Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo
Bao thanh toán là nghiệp vụ không còn xa lạ gì đối với nhiều quốc gia trên thế giới và nó đã mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, bao thanh toán vẫn chưa được phát triển rộng rãi mà một trong những nguyên nhân là do ngân hàng vẫn còn dè dặt với loại hình này. Mặc khác, bao thanh toán (factoring) còn là một khái niệm còn lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, dù được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng nghiệp vụ bao thanh toán vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Đây cũng là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong xu thế hội nhập với nền tài chính quốc tế, các ngân hàng, các tổ chức tài chính của Việt Nam cần mở rộng triển khai dịch vụ bao thanh toán.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo
Bao thanh toán là nghiệp vụ không còn xa lạ gì đối với nhiều quốc gia trên thế giới và nó đã mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, bao thanh toán vẫn chưa được phát triển rộng rãi mà một trong những nguyên nhân là do ngân hàng vẫn còn dè dặt với loại hình này. Mặc khác, bao thanh toán (factoring) còn là một khái niệm còn lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, dù được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng nghiệp vụ bao thanh toán vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Đây cũng là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong xu thế hội nhập với nền tài chính quốc tế, các ngân hàng, các tổ chức tài chính của Việt Nam cần mở rộng triển khai dịch vụ bao thanh toán.
Tìm hiểu về nghiệp vụ bao thanh toán
Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI - Factors Chain
International) thì định nghĩa bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ bao thanh toán (factor) với người cung ứng hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller). Theo như thỏa thuận, factor sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor).
Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN được định nghĩa là “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”.
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng nói chung, có thể hiểu nghiệp vụ bao thanh toán chính là hình thức tài trợ cho những khoản thanh toán chưa đến hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, đó chính là hoạt động mua bán nợ.
Trong một nghiệp vụ bao thanh toán, thông trường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên: tổ chức bao thanh toán (factor), khách hàng của tổ chức bao thanh toán (seller) và con nợ của tổ chức bao thanh toán (buyer). Đối với các loại bao thanh toán xuất nhập khẩu thì sẽ có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị ở nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị ở nước của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, khi một khách hàng ký kết hợp đồng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đối với factor, họ sẽ bán không phải là một mà một số các khoản phải thu từ nhiều khách hàng khác nhau, cho nên trong nghiệp vụ bao thanh toán có thể có rất nhiều con nợ của factor.
(Xem bảng 1)
Bảng 1: So sánh bao thanh toán với các loại hình
tài trợ thương mại khác
Thực trạng bao thanh toán ở các nước trên thế giới
Từ lâu, bao thanh toán đã là một khái niệm quen thuộc trong giới tài chính thế giới. Trên thế giới hiện có hơn 1.768 đơn vị bao thanh toán đang hoạt động. Trong số đó, có 232 tổ chức bao thanh toán từ 63 quốc gia là thành viên của FCI. Theo số liệu thống kê của FCI, doanh thu bao thanh toán thế giới năm 2007 là 1.229.127 triệu Euro, tăng 14,53% so với năm 2006.
(Xem bảng 2)
Bảng 2: Doanh thu bao thanh toán trên thế giới
( Nguồn FCI:www.factors-chain.com)
Ta thấy doanh số bao thanh toán không ngừng gia tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ, các bên tham gia giao dịch ngày càng nhận ra những lợi ích đáng kể mà dịch vụ này mang lại cho họ trong đó, tỉ trọng doanh thu của bao thanh toán quốc tế còn khá khiêm tốn so với doanh thu bao thanh toán nội địa. Tuy nhiên, tỉ lệ này tăng dần theo thời gian. Cụ thể là năm 2003 tỉ lệ này là 6,28%, năm 2004 là 7,94%, đến năm 2005 là 8,51%, năm 2006 là 9,14%, và năm 2007 đạt 11,24%. Điều này nói lên sự phát triển khá mạnh của bao thanh toán quốc tế cũng như việc nhận ra tầm quan trọng của bao thanh đối với xuất nhập khẩu của cả người mua và người bán. Trong tương lai, khối lượng bao thanh toán quốc tế sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.
Ở những nước phát triển, dịch vụ bao thanh toán rất được ưa chuộng, các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới thường tập trung ở đây.
(Xem bảng 3)
Bảng 3: Các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới
(Nguồn FCI: www.factors-chain.com)
Theo phạm vi khu vực địa lý, trong tổng doanh số bao thanh toán thế giới năm 2007, đứng đầu vẫn là châu Âu, với doanh số 929.756 triệu Euro, lớn hơn 5 lần khu vực đứng thứ 2.
(Xem bảng 4)
Bảng 4: Doanh số bao thanh toán của các khu vực
(Nguồn FCI: www.factors-chain.com)
Khu vực châu Á
Từ năm 2003 về trước, doanh số bao thanh toán khu vực này chỉ đứng thứ 3, xếp sau châu Âu và châu Mỹ. Nhưng với nhu cầu phát triển mạnh mẽ cộng với những tiềm lực có sẵn đã làm cho châu lục này phát triển khá mạnh về dịch vụ này và doanh số đã tăng cao, vươn lên đứng hàng thứ 2, chỉ sau châu Âu. Châu Á được các chuyên gia đánh giá cao vì đây là một thị trường trẻ, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.
