Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ
ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có
ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Nhờ những thành tựu to lớn của
KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu.,
xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông
tin; từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội
mới cho các quốc gia đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH - HĐH).
KH&CN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ
thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ
ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng
lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Quang Hậu và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 147 - 152
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 147
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Quang Hậu1, Trần Hoàng Tâm2
1Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ
ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có
ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Nhờ những thành tựu to lớn của
KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu...,
xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông
tin; từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội
mới cho các quốc gia đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH - HĐH).
KH&CN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ
thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ
ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng
lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
Từ khóa: nguồn nhân lực, phát triển, chất lượng, con người, thị trường
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CỦA ĐẢNG*
Trong hầu hết các đại hội Đảng và trong
nhiều văn kiện quan trọng khác nhau của
Đảng đều khẳng định:
Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh
phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất
của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng
lợi công cuộc CNH - HĐH; khẳng định con
người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể
lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực
sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, cả
về đạo đức, tâm hồn và tình cảm chính là mục
tiêu, là động lực của sự nghiệp CNH -
HĐH Mọi đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm quán
triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát
triển toàn diện con người Việt Nam
Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001
- 2010 đã khẳng định: “Ưu tiên nâng cao chất
*
lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng
nhân lực khoa học trình độ cao, cán bộ quản
lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật
lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế”.
Quan điểm của Đảng về đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực được thể hiện cụ thể qua các
văn kiện đại hội Đảng các khoá VIII, IX, X,
như sau:
Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung
ương khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục
đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm
xây dựng những con người và thế hệ thiết tha
gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
CNH, HĐH đất nước, gìn giữ và phát huy các
giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp
thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm
năng của dân tộc và con người Việt Nam, có
ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực
của cá nhân, làm chủ tri thức KH&CN hiện
đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành
giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức
và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 148
thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng"
vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ.
Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa
Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và
đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững"; "Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực
hiện chuẩn hoá, HĐH, xã hội hoá. Phát huy
tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học
sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự
hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh
phong trào học tập trong nhân dân bằng
những hình thức giáo dục chính quy và không
chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi
người", "cả nước trở thành một xã hội học
tập”, thực hiện phương châm "học đi đôi với
hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
nhà trường gắn với xã hội.
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp
phát triển KH&CN. Đại hội X của Đảng tiếp
tục khẳng định: Phát triển KH&CN cùng với
phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH -
HĐH đất nước. Hơn bao giờ hết, vấn đề hợp
tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực
KH&CN của Việt Nam đang được Đảng và
Nhà nước quan tâm đầu tư toàn diện. Đây
chính là động lực góp phần nâng cao năng lực
nội sinh của nước nhà về KH&CN phục vụ
hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế
a. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phải xuất phát từ yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và
tiếp cận kinh tế tri thức
Sự nghiệp CNH, HĐH và nền kinh tế tri thức
đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với
nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực
chất lượng cao nói riêng. Nó đòi hỏi người lao
động, từ các nhà quản lý cho đến công nhân
lành nghề ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
phải được đào tạo dưới một hình thức nhất
định, có kiến thức chuyên môn nghề nghiệp,
kỹ năng và kinh nghiệm, nắm bắt được những
biến đổi của KH&CN đang diễn ra rất nhanh
chóng. Ở nước ta hiện nay, phần đông là lao
động chưa qua đào tạo, tỉ lệ lao động qua đào
tạo còn thấp, mới đạt khoảng 30% trong tổng
số nguồn lao động cả nước, trong khi mục tiêu
đặt ra đến năm 2010 đạt 40% và năm 2020 kết
thúc quá trình CNH, HĐH là 60%.
