Quản trị hành vi tổ chức - Huỳnh Nhựt Nghĩa
QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
GV. Huỳnh Nhựt Nghĩa - Đại học Marketing
NỘI DUNG MÔN HỌC
Phần 1: Nhập môn quản trị hành vi tổ chức
Phần 2: Quản trị hành vi cấp độ cá nhân
Phần 3: Quản trị hành vi cấp độ nhóm
Phần 4: Quản trị hành vi cấp độ tổ chức
1. Tổng quan về Quản trị Hành vi tổ chức
2. Cơ sở của hành vi cá nhân
3. Tạo động lực cá nhân trong tổ chức
4. Cơ sở hành vi nhóm
5. Hành vi trong nhóm và xung đột
6. Lãnh đạo nhóm
7. Giao tiếp trong tổ chức
8. Văn hóa trong tổ chức
Password giải nén: http://.com
181 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị hành vi tổ chức - Huỳnh Nhựt Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định sự thỏa mãn công
việc
– Công việc phải đòi hỏi hao phí về trí lực
– Có sự công bằng, hợp lý trong đánh giá thực hiện
công việc và thù lao lao động
– Điều kiện làm việc thuận lợi
– Có sự hợp tác giữa những người đồng nghiệp
Thỏa mãn công việc (tt)
• Câu hỏi đặt ra: liệu người lao động được
thỏa mãn sẽ có năng suất cao hơn những
người lao động không được thỏa mãn hay
không?
• Câu trả lời là: năng suất lao động cao dẫn
đến sự thỏa mãn hơn là ngược lại.
– Nếu các nhà quản lý khen thưởng cho năng
suất cao sẽ làm tăng mức độ thoả mãn của
người lao động với công việc.
2.1.2. Quy luật mâu thuẫn và giảm
mâu thuẫn trong nhận thức
• Mâu thuẫn trong nhận thức là điều không
tránh khỏi và mọi người thường tìm cách
giảm thiểu những mâu thuẫn và loại bỏ
những nguyên nhân của nó
• Nếu hành vi của một người mâu thuẫn
với thái độ của anh ta có nguyên nhân là
anh ta, bắt buộc phải theo sự chỉ thị của
người lãnh đạo thì áp lực phải giảm mâu
thuẫn sẽ thấp
Quy luật mâu thuẫn và giảm mâu
thuẩn trong nhận thức (tt)
• Nếu hành vi được tiến hành do nguyên
nhân chủ quan thì áp lực giảm mâu thuẫn
sẽ lớn hơn
• Phần thưởng >>> ảnh hưởng tới mức độ
cố gắng của cá nhân trong giảm bớt sự
mâu thuẫn. Phần thưởng cao>>> giảm
bớt tình trạng mâu thuẫn cao và sự căng
thẳng
2.1.2. Quy luật mâu thuẫn và giảm
mâu thuẫn trong nhận thức
VD: Một cá nhân nói rằng công ty anh ta rất
tốt, điều này có thật sự đúng là anh ta
thích công ty của mình không?
• Hay một nhân viên không thích làm việc
và cho rằng do tiền lương quá thấp. Vậy,
nếu tăng lương đáng kể liệu anh ta có
thay đổi hành vi của mình không?
• Thái độ của một cá nhân có thật sự nhất
quán với những gì anh ta biểu hiện?
2.1.3 Quan hệ giữa thái độ và
hành vi
• Thái độ >>> quyết định những gì mà một
người sẽ làm có mối quan hệ nhân quả
• Thái độ càng được xác định cụ thể
càng dễ dàng trong việc xác định một
hành vi liên quan khả năng chỉ ra mối
quan hệ giữa thái độ và hành vi càng lớn
2.1.3 Quan hệ giữa thái độ và
hành vi (tt)
• Những ràng buộc xã hội đối với hành vi
ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành vi.
• Vd: nhóm có thể gây áp lực khiến một
nhân viên rất quý và tin tưởng lãnh đạo
mình phải ký tên vào bản kiến nghị phản
đối người lãnh đạo đó.
2.2. Tính cách
2.2.1 Đặc điểm
• Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân
độc đáo quy định cách thức hành vi cá
nhân trong môi trường xã hội và hoạt
động
• Là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý mà
chúng ta sử dụng để phân loại mgười đó
Đặc điểm (tt)
• 5 tính cách cơ bản:
– Tính hướng ngoại
– Tính hoà đồng
– Tính chu toàn
– Tính ổn định tình cảm
– Tính cởi mở
2.2.2 Thuộc tính tính cách
• Quan niệm về số phận
– Quan đỉêm cho rằng mình làm chủ số phận của mình
– Quan điểm cho rằng mình là con bài của số phận:
những gì xảy ra vói họ là do số phận quy định
• Độc đoán
– Quan điểm cho rằng cần phải có những khác biệt về
địa vị và quyền lực giữa mọi người trong tổ chức
Thuộc tính tính cách (tt)
• Chủ nghĩa thực dụng:
– Người theo CN này thường giữ khoảng cách về tình
cảm và cho rằng kết quả cuối cùng có thể lý giải cho
phương tiện
• Tự kiếm soát:
– Người có khả năng tự kiểm soát cao thường nhạy
cảm với những dấu hiệu bên ngoài và có thể cư xử
theo cách khác nhau trong những tình huống khác
nhau
– Người có khả năng tự kiểm soát thấp: thường nhất
quản bày tỏ ý định và thái độ thực sự trong mọi tình
huống
Thuộc tính tính cách (tt)
• Thiên hướng chấp nhận rủi ro
– người có thiên hướng rủi ro cao sẽ quyết
định nhanh chóng hơn và sử dụng ít thông tin
hơn người có thiên hướng rủi ro thấp
2.2.3. Tính cách phù hợp với
công việc
• Mô hình 6 loại tính cách
– Thực tế: ưa thích hoạt động thể chất đòi hỏi
có kỷ năng, sức mạnh và sự phối hợp
– Điều tra: ưa thích hoạt động liên quan tư duy,
tổ chức, tìm hiểu
– Xã hội: ưa thích các hoạt động liên quan đến
giúp đỡ và hổ trợ những người khác
– Nguyên tắc: >>>hđ quy tắc, quy định trật tự
và rõ ràng
Tính cách phù hợp với công
việc (tt)
– Doanh nhân >>> hđ bằng lời nói ở đâu có cơ
hội ảnh hưởng đến những người khác và
giành quyền lực
– Nghệ sĩ: >>> hđ không rõ ràng và không theo
hệ thống cho phép thể hiện óc sáng tạo
2.3. Nhận thức
2.3.1 nhận thức và nhân tố ảnh
hưởng• Nhận thức: quá trình qua đó cá nhân sắp
xếp và lý giải những ấn tượng cảm giác
của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình
huống thực tế cụ thể
• Nhân tố ảnh hưởng: thái độ, tính cách,
động cơ, lợi ích, kinh nghiệm, , kỳ vọng,
trình độ chuyên môn, văn hoá….
• Chú ý môi trường mà chúng ta xem xét
khách thể hay sự kiện
2.3.2. Lý thuyết quy kết
• Tập trung vào nhận thức về con người
• Giải thích cách chúng ta đánh giá một
người các cách khác nhau dựa vào ý
nghĩa, giá trị mà chúng ta quy cho một
hành vi nhất định
3.2. Lý thuyết quy kết (tt)
• Là lý thuyết cho rằng khi quan sát một hành vi
cá nhân ta cần xác định hành vi đó xuất phát từ
nguyên nhân bên trong hay bên ngoài dựa vào
3 yếu tố:
– Tính riêng biệt: liệu một cá nhân có thể hiện cùng
hành vi trong những tình huống khác nhau?
