- Đối với các hộ dân:
+ Phải có ý kiến đề xuất kịp thời những vấn
đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải
có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo
đúng quy trình kỹ thuật đã được cán bộ kỹ
thuật khuyến nông hướng dẫn.
+ Nên vận dụng các phương pháp sản xuất
chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng
thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi nào có sâu
bệnh xuất hiện để đảm bảo sức khỏe cho
người lao động.
+ Nên tủ gốc cho chè vào mùa khô, vừa giữ
ẩm cho chè vừa hạn chế cỏ dại, tiết kiệm
được công lao động làm cỏ và có tác dụng cải
tạo đất tốt, là cơ sở để tăng năng suất cây
trồng và năng suất lao động
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
39
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Phạm Thị Thanh Nga*, Bùi Đình Hòa, Đặng Thị Bích Huệ, Vũ Thị Hiền
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cây chè là cây trồng chủ lực quyết định để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là ở các tỉnh trung
du, miền núi. Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững giữ một vai trò quan trọng, nằm trong
tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững, và thực sự là kế sách tồn tại lâu dài, không thể thay thế.
Cùng với cây lúa ở đồng bằng, cây chè có thế mạnh ở trung du và miền núi nói chung và ở Thái
Nguyên nói riêng. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa
trôi. Chè là cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được
lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và
tiêu thụ. Do vậy phát triển sản xuất chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho
người dân.
Từ khóa: Phát triển, sản xuất chè, bền vững, thành phố Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Với diện tích 18.000 ha, đứng thứ 2 trong cả
nước, cây chè từ lâu đã là cây trồng truyền
thống của người dân tỉnh Thái Nguyên. Định
hướng chung của thành phố trong những năm
sắp tới là hướng tới phát triển ngành nông
nghiệp của thành phố một cách bền vững cả
về kinh tế và xã hội. Phát triển sản xuất chè
trong ngành nông nghiệp cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Những năm gần đây, sản
xuất chè của Thành phố cũng đã có những
bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, xét theo quan
điểm phát triển bền vững, sản xuất chè vẫn
còn nhiều tồn tại. Do chưa có chiến lược phát
triển ngành chè hợp lý, thiếu quy hoạch đồng
bộ giữa phát triển vùng nguyên liệu và nhà
máy chế biến nên giữa chế biến và sản xuất
nguyên liệu chưa gắn kết chặt chẽ với nhau,
nguyên liệu búp chè chưa đáp ứng tiêu chuẩn
an toàn để chế biến ra chè chất lượng cao...
Một số doanh nghiệp và người trồng chè chạy
theo lợi nhuận trước mắt đã sử dụng thuốc trừ
sâu, phân bón hóa học bất tuân thủ nguyên tắc
an toàn và vệ sinh thực phẩm. Thực tế này
khiến cho sản phẩm chè kém chất lượng, gây
tổn hại uy tín của ngành chè Thái Nguyên,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con
người và môi trường sinh thái. Đây là những
vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải được nghiên
*
Tel: 0988 284024, Email: thanhnga1301@gmail.com
cứu, nhận xét, đánh giá một cách xác thực
nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phát huy thế
mạnh và xử lý hạn chế yếu kém để sản xuất
chè theo hướng bền vững và nâng cao hơn
nữa hiệu quả sản xuất chè của vùng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào 3 xã từ 3 vùng
của thành phố đó là xã Tân Cương thuộc vùng
trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn. Xã
Phúc Hà thuộc vùng có quy mô diện tích chè
trung bình và xã Tích Lương đại diện cho các
xã, phường có quy mô diện tích nhỏ. Mỗi xã
chọn 30 hộ đại diện cho nhóm hộ giàu – khá,
trung bình và nghèo.
Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp
này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối
tượng có liên quan đến sản xuất chè, để hiểu
biết được thực trạng, những khó khăn, thuận
lợi trong quá trình sản xuất. Từ đó có cái nhìn
khách quan để có thể đưa ra những giải pháp,
những định hướng phát triển sản xuất trong
tương lai. Số liệu sau khi điều tra được tổng
hợp với sự trợ giúp của phần mềm EXCEL.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng sản xuất chè tại địa bàn
nghiên cứu
Thấy được thế mạnh của cây chè, không chỉ
có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có tác dụng
cải tạo môi trường sinh thái, đồng thời góp
phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo công
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
40
ăn việc làm cho người dân các xã vùng núi.
