Sự không đồng nhất của hằng số điện môi nền
trong cấu trúc graphene hai lớp làm cho tần số
plasmon và hệ số guy giảm đều giảm đi ở cả hai
nhánh quang học và âm học. Đối với DLGs có
hằng số điện môi nền không đồng nhất, khi
khoảng cách giữa hai lớp graphene tăng lên thì tần
số nhánh âm tăng lên trong khi tần số nhánh
quang thì giảm xuống, kết quả là hai nhánh của
phổ plasmon càng sít lại gần nhau nhưng không
tiếp xúc nhau như đối với hệ có hằng số điện môi
nền đồng nhất, hệ số hấp thụ càng ít thay đổi theo
khoảng cách. Khi nồng độ hạt tải ở hai lớp
graphene càng mất cân bằng, hệ số hấp thụ càng
nhỏ, phổ plasmon càng thấp và sự hấp thụ xảy ra
tại vị trí có vector sóng càng lớn đồng thời cực đại
của hấp thụ (đối với nhanh âm) cũng dịch chuyển
cùng chiều.
11 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phổ tán sắc Plasmon của hệ Graphene hai lớp với điện môi nền không đồng nhất ở nhiệt độ không tuyệt đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
36
PHỔ TÁN SẮC PLASMON CỦA HỆ GRAPHENE HAI LỚP VỚI ĐIỆN MÔI NỀN
KHÔNG ĐỒNG NHẤT Ở NHIỆT ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI
Nguyễn Văn Mện
Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 13/06/2016
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
22/08/2016
Ngày chấp nhận đăng: 12/2016
Title:
Plasmon dispersions of double
layer graphene with
nonhomogenous dielectronic
background at zero temperature
Keywords:
Damping rate, dynamical
dielectric function,
nonhomogenous dielectric
background, Plasmon
dispersion modes
Từ khóa:
Điện môi nền không đồng nhất,
hàm điện môi động, hệ số suy
giảm, phổ tán sắc plasmon
ABSTRACT
We have investigated the dynamical dielectric function of Double layer
Graphene systems (DLGs), made of two parallel Single layer Graphene (SLG)
with separation of d and nonhomogenous dielectric background at zero
temperature. The results were used to calculate the Plasmon dispersion modes
and damping rate of DLGs, and compare to those of similar DLGs with
homogenous dielectric background. It was shown that the plasmon modes and
damping rate of nonhomogenous dielectric background DLGs were mostly
lower than those in homogenous ones for several interlayer separation and
layer carrier densities.
TÓM TẮT
Chúng tôi tính toán hàm điện môi động của hệ graphene hai lớp (Double layer
graphene – DLG) được tạo thành từ hai đơn lớp graphene (Single layer
Graphene – SLG) song song và cách nhau một khoảng d với điện môi nền
không đồng nhất ở nhiệt độ không tuyệt đối. Hàm điện môi này được sử dụng để
tính toán phổ tán sắc plasmon và hệ số suy giảm của hệ DLG, so sánh với hệ
tương tự có hằng số điện môi nền đồng nhất. Chúng tôi phát hiện ra rằng, phổ
plasmon và hệ số suy giảm của hệ DLG có điện môi nền không đồng nhất luôn
thấp hơn phổ plasmon của hệ DLG có hằng số điện môi nền đồng nhất ở các
khoảng cách khác nhau giữa hai lớp và các tỷ lệ khác nhau giữa mật độ hạt tải
ở hai lớp SLG
1. GIỚI THIỆU
Graphene là hệ cấu trúc hai chiều gồm một lớp
nguyên tử carbon được sắp xếp chặt chẽ tạo thành
mạng tinh thể hai chiều hình lục giác, và là cơ sở
cho các cấu trúc khác của carbon. Đây là vật liệu
thấp chiều thu hút được rất nhiều sự quan tâm
trong giới khoa học những năm gần đây bởi
những tính chất vật lý khác biệt của nó so với các
cấu trúc hai chiều truyền thống. Sự khác biệt đó
có thể kể tới như: đây là vật liệu có bề dày mỏng
nhất được biết đến hiện nay (chỉ một lớp nguyên
tử) nhưng lại rất bền (có thể so sánh với kim
cương) và dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt (độ linh động
của điện tử trong graphene lớn gấp hàng trăm lần
so với vật liệu silicon, các electron có thể dễ dàng
đi qua mà không bị cản trở gì nhiều). Cũng chính
bởi những tính chất đặc biệt này làm cho việc
nghiên cứu về graphene được xem là một hướng
đi mới trong công nghệ vật liệu thấp chiều, thay
thế công nghệ silicat đã rất thịnh hành trong
những năm qua. Tiến sĩ Walter de Heer, Viện
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
37
Georgia Tech cho biết: “Transitor sử dụng silicon
có thể đạt được tốc độ xử lý tối đa, cố gắng có thể
đạt được tốc độ đó nhưng không thể nhanh hơn
nữa – hiện nay, đạt đến tốc độ gigahertz thì silicon
không thể tăng thêm được, nhưng với graphene,
tốc độ có thể lên đến mức terahertz, gấp ngàn lần
gigahertz, và điều đó sẽ rất tuyệt”.
