Phát triển sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

- Bốn là, cần tổ chức lại các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ lương thực cho phù hợp với tình hình mới, sẽ tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh tiêu thụ. Để tự tin trong cạnh tranh tiêu thụ với các doanh nghiệp cần chủ động nguồn cung chất lượng cao và nguồn khách hàng tiêu thụ. Để giữ khách hàng truyền thống, đồng thời mở thị trường và đối tác mới cần liên kết “bốn nhà”, trước hết với nông dân để chủ động nguồn cung gạo: Xây dựng kho dự trữ lớn, đầu tư vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến gạo, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo tiêu chuẩn - Năm là, cần làm tốt công tác dự báo thị trường lương thực. Bắc Kạn cần chủ động, tích cực để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức trong việc bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh và góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25 21 PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN Đỗ Thị Bắc1*, Nguyễn Thị Ngọc Dung1, Nguyễn Ngọc Sơn Hải 2 1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên; 2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp chiếm 86,4%. Trong những năm qua kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đã phát triển nhưng còn chậm, chưa ổn định, đời sống người dân nông thôn còn thấp kém. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân bền vững phải phát triển sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn. Từ khoá: Sản xuất lúa, An ninh lương thực, Bắc Kạn, Miền núi, Nghèo đói ĐẶT VẤN ĐỀ* Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao, độ cao trung bình so với mực nước biển 500 - 600m, điểm cao nhất là dãy núi Nam Hoa Sơn cao 1.640m và điểm thấp nhất là xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới cao 40m. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp chiếm 86,4% [1]. Trong những năm qua kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đã phát triển nhưng còn chậm, chưa ổn định, đời sống người dân nông thôn còn thấp kém. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân bền vững phải phát triển sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn. * Tel: 0912741895. Email:dobactn@gmail.com TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN Những thuận lợi và triển vọng đối với trồng lúa ở tỉnh Bắc Kạn Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa. Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng. Điều kiện tự nhiên của Bắc Kạn thích hợp cho sản xuất lúa. Nông dân Bắc Kạn có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời. Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa ngày càng tăng. Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhiều giống mới để thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh. Năm 2011 các giống lúa thuần như: Bao thai, khang dân 18, khang dân đột biến, DV108, C70, nếp 97 và các giống địa phương nông dân tự để giống như đoàn kết, khẩu nua lếch Các giống lúa lai gồm: Tạp giao 1, nhị ưu 63, nhị ưu 527, nhị ưu 838, D.ưu 527, bắc ưu 903, bồi tạp sơn thanh 2 dòng, SNY 6, Q.ưu 1, Q.ưu 6[4]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25 22 Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bắc Kạn năm 2009 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ 2009 - 2011 1. Vụ đông xuân - Diện tích ha 7518 7399 7631 98,42 103,14 100,78 - Năng suất tạ/ha 4775 4817 5301 100,90 110,05 105,46 - Sản lượng tấn 35898 35640 40450 99,28 113,50 106,39 2. Vụ mùa - Diện tích ha 14304 14353 14118 100,30 98,36 99,35 - Năng suất tạ/ha 4213 4045 4016 96,01 99,28 97,65 - Sản lượng tấn 60269 58051 56691 96,32 97,58 97,00 3. Cả năm - Diện tích ha 21822 21752 21749 99,68 99,99 99,83 - Năng suất tạ/ha 4407 4307 4466 97,73 103,69 100,71 - Sản lượng tấn 96167 93691 97141 97,43 103,68 100,55 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn [3], [4]. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo nguồn thu từ nông nghiệp đạt 544.000 đồng. Giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân trên 1ha ở tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đã dần tăng lên, nhưng nhìn chung còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, cần phát triển sản xuất lúa, tăng giá trị, đảm bảo an ninh lương thực. Bảng 2. Giá trị SP trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản/1ha ở tỉnh Bắc Kạn năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Toàn tỉnh TX BK Pắc Nặm Ba Bể Ngân Sơn Bạch Thông Chợ Đồn Chợ Mới Na Rì Giá trị SP TT và NT thuỷ sản/1 ha 32,50 31,42 26,14 30,71 28,20 33,39 32,94 36,38 36,74 1. