Để giải quyết vấn đề này, ta cần lưu ý ba yếu tố sau :
F chi phí cố định phát sinh khi bán chứng khoán ngắn hạn.
T tổng số tiền mặt mới cần thiết để giao dịch trong thời gian là một năm.
K chi phí cơ hội do giữ tiền mặt
164 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro tài chính - Chương 1: Quản trị tồn quỹ và tồn kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP(PHẦN 2)CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ TỒN QUỸ và TỒN KHO 1– Quản trị tồn quỹ1.1 Những lý do khiến công ty giữ tiền mặtĐộng cơ giao dịchĐộng cơ đầu cơĐộng cơ dự phòngĐiều gì sẽ xảy ra ? Nếu giữ quá nhiều hoặc quá ít tiền mặt (chi phí cơ hội và chi phí giao dịch)? Dẫn đến quyết định tồn quỹ mục tiêu.Vấn đề là làm thế nào để quyết định tồn quỹ tối ưu ?1.2 Mô hình BaumolWilliam Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quyết định tồn quỹ kết hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Để minh họa mô hình Baumol vận hành như thế nào ta xét ví dụ sau : Mô hình BaumolGiả sử công ty K bắt đầu tuần lễ 0 với tồn quỹ là C = 1,2 tỷ đồng và số chi vượt quá số thu là 600 triệu đồng một tuần. Như vậy tồn quỹ của công ty sẽ bằng 0 sau 2 tuần lễ và tồn quỹ trung bình trong thời gian 2 tuần là 1,2/2 = 600 triệu đồng. Cuối tuần lễ thứ hai công ty K phải bù đắp số tiền mặt đã chi tiêu bằng cách bán đầu tư ngắn hạn hoặc vay ngâng hàng.Mô hình BaumolDo có chi phí giao dịch (chi phí môi giới) phát sinh khi bán chứng khoán ngắn hạn nên việc thiết lập tồn quỹ lớn sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí giao dịch nhưng đổi lại chi phí cơ hội lại gia tăng do tồn quỹ lớn. Vấn đề đặt ra làm thế nào để thiết lập tồn quỹ tối ưu.Mô hình BaumolĐể giải quyết vấn đề này, ta cần lưu ý ba yếu tố sau :F chi phí cố định phát sinh khi bán chứng khoán ngắn hạn.T tổng số tiền mặt mới cần thiết để giao dịch trong thời gian là một năm.K chi phí cơ hội do giữ tiền mặtMô hình BaumolTổng chi phí cơ hội = tồn quỹ trung bình (C/2) nhân với lãi suất ngắn hạn (K)Mô hình BaumolChi phí cơ hội :Tồn quỹ ban đầuTồn quỹ trung bình (C/2)Chi phí cơ hội (K = 0,1)4.800.000.0002.400.000.000240.000.0002.400.000.0001.200.000.000120.000.0001.200.000.000600.000.00060.000.000600.000.000300.000.00030.000.000300.000.000150.000.00015.000.000Mô hình BaumolChi phí giao dịch : Được xác định bằng cách tính số lần công ty phải bán chứng khoán trong năm. Tổng số tiền công ty cần bù đắp trong năm là 600 triệu x 52 tuần = 31,2 tỷ đồng. Nếu công ty thiết lập tồn quỹ ban đầu là 1,2 tỷ thì số lần công ty phải bán chứng khoán là 31,2/1,2 = 26 lần.Mô hình BaumolChi phí giao dịch = số lần bán chứng khoán nhân với phí giao dịch cố định = (T/C) x FMô hình BaumolChi phí giao dịch :Tổng số tiền mặt cần (T)Tồn quỹ thiết lập ban đầu (C)Chi phí giao dịch (F=1 triệu)31.200.000.0004.800.000.0006.500.00031.200.000.0002.400.000.00013.000.00031.200.000.0001.200.000.00026.000.00031.200.000.000600.000.00052.000.00031.200.000.000300.000.000104.000.000Mô hình BaumolTổng chi phí :Tổng chi phí = chi phí cơ hội + chi phí giao dịch.Tổng chi phí = ((C/2)x K) + ((T/C)x F)Dựa vào công thức này ta lập bảng tính như sau :Mô hình BaumolTổng chi phí : đơn vị tính : 1.000đồng.Tồn quỹTổng chi phíChi phí cơ hộiChi phí giao dịch4.800.000246.500240.0006.5002.400.000133.000120.00013.0001.200.00086.00060.00026.000600.00082.00030.00052.000300.000119.00015.000104.000Mô hình BaumolNhìn vào hình trên ta thấy tổng chi phí sẽ nhỏ nhất ở mức tồn quỹ thiết lập ban đầu là 600 triệu. Tuy nhiên, nếu mức ban đầu không phải là 600 triệu mà là 700 triệu hay một con số bất kỳ nào đó thì làm sao biết được tồn quỹ nào là tối ưu ? Để làm được điều này ta thực hiện như sau :Mô hình BaumolTổng chi phí :TC = (C/2)x K + (T/C)x F. Lấy đạo hàm TC theo C ta có :dTC/dC = K/2 – TF/Tồn quỹ tối ưu khi tổng chi phí nhỏ nhất. Tổng chi phí nhỏ nhất khi : dTC/dC = K/2 – TF/ = 0Giải phương trình ta có : C = Mô hình BaumolTheo ví dụ trên, chúng ta có chi phí giao dịch mỗi lần là 1 triệu đồng, tổng số tiền cần trong năm là 31.200.000.000đồng và chi phí cơ hội của vốn K = 10%. Vậy tồn quỹ tối ưu sẽ là :Mô hình BaumolC = = Vậy số tiền tồn quỹ tối ưu là : 789.936.706 đồng.Mô hình BaumolCũng như nhiều mô hình khác, mô hình Baumol được xây dựng dựa trên những giả định :Công ty áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi.Không có số thu tiền mặt trong kỳ hoạch địnhKhông có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn.Dòng tiền tệ rời rạc chứ không phải liên tục.1.3 Mô hình Miller OrrKhác với William Baumol, Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn quỹ với luồng thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller Orr liên quan đến cả luông thu (inflows) và luồng chi (outflows) tiền mặt và giả định luồng tiền mặt ròng (luồng thu trừ luồng chi) có phân phối chuẩn.Mô hình Miller Orr luồng tiền tệ ròng hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, ta giả định luồng tiền mặt ròng bằng 0 – tức là luồng thu đủ bù đắp luồng chi.Mô hình Miller Orr Có ba khái niệm cần lưu ý : Giới hạn trên (H)Giới hạn dưới (L)Tồn quỹ mục tiêu (Z)Công ty thiết lập H căn cứ vào chi phí cơ hội của việc giữ tiền và L căn cứ vào rủi ro do thiếu tiền mặt. Công ty cho phép tồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu tồn quỹ vẫn nằm trong Mô hình Miller Orr giới hạn trên và giới hạn dưới thì không cần phải thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn.