Quá trình xây dựng nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Nhà ở là một tổ hợp về sinh hoạt và văn hoá của cư dân mỗi dân tộc. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánh chiều hướng phát triển kinh tế, gắn liền với cảnh quan xung quanh và phương thức sinh hoạt của một tộc người. Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên mang nhiều nét đặc trưng so với các địa phương khác, đặc biệt trong các bước tiến hành làm nhà

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình xây dựng nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qu¸ tr×nh x©y dùng nhµ cña ng-êi Nïng ë huyÖn §ång Hû, tØnh Th¸i Nguyªn Phan Đình Thuận* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nhà ở là một tổ hợp về sinh hoạt và văn hoá của cư dân mỗi dân tộc. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánh chiều hướng phát triển kinh tế, gắn liền với cảnh quan xung quanh và phương thức sinh hoạt của một tộc người. Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên mang nhiều nét đặc trưng so với các địa phương khác, đặc biệt trong các bước tiến hành làm nhà. Từ khoá: Dân tộc Nùng, Đồng Hỷ, Nhà mới, Văn hoá, Dân tộc Ngôi nhà được dựng có thể là nhà cũ hay nhà mới làm song đây là mốc đánh dấu sự kiện trọng đại của một đời người. Do vậy, việc dựng nhà, làm nhà luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo trình tự qua nhiều bước khác nhau. * Chọn đất và hướng nhà Ngôi nhà mới được làm dù sang trọng hay bình dân cần phải có hệ thống nghi lễ, tập tục phức tạp và tốn kém. Trước khi tiến hành làm nhà mới người Nùng chú trọng xem tuổi và xem hướng nhà. Ngôi nhà mới thường được đặt ở vị trí đẹp. Để chọn vị trí dựng nhà, lúc xế chiều của một ngày tốt, chủ nhà đến chỗ định làm nhà cắm một cộc nứa và dắt vào chân cọc những lá cỏ gianh, đồng thời đào một hố bằng cái bát to, nện chặt xung quanh rồi lấy gạo đặt xuống thành từng chòm. Theo quan niệm của họ, các chòm tượng trưng cho người và gia súc quây quần xung quanh ngôi nhà. Điều này thể hiện ước muốn của họ về một cuộc sông no đủ, sung túc trong tương lai. Mặt khác, để biết được chỗ dự định làm nhà có tốt hay không, người Nùng rất đề cao giấc mộng của mình. Họ cho rằng khi chuẩn bị làm nhà mới, nếu chủ nhà mơ thấy nước, cây cối xanh tươi là điềm tốt. Ngược lại nếu mơ thấy màu đỏ là điều không hay. Đặc biệt họ rất kỵ tiếng kêu của hươu nai... Nếu mọi * Tel: 0977040824; Email: Mickeychuyentn@gmail.com chuyện đều tốt lành thì chủ nhà làm nhà trên đất đã định sẵn. Người Nùng tin theo thuyết Phong thuỷ nên họ thường mời các thầy về xem cho. Ngày xưa, khi đất đai còn rộng, dân cư thưa thớt, người ta mới chú ý chọn đất, còn ngày nay, họ chỉ chọn hướng. Theo thuyết Phong thuỷ, đất để làm nhà ở, đình chùa, dựng xóm thôn gọi là dương trạch. Dương trạch phải hài hoà với thiên nhiên, có môi trường tốt khiến con người cảm thấy tươi vui, hoà nhã, cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái. Đất làm nhà phải gần nguồn nước, đất đai màu mỡ nhưng phải cao ráo, không ẩm thấp, không khí trong