Quản lý nhà nước - Chuyên đề 8: Tổ chức quản lý quy hoạch nông nghiệp và nông thôn

Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, mức độ tin cậy của thông tin, số liệu tư liệu sử dụng để lập quy hoạch và nội dung quy hoạch. Tất cả các tài liệu, số liệu sử dụng lập quy hoạch đều phải được xem xét nguồn gốc, tính xác thực của số liệu. Mức độ tin cậy của số liệu cần được xem xét theo phương pháp thu thập và phương pháp xử lý số liệu đó, chuỗi thời gian để dự báo và phương pháp đưa ra dự báo. - Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay của địa phương. Xem xét sự phù hợp này đảm bảo cho quy hoạch ngành thống nhất với quy hoạch tổng thể lãnh thổ, quy hoạch địa phương thống nhất với quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia. Sự thống nhất còn được thể hiện qua mối liên kết giữa các địa phương trong quá trình phát triển. - Tính thống nhất giữa quy hoạch các vùng lãnh thổ với quy hoạch ngành. - Thẩm định các tính toán về các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu quy hoạch. Các chỉ tiêu quy hoạch là những chỉ tiêu dự báo, dự tính do vậy cần xem xét cơ sở và phương pháp đưa ra các tính toán dự báo đó. Các dự báo có độ tin cậy khi dựa trên chuỗi số liệu tin cậy và có phương pháp dự báo phù hợp.

doc24 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước - Chuyên đề 8: Tổ chức quản lý quy hoạch nông nghiệp và nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 8 TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN Hơn 20 năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, công tác quy hoạch - một khâu quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá đã góp phần tạo sự tăng trưởng nhanh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính phủ và chính quyền các cấp đã chỉ đạo thực hiện quy hoạch các ngành để làm cơ sở cho xây dựng dự án đầu tư và lập kế hoạch hàng năm. Đến nay, ngành nông nghiệp đã xây dựng được chiến lược phát triển ngành và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các cấp và đã có điều chỉnh bổ sung trên cấp độ quốc gia. Bộ Nông nghiệp & PTNT đã xây dựng quy hoạch tổng quan phát triển ngành nông nghiệp trong 10 năm, quy hoạch 7 vùng nông nghiệp trên cả nước, trong đó có 3 vùng đã được Chính phủ phê duyệt. Đã xây dựng tổng quan phát triển một số cây, con quan trọng như lúa gạo, cà phê, cao su, chè, điều, mía đường, rau quả, chăn nuôi. Đây là những định hướng quan trọng với các mục tiêu phát triển dài hạn làm cơ sở cho kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua. Đối với lâm nghiệp, Bộ đã xây dựng quy hoạch phát triển lâm nghiệp cả nước đến năm 2010 định hướng 2020 và quy hoạch phát triển lâm nghiệp các vùng sinh thái gắn với quy hoạch nông nghiệp và thuỷ lợi. Xây dựng quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu gỗ giấy, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng và các vùng rừng phòng hộ xung yếu trên cả nước. Đối với phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, đã tiến hành quy hoạch thuỷ lợi cho các vùng nông nghiệp, trong đó có 2 vùng quan trọng là ĐBSH và ĐBSCL. Gần đây đang tiến hành quy hoạch thuỷ lợi theo các hệ thống lưu vực sông nhằm đổi mới phương pháp quản lí sử dụng nguồn nước hợp lí có hiệu quả. Trên cơ sở chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quy hoạch định hướng cấp nước sạch cho khu vực nông thôn cả nước đã được xây dựng làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch đầu tư cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Các quy hoạch đã đáp ứng kịp thời cho lập các dự án đầu tư phục vụ cấp nước và thoát nước. Ở cấp độ địa phương, các quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm ghiệp và thuỷ lợi cấp tỉnh được xây dựng đáp ứng cho việc xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp của địa phương trong từng thời kỳ. Từ quy hoạch tổng thể ngành, nhiều dự án được đề xuất và lựa chọn đầu tư đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay quá trình xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra. Trên thực tế quy hoạch chưa thực sự là cơ sở vững chắc để xây dựng kế hoạch phát triển, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tính pháp lý của quy hoạch chưa cao, chất lượng quy hoạch chưa tốt, quy hoạch thiếu tính thực tiễn và tính dự báo dài hạn về thị trường, quy hoạch có quá nhiều mục tiêu và không cân đối được nguồn lực. Một hạn chế cơ bản trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn thời gian qua là việc quản lý giám sát thực hiện quy hoạch rất yếu. Chưa có cơ chế phù hợp để giám sát thực hiện quy hoạch một cách có hiệu lực, tình trạng đầu tư không theo quy hoạch đã gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế cũng như người sản xuất. Trong nông nghiệp, tình trạng quy hoạch vùng nguyên liệu không đồng bộ với quy hoạch mạng lưới chế biến đã dẫn đến mất cân đối giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Quản lý quy hoạch là một quá trình bao gồm quản lý xây dựng quy hoạch, quản lý thẩm định, phê duyệt quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch. Đây là một quá trình có quan hệ mật thiết có tính đồng bộ nhằm thực hiện các phương án quy hoạch một cách có hiệu quả. 1. Yêu cầu đối với quản lý quy hoạch nông nghiệp, nông thôn. Để quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp thực sự trở thành một công cụ quản lý chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các địa phương, công tác quản lý thực hiện quy hoạch phải được tiến hành một cách đồng bộ. Trước hết, quản lý quy hoạch là một quá trình thường xuyên, liên tục, kịp thời. Nhà nước phát hiện những vấn đề bất cập để có giải pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Quản lý quy hoạch nông nghiệp nông thôn cần đáp ứng các yêu cầu chính sau: Phải nâng cao được năng lực quản lý phát triển nông nghiệp có hiệu quả, phải góp phần nâng cao vai trò công cụ quản lý của kế hoạch hoá trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế. Phải nâng cao được chất lượng từ khâu chuẩn bị nghiên cứu lập quy hoạch, khâu thẩm định phê duyệt quy hoạch cho đến tổ chức thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch . Tăng cường tính pháp lý của quy hoạch phát triển nông nghiệp đã được phê duyệt. Tăng cường cơ chế phối hợp, điều phối thực hiện quy hoạch giữa các cấp, các ngành trong quá trình quản lý quy hoạch nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của các hoạt động theo định hướng chung. Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách kịp thời và hợp lý. Quy hoạch phát triển nông nghiệp cần thường xuyên được cập nhật, bổ sung. - Phải có sự tham gia giám sát của người dân, của nhiều cộng đồng trong quá trình tổ chức thực hiện. Yêu cầu này đòi hỏi vai trò tham gia chủ động của các cộng đồng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện quy hoạch. Những hạn chế hiện nay về chất lượng quy hoạch nông nghiệp - nông thôn, về quá trình giám sát, quản lý quy hoạch còn yếu một phần do sự tham gia của các cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch cũng như giám sát thực hiện còn ít, tính minh bạch và công khai quy hoạch còn rất hạn chế. 2. Các căn cứ pháp lý về quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 2.1. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, các văn kiện của Đảng và Chính phủ về chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng là những định hướng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển các ngành, các địa phương. - Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là một chương trình mới đang được tiến hành xây dựng và sẽ được thực hiện trên phạm vi cả nước từ nay cho đến năm 2020 và hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình là xây dựng nông thôn mới kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. 2.2. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về trách nhiệm và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là cấp tỉnh), quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện); quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực (trừ quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất). 2.3. Thông tư số 05/2003/TT-BKH Căn cứ vào Thông tư số 05/2003/TT-BKH, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và lãnh thổ. Thông tư quy định chung về nội dung, trình tự lập và thẩm định các dự án quy hoạch phát triển ngành, hướng dẫn về nội dung, trình tự lập và thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ, quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, trong đó quy định về nội dung quản lý nhà nước, trách nhiệm tổ chức lập và điều chỉnh dự án quyhoạch. 3. Nội dung quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch nông nghiệp, nông thôn ngày càng tốt hơn, cần thiết phải có biện pháp tăng cường quản lý thực hiện quy hoạch chặt chẽ hơn. Quản lý quy hoạch là một quá trình nhằm đảm bảo từ việc xây dựng phương án quy hoạch, đến tổ chức thực hiện các phương án quy hoạch đã phê duyệt có hiệu quả đúng theo nội dung đã được phê duyệt. Quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình bao gồm nhiều nội dung có quan hệ chặt chẽ và diễn ra liên tục theo một chu trình. Quá trình quản lý được thể hiện ở 3 nội dung sau đây: Quản lý Quản lý Quản lý “chuẩn bị và “thẩm định, “thực hiện xây dựng quy phê duyệt quy hoạch” hoạch” quy hoạch” Quy định quản lý nhà nước về công tác quy hoạch nông nghiệp, nông thôn gồm: Nhà nước thống nhất quản lý về quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn - Trách nhiệm của các bộ, ngành: Các bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch theo quy định; nghiên cứu ban hành định mức kinh phí liên quan đến việc lập quy hoạch và quản lý quy hoạch. - Trách nhiệm của các cơ quan quản lý quy hoạch: Các cơ quan quản lý quy hoạch có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy hoạch; xem xét kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch kịp thời. - Các chương trình, dự án: Các chương trình, các dự án đầu tư phải được thực hiện theo quy hoạch đã duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch được duyệt phải xin ý kiến và được sự đồng ý của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo phân cấp. 4. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý quy hoạch nông nghiệp, nông thôn 4.1. Cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch Theo quy định hiện hành, đối với quy hoạch phát triển ngành, các bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm lập và điều chỉnh quy hoạch ngành theo chức năng. Để bảo đảm tính thống nhất trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ và quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ quản lý ngành với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với các địa phương có liên quan trong quá trình lập quy hoạch. 4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch theo quy định; nghiên cứu ban hành định mức kinh phí liên quan đến việc lập quy hoạch và quản lý quy hoạch nông nghiệp nông thôn. Trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, sở nông nghiệp có chức năng quản lý giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Quản lý quy hoạch liên quan đến rất nhiều chuyên ngành vậy cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chuyên môn để tăng hiệu quả của công tác quản lý. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn có 3 nội dung đó là: (1) quy hoạch các ngành sản xuất, (2) quy hoạch phân bố dân cư và lao động, (3) quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn. Việc thực hiện 3 nội dung lớn đó không phải chỉ do Nhà nước bằng nguồn đầu tư công cộng mà chủ yếu hiện nay là do các doanh nghiệp, các hộ gia đình trực tiếp thực hiện, đặc biệt các ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp và các hộ gia đình tham gia thực hiện đầu tư phát triển sản xuất khi họ thấy rõ lợi ích kinh tế từ đầu tư đó. 5. Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn - Bộ quản lý ngành có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạch phát triển ngành do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy hoạch do ngành và địa phương phê duyệt; báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ. - HĐND, UBND cấp huyện có trách kiểm tra giám sát và thanh tra việc thực hiện quy hoạch phát triển trên địa bàn và báo cáo về UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo về Bộ Kế hoạch & Đầu tư. 5.1. Quản lý, giám sát bước chuẩn bị Quản lý chuẩn bị và xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý quy hoạch. Yêu cầu quản lý trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng quy hoạch bao gồm việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện chuẩn bị đề cương, nghiên cứu các tài liệu đã có, chuẩn bị lực lượng cán bộ phối hợp, vật tư và tài chính. Quản lý tốt giai đoạn chuẩn bị xây dựng quy hoạch sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng quy hoạch, tránh được những sai sót có thể xảy ra ngay từ đầu. Trong quản lý xây dựng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp có nhiều nội dung và có nhiều chuyên ngành vì vậy cần có quá trình quản lý ngay từ khâu chuẩn bị, khâu trước thực hiện tốt sẽ là cơ sở tin cậy cho việc triển khai tiếp khâu sau. Quá trình quản lý cũng nhằm phát hiện các vấn đề bất hợp lý, vấn đề nảy sinh để xử lý điều chỉnh kịp thời. 5.2. Quản lý nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đề cương 5.2.1. Xem xét đánh giá các tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến lập quy hoạch phát triển ngành. Quản lý giám sát trong bước này đòi hỏi cơ quan quản lý cùng phối hợp với cơ quan tư vấn xem xét đánh giá lại tất cả tài liệu đã có liên quan đến quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn đã nghiên cứu trước đây, qua đó đánh giá tài liệu nào có thể kế thừa, tài liệu nào cần nghiên cứu bổ sung cập nhật thêm và những vấn đề gì cần có nghiên cứu mới. Trong bước này cơ quan quản lý ngành nông nghiệp phải xác định và đưa ra những yêu cầu đối với cơ quan tư vấn giải quyết và thể hiện trong đề cương nghiên cứu xây dựng quy hoạch. Trong trường hợp tiến hành rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ quan quản lý giám sát cùng phối hợp với cơ quan tư vấn rà soát đánh giá lại kết quả triển khai thực hiện quy hoạch theo từng nội dung để xác định những nội dung đã triển khai thực hiện, mức độ thực hiện được, những nội dung không thực hiện được, nguyên nhân để từ đó xác định hướng nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung. 5.2.2. Quản lý, giám sát chuẩn bị đề cương Quá trình quản lý chuẩn bị đề cương quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi cơ quan quản lý phải trực tiếp tham gia xem xét quá trình xây dựng nội dung đề cương, từ đó đưa ra được yêu cầu cần giải quyết trong quá trình xây dựng quy hoạch. Thực tế trong thời gian vừa qua, việc chuẩn bị đề cương được giao phó cho cơ quan tư vấn, tình trạng này đã dẫn đến cơ quan tư vấn xây dựng quy hoạch không nắm đúng yêu cầu quy hoạch mà cơ quan quản lý thực sự cần giải quyết trong quy hoạch sắp tới. Mặt khác, có thể cơ quan tư vấn xây dựng quy hoạch đặt ra quá nhiều nội dung nghiên cứu không cần thiết hoặc những nghiên cứu đó không kế thừa tài liệu cũ; dẫn đến tình trạng lãng phí. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, các nội dung liên quan đến điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thường rất ít thay đổi trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy việc kế thừa các tài liệu, các nghiên cứu sẵn có không những rút ngắn thời gian nghiên cứu, tiết kiệm chi phí, thời gianmà còn còn đảm bảo cho các nghiên cứu có tính thống nhất cao. Hiện nay việc lập quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn ở các địa phương chủ yếu là rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Như vậy, việc nghiên cứu tài liệu, sử dụng tài liệu đã có rất quan trọng, chỉ thực hiện các nội dung điều tra nghiên cứu bổ sung khi thấy cần thiết. Đây không chỉ là cách giảm bớt chi phí tài chính, thời gian và nhân lực cho việc lập quy hoạch mà còn để xác định vấn đề cần nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh, bổ sung. 5.2.3. Xét duyệt đề cương nghiên cứu lập quy hoạch Để việc lập quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn có chất lượng cao, sau khi đề cương nghiên cứu được xây dựng xong, cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch nông nghiệp, nông thôn trực tiếp xét duyệt đề cương nghiên cứu lập quy hoạch. Đề cương nghiên cứu lập quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn xác định mục tiêu, các nội dung và phương pháp, các yêu cầu nhân lực, vật tư, tài chính cần để xây dựng quy hoạch. Nội dung của đề cương nghiên cứu phụ thuộc vào yêu cầu lập quy hoạch, tính chất của quy hoạch đó là rà soát, bổ sung hay xây dựng mới; mức độ quy hoạch là tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh hay quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh hay quy hoạch chi tiết, v.vvề cơ bản, nội dung xét duyệt đề cương gồm những vấn đề sau: - Thẩm định mục tiêu lập quy hoạch Cơ quan xét duyệt đề cương nghiên cứu lập quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn xem xét mục đích lập quy hoạch được xác định trong đề cương có phù hợp với yêu cầu cần giải quyết đặt ra đối với quy hoạch trong thời kỳ đó hay không. Mục tiêu cần xác định rõ xây dựng một quy hoạch mới hay rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kết quả cuối cùng cần giải quyết được những vấn đề gì. - Thẩm định phạm vi ranh giới xây dựng quy hoạch Phạm vi xây dựng quy hoạch được xác định ở cấp quản lý nào. Nếu là