Phục hồi văn hoá truyền thống ở nông thôn - Mấy vấn đề cần quan tâm

Đặc biệt đối với nông thôn, nơi 80% dân số của các nước sống ở đó, nhà nước không chỉ thực hiện các chính sách phát triển kinh tế mà do trình độ dân trí nhìn chung là còn rất thấp, do nông thôn là nơi lưu giữ và tàng chứa nhiều truyền thống văn hóa cổ truyền của dâ tộc, nên theo chúng tôi, nhà nước và cấp cấp chính quyền cần sớm ban hành và thực thi một hệ thống chính sách phát triển văn hóa – xã hội mới phù hợp với thực tiễn đổi mới. Những chính sách về văn hóa – xã hội này sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của đời sống văn hóa – xã hội nông thôn. Và trên cơ sở những chính sách văn hóa – xã hội mới này các cấp chính quyền sẽ quản lý, kiểm soát và điều chỉnh các quá trình vận động và phát triển đời sống văn hóa – tinh thần của xã hội nông thôn trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Thực trạng sự phục hồi văn hóa truyền thống ở nông thôn và những vấn đề bức xúc đặt ra thời gian qua cho thấy chúng ta chưa có một hệ thống chính sách văn hóa – xã hội mới phù hợp ở nông thôn. Do đó, việc ban hành một hệ thống chính sách nhằm phát triển văn hóa – xã hội nông thôn phù hợp với tình hình hiện nay đang là một đòi hỏi hết sức cấp thiết.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phục hồi văn hoá truyền thống ở nông thôn - Mấy vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diễn đàn..... Xã hội học, số 3 - 1997 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 88 Phục hồi văn hoá truyền thống ở nông thôn - mấy vấn đề cần quan tâm. NGUYỄN LINH KHIẾU Sự tăng trưởng với tốc độ cao của kinh tế, dân chủ hoá các quan hệ xã hội và xã hội hoá các quan hệ gia đình là những thành tựu hết sức quan trọng của mười năm đổi mới ở nông thôn nước ta. Thế nhưng ở nông thôn, cùng với công cuộc đổi mới là sự phục hổi các quan hệ, các phương thức sinh hoạt văn hoá tinh thần truyền thống. Quá trình phục hồi văn hoá truyền thống ở nông thôn, một mặt, là động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy sự phat triển của kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác, cũng đang đặt ra những vấn đề xã hội bức xúc, những thách thức mới đối với tương lai của nông thôn. Bài viết này chỉ đề cập tới sự tác động tiêu cực của một số nhân tố trong sự phục hồi văn hoá truyền thống đối với gia đình và đời sống xã hội ở nông thôn. 1. Lễ hội và các sinh hoạt văn hoá truyền thống. Khi trả nông thôn trở về trạng thái phát triển với mạch vận động tự nhiên vốn có của nó, chỉ một thời gian ngắn ta thấy, các quan hệ làng họ, tín ngưỡng cổ truyền và phương thức sinh hoạt văn hoá – tinh thần truyền thống nhanh chóng hiện hữu một cách vô cùng phong phú và sinh động, Sự phục hồi lễ hội truyền thống là một nét nổi bật. Lễ hội truyền thống ở nông thôn, bên cạnh sự tác động tích cực đến đời sống văn hoá – tinh thần của người nông dân cũng đang đặt ra một số vấn đề cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc khách quan. Đằng sau không khí hội hè đình đám tưng bừng là không ít những tâm sự băn khoăn day dứt. Lễ hội truyền thống bao giờ cũng gắn liền với những cơ sở vật chất (trung tâm văn hoá vật chất) - tạm gọi là công trình văn hoá cộng đồng – như đình, đền, chùa, miếu hay nhà thờ Thế nhưng, như ta biết, mấy chục năm tập thể hoá ở nông thôn, trừ nhà thờ (Thiên Chúa giáo) và chùa (Phật giáo), còn hầu như đa số các công trình văn hoá cộng đồng của các lễ hội truyền thống hoặc bị phá dỡ hoặc đã trở nên hoang phế mục nát. Do đó, khi phục hồi lễ hội truyền thống thì một vấn đề cấp bách đặt ra là phải nhanh chóng xây dựng hay tu tạo lại