lành, có đường đi thuận tiện. Cũng giống như quan niệm làm nhà trước đây, ngày nay người Nùng họ vẫn kiêng làm nhà trên nền giếng cũ hay ngõ cụt. Những mảnh đất ở nơi gần chùa, miếu mạo, nơi thờ cúng thường không được đồng bào chọn để xây dựng nhà ở. Nếu có thì phải cách phạm vi chùa một khoảng nhất định bởi họ cho rằng đó là nơi ngự trị của thánh thần, phạm phải đất đó là bị thánh thần quở phạt, trách móc. Những nơi có cây cổ thụ hoá mộc tinh, những tảng đá cuội đã hoá thạch tinh đều phải tránh xa vì ở đó có nhiều ma quỷ quấy nhiễu. Nếu làm thì phải lập miếu thờ trong vườn, hương khói thường xuyên. Tuy nhiên, nếu thời kỳ trước năm 1945 quá trình lựa chọn đất làm nhà có nhiều thuận lợi hơn nên vị trí của những ngôi nhà này thường rất đẹp. Còn ngày nay, hướng của các ngôi nhà của người Nùng rất đa dang. Dù gia chủ Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên không được hướng đẹp thầy địa lý cũng sẽ dùng thuật để hoá giải các hướng cho thích hợp để gia chủ yên tâm. Sau khi dã lựa chọn được nơi làm nhà, người ta bắt đầu chọn hướng. Đây là công việc quan trọng mà không một gia đình nào được phép bỏ qua. Ông thầy cúng dựa vào tuổi chủ nhà, la bàn và sách để chọn hướng nhà. Hướng chính của nhà là hướng của bàn thờ và là hướng để mở cửa chính. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình hướng bàn thờ không phải là hướng nhà. Hướng đẹp là hướng không bị núi che khuất, không có những lùm cây có hình thù quái đản án ngữ hay nhòm ngó vào nhà, không có đường, hoặc nóc nhà chính của người khác lao thẳng vào nhà, là hướng hợp với tuổi chủ nhà. Nhìn chung, người Nùng không có quan niệm hướng nào tốt hơn hư- ớng nào như người Kinh và người Cơ Lao. Người Kinh cho rằng hướng Nam là hướng đẹp nhất: "Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam", với người Cơ Lao thì hướng mở cửa chính đẹp nhất là hướng Đông, bởi đó là hướng chào đón ánh nắng mặt trời từ sáng sớm, là hướng tượng trưng cho sự sống và phát triển, thu gom của cải vào nhà [23,tr.185]. Ở hướng nào thì nhà của người Nùng cũng đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Suy cho cùng việc chọn đất, chọn hướng nhà chỉ là tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để đối phó với chính nó. Hướng của các ngôi nhà của người Nùng hiện nay rất phong phú. Hầu hết các ngôi nhà đều tập trung chủ yếu ở đường Quốc lộ, đường liên thôn, liên xóm... Điều này xuất phát từ sự phát triển của nền kinh thế thị trường và các nhu cầu xã hội khác. Chọn vật liệu. Vật liệu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng. Nó không chỉ quyết định tuổi thọ, quy mô, hình dáng, vẻ đẹp, phương pháp và tốc độ thi công của công trình mà còn biểu hiện cả trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của một dân tộc, một quốc gia [l l,tr.28]. Trước năm 1945 vật liệu tạo lên những ngôi nhà thường là các loại gỗ quý (lim, sến, tấu). Mặt khác đường kính của các loại cột trong nhà thường có đường kính lớn hơn những ngôi nhà làm giai đoạn sau. Tuy nhiên, từ năm 1945 đến nay đặc biệt trong thời