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha 32,62 31,50 26,10 30,70 28,20 33,50 33,19 36,62 37,06 - Giá trị SP cây hàng năm/1 ha 32,63 34,50 26,24 30,38 28,25 32,18 35,04 35,18 38,03 - Giá trị sản phẩm cây lâu năm/1 ha 32,55 27,43 23,62 32,21 25,94 38,62 25,24 40,78 21,70 2. Giá trị SP nuôi trồng thuỷ sản/1 ha 28,83 29,00 28,01 31,59 28,10 28,80 28,42 28,68 28,58 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn [3] và số liệu điều tra [2]. Sản phẩm lúa gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân - lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 298.124 người dân Bắc Kạn. Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác của Bắc Kạn có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới. Những trở ngại và thách thức đối với trồng lúa ở tỉnh Bắc Kạn Những thách thức mà Bắc Kạn phải đối mặt: Sản xuất lương thực của Bắc Kạn, trong đó có lúa gạo, vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra với tần suất ngày càng cao và khốc liệt hơn. Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ giới hóa. Quá trình áp dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25 23 giống mới để thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Tham gia vào thị trường thương mại có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ Thách thức cần phải đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn An ninh lương thực đang là vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan tâm. Các nhà kinh tế hàng đầu của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao kỷ lục trong những năm tới, sản lượng lương thực thế giới chưa thể đáp ứng nhu cầu. Mới đây, để bàn về tình trạng lương thực tăng giá, mở đầu cho hàng loạt cuộc họp do FAO tổ chức trên toàn thế giới để giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Sản xuất lương thực ở nước ta và ở Bắc Kạn đang đứng trước những khó khăn do giá vật tư nông nghiệp tăng cao, chịu tác động do thời tiết và sự biến đổi khí hậu. Ðiều đáng lo ngại là diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nguy cơ mất an ninh lương thực: Hạn hán, thiên tai, thời tiết bất thường là do hậu quả của biến đổi khí hậu đang de dọa an ninh lương thực. Giá lương thực, thực phẩm tăng cao nên an ninh lương thực ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng. Một số nông sản phẩm thời gian gần đây tăng giá với tốc độ chóng mặt. An ninh lương thực ở Bắc Kạn đang được thiết lập và đã đạt được những thành công trên nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, việc đảm bảo an ninh lương thực vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tiếp cận lương thực của mọi tầng lớp dân cư còn thấp và không đồng đều. Do khả năng tiếp cận lương thực của các hộ gia đình còn hạn chế nên trên thực tế hiện nay tại Bắc kạn vẫn còn tỷ lệ nghèo là 32,13%. An ninh lương thực luôn là vấn đề bức xúc của nước ta, đặc biệt là tỉnh Bắc Kạn. Tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người không chỉ là mối quan tâm hàng đầu mà nó đã trở thành vấn đề thời sự vì giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Bắc Kạn để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, năm 2011 diện tích trồng lúa 21.749 ha, năng suất trung bình 4466 tạ/ha, sản lượng 97.141 tấn. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN Để nâng cao chất lượng và vị thế gạo và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và góp phần bảo đảm an ninh lương thực Bắc Kạn cần phải coi trọng các giải pháp chủ yếu sau: - Một là, để phát triển nhanh và bền vững, sản xuất lương thực tỉnh Bắc Kạn cần tập trung thực hiện các chính sách ổn định diện tích đất trồng lúa, trước sức ép của đô thị hóa và công nghiệp hóa, cần có thái độ kiên quyết và chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa. Bắc Kạn hạn chế và tiến tới không xây dựng các khu công nghiệp trên đất hai vụ lúa. Cùng với đó là quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi, giống, vật tư nông nghiệp và kỹ thuật thâm canh khuyến khích hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất lương thực. Có như vậy mới bảo đảm an ninh lương thực, góp phần ổn định xã hội. Bắc Kạn có chính sách tín dụng ưu đãi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho “Tam nông”; tăng cường đầu tư cho hệ thống thủy lợi; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; tổ chức lại sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn với phát triển nông thôn ngày càng văn minh hiện đại Vận dụng tốt các chính sách dân số, lao động và việc làm ở nông thôn; xoá đói, giảm nghèo, kết hợp với định canh, định