Phương pháp dạy học của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Hoa Phượng

3. KẾT LUẬN Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị trong giáo dục của nhân loại đã được thời gian khẳng định là điều cần phải làm. Trong đó, việc kế thừa những giá trị về mặt phương pháp dạy và học, những tinh hoa về mặt nội dung từ những quan điểm giáo dục của Khổng Tử cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và phát triển với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường hiện nay, cùng với việc giáo dục tri thức thì việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân cách, đạo lý làm người càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo con người. Coi phát triển giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu như trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI đã khẳng định: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế” góp phần chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Hoa Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 134-141 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG Trường Đại học Khoa Học – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục của Khổng Tử - một vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mặc dù bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử, song những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đặc biệt là cách thức dạy học của ông vẫn mang nhiều giá trị tích cực. Tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử, nhất là về phương pháp dạy học sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nho giáo theo chân người Hán du nhập vào nước ta từ đầu Công nguyên cho đến năm 1919 khi chế độ giáo dục khoa cử nho học bị xoá bỏ và đặc biệt là khi cách mạng dân tộc dân chủ năm 1945 toàn thắng bởi sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, xoá bỏ chế độ thực dân nửa phong kiến thì Nho giáo mới được giải thể. Tuy nhiên, cũng như mọi hiện tượng văn hoá khác, Nho giáo chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của Việt nam cho nên mặc dù địa vị quan phương chính thống không còn nhưng Nho giáo vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng khá sâu sắc trên phương diện tôn giáo, triết học và cả tinh thần nhân văn trong đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Khổng Tử (551- 479 tr. CN) - người sáng lập ra Nho giáo. Ông là một tấm gương về nhân cách đạo đức của một người thầy, được người đời tôn xưng là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Là nhà giáo dục lớn của nhân loại, ông đã để lại nhiều phương pháp dạy học mà cho đến ngày nay vẫn còn những giá trị về mặt thực tiễn hết sức sâu sắc, mặc dù Khổng Tử không hề dùng ngôn từ “phương pháp dạy học” để chỉ cách thức dạy học của mình. Quang Đạm, khi nghiên cứu về Nho giáo đã cho rằng: “Chính người xưa không nói đến những điều đó một cách có hệ thống, thành lý luận rõ ràng. Chẳng hạn, vấn đề phương pháp luận có được Khổng Mạnh nói riêng và các học giả, các triết gia của Hán học cổ đại nêu lên bao giờ đâu. Nhưng qua những lời phát biểu, những câu ghi chép rời rạc trong sách này hay sách khác mà tìm hiểu cách học, cách dạy của những nhà học thuật và những nhà giáo dục chúng ta có thể tự giải đáp vấn đề ấy” [1, tr. 401]. Vấn đề phương pháp dạy học cũng vậy, qua việc nghiên cứu cách dạy của các bậc đại Nho, đi sâu tìm hiểu những con người “học không biết chán, dạy không biết mỏi” ấy, chúng ta có thể khái PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ... 135 quát thành một số phương pháp cơ bản mà ngày nay vẫn còn ý nghĩa vận dụng góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta. 