Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc

Tuy nhiên, sẽ hết sức ảo tưởng nếu cho rằng chế độ Pháp thuộc đã tạo ra không gian này. Bởi lẽ, chỉ có nhờ liên tục đấu tranh để thiết lập và giành lấy không gian xã hội này, và không phải không mất mát xương máu và tù đày, mà báo chí Sài Gòn giai đoạn 1859-1945 mới đảm nhiệm được nhiều chức năng xã hội đặc thù và phong phú. Điều này hẳn hết sức có ý nghĩa vì nó góp phần tạo nên những tiền đề xã hội - lịch sử cho những giai đoạn đấu tranh và phát triển của Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh về sau

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3&4 (67&68), 1999 32 Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc Trần Hữu Quang Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có truyền thống báo chí, hay một "thành phố báo chí" nh− có học giả từng nhận xét1. Đây là cái nôi ra đời báo chí quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, là nơi có nhiều báo nhất, công chúng đọc nhiều nhất so với các thành phố khác trong n−ớc, mà cũng là nơi có nhiều tờ báo yêu n−ớc và cách mạng qua nhiều thời kỳ lịch sử. Mặc dù mới hơn 130 năm, nh−ng sinh hoạt báo chí đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử cận đại và hiện đại của thành phố này. Bài viết này không nhằm mục đích nghiên cứu về lịch sử báo chí, mà là một cố gắng từ góc độ xã hội học để nhận diện một số chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc, tức là kể từ khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn năm 1859 cho tới Cách mạng tháng Tám năm 1945. * * * Xã hội Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX trở về tr−ớc ch−a có báo chí. Lúc đó, hệ thống thông tin liên lạc trong n−ớc chủ yếu dựa vào mạng l−ới trạm thiết lập từ thế kỷ X. Còn ở cấp làng xã thì khi có việc làng, lý tr−ởng và h−ơng chức th−ờng sai ng−ời mõ làng (th−ờng đ−ợc gọi là "thằng mõ") đi đánh mõ để mời làng ra họp ở đình để thông báo. Việt Nam tuy đã có nghề in từ thế kỷ XV, nh−ng do kỹ thuật khắc chữ trên bản gỗ nên nghề này không khuếch tr−ơng đ−ợc lĩnh vực ấn loát sách vở. Khi đánh chiếm Sài Gòn, đô đốc Bonard đem theo một máy in và hai thợ sắp chữ, và kể từ năm 1861 đã lần l−ợt cho xuất bản mấy tờ công báo bằng tiếng Pháp, sau đó cho đặt làm chữ in chữ quốc ngữ để cho ra tờ báo bằng tiếng Việt. Tờ Gia Định Báo là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, ra số 1 ngày 15-4-1865. Sau đó, lần l−ợt xuất hiện một số tờ báo tiếng Việt khác, nh− tờ Nhựt trình Nam kỳ (1883), Thông loại khóa trình (1888-89), Phan Yên Báo (1898-99), Nông cổ mín đàm (1901-24), Nhật báo tỉnh (1905-12), Lục tỉnh Tân văn (1907-44), Nam kỳ Địa phận (1908-45), Nữ giới chung (1918)... Kể từ đầu thập niên 1920 trở đi, báo chí xuất hiện trên đất Sài Gòn ngày một nhiều hơn và đa dạng hơn. Nếu tờ báo Việt ngữ ra hàng ngày đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội năm 1919 với tờ Trung Bắc Tân văn (ra đời từ 1913), thì ở Sài Gòn, đến tháng 10-1921 mới có tờ báo ra hàng ngày đầu tiên là tờ Lục tỉnh Tân văn (ra đời từ năm 1907), và tháng 1- 1924 có tờ nhật báo thứ hai là tờ Trung lập báo (1924-33). Có thể kể một số tờ báo khác 1 Trần Bạch Đằng: "Cảm nghĩ về báo chí thành phố Hồ Chí Minh năm 1996", Đặc san Nghề báo của Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Xuân Đinh Sửu 1997, tr.3. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trần Hữu Quang 33 đáng chú ý trong thời kỳ này nh− tờ La Cloche fêlée (Chuông rè) (1923-26), L'Annam (1926-28), Thần Chung (1929-30), L'Avant-garde (1937), Le Peuple (1937-39), Dân chúng (1938-39), Lao động (1938-39)... Có thể khẳng định rằng kỹ thuật ấn loát của Gutenberg cũng nh− thể loại báo chí mà ng−ời Pháp du nhập vào Sài Gòn hồi đầu thời kỳ thực dân đã tạo cơ sở kỹ thuật cho việc xuất hiện một ph−ơng tiện truyền thông đại chúng mới mẻ ở Việt Nam. Từ ph−ơng thức thông tin chủ yếu mang tính chất truyền miệng ở quy mô rất nhỏ hẹp và phân tán mà công cụ biểu tr−ng là cái mõ làng, đến sự xuất hiện ph−ơng thức thông tin bằng chữ viết mang tính đại chúng. Kênh thông tin này sẽ từng b−ớc trở thành nh− một thứ dây thần kinh mới mẻ của cơ thể xã hội, và từ đó xuất hiện một loại hình sinh hoạt xã hội mới mà tr−ớc kia ch−a hề có, đó là sinh hoạt báo chí. Ng−ời ta th−ờng nói báo chí đóng vai trò thông tin thời sự, phổ biến kiến thức và giáo dục. Ng−ời ta cũng nói báo chí là một trong những thiết chế góp phần vào quá trình xã hội hóa các cá nhân, làm cho cá nhân hội nhập vào xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những định nghĩa tổng quát t−ơng tự thì chúng ta không thể hiểu đ−ợc hết ý nghĩa của báo chí trong lịch sử Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Đối với báo chí của thành phố này trong thời kỳ Pháp thuộc, chúng tôi cho rằng có thể nhận diện đ−ợc bốn chức năng xã hội quan trọng và độc đáo nh− sau: (1) phổ cập chữ quốc ngữ và thúc đẩy văn học; (2) diễn đàn đấu tranh và ph−ơng tiện đấu tranh của các lực l−ợng yêu n−ớc và cách mạng; (3) thông tin kinh tế, góp phần vào sự hình thành một thành phố trung tâm công nghiệp và th−ơng mại của cả khu vực; (4) truyền bá những t− t−ởng cách tân xã hội. 1. Phổ cập chữ quốc ngữ và thúc đẩy văn học Sau khi chiếm xong Sài Gòn, nhà cầm quyền Pháp chủ tr−ơng cho sử dụng, bên cạnh tiếng Pháp là tiếng Việt theo mẫu tự la-tinh vốn đã đ−ợc các nhà truyền giáo Tây ph−ơng sáng chế từ thế kỷ XVII, nhằm phục vụ cho các mục tiêu thuộc địa của mình, đồng thời cũng nhằm loại bỏ ảnh h−ởng sâu rộng của các tầng lớp sĩ phu yêu n−ớc trong xã hội Việt Nam vốn theo Nho học và cho tới lúc đó hầu nh− chỉ sử dụng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Những năm đầu, ng−ời dân và giới sỹ phu yêu n−ớc không chấp nhận chữ viết xa lạ này, coi đây nh− công cụ của thực dân - điển hình cho thái độ này là Nguyễn Đình Chiểu. Sự thay đổi trong nhận thức của giới sỹ phu về công cụ chữ viết mới mẻ có lẽ diễn ra khoảng một hai thập niên cuối thế kỷ XIX, khi chữ viết này bắt đầu đ−ợc sử dụng trong nhiều hoạt động văn hóa lẫn công th−ơng, và dần dà đ−ợc giới trí thức yêu n−ớc từ Nam chí Bắc giành lại nh− một công cụ của mình, và dùng nó để triển khai các t− t−ởng duy tân và chống Pháp. Năm 1905, Văn minh tân học sách đã gọi đó là "văn tự n−ớc nhà" và kêu gọi mọi ng−ời dùng nó, bên cạnh một số biện pháp khác, để "mở mang dân trí" 2. Hẳn không phải vô cớ mà thời ấy Pháp đàn áp phong trào Đông kinh