- Khi tồn quỹ đụng giới hạn trên thì công ty sẽ dư tiền do vậy cty sẽ mua H – Z đồng chứng khoán ngắn hạn. Và ngược lại nếu tồn quỹ đụng giới hạn dưới thì cty sẽ thiếu tiền và dẫn đến phải bán Z – L đồng chứng khoán.Mô hình Miller Orr Giống như mô hình Baumol, mô hình Miller Orr xác định tồn quỹ dựa vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch liên quan đến việc bán chứng khoán – cố định.Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt là K bằng lãi suất ngắn hạn.Khác với mô hình Baumol, trong mô hình Miller Orr số lần giao dịch là ngẫu nhiên. Mô hình Miller Orr thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của luồng thu và chi tiền mặt. Kết quả là :Chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch.Chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồn quỹ kỳ vọng.Mô hình Miller Orr Với tồn quỹ thấp nhất L đã cho, giải mô hình Miller Orr tìm tồn quỹ mục tiêu Z và giới hạn trên H. Mô hình Miller Orr :Mô hình Miller OrrMô hình Miller Orr :Z* =H* = 3Z* - 2L Mô hình Miller Orr Tồn quỹ trung bình theo mô hình Miller Orr là : 4Z - L C = 3Mô hình Miller Orr Ví dụ : giả sử chi phí giao dịch chứng khoán F = 1.000$, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm, độ lệch chuẩn của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là 2.000$. Chi phí giao dịch hàng ngày là : Mô hình Miller OrrMô hình Miller Orr1+ K = = 1,000261 suy ra K = 0,000261Phương sai của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là Mô hình Miller Orr phương sai của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là = = 4.000.000 Giả sử cty thiết lập giới hạn dưới là 0, tồn quỹ và giới hạn trên sẽ là : Mô hình Miller OrrZ* = + 0 = 22.568$H* = 3 x 22.568$ = 67.704$ 4 x 22.568$C = = 30.091$ 3Mô hình Miller Orr Để sử dụng mô hình Miller Orr giám đốc tài chính cần làm việc sau :Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quỹ. Giới hạn này liên quan đến an toàn chi tiêu do ban quản lý quyết định.Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chi hàng ngày.Quyết định mức lãi suất ngắn hạn- Xác định được chi phí giao dịch chứng khoán 2– Quản trị tồn kho2.1 Tác động hai mặt của tồn khoTác động tích cực của tồn kho là giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm :Tồn kho nguyên vật liệu giúp chủ động trong sản xuấtTồn kho sản phẩm dở dang giúp cho quá trình sản xuất được linh hoạt và liên tục.Tồn kho thành phẩm giúp chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do kẹt vốn vì đầu tư vào hàng tồn kho.2.2 Mô hình quyết định lượng đặt hàng kinh tế (EOQ)Lượng đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity) là một phạm trù quan trọng trong việc quản lý và mua sắm vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh. Nó chính là lượng đặt hàng tối ưu sao cho chi phí tồn kho là thấp nhất, trên cơ sở ước lượng mức sử dụng, chi phí đặt hàng và chi phí duy trì tồn kho.Mô hình EOQMức sử dụng là số lượng đơn vị cần dùng trong một thời kỳ nhất định.Chi phí đặt hàng (O) là chi phí liên quan đến việc đặt hàng như chi phí thủ tục giấy tờ, kiểm nhận hàng hóa. Chi phí này cố định bất chấp quy mô đặt hàng nhiều hay ít. Chi phí đặt hàng = chi phí mỗi lần đặt hàng nhân với số lần đặt hàng.Mô hình EOQ- Chi phí duy trì tồn kho đơn vị (C) là chi phí phát sinh như lưu kho, bảo hiểm và chi phí cơ hội để duy trì tồn kho. Tổng chi phí duy trì tồn kho = chi phí duy trì tồn kho đơn vị nhân với số lượng tồn kho bình quân trong kỳ.Mô hình EOQNgoài ra, giả định rằng nhu cầu tồn kho trong kỳ là chắc chắn và tất cả các đơn đặt hàng đều có thể đáp ứng ngay lập tức, do đó, không cần duy trì mức tồn kho an toàn.Khi ấy mức tồn kho bình quân sẽ là Q/2, trong đó Q là số lượng đặt hàng cố định trong kỳ hoạch định.Mô hình EOQChi phí duy trì tồn kho bình quân bằng chi phí duy trì tồn kho đơn vị nhân với số lượng tồn kho bình quân, tức là C(Q/2).Tổng số đơn đặt hàng bằng số lượng tồn kho cần dùng (S) chia cho số lượng đặt hàng (Q). Kết quả là chi phí đặt hàng bằng O(S/Q). Vậy tổng chi phí tồn kho là :Mô hình EOQ T = C(Q/2) + O(S/Q)Nhìn vào công thức ta thấy nếu số lượng đặt hàng Q càng lớn thì chi phí duy trì tồn kho càng lớn nhưng chi phí đặt hàng lại nhỏ. Và ngược lại.Mô hình EOQVấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định số lượng đặt hàng tối ưu, tức là số lượng đặt hàng làm cho tổng chi phí nhỏ nhất.Để xác định số lượng đặt hàng tối ưu ta lấy đạo hàm dT/dQ và cho đạo hàm bằng không, sau đó giải phương tìm Q tối ưu. Mô hình EOQdT/dQ = C/2 – OS/ = 0 từ phương trình này suy ra :Q* = Q = Mô hình EOQ Ví dụ : giả sử mức tồn kho cần dùng là 2.000 đơn vị trong thời kỳ hoạch định là 100 ngày. Chi phí đặt hàng là 10 triệu đồng cho mỗi đơn hàng và chi phí duy trì tồn kho là 1 triệu đồng cho mỗi đơn vị hàng tồn kho trong thời kỳ 100 ngày. Số lượng đặt hàng tối ưu là : Q* = = = 200 đơn vịMô hình EOQ Xác định điểm đặt hàngTrong phần ví dụ trên cty đã xác định được lượng đặt hàng tối ưu nhưng cty muốn biết khi nào thì đặt hàng. Trong ví dụ trên chúng ta giả định rằng cty đặt hàng và nhận hàng ngay lập tức không có một sự chậm trễ nào. Nhưng trong thực tế thì có một khoảng thời gian từ lúc đặt hàng cho đến lúc nhận được hàng đặtMô hình EOQ đây là khoảng thời gian để nhà cung cấp sản xuất và giao hàng. Đối với cty đây là khoảng thời gian chờ hàng về (lead time).