Dẫn đầu là Nhật Bản với doanh thu từ bao thanh toán là 77.721 triệu Euro, theo sau là Đài Loan với 42.500 triệu Euro. Tỉ lệ tăng doanh thu (năm 2007 so với năm 2006) của khu vực châu Á là 16,45%, tỉ lệ này tăng cao hơn so với năm trước (tỉ lệ tăng doanh thu năm 2006 so với 2005 là 10,44%).
Tại châu Á, quốc gia có tỉ lệ phát triển bao thanh toán cao nhất phải kể đến là Việt Nam với mức tăng 168,75% so với năm 2006 (doanh thu năm 2006 là 16 triệu Euro, đến năm 2007 đã lên đến 43 triệu Euro). Đứng thứ hai là Trung Quốc với mức tăng 130,6%.
- Khu vực châu Âu
Đây là khu vực có doanh thu bao thanh toán cao nhất, với tỉ lệ tăng 15,21% so với năm 2006. Trong đó, dẫn đầu là Vương quốc Anh với doanh thu 286.496 triệu Euro, tỉ lệ tăng so với năm 2006 là 15,17%, tiếp theo là các nước Ý, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
- Khu vực châu Mỹ
Colombia là nước có tốc độ tăng cao nhất, với tỉ lệ tăng kỉ lục là 1.930% so với năm 2006 (năm 2006, doanh thu là 100 triệu Euro, năm 2007 là 2.030 triệu Euro) tiếp đến là nước Honduras. Dù vậy, nhưng Mỹ vẫn là nước dẫn đầu với doanh thu bao thanh toán cao nhất, đạt 97.000 triệu Euro, đứng thứ hai là Brazil với 21.060 triệu Euro. Tốc độ tăng trưởng của châu Mỹ vẫn còn chậm ở mức 6,58% so với năm 2006.
- Khu vực châu Úc
Thị trường bao thanh toán ở châu Úc vẫn đang tiếp tục phát triển, với tỉ lệ tăng trưởng so với năm 2006 là 21,28%. Doanh số bao thanh toán của châu Úc có được chủ yếu là do doanh số bao thanh toán của Úc (33.080 triệu Euro). Tuy doanh thu bao thanh toán của New Zealand không đáng kể, chỉ ở mức 700 triệu Euro, nhưng tỉ lệ tăng tương đối cao, đạt 150% so với năm 2006.
- Khu vực châu Phi
Đây là châu lục có tỉ lệ tăng cao nhất so với các châu lục khác, tỉ lệ tăng ở mức 25,75% so với năm 2006. Hiện nay, châu Phi chỉ có 4 nước thực hiện bao thanh toán và quốc gia có doanh thu bao thanh toán cao nhất, chiếm tỉ trọng nhiều nhất vẫn là Nam Phi, đạt 9.780 triệu Euro. Năm 2007, Ai Cập đã tạo được bước đột phá khi có tỉ lệ tăng so với năm 2006 là 566,67% ( doanh thu tăng từ 3 lên 20 triệu Euro).
Tình hình thực hiện dịch vụ bao thanh toán tại Việt Nam
Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm 1990, nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động bao thanh toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 06/9/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng (sau này, gọi là Quy chế 1096). Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai và phát triển dịch vụ bao thanh toán. Và mãi đến đầu năm 2005, bao thanh toán mới chính thức được triển khai tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài là những tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này vào 01/2005. Tiếp đó, là một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…
Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện dịch vụ bao thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Á Châu (ACB), Ngoại thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Quốc tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Hàng hải (MSB)… Trong số này, có 4 ngân hàng tham gia vào FCI: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Do còn dè dặt trong bước đầu triển khai nên hiện nay các ngân hàng chủ yếu thực hiện dịch vụ bao thanh toán trong nước có truy đòi.
Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2007 là 43 triệu Euro. Tuy rằng con số này còn rất nhỏ so với nhiều nước trong khu vực, nhưng nó cũng thể hiện bước chuyển biến tích cực của thị trường bao thanh toán ở Việt Nam. Từ năm 2004 trở về trước, doanh số bao thanh toán của Việt Nam chỉ là con số 0, nhưng đến năm 2005, con số này đã tăng lên đạt 2 triệu Euro, năm 2006 đạt 16 triệu Euro, đến năm 2007 được 43 triệu Euro.
(Xem biểu đồ 1)
Biểu đồ 1: Doanh thu bao thanh toán tại Việt Nam (Đơn vị: Triệu Euro)
Nguồn FCI: www.factors-chain.com)
Ta thấy doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2007 tăng 168,75% so với năm 2006. Tuy nhiên, doanh thu bao thanh toán xuất khẩu vẫn còn khá khiêm tốn so với bao thanh toán nội địa.
(Xem biểu đồ 2)
Biểu đồ 2: Doanh thu bao thanh toán nội địa và quốc tế
(Đơn vị: Triệu Euro)
(Nguồn FCI: www.factors-chain.com)
Năm 2006, doanh thu bao thanh toán nội địa (15 triệu Euro) gấp 15 lần doanh thu bao thanh toán quốc tế (1 triệu Euro). Đến năm 2007, mặc dù tổng doanh số bao thanh toán tại Việt Nam tăng 168,75% nhưng doanh thu bao thanh toán quốc tế vẫn tăng không đáng kể. Doanh thu bao thanh toán nội địa tăng 173,33%, trong khi doanh thu bao thanh toán quốc tế chỉ tăng 100%. Và trong năm 2007, doanh thu bao thanh toán nội địa (41 triệu Euro) gấp 20,5 lần doanh thu bao thanh toán quốc tế (2 triệu Euro).
(Xem tiếp kỳ sau)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại ở việt nam.doc