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Phương pháp hỏi - đáp Nếu xét về tần xuất sử dụng thì phương pháp hỏi - đáp được Khổng Tử sử dụng nhiều nhất để giảng dạy cho các đệ tử của mình. Mặc dù, các ông không dùng từ “phương pháp dạy học” hay tên gọi “phương pháp vấn đáp” hoặc “phương pháp đàm thoại” như ngày nay nhưng hầu như toàn bộ sách Luận ngữ đã ghi lại sự đối đáp giữa thầy và trò Khổng Tử. Ông thường đặt ra câu hỏi hoặc nêu ra một vấn đề để học trò trả lời hoặc ngược lại, các môn đệ của ông nêu câu hỏi để được nghe ý kiến của thầy. Thậm chí các đệ tử tranh luận với nhau và với cả thầy, thẩm vấn thật kỹ để qua đó lĩnh hội nội dung cần trao đổi. Chẳng hạn, khi Phàn Trì hỏi về đức “nhân”, Khổng Tử đáp: “Nhân là thương người”. Hỏi về “trí”, Ngài đáp: “Trí là biết người”. Ông Phàn Trì chưa hiểu thấu. Đức Khổng Tử giải đáp rằng: “Cử người chính trực, bỏ kẻ cong vạy; với phương pháp ấy, người ta có thể khiến kẻ cong vạy hóa ra chính trực”. Phàn Trì lui ra, đến viếng ông Tử Hạ, nói rằng: “Trước đây, tôi có viếng thầy mà hỏi về trí. Thầy đáp: Cử người chính trực, bỏ kẻ cong vạy; với phương pháp ấy, người ta có thể khiến kẻ cong vạy hóa ra chính trực. Thầy nói vậy có ý nghĩa gì? Ông Tử Hạ đáp rằng: “Lời nói ấy nghĩa lý rộng thay! Kìa vua Thuấn khi có thiên hạ tức là ở ngôi thiên tử, thì ngài tuyển chọn trong dân chúng, cử dùng ông Cao Dao; những kẻ bất nhân đều tránh xa. Kế vua Thành Thang khi lên ngôi thiên tử, thì ngài tuyển chọn trong dân chúng, cử dùng ông Y Doãn; những kẻ bất nhân đều tránh xa” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 21). Rõ ràng với sự chất vấn bằng hình thức hỏi - đáp giữa thầy và trò, giữa trò và trò, người học lĩnh hội được tri thức. Phương pháp này có nét tích cực mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, đó chính là sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò rất lớn. Chính sự tương tác đó đã giúp cho người học dễ tiếp thu tri thức, phát huy được tính tích cực, chủ động của người học trước các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời người dạy có thể nắm bắt được khả năng nhận thức của người học. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều giá trị tích cực, song khi nghiên cứu sách Luận ngữ, ta thấy hầu như vai trò của người thầy vẫn là chủ đạo trong quá trình dạy học, còn vai trò chủ động của học trò vẫn còn mờ nhạt. Ngày nay, tiếp thu và vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục của Khổng Tử, người thầy phải lấy học sinh làm trung tâm, phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì trước hết người thầy phải làm tốt vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dạy học. 2. Phương pháp gợi mở Gắn với phương pháp hỏi - đáp, trong quá trình dạy học, Khổng Tử thường sử dụng phương pháp gợi mở và xem đó là cách thức để dẫn dắt người học đến với chân lý. Có thể nói, dù đã cách xa hiện tại hơn 25 thế kỷ, nhưng cách giáo hóa của Khổng Tử vẫn gần gũi, đầy sáng tạo mà ngày nay nền giáo dục hiện đại vẫn hướng đến nhằm khơi dậy NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG 136 sự nỗ lực, tự giác, chủ động của con người. Trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học trò, Khổng Tử đòi hỏi cao về sự tự giác, coi trọng nội lực ở bản thân con người, tính tích cực, chủ động của chủ thể. Khi giảng dạy cho học trò, Khổng Tử thường “chỉ gợi lên một mối rồi để người ta tự mình phải suy nghĩ ra mà hiểu lấy” [2, tr. 99]. Ông thường khuyến khích các đệ tử tư duy một cách độc lập, mạnh dạn nêu ý kiến. Theo Khổng Tử, sự thông đạt không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình học tập tích cực, tư duy sáng tạo. Khổng Tử cho rằng: “Học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng được thông minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học, thì lòng dạ chẳng yên ổn” (Học nhi bất tư, tắc võng, tư nhi bất học, tắc đãi - Luận ngữ, Vi Chính, 15). Khổng Tử hết sức bất bình đối với những học trò lười suy nghĩ, không chịu động não. Ông nói rằng: “Người nào chẳng ra công tìm tòi, như làm việc chi, chẳng tự hỏi: tôi phải làm cách nào? tôi phải làm sao? Người như vậy, ta cũng chẳng có cách gì mà chỉ bảo cho được” (Luận ngữ, Vệ Linh Công, 15). Khổng Tử luôn khuyến khích học trò phải biết suy nghĩ sâu sắc, tìm tòi cho sáng tỏ. Nếu