các công trình văn hoá cộng đồng vốn có từ xưa. Và thực tế, vật tư, nhân lực, và kinh phí để thực hiện công cuộc tái thiết này được thu hút từ hai nguồn chính: Thứ nhất, nếu công trình văn hoá cộng đồng nào trước đây khi tập thể hoá đã phá dỡ để lấy vật tư, nguyên vật liệu xây dựng các công trình của tập thể như nhà kho, sân phơi, nhà văn hoá, hội trường hay trại chăn nuôi tập thể thì nay dân sở tại nhất tề đòi chính quyền phải đền bù lại, nhiều nơi dân tự ý phá dỡ các công trình tập thể trước đây được xây dựng bởi vật tư lấy từ các công trình văn hoá cộng đồng. Xu hướng tự phát này ở không ít nơi đã tạo nên mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân, đã gây nên không khí căng thẳng và bất ổn trong đời sống xã hội nông thôn. Hiện tượng này chúng ta gặp khá phổ biến ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thời gian qua. Nguyễn Linh Khiếu Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 89 Thứ hai, nguồn kinh phí và nhân lực xây dựng các công trình văn hoá cộng đồng cơ bản được quyên góp từ nhân dân. Sự quyên góp ở đây về hình thức là tự nguyện, nhưng lại có rất nhiều áp lực vô hình buộc các gia đình nông thôn phải đóng góp đầy đủ. Số liệu khảo sát thực tế cho thấy, những nơi phải xây dựng lại mới các công trình văn hoá cộng đồng này mỗi gia đình phải quyên góp từ 100 đến 300 ngàn đồng; những nơi chỉ phải tu tạo, sửa sang lại mỗi gia đình cũng phải đóng góp từ 50 đến 100 ngàn đồng. Ngoài quyên góp tiền mặt, nhiều nơi còn huy động nhân dân đóng góp thóc gạo, gạch ngói, gỗ và lao động tự nguyện. Bên cạnh sự đóng góp xây dựng các công trình văn hoá cộng đồng làng xã (đền, chùa, đình), các gia đình nông thôn còn phải đóng góp xây dựng và tu tạo các công trình văn hoá của thôn xóm và dòng họ như miếu, phủ, từ đường và xây mộ Và, cuối cùng mới là đóng góp tiền để tổ chức các loại lễ hội truyền thống, cúng tế miếu phủ và giỗ họ. Qua khảo sát ở một số địa phương chúng tôi nhận thấy, nhiều làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ, vào thời điểm cao trào của sự phục hồi các công trình văn hoá cộng đồng và tổ chức tưng bừng các lễ hội truyền thống, trung bình mỗi gia đình nông thôn phải đóng góp từ 200 đến 500 ngàn đồng. Số tiền này so với người dân thành phố và người giầu thì thật không phải là lớn nhưng so với các gia đình nông thôn thì không phải là nhỏ. Bởi lẽ, ở nông thôn chỉ có 20% số hộ gia đình là khá giả, 60% gia đình đủ ăn và 20% số gia đình là nghèo khổ. Hơn thế, ở đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông bình quân đất canh tác chỉ từ 360m2 – 500m2/người và với năng suất lúa trung bình từ 120-150kg/360m2/vụ và giá thóc trung bình từ 130 đến 170 ngàn đồng/ 100kg thóc thì để có được những khoản tiền đóng góp trên quả là hét sức gay cấn đối với họ. Sự quyên góp tự nguyện đặt người nông dân đứng trước những tình huống rất khó xử. Bản thân họ là những người sống có tín ngưỡng và luôn bị dư luận xã hội điều chỉnh và dẫn dắt. Để có tiền đóng góp nhiều khi họ phải bán lương thực, họ phải vay mượn nợ nần, nhưng nếu không đóng góp họ lại bị mặc cảm dày vò tâm linh hay bị dư luận làng xã đàm tiếu coi thường và cô lập. Và, do trọng danh dự và sĩ diện mà đa số họ chấp nhận vay mượn nợ nần. Như vậy, để tổ chức lễ hội và các sinh hoạt văn hoá – tinh thần truyền thống ở nông thôn thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của các gia đình. Ở một mức độ nhất định có thể nói, những khoản đóng góp cho sự phục hồi lễ hội truyền thống đã thực sự trở thành gánh nặng đối với các gia đình, thực tế nó vô hình chung làm nghèo hoá các gia đình nông thôn và góp phần xô đẩy không