Phân chia trách nhiệm vận tải trong hợp đồng mua bán
ngoại thương
3.2. Phân chia trách nhiệm vận tải trong hợp đồng mua bán ngoại
thương
3.2.1. Căn cứ để phân chia trách nhiệm vận tải: các điều kiện cơ sở
giao hàng trong Incoterms (2010)
3.2.2. Cách thức phân chia
Căn cứ vào chặng vận tải chính
Quyền vận tải thuộc về người mua: Nhóm E, F
-Quyền vận tải thuộc về người bán: Nhóm C, D
146 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị kinh doanh - Chương 3: Thuê phương tiện vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
buôn
Cảng biển
Kho bãi
Tuyến đường hàng hải
Dịch vụ sữa chữa tàu biển
Dịch vụ cung ứng tàu biển
18/10/2015 22
3.1 Tàu buôn
3.1.1. Định nghĩa
Theo Viện kinh tế hàng hải và Logistics: “Tàu buôn là những tàu chở
hàng và chở khách vì mục đích thương mại”
3. 1.2. Đặc trưng
Tên tàu- Ship’s name
Cảng đăng ký của tàu (Port of Registry): thông thường là một
cảng thuộc nước sở hữu con tàu
Cờ tàu- Flag: là cờ quốc tịch của tàu:
Cờ thường- Conventional Flag
Cờ phương tiện- Flag of Convenience
18/10/2015 23
3.1 Tàu buôn
3. 1.2. Đặc trưng
Chủ tàu- Shipowner, ngƣời chuyên chở (Carrier)
Kích thước của tàu- Dimension of Ship:
Chiều dài của tàu- Length overall
Chiều rộng của tàu- Breadth Extreme
Mớn nước của tàu- Draught/Draft: là chiều cao thẳng góc từ đáy tàu
lên mặt nước (đo bằng m hoặc feet)
Mớn nước cấu tạo/ mớn nước tối thiểu- Light Draught
Mớn nước tối đa- Loaded Draught
=> Là một đại lượng thay đổi tùy theo khối lượng hàng hóa chuyên
chở, mùa và vùng biển tàu đi qua.
18/10/2015 24
3.1 Tàu buôn
3. 1.2. Đặc trưng
Trọng lượng của tàu- Displacement Tonnage: bằng trọng lượng khối nước bị
tàu chiếm chỗ
Đơn vị tính: long ton
D = M/35
Trọng lượng tàu không hàng- Light Displacemnt (LD): là trọng lượng nhỏ
nhất của tàu, bao gồm trọng lượng vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu, nồi
hơi, nước trong nồi hơi, phụ tung, thuyền viên và hành lý của họ.
Trọng lượng tàu đầy hàng- Heavy Displacement (HD): bao gồm trọng
lượng tàu không hàng, trọng lượng hàng hóa thương mại và trọng lượng
các vật phẩm cần thiết cung ứng cho một hành trình mà tàu có thể chở
được ở mớn nước tối đa.
HD = LD + hàng hóa + vật phẩm18/10/2015 25
3.1 Tàu buôn
3. 1.2. Đặc trưng
Trọng tải của tàu- Carrying Capacity: là sức chở của tàu tính bằng
tấn dài ở mớn nước tối đa:
Trọng tải toàn phần- Dead Weight Capacity (DWC): bằng hiệu
số giữa trọng lượng tàu đầy hàng với trọng lượng tàu không
hàng
DWC = HD – LD = hàng hóa + vật phẩm
Trọng tải tịnh- Dead Weight Cargo Capacity (DWCC): bằng
trọng tải toàn phần trừ đi trọng lượng các vật phẩm cần thiết
cung ứng cho hành trình
DWCC = DWC – vật phẩm = hàng hóa
18/10/2015 26
3.1 Tàu buôn
3. 1.2. Đặc trưng
Dung tích đăng ký- Register Tonnage: là thể tích các khoảng
trống khép kín trên tàu tính bằng m3, cubic feet(c.ft) hoặc tấn
dung tích đăng ký (register ton)
Dung tích đăng ký toàn phần- Gross Register Tonnage
(GRT): bao gồm toàn bộ dung tích các khoang trống khép
kín trên tàu, tính từ boong trên cùng trở xuống
Dung tích đăng ký tịnh- Net Register Tonnage (NRT): bao
gồm toàn bộ dung tích các khoang trống dùng để chứa hàng
trên tàu
Cấp hạng của tàu- Class of Ship
18/10/2015 27
3.1 Tàu buôn
3. 1.2. Đặc trưng
Dung tích chứa hàng- Cargo Space: là khả năng xếp các loại hàng
hóa khác nhau trong hầm tàu của con tàu đó, tính bằng m3 hoặc c.ft:
Dung tích chứa hàng rời- Grain Space/ Grain Capacity
Dung tích chứa hàng bao kiện- Bale Space/ Bale Capacity
Hệ số xếp hàng
Hệ số xếp hàng của tàu- Coefficient of Loading(CL): mối quan
hệ giữa dung tích chứa hàng của tàu và trọng tải tịnh của tàu
CL = CS/DWCC
=> Cho biết một tấn trọng tải tịnh của tàu tương đương với bao
nhiêu đơn vị dung tích chứa hàng của tàu đó
18/10/2015 28
3.1 Tàu buôn
3. 1.2. Đặc trưng
Hệ số xếp hàng của hàng- Stowage Factor (SF): mối quan hệ tỷ lệ giữa thể
tích và trọng lượng của hàng khi loại hàng này được xếp trong hầm tàu
Khi xếp hàng xuống hầm tàu, muốn tận dụng được hết trọng tải và dung
tích của tàu thì nên lựa chọn các mặt hàng thỏa mãn:
X1 + X2 + .+ Xn = DWCC
X1.SF1 + X2.SF2 + + Xn.SFn = CS
Trong đó: X1, X2, , Xn là khối lượng của các mặt hàng
SF1, SF2, , SFn là hệ số xếp hàng tương ứng của các mặt hàng
trên
DWCC là trọng tải tịnh của tàu
CS là dung tích chứa hàng của tàu
18/10/2015 29
3.1 Tàu buôn
3.1.3 Phân loại tàu buôn
a. Căn cứ vào công dụng
Nhóm tàu chở hàng khô- Dry Cargo Ships: dùng trong chuyên
chở hàng hóa ở thể rắn có bao bì hoặc không có bao bì và hàng
hóa ở thể lỏng có bao bì:
Tàu chở hàng bách hóa
Tàu container
Tàu chở xà lan (tàu LASH- Lighter Abroad Ship)
Tàu chở hàng khô có khối lượng lớn (Bulk Carrier)
Tàu chở hàng kết hợp (Combined Ship): tàu OBO
(ore/bulk/oil carrier), tàu BO (bulk/oil carrier), Tàu OO
(ore/oil carrier). 18/10/2015 30
3.1 Tàu buôn
3.1.3 Phân loại tàu buôn
a. Căn cứ vào công dụng
Nhóm tàu chở hàng lỏng: gồm các tàu chở hàng hóa ở thể lỏng không
có bao bì:
Tàu chở dầu (Oil Tanhker)
Tàu chở hàng lỏng khác như tàu chở rƣợu, chở hoá chất.
