Quản lý các tổ chức trung gian tài chính

PHẦN NỘI DUNG 1- Vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Các nguồn vốn vốn lưu động có thể huy động được trên thị trường tài chính bao gồm: Thấu chi, ứng trước được đưa vào họat động hòan tòan, hối phiếu được ngân hàng chấp nhận, thương phiếu, cho vay liên công ty, thị trường liên ngân hàng, công cụ tiền gửi lưu thông 1.1. Thấu chi Thấu chi là hình thức trợ vốn thông thường đối với các doanh nghiệp, là công cụ tín dụng mà nhờ đó một Ngân hàng đồng ý trước cho phép doanh nghiệp được hưởng tín dụng trên cơ sở dao động, tức là doanh nghiệp tùy ý viết séc trên tài khỏan tiền gửi vướt quá số dư của tài khỏan. Cho phép các doanh nghiệp quản lý tính thanh khỏan và nhu cầu vốn họat động của doanh nghiệp mình. Ngân hàng kỳ vọng cơ chế thấu chi mang tính dao động hòan tòan; điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp nhận được luồng tiền chảy vào, cơ chế này sẽ được giảm thiểu hoặc được đưa trở về hình thức tín dụng. Thấu chi giúp giải quyết vốn nhất thời cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thấu chi là công cụ tín dụng vì vậy nếu quá lạm dụng sẽ làm mất khả năng thanh tóan nhannh của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

pdf8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý các tổ chức trung gian tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 1 - A- PHẦN GIỚI THIỆU CHỊ VIẾT NHA B- PHẦN NỘI DUNG 1- Vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Các nguồn vốn vốn lưu động có thể huy động được trên thị trường tài chính bao gồm: Thấu chi, ứng trước được đưa vào họat động hòan tòan, hối phiếu được ngân hàng chấp nhận, thương phiếu, cho vay liên công ty, thị trường liên ngân hàng, công cụ tiền gửi lưu thông 1.1. Thấu chi Thấu chi là hình thức trợ vốn thông thường đối với các doanh nghiệp, là công cụ tín dụng mà nhờ đó một Ngân hàng đồng ý trước cho phép doanh nghiệp được hưởng tín dụng trên cơ sở dao động, tức là doanh nghiệp tùy ý viết séc trên tài khỏan tiền gửi vướt quá số dư của tài khỏan. Cho phép các doanh nghiệp quản lý tính thanh khỏan và nhu cầu vốn họat động của doanh nghiệp mình. Ngân hàng kỳ vọng cơ chế thấu chi mang tính dao động hòan tòan; điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp nhận được luồng tiền chảy vào, cơ chế này sẽ được giảm thiểu hoặc được đưa trở về hình thức tín dụng. Thấu chi giúp giải quyết vốn nhất thời cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thấu chi là công cụ tín dụng vì vậy nếu quá lạm dụng sẽ làm mất khả năng thanh tóan nhannh của doanh nghiệp trong ngắn hạn. 1.2. Ứng trước được đưa vào họat động hòan tòan Mục tiêu của cơ chế này là khắc phục tình trạng không tận dụng hết thấu chi. Khi cơ chế này được thực thi, người vay được phép đưa vào họat động tòan bộ số lãi và gốc, sau đó hòan trả lãi và gốc vào cuối kỳ hạn 6 tháng. Hình thức này sau đó có thể kéo theo hình thức hõan trả nếu người vay cảm thấy cần thiết, giải quyết vốn cho doanh nghiệp trong ngắn hạn. Nhưng do thời gian vay ngắn vì vậy nó tạo áp lực thu hồi vốn để trả nợ. 1.3. Hối phiếu được Ngân hàng chấp nhận Đây là lọai chứng từ nợ do hai người đứng tên. Có thể giải quyết vốn trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy, đây là chứng từ nợ có hai người đứng tên nên việc thanh toán không thuận tiện. Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 2 - 1.4. Thương phiếu Là hối phiếu một tên khi người phát hành đủ mạnh về tài chính để cho người vay đầu tư vào lọai hình thương phiếu này. Trách nhiệm pháp lý chỉ thuộc về người phát hành. Khi doanh nghiệp đủ mạnh thì việc áp dụng hình thức thương phíêu để huy động vốn là rất tốt. Khi doanh nghiệp không đủ mạnh mà áp dụng hình thức thương phiếu sẽ tạo áp lực lớn đến doanh nghiệp và có thể dẫn đến phá sản. 1.5. Cho vay liên công ty Là các khỏan cho vay, thường rất ngắn hạn giữa các công ty có định mức tín dụng cao. Tạo được thanh khỏan cho doanh nghiệp trong thời điểm nhất định. Tuy nhiên, các khỏan vay này thường là các khỏan vay ngắn hạn hoặc chiếm dụng vốn lẫn nhau, nên áp lực trả nợ là rất lớn. 1.6. Đối với Ngân hàng: - Thị trường liên Ngân hàng: Là nghiệp vụ cho vay và vay giữa các ngân hàng nhằm khắc phục những thiếu hụt tạm thời. Ngày nay đây là công cụ then chốt cho các ngân hàng trong nghiệp vụ quản lý nợ, trái với quản lý tài sản. - Công cụ tiền gửi lưu thông. 2. Biện pháp áp dụng khi có vị thế dư thừa vốn ngắn hạn, công cụ tài chính sử dụng trên thị trường tài chính phát triển để quản lý vốn hiệu quả 2.1. Biện pháp áp dụng khi có vị thế dư thừa vốn ngắn hạn Khi dư thừa vốn ngắn hạn tạm thời, ta có thể tham gia thị trường liên ngân hàng, cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn; mua giấy tờ có giá: CDs, T, BILL, cổ phiếu, trái phiếu (Repo); đầu tư trên thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán (lướt sóng, ngắn hạn). Tuy nhiên, mức sinh lợi luôn đi cùng rủi ro, cần phải xem xét thời hạn của khoản vốn dư thừa. 2.1.1. Tham gia thị trường liên ngân hàng Dùng nguồn vốn đang tạm thời nhàn rỗi cho vay trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn vốn mà tổ chức đang tạm thời nhàn rỗi để kiếm lợi nhuận. Các tổ chức tín dụng có thể sung nguồn vốn đang tạm thời thiếu hụt của tổ chức tín dụng mình, có thể tìm kiếm nguồn vốn với chi phí rẻ hơn * Bất lợi: Áp lực phải trả nguồn vốn vay đối với tổ chức tín dụng đi vay vốn Kỳ hạn ngắn Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 3 - 2.1.2. Cho vay vốn lưu động Đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh hiệu quả, vòng quay vốn nhanh nhằm đảm bảo khả năng trả gốc lãi đầy đủ, đúng thời giạn cam kết đối với ngân hàng. Gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Phát triển hoạt động kinh doanh. Mở rộng thương hiệu và tìm kiếm những khách hàng tốt * Bất lợi: + Khách hàng không trả nợ đúng hạn dẫn đến khoản vay bị quá hạn, chi phí sẽ tăng cao do phải trích lập dự phòng rủi ro. 2.1.3. Chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn Là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. Tại Việt Nam các ngân hàng thương mại hiện nay thường nhận chiết khấu hai loại chứng từ cơ bản : thương phiếu và chứng từ có giá khác như trái phiếu, kỳ phiếu,…… 2.1.4. Mua giấy tờ có giá, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc Ưu tiên mua giấy tờ có giá của những tổ chức có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và có tính thanh khoản cao. An toàn, có tính thanh khoản cao. * Bất lợi: Lãi suất thường thấp hơn so với lãi suất thị trường 2.1.5. Đầu tư trên thị trường ngoại hối Sử dụng nguồn vốn tạm thời để tham gia đầu từ trên thị trường ngoại hối hoặc thị trường vào thông qua hình thức hợp đồng mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, hợp đồng mua trước và tương lai… nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Phương án này có sự linh hoạt và tính thanh khoản rất cao, không mất phí hoa hồng. Có nhiều tỷ lệ lực đòn bẩy tài chính cho bạn lựa chọn (10:1, 50:1, 100:1, 200:1, 300:1,400:1 hay 500:1) Với một số tiền cực nhỏ (chỉ khoảng 100 USD) và bạn luôn luôn có thể tham gia thị trường và có khả năng kiếm nhiều trăm đô/ngày. Thị trường hai chiều (Two ways market) điều đó có nghĩa là bạn có thể luôn ở hai vị trí mua hoặc bán. * Bất lợi Rủi ro khi biến động tỷ giá Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 