Phát triển phương pháp phân tích toàn phổ FSA (Full Spectrum Analysis) cho xử lý phổ gamma tán xạ trên bê tông - Lương Thanh Tùng

KẾT LUẬN Với mục đích phát triển phương pháp FSA áp dụng cho xử lý phổ gamma tán xạ với năng lượng tán xạ dưới 300 keV, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thuật toán FSA hoàn toàn có thể được sử dụng để phân tích phổ gamma tán xạ ngược trên vật liệu để xác định các thành phần và mật độ của vật liệu bia tán xạ. Từ các phân tích trên các mẫu bê tông cho thấy hình dạng và cấu trúc phổ chuẩn của các thành phần cát, đá, nước và xi măng thay đổi theo kích thước hình học mẫu và tỳ lệ pha trộn các thành phần. Đặc biệt là phổ chuẩn các thành phần thay đổi lớn theo kích thước đá. Từ đó cho thấy tiềm năng ứng dụng FSA trong việc phân tích và đánh giá chất lượng bê tông cũng như việc kiểm tra các thành phần phối trộn bê tông từ việc phân tích các cấu trúc phổ chuẩn. Các nghiên cứu trong công trình này là nghiên cứu đầu tiên về việc áp dụng FSA phân tích phổ tán xạ ngược trên bê tông. Nên để chuẩn hóa phương pháp cũng như thẩm định các kết quả thì cần có thêm các nghiên cứu phổ tán xạ trên nhiều mẫu bê tông có kích thước khác nhau và các thành phần trộn khác nhau. Đặc biệt là cần phải tiến hành tạo các mẫu bê tông có thêm nhiều kích thước đá khác nhau và xét thêm các mẫu có thêm thành phần cốt thép.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển phương pháp phân tích toàn phổ FSA (Full Spectrum Analysis) cho xử lý phổ gamma tán xạ trên bê tông - Lương Thanh Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Science & Technology Development, Vol 20, No.T1- 2017 Trang 96 Phát triển phương pháp phân tích toàn phổ FSA (Full Spectrum Analysis) cho xử lý phổ gamma tán xạ trên bê tông  Lƣơng Thanh Tùng  Đỗ Trọng Viễn  Huỳnh Đình Chƣơng  Nguyễn Thị Mỹ Dạ  Trần Kim Tuyết  Nguyễn Thị Trúc Linh  Trƣơng Thị Hồng Loan  Lê Công Hảo  Trịnh Hoa Lăng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM ( Bài nhận ngày 25 tháng 07 năm 2016, nhận đăng ngày 10 tháng 04 năm 2017) TÓM TẮT FSA là phương pháp khá phổ biến đã được nghiên cứu và phát triển trong những năm gần đây. Hầu hết các nghiên cứu đều ứng dụng FSA để phân tích hoạt độ phóng xạ môi trường. Công trình này dựa trên nền tảng của những kết quả đạt được để nghiên cứu và phát triển phương pháp FSA cho xử lý phổ gamma tán xạ ngược. Áp dụng phương pháp phân tích toàn phổ FSA để xác định mật độ mol các thành phần có trong bê tông từ phổ gamma tán xạ ngược trên bê tông. Ở đây, sử dụng phương pháp này để tiến hành phân tích các phổ gamma tán xạ ngược trên bê tông có thành phần khác nhau. Các thực nghiệm được thực hiện với nguồn 137Cs có hoạt độ 0,5 mCi cùng với đầu dò nhấp nháy NaI(Tl) 2 inch x 2 inch. Kết quả đạt được cho thấy thuật toán FSA hoàn toàn có thể sử dụng để phân tích phổ gamma tán xạ ngược trên bê tông. Từ khóa: phân tích toàn phổ, gamma, FSA, phân tích gamma tán xạ, xử lý FSA MỞ ĐẦU Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và kỹ thuật đã kéo theo hàng loạt ngành phát triển, đặc biệt trong đó có ngành