Hình thức luận điện môi là một phương pháp
nghiên cứu cấu trúc hai chiều dựa trên những tính
toán về hàm điện môi động và các ứng dụng của
nó. Hàm điện môi động là một đặc trưng quan
trọng của hệ hai chiều, từ kết quả về hàm điện
môi động trong hình thức luận điện môi ta có thể
tìm ra phổ kích thích tập thể (hay phổ plasmon),
hệ số suy giảm và những đặc tính quan trọng khác
của hệ (như tính chất vận chuyển chẳng hạn). Do
đó, để nghiên cứu về đặc tính kích thích tập thể
của hệ hai chiều nói chung và graphene nói riêng
thì việc sử dụng hình thức luận điện môi là một
trong những cách làm hiệu quả.
Trong hầu hết các cấu trúc lớp của graphene thì
cấu trúc hệ DLG là cấu trúc thường gặp trong các
thí nghiệm nghiên cứu cũng như các linh kiện
điện tử. Vì vậy, việc nghiên cứu những tính chất
của hệ DLG là điều cần thiết và thời sự. Phổ
plasmon của hệ DLG với điện môi nền đồng nhất
ở cả nhiệt độ không và nhiệt độ hữu hạn đã được
nhiều nhà khoa học trong nước cũng như trên thế
giới nghiên cứu dựa trên hình thức luận điện môi
và công bố trong những năm gần đây (E. H.
Hwang, & S. D. Sarma, 2007; Đinh Văn Tuân &
Nguyễn Quốc Khánh, 2013; A.H. MacDonald và
cs., 2009; 2012). Bên cạnh đó, hệ DLG với điện
môi nền không đồng nhất ở nhiệt độ hữu hạn đã
được nhóm của Badalyan nghiên cứu và công bố
năm 2012. Những công bố trên cho thấy, việc
nghiên cứu, hoàn chỉnh lý thuyết về graphene
đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà
khoa học và là vấn đề nóng trong giai đoạn hiện
nay trong lĩnh vực công nghệ vật liệu. Tuy nhiên,
các công bố này cũng cho thấy chưa có một
nghiên cứu nào về phổ plasmon của hệ DLG có
hằng số điện môi nền không đồng nhất ở nhiệt độ
không tuyệt đối trong khi những hệ graphene loại
này lại là những hệ vật lý thường gặp. Nhận ra
điều đó và cũng bắt nhịp với định hướng chung,
chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của sự không
đồng nhất của điện môi nền lên phổ plasmon và
hệ số suy giảm của cấu trúc DLGs ở nhiệt độ
không tuyệt đối; đồng thời cũng khảo sát sự ảnh
hưởng của tỷ lệ mật độ hạt tải giữa hai lớp lên phổ
plasmon và hệ số suy giảm khi điện môi nền
không đồng nhất ở nhiệt độ không tuyệt đối. Bài
báo này nhằm công bố kết quả tính toán về phổ
tán sắc plasmon và hệ số suy giảm của graphene
(hai trong những đặc tính quan trọng của vật liệu)
góp phần hoàn chỉnh lý thuyết về vật liệu đặc biệt
này.
2. LÝ THUYẾT
Cấu trúc graphene mà chúng tôi nghiên cứu gồm
hai đơn lớp graphene song song nhau, cách nhau
một khoảng d và hằng số điện môi thay đổi theo
từng khoảng (Hình 1).
Trong gần đúng pha ngẫu nhiên (random – phase
approximation – RPA), hàm điện môi động của hệ
DLG được định nghĩa bằng biểu thức (E. H.
Hwang, & S. D. Sarma, 2009):
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
38
Hình 1. Cấu trúc DLG có hằng số điện môi nền không đồng nhất
21 2 12 1 2, , , , , ,q q q v q q q (1)
Trong đó:
là tần số plasmon của hệ ứng với giá trị vector sóng q ;
1,2 11,22 1,2, 1 ,q v q q (2)
là hàm điện môi động của từng đơn lớp graphene tương ứng;
1,2 ,q là hàm phân cực của đơn lớp graphene ở nhiệt độ không tuyệt đối.