Trong những năm qua, thành phố Thái
Nguyên đã theo sát chủ trương của tỉnh đề ra
nhằm kích thích phát triển sản xuất chè, mở
các lớp tập huấn để hướng dẫn người dân tiến
hành sản xuất chè. Kết quả là chỉ trong một
thời gian ngắn, cây chè đã trở thành một trong
những cây trồng chủ lực, tăng lên đáng kể về
diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2009
diện tích chè của thành phố là 1.161 ha, đến
năm 2011 tăng lên là 1.220 ha với sản lượng
14.670 tấn búp chè tươi. Tuy nhiên sản xuất
chè ở thành phố hiện nay vẫn còn nhiều vấn
đề tồn tại từ chất lượng sản phẩm đến quy
trình tổ chức sản xuất nguyên liệu cũng như
chế biến. Để thấy rõ thực trạng tình hình sản
xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên tôi đi
sâu nghiên cứu một số nội dung sau:
Nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra
Độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 3 xã là 41,66
tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều
tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống
và có một số kinh nghiệm nhất định. Các chủ
hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực
trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng
kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản
xuất chè trong mỗi hộ.
Bên cạnh yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của
chủ hộ nhìn chung còn thấp, chỉ từ cấp I đến
cấp III. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến
quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản
xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi
gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn
cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả
năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm
ra các phương án trồng chè tốt hơn và có hiệu
quả hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất chè của
mỗi hộ.
Phương tiện sản xuất
Trong những năm trước đây, phần lớn các hộ
đều sử dụng máy sao quay tay. Nhưng ngày
nay, khi có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
máy sao cải tiến và máy vò chè mini đã được
đưa vào sử dụng, giúp các hộ nông dân giảm
được công lao động và tăng năng suất sản
xuất chè. Điều này có ảnh hưởng tích cực,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong
nông hộ.
Chi phí sản xuất của hộ
Kết quả điều tra cho thấy, loại phân bón các
hộ gia đình sử dụng chủ yếu là phân đạm vì
loại phân này kích thích búp, lá chè sinh
trưởng mạnh. Sau mỗi lứa thu hoạch, các hộ
sẽ tiến hành bón đạm cho chè. Lượng phân
kali bón cho cây chè là rất thấp, vì loại phân
này nếu bón với lượng lớn sẽ làm cho cây chè
bị xót, chậm phát triển. Ngoài các loại phân
trên, các hộ gia đình còn chăn nuôi để lấy
phân ủ bón cho chè.
Thuốc BVTV cũng là một yếu tố quan trọng
không thể thiếu được trong trồng trọt. Thực tế
khi nghiên cứu ở 3 xã: Tân Cương, Phúc Hà
và Tích Lương thì hiện nay hầu hết các nông
hộ vẫn khá lạm dụng thuốc BVTV trong quá
trình trồng chè. Đây chính là một trong những
nguyên nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường sinh thái và sức khỏe con người,
ảnh hưởng đến tính bền vững trong quá
trình phát triển sản xuất chè ở thành phố
Thái Nguyên.