Nghĩa thục, và cả phong trào Minh Tân ở trong Nam. Chính sự phát triển của báo chí tiếng Việt ở Sài Gòn-Gia Định vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đóng vai trò hết sức quan trọng vào việc phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời góp phần thúc đẩy nền văn học của vùng đất này. Tờ Gia Định Báo từ khi đ−ợc giao cho Tr−ơng Vĩnh Ký quản lý (1869) có nội dung phong phú hơn, có thêm thơ văn, truyện cổ tích, lịch sử... Ngoài ra, tờ Thông loại khóa trình 2 Xem Trần Văn Giàu, Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt: "Chữ quốc ngữ trên đất Sài Gòn-Gia Định những thế kỷ XVII- XVIII-XIX", trong Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập II, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr.154. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc 34 (Miscellanées) (1888-89) cũng của Tr−ơng Vĩnh Ký là một tập san s−u tầm vốn văn học dân gian địa ph−ơng phong phú. Sang đầu thế kỷ XX, những tờ báo đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngôn ngữ và văn học là những tờ nh− Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh Tân văn, và về sau là Phụ nữ Tân văn, Kịch tr−ờng, Mai, Đồng Nai... Tờ Lục tỉnh Tân văn khởi x−ớng và tham gia tích cực vào những cuộc tranh luận về văn ch−ơng, về ngôn ngữ, phê phán việc lạm dụng chữ Hán, châm biếm việc "kính húy" mà phải "nói trại lề" làm sai lệch cách sử dụng từ ngữ. Chính từ tờ Phụ nữ Tân văn nổ ra cuộc tranh luận giữa thơ cũ và thơ mới (1932-33), và từ đó phong trào "thơ mới" đ−ợc đề x−ớng và rồi lan ra cả n−ớc 3. Tờ báo này còn tích cực tham gia vào cuộc tranh luận nhằm chuẩn hóa tiếng Việt, nh− những bài về "vấn đề viết chữ quốc ngữ cho đúng", "vấn đề thống nhứt tiếng Việt Nam" 4. Những trang báo xuất bản hàng ngày hay hàng tuần chính là mảnh đất thuận lợi nuôi d−ỡng cho các thể loại văn học phát triển. Nhiều tác phẩm thi ca, tiểu thuyết, ký sự... lúc đầu đ−ợc đăng trên báo, sau mới in thành sách. Sự đóng góp của báo chí vào văn học trong tr−ờng hợp này quan trọng đến mức mà có ng−ời cho rằng chính báo chí đẻ ra văn học (ý nói văn học hiện đại), chứ không phải văn học đẻ ra báo chí nh− ở ph−ơng Tây 5. Tuy nhiên, trên đất Sài Gòn-Gia Định, đặc điểm của báo chí là phát triển thể loại văn ch−ơng chính luận mạnh hơn so với những thể loại văn học khác. 2. Diễn đàn đấu tranh và ph−ơng tiện đấu tranh Từ chỗ khởi thủy là ph−ơng tiện thông tin hành chính và chính trị của nhà cầm quyền thuộc địa Pháp, báo chí dần dà đ−ợc các lực l−ợng yêu n−ớc và cách mạng nắm lấy và sử dụng nh− một diễn đàn, một ph−ơng tiện đấu tranh, nhất là kể từ thập niên 1920 trở đi, biến địa hạt "văn báo" thành một mặt trận thực sự để vừa h−ớng dẫn d− luận và vận động các tầng lớp nhân dân, vừa tiến công vào các thành trì của chủ nghĩa thực dân. Phan Yên Báo của Diệp Văn C−ơng là tờ báo quốc ngữ đầu tiên bị đóng cửa vì đăng những bài chỉ trích chính sách thực dân Pháp: ra đời cuối năm 1898, ra đ−ợc 7 số thì bị đóng cửa đầu năm 1899 6. Sau đó xuất hiện hai tờ báo tiếng Pháp chống lại các chính sách của Pháp đầu tiên ở trong n−ớc, do ng−ời Việt chủ biên, đó là tờ La Cloche Fêlée (1923) và L'Annam (1926) của hai luật s− Nguyễn An Ninh và Phan Văn