quy hoạch phát triển nông nghiệp (lâm nghiệp, thuỷ lợi) tỉnh thì phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là toàn lãnh thổ tỉnh, tức quy hoạch ngành trên lãnh thổ. Nếu là quy hoạch một vùng chuyên canh hay một lưu vực thì phạm vi ranh giới được xác định theo quy mô vùng được lựa chọn. Trong trường hợp vùng quy hoạch chưa được lựa chọn cần có nghiên cứu phân tích đánh giá các yêu cầu tính toán hiệu quả quy mô của vùng để xác định. ranh giới, phạm vi vùng nghiên cứu được chỉ rõ để cơ quan tư vấn giới hạn phạm vi điều tra nghiên cứu và tổng hợp tính toán quy hoạch ổn định. - Thẩm định nội dung, phương pháp nghiên cứu xây dựng quy hoạch. Theo mục tiêu lập quy hoạch đặt ra, cơ quan thẩm định đề cương tiến hành xem xét từng nội dung cần giải quyết được nêu ra trong đề cương. Những nội dung nào cần làm rõ hơn, nội dung nào không cần thiết phải nghiên cứu sâu để tránh lãng phí. Cùng với việc thẩm định nội dung cần giải quyết, các phương pháp sử dụng để giải quyết các nội dung đưa ra phải được thẩm định về tính khoa học, tính khả thi và mức độ tin cậy của phương pháp sử dụng. - Thẩm định kế hoạch triển khai, kinh phí, vật tư xây dựng quy hoạch. Xác định rõ kế hoạch triển khai, xác định khoảng thời gian và tuần tự thực hiện từng công việc, những đơn vị và cá nhân tham gia thực hiện. Công việc chính được xác định như thời gian dã ngoại, thời gian làm nội nghiệp, tổng hợp số liệu, xây dựng phương án, tính toán các phương án, tổng hợp viết báo cáo, hội họp, hội thảo, và thời gian báo cáo thẩm định, trình phê duyệt. Cơ quan thẩm định cần xác định rõ kế hoạch triển khai và chi phí đó có hợp lý và hợp lệ hay không, tiến độ thực hiện và tổ chức phối hợp có đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng quy hoạch theo yêu cầu không. Thẩm định và phê duyệt đề cương là bước quan trong làm cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật, tài chính cho việc tiến hành nghiên cứu xây dựng quy hoạch có chất lượng. Hiện nay có tình trạng do hạn chế về nguồn tài chính để lập quy hoạch, một số địa phương thực hiện nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chắp vá, điều này đã làm cho chất lượng quy hoạch rất thấp. 5.3. Quản lý, giám sát điều tra thu thập số liệu, tài liệu Đây là quá trình kiểm tra, giám sát công tác dã ngoại, điều tra thu thập số liệu, tài liệu làm cơ sở cho lập quy hoạch. Công việc quản lý trong giai đoạn này bao gồm việc quản lý giám sát thực hiện các nội dung và phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu. Nội dung và phương pháp tiến hành điều tra thu thập số liệu được xác định rõ trong đề cương, cơ quan quản lý thực hiện giám sát và đánh giá kết quả. Việc quản lý chặt chẽ giai đoạn này sẽ đảm bảo mức độ tin cậy của nguồn số liệu thu thập được tăng lên đặc biệt với các điều tra cơ bản như điều tra thổ nhưỡng, điều tra kinh tế xã hội theo phiếu mẫu cần có bước kiểm tra nghiệm thu. Việc kiểm tra đánh giá các tài liệu kết quả thu thập được có thể tiến hành kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ngoài thực địa để xác định độ chính xác và mức độ tin cậy của các số liệu thu thập được. Trong trường hợp chất lượng số liệu điều tra quá thấp, cơ quan quản lý giám sát yêu cầu cơ quan tư vấn tiến hành điều tra lại hoặc điều tra bổ sung. 5.4. Quản lý, giám sát xây dựng phương án quy hoạch Quá trình quản lý giám sát ở bước này để kiểm tra được quá trình xây dựng quy hoạch, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Mục đích chính của quản lý trong giai đoạn này là để nâng chất lượng xây dựng phương án quy hoạch, có sự điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh. Nhiệm vụ của quản lý giám sát là tập trung vào kiểm tra từng nội dung cụ thể, đặc biệt kiểm tra các cơ sở, căn cứ, các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường do cơ quan tư vấn xác định khi xây dựng phương án. Do nội dung một quy hoạch rất rộng bao gồm nhiều tiểu ngành nên việc quản lý, giám sát cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia khi cần thiết. Để kiểm tra quá trình tính toán xây dựng quy hoạch, cơ quan quản lý giám sát yêu cầu cơ quan tư vấn giải thích rõ quá trình xây dựng các chỉ tiêu và phương pháp tính để từ đó sử dụng phương pháp kiểm tra tính chính xác của các tính toán đó. Vì trong một quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn các nội dung, các tiểu ngành và các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau, thường là mối quan hệ nhân quả do vậy có thể kiểm tra chéo trong tính toán. Thường khi một chỉ tiêu thay đổi kéo theo các chỉ tiêu liên quan thay đổi theo, ví dụ: khi dự kiến năng suất cây trồng thay đổi dẫn đến giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, cơ cấu trồng trọt thay đổi theo. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác để giám sát kiểm tra quá trình xây dựng phương án quy hoạch bên cạnh nhóm chuyên viên quản lý trực tiếp xây dựng quy hoạch như: thông qua các hội thảo chuyên môn, báo cáo chuyên đề, báo cáo sơ bộ để quản lý quá trình xây dựng quy hoạch. 