Quản trị kinh doanh - Quản trị chất lượng
Các nhà kinh tế Pháp quan niệm rằng lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đến 50% về những tổn thất do chất lượng kém gây ra, 50% còn lại chia đều cho người trực tiếp thực hiện và giáo dục.
Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ cho rằng :
15-20% do lỗi trực tiếp sản xuất
80-85% do lỗi của hệ thống quản lý không hoàn hảo.
32 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị kinh doanh - Quản trị chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNGChương 1: Dẫn nhậpChương 2: Các khái niệm chất lượngChương 3: Quản lý chất lượng Chương 4: Đánh giá chất lượngChương 5: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)Chương 6: Xây dựng HTCL dựa trên ISO 9000 Chương 7: Kiểm soát chất lượng bằng thống kê 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, MỤC TIÊU MÔN QTCLĐối tượng môn họcĐối tượng vật chất của môn học là Sản Phẩm, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những sản phẩm cụ thể thuần vật chất và các dịch vụCó thể nói sản phẩm là bất cứ cái gì có thể cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự sử dụng, sự chấp nhận, nhằm thỏa mãn một nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận. 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, MỤC TIÊU MÔN QTCLNhiệm vụ môn học Nhiệm vụ của môn học là nghiên cứu chất lượng của sản phẩm và tất cả những vấn đề có liên quan đến việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm xuyên suốt chu ky sống của sản phẩm. 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, MỤC TIÊU MÔN QTCLNội dung nghiên cứu môn học Các khái niệm cơ bản và những triết lý về quản trị chất lượng hiện đang được vận dụng phổ biến Các biện pháp và các công cụ quan trọng nhằm quản trị và nâng cao chất lượng. Các hệ thống quản lý chất lượng: TQM, ISO 9000, ISO 14001,..1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, MỤC TIÊU MÔN QTCLMục tiêu môn học Giúp cho người học hiểu rõ sự vận hành của hệ thống quản trị chất lượng; nắm được các kiến thức cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng; các mô hình quản trị chất lượng tiên tiến; biết cách xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thông QTCL trong các tổ chức; nắm được các phương pháp đánh giá chất lượng vv . *2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QTCLBộ luật Hammurabi (Khoảng XVIII trước Công Nguyên) cho phép tử hình những công nhân xây dựng nếu nhà xây bị đổ và có người bị thiệt mạng.Thời đại trung cổ – Văn hóa chất lượng liên quan tới sự phát triển thủ công. Thời kỳ hiện đại Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp từ XVIII đến XIX. Các công cụ sản xuất mới, các quan niệm quản lý và tổ chức lao động mới. *2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QTCLĐầu thế kỷ XX Tự động hoá sản xuất cho phép tạo ra các sản phẩm rất chuyên sâu về mặt công nghệ với giá thành thấp. Chất lượng là thành quả của các hoạt động mang tính phối hợp của các đơn vị trong xí nghiệp.Thế chiến thứ II Vấn đề chất lượng rất được chú trọng và quan tâm. Sau thế chiến thứ II – Chất lượng phụ thuộc vào sự thoả mãn khách hàng *2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QTCLTrong giai đoạn sản xuất chưa phát triển, lượng sản phẩm sản xuất chưa nhiều, thường trong phạm vi một gia đình. Người mua và người bán thường biết rõ nhau nên việc người bán làm ra sản phẩm có chất lượng để bán cho khách hàng gần như là việc đương nhiên vì nếu không họ sẽ không bán được hàng. Công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp đòi hỏi sự ra đời một số người chuyên trách về hoạch định và quản trị chất lượng sản phẩm *2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QTCLViệc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong giai đoạn nầy thường được thực hiện chủ yếu trong khâu sản xuất và tập trung vào thành phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Thực tế cho thấy không thể nào kiểm tra được hết một cách chính xác các sản phẩm (Loại bỏ nhầm các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng hoặc không phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng và đưa nó ra tiêu thụ ngoài thị trường). Các nhà quản trị chất lượng phải mở rộng việc kiểm tra chất lượng ra toàn bộ quá trinh sản xuất - Kiểm soát chất lượng. *2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QTCLNgười ta phải kiểm soát được các yếu tố 5M, E, I: - Con người (Men)/ Phương pháp (Methods) /Nguyên vật liệu (Materials) /Máy móc (Machines) /Thiết bị đo lường (Mesurement)/Môi trường (Environment)/ Thông tin (Information) Tuy nhiên, muốn tạo nên uy tín lâu dài phải Bảo đảm chất lượng, đây là chiến lược nhằm tạo niềm tin nơi khách hàng. Bảo đảm chất lượng vừa là một cách thể hiện cho khách hàng thấy được về công tác kiểm tra chất lượng, đồng thời nó cũng là chứng cứ cho mức chất lượng đạt được. *2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QTCLQUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: B1/ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG B2/ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG B3/ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG *3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC QTCLSau nhiều năm áp dụng các chiến lược quản trị chất lượng khác nhau, người ta rút ra các bài học sau: Chất lượng là (1).