Tàu chở hơi đốt thiên nhiên (Liquefied Natural Gas Carrier- LNG)
Tàu chở dầu khí hóa lỏng (Liquefied Petroleum GasLPG Carrier)
Nhóm tàu chở hàng đặc biệt: gồm những tàu chuyên chở những loại
hàng hóa có nhu cầu xếp dỡ và bảo quản đặc biệt
18/10/2015 31
3.1 Tàu buôn
3.1.3 Phân loại tàu buôn
b. Căn cứ theo cỡ tàu:
Tàu cực lớn- Ultra Large Crude Carrier (ULCC): tàu chở dầu
thô có trọng tải 350 000 DWT trở lên
Tàu rất lớn (VLCC): tàu chở dầu có trọng tải 200 000 đến 350
000 DWT
Tàu có trọng tải trung bình: các tàu chở hàng rời và hàng bách
hóa có trọng tải tịnh dưới 200 000DWT
Tàu nhỏ: tàu có trọng tải và dung tích đăng ký nhỏ (nhưng
trọng tải toàn phần phải từ 300 DWT hoặc dung tích đăng ký
phải từ 100GRT trở lên)
18/10/2015 32
3.1 Tàu buôn
3.1.3 Phân loại tàu buôn
c. Căn cứ theo cờ tàu
Tàu treo cờ thường
Tàu treo cờ phương tiện
d. Căn cứ vào phạm vi kinh doanh
Tàu chạy vùng biển xa
Tàu chạy vùng biển gần
18/10/2015 33
3.1 Tàu buôn
3.1.3 Phân loại tàu buôn
e. Căn cứ vào phương thức kinh doanh:
Tàu chợ
Tàu chạy rông
f. Căn cứ vào động cơ
Tàu chạy động cơ diezen
Tàu chạy động cơ hơi nước
g. Căn cứ vào tuổi tàu
Tàu trẻ
Tàu trung bình
Tàu già
Tàu rất già18/10/2015 34
3.2. Cảng biển
3.2.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ
Khái niệm: Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi
phục vụ tàu bè và hàng hóa, là đầu mối giao thông quan trọng của
các quốc gia có biển
Chức năng
Phục vụ tàu biển
Phục vụ hàng hóa
3.2. Cảng biển
3.2.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ
Khái niệm: Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi
phục vụ tàu bè và hàng hóa, là đầu mối giao thông quan trọng của
các quốc gia có biển
Chức năng
Phục vụ tàu biển
Phục vụ hàng hóa
3.2. Cảng biển
3.2.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ
Nhiệm vụ của cảng biển Việt nam
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong phạm vi trách nhiệm
Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành tại cảng biển
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an
toàn cảng và luồng ra vào cảng
Phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
hoặc xử lý sự cố môi trường
Cấp giấy phép cho tàu ra, vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm
giữ hàng hải
Yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp các thông tin, tài liệu để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước của cảng
3. 2. Cảng biển
3. 2.2. Trang thiết bị và các chỉ tiêu hoạt động của cảng
Trang thiết bị:
Nhóm trang thiết bị phục vụ tàu ra vào cảng và chờ đợi xếp dỡ hàng: cầu tàu,
luồng lạch, ke, đê đập chắn sóng, hệ thống báo hiệu, hệ thống cầu tàu,
Nhóm trang thiết bị phục vụ việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa tại cảng: cần cẩu,
xe nâng hàng, máy bơm hút hàng rời hàng lỏng, băng chuyền, đầu máy
Nhóm trang thiết bị kho bãi của cảng sử dụng để chứa đựng và bảo quản hàng
hóa: hệ thống kho bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, các trang thiết bị kho bãi..
Hệ thống đường giao thông và các công cụ vận tải của cảng: hệ thống đường sắt,
đường bộ, đường nội thủy
Nhóm trang thiết bị nổi của cảng: cầu tàu, cần cẩu
Nhóm trang thiết bị khác: điện, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn hiệu, hệ thống
thông tin liên lạc, máy vi tính
3. 2. Cảng biển
3. 2.2. Trang thiết bị và các chỉ tiêu hoạt động của cảng
Các chỉ tiêu hoạt động của cảng:
Số lượng tàu/ tổng dung tích đăng ký/ trọng tải toàn
phần ra vào cảng trong một năm
Số tàu biển có thể xếp dỡ hàng hóa cùng một lúc
Khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong một năm
Mức xếp dỡ hàng hóa ở cảng
Khả năng chứa hàng trong kho bãi của cảng
Luật lệ, tập quán, các loại phí, giá cả các loại dịch vụ
của cảng
3.3 Các tuyến đường biển (tuyến đường hàng
hải- Ocean Line)
a. Khái niệm
Là các tuyến đường nối giữa 2 hay nhiều cảng với nhau
b. Phân loại
- Theo phạm vi hoạt động:
Tuyến đường hàng hải nội địa (Domestic Navigation line)
Tuyến đường hàng hải QT (International Navigation Line)
- Theo mục đích sử dụng:
Tuyến đường hàng hải định tuyến (Regular Navigation Line)
Tuyến đường hàng hải không định
Tuyến đường hàng hải đặc biệt (Special Navigation Line)
18/10/2015 40
4. Các phương thức thuê tàu
4.1. Phương thức thuê tàu chợ
4.2. Phương thức thuê tàu chuyến
4.3. Phương thức thuê tàu định hạn
18/10/2015 41
4. 1. Phương thức thuê tàu chợ (Line
charter)
18/10/2015 42
4.1.1 Tàu chợ:
a. Khái niệm:
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường
nhất định, ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch
trình định trước.
4.1. Phương thức thuê tàu chợ (Line charter)
18/10/2015 43
b. Đặc điểm tàu chợ:
• Tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình định trước
• Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là vận
đơn đường biển
• Khi thuê tàu chợ, chủ hàng phải mặc nhiên chấp nhận các điều
kiện, điều khoản do hãng tàu đặt ra
• Giá cước tàu chợ do các hãng tàu quy định và được công bố
sẵn trên biểu cước
• Các chủ tàu thường cùng nhau thành lập các công hội tàu chợ
(liner conference) hay công hội cước phí (freight conference)
để khống chế thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh
18/10/2015 44
4.1.2 Thuê tàu chợ
a. Khái niệm: Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước tàu chợ (Booking
shipping space), là phương thức thuê tàu, trong đó người chủ
hàng hoặc trực tiếp hoặc thông qua môi giới yêu cầu chủ tàu
hoặc người chuyên chở giành cho mình thuê 1 phần chiếc tàu để
chở lô hàng XNK từ cảng này đến cảng khác.
4.1. Phương thức thuê tàu chợ (Line charter)
18/10/2015 45
b. Đặc điểm:
KL hàng hóa chuyên chở không lớn, thường là mặt hàng khô
hoặc hàng có bao bì, container.
Tuyến đường, thời gian, cước phí được biết trước.
Sự điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê tàu và người cho
thuê tàu là các điều khoản được in ở mặt sau của vận đơn do
chủ tàu phát hành.