4 - 2.2. Công cụ tài chính sử dụng trên thị trường tài chính phát triển để quản lý vốn hiệu quả 1- Thấu chi – vốn họat động, tài khỏan sec, hạn mức tín dụng, rà sóat hàng năm. Vốn ứng trước đưa vào họat động hòan tòan – từ các ngân hàng thương nghiệp và ngòai ngân hàng 2- Thương phiếu/Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận – các công cụ chiết khấu, công cụ lưu chuyển, (đôi khi ngắn hạn có thể thành dài hạn do họat động khất nợ), phản ánh mức lãi suất hiện thời, các thị trường sơ cấp động và có tính thanh khỏan, các khỏan nợ phát sinh thep trật tự sắp xếp tổ chức nhận, tổ chức ký phát và tổ chức bảo lãnh. Rất có ích vì các ngân hàng không phải là các nhà tư bản tài chính và do đó có thể dễ dàng hơn để có được sự hỗ trợ to lớn hơn từ phía ngân hàng 3- Thương phiếu – công cụ chiết khấu một tên và trách nhiệm liên quan thuộc về người ký phát, các đặc tính khác tương tự hối phiếu được ngân hàng chấp nhận. 4- Thể thức phát hành tín phiếu (giấy ghi nợ), công ty phát hành thương phiếu do các tổ hợp định chế tài chính bảo lãnh. Sau đó thành lập một ban đấu thầu và các thương phiếu có thể được bán qua hình thức đấu thầu hoặc trực tiếp. Thể thức này được các định chế tài chính hỗ trợ trong vòng tối thiểu 2 năm hoặc có thể dài hơn. 5- Công cụ bảo lãnh tuần hòan – tương tự việc phát hành thương phiếu nhưng ngọai trừ họat động bỏa lãnh được bảo đảm 6- Chứng chỉ tiền gửi lưu thông – công cụ chiết khấu được các ngân hàng áp dụng để gây quỹ cho họat động quản lý nợ, trái với quản lý tài sản, phản ánh mức lãi suất gần đây nhất 7- Trái phiếu Châu Âu 8- Trái phiếu / kỳ phiếu kho bạc 3. Khả năng sẵn sàng sử dụng các công cụ tài chính trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam. Sự khác biệt về dịch vụ của ngân hàng trong nước và ngân hàng liên doanh với nước ngòai, chi nhánh ngân hàng nước ngòai 3.1. Khả năng sẵn sàng sử dụng các công cụ tài chính trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam - Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các tổ chức tín dụng, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển. Những tháng đầu năm 2010 tuy tình hình thanh khoản về vốn tuy không còn khó khăn như những năm 2008, nhưng nếu các tổ chức tín dụng không cân Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 5 - nhắc việc sử dụng vốn hiệu quả thì tình trạng mất thanh khoản rất dễ xảy ra. Vì vậy, các công cụ có thể áp dụng đó là: 3.1.1. Thấu chi Là một nguồn vốn họat động khác là khỏan thấu chi từ Ngân hàng. Thấu chi là hình thức trợ vốn thông thường đối với các doanh nghiệp. Thấu chi là công cụ tín dụng mà nhờ đó một Ngân hàng đồng ý trước cho phép doanh nghiệp được hưởng tín dụng trên cơ sở dao động, tức là doanh nghiệp tùy ý viết séc trên tài khỏan tiền gửi vướt quá số dư của tài khỏan. Hình thức này chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết vốn trong nhất thời nhằm đảm bảo tính thanh khỏan của doanh nghiệp. 3.1.2. Ứng trước được đưa vào họat động hòan tòan Là các khỏan cho vay ngắn hạn, thừơng có ký hạn 6 tháng. Mục tiêu của cơ chế này là khắc phục tình trạng không tận dụng hết thấu chi trong chu kỳ một vòng quay vốn của doanh nghiệp. 