Xuất phát từ yêu cầu đó, vai trò của phát triển
nguồn nhân lực mà trong đó đội ngũ nguồn
nhân lực chất lượng cao (đặc biệt là đội ngũ
nhân lực ở các trường đại học, cao đẳng và
dạy nghề, các trường đào tạo cán bộ quản lý
giáo dục) đóng vai trò là nòng cốt - có
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất
nước. Để gánh vác được vai trò to lớn đó,
nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải phát
triển, được trang bị sâu rộng những kiến thức
cần thiết, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
và quản lý cao, có phẩm chất chính trị, đạo
đức đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp cơ
cấu loại hình nhân lực, nhất là loại hình nhân
lực ở những lĩnh vực, ngành quan trọng như
tin học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý hoặc đội
ngũ nguồn nhân lực ở những ngành nghề đang
cần thiết khác nhằm đáp ứng tốt, kịp thời
những yêu cầu trong mỗi giai đoạn của quá
trình CNH, HĐH và tiếp cận kinh tế tri thức
đang đặt ra.
Từ những quan điểm đó, việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở nước ta phải có
những căn cứ, yêu cầu và phải có chiến lược
cụ thể để nguồn nhân lực có chất lượng cho
đất nước.
b. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phải đặt trong điều kiện cơ chế thị trường,
có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN
Ở nước ta, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao không thể nằm ngoài quy luật vận
động khách quan của nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN. Kinh tế thị trường
đòi hỏi rất khắt khe đối với nguồn nhân lực
chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao không chỉ đảm bảo đủ số lượng mà
điều quan trọng là chất lượng nguồn nhân lực
phải đáp ứng được những biến đổi của nền
kinh tế, sự phát triển của KH&CN phải tiếp
cận, nắm bắt những công nghệ hiện đại vào
hoạt động quản lý, giảng dạy nhằm đảm bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 149
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nền
kinh tế.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phẳi
căn cứ vào sự biến động của quy luật cung -
cầu lao động trên thị trường, về từng loại hình
nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là phù hợp
với nhu cầu nguồn nhân lực ở từng địa
phương, khu vực dưới sự quản lý của Nhà
nước. Bởi lẽ, ở nước ta hiện nay, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường
đại học, cao đẳng sư phạm và các trường cán
bộ quản lý là dựa trên chỉ tiêu định mức biên
chế và nguồn kinh phí của Nhà nước, đồng
thời căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động
chất lượng cao và sự mở rộng của quy mô đào
tạo trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, trước sự
biến động của nền kinh tế thị trường, nguồn
nhân lực chất lượng cao ở một số loại hình
còn hiện tượng “thừa, thiếu” ở một số vùng
lãnh thổ. Vì vậy, để tránh những hiện tượng
“thừa, thiếu” nguồn nhân lực chất lượng cao
đó ở nước ta, việc phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cần phải bám sát, tuân theo
yêu cầu của quy luật cung cầu trên thị trường
ở từng khu vực, địa phương, đồng thời phải
tạo động lực cạnh tranh để nguồn nhân lực
chất lượng cao thông qua cơ chế của mình mà
sàng lọc phân loại chất lượng của từng loại
hình nguồn nhân lực, thông qua đó phát huy
tính năng động sáng tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và quản lý.
Để nguồn nhân lực chất lượng cao tăng nhanh
cả về số lượng, chất lượng và sự phù hợp về
cơ cấu nhân lực trong nền kinh tế thị trường,
Nhà nước cần tạo điều kiện về môi trường
pháp lý thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả
nguồn nhân lực có trí tuệ này, tránh hiện
tượng thương mại hoá giáo dục. Mặt khác,
thông qua cơ chế, chính sách của mình, Nhà
nước cần có những giải pháp phù hợp.
c. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế
Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, phải học tập kinh nghiệm thế giới và tăng
cường giao lưu quốc tế. Quốc tế hoá, hội nhập
là xu thế của thời đại chúng ta, đó là quy luật
tất yếu. Do vậy, chúng ta cần tăng cường học
tập những kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ
chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng
cán bộ quản lý, từng bước hiện đại hoá cơ sở
vật chất thiết bị theo những tiêu chuẩn quốc
tế; đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề theo
hướng của các nước tiên tiến; nâng cao đội
ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ nhân lực làm
công tác quản lý giáo dục.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải
tiếp cận theo hướng: Một mặt phải đảm bảo tỷ
lệ cơ cấu nguồn nhân lực hài hoà, cân đối theo
từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, đào
tạo còn nhiều hạn chế, nhưng lại phải đẩy
nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ
cao để đuổi kịp các nước trong khu vực; mặt
khác phải đảm bảo công bằng xã hội cho mọi
người. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao
phải phát triển theo hướng đảm bảo đủ về số
lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp cơ cấu
nhân lực. Cần đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng
viên, cán bộ quản lý có trình độ cao đạt tiêu
chuẩn không chỉ trong nước, mà chuẩn so với
khu vực và thế giới.