6. Quản lý thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Khi tài liệu quy hoạch được cơ quan lập quy hoạch chuẩn bị xong và cơ quan quản lý quy hoạch xét thấy có thể tổ chức hội nghị thẩm định và phê duyệt, tài liệu quy hoạch sẽ được gửi đến cán bộ phản biện đọc và cho ý kiến nhận xét. Sau khi cán bộ phản biện đọc tài liệu và cho ý kiến kết luận tài liệu đã đủ điều kiện để tổ chức thẩm định thì tiến hành tổ chức hội nghị thẩm định. Trong trường hợp cán bộ phản biện thấy tài liệu chưa đủ điều kiện để thẩm định, cơ quan xây dựng quy hoạch cần tiếp tục bổ sung thêm. Theo quy định trong Nghị định 07/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, khi nghiên cứu lập quy hoạch phải xin ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương liên quan. Hiện nay để mở rộng công khai quy hoạch các quy hoạch phải được công bố rộng rãi và có sự tham gia giám sát của nhiều thành phần. 6.1. Tổ chức hội nghị thẩm định quy hoạch Trước khi trình phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, địa phương cần tổ chức báo cáo thẩm định quy hoạch ở cấp có thẩm quyền. Trong hội nghị thẩm định có đại diện bộ chủ quản, các bộ ngành có liên quan (nếu là quy hoạch ngành), sở chủ quản, các sở ngành có liên quan trong tỉnh (nếu là quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương) và cơ quan lập quy hoạch. Hội nghị thẩm định sẽ có kết luận đánh giá về tài liệu quy hoạch, làm cơ sở cho việc chỉnh sửa và trình phê duyệt. Thẩm định là cơ sở để ra quyết định phê duyệt quy hoạch, quy hoạch phát triển ngành được phê duyệt sẽ trở thành văn bản pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. * Nội dung thẩm định dự án quy hoạch phát triển ngành gồm - Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, mức độ tin cậy của thông tin, số liệu tư liệu sử dụng để lập quy hoạch và nội dung quy hoạch. Tất cả các tài liệu, số liệu sử dụng lập quy hoạch đều phải được xem xét nguồn gốc, tính xác thực của số liệu. Mức độ tin cậy của số liệu cần được xem xét theo phương pháp thu thập và phương pháp xử lý số liệu đó, chuỗi thời gian để dự báo và phương pháp đưa ra dự báo. - Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay của địa phương. Xem xét sự phù hợp này đảm bảo cho quy hoạch ngành thống nhất với quy hoạch tổng thể lãnh thổ, quy hoạch địa phương thống nhất với quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia. Sự thống nhất còn được thể hiện qua mối liên kết giữa các địa phương trong quá trình phát triển. Tính thống nhất giữa quy hoạch các vùng lãnh thổ với quy hoạch ngành. Thẩm định các tính toán về các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu quy hoạch. Các chỉ tiêu quy hoạch là những chỉ tiêu dự báo, dự tính do vậy cần xem xét cơ sở và phương pháp đưa ra các tính toán dự báo đó. Các dự báo có độ tin cậy khi dựa trên chuỗi số liệu tin cậy và có phương pháp dự báo phù hợp. - Tính khả thi của các phương án phát triển của quy hoạch, các giải pháp thực hiện quy hoạch và biện pháp quản lý thực hiện quản lý quy hoạch. Tính khả thi được xem xét qua: vốn đầu tư, khoa học công nghệ và môi trường, nhân lực, cơ chế chính sách và khả năng phối hợp thực hiện trong thị trường cạnh tranh. Tính khả thi là yếu tố đảm bảo cho phương án quy hoạch sẽ thành công. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, các điều kiện tự nhiên đảm bảo chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Nhân tố quyết định sản xuất trong sản xuất hàng hoá là thị trường. Lựa chọn phát triển một ngành hàng mà không có đủ cơ sở thị trường thì quy hoạch đó có tính khả thi thấp. - Thẩm định các biện pháp bảo vệ môi trường. Xuất phát từ nhìn nhận bất kỳ hoạt động kinh tế hay hoạt động sống của con người đều gây tác động đến môi trường, thậm chí còn xâm hại đến môi trường. Việc thẩm định biện pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch nông nghiệp yêu cầu cần xem xét những yếu tố có thể gây tác động xấu đến môi trường trong tương lai. Đặc biệt hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá và thâm canh hoá nông nghiệp chất thải nhà máy chế biến, sử dụng hoá chất quá mức và tài nguyên rừng bị xâm hại là những vấn đề được xem xét trong quy hoạch. Tuỳ theo từng loại hình quy hoạch để tiến hành thẩm định phù hợp, với quy hoạch tổng thể và quy hoạch các tiểu ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi...) cần tiến hành thẩm định rộng với nhiều chuyên gia thẩm định tham gia bao gồm: chuyên gia trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngành nghề dịch vụ, thuỷ lợi và hạ tầng khác, chuyên gia kinh tế, vv... để có thể thẩm định đúng từng nội dung chuyên môn. * Quá trình thẩm định cần có một Bộ hồ sơ thẩm định, bao gồm: Tờ trình người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch của cơ quan lập quy hoạch. Báo cáo quy hoạch lập theo nội dung quy định thể hiện trong đề cương. Bản đồ các loại: hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, sản xuất, hạ tầng, thổ nhưỡng. Báo cáo tóm tắt quy hoạch có sơ đồ thu nhỏ kèm theo. Các báo cáo chuyên đề. Các văn bản pháp lý có liên quan. * Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch Theo quy định hiện hành về thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các dự án quy hoạch phát triển ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với những quy hoạch ngành và quy hoạch vùng nông nghiệp, Thủ tướng giao cho Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định sẽ thực hiện theo quy định riêng. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và quy hoạch các vùng nông nghiệp, các quy hoạch phát triển sản phẩm chủ lực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thẩm định. Các bộ, ngành tổ chức thẩm định các quy hoạch thuộc thẩm quyền của mình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn không thuộc quyền thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt các quy hoạch ngành có yêu cầu quy hoạch nhưng không thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chủ tịch UBNN các tỉnh phê duyệt quy hoạch nông nghiệp tỉnh. Các bộ, ngành, địa phương liên quan được yêu cầu sẽ nghiên cứu và phát biểu ý kiến về những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình. Các cơ quan, tổ chức tư vấn được mời thực hiện thẩm định, phản biện nội dung chuyên môn của quy hoạch thực hiện trên cơ sở ký hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về các kết quả thẩm định của mình. Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến của các cơ quan, các địa phương, các tổ chức tham gia thẩm định có thể yêu cầu cơ quan lập quy hoạch trình bày quy hoạch, giải trình hoặc bổ sung quy hoạch; cơ quan lập, trình quy hoạch phải bổ sung báo cáo quy hoạch bằng văn bản. Thời gian thẩm định các dự án quy hoạch phát triển ngành không quá 45 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ. 