Quản trị kinh doanh - An toàn vệ sinh lao động

BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP  Người bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 1 lần.  Suy giảm 5% được hưởng 5 tháng lương tối thiểu.  Suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.  Ngoài ra còn được hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Từ 1 năm trở xuống thì được 0,5 sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 0,3 tháng lương, tiền công đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ.

pdf26 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị kinh doanh - An toàn vệ sinh lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ CÁN BỘ AN TOÀN GIẢNG VIÊN: PHẠM CÔNG TỒN Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG  Ý nghĩa nhân đạo.  Ý nghĩa kinh tế.  Quan hệ của người lao động với công ty và uy tính của công ty đối với khách hàng.  Mục tiêu phát triển bền vững của xã hội. 2A. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM HIẾN PHÁP LUẬT, PHÁP LỆNH NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ, QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG THÔNG TƯ, THÔNG TƯ LIÊN TỊCH TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT 3(CĂN CỨ LUẬT LAO ĐỘNG) II. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC  NSD LĐ chịu trách nhiệm (theo chương IX luật lao động): • Về sự an toàn của máy móc, môi trường làm việc. • Trang bị bảo hộ lao động. • Khám sức khỏe cho NLĐ trước khi phân công công việc. • Ngưng sản xuất và khắc phục ngay khi môi trường làm việc trở nên nguy hiểm • Chịu chi phí khám sức khỏe trước khi phân công công việc và định kỳ cho người lao động (theo thông tư 13/BYT-TT ngày 24/10/1996) 4 Quyền và trách nhiệm của NLĐ: • Phải sử dụng trang bị bảo hộ được phát. • Bảo quản trang bị bảo hộ. • Ngưng công việc nếu như thấy điều kiện làm việc mất an toàn. III. THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI (Qui định tại chương VII bộ luật lao động) 5THỜI GIAN LÀM VIỆC  Làm việc 8 giờ/ngày và 48 giờ trong một tuần.  Thời gian làm việc rút ngắn 1 đến 2 giờ đối với công việc nặng nhọc độc hại và nguy hiểm.  Không làm quá 12 giờ trong 24 giờ. LÀM THÊM GIỜ (Theo hướng dẫn của thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH)  Tối đa 300 giờ trong một năm.  Phải thỏa thuận đến từng người lao động và công đoàn.  Không được làm thêm quá 16 trong tuần, trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ.  Được nghỉ 30 phút trước khi bước vào giờ làm thêm và tính vào thời gian làm thêm. 6NGHỈ PHÉP  Mỗi năm được nghỉ 12 ngày. Nghề NN ĐH NH được nghỉ 14 hoặc 16 ngày.  Mỗi 5 năm làm việc được nghĩ thêm một ngày. NGHỈ ĐƯỢC HƯỞNG NGUYÊN LƯƠNG  Kết hôn, nghỉ ba ngày;  Con kết hôn, nghỉ một ngày;  Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày. 7NGHỈ ỐM ĐAU (THEO LUẬT BẢO HIỂM) Nghỉ ốm đau được hưởng bảo hiểm y tế 75% lương đóng bảo hiểm:  Phải có xác nhận của cơ sở ý tế.  Ốm đau do tự huỷ hoại sức khoẻ, say rượu, sử dụng ma tuý, chất gây nghiện không được hưởng bảo hiểm.  Thời gian nghỉ không quá 180 ngày.  Nghỉ chăm sóc con không quá 20 ngày nếu con dưới 3 tuổi và không quá 15 ngày nếu con từ 3 đến 7 tuổi NGHỈ THAI SẢN (THEO LUẬT BẢO HIỂM)  Trong thời gian mang thai được nghỉ đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày.  Được nghỉ để sinh con 4 tháng. Nghề NN ĐH NH hoặc làm ca, được nghỉ 5 tháng.  Sinh đôi trở lên thì thêm 1 con được thêm 30 ngày.  Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo  hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.  Thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.  Được nghĩ 60 phút ngày khi có con dưới 12 tháng tuổi. 8IV. TAI NẠN LAO ĐỘNG 1. TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ  Cấp cứu kịp thời và chịu chi phí điều trị (theo TT 13/BYT-TT ngày 24/10/1996).  Chịu chi phí điều tra tai nạn.  Giữ nguyên hiện trường cho đến khi kết thúc điều tra sơ bộ tại hiện trường.  Thực hiện các kiến nghị do đoàn điều tra đưa ra. 92. BỒI THƯỜNG & TRỢ CẤP (Theo TT số 10/2003/TT-BLĐTBXH)  Người lao động được bồi thường nếu tai nạn xảy ra do lỗi của NSDLĐ.  Người lao động được trợ cấp nếu tai nạn xảy ra không do lỗi của NSDLĐ.  