– Sự liên ứng: sự phản ứng theo cách tương tự nhau
trong những tình huống tương tự nhau của mọi
người
– sự nhất quán: hành động của một người luôn phản
ứng theo cùng một cách
2.3.3. Lối tắc để đánh giá người
khác
• Độ chọn lọc: lựa chọn dựa vào lợi ích, quá
trình, kinh nghiệm và thái độ của người
quan sát
• Sự tương đồng giả định: giả định cho rằng
những người khác giống như chúng ta
• Sự rập khuôn: đánh giá một người dựa
vào nhận thức về nhóm mà người đó là
thành viên khi chúng ta đi theo con đường
tắc - sự rập khuôn
3.3. Lối tắc để đánh giá người
khác (tt)
• Tác động hào quang (halo effect): ấn
tượng chung về một cá nhân được rút ra
trên cơ sở một đặc điểm đơn nhất và có
tính nổi trội như: thông minh, dễ gần hay
diện mạo
2.4. Học hỏi
2.4.1. Khái niệm
• Là sự thay đổi tương đối bền vững về
hành vi diễn ra do kết quả của quá trình
trải nghiệm
2.4.2. Quá trình học hỏi
Định hình
Hành vi
Bắt chước
Quy luật
ảnh hưởngMôi trường
CHƯƠNG 3
TẠO ĐỘNG LỰC CÁ NHÂN
TRONG TỔ CHỨC
PHẦN 2:
QUẢN TRỊ HÀNH VI CẤP ĐỘ CÁ NHÂN
YÊU CẦU
Hiểu khái niệm động lực và tạo động lực.
Khái quát được quá trình cơ bản về tạo
động lực.
Nắm vững và so sánh được các học thuyết
về tạo động lực cho người lao động.
Có thể ứng dụng các học thuyết tạo động
lực đưa ra được các biện pháp để khuyến
khích người lao động.
I. Động lực của cá nhân
trong tổ chức
• Động lực của người lao động là những
nhân tố bên trong kích thích con người nổ
lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra
năng suất, hiệu quả cao.
Động lực của người lao động chịu tác động
và ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Có thể
phân thành 3 nhóm sau:
Nhóm nhân tố thuộc về người lao động.
Nhóm nhân tố thuộc về công việc
Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức
Quá trình tạo động lực
Nhu cầu
không được
thỏa mãn
Hành vi
tìm kiếm
Sự
căn thẳng
Nhu cầu
được
thỏa mãn
Giảm
căn thẳng
Các
động cơ
II. Các thuyết tạo động
lực
2.1. Thuyết X và thuyết Y
2.2. Học thuyết 2 yếu tố của Herzberg
2.3. Các học thuyết về nhu cầu
2.4. Học thuyết kỳ vọng
2.5. Học thuyết công bằng
2.1. Thuyết X và thuyết Y
Theo thuyết X các nhà quản lý thường có 4
giả thuyết sau:
– Người lao động vốn dĩ không thích làm việc và họ sẽ né tránh
công việc bất cứ khi nào có thể.
– Vì người lao động không thích làm việc nên nhà quản lý phải
kiểm soát và đe dọa họ bằng hình phạt để đạt được các mục tiêu
mong muốn.
– Do người lao động sẽ trốn tránh trách nhiệm, nên
đòi hỏi phải được chỉ đạo chính thức bất cứ lúc
nào và bất cứ ở đâu.
– Hầu hết công nhân đặt vấn đề bảo đảm lên trên
tất cả các yếu tố khác liên quan đến công việc
và sẽ thể hiện rất ít tham vọng.
2.1. Thuyết X và thuyết Y tt
Theo thuyết X các nhà quản lý thường có 4
giả thuyết trái ngược sau:
– Người lao động có thể nhìn nhận công việc là tự
nhiên, như là sự nghỉ ngơi hay trò chơi.
– Một người đã cam kết với các mục tiêu thường
sẽ tự định hướng và tự kiểm soát được hành vi
của mình.
– Một người bình thường có thể học cách chấp
nhận trách nhiệm, hay thậm chí tìm kiếm trách
nhiệm.
– Sáng tạo là phẩm chất của mọi người và phẩm
chất này không chỉ có ở những người làm công
tác quản lý.
2.2. Học thuyết 2 yếu tố
của Herzberg
Theo Herzberg, các yếu tố dẫn tới sự thỏa
mãn công việc là riêng lẻ và không liên
quan gì đến các yếu tố dẫn tới sự bất mãn
trong công việc.
Nếu chúng ta muốn tạo động lực cho mọi
người trong công việc hãy nhấn mạnh đến
thành tích, sự công nhận, bản thân công
việc, trách nhiệm và thăng tiến.
Những hạn chế của Herzberg
Về phương pháp luận
Về độ tin cậy của phương pháp
Không có một thước đo tổng thể cho
độ thỏa mãn
Chưa triệt để và nhất quán
2.3. Các học thuyết về
nhu cầu
Học thuyết nhu cầu của Maslow
– Nhu cầu sinh lý
– Nhu cầu an toàn
– Nhu cầu xã hội
– Nhu cầu danh dự
– Nhu cầu tự hoàn thiện
Học thuyết 3 nhu cầu của Mc Clelland
– Nhu cầu về thành tích
– Nhu cầu về quyền lực
– Nhu cầu về hòa nhập
2.4. Học thuyết kỳ vọng
Học thuyết này cho rằng cường độ của xu hướng
hành động theo một cách nào đó phụ thuộc vào độ
kỳ vọng rằng hành động đó sẽ đem đến một kết
quả nhất định và tính hấp dẫn của kết quả đó đối
với cá nhân.
Mô hình kỳ vọng đơn giản hóa
Nổ lực
Cá nhân
Kết quả
Cá nhân
Phần thưởng
tổ chức
Mục tiêu
Cá nhân
2.5. Học thuyết công bằng
Học thuyết công bằng phát biểu rằng người lao động so
sánh những gì họ bỏ vào công việc với những gì họ nhận
được từ công việc đó và sau đó đối chiếu tỷ suất đầu vào
- đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào - đầu ra của người
khác. Nếu tỷ suất của họ là ngang bằng với những người
khác thì họ cho rằng công bằng và ngược lại họ cho là bất
công.
Khi tồn tại tình trạng bất công họ sẽ phản ứng như sau:
– Làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân mình hay
của những người khác
– Cư xử theo một cách nào đó để làm cho những người khác thay
đổi các đầu vào hay đầu ra của họ.
– Chọn một tiêu chí đối chiếu khác để so sánh
– Bỏ việc
CHƯƠNG 4
CƠ SỞ CỦA HÀNH VI NHÓM
PHẦN 3:
QUẢN TRỊ HÀNH VI CẤP ĐỘ NHÓM
YÊU CẦU
Phân biệt được nhóm chính thức và nhóm
không chính thức.
Lý giải các nguyên nhân khiến người lao
động tham gia vào các nhóm.
Thấy được sự ảnh hưởng của sự thay đổi về
vai trò cá nhân, chuẩn mực nhóm, tính liên
kết, quy mô và thành phần nhóm đến hành
vi cá nhân trong nhóm.
Giải thích tác động của tư duy nhóm đối với
việc ra quyết định và lựa chọn phương pháp
ra quyết định hiệu quả.
I. Khái niệm và phân laọi
nhóm
•1.1. Khái niệm
Nhóm là một tổ chức gồm 2 hay nhiều
cá nhân tương tác và phụ thuộc lẫn
nhau nhằm đạt được các mục tiêu cụ
thể.
1.2. Phân loại
Nhóm chính thức
Nhóm không chính thức
II. Lý do hình thành nhóm
•LÝ do an toàn: Mọi người cảm thấy mạnh
mẽ và tự tin hơn khi họ thuộc vào một nhóm nào
đó
•Lý do hội nhập: Các nhóm có thể đáp ứng
nhu cầu xã hội. Mọi người có thể phát triển mối
quan hệ khi là thành viên nhóm.
•Lý do tạo sức mạnh: Điều gì một cá nhân
riêng lẽ không thể đạt được lại thường có thể đật
được thông qua hành động nhóm
III. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi cá nhân trong nhóm
3.1. Vai trò của cá nhân trong nhóm
3.2. Chuẩn mực nhóm
3.3. Tính liên kết nhóm
3.4. Quy mô nhóm
3.5. Thành phần nhóm
3.6. Địa vị cá nhân trong nhóm
3.1. Vai trò của cá nhân
trong nhóm
Mỗi người có nhiều vai trò
Hành vi của con người thay đổi theo vai trò
của họ trong nhóm
Khả năng chuyển đổi vai trò một cách
nhanh chóng khi nhận thấy tình huống và
nhu cầu cần phải có những thay đổi.