Bảng 1: Tình hình nhân lực của hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Địa điểm
Bình
quân Xã Tân
Cương
Xã Phúc
Hà
Xã Tích
Lương
1. Tuổi bình quân chủ hộ Năm 43,07 38,6 43,3 41,66
2. Trình độ học vấn chủ hộ Lớp 10,4 10,6 10,7 10,59
3. Bình quân nhân khẩu của hộ Người 4,83 4,2 4,6 4,54
4. Bình quân lao động của hộ LĐ 2,6 2,57 2,43 2,53
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 của tác giả)
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
41
Bảng 2: Chi phí sản xuất chè của hộ
ĐVT: 1.000đ/lứa
Chỉ tiêu Địa điểm X. Tân Cương X. Phúc Hà X. Tích Lương
Tổng chi phí 3.744,971 2.693,370 1.696,737
I. Chi phí trung gian 2.741,136 1.949,700 1.232,947
1. Chi phí phân đạm 1.079,245 715,560 465,840
2. Chi phí phân lân 533,368 351,750 200,570
3. Chi phí phân kali 128,483 102,510 65,347
4. Chi phí thuốc BVTV 444,480 382,905 245,860
5. Chất đốt 555,560 396,975 255,330
II. Giá trị lao động thuê ngoài 875,337 653,350 401,140
III. Khấu hao 128,498 90,320 62,650
(Nguồn: Số liệu điều tra 2012 của tác giả)
Kết quả sản xuất
Bảng 3: Kết quả sản xuất chè của hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Địa điểm
Xã Tân
Cương Xã Phúc Hà
Xã Tích
Lương
1. Diện tích Sào 13,89 10,05 6,97
2. Tổng giá trị sản xuất 1.000đ 11.665,422 7.940,400 5.214,447
3. Chi phí trung gian 1.000đ 2.741,136 1.949,700 1.232,947
4. Giá trị gia tăng 1.000đ 8.924,286 5.990,700 3.981,500
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 của tác giả)
Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất chè đến
hiệu quả xã hội và môi trường
Những ảnh hưởng của việc phát triển sản
xuất chè đối với xã hội
Phát triển sản xuất chè đã góp phần đẩy mạnh
phong trào phủ xanh đồi trọc, từ đó tạo công
ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập
đáng kể cho người lao động. Đồng thời cây
chè cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các
ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại dịch vụ phát triển.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, cây chè bị ảnh
hưởng không tốt từ thông tin chè bẩn, gây
hoang mang cho người dân, nhiều hộ bi quan,
không đầu tư chăm sóc và chuyển sang làm
việc khác. Mặt khác, do có tính chất mùa vụ,
sản lượng thu hoạch lớn nên đã tạo ra một sức
ép về nguồn nhân công tại địa phương. Ngoài
ra, trong quá trình sản xuất chè, việc sử dụng
thuốc BVTV, thuốc trừ sâu cũng đã có những
tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân.
Những ảnh hưởng của việc phát triển sản
xuất chè đối với môi trường sinh thái
- Quản lý dinh dưỡng đất: Việc bón phân với
khối lượng lớn, bón nhiều lần trong năm và
kéo dài nhiều năm đã khai thác tối đa khả
năng sản xuất của đất, ảnh hưởng đến chất
lượng đất. Cần có những nghiên cứu và dự
báo về sự thay đổi tính chất của đất sau thời
gian canh tác lâu dài.[1]
- Phòng chống xói mòn: Hầu hết các gia đình
đều thiếu sức lao động, vì thế các biện pháp
chống xói mòn nhìn chung không đòi hỏi đầu
tư lao động lớn. Chè được trồng theo đường
đồng mức. Mật độ chè dày và độ cao cây chè
thấp để cây chè nhanh khép tán. Đất giữa các
hàng chè được che phủ bằng guột để giảm xói
mòn và cỏ mọc. Một số hộ kinh tế kém không
chú trọng đến biện pháp ủ gốc khiến cho độ
xói mòn của các nương chè càng cao. Đây là
một nguyên nhân dẫn tới năng suất, sản lượng
và chất lượng chè của những gia đình này thấp.
- Những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật: Qua điều tra thực tế, các hộ
đều phun thuốc đại trà khi có sâu hại. Khái
niệm phun phòng, phun định kỳ đã ăn sâu vào
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
42
người dân. Cứ thấy sâu hại xuất hiện là phun
đại trà cả vườn chè để phòng trừ, vừa tốn kém
lại vừa độc hại. Phương tiện bảo hộ cho người
đi phun thuốc còn thô sơ, đơn giản như quần
áo vải, găng tay, khẩu trang, mũ, giầy. Nhiều
người không sử dụng phương tiện bảo hộ
đúng theo yêu cầu lao động do họ không cảm
thấy thoải mái, thuận tiện khi sử dụng, một
phần là do ý thức chủ quan của người dân.
Nhiều hộ, vườn chè ở sát ngay cạnh nhà mà
không có vườn tạp bao quanh hoặc diện tích
vườn tạp không đáng kể để cách ly giữa nhà
và vườn chè. Vào những ngày phun thuốc
sâu, thuốc bay vào trong nhà, giếng nước,
quần áo làm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, đặc biệt là những gia đình có người già
và trẻ nhỏ. Nhận thức về sự độc hại của thuốc
BVTV của người trồng chè vẫn còn đơn giản,
chủ yếu là qua mùi của nó chứ chưa chú ý đến
các hoạt chất của chúng còn tồn lưu lại trên
chè, trong không khí, nước và trong đất làm
ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng chè
cũng như người sử dụng.
