Qua một khảo sát gần đây, thử nhận xét về thái độ và nhu cầu của các nhóm chủ hộ gia đình nông thôn đối với việc lựa chọn trưởng thôn
Như vậy, nếu tách riêng từng nhóm một, chúng ta sẽ có người trưởng thôn được lựa chọn
theo nhu cầu và tiêu chuẩn của từng nhóm. Nhưng nếu gộp cả ba nhóm lại thì sẽ có một người
trưởng thôn đầy đủ hơn với đủ những phẩm chất mà cả ba nhóm yêu cầu. Trong thực tế khó có thể
có được một người trưởng thôn, người quản lý thoả mãn nhu cầu của tất cả các nhóm. Song chính
vì vậy mà sự lựa chọn này cần chú ý đến nhóm đại diện chủ yếu (nhóm xã hội định hướng cho sự
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn). Do đó việc bầu hay cử trưởng thôn là vấn đề cần phải cân
nhắc, xem xét. Bởi lẽ nếu thực hiện việc "phổ thông đầu phiếu" thì có thể nhóm kém phát triển
nhất như nhóm hộ thuần nông lại giành được đa số phiếu, bởi số lượng nhóm hộ này đông hơn.
Phải chăng việc bầu hay cử trưởng thôn cần có sự xem xét căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội,
văn hoá, nghề nghiệp của từng loại làng xã.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Qua một khảo sát gần đây, thử nhận xét về thái độ và nhu cầu của các nhóm chủ hộ gia đình nông thôn đối với việc lựa chọn trưởng thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua một khảo sát gần đây, thử nhận xét về thái độ và nhu
cầu của các nhóm chủ hộ gia đình nông thôn
đối với việc lựa chọn tr−ởng thôn
Phạm Liên Kết
I. Nhận xét và đánh gi ácủa các nhóm chủ hộ gia đình đối với tr−ởng thôn hiện nay
Khi tìm hiểu về nhận xét và đánh giá của các nhóm chủ hộ gia đình đối với tr−ởng thôn,
câu hỏi đ−ợc đặt ra là: Xin ông (bà) cho biết nhận xét và đánh giá của ông (bà) về những mặt tốt và
những mặt ch−a tốt của tr−ởng thôn hiện nay trong việc quản lý thôn ? Chúng tôi thu đ−ợc những
kết quả nh− sau:
ở nhóm hộ thuần nông có hai chủ hộ đã trên 60 tuổi, trình độ học vấn lớp 4/10 và một chủ
hộ 39 tuổi, trình độ học vấn lớp 7/10. Kinh tế của nhóm hộ này thuộc loại nghèo. ý kiến nhận xét
và đánh giá của họ về những mặt tốt và ch−a tốt của tr−ởng thôn trong việc quản lý thôn là khác
nhau. Chủ hộ 39 tuổi thiên về việc đánh giá những mặt tốt của tr−ởng thôn và nhận xét rằng:
Tr−ởng thôn có nhiều mặt tốt, ông ấy rất quan tâm đến dân làng nh− việc làm đ−ờng trong thôn,
xóm, việc giữ gìn trật tự trị an, giúp các gia đình hoà giải khi có mâu thuẫn, giải quyết công bằng
trong việc tranh chấp đất đai, ông ấy th−ờng hay giúp bà con những việc hiếu hỷ và đ−ợc nhiều
ng−ời quý mến. Chủ hộ tỏ ra là ng−ời biết rõ lai lịch của tr−ởng thôn nh−: tr−ởng thôn nguyên là
kỹ s− nông nghiệp, làm việc tại một viện nghiên cứu, nay về h−u, đ−ợc lãnh đạo xã chỉ định và
đ−ợc bầu làm tr−ởng thôn. Chủ hộ này không có ý kiến gì về những mặt ch−a tốt của tr−ởng thôn.
