Quan hệ văn hoá Pháp-Việt đầu thế kỷ 20 qua sự kiện Triển lãm Toàn cầu 1900 - Nguyễn Lê Tuyên

Kết Luận Bài viết này đã minh họa và phân tích sự phát triển trong quan hệ văn hóa Pháp – Việt trong quá trình thực hiện khu Triển lãm Đông dương của Triển lãm Toàn cầu Paris 1900. Các tư liệu mới đã xác định Nhà hát Đông dương được thiết kế dựa theo “sân khấu bản xứ” ” trong tư gia của Tổng đốc Phuơng tại Chợ Lớn, một địa điểm quan trọng để giao lưu tìm hiểu văn hoá âm nhạc Việt Nam vào các thập niên cuối thế kỷ 19. Bài viết này cho thấy cùng với Toàn quyền Paul Doumer, Charles Lemire đã có vai trò quyết định trong việc Cléo de Mérode kết hợp với Đờn ca Tài tử. Sự kiện này được báo chí phổ biến rộng rãi và được sự quan tâm của giới trí thức thượng lưu và văn nghệ sĩ ở Pháp. Sự thành công ở Nhà hát Đông dương là kết quả của sự nỗ lực kết hợp của nhiều cá nhân cũng như tập thể từ nhiều thành phần xã hội, bao gồm nhiều yếu tố của bối cảnh chính trị lịch sử và thị hiếu nghệ thuật hướng về Phương Đông của châu Âu. Quá trình thực hiện khu Triển lãm Đông dương của Triển lãm Toàn cầu Paris 1900 đã phản ánh một khía cạnh tích cực trong quan hệ văn hóa Pháp - Việt vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ văn hoá Pháp-Việt đầu thế kỷ 20 qua sự kiện Triển lãm Toàn cầu 1900 - Nguyễn Lê Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan hệ văn hoá Pháp-Việt đầu thế kỷ 20 qua sự kiện Triển lãm Toàn cầu 1900 NGUYỄN LÊ-TUYÊN – NGUYỄN ĐỨC HIỆP Thành lập từ năm 1883, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indo-chinoises), tiền thân của Viện Viễn đông Bác cổ, là nơi những tầng lớp trí thức và thượng lưu Pháp - Việt bắt đầu giao lưu trao đổi văn hóa. Những người Pháp nghiên cứu có kiến thức rộng về Nam Kỳ và Đông Dương phải kể đến Antoine Landes, Charles Lemire, George Durwell và người Việt thì có Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký và Trương Minh Ký. Bên cạnh đó, văn hóa Pháp dần dần ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội miền Năm qua tầng lớp trí thức thương gia kỹ nghệ và các công chức người Việt người Hoa làm việc chung với người Pháp trong bộ máy Chính phủ Đông Dương. Quá trình giao lưu Pháp - Việt đã đóng góp vào việc thông hiểu để giới thiệu văn hóa Đông dương lần đầu tiên tại Triển lãm Toàn cầu Paris 1889 (Paris Exposition Universelle). Đúng 11 năm sau tại Triển lãm Toàn cầu 1900, văn hoá nghệ thuật Đông dương đã tạo sự thu hút mạnh mẽ và tạo ảnh hưởng lớn trong giới học thuật và văn nghệ sĩ ở Paris. Sự kiện vũ công Cléo de Mérode kết hợp với ban nhạc Tài tử trình diễn ở Nhà hát Đông dương là một bằng chứng giao lưu văn hóa đặc biệt trong lịch sử nghệ thuật sân khấu Pháp và âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung và Đờn ca Tài tử nói riêng. Bài viết này sẽ minh họa và phân tích quan hệ văn hoá Pháp-Việt trong bối cảnh lịch sử và các nguyên nhân yếu tố quyết định đến việc thực thi sự kiện này qua nghiên cứu một số tư liệu mới của Pháp. Nhà hát Đông dương Tại Triển lãm Toàn cầu Paris năm 