- Trong ví dụ trước, với số lượng đặt hàng tối ưu là 200 đơn vị và số lượng sử dụng là 2000 đơn vị cho thời gian là 100 ngày thì cứ sau 10 ngày cty phải đặt hàng 1 lần và không có thời gian chờ đặt hàng.Mô hình EOQGiả sử phải mất 5 ngày kể từ khi đặt hàng cty mới nhận được hàng, do đó cty phải đặt hàng sớm hơn trước khi tồn kho cạn sạch. Điểm đặt hàng sẽ là – Order Point :OP = Thời gian chờ x Số lượng sử dụng đặt hàng trong ngày = 5 ngày x 20đơn vị/ngày = 100 đơn vịMô hình EOQ Như vậy, xét về số lượng, cty phải đặt hàng khi nào trong kho chỉ còn tồn 100 đơn vị. Xét về thời gian, cty phải đặt hàng cứ sau 5 ngày kể từ ngày nhận được hàng về. Trên thực tế nhu cầu hàng tồn kho không biết chắc được cho nên cty cần phải có dự trữ an toàn để cho quá trình sản xuất được liên tục. Do đó :Mô hình EOQOP = (Thời gian chờ đặt hàng x số lượng sử dụng trong ngày) + Số lượng dự trữ an toàn.Tóm lạiĐầu tư vào tồn quỹ và tồn kho là loại quyết định đầu tư ngắn hạn vào tài sản lưu động. Trong việc quyết định đầu tư này giám đốc tài chính cần phân tích và xem xét đánh đổi giữa lợi ích và chi phí sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất. Để quyết định tồn quỹ tối ưu thì giám đốc tài chính có thể sử dụng mô hình Baumol và mô hình Miller Orr. Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng.Mô hình Baumol nói chung thích hợp với tổ chức hay bộ phận nào của cty sử dụng vốn được cấp để thực hiện những nhiệm vụ nhất định được giao. Mô hình Miller Orr nói chung thích hợp cho hầu hết các loại hình cty và tổ chức và đặc biệt thích hợp với hoạt động ngân hàng. Mô hình EOQ thích hợp cho loại tồn kho nào mà việc đặt hàng được thực hiện không liên tục và hàng đặt có thể dự trữ để sử dụng cho một thời kỳ hoạch định.Bài tập1. Phương sai của ngân lưu ròng hàng ngày của cty TAI là 144 triệu đồng. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt là 8%/năm. Chi phí giao dịch mỗi lần mua bán chứng khoán ngắn hạn là 600.000 đồng. TAI nên thiết lập định mức tồn quỹ mục tiêu và định mức tồn quỹ tối đa là bao nhiêu, nếu định mức tồn quỹ tối thiểu là 2 triệu đồng ?Bài tập2. Để phục vụ công tác thu mua tôm nguyên liệu, cty Incomfish đặt một trạm thu mua tại tỉnh Bạc Liêu. Theo báo cáo của tổ thu mua, bình quân hàng ngày tổ cần bù đắp số tiền đã chi tiêu cho việc thu mua khoảng 360 triệu đồng. Incomfish đang xem xét ra quyết định tồn quỹ tiền mặt cho tổ thu mua. Có hai ngân hàng mà Incomfish liên hệ để mở tài khoản giao dịch. Agribank đồng ý sử dụng tiền nhàn rỗi của tổ thu mua để đầu tư tín phiếu kho bạc và có thể kiếm được lãi suất 6,2%/năm. Khi cần tiền cho thu mua thì Agribank sẽ bán tín phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt cho tổ thu mua nhưng tính phí là 500.000 đồng cho mỗi lần giao dịch. Ngược lại với Agribank, Incombank đồng ý sử dụng tiền nhàn rỗi của tổ thu mua cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn và cam kết mức lãi suất Kiếm được là 7%/năm nhưng khi cần tiền bù đắp cho thiếu hụt trong thu mua thì Incombank có thể bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn và thu phí là 550.000 đồng cho mỗi lần giao dịch. Bạn hãy tư vấn xem :Incomfish nên quyết định tồn quỹ tiền mặt là bao nhiêu ?Incomfish nên giao dịch với ngân hàng nào ?Giải bài tậpSử dụng mô hình Miller OrrTìm K ? - 1 = 0,08 1 + K = = 1,00021Suy ra K = 0,00021. Thay các giá trị vào công thức :Z* = + L = = 67,57 triệu đồng Giải bài tập2. a. Nếu giao dịch với Agribank thì số tiền cần bù đắp hàng năm T = 360 triệu đồng/ngày x 360 ngày = 129.600 triệu đồng, chi phí giao dịch F = 0,5 triệu đồng/lần giao dịch, K = 6,2%/năm. Thay các biến vào công thức Baumol :C* = = = 1.445,8 triệu đồngNếu giao dịch với Incombank :Tính tương tự ta có C* = 1.427,1 triệu đồngb. Incomfish nên giao dịch với Incombank vì lý do duy trì tồn quỹ ít hơn. CHƯƠNG 2QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU VÀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU2.1 Quyết định chính sách bán chịuQuyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc phải đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa.Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này.Liên quan đến quyết định chính sách bán chịu, chúng ta cần xem xét các quyết định như tiêu chuẩn bán chịu (credit standards), điều khoản bán chịu (credit terms), rủi ro bán chịu (credit risks) và chính sách quy trình thu hồi nợ (collection policy).2.1.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu (credit standards)Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được cty bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận của chính sách bán chịu của mỗi cty .Tiêu chuẩn bán chịu và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của cty. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta lại không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu.Về mặt lý thuyết, cty nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu.Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến việc quản trị khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Ví dụ : Giả sử giá bán sản phẩm của cty ABC là 10$/đơn vị sản phẩm, trong đó chi phí khả biến trước thuế là 8$. Hiện tại cty hoạt động chưa hết công suất nên sự gia tăng doanh thu không đòi hỏi phải gia tăng chi phí cố định. Doanh thu hàng năm của cty hiện tại là 2,4 triệu $. Nếu nới lỏng chính sách bán chịu, doanh thu kỳ vọng tăng 25%. Giả sử rằng đơn giá hàng bán không thay đổi và chi phí cơ hội thực hiện khoản phải thu tăng thêm là 20%.Phân tích xem cty có nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu sản phẩm hay không ? Biết rằng kỳ thu tiền bình quân của khách hàng mới tăng thêm là 2 tháng.Giải :Cty cần phân tích và so sánh xem lợi nhuận mà cty thu được có vượt quá chi phí phát sinh do nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu hay không ?