-Quan niệm về chất lượng Quan niệm thế nào là một sản phẩm có chất lượng ? Quan niệm thế nào là một công việc có chất lượng ? Sự chính xác về tư duy là hoàn toàn cần thiết trong mọi công việc, các quan niệm về chất lượng nên được hiểu một cách chính xác, trình bày rõ ràng để tránh những lầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra. *3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC QTCL(2)-Chất lượng đo được không? Đo bằng cách nào? Thông thường người ta hay phạm sai lầm là cho rằng chất lượng không thể đo dược, không thể nắm bắt được một cách rõ ràng. Điều nầy khiến cho nhiều người cảm thấy bất lực trước các vấn đề về chất lượng. Trong thực tế, chất lượng có thể đo, lượng hóa bằng tiền: Đó là toàn bộ các chi phí nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn. Chất lượng còn tính đến cả các chi phí đầu tư để đạt mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp nữa. *3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC QTCL(3).-Làm chất lượng có tốn kém nhiều không ? Nhiều người cho rằng muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Điều nầy cần thiết nhưng chưa thực sự hoàn toàn đúng. Chất lượng sản phẩm, bên cạnh việc gắn liền với thiết bị, máy móc, còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp thực hiện dịch vụ, cách tổ chức sản xuất, cách hướng dẫn tiêu dùng.v.v. Đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tốn thêm chi phí, nhưng sẽ được thu hồi nhanh chóng. Đầu tư quan trọng nhất cho chất lượng chính là đầu tư cho giáo dục, vì - như nhiều nhà khoa học quan niệm - chất lượng bắt đầu bằng giáo dục và cũng kết thúc chính bằng giáo dục. *3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC QTCL(4).-Ai chịu trách nhiệm về chất lượng? Người ta thường cho rằng chính công nhân gắn liền với sản xuất là người chịu trách nhiệm về chất lượng. Thực ra, công nhân và những người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng trong khâu sản xuất. Họ chỉ có quyền loại bỏ những sản phẩm có khuyết tật nhưng hoàn toàn bất lực trước những sai sót về thiết kế, thẩm định, nghiên cứu thị trường. Trách nhiệm về chất lượng, quan niệm một cách đúng đắn nhất, phải thuộc về tất cả mọi người trong doanh nghiệp, trong đó Lãnh đạo chịu trách nhiệm trước tiên và lớn nhất. *3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC QTCL Các nhà kinh tế Pháp quan niệm rằng lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đến 50% về những tổn thất do chất lượng kém gây ra, 50% còn lại chia đều cho người trực tiếp thực hiện và giáo dục. Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ cho rằng : 15-20% do lỗi trực tiếp sản xuất 80-85% do lỗi của hệ thống quản lý không hoàn hảo.*4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CHẤT LƯỢNGMục tiêu quản lý chất lượng của Nhà nước Việt Nam là - Đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hóa, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân SXKD & người tiêu dùng - Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kỹ thuật, kinh tế và thương mại quốc tế” *4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CHẤT LƯỢNGĐể thực hiện những mục tiêu nói trên, các biện pháp sau đây được tiến hành: - Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. - Kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng hóa, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. - Công nhận năng lực kỹ thuật và quản lý của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chất lượng. thanh tra và xử lý các vi phạm về chất lượng. *4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CHẤT LƯỢNGCác quy định pháp luật Việt Nam đối với chất lượng hàng hóa hiện nay phần lớn đáp ứng được các nguyên tắc và yêu cầu của Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và Hiệp định Áp dụng các biện pháp vệ sinh động và thực vật. Tuy nhiên, thực tế là ở đâu đó còn có sự không đồng bộ trong các quy định có liên quan giữa các cơ quan khác nhau, trong các biện pháp khác nhau được áp dụng. *4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CHẤT LƯỢNGTrong số các biện pháp quản lý chất lượng thì biện pháp người sản xuất kinh doanh công bố hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật. Đây là một trong các bài bản quản lý được ISO đưa ra và khuyến khích các quốc gia áp dụng.Việt Nam được xem là một nước tiên phong trong khu vực ASEAN áp dụng một cách rộng rãi. *4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CHẤT LƯỢNGViệc áp dụng phương thức này sẽ làm giảm bớt sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và sản phẩm sẽ rẻ hơn, nhanh đến với người tiêu dùng hơn. Bên cạnh đó đòi hỏi người tiêu dùng phải nâng cao nhận thức để hiểu được các quyền hợp pháp và trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề chất lượng sản phẩm trong quá trình mua và sử dụng chúng. *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMHoạt động quản lý chất lượng trong doanh nghiệp về nguyên lý khác với hoạt động quản lý của nhà nước đối với chất lượng. Điều này là do tính chất tổ chức của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp rất khác nhau vì những mục tiêu khác nhau. Hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp hay nói rộng hơn là của các tổ chức không