6.2 Hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu để trình phê duyệt Sau hội nghị thẩm định, dựa trên các ý kiến kết luận của hội đồng thẩm định để tiến hành chỉnh sửa lần cuối cùng trước khi trình phê duyệt. Dựa theo nội dung biên bản hội nghị thẩm định, cơ quan quản lý giám sát việc hoàn chỉnh tài liệu và kiểm tra trước khi trình phê duyệt. Việc chỉnh sửa lại tài liệu quy hoạch tuỳ mức độ yêu cầu của hội nghị thẩm định để giải quyết các nội dung bổ sung. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch theo kết luận của hội nghị thẩm định có thể cần tiến hành nghiên cứu bổ sung tài liệu và điều chỉnh phương án. 6.3. Trình hồ sơ phê duyệt Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển ngành căn cứ vào hồ sơ, tờ trình xin phê duyệt quy hoạch, báo cáo thẩm định của cơ quan được giao thẩm định để xem xét quyết định việc phê duyệt quy hoạch. * Hồ sơ cơ quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định. Các văn bản (bản sao) về ý kiến các bộ, ngành (hay sở, ngành), các phản biện. Báo cáo quy hoạch và báo cáo tóm tắt. Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch. * Nội dung của quyết định phê duyệt quy hoạch gồm Định hướng phát triển và các mục tiêu lớn của quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn, Các giải pháp lớn để đạt mục tiêu quy hoạch như: giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, vốn và các chính sách; Danh mục các dự án đầu tư trong 5 năm và trong 10 năm (kể cả chương trình đầu tư ưu tiên), đây là nội dung quan trọng. Phương hướng bố trí không gian, vùng và các tiểu vùng nông nghiệp, ngành hàng chủ lực; Đào tạo nguồn nhân lực; Tổ chức thực hiện. Quản lý giám sát thực hiện quy hoạch 7.1. Quản lý giám sát thực hiện quy hoạch Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bước tiếp theo trong quá trình quản lý quy hoạch là giám sát thực hiện quy hoạch. Quá trình quản lý thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo quá trình đầu tư theo đúng quy hoạch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời quản lý thực hiện đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở nội dung quy hoạch được phê duyệt, việc giám sát thực hiện quy hoạch được tiến hành thông qua theo dõi các cơ quan, các đơn vị có liên quan thực hiện và phối hợp thực hiện quy hoạch theo nội dung tổ chức thực hiện quy hoạch. Nội dung của bước này bao gồm: Nghiên cứu lựa chọn các dự án đầu tư đưa vào lập dự án, Xây dựng hồ sơ dự án đầu tư, Thẩm định phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cần xem xét từ khâu đề xuất dự án nằm trong danh mục dự án quy hoạch đã xác định để lập dự án. Cương quyết không đưa các dự án không nằm trong danh mục dự án được đề xuất trong quy hoạch vào chuẩn bị dự án. Trường hợp đặc biệt phải có sự cho phép của người phê duyệt quy hoạch ngành và đồng thời phải có quyết định điều chỉnh lại quy hoạch. Quá trình chuẩn bị đầu tư bao gồm : Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước và nước ngoài để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nguồn cung ứng đầu vào. Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng, Lập dự án đầu tư, Gửi hồ sơ dự án trình thẩm định và phê duyệt. Tham gia thẩm định dự án đầu tư để xem xét cơ sở pháp lý của dự án đưa vào đầu tư phải nằm trong danh mục đã được ghi, mục tiêu dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung của ngành. 7.2 Quản lý điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Quy hoạch xác định định hướng trong một thời gian dài (thường là 10 năm), trong quá trình đó có thể nảy sinh những sự kiện lớn ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp nông thôn trong những năm tiếp theo. Mặt khác trong quá trình chuẩn bị phương án quy hoạch, các tính toán dự trên cơ sở dự báo nên mức độ chính xác có giới hạn. Trên thực tế, trong quá trình quản lý đưa các dự án vào chuẩn bị đầu tư có thể nảy sinh vấn đề bất hợp lý, trong những trường hợp đó cơ quan quản lý thực hiện quy hoạch phải báo cáo với người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch nông nghiệp và nông thôn ở các cấp cho điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Dựa trên đề nghị của cơ quan quản lý quy hoạch (bằng văn bản) người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xem xét, khi thấy cần thiết sẽ ra quyết định điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Cơ quan quản lý quy hoạch cũng cần phải có sự phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra là ở mức tác động dài hạn hay ngắn hạn. Nếu các sự kiện xảy ra chỉ có tác động trong ngắn hạn (nhất thời) thì chưa nên vội điều chỉnh quy hoạch. Ngược lại khi thấy rằng các sự kiện xảy ra sẽ có tác động dài hạn đối với nền kinh tế xã hội thì việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết. Trường hợp đưa dự án trong danh mục vào chuẩn bị đầu tư, trong quá trình nghiên cứu chuẩn bị dự án, cơ quan tư vấn và cơ quan quản lý thấy dự án được đề xuất đó không tốt, nếu tiến hành đầu tư theo dự án đó là không hiệu quả thì cần đề xuất để không tiếp tục đầu tư dự án đó. Tóm lại, để tăng cường hơn nữa vai trò của quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành nông nghiệp nói riêng, quản lý thực hiện quy hoạch phải được tăng cường, và đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Cơ quan quản lý quy hoạch phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo cho quy hoạch có chất lượng và được triển khai thực hiện đúng theo các văn bản pháp lý hiện hành. II. QUẢN LÝ QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN XÃ 1. Đối tượng lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; Bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; Phát triển giống, cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường của địa phương. 