- Doanh thu tăng 25%,2,4 triệu $ x 0,25 = 0,6 triệu $ = 600.000$- Số lượng hàng bán tăng thêm600.000$/10$ = 60.000 đơn vị sản phẩmGiá bán đơn vị sản phẩm là 10$, chi phí khả biến là 8$ thìLãi gộp = 10 – 8 = 2$Lợi nhuận tăng thêm = lãi gộp x số lượng sp tăng thêmLợi nhuận tăng thêm = 2 x 60.000 = 120.000$Kỳ thu tiền bình quân của khách hàng mới là 2 tháng, như vậy vòng quay khoản phải thu hàng năm sẽ là 12/2 = 6 vòng. Doanh thu tăng thêm là 600.000$ mà vòng quay khoản phải thu là 6 vòng, như vậy khoản phải thu tăng thêm là 600.000/6 = 100.000$.Khoản phải thu hàng năm tăng thêm 100.000$ đòi hỏi một khoản đầu tư tương ứng = (chi phí khả biến đơn vị/giá bán đơn vị) x khoản phải thu tăng thêm = 8/10 x 100.000$ = 80.000$.Phí tổn đầu tư khoản phải thu := 80.000 x 20% = 16.000$Qua phân tích trên ta thấy nếu cty nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu, doanh thu của cty tăng làm cho lợi nhuận tăng thêm là 120.000$ đồng thời khoản phải thu tăng thêm làm tăng thêm phí tổn là 16.000$ vì lợi nhuận tăng thêm lớn hơn nhiều so với phí tổn. Cty nên áp dụng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu.2.1.2 Quyết định điều khoản bán chịu (credit terms)Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép..Ví dụ : Điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành, nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả trậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.Thay đổi điều khoản bán chịu liên quan đến việc:- Thay đổi thời hạn bán chịu và - Thay đổi tỷ lệ chiết khấu.Thay đổi thời hạn bán chịu Giả sử rằng giá sản phẩm của cty ABC là 10$/sản phẩm, trong đó chi phí khả biến trước thuế là 8$. Hiện tại cty hoạt động chưa hết công suất nên sự gia tăng doanh thu không đòi hỏi phải gia tăng chi phí cố định. Doanh thu hàng năm của cty hiện tại là 2,4 triệu $. Giả sử cty thay đổi thời hạn bán chịu từ “net 30” ngày thành “net 60” ngày – gia tăng thời hạn bán chịu từ 30 ngày thành 60 ngày. Sự thay đổi này đưa đến kết quả là kỳ thu tiền bình quân tăng từ 1 tháng lên thành 2 tháng và doanh thu bán hàng tăng thêm 360.000$. Chúng ta phân tích xem sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào và cty có nên thay đổi thời hạn bán chịu hay không ?Giải :Doanh thu tăng thêm là 360.000$ nghĩa là số lượng hàng bán tăng thêm :360.000$/10$ = 36.000 đơn vị sản phẩmGiá bán sản phẩm là 10$, chi phí khả biến là 8$. Lãi gộp là 10 – 8 = 2$Lợi nhuận tăng thêm = Lãi gộp x Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêmLợi nhuận tăng thêm = 2 x 36.000= 72.000$ Kỳ thu tiền bình quân của khách hàng là 2 tháng, như vậy vòng quay khoản phải thu hàng năm sẽ 12/2 = 6 vòng.Doanh thu tăng thêm là 360.000$ mà vòng quay khoản phải thu là 6 vòng, vậy khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu là 360.000/6 = 60.000$.Khoản phải thu hàng năm tăng thêm 60.000$ đòi hỏi một khoản đầu tư tương ứng = (chi phí khả biến/giá bán đơn vị) x Khoản phải thu tăng thêm. = (8/10) x 60.000 = 48.000$Kỳ thu tiền bình quân lúc đầu là 1 tháng nên số vòng quay khoản phải thu là 12 vòng một năm và doanh thu cũ là 2,4 triệu $ tạo ra khoản phải thu là 2,4 triệu/12 = 200.000$Bây giờ do kỳ thu tiền bình quân tăng lên đến 2 tháng nên vòng quay khoản phải thu giảm còn 6 vòng và doanh thu 2,4 triệu $ sẽ tạo ra khoản phải thu là 2,4 triệu/6 = 400.000$.Như vậy, sự thay đổi thời hạn bán chịu khiến khoản phải thu gia tăng so với lúc trước là 400.000 – 200.000 = 200.000$.Khoản phải thu tăng thêm này đòi hỏi vốn đầu tư tương ứng là : (8/10)x 200.000 = 160.000$Tổng vốn đầu tư do khoản phải thu tăng thêm 48.000$ + 160.000 = 208.000$Phí tổn đầu tư khoản phải thu = Tiền đầu tư x Chi phí khoản phải thu cơ hội = 208.000 x 20% = 41.600$Qua tính toán và phân tích trên đây chúng ta thấy rằng nếu mở rộng thời hạn bán chịu, doanh thu của cty sẽ gia tăng tạo ra lợi nhuận tăng thêm 72.000$ đồng thời khoản phải thu cũng gia tăng tạo ra phí tổn là 41.600$.Vì lợi nhuận tăng thêm lớn hơn nhiều so với phí tổn tăng thêm, cty nên áp dụng chính sách mở rộng thời hạn bán chịu.Thay đổi tỷ lệ chiết khấuThay đổi tỷ lệ chiết khấu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ kích thích người mua trả tiền sớm hơn để lấy chiết khấu, do đó, giảm được kỳ thu tiền bình quân. Kết quả là giảm chi phí đầu tư khoản phải thu. Nhưng tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận.Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không.Giả sử rằng cty ABC có doanh thu hàng năm là 3 triệu $ và kỳ thu tiền bình quân là 2 tháng. Cty hiện đang áp dụng điều khoản bán chịu là “net 45”. Nếu cty thay đổi điều khoản bán chịu thành “2/10 net 45” thì kỳ thu tiền quân kỳ vọng giảm còn 1 tháng và ước tính có khoảng 60% khách hàng sẽ lấy chiết khấu. Với những thông tin đã cho, phân tích xem cty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu hay không ? Biết rằng chi phí cơ hội của khoản phải thu vẫn là 20%.Việc nâng tỷ lệ chiết khấu từ 0% lên 2% sẽ kích thích khách hàng trả tiền sớm để được hưởng 2%. Điều này làm giảm khoản phải thu và tiết kiệm chi phí cho khoản phải thu. Tuy nhiên khi khách hàng lấy 2% chiết khấu thì lợi nhuận cty sẽ giảm.Cần tính toán và phân tích xem khoản tiết kiệm do giảm chi phí đầu tư cho khoản phải thu có đủ bù đắp khoản lợi nhuận sụt giảm do khách hàng lấy chiết khấu hay ko ?Khoản phải thu trước khi thay đổi chiết khấu = Doanh thu hàng năm / Vòng quay khoản phải thu = 3.000.000/6 = 500.000$Khoản phải thu sau khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu = 3 triệu / 12 = 250.000$Khoản phải thu cắt giảm = 500.000 – 250.000 = 250.000$. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cơ hội do đầu tư khoản phải thu : 250.000 x 20% = 50.000$.Trong khi đó, 60% khách hàng lấy tỷ lệ chiết khấu khiến lợi nhuận cty giảm : 3 triệu x 0,6 x 0,02 = 36.000$.Qua phân tích và tính toán trên ta thấy rằng nếu cty tăng tỷ lệ chiết khấu lên 2% thì khách hàng sẽ trả tiền sớm để lấy chiết khấu. Điều này giúp cty tiết kiệm được chi phí đầu tư khoản phải thu là 50.000$. Nhưng do khách hàng lấy chiết khấu nên lợi nhuận sẽ giảm 36.000$. Vì chi phí tiết kiệm được lớn hơn lợi nhuận giảm đi do thay đổi tỷ lệ chiết khấu. Vậy cty nên áp dụng chính sách thay đổi tỷ lệ chiết khấu này.Bài tập1. Cty TPL là cty kinh doanh hàng tiêu dùng với mạng lưới chi nhánh bán lẻ rộng khắp. Theo thông tin thu thập được từ phòng kinh doanh, doanh thu bán chịu hàng năm của cty khoảng 30 tỷ đồng, kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày và chi phí cơ hội tính trên vốn đầu tư vào khoản phải thu là 12%. Hiện tại cty đang áp dụng chính sách bán chịu net 30. Nếu thay đổi chính sách bán chịu thành 4/10, net 30 thì Ước tính có khoảng 50% khách hàng sẽ trả nhanh để lấy chiết khấu, do đó, kỳ thu tiền bình quân sẽ giảm chỉ còn 1 tháng. Theo bạn TPL có nên áp dụng chính sách mới hay không ? Tại sao ?Bài tập 2. Ban giám đốc cty CPC đang xem xét để hoạch định chính sách dự trữ tiền mặt tốt nhất cho cty. Một số thông tin liên quan đến việc hoạch định chính sách cty đã được thu thập như sau :Cty CPC hiện đang có số dư tiền mặt là 800 triệu đồng.Cty dự kiến trong suốt năm hoạt động, tiền chi ra vượt mức tiền thu về hàng tháng là 345 triệu đồng. Mỗi lần mua hoặc bán chứng khoán ngắn hạn, cty phải trả cho nhà môi giới khoản chi phí là 0,5 triệu đồng, ngoài ra không còn chi phí nào khác.Lãi suất hàng năm khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 7%.Giả sử anh chị là trưởng phòng tài chính của cty CPC hãy giúp ban giám đốc cty ra quyết định về chính sách dự trữ tiền mặt tối ưu bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây :Số dư tiền mặt hiện tại của cty đã tối ưu chưa ? Nếu chưa, cty nên giữ bao nhiêu tiền mặt để đạt được mức tối ưu ?b. Hiện tại cty có thể gia tăng số tiền đâu tư vào chứng khoán ngắn hạn hay không ? Nếu có, gia tăng bao nhiêu ?c. Trong suốt 12 tháng tới cty phải bán chứng khoán ngắn hạn bao nhiêu lần để bù đắp tiền mặt trong chi tiêu ?Bài tập3. Giám đốc tài chính cty PRC kết luận rằng nếu sử dụng mô hình Baumol thì tồn quỹ tiền mặt tối ưu của cty nên là 200 triệu đồng. Lãi suất hàng năm của các loại chứng khoán ngắn hạn là 7,5%. Chi phí giao dịch mỗi khi bán chứng khoán ngắn hạn là 500.000 đồng. Giả sử rằng giao dịch thu chi tiền mặt của PRC diễn ra gần giống mô hình Baumol. Dựa vào những thông tin trên, hãy suy luận xem mức bồi hoàn tiền mặt hàng tuần của PRC là bao nhiêu ?Bài tập4. Một doanh nghiệp duy trì một tài khoản riêng biệt cho việc thanh toán bằng tiền mặt. Tổng số tiền thanh toán là 100.000$/tháng, rải đều suốt tháng. Các chi phí hành chính và giao dịch của việc chuyển tiền đến tài khoản này là 10$ mỗi lần chuyển. Các chứng khoán thị trường có lãi suất 1%/tháng. Hãy ấn định số lượng tiền mỗi lần chuyển và số lần chuyển tiền tối thiểu hóa được chi phí duy trì tài khoản đặc biệt này.2.2 Sử dụng dịch vụ bao thanh toán nâng cao hiệu quả thu hồi nợBao thanh toán (factoring) là một nghiệp vụ theo đó những cty thường xuyên bán chịu hàng hóa sẽ bán lại những khoản phải thu cho một cty chuyên môn làm nghiệp vụ thu hồi nợ.Ví dụ :Giả sử cty ABC có khoản phải thu 500 triệu đồng, 3 tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán và khoản phải thu này là khoản phải thu có đảm bảo và chắc chắn sẽ thu được tiền khi đến hạn. Cty đang xem xét quyết định :Chờ ba tháng sau sẽ thu về 500 triệu đồngBán khoản phải thu cho ngân hàng để thu tiền ngay bây giờ thông qua dịch vụ bao thanh toán.Bước 1 : Thu thập các thông tin cần thiết :Lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi cung cấp dịch vụ bao thanh toán, giả sử là 0,8%/thángPhí bao thanh toán của ngân hàng, giả sử là 0,5% trên trị giá hợp đồng bao thanh toán.Chi phí cơ hội của vốn, giả sử 12% và 14%.Bước 2 : Sử dụng thông tin trên lập bảng :Khoản mụcSố tiền (triệu đồng)Trị giá khoản phải thu500Trừ lãi c.khấu n.hàng (500x0,8%x3)12Trừ phí bao thanh toán (500x0,5%)2,5Số tiền cty nhận được485,5Hiện giá khoản phải thu 12%(500/(1+12%/12))^3485,3Hiện giá khoản phải thu 14%(500/(1+14%/12))^3482,9Bước 3: Phân tích và ra quyết định :Bảng tính trên cho thấy nếu sử dụng dịch vụ bao thanh toán cty sẽ thu ngay ở hiện tại được 485,5 triệu đồng. Nếu không sử dụng dịch vụ bao thanh toán, cty ba tháng sau mới thu được 500 triệu đồng.Số tiền 500 triệu đồng ba tháng sau mới thu được thực ra hiện tại chỉ đáng giá 