22
ij
ij
e
v q
q q
(3)
là thế tương tác Coulomb nội lớp và xuyên lớp graphene (Badalyan & Peeters, 2012)
ij q là hằng số điện môi hiệu dụng trung bình được xác định bằng hệ thức (Badalyan & Peeters,
2012):
2 3
2
11 2 1 3 1 3 2
2 cosh sinh1
cosh sinh
qd qd
q qd qd
(4)
2 1
2
22 2 1 3 1 3 2
2 cosh sinh1
cosh sinh
qd qd
q qd qd
(5)
2
2
12 2 1 3 1 3 2
21
cosh sinhq qd qd
(6)
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
39
Bằng cách sử dụng các biến số mới: ;
F F
q
x y
k E
(7)
Với
4
F
s
n
k
g g
và
F
E lần lượt là độ dài vector sóng Fermi và năng lượng Fermi (giữa chúng có quan
hệ
F F F
E v k , chọn 1 trong toàn bộ bài viết này), E.H. Hwang và D. Sarma (2007) đã tìm được
hàm phân cực của hệ SLG như sau:
0 1 2, , , ,Fx y D E x y x y x y (8)
0 sF F
g g n
D E v
(9)
2
s
g g
là thừa số suy biến spin và suy biến valley; n là mật độ hạt tải;
300F
c
v là vận tốc
graphene.
Các hàm trong dấu ngoặc của (8) có phần thực và phần ảo được xác định như sau:
1 12 2
1
2
1
Re , 1 , 2
8
sgn 2 , 2
, 2 2
x y y x f x y y x
y x
y x f x y y x
f x y x y x y
(10)
2 32 2
3
2
1
Re , 1 , 2
8
, 2
2 2
2
x y x y f x y x y
x y
f x y x y
x
y x y x
(11)
1 32 2
2
Im , , 2
8
2 2
2
y x
x y f x y x y
y x
x
x y x y
(12)
2 4 42 2
2
Im , , , 2
8
x y y x
x y f x y f x y x y
x y
(13)
Với:
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
40
2
2
2
2 2
1
2 2
2 2
, 2 2 ln
y y x
f x y y y x x
y x y
(14)
2 2
2
2
, ln
y y x
f x y x
x
(15)
2
2 2 1
3
2
, 2 2 sin
y
f x y y x y x
x
(16)
2
2
2
2 2
4
2 2
, 2 2 ln
y y x
f x y y y x x
x
(17)
Và
2
2 2 2 2
,
8
x y y xx
x y i
x y y x
(18)
Phổ tán sắc plasmon của hệ có thể thu được bằng cách tìm các điểm không của phần thực hàm điện môi
động (E. H. Hwang, & S. D. Sarma, 2007):
Re , 0pq (19)
Hệ số suy giảm được định nghĩa bằng biểu thức (T. Vazifehshenas, T. Amlaki, M. Farmanbar, & F.
Parhizgar, 2010):
1
Re ,
Im ,
p
p
q
q
(20)
Trong đó
p
là tần số plasmon ứng với giá trị tương ứng của vector sóng q .
Nghiệm số của phương trình (19) và giá trị của
hàm trong (20) được chúng tôi tính bằng
phương pháp chia đôi, trên nền ngôn ngữ lập trình
C++ của Microsoft Visual Studio 2010. Các bảng
số liệu thu được làm cơ sở dữ liệu cho phần mềm
vẽ đồ thị OriginPro 8.
3. KẾT QUẢ GIẢI SỐ VÀ THẢO LUẬN
Trong phần này, chúng tôi trình bày những kết
quả thu được bằng phép tính số đối với hệ DLG ở
một vài khoảng cách khác nhau giữa hai lớp và
mật độ hạt tải. Hệ DLG mà chúng tôi khảo sát
được tạo thành từ ba lớp nền gồm:
2 1 3, 8SiO , 2 3 2 6, 0Al O và không
khí 3 1, 0 (Badalyan & Peeters, 2012).
3.1 Phổ tán sắc plasmon
Hình 2 biểu diễn phổ tán sắc plasmon của hệ DLG
đã nêu với những giá trị khoảng cách khác nhau
giữa hai lớp graphene trong hệ có mật độ hạt tải ở
hai lớp bằng nhau, hệ hoàn toàn cân đối
(
12 -2
2 1
10 cmn n ). Để tiện so sánh, chúng
tôi vẽ kèm trong đồ thị phổ plasmon của hệ có
hằng số điện môi nền đồng nhất bằng trung bình
cộng của hằng số điện môi của lớp 1 và lớp 3
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
41
( 1 3
1
2, 4
2
) với cùng khoảng
cách và mật độ hạt tải.