2. Nội dung quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã 2.1. Căn cứ lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh, của huyện. Chủ trương, chính sách của Chính phủ, ngành, địa phương. Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, yêu cầu xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của từng địa phương. Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và của vùng, tránh việc phá vỡ các quy hoạch tổng thể . - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa những rủi ro thiên tai (lũ, lụt, sạt lở đất, hạn hán,... ) đối với sản xuất và đời sống. 2.2. Nội dung quy hoạch các ngành sản xuất nông nghiệp 2.2.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp * Trồng trọt Bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã: quy mô, vị trí từng loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung để đầu tư sản xuất (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh). * Chăn nuôi - Xác định những vật nuôi chủ yếu và có lợi thế trên địa bàn xã, quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để kiểm soát được dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái. - Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. * Bố trí sử dụng đất Thiết kế phân chia khoảnh, lô, thửa sản xuất: kích thước phải thuận lợi, phù hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi; cho tổ chức, quản lý sản xuất và phải phù hợp với địa hình của khu sản xuất. Hệ thống đai rừng phòng hộ: Đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, an toàn cho các công trình liên quan, kết hợp với mương, bờ, đường lô để tiết kiệm đất, kết hợp lợi ích phòng hộ với tác dụng kinh tế khác. Xác định nhu cầu vốn cho sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các giải pháp thực hiện quy hoạch Giải pháp về dồn điền, đổi thửa đất sản xuất. Giải pháp về khuyến nông, về khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: cách thức tuyên truyền nhân rộng mô hình khuyến nông; kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc - giống, thức ăn, canh tác, bảo vệ thực vật, thú y; hình thức tổ chức - câu lạc bộ khuyến nông. Giải pháp về phát triển nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y. Giải pháp về tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: nhóm nông dân cùng sở thích, liên kết Giải pháp về xây dựng các dịch vụ cộng đồng về tiếp thị nông sản và vật tư nông nghiệp. Giải pháp về vốn: tạo nguồn vốn qua huy động sự tham gia của người dân, các tổ chức và cộng đồng, vốn vay và nguồn hỗ trợ khác để phát triển sản xuất. - Giải pháp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất quy mô vừa và nhỏ: huy động sự tham gia của cộng đồng 2.2.2. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp * Kiểm kê xác định rõ diện tích các loại rừng trên địa bàn xã, diện tích đất có khả năng trồng rừng, tình hình quản lý rừng. Diện tích rừng đã giao cho dân, diện tích rừng do các tổ chức kinh tế xã hội quản lý. - Cụ thể hoá quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn xã làm cơ sở để chủ rừng tiến hành cắm mốc ranh giới và quản lý theo quy chế quản lý rừng hiện hành. - Đối với diện tích quy hoạch là rừng sản xuất: Xây dựng phương án và kế hoạch phát triển rừng cấp xã ngắn hạn (hàng năm), trung hạn và dài hạn tới từng lô khoảnh thuộc từng chủ sở hữu khác nhau. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm từ rừng sản xuất. * Bố trí sử dụng đất: Thiết kế phân chia khoảnh, lô, thửa sản xuất: kích thước phải thuận lợi, phù hợp cho phát triển cây rừng, cho quản lý sản xuất và phải phù hợp với địa hình của khu sản xuất. Xác định nhu cầu vốn cho sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất lâm nghiệp. Các giải pháp thực hiện quy hoạch: Giải pháp về tổ chức bộ máy: đối với những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn hơn 5.000 ha cần có một cán bộ chuyên trách lâm nghiệp và thành lập ban lâm nghiệp xã; Giải pháp về chính sách đất đai: gồm rà soát quy hoạch 3 loại rừng, giao đất, giao rừng cho cá nhân và các tổ chức sử dụng ổn định lâu dài; - Giải pháp về vốn, tín dụng: tạo vốn qua huy động vốn tự có, vốn vay, ngân sách nhà nước, các dự án quốc tế và các nguồn hỗ trợ khác cho phát triển lâm nghiệp; Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: liên doanh xây dựng vung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, hợp tác và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ; Về khoa học công nghệ: nghiên cứu và áp dụng các giải pháp quản lý rừng hiệu quả, áp dụng kỹ thuật mới, kỹ thuật thâm canh cao, sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao trong sản xuất lâm nghiệp thông qua phát triển hệ thống khuyến nông các cấp; Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng: gồm cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển lâm nghiệp; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về bảo vệ và phát triển rừng. 2.2.3. Quy hoạch sản xuất thủy sản Kiểm kê, đánh giá diện tích mặt nước, đất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã như: ao hồ nhỏ, hồ tự nhiên, đầm phá, vũng vịnh, bãi triều, ruộng trũng, ruộng nhiễm mặn, đất cát ven biển và đất bãi bồi có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại sản phẩm thuỷ sản trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. Bố trí sử dụng diện tích đất, mặt nước cho sản xuất thuỷ sản: Bố trí quy mô diện tích nuôi trồng từng loại sản phẩm thuỷ sản gắn với từng phương thức nuôi và điều kiện trên từng địa bàn. Xây dựng khu nuôi trồng thủy sản hàng hóa thâm canh phải tuân thủ nghiêm ngặt về quy định vùng nuôi an toàn và tiêu chuẩn quốc gia về nuôi công nghiệp. + Thiết kế phân chia khoảnh, lô, thửa sản xuất và hệ thống ao chứa, lắng, xử lý nước: kích thước phải thuận lợi, phù hợp cho phát triển khu nuôi trồng, cho quản lý sản xuất và