xây dựng. Với đặc thù là ngành cần có chất lượng cao trong từng công trình, chính vì điều này phải đòi hỏi các kỹ thuật kiểm tra nhanh, chính xác và linh động trong việc áp dụng vào thực tế. Có rất nhiều kỹ thuật kiểm tra chất lượng bê tông mà một trong những kỹ thuật đó là kỹ thuật gamma tán xạ ngược. Trong kỹ thuật gamma tán xạ ngược thì kết quả thu được là phổ số đếm, từ đó có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý phổ để rút ra các thông tin cần thiết. Phân tích phổ tán xạ được thực hiện với hai phương pháp là WA (Window Analysis) và FSA. Sự khác nhau giữa hai phương pháp là trong phương pháp WA chỉ quan tâm tới một vùng của phổ được xem xét, cụ thể là vùng xung quanh đỉnh nổi bật nhất của đỉnh tán xạ trên loại vật liệu, trong khi FSA bao gồm (gần như) là phổ năng lượng đầy đủ. Hơn nữa trong phương pháp WA chỉ xem xét tới số lượng các số đếm cho mỗi cửa sổ, còn FSA bao gồm luôn cả các đặc điểm cấu trúc phổ. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T1 - 2017 Trang 97 Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu phổ gamma tán xạ trên mẫu bê tông thu được từ nguồn 137Cs có hoạt độ 0,5 mCi và đầu dò nhấp nháy NaI(Tl) 2 inch x 2 inch. Các mẫu bê tông được trộn theo các tỷ lệ của các thành phần khác nhau của cát, đá, nước và xi măng theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Mỗi thành phần có mật độ mol và đóng góp khác nhau vào phổ gamma tán xạ tổng thu được cho mỗi mẫu bê tông. Phương pháp FSA sử dụng phổ gamma tán xạ trên bê tông để tìm ra mật độ mol mỗi thành phần có trong mẫu tương ứng. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP Tổng quan về lý thuyết FSA Phương pháp FSA xem phổ gamma thu được từ mẫu là sự chồng chập các phổ gamma của từng nguồn phát gamma (nguồn đồng vị phóng xạ) có trong mẫu. Số gamma ghi nhận được trong phổ được cho bởi [2]:       4 k k k 1 N i C S i B i    (1) Trong đó N(i) là số đếm tại kênh thứ i, Ck là hoạt độ của phần tử k, Sk(i) là những số đếm liên quan đến phổ cơ bản của phần tử k tại kênh i, B(i) là số đếm tại kênh i do phông đóng góp. Công thức (1) áp dụng cho mẫu có bốn nguồn phát gamma. Áp dụng ý tưởng này cho phổ tán xạ ngược gamma nếu các thành phần gamma tán xạ trên mẫu được xem như là nguồn phát gamma. Các thành phần gamma tán xạ này phụ thuộc vào dạng hình học của bia tán xạ và mật độ vật liệu bia cũng như các thành phần cấu tạo nên bia. Áp dụng phương trình (1) cho phổ tán xạ gamma trên bê tông được cấu tạo từ thành phần cát, nước, đá xi măng cùng với phông nền môi trường, phương trình (1) có thể được viết lại cho phổ gamma tán xạ ngược trên bê tông như sau:   w w s s g g c cN i C S (i) C S (i) C S (i) C S (i) B(i)     (2) (2) Trong đó N(i) là số đếm tại kênh i, Cw, Cs, Cg và Cc là mật độ mol của nước, cát, đá và xi măng trong mẫu. Ở đây mật mol của các thành phần được sử dụng để thay thế mật độ phân tử trung bình của các thành phần. Sw, Ss, Sg và Sc là tốc độ đếm trên một đơn vị mật độ mol tại kênh i do các thành phần nước, cát, đá và xi măng đóng góp và B(i) là số đếm trên một đơn vị mật độ mol tại kênh i do phông đóng góp. Trong quá trình tính toán hệ thống phổ chuẩn cho từng thành phần thu được từ việc giải phương trình (2) với giá trị mật độ mol các thành phần biết trước kèm theo phổ gamma tán xạ trên bê tông tương ứng [2].       