Các hình vẽ từ 2a đến 2d cho thấy: ở các khoảng
cách khác nhau giữa hai lớp graphene, hệ có hằng
số điện môi nền không đồng nhất có tần số nhánh
quang và nhánh âm thấp hơn tần số nhánh quang
và nhánh âm tương ứng của hệ có hằng số điện
môi nền đồng nhất. Khoảng cách giữa hai lớp
càng lớn thì sự khác biệt càng rõ ràng hơn. Khi
khoảng cách giữa hai lớp đủ lớn, hai nhánh
(nhánh quang và nhánh âm) của hệ có hằng số
điện môi nền đồng nhất tiếp xúc nhau, trong khi
điều này hoàn toàn không xảy ra đối với hệ có
hằng số điện môi nền không đồng nhất.
a) 1d nm
b) 5d nm
c) 30d nm
d) 50d nm
Hình 2. Phổ tán sắc plasmon của hệ DLG có hằng số điện môi nền không đồng nhất ở một vài giá trị khác nhau của
khoảng cách giữa hai lớp.
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
42
a) Plasmon của hệ có hằng số điện môi nền đồng nhất b) Plasmon của hệ có hằng số điện môi nền
không đồng nhất
Hình 3. Plasmon của hệ DLG thay đổi theo khoảng cách giữa hai lớp graphene
Hình 3a và 3b là phổ plasmon của hệ có điện môi
nền đồng nhất và không đồng nhất. Cả hai trường
hợp, tần số plasmon ở nhánh âm tăng dần theo
khoảng cách d giữa hai lớp graphene trong khi
tần số nhánh quang thì giảm theo khoảng cách
này.
Hình 4a đến 4d mô tả phổ tán sắc plasmon của hệ
không đồng nhất khi nồng độ hạt tải ở hai lớp
graphene mất cân bằng và khoảng cách giữa hai
lớp không đổi ( 10d nm ). Các hình này cho
thấy, ở các quan hệ khác nhau của mật độ hạt tải
trong hai lớp graphene, tần số plasmon của hệ khi
hằng số điện môi không đồng nhất đều thấp hơn
tần số này của hệ đồng nhất với mật độ hạt tải
tương ứng. Khi mật độ hạt tải ở hai lớp càng mất
cân bằng ( 2
1
n
n
càng nhỏ) thì tần số plasmon (cả
hai nhánh quang học và âm học) càng thấp và hai
nhánh càng sít lại gần nhau, càng gần đường biên
dưới.
a)
2 1
0, 2n n
b)
2 1
0, 5n n
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
43
c)
2 1
0, 8n n d) thay đổi quan hệ giữa
2
n và
1
n
Hình 4. Phổ plasmon của hệ DLG khi thay đổi mật độ hạt tải
3.2 Hệ số suy giảm
Các Hình 5a đến 5d là đồ thị biểu diễn hệ số suy
giảm của hệ DLG có hằng số điện môi nền không
đồng nhất (đường màu xanh, liền nét) như một
hàm theo vector sóng; đường đứt nét màu đỏ là đồ
thị hệ số suy giảm tương ứng của hệ có hằng số
điện môi nền đồng nhất với cùng mật độ hạt tải và
khoảng cách giữa hai lớp. Các đồ thị này cho
thấy, sự không đồng nhất của hằng số điện môi
nền làm giảm hệ số suy giảm của dao động
plasmon đối với cả hai nhánh quang học và âm
học; đồng thời sự suy giảm bắt đầu ở vùng có độ
dài vector sóng lớn hơn.
a) 1d nm
b) 5d nm
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
44
c) 10d nm d) 30d nm
Hình 5. Hệ số suy giảm của hệ DLG với một vài khoảng cách khác nhau giữa hai lớp
Các Hình 6a và 6b vẽ đồ thị hệ số hấp thụ như
một hàm của vector sóng cho nhánh quang và
nhánh âm của phổ plasmon hệ DLG có hằng số
điện môi nền không đồng nhất. Hình 6a cho thấy
đồ thị hệ số hấp thụ đối với nhánh quang của phổ
plasmon có độ dốc càng lớn khi khoảng cách giữa
hai lớp tăng lên và sự hấp thụ bắt đầu với vùng có
năng lượng càng lớn. Hình 6b thì cho thấy đồ thị
hệ số hấp thụ có một cực đại và vector sóng ứng
với cực đại này càng nhỏ khi khoảng cách giữa
hai lớp càng tăng. Khi khoảng cách giữa hai lớp
càng lớn thì hệ số hấp thụ càng ít thay đổi, các đồ
thị càng sít lại gần nhau.