phải phù hợp với địa hình của khu nuôi trồng. Thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm; xử lý nguồn nước và bảo vệ môi trường. Xác định nhu cầu vốn cho sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất giống. Các giải pháp thực hiện quy hoạch Giải pháp về giao đất, cho thuê đất, diện tích ao hồ có mặt nước. Giải pháp về phát triển nguồn giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản. Về tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp về vốn: tạo nguồn vốn qua huy động vốn tự có, vốn vay và nguồn hỗ trợ khác để phát triển sản xuất. Giải pháp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển thuỷ sản quy mô vừa và nhỏ: huy động sự tham gia của cộng đồng. 2.2.4. Quy hoạch phát triển diêm nghiệp Bố trí quy mô diện tích sản xuất muối, dự kiến sản lượng muối thu hoạch từng vụ sản xuất trong năm. Bố trí sử dụng đất + Thiết kế phân chia khoảnh, lô, thửa sản xuất: kích thước phải thuận lợi cho phát triển sản xuất, phù hợp với địa hình của khu sản xuất phải thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm; xử lý nguồn nước và bảo vệ môi trường. Xác định nhu cầu vốn cho sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ muối. Các giải pháp thực hiện quy hoạch: Giải pháp về giao đất, cho thuê đất; Tổ chức hợp tác sản xuất; Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ muối; Xây dựng kế hoạch tiêu thụ muối, định hướng thị trường tiêu thụ. Giải pháp về vốn: tạo nguồn vốn qua huy động vốn tự có, vốn vay và nguồn hỗ trợ khác để phát triển sản xuất. Giải pháp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ muối quy mô vừa và nhỏ: huy động sự tham gia của cộng đồng. 2.3. Bố trí công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp Bố trí sử dụng đất để thực hiện bố trí các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đường giao thông nội đồng: nằm trong hệ thống đường giao thông nông thôn thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ Xây dựng. Việc bố trí cần đảm bảo có được một hệ thống đường nội đồng hoàn chỉnh, hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển vật tư, nông sản phẩm, đẩy mạnh công tác cơ giới hóa các khâu sản xuất. Khi thiết kế cần lưu ý: Chọn tuyến đường ngắn, ít dốc. Tận dụng các đường sẵn có (nếu phù hợp với yêu cầu). Kết hợp chặt chẽ việc bố trí đường với bố trí hệ thống thủy lợi. Nối liền được các cơ sở sản xuất, các cơ sở kinh tế xã hội trong khu sản xuất theo một lưới đường hợp lý, phù hợp phương tiện vận chuyển hiện tại và hướng phát triển tương lai. - Hệ thống thủy lợi tưới tiêu nội đồng Bao gồm những mương tưới, tiêu, bờ đập, ao hồ; xác định các công trình cần cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, cấp thoát nước, ngăn mặn. - Hệ thống điện Xem xét nhu cầu điện phục vụ sản xuất để bố trí hệ thống trạm, đường dây phù hợp đảm bảo đáp ứng nhu cầu, an toàn và tiết kiệm điện. - Giải pháp thực hiện: với các công trình quy mô vừa và nhỏ thực hiện huy động sự tham gia chủ động của cộng đồng, Nhà nước hỗ trợ một phần. Phương án quy hoạch được tổng hợp trong bộ hồ sơ quy hoạch được UBND cấp huyện phê duyệt bao gồm: - Báo cáo quy hoạch thể hiện đánh giá hiện trạng, tiềm năng; định hướng phát triển; phương án quy hoạch phát triển và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. - Các bản đồ minh hoạ chủ yếu: Bản đồ thổ nhưỡng, Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tỷ lệ từ 1/5.000 - 1/25.000. Trong quá trình lập phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tổ chức tư vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung phương án quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt. Căn cứ kết quả lấy ý kiến và hồ sơ nhiệm vụ, phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp, cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định lựa chọn phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp. 3. Quản lý quy hoạch nông nghiệp, nông thôn xã Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở xã căn cứ đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt ban hành Quy định về quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã. Ủy ban nhân dân xã tổ chức công bố, công khai quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã. - Nội dung công bố, công khai quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã bao gồm: Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp của xã; Bản đồ quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của xã; + Bản đồ quy hoạch phát tiển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Trong quá trình thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã được phê duyệt, các dự án đầu tư đã và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia; Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 08/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án "Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" 6. Công văn số 6867/BKH-KTNN ngày 08/9/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế đặc thù quản lý đầu tư và xây dựng tại các xã thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. 7. Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành tài liệu quy hoạch xây dựng nông thôn; Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng QCXDVN : 2008/BXD Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; 12. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính Phủ về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 7/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Quyết định 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ xây dựng v/v Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch Xây dựng; 15. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2009/BXD- Quy hoạch xây dựng nông thôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_8_to_chuc_quan_ly_quy_hoach_nong_nghiep_va_nong_thon_cap_xa_5794.doc
Tài liệu liên quan