Sự sung đột về vai trò khi việc tuân thủ một
yêu cầu về vai trò này lại xung đột với một
yêu cầu của vai trò khác
3.2. Chuẩn mực nhóm
Là các tiêu chuẩn hành vi trong khuôn khổ
một nhóm mà các thành viên phải tuân thủ
Ở đây ta chỉ xét các chuẩn mực liên quan
đến công việc
Các chuẩn mực khi được nhóm nhất trí và
chấp thuận, thì chúng có ảnh hưởng lớn
đến hành vi của các thành viên trong nhóm
3.2. Chuẩn mực nhóm tt
Các nhóm thường gây áp lực đối với thành
viên của mình để đưa hành vi của họ vào
khuôn khổ những chuẩn mực của nhóm
- N/c Hawthorne: xác định mối quan hệ môi
trường vật chất (độ chiếu sáng và điều kiện
làm việc khác) và năng suất lao động==>
cường độ ánh sáng chỉ là một nhân tố ảnh
hưởng thứ yếu trong số nhiều nhân tố tác
động đến năng suất
- N/c tại Western Electric: cách ly một nhóm
phụ nữ
3.2. Chuẩn mực nhóm tt
- N/c tại Western Electric: cách ly một
nhóm phụ nữ khỏi môi trường làm việc
bình thường và giám sát hành vi của
họ chặt chẽ hơn. Cuộc quan sát kéo
dài trong nhiều năm ==> năng suất
lao động của nhóm này tăng liên tục
bởi ý nghĩ về địa vị “đặc biệt” bởi
những người phụ nữ
3.2. Chuẩn mực nhóm tt
- N/c nhóm nhân viên làm việc tại ngân
hàng để xem tác động của việc áp
dụng chế độ lương và thưởng và
chuẩn mực nhóm đối với hành vi của
người lao động ==> Năng suất lao
động không tăng
3.2. Chuẩn mực nhóm tt
Kết luận
- Hành vi và tình cảm của một nhân viên có
liên quan mật thiết
- Nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi
cá nhân
- Lợi ích kinh tế là nhân tố quyết định kết
quả làm việc của nhân viên, nhưng không
mạnh mẽ bằng các chuẩn mực, những
tình cảm và tính bảo đảm trong nhóm
3.2. Chuẩn mực nhóm tt
N/C Solomon Asch:
Nhóm có thể có áp lực buộc các thành
viên phải thay đổi thái độ và hành vi
của mình cho phù hợp với chuẩn mực
của nhóm
3.3. Tính liên kết nhóm
Là mức độ mà các thành viên gắn kết với
nhau và nó có ảnh hưởng đến năng suất
của nhóm
Mối liên hệ giữa tính liên kết – năng suất
nhóm phụ thuộc vào các chuẩn mực có liên
quan đến kết quả mà nhóm đã thiết lập ra.
- Tính liên kết càng cao thì các thành viên
càng tuân theo các mục tiêu của nhóm. Nếu
mục tiêu có liên quan đến kết quả thực hiện
công việc mà nhóm đặt ra ở mức độ cao,
nhóm liên kết sẽ tỏ ra năng suất hơn
3.3. Tính liên kết nhóm tt
Biện pháp
- Giảm quy mô nhóm
- Khuyến khích các thành viên đồng tình ủng hộ các
mục tiêu nhóm
- Tăng lượng thời gian mà các thành viên nhóm ở
bên nhau
- Tăng địa vị của nhóm và tầm quan trọng được là
thành viên trong nhóm
- Thúc đẩy cạnh tranh với các nhóm khác
- Trao phần thưởng cho nhóm chứ không phải cho
các thành viên
3.4. Quy mô nhóm
Có ảnh hưởng đến hành vi tổng thể của
nhóm.
– Nhóm nhỏ: hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn
nhóm lớn
– Nhóm lớn: thường đạt điểm cao hơn nhóm nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ỷ lại. Ỷ lại là xu
hướng mà các cá nhân khi làm việc tập thể ít nổ
lực hơn so với khi làm việc một mình
3.4. Quy mô nhóm
tt
Dự đoán kết quả n/c của Ringelmann: nỗ
lực của nhóm ít ra cũng ngang bằng với
tổng nổ lực của từng cá nhân trong nhóm
Kết quả tìm được khác hẳn: nhóm 3 người:
chỉ bỏ 1 nổ lực lớn gấp 2,5 lần; nhóm 8
người: nổ lực <4 lần
===>Vịêc gia tăng quy mô nhóm có quan
hệ nghịch với thành tích cá nhân
3.5. Thành phần nhóm
Hoạt động nhóm đòi hỏi nhiều kỷ năng và
kiến thức khác nhau nhóm không đồng
nhất sẽ hiệu quả hơn các nhóm đồng nhất
Nhóm không đồng nhất về mặt giới tính,
tính cách, quan điểm có nhiều khả năng
là nhóm đó có những đặc điểm cần thiết để
hoàn thành một cách có hiệu quả các nhiệm
vụ của mình
3.5. Thành phần nhóm
tt
Sự khác biệt về chủng tộc cũng ảnh hưởng
đến quá trình hoạt động của nhóm, ít nhất
là trong thời gian ngắn trước mắt.
- Thuận lợi của đa dạng văn hóa: nhân tố quý
báu để thực hiện những công việc đòi hỏi
nhiều cách nhìn khác nhau
- Khó khăn: trong học cách làm việc với nhau
và giải quyết vấn đề
3.6. Địa vị cá nhân trong
nhóm
Địa vị: là sự phân bậc trong phạm vi 1
nhóm
Có thể đạt được một cách chính thức:
do tổ chức quyết định, thông qua các
chức vụ nhất định
Gắn liền với lợi ích: lương cao, quyền
quyết định nhiều hơn, lịch trình làm
việc dễ chịu hơn
3.6. Địa vị cá nhân trong
nhóm tt
Có thể đạt được không chính thức nhờ
những đặc điểm cá nhân như trình độ giáo
dục, tuổi tác, giới, kỷ năng hay kinh nghiệm
được những người khác trong nhóm đánh
giá cao
Địa vị không chính thức cũng quan trong
như địa vị chính thức
===> Là nhân tố quan trọng trong việc hiểu
biết hành vi
IV. Quyết định nhóm
4.1. Quyết định cá nhân và quyết định
nhóm
4.2. Tư duy nhóm và việc ra quyết định
4.3. Phương pháp ra quyết định nhóm
4.1. Quyết định cá nhân và
quyết định nhóm
Ưu thế của quyết định cá nhân
- Tốc độ: là một ưu thế chủ yếu trong
việc ra quyết định cá nhân
- Trách nhiệm rõ ràng trong quyết định
cá nhân
- Các quyết định cá nhân thường chuyển
tải các giá trị nhất quán
4.1. Quyết định cá nhân và
quyết định nhóm tt
Ưu thế của quyết định nhóm: do
nhóm thường tạo ra nhiều thông tin
và kiến thức toàn diện hơn trong qúa
trình ra quyết định
Nhóm thường đưa ra những quyết
định có chất lượng cao hơn
Nhóm thường đi đến sự chấp thuận
mạnh mẽ hơn đối với một giải pháp
4.1. Quyết định cá nhân và
quyết định nhóm tt
Áp dụng: tùy từng hoàn cảnh sẽ áp dụng
hình thức ra quyết định phù hợp. Vd: quyết
định cá nhân được áp dụng khi quyết định
đó không quan trọng và không đòi hỏi có sự
cam kết của cấp dưới đối với sự thành công
Nên cân nhắc giữa tính hiệu lực với tính
hiệu quả. QĐ nhóm thường có hiệu lực cao
nhưng hiệu quả kém hơn QĐ cá nhân
4.2. Tư duy nhóm và việc
ra quyết định
ĐN: tư duy nhóm là hiện tượng xảy ra khi
các thành viên nhóm quá say mê tìm kiếm
sự tán thành đến nỗi mà chuẩn mực về sự
đồng thuận trở nên quan trọng đối với việc
đánh giá thực tiển và ra quyết định về
đường lối hành động.
Tư duy nhóm gây áp lực đối với các quan
đỉêm thiểu số và không phổ biến
4.2. Tư duy nhóm và việc
ra quyết định tt
Đặc điểm:
- Các thành viên nhóm hợp lý hóa bất kỳ sự
phản kháng nào đối với giả thuyết mà họ đã
đưa ra
- Các thành viên gây áp lực, buộc mọi người
phải ủng hộ cho sự lựa chọn mà đa số đã
đưa ra
- Để tạo diện mạo về sự đồng thuận nhóm,
những người có ý kiến đối lập với đa số
thường giữ yên lặng và sự yên lặng này
được hiểu là đồng ý.