1 S C N   (3) (3) Trong đó [S] ma trận số đếm của phổ chuẩn ứng cho một đơn vị mật độ mol của bốn thành phần cát, đá, nước và xi măng. [C] ma trận mật độ mol của các thành phần chứa trong bốn mẫu bê tông. [N] ma trận số đếm của phổ gamma tán xạ trên bốn bê tông tương ứng. Bằng việc làm khớp phổ gamma tán xạ đo được và kết hợp với phổ chuẩn của các thành phần đóng góp xác định được các hệ số Cw, Cs, Cg và Cc . Sử dụng phương pháp làm khớp bình phương tối thiểu dạng đa thức với việc giải hệ phương trình tuyến tính tìm các hệ số bằng kỹ thuật ma trận, bởi vì kỹ thuật này thuận lợi cho việc kết hợp tuyến tính 4 phổ chuẩn và phổ mẫu phân tích. Kỹ thuật ma trận sử dụng phương pháp làm khớp có dạng như phương trình (2) sau khi được trừ phông là     4 k k k 1 N i C S i   (4) (4) Trong đó chỉ số k ứng với thành phần cát, đá, nước và xi măng. Science & Technology Development, Vol 20, No.T1- 2017 Trang 98 Bằng cách cực tiểu hóa χ2 theo các hệ số Ck có được tập hợp bốn phương trình theo tham số Ck [1]     2 4 2 k k k 1i 1 χ N i C S i σ             (5) Áp dụng phương pháp ma trận giải vấn đề cực tiểu hóa phương trình (5) để xác định các hệ số Ck. Tổng quan lý thuyết gamma tán xạ Tán xạ Compton chỉ làm gamma bị lệch hướng và mất bớt một phần năng lượng. Năng lượng sau khi tán xạ của tia gamma được xác định bởi công thức [4]:   0 0 2 e E E E 1 1- cos m c    (6) Trong đó E0 và E là năng lượng gamma ban đầu và kết thúc, θ lá góc tán xạ, và mec 2 là năng lượng nghỉ của electron. Tiết diện tán xạ Compton được tính theo công thức Klein – Nishina [4]:    2 2 1 C 0 2 2 2 1 k ln 1 2k1 k ln(1 2k) 1 3k σ 2πr ,(cm electron ) k 1 2k k 2k (1 2k)                   (7) (7) Trong đó 2 15 0 2 0 e e r 2.88x10 (m) 4πε m c   là bán kính electron cổ điển 2 e E k m c  là năng lượng tương đối cho gamma tán xạ Trong tán xạ Compton, chúng ta không chỉ quan tâm tới năng lượng của tia gamma trước và sau tán xạ mà còn quan tâm tới cường độ tán xạ. Đây là thông tin quan trọng trong phương pháp gamma tán xạ ngược. Tỷ lệ chùm bị tán xạ phụ thuộc vào bậc số nguyên tử, bề dày cũng như mật độ khối lượng của vật cần đo. Cường độ chùm tia gamma tán xạ I ghi nhận tại đầu dò [3]        0 C 0 0 0 e μ E dσ E ,Ω μ E I I exp ρx S E ,θ,Z ΔΩρ Vexp ρx ' ρ dΩ ρ                           ( (8) (8) I0 là cường độ gamma ban đầu (photon/s), (E0)/ρ và (E)/ρ là hệ số suy giảm khối ứng với năng lượng E0 và E, ρ là khối lượng riêng của bia, và x là bề dày vật liệu tính từ mặt đến tâm vùng thể tích tán xạ, ρe mật độ electron của thể tích tán xạ, V là thể tích tán xạ, x‟ là bề dày vật liệu tính từ tâm vùng thể tích tán xạ đến bề mặt;  là góc khối của đầu dò, S(E0,θ,Z) là hàm tán xạ không kết hợp, dσC(E0, )/d là tiết diện tán xạ vi phân Klein-Nishna. Vật liệu bia tán xạ Bia tán xạ được sử dụng trong thí nghiệm là bia bê tông với các thành