4.1. Phương thức thuê tàu chợ (Line charter)
c. Cách thức thuê tàu chợ
18/10/2015 46
Lấy Bill of Lading
Tập kết hàng để giao cho tàu
Chủ tàu lập bảng kê khai hàng (Cargo list), ủy thác công ty đại lý vận tải giữ chỗ
trên tàu (Booking ship’s space), chủ hàng ký đơn xin lưu khoang (Booking note)
với hãng đại lý sau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước
phí vận chuyển.
Người môi giới chào tàu
Chủ hàng yêu cầu ngƣời môi giới tìm tàu vận
chuyển hàng
Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng cho tàu
d. Hợp đồng thuê tàu chợ
Hợp đồng thuê tàu chợ là vận đơn đường biển (B/L - Bill of
Lading).
Nội dung vận đơn có 2 phần:
Phần 1: mặt trước vận đơn các mục người gửi hàng tự khai.
Phần 2: mặt sau vận đơn là các điều khoản điều chỉnh quan hệ
giữa người chuyên chở và người thuê tàu (tuân theo bộ luật
“Visby Rules” là tổng hợp của “Công Uớc Brusels 1924 và
Nghị định thư 1968.
18/10/2015 47
Mặt sau vận đơn
Trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở (Responsibility
clause): Điều 3 “Công Ước Brusels 1924” quy định 3 trách
nhiệm.
Miễn trách nhiệm của người chuyên chở (Immunity liability
clause): Điều 4 “Công ước Brusels 1924” quy định 17 trường hợp
và nguyên nhân.
Thông báo tổn thất (notice of loss clause): Điều 3 khoản 6 “Công
Ước Brusels 1924” thực hiện đúng thông báo về tổn thất.
Ngoài ra, còn có các điều khoản về thể thức tố tụng, quy định các
tranh chấp sẽ được giải quyết tại cơ quan trọng tài hàng hải và
theo luật ở nước chủ tàu.
18/10/2015 48
e. Luật điều chỉnh
- Luật hàng hải QG gồm:
Bộ Luật hàng hải VN 1990
Bộ Luật hàng hải VN 2005 có hiệu lực từ 1/1/2006.
Tập quán hàng hải QT và các cảng
49
f. Cước phí tàu chợ
Thông thường cước tàu chợ bao gồm các chi phí sau đây:
Chi phí xếp hàng lên tàu (In- I)
Chi phí sắp xếp (Stowage- S) đối với hàng bao kiện
Chi phí san cào (Trimming- T) đối với hàng rời
Chi phí vận chuyển (Freight- F)
Chi phí dỡ hàng khỏi tàu (Out- O)
Vậy cước tàu chợ = I + S + (T) + F + O
18/10/2015 50
4.2. Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage
chartering)
4.2.1 Tàu chuyến
a. Khái niệm: Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai
hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp
đồng thuê tàu.
Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến
đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và
không theo một lịch trình định trước.18/10/2015 53
4.2. Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage
chartering)
4.2.1 Tàu chuyến
b. Đặc điểm
- Thường được dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn,
tính chất hàng hóa tương đối thuần nhất và người thuê tàu thường
có đủ hàng để xếp đầy tàu.
- Thường có 1 boong, miệng hầm rộng để thuận tiện cho việc xếp
dỡ hàng hóa lên xuống tàu.
- Tốc độ tàu chuyến tương đối chậm hơn so với tàu chợ
- Điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí bốc xếp hàng hóa được
quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do hai bên thỏa thuận ký
kết.
18/10/2015 54
4.2. Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage
chartering)
4.2.2 Thuê tàu chuyến
a. Khái niệm: Việc thuê tàu chuyến (Voyage charter) là việc người chủ
tàu (Ship Owner) cho người chủ hàng thuê toàn bộ tàu để chở khối lượng
hàng nhất định giữa hai hay nhiều cảng khác nhau và được trả tiền cước
thuê tàu do hai bên thỏa thuận.
Mối tương quan pháp lý giữa người cho thuê (Charter) và người thuê
(Charter) được quy định trong hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage
Charter Party – CP)
18/10/2015 55
b. Hình thức thuê tàu
Thuê chuyến một (single voyage): hợp đồng thuê tàu hết hiệu lực khi
hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.
Thuyên chuyển liên tục (consecutive voyage): hợp đồng thuê tàu nhiều
chuyến cho 1 lượt đi hoặc cho cả 2 chiều đi về.
c. Đặc điểm:
Hàng hóa chuyên chở thường là đầy tàu (than đá, ngũ cốc).
Bên thuê và cho thuê phải thông qua môi giới để tiến hành đàm phán
mới ký kết hợp đồng.
Sử dụng vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến.
18/10/2015 56
4.2. Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage
chartering)
d. Cách thức thuê tàu chuyến:
Chủ hàng (người thuê tàu) xác định loại hình tàu để thuê phục vụ cho
kinh doanh.
Người thuê tàu (charterer) ủy thác cho cty giao nhận hoặc trực tiếp
đứng ra đàm phán ký hợp đồng thuê tàu (C/P) với hãng tàu (Charter).
Tập kết hàng để giao lên tàu (khi xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, D)
lấy “Mate’s receipt” để sau đó sẽ đổi lấy “B/L clean on board”.
Thanh toán tiền cho tàu (cước phí, tiền bốc dỡ, tiền thưởng phạt tàu).
18/10/2015 57
4.2. Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage
chartering)
4.2.3 Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter
Party C/P):
a. Khái niệm: là hợp đồng kinh tế, xác định mối quan hệ pháp lý cũng như
quyền lợi và nghĩa vụ của người thuê tàu và người cho thuê tàu
Lưu ý: + Người chuyên chở (Carrier): có thể là chủ tàu (Shipowner)
hoặc người kinh doanh chuyên chở bằng tàu thuê của người khác
(người chuyên chở không có tàu).
+ Người đi thuê tàu có thể là người xuất khẩu hoặc là người nhập
khẩu tuỳ thuộc điều kiện cơ sở giao hàng đã quy định trong hợp đồng mua
bán ngoại thương
18/10/2015 58
b. Phân loại: Trên thế giới hiện nay có trên 60 loại hợp đồng
thuê tàu chuyến mẫu và đƣợc phân chia thành 2 nhóm
HĐ tổng hợp dùng trong thuê tàu chuyến để chuyên chở hàng
bách hóa.
Mẫu hợp đồng GENCON
Mẫu hợp đồng NUVOY
Mẫu hợp đồng SCANCON
18/10/2015 59
4.2.3 Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party C/P):
b. Phân loại: 2 loại
HĐ chuyên dùng trong thuê tàu chuyến để chở 1 loại hàng hóa nhất
định trên 1 tuyến đường nhất định.
