Quản trị kinh doanh - Chương 6: Các tranh chấp trong hoạt động ngoại thương

Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công quốc tế Bên đặt gia công không cung cấp mẫu mã, nguyên phụ liệu, những điều kiện hỗ trợ sản xuất khác (máy móc, trang thiết bị, đào tạo công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý, những vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến mặt hàng gia công ) theo đúng những quy định trong hợp đồng. Bên đặt gia công không thanh toán tiền công gia công theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng (thanh toán chậm, thiếu, )

pdf12 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị kinh doanh - Chương 6: Các tranh chấp trong hoạt động ngoại thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6 CÁC TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Các tranh chấp trong hoạt động ngoại thương 2. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngoại thương 3. Luật áp dụng I. Những bất đồng, tranh chấp trong hoạt động ngoại thương. - Những tranh chấp, bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa - Những tranh chấp phát sinh trong quát rình thực hiện hợp đồng gia công quốc tế - Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ - Những tranh chấp trong quá trình thực hiện các hợp đồng vận tải, giao nhận quốc tế 1. Những tranh chấp, bất đồng trong quá trình thực hiệnHĐ XNK - Người Bán không cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp hàng hóa không phù hợp với quy định của hợp đồng mua bán mà đôi bên đã ký kết hoặc cung cấp hàng hóa không đúng với sự mong đợi của người Mua. - Người Mua từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán mặc dù hàng hóa được người Bán cung cấp hoàn toàn phù hợp với những quy định trong hợp đồng mua bán. 1. Những tranh chấp, bất đồng trong quá trình thực hiệnHĐ XNK - Người Mua không thanh toán hoặc thanh toán không đúng với những thoả thuận của đôi bên trong hợp đồng mua bán: + Người Mua nhận hàng nhưng không thanh toán tiền hàng – trong các phương thức thanh toán Clean Collection, D/A, chuyển tiền trả chậm, ; + Người Mua nhận hàng nhưng chậm trễ, dây dưa trong khâu thanh toán: mở L/C chậm, chuyển tiển chậm so với quy định của hợp đồng; + Thanh toán không đúng loại tiền, số tiền theo quy định,... 2. Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công quốc tế Bên đặt gia công không cung cấp mẫu mã, nguyên phụ liệu, những điều kiện hỗ trợ sản xuất khác (máy móc, trang thiết bị, đào tạo công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý, những vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến mặt hàng gia công) theo đúng những quy định trong hợp đồng. Bên đặt gia công không thanh toán tiền công gia công theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng (thanh toán chậm, thiếu,) 2. Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công quốc tế Bên nhận gia công không tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu. Bên nhận gia công giao hàng không dung chất lượng, không đủ số lượng, không kịp thời hạn,theo những quy định trong hợp đồng. Bên đặt gia công/ Bên nhận gia công vi phạm những quy định của các quốc gia có liên quan (ví dụ: vấn đề quota) => không nhận/ giao được hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. 3. Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ • Huấn luyện, đào tạo. • Trợ giúp kỹ thuật. • Sở hữu trí tuệ. • Chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất. 3. Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ Chỉ riêng trong lĩnh vực liên quan đến Licence đã có thể phát sinh rất nhiều loại tranh chấp, ví dụ như: • Có phải trả tiền bản quyền không? Trả bao nhiêu là vừa? • Có được phát triển các sản phẩm mới trên cơ sở Licence không? Nếu được thì có phải trả tiền không? Trả bao nhiêu? • Trong trường hợp nào thì một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng Licence? • Bên nhận Licence có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba không? • Bồi thường do vi phạm Licence, 4. Những tranh chấp trong quá trình thực hiện các hợp đồng vận tải, giao nhận quốc tế Có nhiều loại tranh chấp có thể xảy ra trong lĩnh vực này, trong đó phổ biến nhất là các tranh chấp do giao hàng chậm và khi xảy ra những tổn thất, mất mát trong quá trình chuyên chở, giao nhận hàng hóa II. Giải quyết bất đồng, tranh chấp trong hoạt động ngoại thương. Tranh chấp trong hoạt động ngoại thương có thể được giải quyết thông qua: • Các phương thức mang tính tài phán, bao gồm: Tòa án và trọng tài. Tòa án và hội đồng trọng tài đều có quyền ban hành quyết định không chỉ có giá trị rang buộc đối với các bên tranh chấp mà còn buộc bên thua kiện phải thi hành. • Các phương thức không mang tính tài phán gồm các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR – Alternative Disputer Resolution) như hòa giải hoặc trung gian. III. Luật áp dụng Có bốn dòng luật chính: hai trong số đó (luật Anh–Mỹ và luật lục địa) có tầm quan trọng rất to lớn trong mậu dịch quốc tế. Bất cứ nhà đàm phán quốc tế nào cũng nên hiểu đôi chút về hai dòng luật quan trọng này. Bốn dòng luật chính đó là: • Luật lục địa. • Luật Anh–Mỹ. • Luật Xã hội chủ nghĩa (cũ). • Luật tín ngưỡng –Luật đạo Hồi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_6_cac_tranh_chap_2104.pdf