1900, khu triển lãm Đông Dương đòi hỏi một tổ chức qui mô với sự hợp tác Pháp - Việt. Ủy ban điều hành ở Paris gồm có Chủ tịch là ông Jules Charles-Roux, Pierre Nicolas và đặc biệt có ông Charles Lemire trước đây là công chức thuộc Chính phủ Bảo hộ ở Sài Gòn. Tại Đông dương, Toàn quyền Paul Doumer là người có trách nhiệm thiết kế và giúp đỡ tổ chức khu Triễn lãm Đông Dương ở Paris. Trong Ủy ban địa phương Nam Kỳ (Comité local de Cochinchine) có ủy viên người Việt là ông Đốc phủ sứ Đỗ Hữu Phương và thư ký là ông Trương Vĩnh Ký.i . Mục đích của Toàn quyền Đông dương Paul Doumer là thể hiện một Đông dương hợp nhất tại Triển lãm Toàn cầu 1900. Trong tinh thần này, Nhà hát Đông dương (Théâtre Indo-chinois) đã được thiết kế với những đặc trưng văn hóa của cả ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Nhà phê bình nghệ thuật, ông Arthur Pougin mô tả Nhà hát Đông dương tại Triển lãm Toàn cầu 1900 như sau: “Công trình này tạo vinh dự cho kiến trúc sư, ông de Brossard. Tổng thể rất hài hòa. Phía mặt trước nhà hát được trang trí bởi các mô-típ, may mắn thay, chúng được ẩn không lộ liễu, cửa vào rất to lớn, đồ sộ, phía trên cửa được trạm trổ rất tráng lệ, và mái ngói của nhà hát rất chính thực mới lạ, với gác chuông cao và xinh xắn ngự trị nhà hát. Nhà trình diễn bên trong khá rộng và được trang trí dầy đặc với các vũ khí, các dụng cụ âm nhạc, đồ đồng, đồ mỹ nghệ, đủ các vật lạ lý thú, cho ta cảm nhận sự kỳ lạ ngoại lai đúng thực.”.ii Một điều rất thú vị là trong chương trình chính thức của Triển lãm Toàn cầu 1900, Nhà hát Đông Dương được giới thiệu là “théâtre du Phu” (sân khấu Phủ), được thiết kế dựa theo kiến trúc “sân khấu An-Nam” trong tư gia một Đốc phủ ở Chợ Lớn.iii Bài viết này xác định vị Đốc Phủ đó là chính là Đốc phủ sứ Đỗ Hữu Phương. Người Pháp biết đến Đỗ Hữu Phương như là “Phu” hay là “Phu de Cholon”. Bá tước Pimodan viết về ông Phủ ở Chợ Lớn như sau: “một người An Nam giàu có, ông Đỗ Hữu Phương, từ rất lâu đã ủng hộ và là bạn của chúng ta. Ông ta đảm trách một số chức năng hành chính mà chức vụ theo tiếng An Nam là "Phủ", tên mà ông ta được biết đến.” iv Đỗ Hũu Phương là thành viên của Hội Nghiên cứu Đông Dương ở Saigon từ năm 1883 và duy trì vai trò biên tập của Tạp chí của Hội trong nhiều năm. Ông giao thiệp rộng rãi với rất nhiều các quan chức người Pháp ở Đông dương và tại Paris. Ở Sài gòn, ông thường đến nhà hàng khách sạn Continental là nơi gặp gỡ của giới thượng lưu trí thức Pháp - Việt. Trong các chuyến đi Pháp, ông Phương thường ngồi với các nhân vật tên tuổi của Paris ở Café de la Paix (Cà-phê Hòa Bình).v Dinh thự của Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn là một tòa nhà to lớn rộng rãi, nằm dọc theo kinh Xếp, sau này kinh được lấp đi thành đường Tổng Đốc Phương (nay là đường Châu Văn Liêm). Toàn quyền Paul Doumer có mối quan hệ mật thiết và mỗi khi vào Sàigòn thường viếng thăm ông Phuơng. Trong sách hồi Bản vẽ của Nhà hát Đông dương được thiết kế với đặc trưng văn hóa của ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam (Nguồn: Jules Charles-Roux. Exposition Universelle de 1900, L'organisation et le fonctionnement de l'exposition des colonies et pays de protectorat : les colonies françaises) ký về Đông dương, Paul Doumer cũng đã nhắc đến chương trình biểu diễn “sân khấu bản xứ” (une représentation théâtre indigène) trong tư gia của ông Phương.vi Với chức vụ là Toàn quyền và có trách nhiệm điều hợp tổ chức khu Triển lãm Đông dương cho Triển lãm Toàn cầu 1900, chắc chắn Paul Doumer đã có vai trò quan trọng trong việc đề cử việc thiết kế “théâtre du Phu” dựa theo “sân khấu bản xứ” trong dinh thự của Tổng đốc Phương. Các tư liệu này đã cho thấy quan hệ rộng rãi mật thiết của Đỗ Hữu Phương với các quan chức người Pháp là một nguyên nhân có tác động lớn đến việc Nhà hát Đông dương được thiết kế theo kiến trúc “sân khấu An- Nam” trong dinh thự của ông ở Chợ Lớn. Thêm vào đó, do các buổi yến tiệc sang trọng trong dinh thự lộng lẫy của Đốc-Phủ Phuơng cũng đã được tường thuật chi tiết trên báo Tour du Monde và trong nhiều sách ký sự về Đông dương từ năm 1893 tai Paris,vii có lẽ ban tổ chức Triển lãm đã nhận thấy việc phục dựng “sân khấu An-Nam” trong Dinh Tổng đốc sẽ thu hút sự hiếu kỳ của khán giả ở Paris đến tham quan Nhà hát Đông dương nhiều hơn. Các tài liệu này cũng cho thấy có thể Tổng đốc Phương đã có vai trò quan trọng trong việc chọn lựa và đề cử ban nhạc Hát bội tham dự Triển lãm Toàn cầu 1889 và ban nhạc Tài tử tham dự Triển lãm Toàn Cầu 1900. Trước đây chúng tôi đã đặt giả thuyết rằng ban nhạc Tài tử đến Paris năm 1900 là ban nhạc Nguyễn Tống Triều.viii Vậy rất có thể ban nhạc Nguyễn Tống Triều và các ban nhạc Tài tử khác đã từng trình diễn cho các quan chức và du khách người Pháp tại sân khấu trong dinh Tổng đốc ở Chợ lớn. Như vậy “sân khấu bản xứ” trong dinh Tổng đốc là một địa điểm quan trọng để giao lưu tìm hiểu nghệ thuật âm nhạc Việt Nam trong quan hệ văn hóa Pháp – Việt cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Một phòng trong dinh Tổng Đốc Phương (Nguồn: Báo Le Monde Artiste, Chủ nhật 27/7/1901) Tại sao Cléo de Mérode kết hợp với nhạc Tài tử ? Chương trình biểu diễn của vũ công Cléo de Mérode múa vũ điệu Campuchia kết hợp với ban nhạc Tài tử tại Nhà hát Đông dương kéo dài liên tục trong suốt năm tháng. Đây là lần đầu tiên Đờn ca Tài tử của Nam bộ được trình diễn cho khán giả đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có rất nhiều văn nghệ sĩ, báo chí và giới thượng lưu của châu Âu. Nhà phê bình nghệ thuật, ông Arthur Pougin đã ghi lại về dư luận của Pháp lúc đó: “Người ta đã bàn tán ồn ào sôi nổi rất nhiều về nhà hát Đông Dương này. Bảo đảm, tôi không muốn nói xấu điều gì, và cảnh trình diễn mà nhà hát cống hiến cho công chúng là chắc chắn sẽ không có thiếu một sự thú vị nào đó. Nhưng cuối cùng, giá bán các vé khá đắt (giá cho đến năm franc) với lý do biện minh là họ có thể chứng tỏ cho công chúng thấy một vài đòi hỏi cao về buổi trình diễn, thật ra thì buổi trình diễn cũng không dài hơn đúng nửa tiếng đồng hồ. Tôi biết rõ lý do là vì họ phải tốn chi phí mang những người Đông Dương đến đây và nhất là cô Cléo de Mérode, vừa trở về từ Mỹ”. ix Sự kiện này phổ biến rộng rãi ở Pháp đến nỗi Nhà nhạc học Julien Tiersot đã phải thốt lên: “Không biết có cần phải nhắc lại vũ điệu Cam Bốt , được đệm nhạc bởi các nhạc sỹ chính gốc từ Nam kỳ, được trình diễn, với y phục và trang sức bản xứ, bởi các vũ công người Ý dẫn đầu với cái duyên dáng quen thuộc, Cô Cleo de Mérode?”