phần bao gồm cát vàng, đá sỏi, nước và xi măng Portland PC 40 được trộn theo tỷ lệ được xác định theo tiêu chuẩn trộn bê tông trong xây dựng. Riêng đối với thành phần đá gồm hai loại đá khác nhau, đó là: đá mi 0,5 cm x 1cm và đá 1 cm x 2 cm. Các thành phần sau khi trộn được cho vào khuôn mẫu có kích thước 30 cm x 20 cm x 20 cm, với mẫu không đá thì khuôn mẫu có kích thước 15 cm x 20 cm x 20 cm. Sau đó để bê tông trong vòng 27 ngày để chết hoàn toàn. Bảng 1. Khối lượng từng thành phần có trong bia tán xạ Mac bê tông Khối lượng các thành phần (kg) Đá 0,5 x 1 cm Đá 1 x 2 cm Bê tông không đá Cát Đá Nước (l) Xi măng Cát Đá Nước (l) Xi măng Cát Nước (l) Xi măng 150 8,2 17,0 2,34 3,6 8,8 17,8 2,28 2,9 8,8 2,3 2,9 200 7,8 16,8 2,34 4,3 8,5 17,5 2,28 3,5 8,5 2,3 3,5 250 7,2 16,5 2,34 5,2 8,2 17,3 2,28 4,0 8,2 2,3 4,0 300 7,2 16,5 2,23 5,6 7,9 17,2 2,28 4,6 7,9 2,3 4,6 TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T1 - 2017 Trang 99 Hình 1. Bố trí thí nghiệm đo phổ tán xạ ngược gamma cho các mẫu bê tông KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thực nghiệm Các phép đo thực nghiệm được thực hiện với nguồn phóng xạ 137Cs 0,5 mCi với thời gian đo 200s. Bố trí thí nghiệm đo được cho trong hình 1 với góc tán xạ 1200, góc giữa bia và nguồn là 500. Phổ gamma tán xạ và kết quả xác định mật độ mol của thành phần trong bê tông 20x 30x 20 cm Phổ gamma tán xạ trên bê tông thực nghiệm sau khi đã trừ phông cùng với bộ phổ chuẩn ứng cho một đơn vị mật độ mol các thành phần cát, đá, nước và xi măng cho các mẫu bê tông có kích thước 20 x 30 x 20 cm được biểu diễn trong Hình 2. Hình 2. (A) Phổ gamma tán xạ trên bê tông kích thước 20 x30 x20 cm chứa thành phần đá mi. (B) Phổ gamma tán xạ trên bê tông kích thước 20 x30 x20 cm chứa thành phần đá 1 x 2 cm. (C) Phổ chuẩn gamma tán xạ trên từng thành phần Science & Technology Development, Vol 20, No.T1- 2017 Trang 100 cho bê tông có kích thước 20 x30 x20 cm chứa thành phần đá mi. (D) Phổ chuẩn gamma tán xạ trên từng thành phần cho bê tông có kích thước 20x30 x20 cm chứa thành phần đá 1x2 cm Trong Hình 2C và 2D có thể nhận ra hình dạng phổ chuẩn của từng thành phần là hoàn toàn khác nhau. Có phổ âm và phổ dương, mặt khác cùng là thành phần cát, nước và xi măng nhưng hình dạng cũng khác nhau cho hai loại bê tông khác nhau. Trong nghiên cứu của Caciolli và các cộng sự [2] đã chỉ ra nếu áp dụng giải hệ phương trình (3) thì khoảng năng lượng tốt nhất là từ 300 keV đến 2900 keV. Trong khi phổ thực nghiệm nhỏ hơn 300 keV. Trong khoảng năng lượng này có xảy ra các quá trình hấp thụ và tán xạ nhiều lần. Phổ chuẩn dương là phổ sau khi gamma tán xạ và đi tới được đầu dò. Còn phổ âm là do quá trình đi từ thể tích tán xạ qua lớp bê tông tới đầu dò đã bị lớp bê tông hấp thụ. Ngoài ra phổ chuẩn thu được phụ thuộc nhiều vào mật độ bia tán xạ nên làm cho phổ của cùng một thành phần hoàn toàn khác nhau cho mẫu có mật độ khác nhau. Kết hợp bộ phổ chuẩn tìm được cùng với các phổ bê tông tương ứng tính toán được mật độ mol các thành phần cát, đá, nước và xi măng có trong từng loại bê tông