Mẫu hợp đồng NORGRAIN 89 của hiệp hội môi giới và đại lý Mỹ
để chuyên chở ngũ cốc
Mẫu hợp đồng CEMENCO của Mỹ phát hành năm 1922 để
chuyên chở xi măng
Mẫu hợp đồng CUBASUGAR của Cuba để chuyên chở đường
Mẫu hợp đồng EXONVOY, MOBILVOY, SHELLVOY của Mỹ để
chuyên chở dầu
Mẫu hợp đồng RUSSWOOD của Nga dùng để chuyên chở gỗ 60
c. Nội dung chính của hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P - Charter
Party): Mẫu “Gencon 1922” và “Newvoy 1964” do “Công hội
hàng hải quốc tế và Baltique” biên soạn:
Chủ thể hợp đồng
Điều khoản về con tàu:
Điều khoản về thời gian tàu đến cảng bốc hàng quy định, thời
gian tàu phải đến cảng bốc hàng để nhận hàng lên tàu.
Quy định về KL hàng hóa chuyên chở phải kèm theo dung sai.
Quy định cảng xếp (Port of loading) và cảng dỡ hàng (Port of
discharge).
Thời hạn xếp dỡ (Laytime) là khoảng thời gian do hai bên
thỏa thuận dành cho người thuê tàu và người xếp dỡ hàng.
18/10/2015 61
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C1. Điều khoản về chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng: người chuyên chở, người thuê tàu
Cần ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của các bên
Nếu ký hợp đồng thông qua đại lý hoặc công ty môi giới cần ghi
rõ “as agent only” ở cuối hợp đồng
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C2. Điều khoản về con tàu: quy định một cách cụ thể các đặc
trưng cơ bản của con tàu:
Tên tàu
Quốc tịch tàu
Chất lượng tàu
Động cơ tàu
Cấp hạng tàu
Trọng tải
Dung tích
Mớn nước
Vị trí của tàu
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C3. Điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng – lay day: là thời
gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng để chở theo quy định
của hợp đồng
Các cách quy định:
Quy định ngày cụ thể: “ngày 25/11/2008 tàu phải đến cảng
Hải phòng nhận hàng để xếp”
Quy định một khoảng thời gian: “tàu phải đến cảng Tiên Sa
để nhận hàng từ ngày 22 đến 25 tháng 11 năm 2008”
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C3. Điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng – lay day:
* Lưu ý: Khi ký hợp đồng, nếu con tàu được thuê đang ở một khu vực lân
cận hoặc gần cảng xếp hàng thì có thể thỏa thuận theo các điều khoản:
Prompt: tàu đến cảng xếp hàng vài ba ngày sau ngày ký hợp đồng
Promptisimo: tàu đến cảng xếp hàng ngay trong ngày ký hợp đồng
Spot prompt: tàu đến cảng xếp hàng một vài giờ sau khi ký hợp
đồng.
Dù quy định theo cách nào thì người chuyên chở cũng phải thông báo cho
người thuê tàu thời gian dự kiến tàu đến cảng xếp hàng quy định (ETA-
Estimated Time of Arrival)
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C3. Điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng – lay day:
Một con tàu được coi như đã đến cảng và sẵn sàng xếp hàng hoặc
dỡ hàng khi:
Tàu đã đến được vùng thương mại của cảng
Tàu sẵn sàng xếp dỡ về mọi mặt:
Làm xong các thủ tục vào cảng (hải quan, biên phòng, vệ sinh
y tế)
Sẵn sàng các điều kiện kỹ thuật cho việc xếp hàng
Tàu đã trao thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR- Notice of
Readiness) cho người thuê tàu hoặc người nhận hàng một cách
thích hợp.
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C4. Điều khoản về hàng hóa (Cargo Clause)
Tên hàng:
ghi rõ tên hàng hóa chuyên chở
Nếu chủ hàng muốn chuyên chở hai loại hàng hóa trên cùng một
chuyến tàu thì phải ghi “và/ hoặc tên hàng hóa thay thế”: “1000 MT
of rice and/or maize”
Nếu vào lúc ký hợp đồng thuê tàu chưa xác định được tên hàng thì
có thể quy định chung “giao một mặt hàng hợp pháp”: “rubber
and/or any lawful goods”
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C4. Điều khoản về hàng hóa (Cargo Clause)
Bao bì hàng hóa: quy định loại bao bì cụ thể, ghi rõ ký mã hiệu
Số lượng hàng hóa: tùy theo từng mặt hàng có thể quy định chở theo
trọng lượng hoặc thể tích, nên quy định kèm theo một tỷ lệ dung sai:
Khoảng (about)
Số lượng tối đa, tối thiểu (max, min)
Ghi chính xác số lượng + dung sai: 10 000 MT more or less 5%
at Master’s option
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C5. Điều khoản cảng xếp, cảng dỡ hàng (Loading/Discharging Port)
2 cách quy định:
- Cụ thể cảng nào, cầu cảng số mấy
=> Nếu xếp dỡ tại nhiều cảng, cầu thì phải quy định thứ tự xếp dỡ và
chi phí chuyển cầu (shifting expense)
- Chung chung: “one safe berth, Haiphong Port)
* Cảng xếp dỡ phải an toàn:
- Về hàng hải
- Về chính trị
Chú ý: “or so near thereto as ship may safely get and she always afloat”
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C6. Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime):
là một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng thuê
tàu để thực hiện công việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu, còn gọi
là thời gian cho phép (allowed time)
Các cách quy định:
Quy định một số ngày cụ thể
Quy định mức xếp dỡ hàng hóa cho toàn tàu hoặc cho một
máng xếp dỡ trong ngày
Quy định xếp dỡ theo tập quán
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C6 Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime):
Đơn vị tính thời gian xếp dỡ:
Ngày (days): ngày theo lịch
Ngày liên tục (running days): là những ngày kế tiếp nhau trên lịch kể
cả chủ nhật và ngày lễ
Ngày làm việc (Working Days): là những ngày làm việc chính thức
mà chính phủ quy định tại các nước hay các cảng biển liên quan.
Ngày làm việc 24h (Working Days of 24hours): cứ 24h làm việc mới
được tính là 1 ngày
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
C6. Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime):
Đơn vị tính thời gian xếp dỡ:
Ngày làm việc 24h liên tục (Working Days of 24 Consecutive hours):
tính từ 0h đến 24h
Ngày làm việc thời tiết tốt (Weather Working Days): ngày làm việc
chính thức tại các cảng trong đó thời tiết tốt cho phép tiến hành công
việc xếp dỡ hàng
Chủ nhật (Sundays): ngày nghỉ cuối tuần do luật pháp từng nước quy
định
Ngày lễ (holidays): gồm ngày lễ quốc gia và ngày lễ quốc tế
Ngày lễ và chủ nhật có tính vào thời gian xếp dỡ hay không phải quy định
cụ thể trong hợp đồng thuê tàu
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
- Có thể quy định:
- 7 WWD, S.H. EX, U.U (Cargo to be loaded in 7 weather working days
of 24 consecutive hours, Sundays and holidays excepted, unless used)
- 7 WWD, S.H. EX, E.U (Cargo to be loaded in 7 weather working days
of 24 consecutive hours, Sundays and holidays excepted, even if used)
- Mốc tính thời gian xếp dỡ: phụ thuộc vào việc người chuyên chở đã trao
thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR- Notice of Readiness) và người thuê tàu
chấp nhận thông báo này.