học trò chưa khao khát muốn biết, chưa hổ thẹn vì không biết thì ông chưa dạy bảo. Khi học trò nôn nóng muốn học thì ông lại tùy tính cách và khả năng của từng người mà có phương pháp riêng. Rõ ràng, Khổng Tử luôn chú trọng đến sự nỗ lực, tính tích cực, tự giác của người học. Cách dạy của ông không gò bó, mà cốt ở sự chỉ dẫn, gợi ý cho người học để phát huy tính tích cực, tự giác của học trò. Thông qua sự gợi mở của người thầy, người học tự khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức mà thầy truyền đạt cho. Phương pháp này ngày nay vẫn được đánh giá cao không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển ở phương Đông lẫn phương Tây. 2. Phương pháp nêu gương Nêu gương là một phương pháp được Khổng Tử đặc biệt chú trọng nhằm để giáo hóa cho các môn đồ, ông sử dụng phương pháp này như là một công cụ giáo hóa tích cực nhất. Điều đó được phản ánh trong các buổi đàm đạo về chính sự với quan lại triều đình và những lời khuyên dành cho học trò. Ông thường thường lấy gương tốt người xưa làm “thông giám”, lấy nhân cách của các bậc thánh hiền để khai mở cho học trò, bởi những tấm gương có giá trị hơn cả những bài thuyết giảng. Nếu đối sánh với giáo dục hiện đại, chúng ta không thể tìm ra sự luận giải của Khổng Tử về “phương pháp nêu gương”. Tuy nhiên, từ sự nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử qua các tài liệu, chúng ta có thể thấy rõ ông đã sử dụng hiệu quả phương pháp này như thế nào. Bản thân ông là một người thầy mẫu mực, một tấm gương về nhân cách đạo đức cũng như tinh thần dạy - học cho người học noi theo. Ông cho rằng: “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học tập mà không chán, dạy người mà không thấy mệt). Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức giáo dục của người xưa. Trong giáo dục đạo đức, Bác rất coi trọng nguyên tắc “nêu gương”. Bác thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” [3, tr. 644]. Bác cho rằng, việc nêu gương đạo đức tác dụng giáo dục quần chúng rất cao, chính vì vậy mà Bác đã phát động phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng trong toàn xã hội - phong trào “Người tốt, việc tốt”. Theo Bác, việc nêu gương “Người PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ... 137 tốt, việc tốt” sẽ có tác dụng giáo dục đạo đức rất lớn. Qua đó, mỗi người đều tự nhận thấy mình có thể noi theo gương tốt và làm việc tốt để trở thành người có ích cho xã hội. Bác căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [4, tr. 558]. Vận dụng quan điểm giáo dục của Khổng Tử và tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà giáo dục ngày nay vẫn sử dụng phương pháp nêu gương để giáo huấn học trò, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học trò rất có hiệu quả... đồng thời bản thân người thầy giáo phải thực hiện tốt cuộc vận động của ngành giáo dục: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 3. Phương pháp dẫn luận Phương pháp dẫn luận được sử dụng khá nhiều trong các bài giảng của Khổng Tử. Thông qua những câu nói ngắn gọn, súc tích được lưu truyền có ý nghĩa giáo dục, được coi như chuẩn tắc sống và hoạt động của con người, Khổng Tử thường trích dẫn những câu cổ ngữ để giảng dạy cho các đệ tử. Trong Luận ngữ có một số câu châm ngôn có từ thời trước, nhiều câu bắt đầu với “Tử viết: Khổng Tử nói”, nhưng thực ra là thu thập từ truyền thống truyền khẩu mà Khổng Tử áp dụng khi giảng dạy học trò. Chẳng hạn: “Tử viết: Học nhi bất tư, tắc võng; tư nhi bất học, tắc đãi” (Khổng Tử nói: Học mà không suy nghĩ ắt mờ tối, suy nghĩ mà không học hỏi ắt mỏi mệt - Luận ngữ, Vi chính, 15); hay “Tử viết: Xảo ngôn, lệch sắc, tiển hỹ nhân” (Khổng Tử nói: Khéo mồm khéo miệng, mặt mũi tươi tỉnh, người như thế ít có nhân - Luận ngữ, Học nhi, 3). Khổng Tử cũng thường mượn nội dung những câu chuyện để răn dạy, hoặc thông qua cách cư xử, lời nói của thánh nhân hoặc của bản thân ông để gián tiếp giáo dục cách cư xử cho học trò. Chẳng hạn như: Một