4.2. Tư duy nhóm và việc
ra quyết định tt
Tư duy nhóm thường ảnh hưởng tiêu
cực đến việc ra QĐ
Các yếu tố ảnh hưởng tư duy nhóm:
– Tính gắn kết của nhóm:
Ưu điểm: các nhóm có tính gắn kết cao
thường bàn luận nhiều hơn và đưa ra nhiều
thông tin hơn
Khuyết: làm nản lòng ý kiến bất đồng
4.2. Tư duy nhóm và việc
ra quyết định tt
– Hành vi người lãnh đạo: nhà quản lý nên phấn
đấu để có được một phong cách lãnh đạo cởi
mở
– Sự cách ly của nhóm với người ngoài: nhà quản
lý nên tránh để cho nhóm tự tách mình khỏi các
nguồn bên ngoài. Nhóm cách ly thường mất đi
quan điểm và tính khách quan
– Áp lực về thời gian: cần giảm thiểu ảnh hưởng
của sự hạn chế về thời gian
– Không tuân theo những bước ra QĐ có căn cứ
khoa học: cần giảm tối đa
4.3. Phương pháp ra
quyết định nhóm
Phổ biến nhất diễn ra trong các nhóm tương
tác trực diện hạn chế: thường gây áp lực
buộc các thành viên trong nhóm phải tuân
thủ quan điểm chung
Phát triển tư duy, kỹ thuật nhóm danh
nghĩa và hội họp điện tử là PP ra QĐ tốt
nhất
– Phát triển tư duy: áp dụng 1 quá trình tạo ý
tưởng, khuyến khích cá nhân nêu ra ý kiến của
mình về khả năng lựa chọn hoặc giải quyểt vấn
đề bất kể chúng tốt hay chưa tốt đơn thuần
là một quá trình tạo ra ý tưởng
4.3. Phương pháp ra
quyết định nhóm
PP sử dụng nhóm danh nghĩa: gồm những bước
sau
– Mỗi thành viên trong nhóm độc lập viết ra những ý tưởng
của mình về vấn đề cần giải quyết
– Mỗi thành viên nêu ra ý kiến của mình và các ý kiến đó
được ghi chép lại
– Nhóm tiến hành thảo luận và đánh giá các ý tưởng được
nêu ra
– Mỗi thành viên xếp hạng các ý kiến một cách yên lặng và
độc lập
Cho pháp nhóm gặp nhau chính thức nhưng không hạn
chế tư duy độc lập của các thành viên
4.3. Phương pháp ra
quyết định nhóm
PP hội họp điện tử: pp mới, là sự kết hợp pp
nhóm danh nghĩa + công nghệ tin học
Những người tham gia ngồi trước máy tính
đã nối mạng. Vấn đề được nêu ra cho tất cả
mọi người và họ đánh câu trả lời của mình
lên màn hình máy tính. Bình luận cá nhân,
tổng số phiếu bầu… được phóng lên màn
hình to trong phòng
CHƯƠNG 5
HÀNH VI TRONG NHÓM VÀ
XUNG ĐỘT
PHẦN 3:
QUẢN TRỊ HÀNH VI CẤP ĐỘ NHÓM
YÊU CẦU
Nắm được các hành vi trong nhóm và ảnh
hưởng của nó đến hiệu quả công việc.
Phân biệt các học thuyết nghiên cứu về hành vi
trong nhóm với các học thuyết nghiên cứu về
hành vi cá nhân, nhận ra tính tích cực và hạn
chế của nó.
Thấy được các xung đột có thể xảy ra trong
nhóm, lý giải nguyên nhân xảy ra xung đột đó
và cách giải quyết xung đột giửa các nhóm.
Nắm được các chiến lược giải quyết xung đột
nhóm và các biện pháp khuyến khích xung đột
chức năng.
I. HÀNH VI TRONG NHÓM
1.1. Cạnh tranh và hợp tác
1.2. Sự vị tha
1.3. Hình thành liên minh
1.1. Cạnh tranh và hợp tác
1.1.1. Khác biệt giửa cạnh tranh và hợp tác
- Sự cạnh tranh: Cạnh tranh xảy ra khi 2 hay nhiều cá
nhân hoặc nhóm theo đuổi mục tiêu này có thể được đạt tới chỉ
bởi 1 phía. Những nguồn lực giới hạn hoặc cố định là một trong
những đặc tính cơ bản của tình huống cạnh tranh.
- 3 dạng khác nhau của cạnh tranh có thể được tạo ra
bởi sự thay đổi những cấu trúc phần thưởng:
+ Cạnh tranh giửa các nhóm tồn tại khi một nhóm cạnh
tranh với nhóm khác vì phần thưởng.
+ Cạnh tranh trong nhóm tồn tại khi các thành viên
trong nhóm cạnh tranh lẫn nhau vì phần thưởng.
+ Cạnh tranh cá nhân xảy ra khi các cá nhân làm việc
với các tiêu chuẩn bên ngoài một cách độc lập.
1.1. Cạnh tranh và hợp tác tt
1.1.1. Khác biệt giửa cạnh tranh và hợp tác
- Xung đột: Xung đột xảy ra khi một bên nhận thức
rằng phía bên kia phá hủy hoặc chống lại nổ lực của họ
trong việc đạt tới kết quả mong muốn.
1.1.2. Tác động của cạnh tranh và hợp tác
- Hợp tác tạo ra mức độ cao hơn về thỏa mãn và
năng suất trong các nhóm thực nghiệm.
- Cạnh tranh làm tăng lên sự khuấy động, sự thức tỉnh
và sự động viên - điều này làm tăng năng suất.
- Ảnh hưởng của sự cạnh tranh đối với thỏa mãn phụ
thuộc lớn vào kết cục của tình thế và cạnh tranh có
căng thẳng tới mức phá hủy mối quan hệ thân thiện
hay không.
1.2. Sự vị tha
Sự vị tha là những hành vi được động viên trong
việc hướng tới những người khác mà người
giúp đở không màng tới những sự đền bù cho
mình. Bao gồm:
- Hành vi bổn phận tổ chức
- Sự công bằng của người lãnh đạo và những
đặc tính nhiệm vụ
- Trách nhiệm cá nhân
- Sự phát triển của tính cách
- Sự gương mẫu
- Nhận thức về nhu cầu
- Giống nhau tương đồng
1.2. Sự vị tha tt
- Hành vi bổn phận tổ chức
Khi một người lao động tự nguyện giúp đở
một người lao động khác- không có lời hứa
hẹn hoặc cam kết về phần thưởng- thì hành
vi này gọi là hành vi bổn phận tổ chức. Bao
gồm:
+ Đòi hỏi vai trò
+ Sự tuân thủ
+ Sự vị tha
1.3. Hình thành liên minh
Sự liên minh cho phép các cá nhân hay các
nhóm sử dụng ảnh hưởng lớn hơn khả năng
của họ nếu họ đứng riêng lẻ, độc lập.
Mục đích của liên minh là nhằm đạt tới những
lợi ích ngắn hạn bằng việc đồng ý hợp tác.
Trong một nhóm một số thành viên có thể hình
thành liên minh để kiểm soát và chi phối nhóm.
Phần lớn các nghiên cứu về hình thành liên
minh cố gắng dự đoán loại liên minh nào sẽ
hình thành và tại sao nó hình thành.
Có 2 thuyết về vấn đề này là thuyết về nguồn
lực tối thiểu và thuyết thỏa thuận về liên minh
1.3. Hình thành liên minh tt
Thuyết về nguồn lực tối thiểu:
– Thuyết về nguồn lực tối thiểu được đưa ra bởi
W.A.A. Gamson năm 1961.
– Thuyết này tập trung chú ý vào nguồn lực mà
các bên đóng góp vào liên minh và dự đoán việc
cá nhân tham gia vào liên minh để tối đa hóa lợi
ích của họ.
– Thuýêt này cho rằng khi các bên tham gia liên
minh thắng lợi, phần thưởng của liên minh sẽ
được chia trên cơ sở nguồn lực mà mỗi bên
đóng góp.
1.3. Hình thành liên minh tt
Thuyết thỏa thuận về liên minh:
– Thuyết này được phát triển bởi: J.M. Chertkoff năm
1973.
– Thuyết này cho rằng con người hình thành liên minh
để đạt tới phần thưởng cao nhất được mong đợi.
Tuy nhiên, phần thưởng không nhất thiết được phân
phối trên cơ sở đóng góp của mỗi bên vào liên minh.
Trái lại, phần thưởng có thể được phân phối điều
nhau.
Việc hình thành liên minh cũng còn bị ảnh
hưởng của 2 đặc tính nữa là sự đồng ý về triết
lý và sự hội nhập.