485,3 triệu đồng với chi phí cơ hội của vốn là 12%. Và chỉ đáng giá 482,9 triệu đồng nếu chi phí cơ hội vốn của cty là 14%.Như vậy, cty nên sử dụng dịch vụ bao thanh toán nếu chi phí cơ hội của vốn là 14% và không sử dụng dịch vụ bao thanh toán nếu cơ hội của vốn là 12%.Bài tập chương 3Cty sơn Bạch Tuyết đang xem xét kế hoạch sản xuất một loại sơn đặc biệt, có tên gọi là sơn Special. Chi phí hoạt động cố định cho sản xuất loại sơn này là 3 tỷ đồng một năm. Chi phí biến đổi trên mỗi hộp sơn là 175.000đồng và giá bán trung bình là 200.000đồng/một hộp.a. Số lượng tiêu thụ và doanh thu hòa vốn hàng năm là bao nhiêu ?b. Nếu chi phí biến đổi giảm còn 168.000đồng một hộp thì điều gì sẽ xảy ra đối với điểm hòa vốn ?c. Nếu chi phí cố định tăng đến 3,75 tỷ đồng một năm thì điểm hòa vốn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?d. Tính độ bẩy hoạt động ở mức tiêu thụ 160.000 hộp ?e. Nếu doanh số tiêu thụ tăng 15% từ mức 160.000 hộp thì lợi nhuận hoạt động EBIT thay đổi bao nhiêu phần trăm ?2. Cty X là một cty hoạt động hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu (không có nợ). Hàng tháng, lợi nhuận sau thuế của cty là $24.000 trên doanh thu $880.000. Thuế suất thuế thu nhập cty là 40%. Sản phẩm duy nhất của cty là sản phẩm máy in được bán với giá $200, trong đó biến phí là $150.Chi phí hoạt động cố định hàn tháng của cty là bao nhiêu ?b. Sản lượng và doanh thu hòa vốn hàng tháng của cty là bao nhiêu ? c. Tính toán và vẽ đồ thị độ bẩy hoạt động DOL có số lượng sản xuất và tiêu thụ hàng tháng ở mức 4.000 đơn vị, 4.400 đơn vị, 4.800 đơn vị, 5.200 đơn vị, 5.600 đơn vị và 6.000 đơn vị ?d. Đồ thị được vẽ ở câu c và đặc biệt là độ bẩy hoạt động tại mức doanh số hiện hành của cty nói lên điều gì về sự biến động của lợi nhuận hoạt động của cty khi doanh thu thay đổi ?3. Cty Y mới được thành lập, muốn xác định một cấu trúc vốn hợp lý. Cty có thể vay nợ với lãi suất 16%, hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi với chi phí 15%. Tổng vốn đầu tư của cty sẽ là 5 triệu USD. Và cổ phiếu thường có thể được bán ở mức giá $20/cổ phiếu. Thuế thu nhập cty được ước đoán là 50%. Bốn cấu trúc vốn khả thi đang được cân nhắc là :Phương ánNợCP ưu đãiCP thường10%0%100%230%0%70%350%0%50%450%20%30%Hãy vẽ đồ thị EBIT – EPS cho cả 4 phương án tài trợ với EBIT được kỳ vọng là 1 triệu USD . Xác định rõ điểm bàng quang và tọa độ tại đó đồ thị cắt với trục hoành.Tính độ bẩy tài chính cho tất cả 4 phương án tại EBIT bằng 1 triệu USD.Phương án nào là tốt nhất ? Tại sao ? 4. Cty Z hiện có 100.000 cổ phiếu thường đang lưu hành với giá thị trường là $60/cổ phiếu . Cty cũng có 2 triệu USD nợ trái phiếu với lãi suất 6%. Hiện nay, cty đang cân nhắc dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng trị giá 3 triệu USD. Dự án này có thể được tài trợ theo nhiều phương án. Phương án 1 là toàn bộ giá trị đầu tư mở rộng được tài trợ bằng phát hành thêm cổ phiếu thường với giá phát hành là $60/cổ phiếu. Phương án 2 là tài trợ toàn bộ bằng nợ vay với lãi suất là 8%. Phương án 3 là tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi với chi phí là 7%. Phương án 4 là tài trợ 50% bằng cổ phiếu thường với giá phát hành là $60/cổ phiếu và 50% còn lại được lại được tài trợ bởi trái phiếu với lãi suất 8%.Cty kỳ vọng là mức EBIT sau khi thực hiện chương trình đầu tư mở rộng là 1 triệu USD, hãy tính EPS cho cả bốn phương án tài trợ, biết thuế suất cty là 50% ?b. Vẽ đồ thị EBIT – EPS, tính điểm bàng quan giữa các phương án ? Giải thích ?5. Doanh số của cty ABC gần đây là 100.000 sản phẩm, đơn giá mỗi sản phẩm 7,5$, chi phí khả biến là 3$, chi phí hoạt động cố định là 250.000$. Lãi vay hàng năm là 80.000$ . Cty hiện có 8.000 cổ phần ưu đãi với cổ tức hàng năm của mỗi cổ phần ưu đãi là 5$. Ngoài ra còn có 20.000 cổ phần thường . Giả định thuế suất thuế thu nhập là 40%.Tính sản lượng hòa vốn.b. Tính thu nhập cổ phần thường EPS ở mức sản lượng trên và ở mức sản lượng 120.000 sản phẩm.c. Tính độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh ở mức doanh số 750.000$.d. Tính độ nghiêng đòn bẩy tài chính ở mức EBIT tương ứng mức doanh số 750.000$.e. Sử dụng độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp để xác định tác động đến EPS khi doanh số tăng 50% (sử dụng mức doanh số 750.000$).6. Cty K có thu nhập EBIT mong đợi năm sau là 4.000.000$, với độ lệch chuẩn là 2.000.000$. Chi phí trả lãi vay sẽ là 1.000.000$ và cổ tức cổ phần ưu đãi là 600.000$. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%. Nếu EBIT tuân theo qui luật phân phối chuẩn, hãy tính xác suất mà cty K sẽ có EPS < 0 vào năm sau.7. Cty W có EBIT hiện tại là 450.000$. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh DOL là 2,5. Doanh số năm sau dự kiến gia tăng 5%. Cty có EBIT tuân theo qui luật phân phối chuẩn và có độ lệch chuẩn là 300.000$. Cấu trúc tài chính của cty W bao gồm nợ vay và cổ phần ưu đãi. Tổng chi phí lãi vay là 200.000$ và tổng cổ tức cổ phần ưu đãi là 60.000$. Cty W có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%. Hãy tính xác suất cty W có EPS < 0 vào năm sau.8. Cty KR đang mong muốn xác định số lượng sản phẩm mà cty phải bán ở mức giá 24,95$. Cty ước tính tổng chi phí cố định 12.350$ mỗi năm, chi phí biến đổi 15,45$ mỗi sản phẩm. Hỏi cty bán bao nhiêu sản phẩm mới bù đắp chi phí hoạt động.9. Grant Grocers có doanh số 1.000.000$. Tổng định phí của cty là 250.000$ và tổng biến phí bằng 60% doanh số. Hãy tính độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh của cty. Nếu doanh số tăng 20%, tỷ lệ gia tăng trong EBIT bằng bao nhiêu ?10. Thu nhập từ hoạt động của cty Arthur Johnson là 500.000$. Cty có chi phí lãi vay là 200.000$ và thuế suất thuế thu nhập 40%. Hãy tính độ nghiêng đòn bẩy tài chính của cty. Nếu cty có thể tăng gấp đôi thu nhập từ hoạt động, tỷ lệ gia tăng trong thu nhập của cổ đông sẽ bằng bao nhiêu ?11. Một cty hiện có doanh số là 2 triệu $. Các biến phí của cty bằng 70% doanh số, định phí là 100.000$ và chi phí lãi vay hàng năm là 50.000$.