gian gần đây việc tìm kiếm vật liệu làm nhà cổ truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích rừng của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là rừng tái sinh. Do vậy, gỗ quý hiếm ít và kích thước còn nhỏ. Những ngôi nhà làm theo kiểu truyền thống ngày càng ít đi. Để khắc phục những hạn chế đó và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế – xã hội địa phương. Cư dân địa phương đã biết tạo ra và tìm kiếm những vật liệu thay thế. Mặt khác, loại hình nhà, quy mô của ngôi nhà cũng được thay đổi cho phù hợp. Ngày nay, vật liệu làm nên những ngôi nhà của người Nùng chủ yếu là gỗ tái sinh (thành ngạnh, xoan). Do vậy khi nhìn vào chất liệu gỗ và đường kính của cột nhà chúng ta cũng phần nào biết được thời gian làm ra ngôi nhà. Bên cạnh những loại gỗ lấy từ tự nhiên, đồng bào đã biết sử dụng ximăng, sắt thép để thay thế vật liệu truyền thống khi xây dựng nhà bếp hay những công trình phụ Hiện nay, tuy đã có nhiều vật liệu xây dựng mới thay thế nhưng người Nùng vẫn sử dụng một số vật liệu: Tre, nứa, mai, vầukhi làm nhà. Một số gia đình còn sử dụng những cây gỗ lâu năm trong vườn để làm nhà như xoan, bạch đàn, keo Nếu như những ngôi nhà truyền thống của người Nùng trước đây, vật liệu sử dụng để buộc các vì kèo và mái thường là cây mây nước và một số loại dây rừng thì ngày nay vậy liệu này đã được thay thế bằng nhiều vật liệu mới phong phú hơn ( sắt, thân cây hóp) Dùng làm lạt buộc ngoài tre, nứa, giang còn phải kể đến cây mây nước và một số loại dây rừng. Những loại vật liệu để lợp nhà chủ yếu là cỏ tranh, lá hèo, rạ. Đó là loại vật liệu dễ kiếm, phổ biến và lợp nhà tốt ở vùng trung Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên du. Những vật liệu để làm tường vách, ngoài tre, nứa, gỗ, rạ còn có đất đồi. Các loại vật liệu trên luôn được dùng kết hợp lẫn nhau, chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại vật liệu trên thì sức bền của ngôi nhà mới đảm bảo lâu dài. Những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1945 thường được lợp bằng cỏ tranh, lá hèo, rạNhững vật liệu phổ biến ở vùng miền núi. Tuy nhiên, những ngôi nhà được làm sau đó vật liệu để lợp phong phú hơn: Ngói âm dương, lá cọ, rạ. Cũng giống như thời kỳ trước năm 1945 người Nùng thường chọn vật liệu lúc nông nhàn. Khác với một số dân tộc ở nước ta, người Nùng không có tập tục giúp đỡ nhau hay chọn ngày đi lấy vật liệu. Thường thì gia đình tự chuẩn bị vật liệu, bao giờ đủ thì mới làm nhà. Người ta lên rừng chọn những cây tre, cây gỗ vừa ý, chặt xuống và mang về nhà bằng những chiếc xe quệt do trâu kéo hoặc bằng sức người. Gỗ thường được họ lấy vào mùa thu, đầu mùa đông hoặc ngày không có ánh trăng để tránh mối mọt. Cây gỗ, cây tre ấy phải thẳng, đều gióng. Có như vậy mới đảm bảo ý nghĩa khoa học, sức bền của vật liệu và mỹ quan. Cũng như người Mông, Tày, Sán Dìu, người Nùng kiêng không lấy cây bị sét đánh, chết khô, gãy ngọn, bị đổ hay song ngà, xà leo. Người ta cho rằng đó là những cây bị thần ma làm hỏng, nếu lấy về không phát đạt. Tuy nhiên, thời