cư các dân tộc ít người. Tổ chức thực hiện Bắc Kạn phải tập trung tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25 24 tại các địa phương giữ nhiều đất lúa; có chính sách và biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất... Cần xây dựng các vùng chuyên canh cây lương thực; xây dựng và sớm triển khai Chiến lược quốc gia về chống biến đổi khí hậu. Xây dựng vùng trồng lúa theo tiêu chuẩn GAP và định vị thương hiệu gạo của Bắc Kạn. - Hai là, điều hành sản xuất, phân phối, lưu thông bình ổn giá lương thực, bảo đảm cho người trồng lúa có thu nhập hợp lý. Bắc Kạn cần thành lập Ban chính sánh về gạo và trách nhiệm nghiên cứu đề xuất và thi hành các chính sách liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, có nhiệm vụ đánh giá chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cân đối với tiêu dùng hàng năm, bảo đảm tính nhất quán và chính xác để vừa ổn định thị trường và an ninh lương thực Bắc Kạn có hiệu quả. Góp phần phối hợp hài hòa, thống nhất giữa các ban, ngành, các chủ thể tham gia thị trường lương thực, nhằm sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. - Ba là, cần tăng cường dự trữ lương thực. Cần có quỹ dự phòng để hỗ trợ nông dân khi gặp thiên tai hoặc các doanh nghiệp khi làm nhiệm vụ bình ổn giá. Quỹ này có quy mô phù hợp với tăng trưởng kinh tế và cân đối ngân sách của Bắc Kạn, là công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô về an ninh lương thực tỉnh. Nguồn vốn này sẽ được dùng để hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp mua dự trữ lương thực. Cần đầu tư xây dựng các kho tạm trữ lúa, ngoài ra còn cần xây dựmg hệ thống kho chứa cho nông dân gửi thóc, chờ cơ hội đưa ra thị trường. - Bốn là, cần tổ chức lại các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ lương thực cho phù hợp với tình hình mới, sẽ tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh tiêu thụ. Để tự tin trong cạnh tranh tiêu thụ với các doanh nghiệp cần chủ động nguồn cung chất lượng cao và nguồn khách hàng tiêu thụ. Để giữ khách hàng truyền thống, đồng thời mở thị trường và đối tác mới cần liên kết “bốn nhà”, trước hết với nông dân để chủ động nguồn cung gạo: Xây dựng kho dự trữ lớn, đầu tư vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến gạo, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo tiêu chuẩn - Năm là, cần làm tốt công tác dự báo thị trường lương thực. Bắc Kạn cần chủ động, tích cực để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức trong việc bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh và góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản trung ương. Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011. NXB Thống kê Hà Nội - 12/2011. [2]. Đỗ Thị Bắc. Kết quả điều tra nghiên cứu về kinh tế - tổ chức sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn năm 2009 - 2011. [3]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2010. NXB Thống kê năm 2011; Cục thống kê Bắc Kạn. Số liệu thống kê, báo cáo năm 2009 - 2011. [4]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Số liệu thống kê, báo cáo năm 2009 - 2011. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25 25 SUMMARY RICE PRODUCTION DEVELOPMENT FOR ENSURING FOOD SECURITY IN BAC KAN PROVINCE Do Thi Bac1*, Nguyen Thi Ngoc Dung1, Nguyen Ngoc Son Hai2 1College of Economics and Business Administration - TNU; 2College of Agriculture and Forestry - TNU Bac Kan is a highland mountainous province, far from Hanoi capital 166 km towards North; its natural area is 485,941 hectares, of which agricultural land accounts for only 7.54%, forest land accounts highly for 77.24%, unused land accounts for 10.65%. Bac Kan has complex terrain, divided by high mountains. Bac Kan has one town, 7 district, 112 communes, 4 wards and 6 district capital. Its population in 2011 is 298,124, with the rural population accounts for 83.87%. Bac Kan has 59,344 rural households, of which agricultural households accounts for 87.08%. The numbers of rural households by source of highest income from agricultural sector accounts for 86.4%. In recent years, socio - economics of Bac Kan province has developed but it is still slow, unstable, lives of rural people are less advanced. Therefore, for socio-economic development and stable life advancement, people should develop rice production in order to ensure food security in Bac Kan province. Key words: Rice production, Food security, Bac Kan, Mountainous regions, Poverty * Tel: 0912741895. Email:dobactn@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_san_xuat_lua_nham_dam_bao_an_ninh_luong_thuc_tinh.pdf