Nguyên nhân
- Tùy tiện trong việc sử dụng thuốc BVTV:
Trong quá trình sản xuất, người dân vì lợi ích
trước mắt, trách nhiệm cộng đồng thấp nên đã
tùy tiện trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng các
loại vật tư đầu vào chưa được các ngành chức
năng quan tâm kiểm soát chặt chẽ.
- Sự yếu kém của nguồn nhân lực: Do sự yếu
kém của nguồn lao động. Sự hạn chế về trình
độ dân trí, tập quán sản xuất lạc hậu, lao động
hầu hết chưa được đào tạo, không có thói
quen tích lũy, thiếu sự hiểu biết về kiến thức
và kỹ năng kinh doanh.
- Thiếu vốn sản xuất: Do quy mô sản xuất nhỏ
bé, khả năng tái đầu tư thấp trong khi đó khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn,
đầu tư nhà nước chưa đủ mức đã làm hạn
chế khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại vào sản xuất, chế biến để nâng cao
năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Việc triển khai các thành tựu của khoa học
công nghệ vào sản xuất thiếu đồng bộ và kém
hiệu quả: Tổ chức, quản lý Nhà nước còn
nhiều tồn tại, đó là khả năng quy hoạch còn
yếu kém, chưa định hướng được sản xuất, quy
hoạch sản xuất chưa gắn với quy hoạch mạng
lưới thu mua, với công nghiệp chế biến và
xuất khẩu, liên kết kinh tế giữa các chủ thể
còn lỏng lẻo. Thiếu sự liên kết giữa các cơ
quan nghiên cứu khoa học với các chủ thể sản
xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên theo hướng bền vững trong thời
gian tới
Giải pháp về công tác khuyến nông
- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình
độ nhân lực ngành sản xuất chè.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên
cứu để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo
quản sản phẩm chè.
- Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô
hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho
người sản xuất
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác đào
tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành sản
xuất chè
Giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ
thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu
như về giống, canh tác, bảo vệ thực vật.
- Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè
theo hướng sử dụng công nghệ cao.
Thu hút vốn đầu tư
- Nhà nước đầu tư kinh phí cho điều tra cơ
bản, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất
an toàn tập trung, lập các dự án đầu tư phát
triển chè an toàn.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho xây
dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng như giao thông,
kênh mương tưới cấp 1, cấp 2, trạm bơm, hệ
thống điện hạ thế cho vùng sản xuất chè an
toàn theo dự án được phê duyệt.
- Hỗ trợ 100% kinh phí cho việc cấp chứng
nhận lần đầu và hỗ trợ 50% kinh phí cho việc
gia hạn cấp chứng nhận sản xuất, chế biến
theo tiêu chuẩn VietGAP.
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
43
Giải pháp về chế biến
- Rà soát, đánh giá lại khả năng cung cấp
nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở
chế biến, định hướng thu hút đầu tư, cải tạo
các cơ sở chế biến chè hiện có để hình thành
các nhà máy hiện đại, có công nghệ tiên tiến
nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao, đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến theo
từng quy mô, hướng dẫn việc áp dụng các tiêu
chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Khuyến khích các cơ sở sản xuất,
chế biến tự công bố chất lượng sản phẩm, xử
lý nghiêm minh mọi trường hợp sản xuất,
chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Tăng cường quản lý chất lượng trong bối
cảnh hội nhập thông qua việc áp dụng quy
trình quản lý nông nghiệp tốt cho chè (Global
GAP, Asian GAP, Việt GAP)
Thành phố Thái Nguyên cần áp dụng chính
sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành chè
trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tính cạnh
tranh cao. Ưu tiên trước nhất là nâng cao chất
lượng. Thứ hai, cần tiến hành nghiên cứu thị
trường để xác định được thị trường và
khách hàng tiềm năng. Cuối cùng, cần
khuyến khích và giúp thực hiện việc đăng
ký nhãn hiệu sản phẩm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Tình hình sản xuất chè ở thành phố Thái
Nguyên những năm qua đã đạt được bước
tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản
lượng chè. Đẩy mạnh sản xuất chè và nâng
cao hiệu quả sản xuất chè ở thành phố Thái
Nguyên là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt
tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát
triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông
dân. Đồng thời trồng chè còn có tác dụng phủ
xanh đất trống, đồi trọc, góp phần tích cực
vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ
thống nông nghiệp bền vững. Sản xuất chè đã
giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp
phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ
nông dân. Tăng cơ hội tiếp cận các vấn đề xã
hội như: Tiếp cận với khoa học công nghệ,
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đầu tư nuôi
dạy con cái học tập... nâng cao năng lực sản
xuất, quản lý đời sống, từng bước thoát khỏi
vòng luẩn quẩn “Thu nhập thấp – tích lũy ít –
đầu tư ít – năng suất thấp – thu nhập thấp”.