gian tập hợp vật liệu ngày cành được rút ngắn. Tóm lại, vật liệu để xây dựng là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền và thẩm mỹ của ngôi nhà. So với những ngôi nhà cổ truyền thống của người Nùng được làm nên trước năm 1945 thì vật liệu tạo nên những ngôi nhà trong giai đoạn hiện nay có một số điểm khác biệt. Sự khác biệt này, được thể hiện ở chất lượng, độ bền của vật liệu. Những vật liệu thay thế hiện nay, tuy không giữ được những nét truyền thống trong văn hoá của tộc người song nó vẫn đảm bảo cho một tổ ấm của đồng bào nơi đây. Có thể nói, dù trình độ nền kinh tế xã hội có phát triển đến chừng nào đi chăng nữa thì những giá trị văn hoá truyền thống của tộc người vẫn là nét đẹp vĩnh cửu. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng để có thể làm được ngôi nhà truyền thống của người Nùng trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn. Do vậy vấn đề bảo tồn văn hoá tộc người là trách nhiệm của toàn xã hội. Ngay nay, người dân ở Đồng Hỷ đã xây dựng nhà bằng nguồn vật liệt hiện đại như gạch, ngói, vôi, vữa, xi măng, sắt thép. Song, dù cho xã hội có hiện đại đến dâu thì những vốn kinh nghiệm dân gian quý báu trên vẫn sẽ được lưu truyền, đó không chỉ là vốn quý của dân tộc Nùng mà còn là "tài sản'', kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam. 3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công. Khi chuẩn bị xong nguồn nguyên vật liệu, đồng bào mới chọn năm làm nhà, chọn ngày khởi công. Người chủ biện một lễ nhỏ đến nhờ thầy xem tuổi mình có làm được nhà vào năm nay không, khởi công hôm nào, dựng vào ngày nào và ngày nào vào nhà mới là đẹp nhất. Tất cả những ngày đó đều được ông thầy xem, dựa vào tuổi của chủ nhà và ngày sấm ra đầu tiên của năm đó. Người Nùng kiêng làm nhà vào tuổi Kim lâu bởi làm vào tuổi đó sẽ gây hoạ cho gia đình. Kim lâu được chia thành Kim lâu thân, kim lâu thê, kim lâu tử, kim lâu lục súc. Tuổi kim lâu chỉ được tính cho đàn ông vì thế làm nhà thường theo tuổi đàn ông. Các thầy tính tuổi kim lâu bằng cách lấy cả tuổi mụ của chủ gia đình chia cho 9, nếu dư 1 là kim lâu thân, dư 3 là kim lâu thê, dư 6 là kim lâu tử, dư 8 là kim lâu lục súc [11,tr. 626]. Vì vậy, các thầy có câu "1,3,6,8 thị kim lâu" . Bên cạnh đó, họ còn kiêng tam tai, hoang ốc, đặc biệt là kiêng ngày sấm ra đầu tiên trong năm đó. Bởi họ cho rằng, ông sấm lên trời sẽ lấy hết vận may. Ví dụ gia đình ông Lý Văn Chân ở Cầu Đất, ông sinh năm 1939, làm nhà theo hướng Nam, nếu làm vào năm 1987 phát kỵ ngày Dần bởi đó là ngày ông sấm lên trời; nếu làm nhà vào năm 2003 thì phải kỵ ngày Thìn vv... Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Sau khi xem xét kỹ lưỡng, thầy mới xem ngày giờ khởi công và các thủ tục khác có liên quan. Nếu chủ nhà không được tuổi làm nhà, người ta có thể mượn người đứng tên chủ nhà Chủ nhân sắm lễ vật nhỏ, thường là mâm cơm để cúng tổ tiên và Long thần, Thổ địa. Người được mượn tuổi làm nhà (thường là người thân trong họ) đứng ra lấy tên mình để lo công việc làm nhà cho xong xuôi. Đến khi vào nhà mới, người ta làm lễ bán nhà. Người bán nhà sẽ khấn rằng: ... tỉnh, ... phủ, ... .Huyện, . . . xã. . . .thôn. Con tên là. . . tuổi . . .