. x Cho đến nay, Đờn ca Tài tử chưa từng có một thời gian biểu diễn ở nước ngoài lâu dài và thành công như vậy. Cơ duyên nào đã dẫn dắt một minh tinh danh tiếng của châu Âu, “Nữ hoàng Sắc đẹp” Cléo de Mérode lại trình diễn với ban nhạc Việt Nam đến từ Đông dương xa xôi? Ai là người đã đề nghị và có đủ thẩm quyền quyết định để thực thi sự kiện này? Cléo đã học điệu múa Campuchia bằng cách nào? Cuốn Hồi ký của Cléo de Mérode, Le ballet de ma vie (Điệu múa ba-lê của đời tôi) đã hé mở lý do tại sao cô tham gia trình diễn ở Triển lãm Toàn cầu. Sự trùng hợp là trong khi chính phủ Đông dương chuẩn bị cho Triển lãm Toàn cầu thì cũng là lúc dư luận tại Paris chú ý và khen ngợi “Vũ khúc Javanaise” của Cléo de Mérode. Ông Charles Lemire là một nhân vật tên tuổi ở Paris và là một ủy viên trong ban tổ chức Triển lãm 1900 đã chú ý đến sự thành công này. Cléo kể lại rằng ông Lemire đã đến tư gia của cô để trình bày chi tiết về dự án trình diễn ở Nhà hát Đông dương và đề nghị: “Voudriez-vous danser des danses cambodgiennes à l’Exposition?” (“Cô có đồng ý múa Vũ điệu Campuchia ở Triển lãm (Toàn cầu)?”). Cléo đã trả lời rằng cô không có kiến thức về nghệ thuật múa Đông dương và cần thời gian để tìm hiểu. Sau đó, với sự nghiên cứu qua các tài liệu, hình ảnh, các tượng điêu khắc của Campuchia, gồm cả các hình Charles Lemire (Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp) tượng vũ công của Angkor Wat, Cléo đã sáng tạo một điệu múa với phong cách Campuchia và chính thức nhận lời với ông Lemire.xi Với thẩm quyền của ban tổ chức, Charles Lemire đã đề nghị với Cléo de Mérode một hợp đồng tuyệt đẹp: trình diễn trong buổi Khai mạc Triển lãm Toàn cầu và liên tục trong 5 tháng với tiền cát-sê (cachet) là 1,500 Francs cho một ngày! Đây là số tiền rất lớn so với trước đó tiền lương của Cléo trình diễn ở Nhà hát Opera chỉ có 200 Francs một tháng. Cléo kể lại cô đã giữ vai trò “Vũ công thần thánh” trong vở kịch múa “Chiếc nhẫn huyền diệu” dựa theo câu chuyện cổ tích Campuchia. Tư liệu từ Hồi ký của Cléo de Mérode đã cho thấy Charles Lemire là người có vai trò quan trọng có tính chất quyết định đưa đến sự kiện ở Nhà hát Đông dương. Nguyên nhân tác động Charles Lemire tiếp xúc và đề nghị Cléo de Mérode trình diễn đã bắt nguồn từ sự quan tâm và sự tiếp cận văn hoá nghệ thuật của Campuchia và Việt Nam từ lúc ông ở Đông dương. Lemire đã từng được Vua Norodom mời thưởng lãm vũ điệu cung đình Campuchia. xii Ông là thành viên của Hội Nghiên cứu Đông dương tại Sàigòn và tác giả của nhiều bài ký sự, bài viết nghiên cứu và báo cáo tường trình cho Chính phủ Đông dương về văn hoá nghệ thuật Việt Nam và Campuchia ở thế kỷ 19. Sự kiện ban Tài tử và cô Cléo de Mérode ở Nhà hát Đông Dương đã được phổ biến rộng rãi trên các báo chí tại Pháp như là Le Gaulois, Le Figaro, Le Petit Parisien, Le Ménestrel, và nhiều báo chí khác. Nhà văn người Pháp Maurice Talmeyr đã mô tả chi tiết về buổi trình diễn của như sau: “Màn kéo lên, và đồ trang trí, tất cả sáng loáng, màu sắc mãnh liệt, một cách đặc thù, với những thú vật kỳ lạ mà nó biểu hiện, ngay lập tức ta nhận ra là “màu địa phương”. Bắt đầu buổi trình diễn là bản hòa tấu với đội hợp xướng, mà tôi Cléo de Mérode trình diễn với ban nhạc Tài tử tại Nhà hát Đông dương (Nguồn: Báo Le Panorama, Nouvelle serie, No 20. RV - 936986) thề là, không cho ta thấy có sự giống hay liên hệ nào với bản hòa xướng của Beethoven. Nếu phải chọn, tôi thích bản hòa xướng này ở đây hơn. Sáu thiếu nữ và mười thanh niên vào và yên lặng ngồi xuống đất, đối mặt với khán giả, làm thành hai hàng, hàng đầu là các thiếu nữ, và thanh niên ở hàng sau. Tất cả đều có dụng cụ âm nhạc, mà tất cả họ vừa chơi vừa hát, hợp thành một bản hòa tấu hát. Mặc dầu âm nhạc này lạ tai với chúng ta, làm chúng ta hoàn toàn ngơ ngác, nhưng người ta không thể nói là âm nhạc này hoàn toàn khó chịu. Nhạc này có trong một thang âm của nó chứa đựng một dấu vết êm dịu, có một chút đặc tính u sầu mà không phải là không có một loại duyên dáng êm dịu đu đưa.". xiii Các tài liệu trong phần này đã cho thấy giới trí thức thượng lưu và văn nghệ sĩ của Pháp như là Charles Lemire, Paul Doumer, Julien Tiersot, Arthur Pougin, Maurice Talmeyr và nhiều nhân vật tên tuổi khác đã bị bị thu hút bởi văn hóa nghệ thuật của Việt Nam và Campuchia. Quan hệ văn hóa Pháp - Việt vào đầu thế kỷ 20 đã tạo sức lôi cuốn cho người Pháp đầu tư rất nhiều nhân lực và vật chất để xây dựng Nhà hát Đông dương và tổ chức buổi trình diễn kết hợp giữa vũ công ballet Cléo de Merode với ban nhạc Tài tử. Sự kiện này đã đem lại sự thành công tốt đẹp cho chính phủ Đông dương cũng như ban tổ chức Triển lãm Toàn cầu 1900. Sự kết hợp giữa các vũ công châu Âu và nhạc công Đông dương đã đánh dấu một điểm son trong nền sân khấu của Pháp đầu thế kỷ 20, và bên cạnh đó đã đem lại hiệu quả vượt bậc trong việc quảng bá văn hoá nghệ thuật của Việt Nam và Campuchia đến với khán giả quốc tế vào đầu thế kỷ 20. Kết Luận Bài viết này đã minh họa và phân tích sự phát triển trong quan hệ văn hóa Pháp – Việt trong quá trình thực hiện khu Triển lãm Đông dương của Triển lãm Toàn cầu Paris 1900. Các tư liệu mới đã xác định Nhà hát Đông dương được thiết kế dựa theo “sân khấu bản xứ” ” trong tư gia của Tổng đốc Phuơng tại Chợ Lớn, một địa điểm quan trọng để giao lưu tìm hiểu văn hoá âm nhạc Việt Nam vào các thập niên cuối thế kỷ 19. Bài viết này cho thấy cùng với Toàn quyền Paul Doumer, Charles Lemire đã có vai trò quyết định trong việc Cléo de Mérode kết hợp với Đờn ca Tài tử. Sự kiện này được báo chí phổ biến rộng rãi và được sự quan tâm của giới trí thức thượng lưu và văn nghệ sĩ ở Pháp. Sự