phải là nhà nước cũng hết sức đa dạng do tính chất hoạt động của các tổ chức này. *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMBộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 được thông qua lần đầu tiên vào năm 1987 (ISO 9000:1987), đến năm 2000 bộ tiêu chuẩn này đã được sửa đổi bổ xung lần thứ ba với ký hiệu ISO 9000:2000. Đây là sự thay đổi về chất đối với bộ tiêu chuẩn này, đó chính là sự thay đổi khái niệm “đảm bảo chất lượng” bằng “quản lý chất lượng”. Khái niệm “quản lý chất lượng” không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, mà còn cho tất cả các tổ chức khác như tổ chức sự nghiệp: Nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứuvà cả các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị. *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMNghĩa là có thể áp dụng cho tất cả những tổ chức nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình. Khái niệm sản phẩm ở đây theo đó cũng hết sức rộng: Kết quả của một quá trình hoạt động của con người. Đây cũng là hệ quả tất yếu quá trình quản lý chất lượng của thế giới trước tác động của quá trình toàn cầu hóa nói chung và tự do hóa thương mại đang ngày càng sâu rộng. Các phương thức và công cụ quản lý chất lượng cơ bản bao gồm: *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM- Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) với mục tiêu để sàng lọc các sản phẩm không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu, có chất lượng kém ra khỏi các sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt. Mục đích là chỉ có sản phẩm đảm bảo yêu cầu đến tay khách hàng. - Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) với mục tiêu ngăn ngừa việc tạo ra, sản xuất ra các sản phẩm khuyết tật. Để làm được điều này, phải kiểm soát các yếu tố như con người, phương pháp sản xuất, tạo ra sản phẩm (như dây truyền công nghệ), các đầu vào (như nguyên, nhiên vật liệu), công cụ sản xuất (như trang thiết bị công nghệ) và yếu tố môi trường (như địa điểm sản xuất). *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM- Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC) với mục tiêu kiểm soát tất cả các quá trình tác động đến chất lượng kể cả các quá trình xảy ra trước và sau quá trình sản xuất sản phẩm, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng; và lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. - Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM) với mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất có thể. Phương pháp này cung cấp một hệ thống toàn diện cho hoạt động quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của tất cả các cấp, của mọi người nhằm đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra. *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMSự liệt kê các phương pháp quản lý chất lượng nêu trên cũng phản ảnh sự phát triển của hoạt động quản lý chất lượng trên phạm vi thế giới diễn ra trong hàng thế kỷ qua, thông qua sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý chất lượng trong tiến trình phát triển kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của thế giới. *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMCác hệ thống khác ISO 9001 đang được các doanh nghiệp Việt Nam xem xét áp dụng, như ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường, HACCP – Hệ thống Phân tích các nguy cơ và Kiểm soát các điểm trọng yếu trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, GMP – Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dược và thực phẩm, OHSAS 18001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA 8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội và các hệ thống quản lý chất lượng tích hợp hoặc đặc thù như ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (food chain)*5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMViệc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức sự nghiệp và các cơ quan hành chính nhà nước cũng được quan tâm. Ngày 20 – 06 - 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước với mục đích từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý dịch vụ công. *4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMViệc ban hành và thực hiện Quyết định này của Thủ Tướng như là một biện pháp của Chính phủ trong nỗ lực cải cách hành chính nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 dựa trên những kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Điều này cho thấy hoạt động quản lý chất lượng ở Việt Nam đã có những bước hội nhập quốc tế mạnh mẽ và có chiều sâu. *5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAMHoạt động quản lý chất lượng ở Việt Nam đã có bề dày hơn nửa thế kỷ. Trong thời gian đó, hoạt động này đã có những đóng góp nhất định cho phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động quản lý chất lượng với mức độ hội nhập quốc tế tương đối cao sẽ càng có vai trò và vị trí to lớn hơn trong việc góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.*7. ĐỌC THÊMA/ Vị trí của chất lượng trong xu thế cạnh tranh toàn cầuB/Tình trạng quản lý chất lượng tại các nước đang phát triểnC/ Tình hình quản lý chất lượng tại Việt NamHỌC VIÊN YÊU CẦU ĐỌC THÊM CÁC PHẦN A, B, C Ở CHƯƠNG 1 CỦA TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_1_dan_nhap_0917.ppt