Quảng cáo trên phương tiện giao thông công cộng - Có phải ném tiền qua cửa sổ?
Quảng cáo trên phương tiện giao thông công cộng - có phải ném tiền qua cửa sổ?
Quảng cáo thương mại trên các phương tiện giao thông như ô tô búyt, xe điện và các phương tiện giao thông đường bộ khác rẻ hơn nhiều so với quảng cáo trên ti vi hoặc trên các ấn phẩm. Song điều quan trọng là phải lựa chọn đúng loại hình và phương tiện quảng cáo. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào mục đích của doanh nghiệp. Một cách "lăng xê" nhãn hiệu Thoạt nhìn thì quảng cáo trên các phương tiện giao thông mặt đất có vẻ như rất có lợi. Những hình ảnh quảng cáo đầy màu sắc sặc sỡ trên xe buýt, xe điện, ôtô chạy khắp thành phố sẽ lọt vào mắt nhiều người hơn là những tấm biển quảng cáo nằm bất động.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quảng cáo trên phương tiện giao thông công cộng - Có phải ném tiền qua cửa sổ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quảng cáo trên phương tiện giao thông
công cộng - có phải ném tiền qua cửa sổ?
Quảng cáo thương mại trên các phương tiện giao thông như ô tô búyt, xe điện và
các phương tiện giao thông đường bộ khác rẻ hơn nhiều so với quảng cáo trên ti vi
hoặc trên các ấn phẩm. Song điều quan trọng là phải lựa chọn đúng loại hình và
phương tiện quảng cáo. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào mục đích của doanh
nghiệp.
Một cách "lăng xê" nhãn hiệu
Thoạt nhìn thì quảng cáo trên các phương tiện giao thông mặt đất có vẻ như rất có
lợi. Những hình ảnh quảng cáo đầy màu sắc sặc sỡ trên xe buýt, xe điện, ôtô chạy
khắp thành phố sẽ lọt vào mắt nhiều người hơn là những tấm biển quảng cáo nằm
bất động. Song thường thì quảng cáo trên phương tiện giao thông chỉ hay được các
công ty lớn sở hữu những nhãn hiệu tầm cỡ quốc gia ưa dùng.
Irina Poliacova, chuyên viên quảng cáo của tập đoàn “Polar” cho biết: "Hình thức
quảng cáo này không có tác động trực tiếp đến tăng doanh thu. Loại hình quảng
cáo này thường được sử dụng để nâng cao sự trung thành của khách hàng, tăng
mức nhận biết nhãn hiệu và củng cố hình tượng của công ty trong con mắt người
tiêu dùng".
Nhiều đại diện các công ty khác cũng có ý kiến tương tự. Chẳng hạn,
Procter&Gamble chỉ quảng cáo trên các phương tiện giao thông khi công ty cần
phát huy tác động của tất cả các kênh quảng cáo và có ngân sách "tương đối" cho
quảng cáo.
Việc sơn sườn xe tốn khá nhiều chi phí và chiếm phần không nhỏ trong giá thành
quảng cáo. Việc sơn lại hay thay đổi nội dung quảng cáo không có lợi đối với các
xí nghiệp ô tô hoặc các hãng chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo này. Vì thế hợp
đồng quảng cáo thường phải ký với thời hạn nửa năm hoặc ít nhất là ba tháng.
Giám đốc một chi nhánh quảng cáo cho biết, thời hạn như vậy là quá lâu và vì vậy
không phải với chiến dịch quảng cáo nào cũng phù hợp. Chẳng hạn, không thể
dùng hình thức quảng cáo này để thông báo cho khách hàng biết về một đợt
khuyến mãi nào đó. Những đợt khuyễn mãi thường chỉ kéo dài không quá một
tháng. Trong thời gian đó, khách hàng kịp nhìn thấy quảng cáo, ra quyết định và
đến cửa hàng để mua hàng với giá hạ. Thời hạn 3 tháng sẽ làm cho khách hàng
"nguội" và họ sẽ không vội tận dụng những ưu đãi mà doanh nghiệp dành cho họ.
Song, ký kết hợp đồng quảng cáo với thời hạn 1 tháng lại không có lợi cho doanh
nghiệp về mặt giá cả, bởi giá của hợp đồng có thể lên tới hơn 60% giá trị hợp đồng
có thời hạn nửa năm.
Tuy nhiên, bất lợi của quảng cáo trên phương tiện giao thông không phải ở chỗ là
thời hạn hợp đồng quá dài. Vấn đề chính là thời tiết bất lợi, mưa gió, bùn đất, bụi
bặm làm hình ảnh quảng cáo bị biến dạng hoặc hư hỏng. Hơn thế nữa, vết bẩn có
thể làm biến mất thông tin quan trọng mà doanh nghiệp muốn chuyển tải đến
người tiêu dùng như số điện thoại, địa chỉ cửa hàng. Những vấn đề này phải được
lưu ý khi thiết kế quảng cáo trên các phương tiện giao thông: những câu chữ quan
trọng cần được bố trí cao hơn.