bằng cách giải phương trình (5). Bảng 2 trình bày kết quả mật độ mol các thành phần có trong các mẫu bê tông kèm theo sai số của từng kết quả. Bảng 2. Mật độ mol (mol/m3) ly1thuye61t và thực nghiệm của từng thành phần có trong loại bê tông có kích thước 20 x 30 x 20 cm Mac Thành phần Bê tông chứa thành phần đá mi Bê tông chứa thành phần đá 1 x 2 cm Lý thuyết Thực nghiệm Lý thuyết Thực nghiệm Mật độ mol Mật độ mol Sai số Mật độ mol Mật độ mol Sai số 150 Cát 11322,6972 11322,7 22,3 12128,9753 12129 26,1 Đá 19036,1502 19036,1 18,4 19841,6495 19841,6 22,5 Nước 10833,3333 10833,3 12 10555,5556 10555,6 7,7 Xi măng 4439,1122 4439,1 21,8 3624,2751 3624,3 31,8 200 Cát 10765,8432 10765,8 21,9 11725,2286 11725,2 28,2 Đá 18736,0307 18736 18,2 19577,9731 19578 24,2 Nước 10833,3333 10833,3 11,9 10555,5556 10555,6 8,3 Xi măng 5413,9172 5413,9 21,2 4374,1252 4374,1 34,4 250 Cát 9884,1578 9884,2 21,9 11296,5947 11296,6 28 Đá 18435,9112 18435,9 18,2 19358,2427 19358 24 Nước 10833,3333 10833,3 11,9 10555,5556 10555,6 8,2 Xi măng 6508,6083 6508,7 21,2 4999,0002 4999 34,1 300 Cát 9907,3601 9907,4 22,8 10868,5132 10868,5 27,2 Đá 18435,9112 18435,9 18,9 19160,4854 19160,5 23,4 Nước 10333,333 10333,3 12,4 10555,5556 10555,6 8 Xi măng 7048,5903 7048,6 22,2 5748,8502 5748,9 33,2 Các kết quả thu được từ thuật toán FSA rất chính xác so với mật độ mol tính toán từ lý thuyết. Cùng với đó là sai số của kết quả thực nghiệm rất nhỏ cho nên thuật toán FSA có tính chính xác cao. Phổ gamma tán xạ và kết quả xác định mật độ mol của thành phần trong bê tông 20 x 20 x 30 cm Phổ gamma tán xạ trên bê tông thực nghiệm sau khi đã trừ phông cùng với bộ phổ chuẩn ứng cho một đơn vị mật độ mol các thành phần cát, đá, nước và xi măng cho các mẫu bê tông có kích thước 20 x 20 x 30 cm được biểu diễn trong Hình 2. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T1 - 2017 Trang 101 Hình 3. (A) Phổ gamma tán xạ trên bê tông kích thước 20x20 x30 cm chứa thành phần đá mi. (B) Phổ gamma tán xạ trên bê tông kích thước 20 x 20 x30 cm chứa thành phần đá 1x2 cm. (C) Phổ chuẩn gamma tán xạ trên từng thành phần cho bê tông có kích thước 20 x20 x30 cm chứa thành phần đá mi. (D) Phổ chuẩn gamma tán xạ trên từng thành phần cho bê tông có kích thước 20 x 20 x 30 cm chứa thành phần đá 1 x 2 cm Hình 3 vẫn có dạng phổ âm và phổ dương. Như đã giải thích ở Hình 2 thì Hình 3 đã chứng tỏ thêm rằng là phổ chuẩn cho từng thành phần phụ thuộc rất nhiều vào kích thước hình học của bia tán xạ. Khi so sánh Hình 3 và Hình 2 có thể nhận thấy hình dạng phổ chuẩn của cùng một loại bê tông thì khác nhau vì khi phổ gamma tán xạ trên bê tông được ghi nhận có cấu trúc hình học mẫu khác nhau. Kết hợp bộ phổ chuẩn tìm được cùng các phổ bê tông tương ứng trong Hình 3 tính toán được mật độ mol các thành phần cát, đá, nước và xi măng có trong từng loại bê tông bằng phương trình (5). Bảng 3 trình bày kết quả mật độ mol các thành phần có trong các mẫu bê tông kèm theo sai số của từng kết quả Bảng 3. Mật độ mol (mol/m3) lý thuyết và thực nghiệm của từng thành phần có trong loại bê tông có