Tr−ờng. Đây là hai chí sĩ yêu n−ớc có khuynh h−ớng mác-xít từ Pháp trở về, biến chữ Pháp thành "cỗ xe" đ−a các t− t−ởng dân chủ và cách mạng vào Việt Nam 7. Tháng 6-1925, tờ Thanh niên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ra đời, in bằng tiếng Việt ở Quảng Châu rồi phát hành ở ngoài n−ớc và đ−ợc bí mật đ−a vào trong n−ớc, khai mào cho loại hình báo chí yêu n−ớc và cách mạng hoạt động bán công khai và bí mật vốn vô cùng linh hoạt và phong phú ở Sài Gòn trong suốt các thời kỳ từ chống Pháp cho tới chống Mỹ, bên cạnh loại hình báo chí công khai hợp pháp. 3 Xem Tầm Vu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Y: "Văn học chữ quốc ngữ ở Sài Gòn-Gia Định cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX", trong Địa chí... tập II (sách đã dẫn), tr.242-246. 4 Xem Bùi Khánh Thế: "Từ tiếng Sài Gòn đến tiếng nói thành phố Hồ Chí Minh", trong Địa chí... tập II (sách đã dẫn), tr.182. 5 Theo Thiếu Sơn trong cuốn Phê bình và cảo luận, trích lại theo Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930, Sài Gòn, NXB Trí Đăng, 1973, tr. 69-70. 6 Xem Bằng Giang: Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, 1998 (tái bản), tr.129-135. 7 Xem Trần Văn Giàu: "L−ợc sử thành phố Hồ Chí Minh", trong Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập I, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr.292-295. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trần Hữu Quang 35 Trên mặt trận báo chí công khai lúc ấy đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận mang tính chất chính trị. Chẳng hạn, cuộc tranh luận vào năm 1932-33 giữa một bên là Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn An Ninh trên các tờ Trung lập, La Lutte, với một bên là những tờ nh− Công luận, Sài Gòn về vấn đề bầu cử hội đồng thành phố Sài Gòn, vấn đề ủng hộ “sổ Lao động” hay “sổ Lập hiến”, ủng hộ hay phản đối chủ nghĩa Pháp Việt đề huề. Hay cuộc tranh luận nổ ra năm 1937 trên tờ La Lutte giữa Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu về việc thành lập Mặt trận nhân dân Đông D−ơng...8 Sau khi nhóm làm báo La Lutte bị phân liệt và tờ báo rơi vào tay nhóm trốt-xkít, thì những tờ nh− L'Avant-Garde (1937) do Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Kiệt phụ trách, tờ Le Peule (1937-39), tờ Dân chúng (1938-39) đã tích cực cổ động cho chủ nghĩa yêu n−ớc, chống lại chủ nghĩa "h− vô dân tộc" của phe trốt-xkít trên tờ La Lutte và tờ Tranh đấu, nêu cao các khẩu hiệu dân chủ và chống chiến tranh phát xít, cổ vũ cho Mặt trận dân chủ Đông D−ơng...9 Một trong những đặc điểm đáng chú ý là sinh hoạt báo chí ở Sài Gòn-Gia Định lúc đó đã trở thành một diễn đàn công khai cho nhiều cuộc đấu tranh về t− t−ởng, về quan điểm chính trị và xã hội - đây là một thứ mặt trận mà ở đó ng−ời ta có thể theo dõi và chứng kiến những diễn tiến và xung đột giữa những luồng quan điểm khác nhau và nhiều khi trái ng−ợc nhau. Và đồng thời, trong tay các lực l−ợng yêu n−ớc, báo chí trở thành một ph−ơng tiện đấu tranh có hiệu quả. Khác với các chế độ bảo hộ ở Bắc kỳ và Trung kỳ, chế độ thuộc địa trực trị của Pháp ở Nam kỳ, do phải áp dụng những đạo luật có hiệu lực ở chính quốc nh− đạo luật báo chí năm 1881, đã