Một khuyết điểm nữa của phương tiện quảng cáo này là thiếu công cụ để đo lường
tính hiệu quả của nó. Không có công ty nào có thể trả lời được cụ thể, quảng cáo
trên phương tiện giao thông đã mang đến cho doanh nghiệp của họ hiệu quả cụ thể
nào. Câu trả lời thường rất chung chung: “Phương tiện quảng cáo này giúp sản
phẩm của chúng tôi được biết đến nhiều hơn”.
Như vậy quảng cáo trên phương tiện giao thông công cộng kiểu này chỉ nên làm
khi doanh nghiệp của bạn đã đủ mạnh để có thể cho phép mình chi tiền cho
khuyếch trương nhãn hiệu mà không mong đợi là doanh thu sẽ tăng vọt!
"Tô vẽ" những chiếc xe của chính mình
Lựa chọn loại xe nào, trên tuyến đường nào, bao nhiêu xe phụ thuộc vào mục tiêu
và loại sản phẩm của bạn.
Giám đốc một hãng quảng cáo khuyên: "Nếu như doanh nghiệp của bạn cần đến
quảng cáo để xây dựng hình tượng cho một nhãn hiệu mới hoặc ít nổi tiếng thì cần
ít nhất hai mươi chiếc xe. Tốt nhất là nên quảng cáo trên xe điện hoặc tàu điện bởi
chúng thường chạy qua những tuyến đường chính của thành phố. Nhờ đó mà
lượng tiếp xúc với khách hàng sẽ lớn nhất. Nếu như cần nhằm vào đối tượng
khách hàng ở một khu vực hẹp thì nên quảng cáo trên ô tô buýt. Khi đó chỉ cần
khoảng hai đến năm chiếc ô tô buýt.
Để tránh những nhược điểm của quảng cáo trên phương tiện giao thông trên bộ,
chỉ có cách là dùng xe của chính công ty để quảng cáo. Như thế, bất cứ lúc nào
cũng có thể sơn lại quảng cáo và đảm bảo độ sạch quảng cáo tới mức cao nhất.
Những đọan chữ “được làm sống lại”
Để thu hút khách hàng mới có thể sử dụng hệ thống loa trên xe buýt, tàu điện.
Trong trường hợp này, thông tin về sản phẩm được thu vào băng cùng với những
đoạn thông báo trạm dừng của xe buýt, và chỉ được bật khi cần.
Hình thức quảng cáo này được các tiệm hớt tóc, những cửa hàng bách hóa... rất ưa
dùng. Với chi phí bỏ vào quảng cáo không lớn, họ có thể tăng doanh thu khá bởi
quảng cáo hình thức này có tính tập trung khá cao. Nhân viên phụ trách quảng cáo
của một cửa hàng bán giày cho biết: "Khi còn một bến xe búyt nữa là đến cửa
hàng chúng tôi, thông điệp quảng cáo lại vang lên giúp hành khách nắm bắt thông
tin và quyết định xem có nên ghé vào cửa hàng chúng tôi hay không. Có thể lần
đầu tiên hành khách sẽ chẳng phản ứng gì với thông tin mà họ vừa nghe được.
Nhưng chắc chắn khi họ đi nhiều theo tuyến đường ngang qua cửa hàng chúng tôi,
khả năng họ sẽ ghé vào là rất lớn".
Một ưu điểm cơ bản của quảng cáo bằng âm thanh là tiết kiệm được ngân sách. Để
khách hàng tiềm năng có thể nghe được tin quảng cáo, chỉ cần gắn mẩu tin quảng
cáo trên một đến ba tuyến xe chạy qua địa điểm bán hàng là đủ.
“Chúng tôi chỉ quảng cáo trên hai tuyến xe buýt chạy qua cửa hàng chúng tôi. Nhờ
quảng cáo này mà khách hàng của chúng tôi đông hẳn lên. Những người đến lần
đầu tiên đều nói: "Chúng tôi biết đến cửa hàng của các ông khi chúng tôi đi trên xe
búyt”", - một chủ cửa hiệu cầm đồ tâm sự.
Tuy vậy, quảng cáo bằng âm thanh chỉ có hiệu quả trong trường hợp chân dung
người tiêu dùng mục tiêu của công ty bạn trùng với đặc tính xã hội của hành khách
đi trên tuyến xe đó. Nếu không, rất dễ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Chẳng hạn như quảng cáo về một trung tâm thể hình trên xe buýt sẽ khó mà thu
hút được khách hàng vì hành khách sử dụng phương tiện giao thông này thường là
“nhẹ" hầu bao.
Nếu quảng cáo bằng âm thanh trong một thời gian dài thì điều quan trọng là thỉnh
thoảng phải thay đổi nội dung quảng cáo để tránh không bị nhàm chán. Nội dung
phải thật sự nóng hổi vào thời điểm hiện tại.
