Quản lý tài nguyên nước- Một số nhiệm vụ trước mắt

Như chúng ta đã biết 70% cơ thể con người nước. Bất cứ ở đâu con người cũng phải cần đến nước.Nước mang lại nguồn sống cho cả nhân loại.Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần nước để uống,để vận dụng trong sinh hoạt.Ngoài ra nước còn cung cấp cho các nhà máy,các xí nghiệp Đặc biệt nhờ sức mạnh của nước nên chúng ta mới có những nhà máy thủy điện cung cấp điện thắp sáng cuộc sống của người dân chúng ta.Vì vậy tài nguyên nước cần được bảo vệ,quản lý một cách có hệ thống. Bằng lý luận triết học chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này với việc vận dụng vào bài viết là cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả”. Trong bài tiểu luận: “ Quản lý tài nguyên nước- một số nhiệm vụ trước mắt”, em xin trình bày những hiểu biết của em về vấn đề này. Vì thời gian và khả năng có hạn, em không tránh khỏi những thiếu xót nên em mong có sự góp ý của thầy, cô để hoàn thiện hơn nữa bài viết của mình.

doc8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tài nguyên nước- Một số nhiệm vụ trước mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết 70% cơ thể con người nước. Bất cứ ở đâu con người cũng phải cần đến nước.Nước mang lại nguồn sống cho cả nhân loại.Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần nước để uống,để vận dụng trong sinh hoạt.Ngoài ra nước còn cung cấp cho các nhà máy,các xí nghiệp…Đặc biệt nhờ sức mạnh của nước nên chúng ta mới có những nhà máy thủy điện cung cấp điện thắp sáng cuộc sống của người dân chúng ta.Vì vậy tài nguyên nước cần được bảo vệ,quản lý một cách có hệ thống. Bằng lý luận triết học chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này với việc vận dụng vào bài viết là cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả”. Trong bài tiểu luận: “ Quản lý tài nguyên nước- một số nhiệm vụ trước mắt”, em xin trình bày những hiểu biết của em về vấn đề này. Vì thời gian và khả năng có hạn, em không tránh khỏi những thiếu xót nên em mong có sự góp ý của thầy, cô để hoàn thiện hơn nữa bài viết của mình. NỘI DUNG Để vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào đề tài này một cách hợp lý thì trước hết ta sẽ tìm hiểu thêm thế nào là phạm trù ,thế nào là cặp phạm trù và cặp phạm trù nguyên nhân kết quả nó biểu hiện điều gì . Để trả lời cho những câu hỏi nghi vấn đó ta sẽ giải đáp và vận hành vào trong bài viết . Phạm trù là những khái niệm chung nhất ,phản ánh những mặt ,những thuộc tính ,những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật hiện tượng thuộcmột lĩnh vực nhất định của hiên thực . Vì vậy bất cứ một lĩnh vực nào cũng có phạm trù riêng của nó . Đặc biệt trong triết học có phạm trù của phép duy vật biện chứng :là những khái niệm chung nhất , phản ánh những mặt những thuộc tính ,những mối liên hệ phổ biến nhất của toàn bộ thếgiới hiện thực .Trong bài tiểu luận này ta đề cập đến cặp phạm trù nguyên nhân kết quả . Vậy thì “cặp”phạm trù là gì ? Tại sao không phải là một phạm trù mà lại là cặp. Sự lý giải đơn giản là vì chúng là hai phạm trù không thể tách rời nhau và cóquan hệ biên chứng với nhau . Ví dụ như cặp phạm trù nội dung –hình thức , bản chất hiện tượng và nguyên nhân kết quả . Cho nên trong đề tài tài nguyên và môi trường việc quản lý nguồn nước hiện nay đang là vấn đề cấp thiết với toàn bộ thế giới vậy tại sao lại phải quản lý ?câu hỏi này đưa ra không thừa chút nào ,và để trả lời được câu hỏi đó chắc chắn ta phải đề cập đén nguyên nhân .Có nguyên nhân thì mới dẫn đến hậu quả va ngược lại hậu quả là sản phẩm của nguyên nhân .Thế nguyên nhân là gì ?là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó . Và kết quả là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra . Nguyên nhân có thể ở bên trong . Bên ngoài , nguyên nhân do tacvs động cùng chiều , ngược chiều , nguyên nhân chủ yếu , thứ yếu và nguyên nhân do khách quan chủ quan . Trong thực tế mối liên hệ nhân quả diễn ra rất phức tạp, một kết quả có thể do nhiều