được Long thần, thổ địa cùng Tổ tiên chứng giám, nay con đã làm xong ngôi nhà, có chút lễ mọn, thắp nén hương tạ ơn Long thần, Thổ địa và Tổ tiên. Nay em (cháu, anh...) là. . . , tuổi . . chưa có chỗ ở nên con bán lại cho chú bác, cháu. . . ) ấy với giá. . . Mong Long thần, Thổ địa cùng tổ tiên chứng giám phù hộ cho gia đình chú (cháu, bác . . .) ấy mạnh khoẻ, làm ăn phát dạt. Sau đó, người chủ đưa cho người đứng tên một khoản tiền mang tính tượng trưng và nói: "Em giao cho anh đủ. . ." rồi thắp hương khấn nhận nhà. Khi đã xem được tuổi làm nhà và các ngày quan trọng thì chủ nhân ra về chuẩn bị làm lễ "Khởi móng" (người Kinh gọi là động thổ). Có thể nói, đây là một trong những nghi lễ quan trọng để xin phép Thổ thần và Tổ tiên phù hộ cho việc làm nhà. Cũng như người Việt, người Nùng thường làm mâm cỗ mặn, bao giờ cũng có con gà nhưng phải là gà sống thiến. Nghi lễ này do chủ nhân tiến hành, cũng có thể được thực hiện bởi thầy địa lý. Sau khi khấn xong, người được tuổi làm nhà sẽ cầm cuốc, cuốc bốn góc từ Đông, Nam, Tây, Bắc và ở giữa trung cung hoàng thổ). Thường thì ngày khởi công là ngày đặt móng luôn. Ông thầy sẽ thắp hương ở cả bốn góc và ở giữa mảnh đất, sau đó vừa khấn, vừa làm phép đi vòng quanh nhà để xua đuổi tà ma, quỷ quái, cô hồn, quả tú. Nhất là gia đình có phụ nữ mang thai thì công việc này được làm cẩn thận hơn. Sau khi hành lễ xong, chủ nhân sẽ đổ đất vào bốn góc tường cũng theo chiều Đông, Bắc, Tây, Nam và ở giữa, và lấy chày giã mạnh. Chỉ khi nào chủ nhà làm xong tin bà con làng xóm mới bắt tay vào giúp. Trong cả quá trình làm nhà mới, không ai được phép nói bậy sợ động chạm đến thần linh, sau này gia chủ sẽ gặp những điều không tốt. Đối với những gia đình có con cái ra ở riêng mà chưa có điều kiện thì chỉ chọn đất, chọn hướng nhà rồi dựng nhà phụ để ở tạm. Ngôi nhà phụ ấy không cần xem tuổi, ngày giờ khởi công, ngày dựng, ngày vào nhà mới bởi đó chỉ là ngôi nhà tạm làm trong 1 - 2 ngày là xong. Ngôi nhà này sẽ được giữ đến khi vợ chồng chủ nhà có đủ điều kiện để cất ngôi nhà mới khang trang hơn. Đó cũng là cách để thử đất có lành hay không. Nếu sau khi ở một thời gian thấy không tốt, họ sẽ chuyển đi nơi khác, coi đó như một cách thử đất làm nhà. Ngày dựng và cách thức dựng Để làm một ngôi nhà mới người Nùng coi trọng việc dựng cột chính là việc quan trọng nhất. Thông thường để chọn cột nhất là cột cái đồng bào chuẩn bị những cây gỗ tốt, thẳng, không cụt ngọn, không có dây leo, không bị sét đánh, cháy ngọn hay bị đổ ngã. Mặt khác ngôi nhà phải được làm từ nhiều loại gỗ, mỗi cột được làm bằng những chất liệu gỗ riêng. Trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, đầy đủ nguyên vật liệu, để tiến hành dựng nhà, người Nùng coi trọng thời gian dựng nhà. Tuy nhiên, mấy thời điểm họ đặc biệt coi trọng đó là: - Trước hết cột chính của ngôi nhà phải được dựng phải đúng vào giờ tốt. Thời gian dựng cột có thể là nửa đêm