ít gia đình rơi vào cảnh nợ nần. Không chỉ gây tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, lễ hội và các sinh hoạt văn hoá truyền thống ở nông thôn thời gian qua còn thúc đẩy sự phục hồi và làm nảy sinh một số hiện tượng xã hội nhức nhối như mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trôm cắp và đánh lộn thực tế, ngay cả những lễ hội rất trang nghiêm và được tổ chức bài bản mà chúng tôi có dịp tìm hiểu như: Lễ hội Thiền y Tuệ Tĩnh (Cẩm Vũ, Cẩm Bình, Hải Dương), Chử Đồng Tử (Bình Minh, Châu Giang, Hưng Yên), Lễ vật (Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây), Lễ đình làng (Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội), Lễ ném còn của người Dao (Thái Hoà, Hàm Yên, Tuyên Quang), Lễ cầu ngư (Cẩm An, Hội An), Lễ đình thần (Khánh Hậu, Tân An, Long An) và hội Phục hồi văn hóa truyền thống..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 90 đua ghe ngo (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) hầu như đều xuất hiện phổ biến các hiện tượng tiêu cực như nêu trên. Rõ ràng, sự xuất hiện và nảy sinh những tệ nạn xã hội này là xu hướng không lành mạnh làm ô nhiễm môi trường văn hoá nông thôn. Đặc biệt, những xã tham gia mạnh mẽ vào cơ chế thị trường và kinh tế phát triển thì các tệ nạn này cùng với một số tệ nạn của xã hội hiện đại như nghiện hút, mại dâm, tội phạm ngày càng có xu hướng phát triển. Cố nhiên, không phải bản thân lễ hội và các sinh hoạt văn hoá – tinh thần truyền thống tự nó sản sinh ra các hiện tượng này mà lễ hội nơi tập trung đông người tứ xứ, nơi vui chơi tiêu thụ, đua tranh trở thành môi trường và điều kiện để các hiện tượng này sinh sôi nảy nở. Những hiện tượng này không chỉ làm đảo lộn đời sống vốn thuần phác và thanh bình của xã hội nông thôn mà còn trực tiếp tác động đến đời sống của từng gia đình. Vấn đề đặt ra ở đây là, khi khôi phục các công trình văn hóa cộng đồng và tổ chức các sinh hoạt văn hóa truyền thống cần phải có sự tổ chức và quản lý của các cấp chính quyền một cách sát sao và chặt chẽ. Có như thế, một mặt mới hạn chế được sự đóng góp nhiều khi là quá sức đối với người nông thôn và quản lý sử dụng số công quỹ đó vào đúng mục đích và đạt hiệu quả nhất. Mặt khác, các cấp chính quyền cần phải cùng với các ban tổ chức lễ hội tạo thành một chủ thể thống nhất tổ chức lễ hội và quản lý, kiểm soát toàn bộ lễ hội để ngăn chặn mọi biểu hiện của tệ nạn xã hội. Có như thế, lễ hội và các sinh hoạt văn hóa – tinh thần truyền thống mới không gây ra những tác động tiêu cực đối với các gia đình nông thôn và nó thực sự lành mạnh đúng tính chất là lễ hội văn hóa truyền thống, thực sự là ngày hội của người dân nông thôn. 2. Phong tục hay là các hủ tục lạc hậu. Khi trở về trạng thái phát triển tự nhiên thì phong tục tập quán vốn có của xã hội nông thôn cổ truyền cũng từng bước được phục hồi. Thế mới biết văn hóa truyền thống của một dân tộc là một chỉnh thể thống nhất và nó có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Bản thân việc cưới hỏi, ma chay, việc làng, giỗ họ bao chứa trong mình rất nhiều giá trị của văn hóa truyền thống quý giá. Ở khía cạnh đó nó được xem là những thuần phong mỹ tục, nhưng ở khía cạnh khác, ta có thể thấy trong đó rất nhiều hủ tục lạc hậu. Phong tục cưới xin, ma chay đã được lưu truyền ngàn đời nay và bao chứa trong mình những nhân tố của bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc có phong tục cưới xin, ma chay của mình. Và, mỗi thời các phong tục này cũng thay đổi có những sắc thái riêng. Mấy chục năm qua ở nông thôn các phong tục này đã có một sự thay đổi căn bản. Đó là, ma chay, cưới xin được tổ chức