– Con người luôn thích hình thành liên minh với người
khác nếu họ tin rằng vị trí của họ là hợp lý và họ
thấy sự phù hợp về triết lý hoặc lý tưởng.
II. XUNG ĐỘT VÀ VIỆC
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
2.1. Xung đột chức năng và xung đột phi
chức năng.
2.2. Nguyên nhân của xung đột giửa các
nhóm
2.3. Kết cục của xung đột giửa các nhóm
2.4. Giải quyết xung đột giửa các nhóm
2.5. Khuyến khích các xung đột chức năng
2.1. Xung đột chức năng và
xung đột phi chức năng.
Xung đột chức năng:
– Xung đột chức năng là sự đối đầu giửa 2 phía mà sự
đối đầu này hoàn thiện hoặc mang lại lợi ích cho
việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.
– Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xung đột không chỉ hỗ
trợ mà còn tạo ra sự sáng tạo.
– Những nghiên cứu về việc ra quyết định nhóm đã
dẫn các nhà lý luận đi đến kết luận là xung đột có
thể tạo ra rất nhiều những lợi ích tích cực cho tổ
chức nếu nó được quản lý một cách đúng đắn.
2.1. Xung đột chức năng và
xung đột phi chức năng tt.
Xung đột phi chức năng:
– Xung đột phi chức năng là bất kỳ sự
tương tác nào giửa 2 phía mà nó cản trở
hoặc tàn phá việc đạt tới mục tiêu của
nhóm hay của tổ chức.
– Quan hệ giửa xung đột và việc thực hiện
nhiệm vụ của tổ chức được thể hiện trên
sơ đồ về quan hệ giửa xung đột và việc
thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.
sơ đồ về quan hệ giửa xung đột và
việc thực hiện nhiệm vụ của tổ
chức.
A
B
C
THẤP
CAO
CAO
Mức độ xung đột giửa các nhóm
Năng
suất
2.2. Nguyên nhân của
xung đột giửa các nhóm
Nguyên nhân quan trọng nhất bao
gồm:
– Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với nhiệm vụ
– Mục tiêu không giống nhau
– Sử dụng đe dọa
– Sự gắng bó của nhóm
– Thái độ thắng thua
2.2. Nguyên nhân của xung
đột giửa các nhóm tt
Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với nhiệm vụ: sự
phụ thuộc này xảy ra khi 2 hay nhiều nhóm
phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ
của họ, và tiềm năng xung đột tăng lên khi
mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên.
Có 3 loại phụ thuộc lẫn nhau đối với nhiệm
vụ là: Sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm
việc với nhau, Sự phụ thuộc lẫn nhau mang
tính nối tiếp nhau và sự phụ thuộc qua lại
lẫn nhau.
2.2. Nguyên nhân của xung
đột giửa các nhóm tt
Mục tiêu không giống nhau: Mặc dù các nhà
quản lý cố gắng tránh việc có những mục tiêu
không tương đồng đối với các bộ phận khác
nhau của tổ chức, Nhưng sự không tương đồng
vốn có đôi khi tồn tại giửa các nhóm do những
mục tiêu của cá nhân họ.
Sử dụng đe dọa: Mức độ xung đột tăng lên khi
một bên có năng lực trong việc đe dọa bên kia.
Sự gắn bó của nhóm: Khi các nhóm càng trở
nên gắng bó, xung đột giửa các nhóm càng
tăng.
2.2. Nguyên nhân của xung
đột giửa các nhóm tt
Thái độ thắng – thua: Xung đột sẽ xảy ra khi tồn tại
những điều kiện sau:
– Khi một người xác định hoặc diễn đạt tình huống như là xung
đột thắng – thua.
– Khi một nhóm quyết định việc theo đuỗi những mục tiêu riêng
của họ.
– Khi một nhóm hiểu nhu cầu của nó nhưng lại che đậy nó.
– Khi một nhóm nổ lực làm tăng vị trí quyền lực của nó.
– Khi một nhóm sử dụng sự đe dọa để đạt tới sự phục tùng hoặc
quy phục.
– Khi một nhóm quá chú ý tới nhu cầu, mục tiêu và vị trí của nó.
– Khi một nhó có thái độ lợi dụng nhóm kia bất cứ lúc nào có thể
được.
– Khi một nhó nổ lực cô lập nhóm kia.
2.3. Kết cục của xung đột
giửa các nhóm
Kết cục của xung đột giửa các nhóm
có thể được tóm tắt trong một tình
trạng đơn giản là: Xung đột tạo ra
xung đột.
Kết cục xung đột giửa các nhóm có
thể được phân tích theo nghĩa của
những thay đổi ở cả trong và giửa các
nhóm.
2.3. Kết cục của xung đột
giửa các nhóm
Những thay đổi trong nhóm bao gồm:
– Sự vững chắc tăng lên
– Sự trung thành tăng lên
– Độc đoán tăng lên trong lãnh đạo
– Lượng giá bị lạm phát
Những thay đổi giửa các nhóm bao gồm:
– Thông tin giảm
– Nhận thức bị bóp méo
– Sự khái quát hóa tiêu cực
2.4. Giải quyết xung đột
giửa các nhóm
Những chiến lược phổ biến trong việc
giải quyết xung đột có thể là:
– Né tránh
– Can thiệp bằng quyền lực
– Khuếch tán
– Kiên trì giải quyết
2.5. Khuyến khích các
xung đột chức năng
Có 4 cách tạo ra xung đột chức năng
là:
– Thay đổi dòng thông tin
– Tạo ra sự cạnh tranh
– Thay đổi cấu trúc tổ chức
– Thuê các chuyên gia bên ngoài
CHƯƠNG 6
LÃNH ĐẠO NHÓM
PHẦN 3:
QUẢN TRỊ HÀNH VI CẤP ĐỘ NHÓM
YÊU CẦU
Thấy rõ mối quan hệ cũng như sự khác biệt giửa lãnh
đạo và quyền lực.
Hiểu rõ nội dung và những hạn chế của học thuyết cá
tính điển hình trong lãnh đạo.
Tóm tắt được mô hình lãnh đạo theo tình huống của
Fiedler và ưu điểm nổi bật của học thuyết này.
Giải thích được bản chất của thuyết đường dẫn tới đích
trong lãnh đạo.
Nắm được mối quan hệ giửa sự phụ thuộc và quyền
lực.
Phân biệt được 5 loại quyền lực và cơ sở của chúng.
I. LÃNH ĐẠO NHÓM
1.1. Khái niệm
1.2. Mối quan hệ và sự khác biệt giửa
lãnh đạo và quyền lực
1.1. Khái niệm
Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến
các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm
nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất
định.
Quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng tới các
quyết định cá nhân hay tập thể.
– Khía cạnh quan trọng nhất của quyền lực là sự phụ
thuộc. Tính phụ thuộc có quan hệ tỷ lệ nghịch với
các nguồn cung ứng thay thế.
– Một người có thể có quyền lực đối với người khác chỉ
khi người đó kiểm soát cái mà người kia muốn.
Sự phụ thuộc tăng lên khi nguồn lực mà
một cá nhân hay một tổ chức nào đó
kiểm soát có ý nghĩa quan trọng và
khang hiếm.
– Để tạo ra sự phụ thuộc người ta phải kiểm
soát những gì được xem là quan trọng.
– Nếu cá nhân hay tổ chức sở hửu những gì có
nhiều, việc đó sẽ không làm tăng thêm
quyền lực của cá nhân hay tổ chức đó.
– Quyền lực khác với quyền uy.
– Trong tổ chức nếu quyền uy nhỏ và quyền
lực lớn thì tổ chức sẽ suy thoái.
1.2. Mối quan hệ và sự khác biệt
giửa lãnh đạo và quyền lực
Lãnh đạo và quyền lực có mối quan hệ chặc
chẻ với nhau.
Các nhà lãnh đạo thường sử dụng quyền lực
làm phương tiện để đạt được mục tiêu của
nhóm.
Tuy nhiên lãnh đạo và quyền lực cũng có
những điểm khác nhau:
– Tính phù hợp của mục tiêu
– Người có quyền lực không nhất thiết phải là
người lãnh đạo.