Được hưởng nguyên lương trong thời gian điều trị.  Được hưởng chế độ bảo hiểm theo luật bảo hiểm.  Tiền trợ cấp bằng 40% tiền bồi thường. Mức bồi thường 30 tháng lương và phụ cấp lương 81 % trở lên 1,5 + [(a-10) x 0,4] tháng lương và phụ cấp lương Với a là mức độ suy giảm KNLĐ Trên 10% đến dưới 81% 1,5 tháng lương và phụ cấp lương 5%- 10% Mức bồi thường tối thiểuMức suy giảm KNLĐ 10 3. ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG (Theo TT LT số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN)  Đoàn điều tra tai nạn lao động do thanh tra an toàn làm trưởng đoàn, đại diện công đoàn và y tế làm thành viên.  Thời gian điều tra: • Không quá 24 giờ đối với vụ tai nạn lao động nhẹ; • Không quá 48 giờ đối với vụ tai nạn lao động nặng; • Không quá 10 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động nặng làm bị th-ương từ 02 người trở lên; • Không quá 20 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động chết người; • Không quá 40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật. • Có thể gia hạn nhưng phải được cấp thẩm quyền đồng ý. Mục đích điều tra tai nạn  Xác định nguyên nhân gây tai nạn.  Qui trách nhiệm.  Rút kinh nghiệm và kiến nghị biện pháp khắc phục và ngăn không cho tái diễn.  Có thể truy tố nếu xét thấy lỗi nghiêm trọng. 11 Thống kê và khai báo tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp  Trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, NSDLĐ phải thống kê tất cả các tai nạn lao động theo mẫu.  NSDLĐ có trách nhiệm thống kế vào báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho sở LĐTBXH địa phương. V. BỆNH NGHỀ NGHIỆP 12 DANH MỤC 21 BỆNH NGHỀ NGHIÊP ĐƯỢC BỒI THƯỜNG (Ban hành kèm theo các Thông tư liên Bộ số 08/TTLB ngày 19/5/1976, Thông tư liên Bộ số 29/TT-LB ngày 25/12/1991 và Quyết định số 167/BYT-QĐ ngày 04/02/1997 của Bộ Y tế) Nhóm I:  Bệnh bụi phổi silic.  Bệnh bụi phổi atbet.  Bệnh bụi phổi bông.  Viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. Danh mục bệnh nghề nghiệp  Nhóm 2: 5. Nhiễm độc chì 6. Nhiễm độc benzen 7. Nhiễm độc thủy ngân 8. Nhiễm độc mangan 9. Nhiễm độc TNT 10. Nhiễm độc Asen 11. Nhiễm độc Nicotin 12. Nhiễm độc thuốc trừ sâu công nghiệp 13 Danh mục bệnh nghề nghiệp  Nhóm 3: 13. Bệnh do chất phóng xạ. 14. Điếc công nghiệp 15. Bệnh do rung chuyển. 16. Bệnh giảm áp mãn tính Danh mục bệnh nghề nghiệp  Nhóm 4: 17. Bệnh sạm da 18. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.  Nhóm 5: 19. Bệnh lao nghề nghiệp 20. Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp. 21. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp. 14 Các bệnh bổ sung theo QĐ số 27/2006/QĐ-BYT  Hen phế quản nghề nghiệp.  Nhiễm độc carbonmonoxit nghề nghiệp.  Nốt dầu nghề nghiệp.  Viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP  Được giới thiệu đi giám định sức khỏe, điều trị và theo dõi sức khỏe định kỳ 6 tháng sau khi bình phục.  Sau khi bình phục, tùy theo nguyện vọng sẽ được phân công công việc phù hợp.  Tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động được bồi thường hoặc trợ cấp tương tự như tai nạn lao động. 15 BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP  Người bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 1 lần.  Suy giảm 5% được hưởng 5 tháng lương tối thiểu.  Suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.  Ngoài ra còn được hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Từ 1 năm trở xuống thì được 0,5 sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 0,3 tháng lương, tiền công đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ.  Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được trợ cấp hàng tháng.  Suy giảm 31% thì được hưởng 30% lương tối thiểu. Sau đó, cứ giảm thêm 1% thì được cộng thêm 2% lương tối thiểu.  Ngoài ra còn được hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Từ 1 năm trở xuống thì được 0,5% sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 0,3% tháng lương, tiền công đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ. 