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
- Trước khi chấp nhận NOR, chủ hàng phải kiểm tra tính sẵn sàng của
tàu:
- Tàu đã cập vào vùng thương mại của cảng hay chưa
- Tàu đã làm xong các thủ tục vào cảng hay chưa
- Các trang thiết bị xếp dỡ, các hầm quầy hàng đã sẵn sàng xếp hay
dỡ hàng hóa chưa
- Tránh để người chuyên chở ghi trên hợp đồng “W, W, W, W”
- WIPON: Whether in Port or not
- WIBON: Whether in Berth or not
- WIFON: Whether in Free Pratique or not
- WICON: Whether in Custom Cleared or not
c. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
- Hợp đồng mẫu GENCON quy định:
- Thời gian làm hàng bắt đầu được tính từ 13h nếu NOR được trao
trước hoặc vào lúc 12h trưa
- Thời gian làm hàng được tính từ 6h sáng hôm sau nếu NOR được
trao vào giờ làm việc sau 12h trưa
- Khoảng thời gian sau không tính vào thời gian làm hàng: từ 13h
chiều thứ 7 hoặc 13h của ngày làm việc trước ngày nghỉ lễ đến 7h
sáng của ngày thứ 2 hoặc 7h sáng của ngày làm việc kế tiếp sau
ngày nghỉ lễ
STATEMENTS OF FACTS
m.s. ______________________________
From PORT CAMPHA to BORDEAUX & LA PALLICE
Cargo : 10,400 metric tons of Anthracite
__________________________________________________
Day Date Hours
Sept.
Vessel arrived at Port Campha Sunday 24 18.40
Vessel berthed at Port Campha Sunday 24 19.15
Notice of Readiness tendered Monday 25 9.00
Notice of Readiness accepted Monday 25 9.00
Time commenced to count Monday 25 14.00
Commenced loading Monday 25 9.15
Completed loading Saturday 30 11.40
_________________________________________________________
Time allowed for loading at the rate of 2500 tons per weather working day,
according to C/P : 4 days 3 hours 51 minutes
TIMESHEET FOR LOADING
_________________________________________________
Day Date Hours Laytime Laytime Time on Remarks
allowed used demurrage
_________________________________________________
Sept. D H M D H M D H M
Monday 25 09.15 – 14.00 __ __ __ __ __ __ __ __ __ Time not count
14.00 – 24.00 __ 10 __ __ 10 __ __ __ __
Tuesday 26 00.00 – 24.00 1 __ __ 1 __ __ __ __ __
Wednesday27 00.00 – 24.00 1 __ __ 1 __ __ __ __ __
Thursday 28 00.00 – 24.00 1 __ __ 1 __ __ __ __ __
Friday 29 00.00 – 17.51 __ 17 51 __ 17 51 __ __ __ Laytime expired
17.51
17.51 – 24.00 __ __ __ __ 6 9 __ 6 9
Saturday 30 00.00 – 11.40 __ __ __ __11 40 __11 40 Completed loading
11.40 a.m.
_______________________
4 3 51 4 21 40 __ 17 49
____________________________________________________________________
Demurrage: 17 hours 49 min. (extra time used) at USD 300 per day = USD 222.14
2.4. Trách nhiệm của người vận chuyển được quy
định trong hợp đồng thuê tàu chuyến theo mẫu
“Gencon 1922”
Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển theo các
thông số kỹ thuật trong hợp đồng.
Hướng dẫn bố trí việc xếp dỡ hàng xuống tàu.
Tuyến đường hàng hải hợp lý, không giữ tàu ở lâu
tại một nơi nào đó nếu không có lý do chính đáng.
Cấp vận đơn cho người gửi hàng.
Chủ tàu được miễn trách nhiệm trong trường hợp
bất khả kháng, thiên tai
18/10/2015 90
4.3. Phương thức thuê tàu định hạn
(Time Charter)
a. Khái niệm: phương thức cho thuê tàu mà chủ tàu cho ng thuê thuê
toàn bộ chiếc tàu để chở hàng hoặc khai thác tàu lấy cước.
b. Đặc điểm
là phương thức thuê tài sản
trong thời gian thuê chủ tàu chỉ chuyển giao quyền sử dụng con tàu
chứ không chuyển giao quyền sở hữu con tàu.
chủ tàu phải bàn giao quyền sử dụng con tàu cho người thuê trong
suốt thời gian thuê
18/10/2015 93
Trình tự thuê tàu định hạn
+ Bước 1: Ngƣời thuê tàu thông qua ngƣời môi giới (Broker) yêu
cầu thuê tàu để khai thác trên vùng nào đó.
+ Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu
+ Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu
+Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với ngƣời
thuê tàu
+ Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng ngƣời thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ
các điều khoản của hợp đồng.
+ Bước 6: Thực hiện hợp đồng 94
4.3. Phương thức thuê tàu định hạn
c. Các hình thức thuê: luật Hàng hải 2005
Thuê định hạn
Thuê tàu trần
18/10/2015 95
4.3. Phương thức thuê tàu định hạn
d. Mẫu HĐ
Là HĐ thuê tài sản
Điều kiện thời hạn hoàn trả tàu
Điều kiện phân chia chi phí trong thời gian thuê
96
Ví dụ: Quy trình book tàu
1. Chủ hàng liên hệ đại lý môi giới/giao nhận:
=> Công ty giao nhận sẽ nhận và xử lí thông tin khách hàng đăng ký dịch
vụ:
Loại hàng: Căn cứ vào loại hàng, số lượng hàng mà công ty sẽ tư vấn
cho khách hàng loại container phù hợp ( nếu hàng tươi sống , rau quả
tươi sẽ chọn cont lạnh:20’RF,40’RH tùy vào số lượng hàng; hàng bách
hóa hoặc nông sản thì chọn cont khô: 20’DC, 40’DC hoặc 40’HC “đối
với hàng cồng kềnh”).Cũng như các quy định của nước nhập khẩu về
mặt hàng đó. Ví dụ như: hàng thực phẩm thì phải có giấy kiểm dịch vệ
sinh an toàn thực phẩm, hàng gỗ thì phải khử trùng.
18/10/2015 97
Ví dụ: Quy trình book tàu
1. Chủ hàng liên hệ đại lý môi giới/giao nhận:
Cảng đi, cảng đến: Đây là yếu tố quyết định giá cước vận chuyển vì
khoảng cách vận chuyển càng gần, thời gian vận chuyển càng ngắn
thì cước phí càng thấp và ngược lại.
Hãng tàu: Tùy vào nhu cầu của khách hàng đến cảng nào mà nhân
viên kinh doanh sẽ tư vấn cho khách hàng chọn dịch vụ của hãng tàu
uy tín với giá cước phù hợp.Tuy nhiên cũng có một số khách hàng
quen sử dụng dịch vụ của một hãng tàu cho hàng hóa của mình thì
công ty xem xét báo giá cước cho khách hàng đó biết.
Thời gian dự kiến xuất hàng (Schedule of Sailing), để công ty
tìm một lịch trình tàu chạy phù hợp.18/10/2015 98
Ví dụ: Quy trình book tàu
2. Công ty giao nhận Liên hệ với các hãng tàu để hỏi cước và lịch
trình vận chuyển
Căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp nhân viên kinh
doanh sẽ liên hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch trình tàu chạy phù
hợp vì mỗi hãng tàu có lịch trình tàu chạy, tuyến chạy tàu cũng như
có thế mạnh riêng trên các tuyến đường.