Đặc biệt, cần đào tạo một đội ngũ giảng viên,
cán bộ quản lý đầu đàn có đủ năng lực, phẩm
chất, đủ khả năng tiếp cận công nghệ, phương
tiện kỹ thuật hiện đại khi HĐH. Phải luôn xác
định đội ngũ này vừa là người giảng dạy, vừa
là nhà khoa học, quản lý.
Cần từng bước soạn thảo các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực giáo dục -
đào tạo dưới nhiều hình thức (kể cả đào tạo
chính quy và không chính quy) phù hợp với
điều kiện trong nước, hướng tới tiếp cận khu
vực và thế giới. Phải xây dựng, củng cố mạng
lưới các trường sư phạm, các trường đào tạo
cán bộ quản lý có chất lượng cao, hiện đại;
tuyển những học sinh giỏi vào các trường và
các sinh viên giỏi giữ lại dùng làm cán bộ
giảng dạy trong tương lai; mời các chuyên gia
khoa học ở các ngành mũi nhọn làm cán bộ
giảng dạy, cán bộ giáo dục nhằm đáp ứng đòi
hỏi cao của các ngành trong điều kiện Việt
Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực và quốc tế.
Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phải có kế hoạch đi trước, phải đảm bảo đáp
ứng ở từng thời kỳ, ở từng chuyên ngành
trong mỗi giai đoạn, tránh tình trạng hẫng hụt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 150
khi nguồn nhân lực chất lượng cao đến tuổi
nghỉ hưu. Mặt khác, việc đào tạo phải tính đến
sự mở rộng quy mô đào tạo, loại hình đào tạo,
sự hội nhập quốc tế không nóng vội, đào tạo ồ
ạt, vội vàng. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm đầu ra trong việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao ở các ngành
nghề, lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.
d. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ về nguồn
nhân lực giữa các bậc học ở các vùng, miền
của đất nước.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải
dựa trên cơ sở của việc tăng quy mô học sinh,
sinh viên, sự phát triển của các loại hình trường,
lớp ở các cấp, bậc học, các cơ sở giáo duc và
đào tạo ở các vùng lãnh thổ của đất nước và phải
tương ứng với mỗi thời kỳ nhất định.
Căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực giáo duc
và đào tạo ở mỗi vùng, địa phương để có
chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi cấp
thiết của từng vùng và địa phương, Hiện nay,
nguồn nhân lực chất lượng cao ở các vùng
lãnh thổ còn chưa đồng đều, còn chưa có sự
cân đối giữa các loại hình nhân lực chất
lượng cao, ở đồng bằng thì thừa, khu vực
trung du, miền núi lại thiếu. Do đó, xuất phát
từ yêu cầu của từng vùng để cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao cho phù hợp những
yêu cầu đặt ra. Cần căn cứ vào số lượng, yêu
cầu về chất lượng để phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao tương ứng với ngành nghề
ở mỗi vùng đó. Nói cách khác, ở vùng nào cần
số lượng về nguồn nhân lực chất lượng cao
bao nhiêu, chất lượng ra sao thì sẽ cung cấp
đủ nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu
cầu của vùng đó. Khu vực nào, vùng nào đã
đủ về số lượng hoặc “thừa, thiếu”, cần đẩy
mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
có kế hoạch đào tạo, có chính sách luân
chuyển nguồn nhân lực trong nội bộ của từng
vùng cho phù hợp.
Phát triển nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo
trên cơ sở đảm bảo cân đối giữa các bậc học ở
các vùng cần phải hợp lý, toàn diện, đảm bảo
sự đồng đều về chất lượng, tránh tình trạng
với nguồn nhân lực chất lượng cao thích hợp
của vùng này nhưng lại không phù hợp với
vùng kia mà gây ảnh hưởng đến sự chênh lệch
về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
giữa các vùng.