kích thước 20 x 20 x 30 cm Mac Thành phần Bê tông chứa thành phần đá mi Bê tông chứa thành phần đá 1 x 2 cm Lý thuyết Thực nghiệm Lý thuyết Thực nghiệm Mật độ mol Mật độ mol Sai số Mật độ mol Mật độ mol Sai số 150 Cát 11322,6972 11322,7 27,8 12128,9753 12129 14,9 Đá 19036,1502 19036,1 31 19841,6495 19841,6 22,5 Nước 10833,3333 10833,3 12,9 10555,5556 10555,6 11,7 Xi măng 4439,1122 4439,1 23,4 3624,2751 3624,3 13,2 200 Cát 10765,8432 10765,8 30,8 11725,2286 11725,2 16,7 Đá 18736,0307 18736 34,3 19577,9731 19578 24,9 Nước 10833,3333 10833,3 14,3 10555,5556 10555,6 12,9 Xi măng 5413,9172 5413,9 26,1 4374,1252 4374,1 14,5 250 Cát 9884,1578 9884,2 29,2 11296,5947 11296,6 18,1 Đá 18435,9112 18435,9 32,5 19358,2427 19358 26,9 Nước 10833,3333 10833,3 13,6 10555,5556 10555,6 14 Xi măng 6508,6083 6508,7 24,8 4999,0002 4999 16,8 300 Cát 9907,3601 9907,4 31 10868,5132 10868,5 14,3 Đá 18435,9112 18435,9 34,5 19160,4854 19160,5 21,7 Nước 10333,333 10333,3 14,4 10555,5556 10555,6 11,3 Xi măng 7048,5903 7048,6 26,4 5748,8502 5748,9 12,1 Science & Technology Development, Vol 20, No.T1- 2017 Trang 102 Hình 4. (A) Phổ gamma tán xạ trên bê tông không đá kích thước 20 x20x15 cm. (B) Phổ gamma tán xạ trên bê tông kích thước 20 x 15 x 20 cm. (C) Phổ chuẩn gamma tán xạ trên từng thành phần cho bê tông có kích thước 20 x 20 x 15 cm. (D) Phổ chuẩn gamma tán xạ trên từng thành phần cho bê tông có kích thước 20 x 15 x20 cm Kết quả mật độ mol và sai số thu được từ thực nghiệm hoàn toàn phù hợp với các số liệu lý thuyết. Phổ gamma tán xạ và kết quả xác định mật độ mol của thành phần trong bê tông không đá 20 x 20 x 30 cm Phổ gamma tán xạ trên bê tông thực nghiệm sau khi đã trừ phông cùng với bộ phổ chuẩn ứng cho một đơn vị mật độ mol các thành phần cát, nước và xi măng cho các mẫu bê tông không đá được biểu diễn trong Hình 4. Phổ chuẩn tìm từ bê tông kích thước 20 x 20 x15 cm có thành phần nước hầu như đã bị hấp thụ khi đi tới đầu dò, phổ chuẩn còn lại thì thành phần cát và xi măng cũng bị hấp thụ hoàn toàn trong quá trình đi tới đầu dò. Mặc dù phổ gamma tán xạ trên bê tông không thay đổi quá nhiều nhưng sự ảnh hưởng của hiệu ứng matrix như hấp thụ và tán xạ đã dẫn đến sự sai khác của phổ chuẩn thu được. Kết hợp bộ phổ chuẩn tìm được cùng với phổ bê tông tương ứng tính toán được mật độ mol các thành phần cát, nước và xi măng có trong từng loại bê tông bằng phương trình (5). Bảng 4 trình bày kết quả mật độ mol các thành phần có trong các mẫu bê tông kèm theo sai số của từng kết quả. Bảng 4. Kết quả mật độ mol (mol/m3) của từng thành phần có trong loại bê tông không đá Mac Thành phần Bê tông kích thước 20 x 20 x 15 cm Bê tông kích thước 20 x 15 x 20 cm Lý thuyết Thực nghiệm Lý thuyết Thực nghiệm Mật độ mol Mật độ mol Sai số Mật độ mol Mật độ mol Sai số 150 Cát 24257,9507 24257,9 26,3 24257,9507 24258 26,3 Nước 21069,4444 21069,4 12 21069,4444 21069,4 12 Xi măng 7163,3173 7163,3 27,9 7163,3173 7163,3 27,9 200 Cát 23450,4572 23450,5 26 23450,4572 23450,5 26 Nước 21069,4444 21069,4 11,9 21069,4444 21069,4 11,9 Xi măng 8639,0222 8639 28,2 