3.1.3. Hối phiếu được Ngân hàng chấp nhận Mặc dù là khỏan cho vay ngắn hạn và thường không vượt quá 180 ngày nhưng nếu tính cả thời gian hõan trả cho phép, nó có thể trở thành công cụ trợ vốn trung hạn. Đây được xem là giải pháp tốt cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn trong ngắn hạn. 3.1.4. Thương phiếu Là hối phiếu một tên khi người phát hành đủ mạnh về tài chính để cho người vay đầu tư vào lọai hình thương phiếu này. Trách nhiệm pháp lý chỉ thuộc về người phát hành. Hình thức này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh, nó là lợi thế cho các doanh nghiệp, các tập đòan lớn vì có chi phí thấp. 3.1.6. Đối với Ngân hàng - Thị trường liên Ngân hàng: Là nghiệp vụ cho vay và vay giữa các ngân hàng nhằm khắc phục những thiếu hụt tạm thời. Ngày nay đây là công cụ then chốt cho các ngân hàng trong nghiệp vụ quản lý nợ, trái với quản lý tài sản. - Công cụ tiền gửi lưu thông: Thường tại các ngân hàng thì việc huy động tiền gửi có các kỳ hạn 3, 6,9,12.24,36 tháng. Công cụ này giúp ngân hàng huy động được lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng và thực hiện nghiệp vụ cho vay của mình nhưng họ cần phải trích dự phòng để đảm bảo khả năng thang khỏan khi khách hàng bất chợt đến rút tiền Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 6 - 3.2. Sự khác biệt về dịch vụ của ngân hàng trong nước và ngân hàng liên doanh với nước ngòai, chi nhánh ngân hàng nước ngòai Tiêu chí Ngân Hàng nội địa Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Quy mô (vốn, tài sản) - Cao hơn so với ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài - Thấp hơn so với quy mô của ngân hàng trong nước Mạng lưới - Rộng khắp cả nước, ngoài các thành phố lớn còn mở tại các tỉnh - Chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn Nhân sự - Đông, một số ngân hàng số lượng nhân sự chưa phù hợp - Phù hợp với quy mô hoạt động Trình độ quản lý - Quản trị trung bình - Quản trị tốt Công nghệ - Tương đối hiện đại - Công nghệ hiện đại Tính chuyên nghiệp - Trung bình - Cao hơn so với ngân hàng nội địa Chất lượng phí dịch vụ - Trung bình - Tốt Khả năng sinh lợi - Chiếm tỷ trọng thấp - Chiểm tỷ trọng cao Tiện ích, sự hài lòng - Mang tính chất tương đối - Đang dần chiếm được sự hài lòng của khách hàng Tính tới nay, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 13% thị phần huy động vốn và khoảng 9% thị phần tín dụng. Tuy nhiên, về dịch vụ, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường đến từ những nước phát triển, nơi mà hệ thống ngân hàng tài chính cũng đạt đến trình độ phát triển tương đối cao nên hoạt động của các chi nhánh này tại Việt Nam cũng được thừa hưởng những ưu thế đó. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới. Do vậy, có thể nói các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường chiếm ưu thế trong các dịch vụ thanh toán và hoạt động phi tín dụng. Đặc biệt, về khả năng sinh lợi của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhìn chung, cao hơn so với các ngân hàng trong nước do các ngân hàng này sử dụng vốn được cấp và vốn vay tương đối hiệu quả, mức rủi ro thấp. Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 7 - C. PHẦN KẾT LUẬN Quản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính – BAN 502 - Trang 8 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fredric S.Mishkin(1997), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản tài chính 2. Heinz Richz M.Rodeiguez(1996), Thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ, Nhà xuất bản tài chính 3. Tài liệu Quản lý các tổ chức trung gian tài chính của Trường Đại học Help-Malaysia 4. TS. Alan Chew Fook Yew Bài giảng Quản lý các tổ chức trung gian tài chính 5. Báo điện tử VnExpress.net 6. PGS. TS. Lý Hoàng Ánh bài giảng Phân tích và quyết định quản lý rủi ro tỷ giá 7. PSG. TS. Bùi Quang Yến - TS. Thân Thị Thu Thủy Thị Trường Chứng Khoán, Nhà xuất bản Thống kê năm 2009 8. TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài Chính Tiền tệ, Nhà xuất bản lao động xã hội, năm 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản Lý Các Tổ Chức Trung Gian Tài Chính.pdf
Tài liệu liên quan