Ví dụ: Hãng tàu Hanjin, OOCL, ZIM line có thế mạnh trên các
tuyến đi Châu Âu và Mỹ. Trong khi đó hãng tàu TS line, Wanhai,
Evergeen, NYK lại có thế mạnh trên các tuyến đi Châu Á.
18/10/2015 99
3. Công ty giao nhận Chào giá cho chủ hàng
Nhân viên kinh doanh (MG) căn cứ vào giá chào của các hãng
tàu, tính toán chi phí và tiến hành chào giá cho khách hàng. Các
giao dịch liên quan đến giá cả và lịch trình tàu đều phải lưu lại
để đối chứng khi cần thiết.
18/10/2015 100
4. Chủ hàng Chấp nhận giá
Nếu giá cước và lịch trình tàu chạy đưa ra được khách hàng
chấp nhận thì khách hàng sẽ gởi booking request ( yêu cầu dặt chổ)
cho bộ phận kinh doanh. Booking request này xác nhận lại thông tin
hàng hóa liên quan: Người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng,
trọng lượng, loại container, nơi đóng hàng (đóng kho người gửi hàng
hay đóng tại bãi container của cảng), cảng hạ container có hàng để
thông quan xuất khẩu (hạ container ở cảng nào thì thông quan tại
cảng đó), cảng đến (nước nhập khẩu), ngày tàu chạy
18/10/2015 101
5. Công ty giao nhận Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ
Bộ phận kinh doanh sẽ căn cứ trên booking request của khách
hàng và gửi booking request đến hãng tàu để đặt chổ. Sau đó hãng
tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ đã thành công cho bộ phận kinh doanh
bằng cách gởi booking confirmation hay còn gọi là Lệnh cấp
container rỗng.Lệnh cấp container rỗng này chứa đựng những thông
tin cần thiết sau: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of
loading), cảng giao hàng ( port of delivery), cảng chuyển tải ( port of
discharge (nếu có)), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng(
losing time)
18/10/2015 102
Sau khi có booking confirmation của hãng tàu, nhân viên kinh
doanh sẽ gởi booking này cho khách hàng để họ sắp xếp đóng
hàng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
* Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thuê khai hải quan và vận
chuyển nội địa của công ty thì khách hàng sẽ gởi lệnh cấp container
rỗng, thông tin chi tiết lô hàng xuất khẩu thời gian đóng hàng cho bộ
phận giao nhận của công ty. Sau khi tiếp nhận nhân viên phòng giao
nhận sẽ theo dõi và phối hợp với khách hàng để sắp xếp đưa
container rỗng đến đóng hàng và vận chuyển ra cảng hoặc vận
chuyển hàng đến đóng vào container ở cảng. Sau đó tiến hành làm
thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu đó
18/10/2015 103
B. GIAO NHẬN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
1. Hoạt động giao nhận
2. Giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển
18/10/2015 105
I. Hoạt động giao nhận
Khái niệm: Dịch vụ giao nhận (freight forwarding) là bất cứ loại
dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn
hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải
quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập các chứng
từ liên quan tới hàng hóa.
18/10/2015 106
I. Hoạt động giao nhận
Nội dung:
- Tư vấn cho khách hàng tuyến đường, phương thức
- Lưu cước, thuê tàu
- Chuẩn bị hàng hóa
- Tổ chức vận tải từ kho tới cảng
- Tổ chức vận chuyển giao nhận, xếp dỡ hàng hóa
- Làm thủ tục XK, HQ
- Tái chế hàng hóa, thay thế bao bì, kẻ kí mã hiệu
- Mua bảo hiểm
- Gom hàng, chuyên chở hàng
- Kinh doanh vận tải đa phương thức
107
I. Hoạt động giao nhận - NGUYÊN TẮC
GIAO NHẬN
Việc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng là do cảng tiến hành
trên hợp đồng đã ký giữa chủ hàng và cảng.
Nếu hàng không thông qua cảng, (không lưu kho) chủ hàng/
người được chủ hàng uỷ thác phải quyết toán trực tiếp với tàu,
nhưng phải thoả thuận với cảng về địa điểm và chi phí bốc dỡ hàng
hoá.
Việc bốc dỡ trong phạm vi của cảng do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả
thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng
18/10/2015 108
I. Hoạt động giao nhận - NGUYÊN TẮC
GIAO NHẬN
Người nhận hàng phải xuất trình các chứng từ hợp lệ để xác
nhận quyền được nhận hàng.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....
Cảng không chịu trách nhiệm khi hàng đã đưa ra khỏi cảng
Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực
tiếp làm
18/10/2015 109
I. Hoạt động giao nhận
Các đối tượng tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chủ hàng (Shipper/Consignee)
Người giao hàng (Forwarders)
Cảng (Port)
Tàu/Đại lý tàu
18/10/2015 110
I. Hoạt động giao nhận
Người giao nhận có thể là:
- Chủ hàng
- Chủ tàu
- Công ty xếp dỡ
- Kho hàng
- Đại lý
- Người khai thuê hải quan
111
I. Hoạt động giao nhận
Cơ sở pháp lý:
- Dựa vào các văn bản luật có liên quan.
Bộ luật hàng hải , Luật thương mại, luật hải quan, luật kinh
doanh bảo hiểm, pháp lệnh về hoạt động kinh tế.
- Các văn bản dưới luật
- Các nguồn luật quốc tê:
Công ước Viên 1980 (HĐ), Công ước Brussel 1924, Quy tắc
Humburg 1978, UCP, Incoterms
-Các hợp đồng có liên quan
112
I. Hoạt động giao nhận
Các tổ chức giao nhận ở Việt Nam và trên thế giới:
- FIATA: Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (1926)
- AFFA: Liên đoàn các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (1991)
- VIFFAS: Hiệp hội giao nhận Việt Nam (1994)
113
II. Giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển
1. Trình tự giao nhận hàng hóa XK
1.1 Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng
Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ
các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của
mình chứ không qua các kho của cảng.
Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác
có thể giao trực tiếp cho tầu.
18/10/2015 114
1.1 Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi
tại cảng
- Chuẩn bị hàng (vận chuyển nội địa về kho bãi)
- Nắm tình hình tàu
- Tàu gửi ETA trước khi vào cảng, lên kế hoạch đưa đón tàu vào
cảng. (ETA:Expected time of arrival: Dự kiến thời gian tàu đến
cảng)
- Chuẩn bị chứng từ.
- Kiểm tra hàng (Xin kiểm dịch)
- Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành. Làm thủ tục hải
quan 115
1.1 Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi
tại cảng
- Chủ hàng đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ
- Tàu vào cảng:
+ Tàu gửi NOR (notice of readiness) là cơ sở để tính thời gian xếp dỡ
(NOR: Thông báo sẵn sàng nhận hàng để xếp)
+ Tổ chức giao hàng cho tàu
+ Tàu lên sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan) => Liên hệ với thuyền trưởng
để lấy
+ Cảng điều độ kế hoạch xếp và giao hàng cho tàu
18/10/2015 116
1.1 Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng
- Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân
viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề
xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tầu và ghi vào tally sheet
(phiếu kiểm kiện)
- Lập bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng:
+ Lấy biên lai thuyến phó ( kiểm tra nội dung): số lượng, tình
trạng hàng hoá xếp lên tầu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai
phải sạch
+ Lấy B/L ( kiểm tra B/L theo quy định HD, L/C)
+ Tập hợp các loại chứng từ thành bộ chứng từ18/10/2015 117
1.1 Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng
Yêu cầu:
- Đầy đủ - chủng loại, số lượng chứng từ
- Hợp lệ: - không mâu thuẫn, đảm bảo về mặt thời gian
- Thông báo cho người mua để có kế hoạch nhận hàng, đón tàu
ở cảng đến.
- Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)
118
Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người
cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến
hành giao hàng cho tàu.
a. Giao hàng XK cho cảng
- Ký hợp đồng
- Ký hợp đồng ủy thác giao nhận vận tải
- Ký hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng
- Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến giao hàng
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
119
1.2 Ðối với hàng hoá phải lưu kho bãi tại cảng
1.2 Ðối với hàng hoá phải lưu kho bãi tại
cảng
b. Cảng giao hàng XK cho tàu
- Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải
+ Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm
nghiệm (nếu có....
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR
18/10/2015 120
1.2 Ðối với hàng hoá phải lưu kho bãi tại cảng
Chuû haøng Haõng taøu
Boä phaän ñieàu ñoä caûng
4. Giao haøng, xeáp leân taøu (tally sheet)
5.Thuyeàn phoù caáp bieân lai (mate’s receipt)
6. Ñoåi MR laáy BL
B4. Giao hàng lên tàu
+ Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp
hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu
cần
- Bốc hàng lên tàu do công nhân cảng làm dưới sự giám sát của HQ và
tallymen.
- Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng
hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp
xong một tầu, ghi vào Final Report. Phía tầu cũng có nhân viên kiểm đếm và
ghi kết quả vào Tally Sheet.
123
1.2 Ðối với hàng hoá phải lưu kho bãi tại cảng
B5. - Cử người theo dõi, lấy biên lai thuyền phó- mate’s receipt
(M/R)
- Cử người để chuẩn bị dụng cụ đóng gói hàng hóa khi cần thiết.
- Cử cán bộ hiện trường để theo dõi việc xếp hàng lên tàu, thu thập
các số liệu theo từng ca, giải quyết vướng mắc xảy ra
124
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm
cho hàng hoá (nếu cần)
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng,
vận chuyển, bảo quản, lưu kho....
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có
18/10/2015 125
1.2 Ðối với hàng hoá phải lưu kho bãi tại cảng
127
129
2. Giao hàng bằng container
Có 4 nhóm hàng:
1. Hàng hoàn toàn phù hợp với cont
Ex: Bách hóa, thực phẩm đóng hộp, sp da, nhựa, cao su,
đồ chơi, vải vóc,...
2. Hàng không phù hợp lắm với cc bằng cont:
Ex: than, quặng,...là những hàng đóng vào cont về mặt vật
lý là phù hợp nhưng giá trị kinh tế lại ko cao
130
3. Hàng cần cont chuyên dụng:
Hàng dể hỏng, đống lạnh, súc vật sống, hàng nguy hiểm độc hại,
....dùng các cont chuyên dụng như cont bảo ôn, cont chở súc vật,...
4. Hàng hoàn toàn ko phù hợp với cont:
Hàng siêu trọng siêu trường, ô tô tải hạng nặng,...
131
2.1 Giao nguyên container FCL - Full container load
1. laäp Baûng ñaêng kyù haøng xuaát (cargo list)
2. kyù Phieáu löu khoang (booking note)
3. giao Leänh giao voû cont vaø seal
Chuû haøng
Ñaïi lyù
haõng taøu
CY
4. Ñoùng haøng, nieâm phong kep chì, laøm TTHQ, giao
cont
6. caáp BL
5. Chöùng töø “nhaän haøng ñeå xeáp”
2.1 Giao nguyên container FCL - Full
container load
B4. Ñoùng haøng, nieâm phong kep chì, laøm TTHQ, giao cont
- Người bán đến CY (Container yard) thuê container rỗng chở về
nơi để hàng
- Lập container list
- Đóng hàng vào container dưới sự giám sát của hải quan và công
ty giám định. (Làm thủ tục hải quan).
- Yêu cầu Hải quan và giám định niêm phong, cặp chì
- Chở hàng ra bãi container giao hàng cho người chuyên chở.
B6. lấy vận đơn do người chuyên chở cấp đi thanh toán.
133
NOTE
- Trong thực tế, việc đóng hàng vào cont cũng
có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc ngay
tại CY.
- Trong trường hợp này ng gửi hàng phải vận
chuyển hàng hóa của mình ra địa điểm đó.
NOTE
Nếu gửi nguyên cont:
Theo tập quán người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đóng
hàng vào cont, niêm phong, kẹp chì cho cont.
Người chuyên chở trong trường hợp này không nắm được
tình hình cụ thể của hàng hóa xếp bên trong=> Không chịu
trách nhiệm về hậu quả của việc đóng hàng ko phù hợp, ko
đúng kỹ thuật
137
2.2 Giao hàng không đủ container (giao lẻ): Less than
container load (LCL)
Khi gửi hàng, nếu hàng ko đủ đầy/full 1 cont thì có thể áp
dụng hình thức LCL này.
Người gom hàng ( ng cc hoặc ng giao nhận) phải chịu
trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng ra khỏi cont.
Người gom hàng ( Consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng
lẻ của nhiều chủ, đóng vào 1 cont, niêm phong kẹp chì,
làm thủ tục hải quan.
140
2.2 Giao hàng không đủ container (giao lẻ): Less than container
load (LCL)
Chuû haøng
Ngöôøi
gom haøng
CFS
1. kyù Phieáu löu khoang (booking note)
2. Giao haøng
3. caáp House BL
144
II. Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
2 Nhận hàng nhập khẩu:
2.1 Hàng lẻ
Trước khi có ETA:
- Ký hợp đồng ủy thác cho ga, cảng, sân bay tiến hành
- Thu thập thông tin về tàu, chuẩn bị chứng từ cần thiết
- Ký hợp đồng thuê mướn nhân công dụng cụ dỡ hàng
Khi nhận được ETA:
- Chuẩn bị phương tiện lấy hàng
- Đăng kí kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, giám định 145
- Khi hàng đến
Chuû haøng Haõng taøu
Caûng
(thöông vuï, kho)
1. göûi giaáy baùo taøu ñeán (Arrival Notice)
2. ñoåi BL laáy “Leänh giao haøng” - DO
3. Nhaän haøng, laøm thuû tuïc
Haûi quan vaø caùc chöùng töø
khaùc (COR, CSC, ROROC)
2.2 Vaän chuyeån baèng container:
2.2.1 Haøng nguyeân cont. (FCL)
Caûng
(thöông vuï, kho)
1. göûi Thoâng baùo taøu ñeán (Arrival Notice)
2. ñoåi BL laáy DO
Chuû haøng
Ñaïi lyù
haõng taøu
dôõ haøng
3. Nhaän cont, ruùt haøng, laøm
thuû tuïc Haûi quan vaø caùc
chöùng töø khaùc (COR, CSC,
ROROC)
2.2.1 Hàng nguyên container ( FCL)
1+2 Nhận giấy thông báo hàng đến (NOA), cầm B/L, giấy giới thiệu đi lấy
lệnh giao hàng ( D/O ).