Còn hai chủ hộ đã trên 60 tuổi thì một ng−ời thiên về việc đánh giá những mặt ch−a tốt của
tr−ởng thôn. Ông ta nhận xét rằng tr−ởng thôn ít đ−ợc quần chúng tín nhiệm, cách giải quyết công
việc trong thôn không c−ơng quyết, nhất là việc làm đ−ờng trong thôn và những tranh chấp đất
đai. Chủ hộ này cũng tỏ ra am hiểu về lai lịch của tr−ởng thôn. Chủ hộ thứ ba thì lại có ý kiến
nhận xét chung hơn. Ông ta đánh giá những mặt tốt của tr−ởng thôn thông qua việc phân tích mối
quan hệ của tr−ởng thôn với hội đồng thôn và với chính quyền xã. Chủ hộ này nhấn mạnh đến cả
mặt tốt và ch−a tốt của tr−ởng thôn.
ở nhóm hộ chuyên tiểu thủ công nghiệp (làm gốm) có ba chủ hộ. Một ng−ời 62 tuổi có
trình độ học vấn lớp 4/10, hai ng−ời 42 tuổi và 50 tuổi có trình độ học vấn 7/10. Kinh tế của nhóm
hộ này thuộc loại trung bình. ý kiến nhận xét và đánh giá của họ về tr−ởng thôn là nh− sau: Hai
chủ hộ có độ tuổi 50 trở lên thì thiên về nhận xét những mặt ch−a tốt của tr−ởng thôn. Họ cho
rằng cách giải quyết của tr−ởng thôn về những mâu thuẫn giữa các hộ gia đình trong thôn là ch−a
công bằng, còn thiên vị và ch−a sâu sát với bà con, vì ông ấy là cán bộ thoát ly nay về h−u, do đó ít
am hiểu tình hình của thôn. Các chủ hộ này không có ý kiến nhận xét về những mặt tốt của
tr−ởng thôn.
Chủ hộ thứ ba (42 tuổi) thì lại thiên về việc đánh giá những mặt tốt của tr−ởng thôn - từ
những nhận xét về cá tính đến công việc và gia đình của tr−ởng thôn chủ hộ này đều đánh giá tốt
và đặc biệt nhấn mạnh đến sự tín nhiệm của dân trong thôn đối với tr−ởng thôn. Song chủ hộ này
cũng nhận xét thêm là: "Tr−ởng thôn chỉ có danh mà không có quyền" ý kiến này đã hàm chứa một
ý nghĩ mà chủ hộ không thể nói trực tiếp đ−ợc về mối quan hệ giữa tr−ởng thôn và bộ máy quản lý
hành chính cấp xã. Cũng nh− vai trò chức năng của tr−ởng thôn.
Nhóm hộ dịch vụ, buôn bán có độ tuổi từ 34-43 tuổi và có trình độ học vấn cao hơn hai
nhóm hộ trên (hai ng−ời có học vấn 7/10 và một ng−ời có học vấn 12/12). Kinh tế của nhóm hộ này
thuộc loại khá và giàu trong thôn.
ý kiến nhận xét và đánh giá của nhóm hộ này về những mặt tốt và ch−a tốt của tr−ởng
thôn là t−ơng đối giống nhau: Họ đánh giá chung hơn và th−ờng đ−a ra ý kiến nhận xét dựa trên
việc họ tiếp xúc với những khách hàng là ng−ời trong thôn trao đổi, bình luận, nhận xét về tr−ởng
thôn khi đến mua hàng mà nhóm hộ này nghe đ−ợc. Tuy vậy, họ cũng khẳng định tr−ởng thôn là
ng−ời có uy tín đối với c− dân trong thôn và nhận xét: "Tr−ởng thôn nh− vậy là đ−ợc". Riêng chủ hộ
43 tuổi thì cho rằng: vai trò của tr−ởng thôn là rất mờ nhạt.