II. CÁC HỌC THUYẾT VỀ LÃNH
ĐẠO
2.1. Học thuyết cá tính điển hình
2.2. Học thuyết hành vi
2.3. Học thuyết lãnh đạo theo tình huống
2.4. Giới tính và sự lãnh đạo
2.1. Học thuyết cá tính điển
hình
Học thuyết này cho rằng người lãnh đạo có một số tính
cách, đặc điểm cá nhân mà người bình thường không
có.
Người lãnh đạo có 6 đặc điểm sau đây:
– Nghị lực và tham vọng
– Mong muốn trở thành người lãnh đạo và có khả năng gây ảnh
hưởng với người khác.
– Chính trực
– Tự tin
– Thông minh
– Hiểu biết rộng về chuyên môn
Nhược điểm cơ bản của học thuyết này là không thấy
được tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến hiệu quả
của quản trị.
2.2. Học thuyết hành vi
Nghiên cứu của trường đại học Ohio
– Mục tiêu của các nghiên cứu này là xác định những
đặc điểm cơ bản trong hành vi ứng xử của nhà lãnh
đạo. Họ đặc biệt chú ý tới 2 khía cạnh chủ yếu đó
là: Khả năng tổ chức và sự quan tâm.
Khả năng tổ chức là mức độ nhà lãnh đạo có thể xác định
vai trò của mình và của cấp dưới cũng như phối hợp các
hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu.
Sự quan tâm là mức độ mà người lãnh đạo có thể có các
mối quan hệ nghề nghiệp trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng ý
kiến cấp dưới và quan tâm tới tâm tư nguyện vọng của cấp
dưới.
Nghiên cứu của trường
đại học Ohio
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng
những nhà lãnh đạo có khả năng tổ
chức và sự quan tâm cao sẽ làm việc
hiệu quả hơn, làm cho nhân viên thỏa
mãn hơn so với những người hoặc chỉ
có đầu óc tổ chức hoặc chỉ có sự quan
tâm, hoặc không có cả khả năng tổ
chức lẫn sự quan tâm.
Nghiên cứu của đại học
Michigan
Mục tiêu của các nghiên cứu này là xác định
phong cách ứng xử của nhà lãnh đạo. Họ phân
biệt 2 loại nhà lãnh đạo: Lãnh đạo lấy con
người làm trọng tâm và lãnh đạo lấy công việc
làm trọng tâm.
– Lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm là những
người nhấn mạnh tới mối quan hệ cá nhân. Họ gắn
lợi ích cá nhân với nhu cầu của cấp dưới và chấp
nhận sự khác biệt cá nhân giửa các thành viên.
– Lãnh đạo lấy công việc làm trọng tâm nhấn mạnh tới
các nhiệm vụ phải thực hiện cũng như khía cạnh kỹ
thuật của công việc.
Nghiên cứu của đại học
Michigan
Kết quả của các nghiên cứu này cho
thấy các nhà lãnh đạo lấy con người
làm trọng tâm tạo ra sự thỏa mãn lớn
hơn cho người lao động, vì vậy năng
suất làm việc sẽ cao hơn.
Sơ đồ hóa học thuyết hành vi
Học thuyết
hành vi đã
được Robert
Blake và Jane
Mouton minh
họa dưới dạng
biểu đồ sau:
9,11,1
5,5
9,91,9
Quan
tâm
đến
con
người
Quan tâm đến công việc
Thấp
Cao
Sơ đồ hóa học thuyết hành vi
Dựa vào kết quả nghiên cứu cơ bản, Blake và
Mouton kết luận rằng nhà quản lý làm việc hiệu
quả nhất là những người vừa quan tâm tới
công việc, vừa quan tâm tới con người.
Tóm lại, học thuyết hành vi đã cố gắng xác
định những hành vi ứng xử đặc trưng của
người lãnh đạo. Tuy nhiên cũng như học thuyết
cá tính điển hình, các nhà nghiên cứu của học
thuyết hành vi không xác định được ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường đến thành công hay
thất bại của nhà lãnh đạo.
2.3. Học thuyết lãnh đạo
theo tình huống
Học thuyết Fiedler
– Fiedler cho rằng hiệu quả hoạt động của nhóm phụ
thuộc vào sự hòa hợp giửa nhà lãnh đạo với nhân
viên và mức độ ảnh hưởng của các điều kiện bên
ngoài. Vì vậy, để lãnh đạo có hiệu quả người ta phải
xác định phong cách lãnh đạo của mỗi người và đặt
họ vào hoàn cảnh phù hợp với phong cách đó.
Nghiên cứu của Fiedler có thể được chia thành 4 giai
đoạn:
GĐ1: Xác định phong cách của người lãnh đạo
GĐ2: Xác định 3 nhân tố hoàn cảnh có ảnh hưởng đến lãnh
đạo.
GĐ3: Đánh giá tình huống theo 3 biến số hoàn cảnh
GĐ4: Lựa chọn tình huống phù hợp với mỗi phong cách lãnh
đạo.
Học thuyết con đường -
mục tiêu
Thuyết con đường - mục tiêu do Robert House phát
triển, là một mô hình lãnh đạo theo tình huống
được quan tâm nhất hiện nay.
Thuyết này được xây dựng trên cơ sở các nghiên
cứu về lãnh đạo của trường đại học Ohio và học
thuyết kỳ vọng trong tạo động lực.
Nội dung cơ bản của học thuyết này là: Công việc
của nhà lãnh đạo chính là giúp cấp dưới đạt được
mục tiêu của mình.
House đã chia hành vi của người lãnh đạo thành 4
loại.
Học thuyết con đường -
mục tiêu tt
House đã chia hành vi của người lãnh đạo
thành 4 loại.
– Lãnh đạo định hướng công việc
– Lãnh đạo hỗ trợ
– Lãnh đạo tham gia
– Lãnh đạo định hướng thành tích
Học thuyết con đường - mục tiêu đa đưa ra 2
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo
đó là:
– Các yếu tố môi trường
– Các yếu tố có liên quan đến đặc điểm cá nhân.
Học thuyết con đường -
mục tiêu tt
Học thuyết con đường - mục tiêu đã đưa ra
một số nhận định sau:
– Lãnh đạo định hướng sẽ dẫn đến sự thỏa mãn lớn
hơn khi nhiệm vụ còn mơ hồ.
– Lãnh đạo định hướng có thể trở thành thừa đối với
những ngừơi cấp dưới có năng lực cao hoặc có
nhiều kinh nghiệm.
– Cấp dưới không có khả năng làm việc độc lập và hay
chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài thường hài
lòng nhất với kiểu lãnh đạo định hướng.
– Lãnh đạo định hướng đem lại sự thỏa mãn cao hơn
cho nhân viên khi trong nhóm có sự va chạm hoặc
mâu thuẫn.
Học thuyết con đường -
mục tiêu tt
– Lãnh đạo hỗ trợ sẽ mang lại tính tích cực và
sự thỏa mãn cho mọi nhân viên trong quá
trình thực hiện công việc.
– Cấp dưới có khả năng làm việc độc lập sẽ
thỏa mãn cao nhất với kiểu lãnh đạo tham
gia
– Lãnh đạo định hướng thành tích sẽ làm tăng
kỳ vọng của cấp dưới về sự cố gắng sẽ dẫn
đến kết quả thực hiện công việc tốt hơn đối
với những nhiệm vụ có trình tự và cách thức
thực hiện không rỏ ràng.
2.4. Giới tính và sự lãnh đạo
Các nghiên cứu về giới tính và sự lãnh
đạo đã rút ra 2 kết luận quan trọng:
– Thứ nhất: Phong cách lãnh đạo của phụ
nữ và nam giới có xu hướng giống nhau
nhiều hơn là khác nhau.
– Thứ 2: Sự khác nhau tập trung ở chổ: Nữ
giới thích kiểu lãnh đạo dân chủ hơn,
trong khi đó nam giới thích kiểu lãnh đạo
định hướng.
III. CÁC LOẠI QUYỀN LỰC
VÀ CƠ SỞ CỦA CHÚNG
3.1. Quyền lực ép buộc
3.2. Quyền khen thưởng
3.3. Quyền lực hợp pháp
3.4. Quyền lực chuyên gia
3.5. Quyền lực tham khảo
3.1. Quyền lực ép buộc
Quyền lực ép buộc xuất hiện khi một cá nhân
hay một nhóm áp dụng hay đe dọa áp dụng
các lệnh trừng phạt đối với người khác, thực
hiện các hành động có thể gây ra sự thiếu an
toàn về tính mạng hay rút lại sự ủng hộ vốn có.