theo đời sống m ới – vẫn vui vẻ thiêng liêng nhưng nhìn chung là đơn giản và tiết kiệm. Cùng với sự dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn, các tập tục ma chay, cưới xin truyền thống dần dần được khôi phục trở lại. Có lẽ người nông thôn cho rằng có như thế mới đúng với tổ tiên, đúng với nếp xưa. Nhưng tiếc rằng nhiều khi sự phục hồi các phong tục cổ truyền một cách không chọn lọc lại trở thành gánh nặng, trở thành những lực lượng áp chế lại chính mình. Nguyễn Linh Khiếu Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 91 Qua các điểm khảo sát ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, chúng tôi nhân thấy, xu hướng nam-nữ nông thôn kết hôn sớm hơn với trước đổi mới. Hiện nay ở nông thôn tuổi kết hôn trung bình của nữ là 18-20 và của nam là 22-24 (trước đây ở nông thôn tuổi kết hôn trung bình của nữ là 23 và của nam là 26). Cố nhiên, hiện tượng tảo hôn hay cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy như xưa cũng không còn. Nhưng ở nông thôn nữ kết hôn dưới 18 không còn là hiện tượng hiếm nữa. Có lẽ không có luật hôn nhân gia đình tuổi tối thiểu kết hôn của nữ là 18 thì chắc chắn các thiếu nữ nông thôn hiện nay sẽ lấy chồng sớm hơn. Vấn đề tổ chức ăn uống trong các lễ cưới ỏ nông thôn ngày càng được khuếch trương. Một lễ cưới trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ lễ mặn có khoảng từ 40- 60 mâm (mỗi mâm 6 người). Những gia đình giàu có và quan hệ rộng có thể lên tới 100 mâm, còn các gia đình nghèo chí ít cũng phải từ 25-30 mâm. Không tính các khoản chi phí mua sắm riêng cho các đôi vợ chồng trẻ, chỉ tính các khoản chè thuốc, ăn uống, một đám cưới ở nông thôn cũng tiêu tốn trung bình từ 6-10 triệu đồng. Các gia đình giàu có sự tiêu tốn có thể lên tới 12-15 triệu đồng, còn các gia đình nghèo cũng phải trên dưới 4 triệu đồng. Rõ ràng, để tổ chức một đám cưới, ở nông thôn, theo phong tục hiện nay thì các gia đình phải chi phí trung bình 7-8 triệu đồng. Với một việc đại sự “dựng vợ gả chồng” đây có thể là một số tiền không lớn nhưng với điều kiện kinh tế thực tế của nông thôn hiện nay thì đó là một khoản tiền không nhỏ. Hơn thế, đây mới chỉ là những chi phí đầu tiên cho sự thiết lập cuộc sống của một gia đình. Nếu họ phải vay nợ để cưới vợ thì quá đáng tiếc, bởi lẽ cuộc sống gia đình đòi hỏi họ còn phải chi phí những khoàn tiền không tránh khỏi nữa như dựng nhà, sinh con Cùng với cưới xin, tang ma ở nông thôn cũng là một đại sự. Số liệu khảo sát thực tế cho thấy, một đám tang trung bình phải chi tiêu hao tốn từ 5-6 triệu đồng. Những khoản chi chính của đám tang là chè thuốc, áo quan, thuê phường bát âm và lớn nhất là khoản chi cho ăn uống cúng tế ba ngày. Trước đây, các đám tang hầu như Hợp tác xã đứng ra tổ chức và mọi người đến giúp. Khi đó tang chủ gần như chi phí không đáng kể và cúng mặn ba ngày đã bị bỏ. Bây giờ tang ma được phục hồi lại như ngày xưa và nó đang trở thành nỗi lo sợ cho các gia đình nghèo ở nông thôn. Sự tiêu tốn hoang phí trong các đám tang hiện nay quả thực rất đáng phê phán. Ngoài ma chay, cưới xin, ở nông thôn còn phải kể đến lễ tân gia. Lễ tân gia ở nông thôn có nguồn gốc từ các gia đình phú nông, địa chủ và chức sắc thời phong kiến. Thông qua lễ này các chủ nhân – những trọc phú đua đòi và hợm hĩnh – khuếch trương thanh thế và khoe khoang sự giầu có của mình. Lễ tân gia mới xuất hiện gần đây hơn cả. Đó có thể là do sau mấy năm đổi mới, đời sống kinh tế của các gia đình nông thôn, nhất là các gia đình trẻ có sức khỏe và năng động đã dần dần trở nên khấm khá hơn, vì vậy họ đã tích lũy được để xây dựng nhà cửa. Ở nông thôn, nhất là đồng bằng Bắc Bộ xây dựng được một ngôi nhà kiên cố và khang trang là mơ ước cha truyền con nối của người dân. Đành rằng, chắt chiu và có khi phải vay nợ thêm để xây dựng được một mái nhà khang trang thật đáng ăn mừng. Nhưng qua một số điểm nghiên cứu (như đã nói ở phần trên) chúng tôi thấy lễ ăn mừng tân gia đã trở nên phổ biến và Phục hồi văn hóa truyền thống..