II. Thái độ và nhu cầu của các nhóm chủ hộ gia đình đối với việc lựa chọn
tr−ởng thôn
Để có đ−ợc những thông tin do ng−ời trả lời cung cấp về thái độ và nhu cầu của họ đối với
việc lựa chọn tr−ởng thôn. Chúng tôi đ−a ra những câu hỏi nh− sau: Theo ông (bà) thì ng−ời
tr−ởng thôn cần phải có những phẩm chất gì ? Tr−ởng thôn có nhất thiết phải là ng−ời của thôn
không ? Tr−ởng thôn có nhất thiết phải là Đảng viên không ? Tr−ởng thôn có cần phải là ng−ời
làm kinh tế giỏi hay không ? Trong những phẩm chất của ng−ời tr−ởng thôn nh− ông (bà) đã nêu
phẩm chất nào là quan trọng nhất ? Và ngoài ra còn những câu hỏi về độ tuổi của tr−ởng thôn;
hoặc tr−ởng thôn hiện nay (đ−ơng chức) có phù hợp với yêu cầu quản lý của thôn không ?
Trả lời câu hỏi về những phẩm chất cần phải có ở ng−ời tr−ởng thôn: Nhóm chủ hộ gia
đình thuần nông nhấn mạnh đến tiêu chuẩn, đạo đức, sự liêm khiết, trung thực; chủ hộ 60 tuổi
còn cho rằng sự liêm khiết, trung thực đó là cái gốc của cán bộ. Bên cạnh đó là những tiêu chuẩn
nh− trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm và uy tín đối với nhân dân trong thôn. Chủ hộ 65 tuổi
cho rằng những phẩm chất cần phải có của tr−ởng thôn tr−ớc hết phải thể hiện đ−ợc ở trong gia
đình. Theo ông "ng−ời tr−ởng thôn có giải quyết tốt đ−ợc việc trong gia đình thì ra ngoài mới nói
đ−ợc".
Còn tiêu chuẩn: tr−ởng thôn có nhất thiết phải là ng−ời của thôn không ? Thì nhóm này
khẳng định dứt khoát rằng tr−ởng thôn phải là ng−ời của thôn mới am hiểu đ−ợc đời sống của các
hộ gia đình trong thôn, có nh− vậy cách giải quyết công việc mới sâu sát và phù hợp với thực tế.
Riêng tiêu chuẩn tr−ởng thôn có nhất thiết phải là Đảng viên không ? thì ý kiến lại khác nhau:
Nếu nh− chủ hộ 39 tuổi và chủ hộ 60 tuổi khẳng định rằng tr−ởng thôn cần phải là đảng viên vì lý
do tr−ởng thôn là đảng viên sẽ thuận lợi trong việc họp hành, phổ biến các nghị quyết, chủ tr−ơng,
chính sách của Đảng, thì chủ hộ 65 tuổi lại cho rằng tr−ởng thôn không nhất thiết phải là đảng
viên, chỉ cần làm việc tốt là đ−ợc.
Ngoài ra là những tiêu chuẩn nh− tr−ởng thôn có cần phải là ng−ời làm kinh tế giỏi hay
không ? Thì chủ hộ 60 tuổi cho rằng rất cần vì bây giờ là kinh tế thị tr−ờng, tr−ởng thôn cần phải
biết làm kinh tế để h−ớng dẫn bà con trong thôn; còn hai chủ hộ kia thì cho rằng không cần thiết
vì tr−ởng thôn không quản lý kinh tế.
Tiêu chuẩn về tuổi của tr−ởng thôn đối với nhóm này là không quan trọng vì theo họ:
ng−ời nhiều tuổi hay ít tuổi không phải là tiêu chuẩn để lựa chọn mà quan trọng là họ có năng lực
hay không ? Tuy nhiên họ cũng nhấn mạnh đến sự năng động của lớp trẻ. Nhóm này cũng cho
rằng: Trong tất cả những tiêu chuẩn của tr−ởng thôn: Tiêu chuẩn đạo đức, liêm khiết, trung thực
là quan trọng nhất và họ cho rằng tr−ởng thôn hiện nay là phù hợp (tuy thái độ của họ vẫn còn
l−ỡng lự khi trả lời câu hỏi này).