Độ nghiêng đòn bẩy của cty là bao nhiêu ?Nếu thu nhập từ hoạt động của cty EBIT tăng 10%, thu nhập của cổ đông sẽ tăng bao nhiêu ?Nếu doanh số của cty tăng 10%, EBIT sẽ tăng bao nhiêu và EPS sẽ tăng bao nhiêu ?12. Cty Hastings sẽ bắt đầu hoạt động vào năm tới để sản xuất một sản phẩm mới với đơn giá 12$/đơn vị sản phẩm. Hastings có thể chọn 1 trong 2 phương án sản xuất sau đây :Phương án A, với biến phí đơn vị bằng 6,75$/sản phẩm và định phí hoạt động là 675.000$.Phương án B, với biến phí đơn vị bằng 8,25$/sản phẩm và định phí là 401.250$. Để hỗ trợ hoạt động sản xuất cho một trong hai phương án này, cty cần có số tài sản lên đến 2.250.000$. Cty cũng đã xác lập được một tỷ lệ nợ là 40%. Chi phí sử dụng nợ là 10%. Không tính thuế thu nhập trong bài này, hãy :Dự báo doanh số cho năm tới ở mức sản lượng là 200.000 sản phẩm. Áp dụng phương án sản xuất nào thì EBIT sẽ bị tác động có hại nhiều hơn nếu doanh số không đạt mức dự kiến.Với nợ hiện nay, phương án nào sẽ phát sinh tỷ lệ gia tăng lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần tương ứng với một mức gia tăng cho sẵn trong EBIT ?c. Hãy tính độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp DTL của từng phương án và đánh giá rủi ro của cty đối với từng phương án.d. Có một tỷ lệ nợ nào đó mà phương án A sẽ phát sinh một DTL bằng với DTL của phương án B mà bạn đã tính trong câu c trên đây hay không ??13. Cty Stewart bán thành phẩm của mình với giá 9$/sản phẩm, tổng định phí hàng năm 20.000$, biến phí đơn vị sản phẩm 5$.Hãy tính lãi trước thuế và lãi vay EBIT của cty ở mức sản lượng 10.000 sp.Hãy tính EBIT của cty ở mức sản lượng 8.000 sp và 12.000 sp.Hãy tính % thay đổi trong doanh số (so với mức sản lượng 10.000sp) và tỷ lệ % thay đổi trong EBIT.d. Dựa trên kết quả của của câu c hãy xác định độ nhạy cảm của EBIT khi doanh số thay đổi.14. Cty VDEC có tổng định phí hàng năm là 72.000$, biến phí đơn vị sp 6,75$ và đơn giá bán thuần 9,75$.Tính sản lượng hòa vốn ?Tính độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh DOL ở các mức sản lượng 24.000, 25.000, 30.000 và 40.000 sp.Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và DOL ? Bạn có nhận xét gì về đồ thị trên.15. Cty NSL hiện đang có cấu trúc vốn gồm 25.000$ nợ với lãi suất 16%/năm và 20.000 cổ phần thường. Giả sử thuế suất thuế thu nhập cty là 40%.Hãy xác định thu nhập mỗi cổ phần EPS ở các mức EBIT bằng 80.000$ và 120.000$.Sử dụng mức EBIT bằng 80.000$ làm cơ sở. Hãy tính độ nghiêng đòn bẩy tài chính DFL.Làm lại yêu cầu a và b với giả định cty có 100.000$ nợ với lãi suất 16%/năm và 3.000 cổ phần.16. Cty PMT chuyên sản xuất banh bóng chuyền bãi biển, doanh số hàng năm 400.000 trái banh, biến phí mỗi trái banh là 0,84$, đơn giá bán thuần là 1$, tổng định phí hàng năm là 28.000$. Cty phải trả lãi vay mỗi năm là 6.000$, cổ tức cổ phần ưu đãi 2.000$ và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.Xác định sản lượng hòa vốn của cty ?Xác định độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh DOL, DFL và DTL.CHƯƠNG 4 QUYẾT ĐỊNH THUÊ HAY MUA TÀI SẢN4.1 Thuê tài sản là gì ?4.2 Các loại thuê tài sản 4.2.1 Thuê hoạt động hay thuê vận hành 4.2.2 Thuê tài chính4.3 Các lợi ích của thuê tài sản 4.3.1 Tránh được rủi ro do sở hữu tài sản 4.3.2 Tính linh hoạt 4.3.3 Lợi ích về thuế 4.3.4 Tính kịp thời 4.3.5 Giảm được những hạn chế tín dụng 4.3.6 Thuê tài sản tránh được những thủ tục rườm rà4.4 Phân tích ngân lưu để quyết định thuê hay mua tài sản 4.4.1 Ngân lưu của cty khi đi thuê tài sảnHiện giá chi phí thuê = Ví dụ : Cty ZN cần một hệ thống máy tính mới. Hệ thống máy tính này có thể được thuê với chi phí là $21.000 mỗi năm, tiền thuê được thanh toán ngay khi ký hợp đồng thuê và thời hạn thuê là 7 năm. Thuế suất thuế thu nhập công ty là 35%. Nếu đi vay thì cty phải trả lãi suất là 12,31%. Hiện giá chi phí thuê là bao nhiêu ? 4.4.2 Chi phí mua tài sảnTài sản mua có giá trị thanh lý là S.Sự khác nhau về chi phí bảo trì giữa tài sản thuê và mua (nếu có) ký hiệu là Mt.Giá mua tài sản là Io.Chi phí khấu hao là Dt.Hiện giá chi phí mua tài sản: PVVí dụ :Công ty ZN có thể mua một hệ thống máy vi tính trị giá 100.000$ để sử dụng vào ngay đầu năm. Hệ thống có tuổi thọ kinh tế là 7 năm, thời gian khấu hao 5 năm, chi phí khấu hao hàng năm là $20.000. giá trị thanh lý tài sản dự kiến sau khi trừ thuế thu được vào cuối năm 7 là $20.000. Nếu cty mua hệ thống, chi phí bảo trì vào cuối mỗi năm là 6.000$ trong vòng 6 năm. Chi phí sử dụng nợ sau thuế là 8%, WACC là 12%. Hiện giá chi phí mua tài sản là ???Giải ví dụ : chi phí sử dụng nợ sau thuế : 12,31%(1-35%)=8%Hiện giá của chi phí thuê == Tiền thuê : 21.000 từ năm 0 đến năm 6.Tiết kiệm thuế : 7.350 từ năm 0 đến năm 6Tiền thuê ròng : 13.650 từ năm 0 đến năm 