nghiễm nhiên tạo ra một số cơ sở pháp lý cho sự phát triển của sinh hoạt báo chí ở Sài Gòn t−ơng đối thuận lợi hơn so với Bắc kỳ và Trung kỳ. Đấy cũng là một trong những lý do khiến báo chí Sài Gòn không những sinh sôi nảy nở mà còn quy tụ đ−ợc nhiều nhà báo từ miền Bắc và miền Trung vào hoạt động. Trong lịch sử của thành phố, báo chí yêu n−ớc và tiến bộ ở các mức độ công khai, bán công khai và bí mật khác nhau, đã tự chứng tỏ là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của các phong trào đấu tranh đô thị. Phong trào quần chúng nuôi d−ỡng báo chí; báo chí hỗ trợ, cổ động và thúc đẩy phong trào. Với t− cách là một ph−ơng tiện truyền thông hiện đại, báo chí chính là cánh tay nối dài của truyền thống "văn dĩ tải đạo" mà cụ Đồ Chiểu đã khắc họa. 3. Thông tin kinh tế Chức năng thông tin kinh tế của báo chí Sài Gòn có lẽ chỉ thực sự đ−ợc ghi nhận kể từ những năm sau Thế chiến thứ I, khi mà một số ngành công nghiệp bắt đầu manh nha phát triển ở Sài Gòn và một số thành phố lớn trong n−ớc. Tuy vậy, sự kiện đáng l−u ý là ngay từ năm 1901 ở Sài Gòn đã xuất hiện tờ báo kinh tế đầu tiên là tờ Nông cổ mín đàm do Canavaggie sáng lập, về sau đ−ợc điều hành bởi L−ơng Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu,... Đây là một tờ tuần báo quốc ngữ chú trọng tới canh nông, th−ơng mại và kể cả kỹ nghệ, tới giá cả lúa gạo, cao su, cà phê và trà, vốn là mối quan tâm của giới điền chủ bản xứ. Sự kiện này phản ánh hoài bão kinh doanh mới mẻ và đánh dấu b−ớc chuyển trong ý thức về quyền lợi của những tầng lớp t− sản và điền chủ t− sản hóa bản xứ đang trong quá trình hình thành. 8 Xem Ngô Hà: "L−ợc sử báo chí thành phố (1865-1945)", trong Địa chí... tập II (sách đã dẫn), tr.366, 374-375. 9 Xem Ngô Hà, bài đã dẫn, tr.383. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc 36 Nhu cầu về thông tin kinh tế cũng đ−ợc đánh dấu bởi sự ra đời của tờ Nhật báo tỉnh (Le Moniteur des Provinces) (1905-1912), tuần báo chuyên phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến nông nghiệp vùng Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh phụ cận. Cuối năm 1920 ra đời tờ tuần báo Nam kỳ Kinh tế báo (1920-24) chuyên thông tin về tình hình kinh tế, ngân hàng, tin tức về lúa gạo, cao su ở Nam kỳ, tin tức kinh tế ở Đông D−ơng, ở Pháp, và có cả mục tin vặt và tiểu thuyết. Có thể nói đây là tờ báo chuyên ngành đầu tiên đề cập tới những vấn đề kinh tế vốn còn khá xa lạ đối với ng−ời Việt Nam lúc đó 10. Tr−ớc năm 1945, ở Sài Gòn còn xuất hiện nhiều tờ báo chuyên ngành kinh tế-th−ơng mại khác nh− tờ Canh nông luận (1929-31) chuyên đăng bài về nông nghiệp, tờ Phòng Canh nông Nam kỳ Tạp chí (1933-34), tờ Công Th−ơng (1935), tờ tuần báo Nông Công Th−ơng (1936-44), hay tạp chí Việt Nam Th−ơng mại Kỹ nghệ (1938-39)... Mặc dù trong nửa đầu thế kỷ XX, báo chí kinh tế-th−ơng mại ở Sài Gòn ch−a phải đã nhiều và mạnh so với những thập niên 1960 và 1970 sau này, nh−ng dù sao cũng đã xác lập đ−ợc vị trí của mình. Tác động của báo chí kinh tế và của thông tin kinh tế trên các tờ báo khác đối với sự tăng tr−ởng kinh tế của Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh trong gần một thế kỷ qua nh− thế nào-đấy là một đề tài còn cần đ−ợc