78
Cũng những câu hỏi trên đối với nhóm chủ hộ tiểu thủ công nghiệp thì tiêu chuẩn lựa
chọn của họ là nh− sau: Ng−ời tr−ởng thôn cần phải là ng−ời g−ơng mẫu đi sâu đi sát với đời sống
của bà con. Tr−ởng thôn cần phải có năng lực quản lý và có trình độ văn hoá (nh−ng không nhất
thiết phải có bằng đại học) ngoài ra cũng còn phải là ng−ời biết làm kinh tế giỏi, có đạo đức trong
sạch (chủ hộ 62 tuổi của nhóm này đ−a tiêu chuẩn đạo đức tốt lên hàng đầu và xem đó là tiêu
chuẩn quan trọng nhất) số còn lại cho rằng tiêu chuẩn năng lực quản lý là quan trọng hơn.
Trả lời câu hỏi: Tr−ởng thôn có nhất thiết phải là ng−ời của thôn không ? và có nhất thiết
phải là đảng viên không ? Nhóm này khẳng định dứt khoát tr−ởng thôn phải là ng−ời của thôn thì
mới am hiểu tâm t− nguyện vọng và đời sống của các gia đình trong thôn, và có nh− vậy tr−ởng
thôn mới giải quyết công việc có lý, có tình. Chủ hộ 62 tuổi còn quan niệm rằng: "Tr−ởng thôn là
ng−ời thay chức già làng ngày x−a nên cần phải là ng−ời của thôn mình...". Còn tiêu chuẩn đảng
viên đối với tr−ởng thôn thì ở nhóm này có 3 ý kiến khác nhau.
ý kiến thứ nhất (chủ hộ 42 tuổi) cho rằng tr−ởng thôn không cần phải là đảng viên miễn
là "chèo lái tốt các phong trào đi lên".
ý kiến thứ hai (chủ hộ 50 tuổi) khẳng định rằng: "Tr−ởng thôn nhất thiết phải đảng viên
bởi vì mỗi khi tr−ởng thôn làm không đúng thì chi bộ sẽ đ−a ra để phê phán, để góp ý kiến".
ý kiến thứ ba (chủ hộ 62 tuổi) thì cho rằng "Nếu tr−ởng thôn mà là đảng viên thì cũng tốt"
ý kiến này không khẳng định và tỏ ra l−ỡng lự khi trả lời.
Ngoài những tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn tr−ởng thôn cần phải làm kinh tế giỏi có hai ý
kiến khác nhau: Chủ hộ 42 tuổi cho rằng: "Tr−ởng thôn phải biết làm kinh tế giỏi thì mới nói đ−ợc
bà con và mới giúp đỡ đ−ợc bà con". Còn chủ hộ 50 tuổi và chủ hộ 62 tuổi thì cho rằng: tiêu chuẩn
đó là không cần thiết vì bây giờ đã khoán rồi, các gia đình phải tự lo và quản lý kinh tế thì do xã
làm rồi.
Tiêu chuẩn về tuổi của tr−ởng thôn; cách lựa chọn của nhóm này cũng khác nhau.
Chủ hộ 42 tuổi thì trả lời l−ỡng lự "nhiều tuổi hay ít tuổi còn tùy thuộc vào công việc yêu
cầu" ,nh−ng chủ hộ này tỏ ra nghiêng về sự lựa chọn ng−ời trẻ tuổi và năng động hơn.
Chủ hộ 50 tuổi thì lựa chọn tr−ởng thôn là ng−ời trung niên. Theo cách giải thích của chủ
hộ này thì ng−ời già th−ờng bảo thủ và ng−ời trẻ thì ít am hiểu.