hôm, từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử hỏi: “Có ai bị thương không?” (Luận Ngữ, Hương đảng, 12), ông không hề hỏi về ngựa mà chỉ hỏi đến người dù một con ngựa thời đó có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ. Khổng Tử không quan tâm đến vật chất mà thể hiện sự quan tâm lớn nhất đến con người. Qua đó, không cần dạy trực tiếp nhưng học trò của ông có thể suy nghĩ và định hình về lối sống đạo đức của mình. Dẫn luận những câu chuyện hoặc trích dẫn kinh điển, lời dạy của thánh nhân để dạy học trò, qua đó Khổng Tử đã giúp người học tự nhận thức, tự suy luận ra vấn đề vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Phương pháp này ngày nay vẫn được sử dụng khá phổ biến trong quá trình giáo dục bởi những giá trị, ưu điểm của nó. 4. Phương pháp ôn cũ biết mới Khổng Tử khẳng định rằng: “Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người ấy có thể làm thầy thiên hạ đó” (Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư kỹ - Luận ngữ, Vi chính, 11). Theo đó, Khổng Tử muốn nói đến tầm quan trọng của việc học và ôn tập. Điều quan trọng hơn cả, ôn tập không chỉ để củng cố kiến thức mà còn biết thêm cái mới. Học tập là để hiểu biết cái hiện chưa biết, cũng tức là hiểu NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG 138 biết cái còn mới lạ đối với mình để nắm bắt cái mới lạ đó. Đây thực sự là phương pháp dạy học phổ biến, bổ ích, thiết thực và đúng đắn. Trong quan niệm của Khổng Tử thì phương pháp “ôn cố nhi tri tân” có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với đạo, đạo trị nước, đạo tu thân, đối với cương thường luân lý, đối với cuộc sống nói chung, cái gì cũng có khuôn vàng, thước ngọc; cho nên, muốn tu thân, tề gia, trị quốc, làm cho thiên hạ trở nên hữu đạo thì phải luôn giữ gìn, thực hiện cho đúng đạo của Thánh vương thuở xưa, phải “ôn cố” cho rộng, cho nhiều, cho sâu. “Ôn cố nhi tri tân” theo Khổng Tử là ôn lại cái cũ xưa để biết cái mới ngày nay và ngày sau. Theo Quang Đạm thì “nhiều nhà giáo dục và khoa học tiến bộ ở nước ta và ở nhiều nước khác vận dụng luận điểm ôn cố nhi tri tân thành một phương pháp học tập và nghiên cứu nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai” [5, tr.434]. Trong quá khứ, mọi mặt của đời sống đều có những thành tựu đã đạt đỉnh cao, thông thường là do các vua, các thánh để lại. Khổng Tử là người “học không biết chán, dạy đời không biết mỏi” (“Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” - Luận ngữ, Thuật Nhi, 33). Người đã ôn thật kỹ mọi kiến thức cũ từ thời thánh cổ, diễn đạt và ghi chép rõ ràng, từ đó nhạy bén tìm ra cái mới trong đạo lý của mỗi vị thánh hiền rồi gộp lại những thành quả ấy để đời sau kế thừaVới việc san định tức là sắp xếp, lựa chọn, chỉnh lý những thành tựu lớn của các đấng “tiên vương”, “tiên thánh” ngày xưa, với nguyên tắc “thuật nhi bất tác” Khổng Tử mong muốn “thuật cho đúng cái cổ”, bởi đó là cái đã đạt đến đỉnh cao về mọi mặt, là những cái mới ban đầu tuyệt vời mà tiên thánh đã đặt ra mà “con cháu và các thế hệ môn đệ đời sau không thể làm gì hơn những công việc ôn cũ cho kỹ, tập thành cho dù và “thuật” cho đúng để tìm lại cái mới” [5, tr. 438]. Khổng Tử rất lo người học không biết hướng vào quá khứ mà “ôn cố” để tìm lại những đỉnh cao cần đạt tới. Đây cũng là vấn đề mà những nhà giáo dục ngày nay vẫn trăn trở, nhất là khi thế hệ trẻ đang sống trong thế giới hiện đại với sự ảnh hưởng nhiều mặt của nó. Thế nên, vấn đề giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo... cho thế hệ trẻ là không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu “ôn cố nhi tri tân” với nguyên tắc “thuật nhi bất tác” thì không chừng sẽ dẫn đến lối học vẹt, thụ động, thiếu sáng tạo. Nếu “ôn cổ” theo kiểu thuộc lòng mọi câu chữ của “cổ nhân”, thuật lại, lặp lại, làm y nguyên lại mà “bất tác” không sáng tạo, không làm ra cái mới và việc quá đề cao “ôn cố nhi tri tân” một cách phiến diện, một chiều sẽ tạo nên sự trì trệ, bảo thủ trong quá trình giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động tinh thần nói chung. Điều đó khó có thể chấp nhận trong nền giáo dục hiện đại ngày nay. Mặt khác, nếu biết vận dụng, biết ôn lại, thuật lại cái thành quả, cái đúng, cái hay của người xưa với tinh thần nhạy bén dò tìm chân lý để “tri tân” thì lại khác, có thể đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. 