tiếp tục khảo sát, nghiên cứu. Nh−ng ở đây giả thuyết của chúng tôi là: lĩnh vực thông tin kinh tế - th−ơng mại và kinh tế - kỹ thuật trên báo chí nói riêng và trên các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng nói chung hẳn phải đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố này cũng nh− của cả khu vực. 4. Truyền bá những t− t−ởng cách tân xã hội Trong khuôn khổ kinh tế thuộc địa, Sài Gòn từng b−ớc bắt đầu công nghiệp hóa, nhất là kể từ đầu thế kỷ XX, và kèm theo đó là quá trình đô thị hóa. Dân số gia tăng, cơ cấu xã hội thay đổi, lối sống và lối t− duy cũng dần dần thay đổi theo. Một trong những đặc điểm trong lịch sử báo chí Sài Gòn tuy lâu nay có đ−ợc nhắc tới nh−ng ch−a đ−ợc phân tích sâu, đó là chức năng truyền bá những t− t−ởng cách tân xã hội. Ngoài những trào l−u t− t−ởng triết học và chính trị - xã hội tiến bộ của ph−ơng Đông cũng nh− ph−ơng Tây du nhập vào Việt Nam qua sách báo từng ảnh h−ởng trực tiếp hay gián tiếp tới nội dung hoạt động của các phong trào yêu n−ớc, chúng ta còn phải kể tới những t− t−ởng cách tân xã hội bắt đầu đ−ợc bàn luận và phổ biến trên nhiều tờ báo hồi đầu thế kỷ XX. ở Sài Gòn, phong trào kêu gọi mở mang công th−ơng nghiệp, khuyến khích học tập văn hóa và khoa học Tây ph−ơng, bỏ hủ tục, chống mê tín, cờ bạc, say s−a... đặc biệt thể hiện trên những tờ nh− Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh Tân văn, Phụ nữ Tân văn... Khác với thế hệ sĩ phu chống Pháp thời ban đầu th−ờng tẩy chay hầu nh− bất cứ những gì mà Pháp đ−a vào, thế hệ sĩ phu yêu n−ớc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bắt đầu chuyển sang cách suy nghĩ mới theo trào l−u Duy Tân hay Minh Tân, đó là làm sao nâng cao dân trí, tiếp nhận kiến thức khoa học - kỹ thuật, mở mang kinh tế và xã hội, để từ đó ng−ời dân Việt Nam có cơ tự lập đứng lên chống lại ngoại bang. Năm 1905, các nhà duy tân viết nh− sau trong Văn minh tân học sách: "Nay đã ng−ởng đầu trông lên, cúi đầu nhìn xuống, trầm ngâm suy nghĩ cho cùng để tìm kế mở mang dân trí giữa nghìn muôn khó khăn, thấy chỉ có sáu đ−ờng: dùng văn tự n−ớc nhà, hiệu chính sách vở, sửa đổi phép thi, cổ võ nhân tài, mở tòa báo"11. 10 Xem Huỳnh Văn Tòng, sách đã dẫn, tr.131. 11 Trích lại theo Trần Văn Giàu, Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, bài đã dẫn, tr.154. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trần Hữu Quang 37 Báo chí, một ph−ơng tiện truyền thông lúc đó còn rất mới mẻ và ch−a đ−ợc phổ cập, đã đ−ợc giới sĩ phu yêu n−ớc đề ra nh− một trong những con đ−ờng để mở mang dân trí. Trên tờ Lục tỉnh Tân văn số ra ngày 21-11-1907, có đoạn viết: "...Phải ráng mà b−ơn chải với đời, lo cho con nhà n−ớc Nam thông nghề buôn, giỏi nghiệp nghệ, tiện tặn chắt lót, thủ quyền lợi"12. Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu), có lúc làm chủ bút cả hai tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh Tân văn, cũng là một nhà lãnh đạo phong trào Minh Tân, nói rằng làm báo là để "biến cải Nam nhân", nhằm khuyến khích "ng−ời An-Nam lo việc th−ơng mãi, học nghề nghiệp mà tranh đua quyền lợi" để phát triển công nghiệp và th−ơng mại, thoát ra khỏi t− t−ởng "nhất sỹ, nhì nông" cổ truyền13. ảnh h−ởng của phong trào Minh Tân đối với nếp nghĩ và nếp sống xã hội thời ấy đến mức nào là vấn đề còn cần đ−ợc nghiên cứu, nh−ng riêng nhận thức đối với kinh doanh thì đã có đổi khác. Viên Toàn quyền Đông D−ơng trong một báo cáo gửi về Pháp năm 1919 có viết: "...T− t−ởng (bây giờ) đã đổi mới. Mới đây ít năm, ng−ời Nam Kỳ chẳng những không thích mà lại sợ cái việc th−ơng mãi. Còn bây giờ thì họ thấy rằng th−ơng mãi là quan trọng cho họ, thấy rằng họ cần phải cố gắng trên h−ớng này"14. Trong số các t− t−ởng cách tân thời ấy, đáng l−u ý còn có t− t−ởng đề cao vai trò ng−ời phụ nữ trong xã hội, nhằm thoát ra khỏi quan niệm "tam tòng, tứ đức" cũ. Tờ Nữ giới chung (tiếng chuông của giới phụ nữ) ra đời tháng 2-1918, tuy chỉ sống ngắn ngủi đến tháng 12 năm đó, nh−ng đã đánh dấu một b−ớc ngoặt trong nhận thức mới mẻ này. Ngoài việc dạy nữ hạnh, nữ công, tờ báo còn phê phán những điều ràng buộc quá đáng đối với phụ nữ, chống mê tín, cổ võ cho công th−ơng, và có lẽ đây cũng là tờ báo đầu tiên nêu vấn đề nữ quyền lên thành vấn đề nam nữ bình đẳng. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ S−ơng Nguyệt Anh, con của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu; bà là ng−ời phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo. Tờ báo phụ nữ thứ hai của Sài Gòn, một tờ có nhiều ảnh h−ởng quan trọng về xã hội và văn ch−ơng trong cả n−ớc, là tờ Phụ nữ Tân văn (1929-39). Tờ báo này cổ động cho phụ nữ đi học, đi làm việc, tham gia hoạt động xã hội, bênh vực cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tổ chức "đấu xảo nữ công", "hội chợ phụ nữ", khuyến khích "thể thao phụ nữ" tổ chức những "bữa cơm bình dân" và "hội dục anh" để giúp đỡ những ng−ời nghèo... Kể từ tờ Phụ nữ Tân văn trở đi, nhiều tờ báo khác lần l−ợt mở trang phụ nữ, và đề cập tới những vấn đề của nữ giới. Nếu cho rằng ý thức về vai trò của ng−ời phụ nữ trong xã hội là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển biến của t− duy về dân chủ xã hội và bình đẳng xã hội, thì tờ Nữ giới chung và tờ Phụ nữ Tân văn đã góp phần xác lập đ−ợc cột mốc đó. * * * Trên đây là một số phác thảo về những chức năng xã hội của báo chí Sài Gòn trong thời Pháp thuộc mà chúng tôi cho là quan trọng và nêu lên chủ yếu nh− là những giả thuyết cần đ−ợc tiếp tục kiểm chứng bởi những công trình nghiên cứu khác. Thực ra, thoạt đầu, nhà cầm quyền thực dân Pháp chỉ muốn sử dụng báo chí nh− một công cụ thuộc địa, chứ không hề có ý định xây dựng nó thành một không gian văn hóa và dân chủ, kể cả vào thời các toàn quyền Sarraut và Varenne, bởi lẽ chính sách văn hóa thời kỳ này 12 Trích lại theo Ngô Hà, bài đã dẫn, tr.224. 13 Trích lại theo Trần Văn Giàu, bài đã dẫn, tr.263-264. 14 Trích lại theo Trần Văn Giàu, bài đã dẫn, tr.275. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc 38 cũng chỉ nhằm phục vụ cho chiêu bài "hợp tác Pháp Việt" hay "Pháp Việt đề huề" mà thôi. Nh−ng sau đó, chính ng−ời Việt, bất chấp nhiều luật lệ và biện pháp khác nhau mà Pháp đặt ra để cấm đoán báo chí-tất nhiên không kể những tờ báo của Pháp hoặc thân Pháp-đã giành lấy diễn đàn này và biến nó thực sự thành một mặt trận chống lại Pháp về mặt chính trị, và đồng thời còn phát huy nó nh− một ph−ơng tiện để nâng cao dân trí, mở mang kinh tế và văn hóa, xét về mặt xã hội. Đặc tính của báo chí kể từ khi nó xuất hiện trong đời sống xã hội Việt Nam không phải chỉ ở chỗ nó thuận tiện và nhanh chóng hơn so với ph−ơng thức thông tin mõ làng tr−ớc kia, cũng không phải chỉ vì nó sử dụng chữ viết thay vì truyền miệng nh− ở làng xã ngày x−a, mà tr−ớc hết là vì nó chính là tiền đề tạo nên một không gian xã hội mới, một không gian mang tính chất công cộng, về nguyên tắc, ai cũng có thể tiếp cận đ−ợc. Nếu thông tin theo mõ làng mang tính chất đóng kín, một chiều vì truyền đạt từ trên xuống, và c−ỡng bách, thì báo chí là một không gian thông tin mở, nghĩa là ở đó ng−ời ta có thể cung cấp thông tin và theo dõi thông tin một cách tự nguyện, trao đổi, tìm hiểu, phản hồi hoặc tranh luận. Tính chất đại chúng của ph−ơng tiện truyền thông mới này không phải chỉ ở chỗ tờ báo đ−ợc phát hành rộng rãi và định kỳ, mà còn do nội dung và khối l−ợng thông tin thời sự xã hội đ−ợc đ−a ra công khai tr−ớc bàn dân thiên hạ. Do những đặc điểm trên mà sinh hoạt báo chí trong lịch sử Sài Gòn đã góp phần mở ra một không gian xã hội mới mang tính chất dân chủ. Tuy nhiên, sẽ hết sức ảo t−ởng nếu cho rằng chế độ Pháp thuộc đã tạo ra không gian này. Bởi lẽ, chỉ có nhờ liên tục đấu tranh để thiết lập và giành lấy không gian xã hội này, và không phải không mất mát x−ơng máu và tù đày, mà báo chí Sài Gòn giai đoạn 1859-1945 mới đảm nhiệm đ−ợc nhiều chức năng xã hội đặc thù và phong phú. Điều này hẳn hết sức có ý nghĩa vì nó góp phần tạo nên những tiền đề xã hội - lịch sử cho những giai đoạn đấu tranh và phát triển của Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh về sau. Tài liệu tham khảo 1. Đào Duy Anh: Việt Nam văn hóa sử c−ơng, 1938, NXB Bốn Ph−ơng (Huế) tái bản năm 1951. 2. Bằng Giang: Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, 1998 (tái bản). 3. Trần Văn Giàu: "L−ợc sử Thành phố Hồ Chí Minh", trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập I, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1987. 4. Trần Văn Giàu, Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt: "Chữ quốc ngữ trên đất Sài Gòn-Gia Định những thế kỷ XVII- XVIII-XIX", trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. 5. Ngô Hà: "L−ợc sử báo chí thành phố (1865-1945)", trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. 6. Bùi Khánh Thế: "Từ tiếng Sài Gòn đến tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh", trong Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập II, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. 7. Huỳnh Văn Tòng: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930, Sài Gòn, NXB Trí Đăng, 1973. 8. Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn Ph−ơng, Hồ Sĩ Hiệp: "Thơ văn yêu n−ớc công khai ở Sài Gòn trong 30 năm cách mạng và kháng chiến", trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1988. 9. Tầm Vu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Y: "Văn học chữ quốc ngữ ở Sài Gòn-Gia Định cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX", trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_chuc_nang_xa_hoi_cua_bao_chi_trong_lich_su_sai_gon_tho.pdf
Tài liệu liên quan