Kiến nghị
- Đảng và Nhà nước cần có những chủ
trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
tạo điều kiện giúp nhân dân miền núi đầu tư
phát triển sản xuất, chính sách đào tạo nguồn
nhân lực theo vùng miền, giúp nhân dân cải
thiện đời sống, từng bước nâng cao khả năng
hội nhập nền kinh tế đất nước trong thời kỳ
đổi mới.
- Tỉnh cần có những chính sách cụ thể hơn
nữa nhằm trợ giúp cho cây chè phát triển,
thực sự là cây mũi nhọn của tỉnh:
+ Có những chính sách đầu tư vốn cho thâm
canh, cải tạo chè;
+ Có chính sách cải tạo giống chè để có được
một cơ cấu giống hợp lý;
+ Giao cho ngành nông nghiệp là cơ quan
thường trực có sự tham gia của các ngành có
liên quan để kiểm tra, đôn đốc nhằm phát
triển sản xuất chè của thành phố.
+ Thực hiện các chương trình chứng nhận đối
với mặt hàng chè
+ Cần nghiên cứu kỹ hơn để xác định cơ chế
phù hợp cho tổ chức tập thể trong ngành chè.
+ Cần nghiên cứu kỹ hơn về các chiến lược
marketing cần thiết nhằm đa dạng hoá thị
trường và sản phẩm.
+ Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mô hình trồng
và chế biến chè sạch, khuyến cáo người dân
áp dụng các quy trình sản xuất GAP, IPB, các
quy trình công nghệ thân thiện với môi trường
vào sản xuất chè.
- Đối với các hộ dân:
+ Phải có ý kiến đề xuất kịp thời những vấn
đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải
có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo
đúng quy trình kỹ thuật đã được cán bộ kỹ
thuật khuyến nông hướng dẫn.
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
44
+ Nên vận dụng các phương pháp sản xuất
chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng
thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi nào có sâu
bệnh xuất hiện để đảm bảo sức khỏe cho
người lao động.
+ Nên tủ gốc cho chè vào mùa khô, vừa giữ
ẩm cho chè vừa hạn chế cỏ dại, tiết kiệm
được công lao động làm cỏ và có tác dụng cải
tạo đất tốt, là cơ sở để tăng năng suất cây
trồng và năng suất lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Khoa Khoa học tự nhiên và xã hội (2007),
“Những vấn đề môi trường và phát triển bền vững
vùng Đông Bắc”.
[2]. Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên (2009-
2011), “Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010”,
thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
[3]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), “Báo cáo
tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và nhiệm vụ
năm 2012”.
SUMMARY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF GREEN TEA PRODUCTION
IN THAI NGUYEN CITY
Pham Thi Thanh Nga*, Bui Dinh Hoa,
Dang Thi Bich Hue, Vu Thi Hien
College of Agriculture and Forestry - TNU
Green tea is the staple crop decides to socio – economic development, especially in the midlands
and mountainous provinces. Sustainable development of green tea production keeps a critical role
in the overall sustainable development of agriculture, and indeed is long-term existent strategy
which cannot be replaced. Like rice in the plain area, green tea is the most dominant crop in
midlands and mountainous areas in general and in Thai Nguyen in particular. Raising green tea
plays an important part in bare area greening, erosion and outwash reduction. Green tea is suitable
with moutainous land and climate. Green tea development will attract a significant number of
labors, not only in production but also in processing stage and consumption. Therefore, the
development of tea production brings economical value and stabilizes people’s lives.
Key words: Development, green tea production, sustainable,Thai Nguyen city.
Ngày nhận bài: 17/9/2012, ngày phản biện: 24/9/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*
Tel: 0988 284024, Email: thanhnga1301@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_san_xuat_che_theo_huong_ben_vung_tren_dia_ban_tha.pdf