng tới lợi nhuận tuyệt đối, không phụ thuộc vào xu hướng của thị trường. Số lượng thành viên của quỹ rất hạn chế (thường là dưới 100 người) và là các nhà đầu tư có tài sản khổng lồ hoặc các nhà đầu tư có tổ chức Phần lớn những người quản lý đều đồng thời là thành viên của quỹ. Họ đầu tư tài sản cá nhân của mình vào quỹ. Phần vốn đầu tư vào quỹ của các nhà quản lý ước tính chiếm 42% tài sản quỹ Các đặc điểm và phương thức hoạt động của Hedge Fund: Việc quản lý Hedge Fund được thực hiện một cách hết sức chủ động và theo các chiến lược đầu tư linh hoạt và rất đa dạng. Người quản lý quỹ không có nghĩa vụ thông báo với các nhà đầu tư ngay cả trong trường hợp họ thay đổi chiến lược đầu tư của Quỹ. Chứng chỉ (cổ phiếu) quỹ thường không được mua lại vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư được hưởng một “lối thoát hiểm” nếu muốn bán lại chứng chỉ quỹ khi hết thời hạn “lock-up” (từ 2 đến 3 năm) Tính minh bạch của quỹ đầu tư dạng Hedge Fund không cao Hoạt động của quỹ dạng Hedge Fund không bị ràng buộc bởi các quy định hạn chế áp dụng đối với các quỹ đầu tư dành cho công chúng trên phương diện đa dạng hóa rủi ro và chuyển nhượng các sản phẩm tài chính Phần lớn các quỹ dạng Hedge Fund đều yêu cầu một khoản đầu tư tối thiểu ở mức cao (100.000 USD, thậm chí có quỹ yêu cầu đến 1 triệu USD). chiến lược đầu tư của Hedge Funds Event driven (3,86%).* Global (12,48%).* Global macro (11,4%).* Market neutral (25,43%).* Short sellers (0,86%).* US oppotunistics (12,41%).* Long only leveraged (0,97%).* Market timing (1,75%).* Equity non – hedge (4,29%).* Foreign exchange (4,29%).* Sector (0,32%).* Funds of funds (7,58%).* Không thuộc loại nào trong các chiến lược đầu tư trên (11,98%). 2.1. Event Driven:Loại chiến lược đầu tư này dựa vào các tình huống đặc biệt xảy ra trên thị trường và được chia thành các chiến lược sau:* Distressed Securities (3,86%): Người quản lý đầu tư vào chứng khoán của các công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu hoặc bên bờ phá sản. Họ hy vọng mua các chứng khoán này với giá thấp và bán lại khi công ty đã được phục hồi.* Risk Arbitrage (1,79%): Các quỹ giao dịch chứng khoán của các công ty đang trong giai đoạn hợp nhất hoặc thực hiện chào mua công khai. Thông thường, họ mua cổ phiếu của công ty bị hợp nhất (bị chào mua) và bán ra cổ phiếu của công ty hợp nhất (thực hiện chào mua).* No – substrategy (0,32%): Quỹ thực hiện chiến lược Event Driven nhưng không chỉ rõ chiến lược cụ thể của mình 2.2. Global:Chiến lược đầu tư này dựa trên các điều kiện kinh tế và chính trị trên toàn cầu và bao gồm các chiến lược cụ thể sau:* International (2,22%): Người quản lý đặc biệt chú ý đến các thay đổi kinh tế toàn cầu và phương pháp đầu tư của họ hướng vào sự lựa chọn các chứng khoán trên các thị trường mà họ ưa thích.* Emerging (7,26%): Người quản lý đầu tư vào các thị trường mới nổi như Hong Kong, Singapore, Ấn Độ, Brazil.* Regional established (3%): Người quản lý tập trung đầu tư vào một số khu vực trên thế giới như: châu Âu, Nhật Bản. 2.3. Global macro:Người quản lý đầu tư vào các khu vực mà họ cho rằng ở đó có nhiều cơ hội để thu được lợi nhuận. Trong trường hợp này, họ sử dụng hiệu quả đòn bẩy cao.2.4. Market neutral:Chiến lược đầu tư này bao gồm:* Long-short equity (5,36%): Người quản lý có ý định dung hòa các rủi ro trên thị trường thông qua việc nắm giữ cả hai vị thế long và short của nhiều loại chứng khoán.* Convertibles arbitrage (1,57%): Người quản lý nắm giữ vị thế dài hạn (long position) của trái phiếu chuyển đổi và thực hiện bán khống cổ phiếu của công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi đó nhằm tận dụng chênh lệch giá tạm thời để thu lợi nhuận.* Fixed income (2,18%): Người quản lý tận dụng chênh lệch giá tạm thời của các chứng khoán có thu nhập cố định (kể cả các sản phẩm phái sinh) để thu lợi nhuận.* Stock arbitrage: Người quản lý nắm giữ đồng thời cả hai vị thế long và short trên cùng một thị trường để hưởng chênh lệch giá. Điểm đặc biệt của chiến lược này là nó dựa trên các mô hình về khối lượng. Các vị thế long và short thường ngang nhau về khối lượng đầu tư.