8639,0222 8639 28,2 250 Cát 22593,1893 22593,2 26,7 22593,1893 22593,2 26,7 Nước 21069,4444 21069,4 11,9 21069,4444 21069,4 11,9 Xi măng 10053,2394 10053,2 32 10053,2394 10053,2 32 300 Cát 21737,0264 23514 21,9 21737,0264 24327 26,9 Nước 21069,4444 21320,6 13,1 21069,4444 21676,1 12,1 Xi măng 11503,1994 9154,4 13,9 11503,1994 8511,4 29,8 TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T1 - 2017 Trang 103 Bảng 5. So sánh kết quả lý thuyết và thực nghiệm Thành phần Mật độ mol lý thuyết (mol/m 3 ) Mật độ mol thực nghiệm (mol/m3) 20 x 15 x 20 (cm) Sai lệch (%) 20 x 20 x15 (cm) Sai lệch (%) Cát 21737,0264 24327 11,92 23514 8,17 Nước 21069,4444 21676,1 2,88 21320,6 1,19 Xi măng 11503,1994 8511,4 26,01 9154,4 20,42 Tìm phổ chuẩn của các thành phần chỉ dùng ba Mac 150, 200 và 250, chính vì vậy Mac 300 là mẫu bê tông kiểm tra bộ phổ chuẩn tìm được. Bảng 5 trình bày kết sự sai lệch của kết quả mật độ mol các thành phần chứa trong Mac 300 tìm được so với số liệu lý thuyết. Mật độ mol của thành phần nước tìm được từ thuật toán FSA cho kết quả rất tốt chỉ sai lệch ở mức 1 % đến 3 %. Trong khi đó thành phần cát và xi măng có sự sai lệch khá lớn. Đối với thành phần cát thì sự sai lệch trong khoảng 8 % đến 12 % và thành phần xi măng sai lệch trong khoảng 20 % đến 26 % so với số liệu lý thuyết. Đánh giá phổ chuẩn thu đƣợc từ bê tông cùng thành phần nhƣng khác kích thƣớc Hình 5. (A) So sánh phổ chuẩn theo kích thước thu được từ phổ bê tông chứa đá mi. (B) So sánh phổ chuẩn theo kích thước thu được từ phổ bê tông chứa đá 1 x 2 cm Phổ chuẩn phụ thuộc rất lớn vào hình học mẫu. Bộ phổ chuẩn thu được cho từng thành phần ở các kích thước khác là hoàn toàn khác nhau. Trong Hình 5 có thể thấy phổ chuẩn gamma tán xạ trên các thành phần cho một bộ phổ chuẩn thì có hình dạng gần giống nhau chỉ khác nhau về độ lớn. Hầu hết phổ chuẩn cho mẫu có kích thước 20 x 20 x30 cm có độ lớn hơn so với mẫu 20 x 30 x 20 cm. Độ lớn của hai phổ khác nhau là do yếu tố hình học mẫu như về tiết diện mặt đo và bề dày mẫu chưa bão hòa. Đánh giá phổ chuẩn thu đƣợc từ bê tông cùng kích thƣớc nhƣng khác thành phần Science & Technology Development, Vol 20, No.T1- 2017 Trang 104 Hình 6. (A) So sánh phổ chuẩn theo thành phần trong khối bê tông có kích thước 20 x 30 x20 cm. (B) So sánh phổ chuẩn theo thành phần trong khối bê tông có kích thước 20 x 20 x30 cm Hình 6 biểu diễn cho các mẫu có cùng kích thước hình học nhưng khác mật độ mẫu. Theo như lý thuyết gamma tán xạ thì yếu tố mật độ mẫu có ảnh hưởng đến phổ gamma tán xạ trên bê tông mẫu do đó kéo theo nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phổ chuẩn thu được. Độ lớn chênh lệch nhau khá nhiều giữa bê tông chứa đá mi so với bê tông chứa đá 1 x 2cm. Yếu tố làm nên sự chênh lệch này là do kích thước thành phần đá khác nhau. Đá mi có kích thước 0,5 x 1cm nên được phân bố đều hơn trong khối bê tông mẫu so với loại đá có kích thước 1 x 2cm. KẾT LUẬN Với mục đích phát triển phương pháp FSA áp dụng cho xử lý phổ gamma tán xạ với năng lượng tán xạ dưới 300 keV, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thuật toán FSA hoàn toàn có thể được sử dụng để phân tích phổ gamma tán xạ ngược trên vật liệu để xác định các thành phần và mật độ của vật liệu bia tán xạ. Từ các phân tích trên các mẫu bê tông cho thấy hình dạng và cấu trúc phổ chuẩn của các thành phần cát, đá, nước và xi măng thay đổi theo kích thước hình học mẫu và tỳ lệ pha trộn các thành phần. Đặc biệt là phổ chuẩn các thành phần thay đổi lớn theo kích thước đá. Từ đó cho thấy tiềm năng ứng dụng FSA trong việc phân tích và đánh giá chất lượng bê tông cũng như việc kiểm tra các thành phần phối trộn bê tông từ việc phân tích các cấu trúc phổ chuẩn. Các nghiên cứu trong công trình này là nghiên cứu đầu tiên về việc áp dụng FSA phân tích phổ tán xạ ngược trên bê tông. Nên để chuẩn hóa phương pháp cũng như thẩm định các kết quả thì cần có thêm các nghiên cứu phổ tán xạ trên nhiều mẫu bê tông có kích thước khác nhau và các thành phần trộn khác nhau. Đặc biệt là cần phải tiến hành tạo các mẫu bê tông có thêm nhiều kích thước đá khác nhau và xét thêm các mẫu có thêm thành phần cốt thép. Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQC-TP.HCM loại C với mã số C2015-18-05. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng thí nghiệm Kỹ thuật hạt nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM đã cho phép sử dụng hệ tán xạ Compton. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T1 - 2017 Trang 105 Development of full spectrum analysis (FSA) to analyze the gamma backscattering on concrete  Luong Thanh Tung  Do Trong Vien  Huynh Đinh Chuong  Nguyen Thi My Da  Tran Kim Tuyet  Nguyen Thi Truc Linh  Truong Thi Hong Loan  Le Cong Hao  Trinh Hoa Lang University of Science, VNU-HCM ABSTRACT Full spectrum analysis, FSA, has been being widely used for the identification in environmental radioactive. In this work, firstly, FSA is developed to analyze the gamma backscattering spectrum on concrete to determine the component densities. The concrete samples are mixed of Portland cement, sand, gravel and water in the different proportions. The experiments are carried out by the radioactive source Cs137 (0.5mCi) and the detector NaI(Tl) 2 inch x 2 inch. The obtained results show that FSA would be a good approach to analyze the gamma backscattering on concrete. Keywords: backscattering, gamma, Compton, concrete, FSA TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].P.R. Bevington, D.K. Robinson, Data reduction and error analysis for the physical sciences, Third edition, Published by McGraw–Hill, 116 –123 (2003). [2].A. Caciolli et al, A new FSA approach for in situ γ ray spectroscopy, Science of the Total Environment 414, 639–645 (2012). [3].G. Harding, X–ray scatter tomography for explosives detection, Radiation Physics and Chemistry, 71, 869–881 (2004). [4].O. Klein, Y. Nishina, Über die Streuung von Strahlung durch freie Elektronen nach der neuen relativistischen Quantendynamik von Dirac, Z. Physik, 52, 853–868 (1929).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf33031_110911_1_pb_9412_2042000.pdf
Tài liệu liên quan