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 92 rầm rộ. Nó không dừng lại ở những thân chủ giầu có dư dả mà cả ở những thân chủ vay nợ thêm để dựng nhà. Nó không chỉ diễn ra ở những ngôi nhà cao to rộng lớn mà cả ở những ngôi nhà hết sức bình thường. Đó hình như phù hợp với câu thành ngữ “con gà tức nhau tiếng gáy” giải thích tâm lý của người nông dân. Lễ tân gia cũng là một dịp tiêu tốn của các gia đình nông thôn. Trung bình một lễ tân gia thân chủ phải tiêu phí từ 5-7 triệu đồng. Những gia đình giàu có, quan hệ rộng và họ hàng đông lễ tân gia có khi phải tiêu tốn hơn 10 triệu đồng. Sự hoang phí của lễ tân gia không cần phải bàn, đối với gia đình giầu có thực tế nó cũng thỏa cái chí khoe khoang ta đây hơn người của họ, nhưng đối với gia đình trung bình hay các gia đình phải vay nợ thêm để làm nhà thì đó quả là một điều đáng chê trách. Bởi lẽ số tiền hoang phí này thực là không nhỏ đối với họ nhất là khi họ đã phải dồn toàn lực để làm nhà. Nhưng do một sức ép nào đó mà hầu như các gia đình sau khi xây xong nhà không thể không tổ chức ăn mừng tân gia. Những chi tiêu hoang phí mới cho ma chay, cưới xin và tân gia như nêu trên là xu hướng khá phổ biến ở nông thôn hiện nay và nó không phải chỉ có ở đồng bằng Bắc Bộ mà cả ở Trung, Nam Bộ và miền núi. Phải chăng người dân nông thôn đã tưởng mình phú quý rồi nên sinh ra lễ nghĩa Thực tế, trừ gần 20% cư dân nông thôn gọi là khá giả còn lại 80% dân cư là nghèo đói và đủ ăn. Đủ ăn ở nông thôn đồng nghĩa với chưa có tích lũy, đời sống kinh tế còn hết sức bấp bênh, chỉ cần xẩy ra một sự rủi ro hay nhà có đại sự thì đa số các gia đình gọi là đủ ăn này sẽ rơi xuống nghèo đói và vay nợ. Do đó, những khoản chi tiêu hoang phí như nêu trên là hết sức vô lý, nó không phản ánh đúng thực trạng đời sống kinh tế của xã hội nông thôn hiện nay. Về thực chất những tiêu tốn trên chỉ nhằm thỏa mãn tâm lý hẹp hỏi, kém hiểu biết nhưng vô cùng sĩ diện, đua đòi kiểu trưởng giả học làm sang của người tiểu nông. Họ chưa ý thức được rằng cơ chế thị trường đang hình thành ở nông thôn sẽ không vuốt ve và nuông chiều họ. Sự chi tiêu tốn kém cho các đại sự nêu trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của các thân chủ mà còn kéo theo sự tiêu tốn một cách vô lý của các gia đình thân tộc và láng giềng làng xã. Ở các điểm chúng tôi có dịp khảo sát, người dân rất than phiền về các chi phí này. Chẳng hạn, tiền mừng cưới ở nông thôn trung bình là từ 30-50 ngàn đồng. Ở ven đô hay các thị trấn, tiền mừng có xu hướng cao hơn là từ 50-100 ngàn đồng. Tiền phúng viếng đám ma ở nông thôn trung bình từ 15-40 ngàn đồng, tùy mức độ thân cận tiền phúng đám ma nhiều nơi có thể lên tới 50-100 ngàn đồng. Tiền mừng tân gia ở nông thôn dao động từ 30- 100 ngàn đồng Chúng ta biết, trong làng xã họ tộc, số lần các gia đình buộc phải chi cho các đại sự này không phải là ít. Khảo sát cơ cấu chi tiêu cho sinh hoạt của các gia đình nông thôn trong một năm chúng tôi nhận thấy, khoản chi tiêu cho cái mà người nông dân gọi là “đình đám” (bao gồm ma chay, cưới xin, tân gia, lễ hội, giỗ) lớn thứ hai chỉ sau chi cho ăn uống của gia đình thường nhất cả năm. Như vậy, thực trạng chi tiêu cho ma chay, cưới xin, tân gia ở nông thôn đang trở nên hết sức tốn kém và lãng phí. Trong khi