6Hiện giá chi phí là : $76.753Nếu mua tài sản thì hiện giá chi phí mua tài sản như sau :PV(chi phí mua TS) = Tiền mua tài sản là : 100.000$Khấu hao tài sản : 20.000$ từ năm 1 đến năm 5.Tiết kiệm thuế từ khấu hao : 7.000 từ năm 1 đến năm 5.Chi phí bảo trì : 6.000$ từ năm 1 đến năm 6.Chi phí bảo trì sau thuế : 3.900 = 6.000(1-0,35) từ năm 1 đến năm 6.Tiền tiết kiệm thuế trừ chi phí: 3.100 từ năm 1 đến năm 5, đến năm 6 thì (3.900)Giá trị thanh lý tài sản năm 7 là : 20.000$ Quyết định thuê hay muaNếu chi phí cho việc mua tài sản lớn hơn chi phí thuê tài sản thì cty nên thuê tài sản :Lợi ích của thuê tài sản = PV(chi phí mua) – PV(chi phí thuê) == 81.034 - 76.753 = $4.281Bài tập Bài 1 :Cty Phượng Hoàng đang xem xét hai phương án để có được một máy chuyên dụng. Nếu mua thì cty phải bỏ ra tổng cộng 300.000USD và sau 3 năm sử dụng chiếc máy này sẽ bị thải hồi. Cty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng và thuế suất thuế thu nhập cty là 28%. Nếu thuê thì hàng năm cty phải trả chi phí thuê là 102.000USD trong vòng 3 năm. Tiền thuê năm đầu trả ngay khi ký hợp đồng. Cty sử dụng lãi suất thị trường là 12%/ năm để xem xét khi phân tích quyết định mua hay thuê.Yêu cầu : Bạn hãy phân tích và tư vấn xem cty nên thuê tài chính hay đi vay với lãi suất 12% trong thời hạn 3 năm để mua chiếc máy trên ?Bài 2 :Cty Phương Linh đang xem xét để có được một xe mini bus phục vụ khác du lịch. Xe này có thời gian hoạt động 3 năm và giá trị thải hồi khi hết thời gian sử dụng ước tính bằng 10% giá trị ban đầu. Cty sử dụng phương pháp khấu hao đều và có mức thuế thu nhập cty là 28%. Khi liên hệ các nhà cung cấp, Phương Linh được chào 2 phương án. Nếu mua cty phải trả ngay 30.000USD, nếu thuê thì chi phí thuê cty phải trả là 10.800USD/năm với khoản thanh toán đầu tiên trả ngay khi ký hợp đồng thuê. Yêu cầu : Cty nên chọn phương án nào ? Tại sao ? Biết chi phí sử dụng nợ của cty là 12% trong khi chi phí sử dụng vốn trung bình là 15%.Bài 3 :Cty Rạng Đông đang xem xét việc mua một dây chuyền sản xuất tự động mới. Tài sản này có thể được mua vào đầu năm này với giá $28.000. Thời gian sử dụng là 3 năm và thời gian khấu hao cho mục đích thuế là 2 năm – mỗi năm khấu hao $14.000; dự khiến khi hết thời gian sử dụng, cty sẽ tốn chi phí tháo dỡ $1.000 và giá bán tài sản thanh lý $4.000. Khi dây chuyền mới đưa vào hoạt động sẽ làm vốn lưu động của cty tăng thêm $2.000 và tạo cho cty một khoản doanh thu và chi phí tăng thêm qua các năm như sau :Chỉ tiêuNăm 1Năm 2Năm 3Doanh thu tăng thêm$18.600$18.600$18.600Chi phí bằng tiền tăng thêm$4.000$4.500$5.200Trong đó: chi phí bảo trì0$500$800Biết thuế thu nhập cty là 30%, chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số là WACC = 15% và chi phí sử dụng nợ sau thuế 7%. Yêu cầu :Tư vấn xem cty có nên đầu tư tài sản này hay không ?Tài sản này có thể được thuê 3 năm với giá $10.400 trả vào đầu mỗi năm. Tiền thuê đã bao gồm chi phí bảo trì tài sản. Liệu cty có nên thuê tài sản này không??Bài 4:Cty ACB đang xem xét hai phương án để có được một máy phát điện chuyên dụng. Nếu mua thì cty phải bỏ ra tổng cộng 3.000USD và sau 6 năm sử dụng chiếc máy này sẽ bị thải hồi. Giá trị lúc thải hồi xem như không đáng kể. Cty áp dụng phương pháp khấu hao đều và thuế suất thuế thu nhập cty là 28%. Nếu thuê thì hàng năm cty phải trả chi phí thuê mỗi năm là $5.200 trong vòng 6 năm. Tiền thuê năm đầu trả ngay khi ký hợp đồng. Cty sử dụng lãi suất thị trường là 12%/năm để xem xét khi phân tích quyết định thuê hay mua.Yêu cầu :Bạn hãy phân tích và tư vấn xem cty nên thuê tài chính hay vay với lãi suất 12% trong thời hạn 3 năm để mua chiếc máy này ?Bài 5 :Cty SH đang xem xét để có được một máy in chuyên dụng để in quảng cáo cho khách hàng. Máy này có thời gian hoạt động 5 năm và giá trị thải hồi khi hết thời gian sử dụng ước tính bằng 5% giá trị ban đầu. Cty sử dụng phương pháp khấu hao đều và có mức thuế suất thuế thu nhập cty là 28%. Khi liên hệ các nhà cung cấp, cty được chào hai phương án. Nếu mua cty phải trả ngay 45.000USD. Nếu thuê tài chính thì cty phải trả 10.820USD/năm với khoản thanh toán đầu tiên trả ngay khi ký hợp đồng thuê.Yêu cầu :Tư vấn xem cty nên chọn phương án nào ? Tại sao ? Biết chi phí sử dụng nợ của cty là 12% và chi phí sử vốn trung bình WACC là 15%.Bài 6:Cty ZN đang xem xét mua một dây chuyền sản xuất tự động mới. Tài sản này có thể được mua với giá 28.000USD. Thời gian sử dụng tài sản là 5 năm và cty áp dụng phương pháp khấu hao đều. Dự kiến khi hết thời hạn sử dụng, cty sẽ tốn chi phí tháo dỡ $1.000 và giá bán tài sản thanh lý ước tính bằng 5% giá trị lúc mua. Khi dây chuyền mới đưa vào hoạt động sẽ làm vốn lưu động cty tăng thêm $2.000 vào năm đầu, các năm tiếp theo nhu cầu vốn lưu động không đổi và tạo cho cty một khoản doanh thu hàng năm là 25.000USD. Chi phí sản xuất kể cả chi phí bảo trì ước bằng 60% giá trị doanh thu. Biết thuế suất thuế thu nhập cty là 28%. WACC là 15% và chi phí sử dụng nợ sau thuế là 7%.Yêu cầu :Bạn hay phân tích và tư vấn xem cty có nên đầu tư tài sản này hay không ? Tài sản này có thể có bằng cách mua hoặc thuê. Nếu thuê cty phải trả tiền thuê 2.400USD trong thời hạn 5 năm trả vào đầu mỗi năm. Nếu mua cty phải chịu chi phí bảo trì ước tính bằng 10% chi phí khấu hao. Hỏi cty có nên thuê hay mua tài sản này ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- slide_bai_ging_tcdn_3802.ppt