Ở mức độ cá nhân, quyền ép buộc có thể xuất
hiện do sức mạnh thể lực, khả năng đưa ra
hoặc rút lại sự ủng hộ về tình cảm, công việc.
Quyền ép buộc cũng có thể được thực hiện ở
mức độ cao hơn: (Ở mức độ tổ chức) Ví dụ,
nhà nước buộc các công dân phải tôn trọng
pháp luật, các trường có quyền buộc thôi học
sinh viên…
3.2. Quyền khen thưởng
Người nào có thể khen thưởng người
khác, cho người khác cái gì đó có giá
trị thì sẽ có quyền lực với họ
3.3. Quyền lực hợp pháp
Quyền hợp pháp là quyền của một cá nhân
hay một nhóm nào đó có được do vị trí của
họ trong bộ máy phân quyền chính thức của
một tổ chức.
Người có quyền lực hợp pháp sẽ có quyền
ép buộc và quyền khen thưởng. Nhưng
người có quyền ép buộc và quyền khen
thưởng chưa hẳn là người có quyền lực hợp
pháp.
3.4. Quyền lực chuyên gia
Quyền lục chuyên gia là sự ảnh hưởng
mà một cá nhân nào đó có được thông
qua sự cố vấn về các kỹ năng đặc biệt
nhờ trình độ cao của bản thân mình.
Các công việc càng chuyên môn hóa,
Các công nghệ đòi hỏi kỹ thuật cao
càng phụ thuộc vào quyền lực chuyên
gia.
3.5. Quyền lực tham khảo
Quyền lực tham khảo phát triển trên
cơ sở ngưỡng mộ một ai đó và mong
muốn được giống như người đó.
Quyền lực này giải thích tại sao một số
nhân vật nổi tiếng có ảnh hưởng mạnh
tới sự lựa chọn của khách hàng đối với
một số sản phẩm như: nước hoa, đồ
dùng cá nhân,…
CHƯƠNG 7
GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC
PHẦN 4:
QUẢN TRỊ HÀNH VI CẤP ĐỘ TỔ CHỨC
YÊU CẦU
Hiểu rõ về giao tiếp và chức năng của
giao tiếp.
Mô tả được quá trình giao tiếp, hướng,
mạng lưới và các hình thức giao tiếp chủ
yếu.
Nắm được các yếu tố cản trở quá trình
giao tiếp và hiểu rõ nguyên tắc khi giao
tiếp giữa các cá nhân có nèn văn hóa
khác nhau.
YÊU CẦU
- Hiểu rõ các khái niện, tiến trình xung đột
và đàm phán.
- Phân tích được bản chất của các quan
điểm khác nhau về xung đột.
- Phân biệt được xung đột chức năng và
phi chức năng, đàm phán chia sẽ và đàm
phán tổng thể.
- Nắm được các biện pháp giải quyết xung
đột và nâng cao hiệu quả đàm phán.
I. Giao tiếp
1. Khái niệm và chức năng của giao tiếp
2. Quá trình giao tiếp
3. Hướng giao tiếp
4. Các hình thức giao tiếp phổ biến
5. Các mạng lưới giao tiếp
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
7. Giao tiếp giữa các cá nhân có nền văn hóa
khác nhau
8. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình
giao tiếp
1. Khái niệm và chức năng của
giao tiếp
1.1. Khái niệm
Giao tiếp là sự truyền đạt điều muốn nói từ
người này sang người khác để đối tượng có thể
hiểu những thông điệp được truyền đi.
Giao tiếp có bao nhiêu loại?
– Truyền đạt bằng ngôn ngữ cơ thể có phải là giao
tiếp?
– Họa sĩ vẽ bức tranh, hoặc nhà văn viết truyện để
truyền đạt ý tưởng của mình có phải là quá trình
giao tiếp?
1.1. Khái niệm của giao tiếp tt
Quá trình giao tiếp hoàn hảo sẽ xảy ra
khi ý nghĩ, hay ý tưởng của người nhận
giống hệt như ý tưởng hay ý nghĩ của người
gửi.
Loài vật có giao tiếp không?
Nếu con người không có giao tiếp
sẽ như thế nào?
1.2. chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có 4 chức năng:
– Kiểm soát: Giao quyền => kiểm soát, Cô
lập => kiểm soát
– Tạo động lực: Khen thưởng, định hướng,
thúc đẩy
– Bày tỏ cảm xúc: tâm sự
– Thu nhận thông tin: cung cấp và thu
nhận
2. Quá trình giao tiếp
Người gửi Mã hóa Kênh
Giải mãNgười nhận
Thông điệp Thông điệp
Thông điệp
Thông điệp
Phản hồi
3. Hướng giao tiếp
- Từ trên xuống: Chỉ thị, mệnh lệnh, hướng
dẫn,…
- Từ dưới lên: Báo cáo, phản ảnh, góp ý,…
- Theo chiều ngang: Nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian, phối hợp tốt.
- Điều gì sẽ xảy ra khi giao tiếp theo chiều
ngang?
4. Các hình thức giao tiếp
phổ biến
Giao tiếp ngôn từ: Bằng lời, Bằng văn
bản
– Phương tiện giao tiếp: Bằng miệng, Bằng
chữ viết. Ưu và nhược điểm?
Giao tiếp phi ngôn từ: Không phải
bằng lời, văn bản
– Phương tiện giao tiếp: bằng ánh mắt,
giọng điệu, cử chỉ,… Tác dụng của nó?
5. Các mạng lưới giao tiếp
Mạng lưới chính thức:
– Mạng lưới dây chuyền: mô hình quản lý
trực tuyến
– Mạng lưới bánh xe: Người trung tâm
– Mạng lưới đa kênh: Tự do
6. Các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình giao tiếp
Lọc tin: Là quá trình lựa chọn và thay đổi cách
chuyển tải thông tin có chủ ý của người gửi để
làm vui lòng người nhận.
Trình độ nhận thức và mức độ nhận thức theo
cảm tín:
Sự khác biệt về giới tính:
Cảm xúc:
Khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
Các dấu hiệu phi ngôn từ:
7. Giao tiếp giữa các cá nhân
có nền văn hóa khác nhau
Nguyên tắc giảm bớt hiểu lầm
– Thừa nhận sự khác nhau cho đến khi
chứng tổ được sự tương đồng
– Tập trung mô tả chứ không giải thích,
đánh giá
– Thể hiện sự đồng cảm
– Coi sự giải thích của mình chỉ là một giả
thuyết
8. Các biện pháp nâng cao
hiệu quả quá trình giao tiếp
Sử dụng thông tin phản hồi
Đơn giản hóa ngôn ngữ
Chú ý lắng nghe
Tránh cảm xúc gượng ép
Theo dõi và phân tích các dấu hiệu phi
ngôn từ
Sử dụng tin đồn
II. Xung đột
1. Khái niệm
2. Các quan điểm về xung đột
3. Xung đột chức năng và phi chức
năng
4. Quá trình xung đột
1. Khái niệm
Xung đột là một quá trình ở đó có một bên
liên tục nổ lực vươn lên ngang bằng với bên
kia bằng cách cản trở đối thủ của mình đạt
được các mục tiêu hoặc lợi ích nhất định.
Xung đột có tồn tại hay không là một vấn
đề nhận thức. Nếu không ai nhận thấy xung
đột, thì nhìn chung mọi người đồng ý rằng
không có xung đột nào xuất hiện.
2. Các quan điểm về xung
đột
Quan điểm truyền thống: Cho rằng xung
đột đồng nghĩa với bạo lực, phá hoại, và bất
hợp lý. Vì vậy cần phải trách xung đột.
Quan điểm “Các mối quan hệ giữa con
người”: Xung đột là kết quả tự nhiên và
không thể tránh khỏi trong bất cứ một
nhóm nào. Nó không có hại mà đúng hơn là
còn có thể trở thành một động lực tích cực
trong việc quyết định hoạt động của nhóm.
2. Các quan điểm về xung
đột tt
Quan điểm” Quan hệ tương tác”: Xung
đột có thể là động lực tích cực của
nhóm và một số xung đột là hết sức
cần thiết giúp nhóm hoạt động có hiệu
quả.
=> Khuyến khích xung đột và duy trì
xung đột ở mức tối thiểu.
3. Xung đột chức năng và
phi chức năng
Những xung đột giúp nhóm đạt được
mục tiêu và cải thiện hoạt động là
xung đột chức năng và tích cực.
Những xung đột cản trở hoạt động
của nhóm là xung đột phichức năng và
tiêu cực.