6. Phương pháp gắn lý thuyết với thực nghiệm Nghiên cứu cách thức dạy học của rằng Khổng Tử, chúng ta thấy ông luôn chú trọng mở mang trí tuệ và trau dồi đạo đức, gắn việc học với thực hành và vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành trong PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ... 139 dạy học được gọi là “Học nhi thời tập chi”, nghĩa là học lý thuyết phải luôn luôn thực nghiệm (Luận ngữ, Học nhi, 1). Đối với Khổng Tử, ông không chỉ lưu ý học trò của mình phải nhớ những gì đã học mà ông đòi hỏi học trò phải đào sâu suy nghĩ, phán đoán và thực hành. Từ học đến biết phải có sự thể nghiệm trên thực tế, từ biết đến làm cho thành thạo phải thực nghiệm trong ứng dụng. Cho nên học lý thuyết không thể tách khỏi thực nghiệm. Đây thực sự là một đề xuất mang tính thực tiễn, một phương pháp có giá trị cao của phương pháp giáo dục của Nho giáo. Theo Khổng Tử, việc học không chỉ có mục đích hoàn thiện nhân cách, mà giáo dục chú trọng vào việc dưỡng thành nhân cách để ứng dụng vào cuộc sống, cho nên không giới hạn ở góc độ sinh hoạt văn chương mà còn chú trọng phương diện sinh hoạt hành vi, cho nên không thể không coi trọng “khâu hành”. Điều quan trọng là phải biết nghe nhiều, học nhiều, biết được điều hay để học, thấy được điều dở để tránh, nghĩa là phải chú ý đến thực hành và vận dụng trong quá trình học tập. Ông dạy rằng: “Tam nhân hành, tất hữu ngả sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện giả nhi cải chi” - Luận ngữ, Thuật nhi, 21). Phương pháp gắn lý thuyết với thực nghiệm hay còn gọi là phương pháp học đi đôi với hành thực sự là một trong những phương pháp dạy học có giá trị và mang tính thời sự. Tưởng chừng phương pháp này chỉ xuất hiện trong giáo dục hiện đại gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhưng kỳ thực nó đã được Khổng Tử sử dụng hàng nghìn năm trước và coi đó là phương pháp khá quan trọng để định hướng học trò của mình trong quá trình học tập. 6. Phương pháp gợi mở Dù đã cách xa hiện tại hơn 2500 năm, nhưng cách giáo hóa của Khổng Tử vẫn gần gũi, đầy sáng tạo mà ngày nay nền giáo dục hiện đại vẫn hướng đến nhằm khơi dậy sự nỗ lực, tự giác, chủ động của con người. Trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học trò, Khổng Tử đòi hỏi cao về sự tự giác, coi trọng nội lực ở bản thân con người, tính tích cực, chủ động của chủ thể. Cách dạy của ông không phải lúc nào cũng gò bó trong khuôn khổ mà thường diễn ra những cuộc trao đổi, thảo luận thậm chí tranh cãi. Khi giảng dạy cho học trò, Khổng Tử thường “chỉ gợi lên một mối rồi để người ta tự mình phải suy nghĩ ra mà hiểu lấy” [2, tr. 99]. Ông thường khuyến khích các đệ tử tư duy một cách độc lập, mạnh dạn nêu ý kiến. Theo Khổng Tử, sự thông đạt không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình học tập tích cực, tư duy sáng tạo. Khổng Tử cho rằng: “Học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng được thông minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học, thì lòng dạ chẳng yên ổn” (Học nhi bất tư, tắc võng, tư nhi bất học, tắc đãi - Luận ngữ, Vi Chính, 15). Khổng Tử hết sức bất bình đối với những học trò lười suy nghĩ, không chịu động não. Ông nói rằng: “Người nào chẳng ra công tìm tòi, như làm việc chi, chẳng tự hỏi: tôi phải làm cách nào? tôi phải làm sao? Người như vậy, ta cũng chẳng có cách gì mà chỉ bảo cho được” (Luận ngữ, Vệ Linh Công, 15). Khổng Tử luôn khuyến khích học trò phải biết suy nghĩ sâu sắc, tìm tòi cho sáng tỏ. Nếu học trò chưa khao khát muốn biết, chưa hổ thẹn vì không biết thì ông chưa dạy bảo. NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG 140 Khi học trò nôn nóng muốn học thì ông lại tùy tính cách và khả năng của từng người mà có phương pháp riêng. Rõ ràng, Khổng Tử luôn chú trọng đến sự nỗ lực, tính tích cực, tự giác của người học. Cách dạy của ông không gò bó, mà cốt ở sự chỉ dẫn, gợi ý cho người học để phát huy tính tích cực, tự giác của học trò. Thông qua sự gợi mở của người thầy, người học tự khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức mà thầy truyền đạt cho. Phương pháp này ngày nay vẫn được đánh giá cao không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển ở phương Đông lẫn phương Tây. Phải khẳng định rằng, phương pháp giáo dục của Khổng Tử có nhiều điểm tiến bộ và hợp lý. Ông đã nêu ra hàng loạt cách thức dạy học tích cực được nhiều nhà giáo sau này kế thừa và phát triển. Điều đó đã được chứng minh bởi sự vận dụng và phát huy những giá trị tích cực của nó trong nền giáo dục hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, cách thức giáo hóa con người Khổng Tử, mặc dù đã chú trọng khai thác tính tích cực, sự nỗ lực và cố gắng phát huy khả năng của người học, song hầu như vai trò của người thầy vẫn là chủ đạo trong quá trình dạy học, còn vai trò chủ động của học trò vẫn còn mờ nhạt. Một số phương pháp giáo dục được coi là tích cực thời bấy giờ hiện nay nếu không biết vận dụng sáng tạo sẽ dẫn đến sai lầm, quá trình dạy học sẽ không có hiệu quả thậm chí hiệu quả ngược lại. Mặc dù bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử, song những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn mang nhiều giá trị tích cực không chỉ so với đương thời mà còn được vận dụng trong nền giáo dục hiện đại không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước phương Đông, nhất là những giá trị về mặt phương pháp giáo dục. 3. KẾT LUẬN Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị trong giáo dục của nhân loại đã được thời gian khẳng định là điều cần phải làm. Trong đó, việc kế thừa những giá trị về mặt phương pháp dạy và học, những tinh hoa về mặt nội dung từ những quan điểm giáo dục của Khổng Tử cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và phát triển với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường hiện nay, cùng với việc giáo dục tri thức thì việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân cách, đạo lý làm người càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo con người. Coi phát triển giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu như trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI đã khẳng định: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế” góp phần chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ... 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quang Đạm (1999). Nho giáo xưa và nay. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [2] Trần Trọng Kim (1971). Nho giáo, tập thượng, NXB Bộ Giáo dục - Trung tâm học liệu. [3] Hồ Chí Minh (2002). Toàn tập (Tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2002). Toàn tập (Tập 12), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Quang Đạm (1999). Nho giáo xưa và nay, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Title: TEACHING METHOD OF KHONG TU AND ITS SIGNIFICANCE IN THE INNOVATION OF TEACHING METHODS IN VIETNAM TODAY Abstract: The article focuses on the teaching methods of Khong Tu – a thing that many researchers are still interested until now. Although limited by historical conditions, Khong Tu’s education ideas, especially his teaching methods still have many positive values. Researching, inheriting and applying creatively the values in the educational points of Khong Tu, especially the teaching methods contributed to the innovation of education in our country today. ThS. NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG Trường Đại học Khoa Học – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_97_nguyenthihoaphuong_19_nguyen_thi_hoa_phuong_3293_2020918.pdf
Tài liệu liên quan