Sticker: chẳng thấm tháp vào đâu!
Một hình thức quảng cáo “cơ động” khác là sticker. Sticker được dán trong xe
buýt, xe buýt điện... Dán một sticker thường có giá 10-12 đô la với số luợng tối
thiểu là 50 cái. Ưu điểm của sticker cũng tương tự như quảng cáo bằng âm thanh.
Nó cũng thu hút được sự chú ý của hành khách tại một khu vực nhất định với giá
tối thiểu.
Chủ một sòng bạc nói: “Nếu như nhằm vào người dân ở một khu vực dân cư nhất
định thì rõ ràng quảng cáo theo cách này phát huy tác dụng ngay lập tức. Còn như
chúng tôi dán sticker để quảng cáo tìm người, thì hiệu quả không đáng kể. Chúng
tôi đã phải công nhận là quảng cáo qua báo, mặc dù có đắt hơn thật đấy, nhưng
hiệu quả hơn nhiều".
Sở dĩ quảng cáo bằng sticker dán trong khoang các phương tiện giao thông công
cộng đường bộ không mấy hiệu quả là vì kích thước nhỏ và chỗ dán không đập
vào mắt. Nếu như trên tàu điện ngầm có thể bố trí được những sticker kích thước
30x40 cm đập trực tiếp vào mắt hành khách thì ở trên ô tô buýt, sticker kích thước
48x16 cm phải dán lên phía trên cửa. Vì thế rất ít người để ý đến chúng.
Một giám đốc phụ trách quảng cáo của một hãng bất động sản than thở: “Chúng
tôi dán sticker thông báo cho khách hàng biết về việc hãng đổi tên. Nhưng thật phí
công vô ích: chắc là chẳng ai nhìn thấy quảng cáo này khi họ đi trên xe buýt cả”.
Ai chịu trách nhiệm khi phương tiện "nằm chết dí"?
Một điều đặc biệt của quảng cáo trên phương tiện công cộng là không hề có bảo
đảm là các phương tiện giao thông đó sẽ chạy trên đường suốt quãng thời gian nêu
trong hợp đồng. Điều này cần phải tính đến khi kí kết hợp đồng với công ty quản
lý ô tô buýt công cộng hoặc các hãng quảng cáo.
Sẽ là ngây thơ khi tin rằng: xe buýt có thể chạy trong suốt 6 tháng liền bắt đầu từ 6
giờ sáng đến 12 giờ đêm. Có nhiều lý do khác nhau như: xe buýt bị hỏng hóc, bị
tai nạn, hoặc lãnh đạo công ty có thể chuyển xe chạy từ tuyến này sang tuyến
khác. Ở một số công ty xe buýt, hợp đồng quảng cáo bảo đảm xe buýt phải chạy
theo tuyến đã định 75% thời lượng ghi trong hợp đồng quảng cáo. Nếu thời gian bị
giảm xuống dưới mức 75%, công ty sẽ gia hạn thêm hợp đồng bù vào số thời gian
chạy xe còn thiếu. Trong trường hợp phương tiện hư hỏng hoặc bị tại nạn đòi hỏi
thời gian sửa chữa, công ty xe buýt sẽ dùng ngân quỹ của mình vẽ bảng quảng cáo
trên xe búyt khác và đưa vào chạy đúng tuyến và thời gian đã quy định trong hợp
đồng.
Trong trường hợp quảng cáo bằng âm thanh, vì có những trường hợp lái xe quên
bật máy ghi âm nên các công ty xe búyt bảo đảm 50 % tổng thời lượng quảng cáo,
mặc dù có thể đạt được mức 70-75% . Đối với tàu điện, xe điện, thời lượng được
bảo đảm là 70% so với hợp đồng, nhưng trên thực tế thì thường có thể đạt tần suất
80-85%. Đối với sticker được bảo đảm 85% , 15% còn lại thường bị các tay côn
đồ bóc xé.
Bên cạnh đó, còn có những khó khăn về hành chính do sự khác biệt trong chính
sách của các vùng khác nhau. Chẳng hạn, ở một số địa phương, các chủ hãng xe
buýt không cho phép sơn nền của vỏ xe thành màu khác mà chỉ có thể dán một lớp
nilon màu đè lên xung quanh sườn xe.
Không có một chuẩn nào cho việc thiết kế quảng cáo trên các phương tiện giao
thông. Không thể làm ngay một mẫu quảng cáo chung cho các xe ở tất cả các
thành phố mà công ty dự định quảng cáo. Nhiều khi mẫu quảng cáo đã xong rồi
nhưng chính quyền khu vực lại có những yêu sách riêng của mình, thành thử kế
hoạch quảng cáo có khi phải chậm lại đến cả nửa năm trời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quảng cáo trên phương tiện giao thông công cộng - có phải ném tiền qua cửa sổ.pdf