Chủ hộ 62 tuổi thì lựa chọn ng−ời đã có tuổi (ng−ời nhiều tuổi) vì theo ông: "Các cháu trẻ
bây giờ ít có cháu có uy tín đối với c− dân trong thôn".
Nhóm này cũng cho rằng: Tr−ởng thôn hiện nay là phù hợp với yêu cầu quản lý thôn. Tuy
nhiên chủ hộ 50 tuổi còn trả lời một cách l−ỡng lự và cho rằng "Tr−ởng thôn hiện nay là cán bộ
nhà n−ớc mới về h−u sống ở nông thôn, cho nên ít am hiểu đời sống của c− dân trong thôn. Vì vậy
nên tìm một ng−ời đã sống ở đây từ lâu làm tr−ởng thôn".
Đối với nhóm dịch vụ buôn bán. Thì khi đặt câu hỏi: Tr−ởng thôn cần phải có những phẩm
chất gì ? Nhóm này cho rằng: Tr−ởng thôn phải là ng−ời làm kinh tế giỏi vì bây giờ là kinh tế thị
tr−ờng, nếu tr−ởng thôn không làm kinh tế giỏi thì dân ng−ời ta cũng sẽ không tin. Chủ hộ 43 tuổi
còn nhấn mạnh đến việc làm kinh tế giỏi là cần thiết và tiêu chuẩn này đ−ợc nói đến đầu tiên khi
hỏi về những phẩm chất cần phải có đối với tr−ởng thôn. Chủ hộ này cho rằng "Tr−ởng thôn phải
là ng−ời làm kinh tế giỏi thì mới am hiểu đ−ợc nỗi vất vả, khó khăn của những ng−ời làm kinh tế
trong thời buổi cơ chế thị tr−ờng; cũng nh− ông t−ớng phải qua chiến tr−ờng".
79
Nhóm này cũng cho rằng: Tr−ởng thôn phải là ng−ời có đạo đức, liêm khiết, g−ơng mẫu, có
uy tín với dân trong thôn, phải có trình độ, có nhiệt tình đối với công việc. Chủ hộ 43 tuổi còn nhấn
mạnh đến việc tr−ởng thôn phải là ng−ời giải quyết các công việc không thiên vị đối với những
ng−ời thân quen, họ hàng.
Trả lời cho những câu hỏi: Những phẩm chất nào cần phải có đối với một tr−ởng thôn ?
Thì cách trả lời của nhóm này là t−ơng đối thống nhất. Nh−ng khi hỏi về những tiêu chuẩn khác
nh− tr−ởng thôn có nhất thiết phải là ng−ời của thôn không ? Thì có hai ý kiến khác nhau:
ý kiến thứ nhất (chủ hộ 40 tuổi) cho rằng: Tr−ởng thôn không nhất thiết phải là ng−ời
trong thôn, miễn là có năng lực.
ý kiến thứ hai (chủ hộ 43 tuổi và chủ hộ 34 tuổi) thì khẳng định rằng: Đã là tr−ởng thôn,
nhất thiết phải là ng−ời trong thôn thì mới hiểu đ−ợc tình hình nội bộ trong thôn, hiểu đ−ợc cuộc
sống của các gia đình trong thôn. Chủ hộ 34 tuổi còn nhấn mạnh thêm: "Nếu là ng−ời của thôn
khác thì dù có giỏi, dân ở trong thôn ng−ời ta cũng không tin- vì vậy tr−ởng thôn phải là ng−ời của
thôn".
Riêng tiêu chuẩn tr−ởng thôn có nhất thiết phải là đảng viên không. Thì cách trả lời của
nhóm này là giống nhau: Họ cho rằng tr−ởng thôn không nhất thiết phải là đảng viên, miễn là có
khả năng làm việc tốt và đ−ợc dân tín nhiệm là đ−ợc.
Còn tiêu chuẩn về độ tuổi của tr−ởng thôn thì ở nhóm này cũng có hai ý kiến khác nhau.