hay có thể là thời gian khác nếu là giờ đẹp. Sau khi cột chính được dựng lên, chủ nhà ôm lấy cột chính đặt vào hố đã được đào sẵn. - Bên cạnh đó làm nhà mới người Nùng chú ý đến thời điểm làm nhà bếp và lợp nóc. Khi lợp nhà chính gần xong thì ngôi nhà bếp được dựng lên. Ngôi nhà bếp thường do các cụ nhiều tuổi tiến hành làm, trước khi dựng nhà bếp người ta chôn vào bốn góc bếp, bốn ống Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nứa, sau đó đổ đất lên. Khi làm xong nhà bếp, nóc của ngôi nhà chính mới được hoàn thành. Đặt nóc được coi là một trong những nghi lễ quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cả gia đình. Có nhiều nhà cẩn thận còn dán giấy đỏ vào hai đầu ngôi nhà để xua tà ma định quấy nhiễu gia đình. Những cây nóc được làm sau này còn được viết chữ lên, ghi rõ ngày tháng năm đặt nóc, coi đó như sự xác định chủ quyền. Nếu ngày tốt không kịp dựng xong thì nhất định phải đặt nóc trước rồi hôm sau dựng tiếp. Sau khi dựng xong, người ta bắt đầu lợp nhà, lợp hai mái phụ trước rồi đến hai mái chính. Lễ vào nhà mới Sau khi đã làm nhà xong, chủ nhà phải chọn ngày lành tháng tốt. Đồng thời để thuận lợi trong việc tiến hành nghi lễ vào nhà mới, chủ nhà nhờ một bà cụ hiền lành, phúc hậu, có con cháu đông đúc, kinh tế khá giả, bà cụ sẽ thực hiện nghi lễ bằng cách, bà cụ mang một bó đuốc lên nhà sau đó mang xuống bếp và nhóm lửa. Người Nùng quan niệm làm như vậy sẽ xua đuổi tà ma, vía độc ra khỏi nhà ... Sau đó chủ nhà gọi cả gia đình lên nhà mới bắt đầu cuộc sống mới. Sau khi làm xong nhà mới, để báo cho Tổ tiên, Thổ địa và Ma xó, chủ nhà phải tiến hành nghi lễ thờ cúng. Lễ vật thờ cúng bao gồm: Gà, xôi, rượu... Nghi lễ này được thực hiện, chủ nhà cầu mong tổ tiên và Thần linh phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, cuộc sống hoà thuận hạnh phúc. Đây cũng chính là ngày vui của gia đình, họ hàng và làng xóm. Mọi người chia sẻ niềm vui với chủ nhà và chúc những lời chúc tốt đẹp. Lễ vào nhà mới là một trong những nghi thức không thể thiếu được khi làm xong ngôi nhà. Trước hết, người ta cần tiến hành một số công việc tại nhà vừa dựng xong, như là làm ống hương đặt ở các nơi thờ cúng. Ngoài ra, còn phải ấn định nơi đặt bếp nấu nướng, kiếm củi sẵn để đó. Bàn thờ được đóng mới hoặc nếu dùng bàn thờ cũ phải lau chùi sạch sẽ, kể cả các đồ thờ. Nhà phải được tẩy rửa sạch vôi vữa, kể cả bếp, xoong nồi, kiềng đều được rửa sạch sẽ với ý niệm là vứt bỏ những điều xấu xa để đón lấy những điều tốt đẹp khi vào nhà mới. Đến ngày giờ đẹp đã được chọn trước, người ta mới khiêng bàn thờ vào trong nhà, từ đó phải thắp hương liên tục, trong thời gian 03 tháng cứ hết một tuần hương lại rót thêm một tuần trà, rượu. Sau khi chuẩn bị xong mâm cơm cúng đặt lên bàn thờ, gia chủ (hay người được tuổi làm nhà) thắp nén hương khấn tạ báo cáo Tổ tiên, Long thần, Thổ địa, ông Táo đã hoàn tất ngôi nhà, mời các thần, Tổ tiên về an toạ. Sau đó người ta mang muối, gạo rồi đến các thứ khác vào nhà. Cùng ngày hôm đó, họ làm lễ chuyển lửa vào nhà. Bếp được coi là nơi rất