a) Nhánh quang hệ số suy giảm
b) Nhánh âm hệ số suy giảm
Hình 6. Hệ số suy giảm của hệ DLG có hằng số điện môi nền kkhông đồng nhất
Ảnh hưởng của sự mất cân bằng về nồng độ hạt
tải ở hai lớp graphene trong hệ DLG có hằng số
điện môi nền không đồng nhất được thể hiện trên
các Hình 7a đến 7f . Cũng giống như khi mật độ
hạt tải ở hai lớp graphene cân bằng nhau, hệ số
hấp thụ của hệ không đồng nhất có giá trị thấp
hơn nhiều so với hệ đồng nhất. Sự mất cân bằng
càng lớn thì hệ số hấp thụ càng nhỏ (ở cả hai
nhánh âm học và quang học) và vector sóng ứng
với cực đại của hệ số hấp thụ ở nhánh âm càng
dịch về phía năng lượng cao.
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
45
a)
2 1
0, 2n n
b)
2 1
0, 5n n
c)
2 1
0, 8n n
d)
2 1
n n
e) Nhánh quang khi mật độ hạt tải thay đổi
f) Nhánh âm khi mật độ hạt tải thay đổi
Hình 7. Đồ thị hệ số hấp thụ của hệ DLG có hằng số điện môi nền không đồng nhất khi mật độ hạt tải giữa hai lớp
graphene khác nhau
Journal of Science – 2016, Vol. 12 (4), 36 – 46 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment
46
Sự không đồng nhất của hằng số điện môi nền
không làm thay đổi dáng điệu của phổ plasmon và
đường cong hấp thụ của hệ DLG mà chỉ làm suy
giảm tần số kích thích tập thể và hệ số hấp thụ của
hệ so với hệ có hằng số điện môi nền đồng nhất ở
những khoảng cách và mật độ hạt tải khác nhau
của hai lớp graphene. Đây là một trong những
điều cần chú ý khi sử dụng loại vật liệu này.
4. KẾT LUẬN
Sự không đồng nhất của hằng số điện môi nền
trong cấu trúc graphene hai lớp làm cho tần số
plasmon và hệ số guy giảm đều giảm đi ở cả hai
nhánh quang học và âm học. Đối với DLGs có
hằng số điện môi nền không đồng nhất, khi
khoảng cách giữa hai lớp graphene tăng lên thì tần
số nhánh âm tăng lên trong khi tần số nhánh
quang thì giảm xuống, kết quả là hai nhánh của
phổ plasmon càng sít lại gần nhau nhưng không
tiếp xúc nhau như đối với hệ có hằng số điện môi
nền đồng nhất, hệ số hấp thụ càng ít thay đổi theo
khoảng cách. Khi nồng độ hạt tải ở hai lớp
graphene càng mất cân bằng, hệ số hấp thụ càng
nhỏ, phổ plasmon càng thấp và sự hấp thụ xảy ra
tại vị trí có vector sóng càng lớn đồng thời cực đại
của hấp thụ (đối với nhanh âm) cũng dịch chuyển
cùng chiều.
LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng
góp quý báu của PGS. TS Nguyễn Quốc Khánh
để tác giả hoàn thành bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Badalyan, S. M. & Peeters, F. M. (2012). Effect
of nonhomogenous dielectric background on
the plasmon modes in graphene double-layer
structures at finite temperatures. Physical
Review. 85.
Dinh Van Tuan & Nguyen Quoc Khanh. (2013).
Plasmon modes of double-layer graphene at
finite temperature. Physica, E54. 267–272.
Hwang, E. H. & Sarma, S. D. (2007). Dielectric
function, screening, and plasmons in 2D
graphene. Physical Review. B 75.
Hwang, E. H. & Sarma, S. D. (2009). Exotic
plasmon modes of double layer graphene.
Phys. Rev. B 80.
Ramezanali, M.R., Vazifeh, M.M., Reza Asgari,
Marco Polini, & MacDonald, A.H. (2009).
Finite-temperature screening and the specific
heat of doped graphene sheets. J. Phys. A:
Math. Theor. 42.
Rosario E. V. Profumo, Reza Asgari, Marco
Polini, & MacDonald, A. H. (2012). Double-
layer graphene and topological insulator thin-
film plasmons. Phys. Rev. B 85.
Vazifehshenas, T., Amlaki, T., Farmanbar, & M.,
Parhizgar, F. (2010). Temperature effect on
plasmon dispersions in double-layer graphene
systems. Physics Letters. A 374, 4899–4903.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05_nguyen_van_men_0_2128_2024242.pdf