ý kiến thứ nhất (chủ hộ 43 tuổi và chủ hộ 40 tuổi) thì cho rằng: Tuổi đối với tr−ởng thôn là
không quan trọng miễn là làm tốt công việc của ng−ời tr−ởng thôn nh−ng chủ hộ 43 tuổi còn nói
thêm: "Tuổi tác đối với tr−ởng thôn không quan trọng lắm; nh−ng không nên trẻ quá, vì trẻ nói
không ai nghe mà già quá thì không đổi mới".
ý kiến thứ hai (chủ hộ 34 tuổi) cho rằng: Tr−ởng thôn cần phải là ng−ời có tuổi, có kinh
nghiệm.
Nhóm họ này cũng có ý kiến khác nhau khi trả lời câu hỏi: Trong những tiêu chuẩn của
tr−ởng thôn thì tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất.
Chủ hộ 42 tuổi và 40 tuổi thì cho rằng tiêu chuẩn quan trọng nhất của tr−ởng thôn là phải
có đạo đức, liêm khiết, g−ơng mẫu và có học thức thì mới đ−ợc dân tín nhiệm.
Chủ hộ 34 tuổi thì cho rằng: Tiêu chuẩn quan trọng nhất của tr−ởng thôn là năng lực lãnh
đạo.
III. Một số điểm t−ơng đồng và khác biệt giữa các nhóm chủ hộ trong việc
nhận xét, đánh giá và lựa chọn tr−ởng thôn
Sự t−ơng đồng và khác biệt xã hội của các nhóm chủ hộ gia đình đ−ợc biểu hiện rõ nhất ở
sự khác biệt về nghề nghiệp. Vì vậy, chúng tôi dựa chủ yếu vào việc phân loại theo nghề nghiệp để
xem xét sự t−ơng đồng và khác biệt giữa các nhóm chủ hộ trong việc nhận xét, đánh giá và lựa
chọn tr−ởng thôn.
Điểm t−ơng đồng giữa các nhóm chủ hộ thuần nông, tiểu thủ công nghiệp và nhóm dịch vụ
- buôn bán khi nhận xét và đánh giá về tr−ởng thôn (đ−ơng chức) đ−ợc biểu hiện ở chỗ cả ba nhóm
đều có ý kiến đánh giá tốt về tr−ởng thôn, cũng nh− những mặt ch−a tốt của tr−ởng thôn. Tuy
nhiên, nhóm chủ hộ thuần nông và nhóm chủ hộ tiểu thủ công nghiệp, việc đánh giá những mặt
tốt và ch−a tốt của tr−ởng thôn là gần nhau hơn: ở hai nhóm này những ng−ời ít tuổi nhất trong
nhóm th−ờng thiên về việc đánh giá những mặt tốt của tr−ởng thôn; còn những ng−ời cao tuổi hơn
80
thiên về việc đánh giá những mặt ch−a tốt của tr−ởng thôn. Khi đánh giá những mặt tốt và ch−a
tốt của tr−ởng thôn, cả ba nhóm hộ này đều nhấn mạnh đến uy tín của tr−ởng thôn đối với c− dân
trong thôn, cũng nh− cách giải quyết các tranh chấp đất đai và những mâu thuẫn trong nội bộ các
gia đình, hoặc giữa các gia đình. Còn điểm khác biệt của các nhóm chủ hộ này khi nhận xét và
đánh giá tr−ởng thôn biểu hiện ở chỗ: Khi nhận xét về những mặt ch−a tốt của tr−ởng thôn. Nhóm
chủ hộ thuần nông nhấn mạnh đến tính không c−ơng quyết của tr−ởng thôn, cách giải quyết công
việc không dứt điểm. Nhóm chủ hộ tiểu thủ công nghiệp thì nhấn mạnh đến các mối quan hệ của
tr−ởng thôn với c− dân trong thôn. Họ cho rằng tr−ởng thôn giải quyết công việc ch−a công bằng,
còn thiên vị. Nhóm chủ hộ dịch vụ - buôn bán thì lại rất l−ỡng lự khi nhận xét và đánh giá về
tr−ởng thôn. Họ cho rằng họ ít tiếp xúc với tr−ởng thôn và bận làm ăn cho nên cũng không biết
nhiều về tr−ởng thôn.