16 TIỀN TỬ TUẤT VÀ MAI TÁNG  Người mai táng được nhận 10 tháng lương tối thiểu (điều 63 luật BHXH)  Trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu (điều 47 luật BHXH)  Nếu đã đóng bảo hiểm đủ 15 năm thì con dưới 15 tuổi, cha trên 60 tuổi, mẹ trên 55 tuổi, người mà người chết có trách nhiệm nuôi dưỡng sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng (điều 65 luật BHXH). VI. NGHỀ NẶNG NHỌC ĐỘC HẠI NGUY HIỂM 17 CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC ĐỘC HẠI NGUY HIỂM  Danh sách nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm được liệt kê trong quyết định QĐ Số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH.  Khám sức khỏe 6 tháng 1 lần.  Bớt 1 hoặc 2 giờ làm việc hàng ngày.  Thời gian nghỉ phép hàng năm dài hơn 1 hoặc 2 ngày.  Được bồi dưỡng bằng hiện vật theo qui định tại thông tư 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT và sửa đổi theo thông tư 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT  Được nghỉ thai sản 5 tháng.  Một số nghề nặng nhọc cấm không cho phụ nữ, phụ nữ có thai hoặc cho con bú làm theo thông tư liên Bộ số 03/TTLB ngày 28/01/1994. VII. KHAI BÁO VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG (THEO THÔNG TƯ Số: 04 /2008/TT-BLĐTBXH) 18 DANH MỤC THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ  1. Nồi hơi các loại  2 . Nồi đun nước nóng có nhiệt độ > 115o c  3. Các bình áp lực có áp suất >0,7 KG/cm2  4. Bể, thùng chứa khí hoá lỏng, chất lỏng > 0,7 KG/cm  5. Hệ thống lạnh ( trừ hệ thống có môi chất < 5kg ( Freon ) 2,5 kg ( Amoniac )  6. Đường ống dẫn hơi nước có đường kính ngoài > 51mm  7. Đường ống dẫn khí đốt DANH MỤC THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ  8. Cần trục các loại  9. Cầu trục : lăn , treo  10. Cổng trục : cổng trục , nửa cổng trục  11. Máy trục cáp  12.Palăng điện  13.Xe tời điện chạy trên ray  14.Tời điện nâng tải theo phương thẳng đứng 19 DANH MỤC THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ  15. Tời ( thủ công , điện ) nâng người  16. Máy vận thăng  17. Chai chứa khí áp suất >0,7KG/cm2  18. Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hoá lỏng, khí hoà tan  19. Thang máy các loại  20. Thang cuốn DANH MỤC THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ  21. Các loại thuốc nổ  22. Phương tiện nổ ( kíp , dây nổ , dây cháy chậm ).  23. Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên, xe nâng người tự hành;  24. Công trình vui chơi công cộng: Sàn biểu diễn di động; trò chơi mang theo người lên cao từ 2 m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3 m/s so với sàn cố định (tàu lượn, đu quay, máng trượt, ...) trừ các phương tiện thi đấu thể thao). 20 THỦ TỤC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH VÀ ĐĂNG KÝ  Thiết bị phải được tiến hành kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.  Các bản vẽ kỹ thuật và hổ sơ xuất xưỡng là bắt buộc phải có khi tiến hành kiểm định.  Sau khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu, người sử dụng gửi tờ khai đăng ký và bản sao Phiếu kết quả kiểm định đến sở LĐTBXH địa phương. Thủ tục này chỉ làm 1 lần.  Định kỳ kiểm định lại thiết bị theo biên bản kiểm định. VIII. HUẤN LUYỆN AN TOÀN VÀ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO THÔNG TƯ Số 37 /2005/ TT- BLĐTBXH VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN 21 HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG  Ít nhất mỗi năm một lần.  Nội dung bao gồm: • Căn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất và các biện pháp phòng tránh. • Xử lý tình huống và sơ cấp cứu. • Các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc.  Người SDLĐ tổ chức và trả lương cho NLĐ trong thời gian học. HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG  Ít nhất 3 năm một lần.  Nội dung bao gồm: • Kiến thức cụ thể các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. • Quyền và nghĩa vụ của người SDLĐ. Qui định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm ATVSLĐ. • Các yếu tố nguy hiểm, độ hại trong sản xuất và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc. • Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở.  Sở LĐTBXH và tổng công ty, tập đoàn, ban quản lý KCN tổ chức huấn luyện. 22 HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG  Ít nhất 1 năm một lần.  