– Tiêu chí quan trọng để đánh giá xem
xung đột mang tính chức năng hoặc phi
chức năng chính là hoạt động của nhóm.
4. Quá trình xung đột
Giai đoạn 1: Xuất hiện các nguyên nhân có thể
gây xung đột:
– Truyền tải thông tin
– Đặc điểm của nhomSự khác biệt cá nhân
Giai đoạn 2: Nhận thức và cá nhân hóa:
Giai đoạn 3: Hành vi
– Cạnh tranh
– Hợp tác
– Né tránh
– Dung nạp
– Thỏa hiệp
– Tác động của văn hóa đối với hành vi
4. Quá trình xung đột tt
Giai đoạn 4: Các kết quả
– Những kết quả chức năng
Nâng cao chất lượng các quyết định
Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới
Khuyến khích sự quan tâm của các thành
viên trong nhóm
Tạo môi trường giải quýêt vấn đề hiệu quả
Thúc đẩy hoàn thiện bản thân
4. Quá trình xung đột tt
- Kết quả phi chức năng
Đấu tranh công khai
Sự gắn kết trong nhóm giảm sút
Đe dọa sự tồn tại của nhóm
Có thể chấm dứt hoạt động của
nhóm
III. Đàm phán
1. Khái niệm
2. Các phương pháp đàm phán
3. Các vấn đề cần lưu ý trong đàm phán
1. Khái niệm
Đàm phán là một quá trình trong đó
có ít nhất 2 bên trao đổi và cố gắng
đạt được thỏa thuận chung trong quá
trình trao đổi đó.
Đàm phán khác thế nào với thỏa hiệp?
2. Các phương pháp đàm
phán
Đàm phán chia sẽ: Không theo bất cứ
một điều kiện nào, là quá trình phân
chia lợi ích của 2 bên trên một tổng
thể cố định.
Đàm phán tổng thể: Có giải pháp
mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
3. Các vấn đề cần lưu ý
trong đàm phán
Các xu hướng ra quyết định làm giảm hiệu
quả đàm phán
– Theo đuổi chiến lược thiếu hợp lý
– Tư tuởng thắng thua trong đàm phán
– Thiếu sự điều chỉnh hợp lý
– Nhận thức về kết quả đàm phán
– Tiếp cận thông tin
– Sự hối tiết sau khi kết thúc đàm phán
– Quá tự tin
3. Các vấn đề cần lưu ý
trong đàm phán tt
Vai trò của tính cách cá nhân trong đàm
phán: Đặc điểm tính cách không ảnh hưởng
nhiều và trực tiếp tới quá trình hoặc kết quả
đàm phán.
Khác biệt văn hóa trong đàm phán: Người
Pháp thích xung đột, người Trung quốc đàm
phán để phát triển mối quan hệ, người Mỹ
thiếu kiên nhẫn và ưa mến mộ…
CHƯƠNG 8
VĂN HÓA TRONG TỔ CHỨC
PHẦN 4:
QUẢN TRỊ HÀNH VI CẤP ĐỘ TỔ CHỨC
YÊU CẦU
Nắm vững khái niệm văn hóa tổ chức. Các đặc
trưng chung hình thành văn hóa tổ chức.
Phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của văn hóa tới hành vi nhân viên của tổ chức.
Nắm được các nhân tố duy trì sự tồn tại của
văn hóa tổ chức.
Văn hóa tổ chức được lan truyền như thế nào?
Sự thay đổi, kiểm soát văn hóa của tổ chức.
I. Khái niệm Văn hóa tổ
chức
1. Khái niệm
2. Những đặc trưng chung
hình thành văn hóa tổ chức
3. Văn hóa bộ phận
1. Khái niệm
Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ
truyền thống và cách làm việc trong tổ chức
được chia sẽ bởi tất cả các thành viên trong
tổ chức (Elliott Jaques, 1952).
Văn hóa tổ chức là một loạt các quy phạm
và hệ thống giá trị chung nhằm kiểm soát
sự tương tác giữa các thành viên trong tổ
chức và giữa các thành viên trong tổ chức
với những người bên ngoài tổ chức đó.
1. Khái niệm tt
Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa
chung hàm giữ bởi các thành viên của tổ
chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này
với tổ chức khác (Robbin, 2000)
=> Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị,
những niềm tin, những quy phạm được chia
sẽ bởi các thành viên trong tổ chức và
hướng dẫn hành vi của những người lao
động trong tổ chức.
2. Những đặc trưng chung hình thành
văn hóa tổ chức
•Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro
•Chú ý tới các khía cạnh chi tiết
•Sự định hướng kết quả
•Hướng tới con người
•Hướng tới nhóm người lao động
•Tính hiếu thắng
•Sự ổn định
3. Văn hóa bộ phận
Văn hóa bộ phận là những giá trị
và hệ thống ý nghĩa chung được chia
sẽ bởi một nhóm người lao động trong
tổ chức. Được xác định dựa trên sự bố
trí các phòng ban hay dựa theo tính
chất công việc của người lao động.
II. Tác động của văn hóa tới
hành vi cá nhân trong tổ chức
Văn hóa mạnh, rõ ràng sẽ có ảnh hưởng
tới hành vi của các thanh viên trong tổ
chức lớn hơn so với một nền văn hóa
yếu.
– Văn hóa mạnh góp phần làm giảm sự luân
chuyển lao động.
– Văn hóa mạnh có tác dụng làm tăng tính
nhất quán của hành vi.
– Văn hóa mạnh sẽ giảm các nguyên tắc và
các quy định.
III. Chức năng của văn hóa
tổ chức
1. Xác định ranh giới: Tạo sự khác biệt
giữa tổ chức này với tổ chức khác
2. Lan truyền chủ thể cho các thành viên
trong tổ chức
3. Thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi
ích chung của tổ chức.
4. Làm tăng sự ổn định của hệ thống xã
hội trong tổ chức.
IV. Hình thành và duy trì văn
hóa
1. Hình thành văn hóa tổ chức
Nguồn gốc sâu xa của văn hóa trong một
tổ chức xuất phát từ người sáng lập ra tổ
chức đó.
Văn hóa của một tổ chức là kết quả của sự
tương tác giửa các khuynh hướng, giả
thuyết của người sáng lập với những điều
học được từ những thành viên ban đầu của
tổ chức và kinh nghiệm bản thân
Vậy làm thế nào để thay đổi văn hóa tổ
chức?
2. Duy trì văn hóa tổ chức
Có 3 yếu tố đóng vai trò quyết định
trong việc duy trì văn hóa tổ chức:
– Những biện pháp tuyển chọn người lao
động
– Các hành động của Ban giám đốc
– Quá trình hòa nhập vào tổ chức
2. Duy trì văn hóa tổ chức tt
Những biện pháp tuyển chọn người
lao động
– Tiêu chí tuyển chọn
– Quy trình tuyển chọn
– Quyết định tuyển chọn
2. Duy trì văn hóa tổ chức tt
Các hành động của Ban giám đốc
– Chấp nhận rủi ro?
– Cho phép cấp dưới tự do?
– Đồng phục?
– Chế độ khen thưởng và trừng phạt?
– Cử chỉ thái độ của BGĐ.
2. Duy trì văn hóa tổ chức
tt
Quá trình hòa nhập vào tổ chức
– Giai đoạn trước khi vào tổ chức: Sự kỳ vọng
– Giai đoạn đương đầu với thực tế: Rũ bỏ kỳ vọng và
đặt ra giả thuyết mới, nếu không phù hợp sẽ ra đi.
– Giai đoạn biến đổi về chất của nhân viên: Thay đổi
cho phù hợp với công ty.
V. Sự lan truyền văn hóa
tổ chức
1. Lan truyền bằng những câu chuyện
2. Thông qua các nghi thức
3. Các biểu tượng vật chất
4. Ngôn ngữ
VI. Thay đổi, kiểm soát
văn hóa tổ chức
Những điều kiện thuận lợi để thay đổi
văn hóa tổ chức
– Có một sự khủng hoảng trầm trọng
– Sự thay đổi trong giới lãnh đạo công ty
– Tổ chức nhỏ
– Văn hóa tổ chức yếu
VI. Thay đổi, kiểm soát
văn hóa tổ chức
Phương pháp thay đổi văn hóa tổ chức
– Thay đổi con người
– Thay đổi cơ cấu tổ chức
– Thay đổi hệ thống quản lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3960.pdf