thành công ở Nhà hát Đông dương là kết quả của sự nỗ lực kết hợp của nhiều cá nhân cũng như tập thể từ nhiều thành phần xã hội, bao gồm nhiều yếu tố của bối cảnh chính trị lịch sử và thị hiếu nghệ thuật hướng về Phương Đông của châu Âu. Quá trình thực hiện khu Triển lãm Đông dương của Triển lãm Toàn cầu Paris 1900 đã phản ánh một khía cạnh tích cực trong quan hệ văn hóa Pháp - Việt vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Sydney 11/11/2014 Tài liệu tham khảo i Nicolas, M. Pierre (1900). Notices sur l'Indo-Chine, Cochinchine, Cambodge, Annam, Tonkin, Laos, Kouang-Tchéou-Ouan (Báo cáo về Đông dương, Nam kỳ, Cam-bốt, Trung kỳ, Bắc kỳ, Lào, Kouang-Tchéou-Ouan). Publiées à l'occasion de l'Exposition Universelle de 1900 sous la direction de M. Pierre Nicolas, commissaire de l'Indochine. Paris: Impr. de Alcan-Lévy. ii Pougin, Arthur (1900). “Le théâtre et les spectacles a l’Exposition Universelle de 1900”. Le Ménestrel, 24/2/1901 (p60-61). iii Exposition Internationale (1900). Paris Exposition 1900: Guide Pratique du visiteur de Paris et de l'Exposition (Triển lãm Paris 1900: Hướng dẫn thực dụng cho du khách về Paris và Triển lãm). Paris: Hachette & Cie. iv Pimodan, Claude de Rarécourt de la Vallée (1900). Promenades en Extréme-Orient (1895-1898): de Marseille à Yokohama, Japon, Formose, îles Pescadores, Tonkin, Yézo, Sibérie, Corée, Chine (Du ngoạn ở Viễn Đông (1895-1898): từ Marseille đến Yokohama, Nhật bản, Formose, đảo Pescadores, Bắc kỳ, Yézo, Si-bê-ri-a, Hàn Quốc, Trung Quốc). Paris: Le Commandant de Pimodan, H. Champion. v Doumer, Paul (1905). Indo-Chine française (souvenirs) (Đông dương Pháp (kỷ niệm)). Paris: Vuibert et Nony. vi Doumer, sđd. vii Doling, Tim. Dinner with the “Tong Doc” (Bữa cơm tối với Tổng Đốc). ( tong-doc/) viii Nguyễn Lê-Tuyên & Nguyễn Đức Hiệp (2013). Hát bội, Đờn ca tài tử và Cải lương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. TPHCM: Nxb Phương Nam. ix Pougin, sđd. x Tiersot, Julien (1900). "Ethnographie musicale: Notes prises à l'Exposition Universelle de 1900” (Dân tộc Nhạc học: Ghi chép tại Triển lãm Toàn cầu 1900). Le Ménestrel 14/10/1900. xi Mérode, Cléo de (1955). Le ballet de ma vie (Điệu múa ba-lê của đời tôi). Paris: Éditions Pierre Horay. xii Lemire, Charles (1869). Cochinchine française et royaume de Cambodge, avec l'itinéraire de Paris à Saïgon et à la capitale cambodgienne (Đông dương Pháp và Hoàng gia Cam-bốt, với hành trình từ Paris đến Sài Gòn và Thủ đô của Cam-bốt). Paris: Challamel aîné. xiii Maurice, Talmeyr (1901). La cité du sang: tableaux du siècle passé. Paris: Perrin. _________________________________________________________ Nguyễn Lê Tuyên Giảng viên Đại học Quốc gia Australia (Teaching Fellow, The Australian National University) Nguyễn Đức Hiệp: Nhà khoa học, Bộ Môi trường và Di sản New South Wales Australia (Scientist, New South Wales Office of Enviroment & Heritage Australia)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_h_van_hoa_phap_vit_du_th_k_20_1_3462_2002319.pdf