- Trong giấy báo hàng đến sẽ thể hiện mức phí, thời gian hàng đến và địa chỉ hãng
tàu để đi lấy lệnh,
Ví dụ: hãng tàu RCL Regional Container Lines địa chỉ 147 Nguyễn Tất Thành, Q. 4,
TP. HCM. Trong trường hợp này giấy báo hàng đến thông báo các mức phí như sau :
Phí DEST TML HANDLING – CYCY : 1,548,000.00 VND
Phí D/O FEE (PER B/L), A: 400,000.00 VND
Phí CONTAINER CLEANING CHRG, A: 198,000.00 VND
Tổng cộng: 2,146,000.00 VND với tỷ gía chuyển đổi là 20,640.00
152
2.2.1 Hàng nguyên container ( FCL)
1+2 Nhận giấy thông báo hàng đến (NOA), cầm B/L, giấy giới thiệu đi lấy
lệnh giao hàng ( D/O )
3. Làm thủ tục mượn cont:
- Nhận container chứa hàng tại bãi CY (Người chuyên chở dỡ container
khỏi tàu và đưa về CY.)
- Dỡ hàng ra khỏi container: Tại CY/ tại kho hàng dưới sự chứng kiến của
HQ
- Trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
156
Chuû haøng
Ñaïi lyù
gom haøng
Kho
1. göûi Thoâng baùo taøu ñeán (Arrival Notice)
2. ñoåi HBL laáy DO
3. nhaän haøng,
laøm thuû tuïc haûi
quan
2.2.2 Haøng leû (LCL)
2.2.2 Hàng lẻ (LCL)
1+2: Lấy lệnh giao hàng: Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận
đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của người gom hàng
để lấy D/O
3. Nhận hàng tại trạm đóng hàng của người giao nhận ( CFS ):
như trên
158
159
Lưu ý:
Người KD vận chuyển hàng lẻ được gọi là người gom
hàng.
Người giao hàng lẻ có thể là người giao nhận hoặc trực
tiếp là người chuyên chở.
Nghiệp vụ gom hàng: tập trung các lô hàng lẻ sắp
xếp, phân loại , kết hợp các lô hàng đóng vào các
container, niêm phong kẹp chì xếp container xuống
các bãi chứa container ở cảng giao hàng cho người
chuyên chở.
160
161
162
II. Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
* Giám định:
Mục đích:
- Xác định tổn thất, nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất, quy trách
nhiệm đối với tổn thất
Hồ sơ:
- Giấy giám định, các chức từ hàng hóa liên quan, chứng từ vận
chuyển.
164
Kiểm tra trước khi dỡ
- Lập survey record, nhằm ràng buộc trách nhiệm của thuyền
trưởng
Trong khi dỡ, cần lập:
- Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu (ROROC)
- Biên bản hàng đổ vỡ (COR) đối với tổn thất rõ rệt
- Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC)
- Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
Sau khi dỡ, cần lập
- S/R (Survey report):
- I/C (Inspection certificate)
Tổng hợp lại thành Bộ chứng từ pháp lý ban đầu
165
C. Các loại chứng từ liên quan
đến giao nhận, vận chuyển hàng
hóa XNK bằng đường biển
18/10/2015 168
1. Chỉ thị xếp hàng - shipping note
Chứng từ với cảng và tầu, sử dụng trong giao nhận hàng XK
Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan
quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về
hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tầu và những chỉ dẫn cần
thiết.
18/10/2015 169
2. Biên lai thuyền phó
Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng
cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tầu đã nhận xong
hàng. Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã
được xếp xuống tầu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận.
Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng
bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.Dựa
trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn
đường biển là tầu đã nhận hàng để chuyên chở
18/10/2015 170
3. Bản khai lược hàng hoá (cargo manifest)
Lập sau vận đơn cho toàn tầu, do đại lý tầu biển làm được cung cấp
24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu
Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tầu để vận chuyển đến các
cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập
nên Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng
có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong
và ký trước khi làm thủ tục cho tầu rời cảng.Bản lược khai cung cấp
số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở để
công ty vận tải (tầu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng
18/10/2015 171
4. Phiếu kiểm đếm
Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tầu trên đó ghi số
lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu
Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tầu do nhân viên
kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép
Công việc kiểm đếm tại tầu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có
một số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng
ngày....Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá
được xếp lên tầu. Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho
thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần
thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này
18/10/2015 172
5. Sơ đồ xếp hàng (cargo plan)
do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi
bốc hàng xuống tầu.
Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu. Nó có thể dùng các
màu khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo
dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng.Khi nhận được bản
đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng
nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một
cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tầu cân bằng trong quá
trình vận chuyển.
18/10/2015 173
6. Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu
(Report on receipt of cargo- ROROC)
Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô
hàng hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã
giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định.Văn bản này có tính chất đối
tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực nhận tại cảng
đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ
để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay
công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được mua bảo hiểm). Ðồng thời
đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với
nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn thành
việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình
thực tế đã nhận với người chuyên chở.18/10/2015 174
7. Biên bản kê khai hàng thừa thiếu
(Certificate of shortlanded cargo- CSC)
Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC
chênh lệch so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải
yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa
thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận
hàng với tàu và lược khai.
18/10/2015 175
8. Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ
(Cargo outum report- COR)
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy
hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận,
kho hàng). và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ
vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư
hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.
18/10/2015 176
9. Biên bản giám định phẩm chất
(Survey report of quality)
Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước
người nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên
nghiệp cấp. Biên bản này được lập theo qui định trong hợp đồng
hoặc khi có nghi ngờ hàng kém phẩm chất.e. Biên bản giám định số
lượng/ trọng lượngÐây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng
thực tế của lô hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước
người nhập khẩu. Thông thường biên bản giám định số lượng, trọng
lượng do công ty giám định cấp sau khi làm giám định.
18/10/2015 177
10. Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn
thất thực tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp
để làm căn cứ cho việc bồi thường tổn thất.
18/10/2015 178
11. Thư khiếu nại
Ðây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu
nại thoả mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu
nại).
18/10/2015 179
12. Thư dự kháng(Letter of reservation)
Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ
gì về tình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để
bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của
mình. Như vậy thư dự kháng thực chất là một thông báo về tình
trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõ rệt do người nhận hàng lập gửi
cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở.
Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của
mình, người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng
hoá và lập biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư
hỏng để làm cơ sở tính toán tiền đòi bồi thường.
18/10/2015 180
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_3_thue_phuong_tien_va_giao_nhan_8694.pdf