Nội dung bao như với người SDLĐ và thêm những nội dung sau: • Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; • Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động; • Phương pháp triển khai công tác kiểm tra và tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở; • Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.  Sở LĐTBXH và tổng công ty, tập đoàn, ban quản lý KCN tổ chức huấn luyện. HỘI ĐỒNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG  Thành phần hội đồng bảo hộ lao động: • Đại diện NSDLĐ làm chủ tịch. • Đại diện công đoàn làm phó chủ tịch. • Đại diện bộ phận AT LĐ làm ủy viên thường trực kim thư ký hội đồng. • Cán bộ y tế làm thành viên. • Cán bộ kỹ thuật làm thành viên. 23 BỘ PHẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNG  Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất một cán bộ bán chuyên trách công tác bảo hộ lao động;  Các doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1000 lao động thì phải bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách làm công tác bảo hộ lao động;  Các doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên thì phải bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động hoặc tổ chức phòng hoặc ban bảo hộ lao động riêng để việc chỉ đạo của người sử dụng lao động được nhanh chóng, hiệu quả;  Các Tổng công ty nhà nước quản lý nhiều doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm phải tổ chức phòng hoặc ban bảo hộ lao động; BỘ PHẬN Y TẾ a) Các doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại: • Các doanh nghiệp có dưới 150 lao động phải có 1 y tá; • Các doanh nghiệp có từ 150 đến 300 lao động phải có ít nhất một y sĩ (hoặc trình độ tương đương); • Các doanh nghiệp có từ 301 đến 500 lao động phải có một bác sĩ và một y tá; • Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động phải có một bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có một y tá; • Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải thành lập trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng. b) Các doanh nghiệp có ít yếu tố độc hại: • Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động ít nhất phải có một y tá; • Các doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động ít nhất phải có một y sĩ và một y tá; • Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động ít nhất phải có một bác sĩ và một y sĩ; • Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải có trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng. 24 TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN  Mạng lưới an toàn và sinh viên được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa ban chấp hành công đoàn và người SDLĐ.  An toàn vệ sinh viên là những người lao động trực tiếp.  Mỗi nhóm, tổ có ít nhất một an toàn vệ sinh viên và không phải là tổ trưởng.  Những người làm công tác an toàn và vệ sinh viên được hưởng chế độ động viên về vật chất và tinh thần. HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG  Hoạt động của Hội đồng bảo hộ lạo động, bộ phận an toàn lao động, bộ phận y tế và mạng lưới an toàn vệ sinh viên được hướng dẫn theo tài liệu của ILO (Liên đoàn lao động thế giới) và là nội dung của chương kế tiếp. 25 IX. QUI ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG  Theo Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ CÁC MỨC PHẠT  Vi phạm các nguyên tắc về trang thiết bị, điều kiện lao động và bảo hộ lao động: từ 1 đến 10 triệu.  Không huấn luyện và khám sức khỏe định kỳ: từ 5 đến 10 triệu đồng.  Không có luận chứng an toàn khi di dời mở rộng nhà xưỡng, không kiểm định định kỳ máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, không ngưng hoạt động khi có nguy cơ tai nạn và có hại cho sức khỏe công nhân: từ 15 đến 20 triệu đồng. 26 THẨM QUYỀN XỬ PHẠT  Ủy ban nhân dân các cấp từ quận, huyện trở lên.  Thanh tra nhà nước về an toàn lao động thuộc sở hoặc bộ lao động.  Ngoài nộp tiền phạt, người bị phạt còn bị buộc phải thực hiện khắc phục, thực hiện các qui định đã vi phạm.  Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfat_vs_ld_cho_nsdld_1935.pdf
Tài liệu liên quan