* Mortgage backed securities (2%): Quỹ đầu tư vào các chứng khoán được cầm cố. Phần lớn các quỹ tập trung vào các chứng khoán AAA (chứng khoán của các công ty được định mức tín nhiệm cao). Quỹ cũng có thể sử dụng đòn bẩy và các sản phẩm phái sinh. Cũng cần phải nói thêm rằng ở các nước, việc cầm cố chứng khoán được thực hiện dưới dạng cầm cố một danh mục đầu tư. Người cầm cố được phép thực hiện các giao dịch trong tài khoản cầm cố của mình nhưng phải đảm bảo giá trị của danh mục chứng khoán cầm cố không được thấp hơn mức cấm cố ban đầu. Có thể nói, đây là một quy định về cầm cố chứng khoán rất linh hoạt và cho phép giảm tối đa rủi ro cho bên cầm cố, nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động.* Relative value arbitrage (0,29%): Người quản lý hướng tới việc tận dụng chênh lệch giá giữa các công cụ như cổ phiếu, trái phiếu, các hợp đồng lựa chọn (option), hợp đồng tương lai (future). Họ sử dụng các phân tích về khối lượng, về kỹ thuật để phát hiện ra các cơ hội đầu tư. Thông thường, họ sử dụng đòn bẩy 2.5. Short seller (0,86%):Người quản lý thực hiện bán khống chứng khoán để tận dụng việc giá sẽ giảm trong tương lai gần. Họ sử dụng chủ yếu chiến lược này để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.2.6. Oppotunistic:Loại chiến lược đầu tư này gồm:* Growth (3,15%): Người quản lý đầu tư vào các loại chứng khoán tăng trưởng.* Value (3,93%): Người quản lý đầu tư phần lớn vào các chứng khoán có giá trị cao.* Small caps (0,5%): Người quản lý tập trung phần lớn các khoản đầu tư của mình vào các công ty nhỏ.2.7. Long only leveraded (0,97%):Chiến lược đầu tư này chủ yếu nhằm vào vị thế dài hạn (long position) của các cổ phiếu. Người quản lý thông thường là các “stock-picker” và họ sử dụng đòn bẩy để nhằm tăng lợi nhuận thu được.2.8. Market timing (1,75%):Người quản lý chuyển đầu tư từ một loại tài sản này sang một loại tài sản khác để thu về lợi nhuận. Họ có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các quỹ đầu tư hoặc 2.9. Equity non – hedge (4,29%):Chiến lược này chủ yếu dựa vào các vị thế dài hạn đối với cổ phiếu, mặc dù người quản lý thường tự trang bị cho mình khả năng tự bảo vệ thông qua việc thực hiện giao dịch bán khống các chứng khoán hoặc các chỉ số.2.10. Foreign exchange (4,29%):Người quản lý đầu tư vào các sản phẩm gắn liền với thị trường tiền tệ.2.11. Sector (0,32%):Quỹ tập trung đầu tư vào các ngành cụ thể như y tế, thể thao, điện ảnh... Người quản lý giữ cả hai vị thế ngắn hạn và dài hạn và có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh.2.12. Funds of Funds (7,58%):Người quản lý đầu tư vào nhiều quỹ khác nhau. Các quỹ đầu tư này có thể cùng một chiến lược đầu tư hoặc không. Mục tiêu của họ trong chiến lược này là giảm một cách đáng kể các rủi ro trên thị trường.2.13. Chiến lược đầu tư không thuộc các chiến lược nêu trên (11,98%):Chiến lược này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như quỹ không báo cáo chiến lược đầu tư của mình với trung tâm dữ liệu; quỹ thực hiện đồng thời nhiều chiến lược khác nhau hoặc do quỹ thực hiện một chiến lược đặc biệt không thuộc bất cứ chiến lược nào đã nêu trên. Mekong Capital Tháng 3 năm 2001 công ty TNHH Mekong Capital được thành lập ở Cayman Islands Mekong Enterprise Fund hoàn tất khoản đầu tư đầu tiên vào tháng 3 năm 2003, và hoàn tất khoản đầu tư vào công ty thứ 10 và cũng là cuối cùng vào cuối năm 2005. Sau khi Mekong Enterprise Fund hoàn tất khoản đầu tư vào công ty cuối cùng cuối năm 2005, Mekong Capital khai trương Mekong Enterprise Fund II với quy mô 50 triệu đôla Mỹ vào tháng 6 năm 2006. Cùng với việc khai trương quỹ mới này, Mekong Capital đã mở văn phòng tại Hà Nội và tăng số lượng nhân viên lên khoảng 38 người. Mekong Capital Văn hóa đặc trưng Mekong Capital về cơ bản được tổ chức dựa trên kết quả. Mekong Capital xây dựng văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng cho đội ngũ nhân sự của công ty tạo ra các kết quả ổn định và đột phá. Chúng tôi đã đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực để phát triển văn hóa này, và điều đó đã có ảnh hưởng tích cực góp phần không nhỏ đối với các kết quả mà chúng tôi đang tạo ra. Chúng tôi cam kết liên tục củng cố văn hóa này như một nguồn cảm hứng và cổ vũ tinh thần cho các thành viên của công ty tạo ra các kết quả một cách hiệu quả. Mekong Capital Mekong Capital quản lý các quỹ private equity, hỗ trợ sau đầu tư cho những công ty thuộc danh mục quỹ đầu tư. Mekong Capital tập trung vào một quốc gia duy nhất là Việt Nam. Chiến lược chủ yếu của chúng tôi dựa trên nguyên tắc: Mekong Capital Các khoản đầu tư Mekong Capital Các quỹ hiện có Mekong Enterprise Fund, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 18,5 triệu đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ đầu tiên các công ty tư nhân tại Việt Nam. Quỹ đã đầu tư vào 10 công ty trong giai đoạn từ 2003-2005. Mekong Enterprise Fund II, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 50 triệu đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ mới các công ty tư nhân tại Việt Nam. Các công ty này thường có mức tăng trưởng nhanh hơn so với các công ty thuộc thế hệ trước. Mekong Capital Vietnam Azalea Fund Limited là quỹ 100 triệu đô-la Mỹ tập trung thực hiện các khoản đầu tư thiểu số vào các phân khúc trước niêm yết và đã niêm yết của thị trường đầu tư private equity. Quỹ nhắm đến các công ty sẽ dẫn đầu Việt Nam trong tương lai, bao gồm các công ty tư nhân và công ty nhà nước cổ phần hóa. Mekong Enterprise Fund Mekong Enterprise Fund, đôi khi còn được gọi là “Mekong Fund”, là một quỹ private equity tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp tư nhân được quản lý tốt tại Việt Nam. Quỹ khai trương vào năm 2002 và đã được đầu tư hết vào 10 công ty tính đến cuối năm 2005. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trung bình hàng năm của các công ty được Quỹ đầu tư là 34.5% vào giai đoạn từ lúc mới bắt đầu đầu tư đến ngày 31 tháng 12 năm 2006. Trong khi đó, sự tăng trưởng lợi nhuận thuần trung bình hàng năm xấp xỉ 46.9% qua cùng kỳ. Lợi nhuận thuần đã tăng trưởng hơn 2 lần tỷ lệ thu nhập từ lúc ấy, tỷ lệ lãi ròng trung bình tăng trưởng tại các công ty này qua giai đoạn mà Quỹ là một cổ đông của công ty. Để biết thêm chi tiết về các khoản đầu tư hiện nay của Quỹ, vui lòng xem trang Các khoản đầu tư Chiến lược đầu tư Quỹ khác với những quỹ đầu tư khác đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam theo những phương diện sau: Quỹ chỉ đầu tư vào những công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân do các nhà doanh nghiệp địa phương thành lập thay vì các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài hoặc các công ty tư nhân hóa/cổ phần hóa; Qui mô đầu tư trung bình mà Quỹ nhắm đến nhỏ hơn các quỹ khác, điều này có nghĩa là Quỹ đầu tư vào những công ty nhỏ hơn; Quỹ trợ giúp tăng giá trị cho những công ty mà Quỹ đầu tư ở những khâu quan trọng, kể cả việc giúp những công ty này thực hiện những thay đổi cần thiết cho việc niêm yết thành công; Chiến lược của Quỹ là chiến lược đầu tư tập trung chủ yếu nhắm vào các ngành kinh doanh theo hướng xuất khẩu và sản xuất; Quỹ chỉ tập trung đầu tư vào những công ty có đội ngũ quản lý mạnh và cam kết tiếp tục đẩy mạnh đội ngũ quản lý của họ; Quỹ rất chọn lựa trong việc thực hiện đầu tư, Quỹ thích thực hiện đầu tư không nhiều để chỉ đầu tư vào những công ty xuất sắc mà khi đầu tư vào đó khả năng thành công cao. Kết quả là không có công ty nào trong 10 công ty Quỹ đã đầu tư thất bại và tất cả đều phát triển từ khoản đầu tư đầu tiên của Quỹ. Fund's portfolio Quỹ Mekong Enterprise Fund hiện đầu tư vào 10 công ty sau: Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng; Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA; Công Ty Cổ phần Tin học Lạc Việt; Công ty Cổ phần Dây Điện từ Ngô Han; Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Nam Hoa; Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Thương Mại Minh Phúc; Công ty Cổ Phần may Minh Hoàng; Công ty Cổ phần Mặt trời Vàng Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Quỹ đầu tư nhà nước của Singapore lỗ vì khủng hoảng tài chính www.themegallery.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THI TRUONG CHUNG KHOAN.ppt