đó hình như mọi gia đình nông thôn lại có xu hướng đua nhau tổ chức rầm rộ và khuếch trương các lễ nghĩa này. Nhưng ta có thể khẳng định rằng, đó là khuynh hướng không lành mạnh, nó đang và sẽ làm suy yếu kinh tế của các gia đình Nguyễn Linh Khiếu Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 93 cũng như làm đồi bại các quan hệ truyền thống vốn trong sáng ở nông thôn. Đằng sau sự rầm rộ và khuếch trương đó là một tình trạng đói nghèo và nợ nần của không ít gia đình. Rõ ràng cùng với sự phục hồi của các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán cổ truyền một cách tự phát, mặc dù ở một mức độ nhất định đã góp phần làm phong phú và sinh động đời sống văn hóa – tinh thần của xã hội nông thôn, nhưng hình như do không có sự định hướng và kiểm soát phù hợp kịp thời nên bản thân chúng cũng đang tác động một cách trực tiếp đến đời sống kinh tế của các gia đình nông thôn. Sự chi tiêu một cách vừa hoang phí vừa vô lý cho cái gọi là các “đình đám” diễn ra thường nhật trong lòng xã hội nông thôn đã góp phần làm nghèo hóa các gia đình nông thôn, hơn thế, trong những hoàn cảnh nhất định đã xô đẩy không ít gia đình vào tình trạng nghèo đói và nợ nần chồng chất. Không chỉ dừng lại ở kinh tế, mức độ chi phí của các gia đình cho các “đình đám” như thế nào sẽ được dư luận làng xã đánh giá và phân loại. Nghĩa là cùng với sự phân hóa giầu nghèo ở nông thôn hiện nay, mức độ chi tiêu của các gia đình cho các “đình đám” cũng là một thước đo để xếp loại vị trí và tầng cấp gia đình trong các quan hệ làng họ và thôn xã. Mà như ta biết, người sản xuất tiểu nông có một tâm lý cố hữu là không chịu được sự coi thường của làng xã. Vì thế, sự thay đổi hệ thống giá trị cũng như sự lệch lạc trong đánh giá ở nông thôn hiện nay như trình bày trên nếu không sớm được lên án, uốn nắn và ngăn chặn thì chắc chắn cùng với nhiều nhân tố tiêu cực do tác động của cơ chế thị trường sẽ góp phần dẫn dắt và đưa đẩy các gia đình nông thôn tự mình làm cho mình rơi vào tình trạng nghèo khổ. Vấn đề đặt ra là, cùng với chính sách kinh tế mới của công cuộc đổi mới, nhà nước cần sớm ban hành một hệ thống chính sách phát triển văn hóa – xã hội phù hợp nhằm tạo nên một hệ thống chính sách đồng bộ cùng thúc đẩy sự phát triển xã hội một cách toàn diện – vừa tăng trường kinh tế vừa tiến bộ xã hội. Đặc biệt đối với nông thôn, nơi 80% dân số của các nước sống ở đó, nhà nước không chỉ thực hiện các chính sách phát triển kinh tế mà do trình độ dân trí nhìn chung là còn rất thấp, do nông thôn là nơi lưu giữ và tàng chứa nhiều truyền thống văn hóa cổ truyền của dâ tộc, nên theo chúng tôi, nhà nước và cấp cấp chính quyền cần sớm ban hành và thực thi một hệ thống chính sách phát triển văn hóa – xã hội mới phù hợp với thực tiễn đổi mới. Những chính sách về văn hóa – xã hội này sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của đời sống văn hóa – xã hội nông thôn. Và trên cơ sở những chính sách văn hóa – xã hội mới này các cấp chính quyền sẽ quản lý, kiểm soát và điều chỉnh các quá trình vận động và phát triển đời sống văn hóa – tinh thần của xã hội nông thôn trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Thực trạng sự phục hồi văn hóa truyền thống ở nông thôn và những vấn đề bức xúc đặt ra thời gian qua cho thấy chúng ta chưa có một hệ thống chính sách văn hóa – xã hội mới phù hợp ở nông thôn. Do đó, việc ban hành một hệ thống chính sách nhằm phát triển văn hóa – xã hội nông thôn phù hợp với tình hình hiện nay đang là một đòi hỏi hết sức cấp thiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuc_hoi_van_hoa_truyen_thong_o_nong_thon_may_van_de_can_qua.pdf