Đó là một số điểm t−ơng đồng và khác biệt của các nhóm chủ hộ gia đình trong việc nhận
xét và đánh giá về tr−ởng thôn. Còn việc lựa chọn tr−ởng thôn thì điểm t−ơng đồng và khác biệt ở
các nhóm chủ hộ này đ−ợc biểu hiện nh− sau:
Khi hỏi về những phẩm chất mà ng−ời tr−ởng thôn cần phải có thì hầu hết các ý kiến đều
cho rằng tr−ởng thôn phải là ng−ời có đạo đức, liêm khiết, trung thực, phải có năng lực quản lý;
phải là ng−ời có uy tín đối với dân và biết làm kinh tế giỏi. Ngoài ra có sự thống nhất của các
nhóm chủ hộ trong việc khẳng định rằng: Tr−ởng thôn nhất thiết phải là ng−ời của thôn (chỉ có
một ý kiến cho rằng không nhất thiết nh− vậy; ý kiến này thuộc nhóm dịch vụ - buôn bán). Cách
trả lời của các nhóm chủ hộ này về tiêu chuẩn quan trọng nhất của ng−ời tr−ởng thôn cũng là
t−ơng đối giống nhau.
Song bên cạnh những điểm t−ơng đồng của các nhóm chủ hộ này đối với việc lựa chọn
tr−ởng thôn là sự khác biệt trong cách lựa chọn của họ. Nếu nh− nhóm chủ hộ thuần nông và chủ
hộ tiểu thủ công nghiệp nhấn mạnh đến tiêu chuẩn g−ơng mẫu, đi sâu đi sát với đời sống của các
hộ gia đình, thì nhóm chủ hộ dịch vụ - buôn bán lại nhấn mạnh đến năng lực quản lý. Nếu nh−
nhóm chủ hộ thuần nông và nhóm chủ hộ tiểu thủ công nghiệp khẳng định sự cần thiết của tiêu
chuẩn đảng viên đối với tr−ởng thôn thì nhóm chủ hộ dịch vụ - buôn bán cho rằng không cần thiết.
Nh− vậy, nếu tách riêng từng nhóm một, chúng ta sẽ có ng−ời tr−ởng thôn đ−ợc lựa chọn
theo nhu cầu và tiêu chuẩn của từng nhóm. Nh−ng nếu gộp cả ba nhóm lại thì sẽ có một ng−ời
tr−ởng thôn đầy đủ hơn với đủ những phẩm chất mà cả ba nhóm yêu cầu. Trong thực tế khó có thể
có đ−ợc một ng−ời tr−ởng thôn, ng−ời quản lý thoả mãn nhu cầu của tất cả các nhóm. Song chính
vì vậy mà sự lựa chọn này cần chú ý đến nhóm đại diện chủ yếu (nhóm xã hội định h−ớng cho sự
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn). Do đó việc bầu hay cử tr−ởng thôn là vấn đề cần phải cân
nhắc, xem xét. Bởi lẽ nếu thực hiện việc "phổ thông đầu phiếu" thì có thể nhóm kém phát triển
nhất nh− nhóm hộ thuần nông lại giành đ−ợc đa số phiếu, bởi số l−ợng nhóm hộ này đông hơn.
Phải chăng việc bầu hay cử tr−ởng thôn cần có sự xem xét căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội,
văn hoá, nghề nghiệp của từng loại làng xã.
81
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qua_mot_khao_sat_gan_day_thu_nhan_xet_ve_thai_do_va_nhu_cau.pdf