nguyên và ngược lại một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết qủa . I. Vai trò của nước Cả nhân loại chúng ta sông nhờ vào nguồn nước ,không có nưốc con người không thể tồn tại ,tự nhiên không thể phát triển,vì thế mà nước là sự sinh tồn của vạn vật trên thế giới này .Nước dùng để sinh hoạt ,nước dùng cho sản xuất …. Trong những năm qua Đảng và nhà nước đã luôn quan tâm lãnh đạo chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực này…Bởi nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh nhân loại. II. Nguyên nhân và thực trạng nguồn nước hiện nay ở nước ta Với VN trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế-XH hiện nay, tốc độ đô thị hoá, cùng với sự gia tăng dân số ngày càng gây áp lực nặng nề đến môi trường. Trên thực tế việc khai thác nước để phục vụ cho sinh hoạt của người dân đang rất tràn lan, chưa được quản lý chặt chẽ.Việc khai thác nước ngầm tại các thành phố lớn ở độ sâu trên dưới 100 m đang có nguy cơ làm ảnh hưởng nền đất, các giếng khoan tay, khoan máy lấy nước ngầm có mặt ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, các sông, ngòi, ao, hồ đều có nguy cơ ô nhiễm từ rác thải, nước thải, thuốc bảo vệ thực vật và sẽ rất nguy hiểm cho nguồn nước khi các nhà máy công nghiệp có thải các hoá chất độc hại, nước thải của các bệnh viện không được xử lý trước khi thải ra ngoài. Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến môi trường sống sinh hoạt hàng ngày của con người như: Ngộ độc nguồn nước, phát sinh ra một số loại bệnh sau này. Điều này phản ánh được vấn đề là ý thức chấp hành của người dân, ý thức XH còn chưa phát huy cao. Cho nên giải pháp đưa ra cần thiết nhất bây giờ đó là: Các cấp chính quyền địa phương cần dựa trên cơ sở các quy định pháp lý, các cơ chế phù hợp đã được nhà nước quy định phải vận động nhân dân, cùng góp sức chung trong công tác bảo vệ môi trường. Môi trường của chúng ta có trong sạch, lành mạnh, có tồn tại thì con người và cả XH chúng ta mới phát triển hết tiềm năng sáng tạo, mới tồn tại bền vững lâu bền được. Do đó điều này đánh vào ý thức cá nhân, ý thức XH với tinh thần vì chất lượng cuộc sống. Chúng ta phải có những biện pháp, có những cách làm hay, quản lý ngày càng nhiều hiệu quả hơn nguồn nước để không gây ra những hậu quả đáng nghiêm trọng cho loài người. Tóm lại, qua diễn biến nguyên nhân và thực trạng xảy ra ở trên ta thấy triết học đã phản ánh đúng phần nào đó về ý thức, sự hiểu biết của toàn XH đối với tài nguyên nước nói riêng và môi trường tài nguyên nói chung. Để cải thiện môi trường của chúng ta ngày càng tốt hơn thì chúng ta phải đưa ra một số biện pháp thích hợp và dưới đây là một số giải pháp. III. Các biện pháp để quản lý tài nguyên nước Hội đồng nước thế giới cũng đã đề cập tới một cuộc khủng hoảng về nước nhưng “ không phải là khủng hoảng do có quá ít nước để đáp ứng nhu cầu của chúng ta mà là khủng hoảng về việc quản lý nước yếu kém đến mức hàng tỷ người và môi trường bị ảnh hưởng xấu”. Cho nên quản lý tài nguyên nước là một công việc quan trọng có tính chất đa ngành và phức tạp đòi hỏi sự quan tâm ráo riết của toàn XH. 1. Nắm vững hiện trạng tài nguyên nước của Việt Nam và diễn biến tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu; tổ chức và kiện toàn hệ thống trao đổi thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia Trong bối cảnh hiện nay, sự gia tăng các hoạt động của con người theo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đã tác động không nhỏ đến các thành phần cán cân nước. Nhiều nhà khoa học, quản lý và các phương tiện truyền thông đã cảnh báo về rủi ro suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường và đẩy mạnh công tác kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước để có thể nắm được bức tranh tổng thể ở mức chi tiết và độ xác thực hợp lý về hiện trạng tài nguyên nước quốc gia, để chủ động thực hiện công tác quản lý. 2. Xây dựng chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản pháp luật trong công tác quản lý tài nguyên nước Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước có thể xem như một chương trình hành động trung và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển và triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến nước. Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chiến lược quốc gia về tài nguyên nước là định hướng cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam phù hợp với tiêu chí phát triển và chính sách đã được chấp thuận. Bên cạnh đó, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước cũng dùng để kiểm chứng các tiêu chí và chính sách để có thể đề xuất những nội dung điều chỉnh thích hợp. 3. Đào tạo và nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước Trong cộng đồng, không thể có những hành vi bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý nếu không có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tài nguyên nước.ở nhiều vùng của nước ta cũng như nhiều nơi trên thế giới, vẫn tồn tại quan niệm cho rằng “nước là của trời cho”, là thứ vô hạn. Hơn nữa, do những hiểu biết còn hạn chế nên chưa nhận thức được giá trị của nước, chưa coi “nước là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người”. Do vậy, cần làm thay đổi các quan niệm đó thông qua các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, làm tăng hiểu biết về giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước, tuyên truyền , phổ biến sâu rộng trong nhân dân về những chính sách, pháp luật về tài nguyên nước. 4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về tài nguyên nước Tài nguyên nước Việt Nam được đánh giá là tương đối phong phú, song 60% lượng nước đó được hình thành trên lãnh thổ của nước ngoài. Hai đồng bằng châu thổ rộng lớn, có tính chất quyết định đến an ninh lương thực của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Hồng và sông MêKông là hai sông quốc tế quan trọng. Ngoài ra, một số sông khác cũng bắt nguồn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam hoặc bắt nguồn từ Việt Nam chảy sang nước khác. Như vậy, việc phát triển và quản lý tài nguyên nước của các quốc gia nơi các dòng sông đó chảy qua có ảnh hưởng qua lại chặt chẽ với nhau. Cho nên Chính Phủ ta cầc trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các nước, tiếp thu và chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước, cùng phối hợp giải quyết những vấn đề đối với các lưu vực sông quốc tế phải được quan tâm và tăng cường hơn nữa. 5. Tăng cường công tác của văn phòng hội đồng quốc gia về tài nguyên nước Trên cơ sở luật tài nguyên nước, Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước đã được thành lập nhằm tư vấn cho Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Theo Quyết định của thủ tướng Chính phủ, chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên thường trực của Hội đồng là Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực vv…Đảm nhận nhiệm vụ thường trực Văn phòng Hội đồng, Cục Quản lý Tài nguyên nước coi đây là một trong những nội dung hoạt động quan trọng. Trước mắt, công tác xây dựng chương trình hoạt động của Hội đồng từ nay đến năm 2010 sẽ được đẩy mạnh cùng với việc hình thành các nhóm công tác liên bộ để thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng theo quy chế đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành KẾT LUẬN Sự sinh tồn của nhân loại đang nằm trong tay chúng ta , tất cả mọi người trong thế giới này đề phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn sông của mình. Nhưng bảo vệ thế nào đó là một câu hỏi. Chúng ta phải tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân thứ yếu, đâu là nguyên nhân bên trong, đâu là nguyên nhân bên ngoài, đâu là nguyên nhân trực tiếp, đâu là nguyên nhân gián tiếp để qua đó có những biện pháp cụ thể cho từng thành phần đó, có như vậy chúng ta mới có thể giải quyết phần nào vấn đề nguồn nước. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý tài nguyên nước- một số nhiệm vụ trước mắt.doc
Tài liệu liên quan