Trên cơ sở quan điểm phát triển trên, UBND
các tỉnh, thành phố cần có kế hoạch quy hoạch
để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
theo từng địa chỉ cho phù hợp, cân đối ở từng
vùng, miền nhằm đảm bảo được những yêu
cầu đặt ra khi mà quy mô không ngừng mở
rộng, các loại hình, trường, lớp, cơ sở đào tạo
ngày một tăng nhanh do yêu cầu sự phát triển
nền kinh tế của đất nước.
Cần thiết phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao
Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao mà trọng tâm là chính sách phát
triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo được
thể hiện ở đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, được ghi nhận trong nghị quyết của
các đại hội Đảng và các nghị quyết của
BCHTƯ Đảng.
Xuất phát từ quan điểm đường lối, chính sách
và mục tiêu của Đảng và của Nhà nước để xây
dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cho từng giai đoạn, như: Giai
đoạn 2001 - 2010 và định hướng cho đến
2020 và những giai đoạn tiếp theo. Thông qua
chiến lược này, sẽ tạo cơ sở định hướng cho
việc phát triển nguồn nhân lực giáo dục và
đào tạo nhằm đạt được những mục tiêu đề ra,
đặc biệt là các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo có vai trò quan trọng trong việc đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp
ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Muốn thực hiện mục
tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực giáo dục và đào tạo thích ứng cho
mỗi thời kỳ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
cũng như đáp ứng kịp thời cho phát triển
chung của đất nước. Dưới đây, xin nêu ra một
vài kiến nghị về phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao.
Thứ nhất, cần thiết đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao. Đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chủ
yếu là đầu tư đội ngũ nhân lực giáo dục và
đào tạo, vì đội ngũ này đóng vai trò then chốt
quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực
chất lượng cao nói riêng và nguồn nhân lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 151
chung của đất nước. Đầu tư phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao bao gồm:
- Ngân sách nhà nước chi trả cho mọi hoạt
động của ngành giáo dục và đào tạo.
- Chi bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề
cho nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khảo sát
và thăm quan thực tế trong và ngoài nước, đây
là động lực quan trọng để thu hút, phát triển
nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo và huy
động các nguồn nhân lực khác tham gia vào
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cấn nhiều lực lượng tham gia:
Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính
phủ, phi chính phủ. Trong đó, nhà nước đóng
vai trò chủ yếu và quyết định. Việc tăng đầu
tư ngân sách cho đội ngũ nguồn nhân lực giáo
dục và đào tạo là nhân tố tác động rất lớn đến
việc làm tăng về số lượng và nâng cao chất
lượng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao
Kinh nghiệm của một số nước phát triển cho
thấy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo mà nòng
cốt là nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo là
một trong những giải pháp khôn ngoan nhất
trong việc phát triển nguồn nhân lực nói
chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói
riêng, đây cũng là nhân tố thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế - xã hội. Ngay từ những năm
1990, Hoa Kỳ đã đầu tư cho giáo dục và đào
tạo chiếm 7% GDP, Nhật Bản chiếm 5% tổng
GDP, các nước châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà
Lan), mức trung bình chiếm khoảng 5 - 6%
tổng GDP. Ở Việt Nam, giai đoạn 2000 -
2001, đầu tư đạt 2,3 - 2,6% GDP và những
năm sau tăng cao hơn. Do vậy, để có nguồn
nhân lực chất lượng cao đủ về số lượng, đảm
bảo vế chất lượng và cơ cấu giữa các cấp, các
ngành, các vùng, miền của đất nước (đều chịu
ảnh hưởng bởi chính sách đầu tư), cần sử
dụng chính sách đầu tư thích hợp và có hiệu
quả - sẽ là nhân tố làm tăng cả về số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, cần có cơ chế chính sách phát triển,
sử dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực chất
lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, cần phải có một cơ chế chính sách
thích hợp, bao gồm: Chính sách phát triển,
chính sách bố trí, sử dụng, sắp xếp nguồn
nhân lực chất lượng cao một cách phù hợp,
tạo động lực cho đội ngũ nguồn nhân lực chất
lượng cao phát huy được tính năng động sáng
tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
quản lý, yêu nghề; làm sao thu hút được
nguồn nhân lực chất lượng cao ở trong và
ngoài nước tham gia đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước.
Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp
nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực
của mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ nhất định.
Xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở đặc
điểm của mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi địa
phương phù hợp với tình hình nguồn nhân lực
hiện có (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng
kinh tế khó khăn). Nếu việc bố trí, luân
chuyển, sắp xếp nguồn nhân lực chất lượng
cao không căn cứ vào năng lực, trình độ
chuyên môn và những phẩm chất khác của
mỗi người, không căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi
của mỗi ngành, địa phương, khu vực - sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao, đồng thời gây tâm lý xã hội không
tốt cho cộng đồng, nhất là những người đang
trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực chất
lượng cao, Nhà nước cần ban hành những
chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc
đẩy phát triển nguồn nhân lực nói chung và
nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng như
chính sách tiền lương phù hợp với từng ngành
nghề, từng công việc, phụ cấp ưu đãi phù hợp
với những ngành nghề độc hại, chính sách thu
hút, sử dụng nhân tài, chính sách trợ cấp đối
vời những người công tác tại các vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn nhằm phát huy hơn
nữa tác dụng của nguồn nhân lực chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển
kinh tế - xã hội.
Cơ chế chính sách cần phải linh hoạt, hợp lý,
đủ mạnh phù hợp với sự vận hành của kinh tế
thị trường, tạo động lực khuyến khích người
lao động nâng cao năng lực trình độ chuyên
môn và tay nghề. Việc bố trí, sắp xếp nguồn
nhân lực chất lượng cao phải căn cứ vào năng
lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 152
người phù hợp với từng vùng, từng địa
phương trong mỗi thời kỳ nhất định. Do vậy,
vấn đề cần tập trung giải quyết cho nguồn
nhân lực chất lượng cao đó là phải có cơ chế
chính sách thích hợp để đảm bảo đủ về số
lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp về cơ
cấu nguồn nhân lực - sẽ là nhân tố tác động
đến quá trình phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Mạnh Cường (2006). “Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế”. Tạp chí Lao động & Xã hội, số 281.
[2]. Hồ Đức Hùng (2007). Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững. NXB Thông tấn.
[3]. Phạm Thị Ngọc Mỹ (2008). “Nâng cao năng lực đào tạo nhân lực để đáo ứng nhu cầu của xã hội của nước
ta hiện nay”. Tạp chí phát triển kinh tế. Số 208, tháng 2.
[4]. Cidi Wee (2009). Linking Education and Training to Economic Development – The Singapore Experience
(presentation at The National Economic University, March 2009)
[5]. Raymon A. Noe, John R. Hollenbeck, Bary Gerhart and Patrick M. Wright (2008).
Human Resource Management – Gaining a Competitive Advantage. McGraw. Hill International
Edition
SUMMARY
DEVELOPING HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES
IN OUR COUNTRY NOWADAYS
Nguyen Quang Hau
1
, Tran Hoang Tam
2
1Hanoi Agricultural University
2College of Science - TNU
The scientific and technological revolution in the world is growing constanly at a faster and faster rate
and is able to create the breakthrough achievements, which are difficult to predict and influence
greatly on all aspects of human life. It is the great achievements of science and technology, especially
of information technology - communication, biotechnology, material technology...that human society
is in the process of transformation from industrial civilization age to the information age; from the
natural resource-based economy to the knowledge- based economy. It’s time for developing countries
to shorten their process of industrialization and modernization.
Sence and technology is becoming a direct leading productive force. The strength of each country
depends mostly on its capacity in terms of science and technology. Advantages in natural resources,
cheap work force are less significant. The role of the human resource that is qualified and has
innovative capacity, is more decisive significance in the context of economic’s globalization.
Key word: power man, developing, quality, human, integration
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32454_36013_88201292312phattriennguonnhanluc_6529_2052807.pdf