linh thiêng nên mọi việc phải được làm cẩn thận. Bà chủ nhà chuẩn bị thau nước sạch bê vào nơi có ý định đun nấu, lau rửa sạch sẽ chỗ đó và đặt chiếc kiềng sạch lên. Nghi lễ này mang ý nghĩa tẩy uế cho bếp, làm sạch nơi ở của Ông Táo. Sau đó, người ta mang lửa hoặc tro bếp từ nhà bố mẹ hoặc từ nhà cũ sang với ý niệm rước ông Táo về để ông không đi lạc hướng. Tiếp dó, người phụ nữ đặt siêu nước (nồi nước) đầy lên kiềng sau đó nhóm củi cho bếp cháy đến khi sôi thì thôi. Nếu để bếp tắt ngang chừng hoặc lên lửa ít, gia đình sẽ gặp nhiều trắc trở, làm ăn không suôn sẻ. Như vậy so với các tập tục khác, nghi lễ vào nhà mới của người Nùng tuy không tốn kém nhiều về vật chất, song việc làm nhà mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nghi lễ làm nhà mới một phần thể hiện văn hoá riêng của tộc người trong cộng đồng văn hóa các vùng miền Việt Nam. Cũng như ở nhiều dân tộc khác, ngôi nhà của người Nùng đã trải qua những chặng đường lịch sử với nhiều biến đổi nhất định theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội. Dù ở thời kỳ nào, ngôi nhà ấy cũng mang những đặc điểm dân tộc và những nét đặc trưng tộc người riêng biệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên [1]. Ănghen(1958), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước. [2]. Ănghen, (1960) Chống Duy Rinh, Nxb Sự thật. [3]. N.N. Siêpôsalôp và I.A. Siêpốalôva(1960), Về sự phân loại nhà theo dân tộc học lịch sử (trong cuốn "Dân tộc học là gì ?"- Nxb Sử học, HN. [4]. Nguyễn Khắc Tụng (1977), Nhà cửa của nông dân người Việt ở Trung du Bắc Bộ, Tạp chí Dân tộc học số 3. [5]. Nguyễn Khắc Tụng (1978), Nhà cửa các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Việt Nam. [6]. Lê Duẩn (1980), CM XHCN Việt Nam, Nxb Sự thật - Hà Nội, tập 3. [7]. Sổ tay về các dân tộc Việt Nam (1983), Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội. [8]. Bộ đội cần biết về các dân tộc ở biên giới phía Bắc (1983), Nxb Quân đội nhân dân - Hà Nội. [9]. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô (1984), Văn hoá Tày - Nùng, Nxb Văn hoá - Hà Nội [10]. Ngô Huy Quỳnh (1986), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng - Hà Nội. [11]. Trần Văn Tam (1990), Xây dựng nhà theo thuyết phong thuỷ, Nxb Văn hóa Thông tin, HN. SUMMARY HOUSE CONSTRUCTION PROGRESS OF TAY-NUNG ETHNIC IN DONG HY THAI NGUYEN Phan Dinh Thuan * College of Education - TNU Housing is a complex of living and culture activities of each ethnic population. It reflects the level of social - economic development, and reflects the trend of economic development, associated with the surrounding landscape and way of living of a minority group. House of the Nung people in Dong Hy district, Thai Nguyen province offers many features compared to other places, especially in the steps to build the house. Keywords: Nung ethnic, Dong Hy, New house, Culture, Ethnic * Tel: 0977040824; Email: Mickeychuyentn@gmail.com Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32424_35884_7820129634quatrinhxaydungnhacuanguoinubng_84_2052792.pdf