Phát triển năng lực lâp và thưc hiện kế hoach dạy hoc̣ thông qua phương pháp dạy học theo góc cho sinh viên khoa hóa học - Đhsp Huế

Sự thành công của một giờ dạy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó việc chuẩn bị bài giảng của người giáo viên là khâu tiên quyết. Thiết kế kế hoạch dạy học theo PPDH theo góc một tiết học cụ thể trong chương trình THPT sinh viên cần nắm vững cơ sở lí luận từ đó nâng cao năng lực lâp v ̣ à thưc hi ̣ ên k ̣ ế hoach b ̣ ài hoc̣ cho sinh viên đáp ứng với nhu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học. Trong quá trình sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học kết quả cho thấy, việc áp dụng hợp lí PPDH theo góc đã đem lại hiệu quả tốt, phân hóa được năng lực học sinh, kích thích tiềm năng cho các em học lực chưa cao cũng như phát triển hơn đối với những em giỏi. Như vậy, dạy học theo góc là một trong những PPDH tích cực hỗ trợ đắc lực cho giáo viên đặc biệt là đối với những bài học hóa học mang tính thực nghiệm. Từ kết quả điều tra để nâng cao năng lực lâp v ̣ à thưc hi ̣ ên k ̣ ế hoach ̣ dạy hoc áp d ̣ ụng PPDH theo góc cho sinh viên khoa Hóa học thì trước hết sinh viên cần nắm chắc các nguyên tắc thiết kế bài dạy học cũng như tuân thủ các bước tổ chức dạy học như chúng tôi đã giới thiệu để mang lại hiệu quả cao. Việc sinh viên chọn những bài học hợp lí để áp dụng PPDH theo góc cũng rất quan trọng, sinh viên sẽ biết chọn số góc và tên mỗi góc. Mỗi bài học không nhất thiết phải có 4 góc mà sinh viên nên linh động để chia số góc hợp lí dựa vào mục tiêu và nội dung của bài học. Một khâu khá quan trọng để đạt hiệu quả trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học là sinh viên nên tập giảng nhiều lần để rút kinh nghiệm cho lần tiếp theo, tranh thủ ý kiến của giảng viên cũng như các sinh viên khác. Ngoài ra, sinh viên cần phối hợp sử dụng các PPDH tích cực để tăng hiệu quả của quá trình dạy học

pdf9 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực lâp và thưc hiện kế hoach dạy hoc̣ thông qua phương pháp dạy học theo góc cho sinh viên khoa hóa học - Đhsp Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 23-31 Ngày nhận bài: 20/8/2016; Hoàn thành phản biện: 09/9/2016; Ngày nhận đăng: 13/9/2016 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÂP̣ VÀ THƯC̣ HIÊṆ KẾ HOAC̣H DẠY HOC̣ THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC CHO SINH VIÊN KHOA HÓA HỌC - ĐHSP HUẾ NGUYỄN THỊ THÙY TRANG Khoa Hóa học, trường Đaị hoc̣ Sư phaṃ, Đại học Huế Tóm tắt: Năng lực lâp̣ và thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h dạy hoc̣ là năng lực sư phạm tất yếu không thể thiếu đối với sinh viên ngành sư phạm, được rèn luyện thông qua học phần thưc̣ hành phương pháp daỵ hoc̣ (PPDH) Hóa hoc̣. PPDH theo góc - là môṭ trong những phương pháp phát huy tính tićh cưc̣, tư ̣ giác, chủ động, sáng tạo cho người hoc̣. Tuy nhiên qua khảo sát, sinh viên chưa áp dụng nhiều PPDH tích cưc̣ vào kế hoac̣h dạy hoc̣. Bài báo giới thiệu cơ sở lí luận của PPDH theo góc, áp dụng PPDH này vào một tiết học cụ thể trong chương trình THPT và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lâp̣ và thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h dạy hoc̣ cho sinh viên sư phạm Hóa học. Từ khóa: Năng lực lâp̣ và thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h bài hoc̣, phương pháp dạy học, dạy học theo góc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo điều 24.2 của Luật Giáo dục, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [5]. Để thực hiện mục tiêu đó, việc đổi mới PPDH là cần thiết. Muốn đổi mới cách dạy, cách học trước hết người giáo viên phải đổi mới chính PPDH của mình, thông qua việc hình thành và trau dồi các kĩ năng thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hóa người học, đổi mới cách thức tổ chức một tiết dạy phát huy tính chủ động cho học sinh cũng như nhiều kĩ năng sư phạm khác. Trong đó đổi mới năng lực lâp̣ và thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h bài hoc̣ [1] là khâu then chốt đầu tiên, quyết định sự thành công hay không của tiết dạy. Do đó việc hình thành năng lực này là thiết yếu, bởi đây là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm làm phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, trình độ, kinh nghiệm của học sinh và đảm bảo logic sư phạm. Năng lực này sinh viên được tiếp cận nhiều hơn thông qua học phần thưc̣ hành PPDH Hóa hoc̣. Qua khảo sát giáo án và tập giảng của sinh viên cho thấy: Giáo án được thiết kế theo kiểu đường thẳng từ trên xuống nên nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic cao. Tuy nhiên giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống và học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép, suy nghĩ theo, thụ động tiếp thu kiến thức. Trong lớp học, học sinh ngồi theo các dãy bàn hướng về phía bảng và giáo viên, giáo viên điều khiển mọi hoạt động. Măc̣ dù, nhiều sinh viên đã tích cực đổi mới PPDH, chủ 24 NGUYỄN THỊ THÙY TRANG động trong việc tìm tòi những cách thức mới như chuyển từ sử dụng phấn và bảng kết hợp với máy chiếu truyền thống sang dùng Powerpoint và các trang web. Tuy nhiên, suy cho cùng đây cũng mới chỉ là những cải tiến đôi chút về kĩ thuật mà không làm thay đổi bản chất của quá trình dạy học thụ động. Chúng ta đang hướng tới các PPDH tích cực - một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Nó không phải là một PPDH cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các PPDH truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích cực của các PPDH hiện có. Ở đó, giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy học theo phương pháp này được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò, không có mục tiêu chung, đồ dùng dạy học chung cho từng hoạt động như PPDH truyền thống. Ưu điểm của PPDH tích cực rất chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân người học có đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, có nhu cầu nhận thức và khả năng phát triển trí tuệ khác nhau, có những phong cách học tập khác nhau. Do đó PPDH truyền thống khó đáp ứng được nhu cầu nhận thức cho các nhóm học sinh có năng lực khác nhau. Mặt khác, do đặc thù môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nếu học sinh được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thì giờ học sẽ hấp dẫn, sinh động hơn, học sinh sẽ nhanh chóng hiểu bài, khắc sâu kiến thức hơn. Vận dụng PPDH theo góc nhằm phát triển năng lực lâp̣ và thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h dạy cho sinh viên khoa Hóa học trường ĐHSP Huế là một việc làm cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC 2.1. Khái niệm Thuật ngữ tiếng Anh "Working in corners" được dịch là học theo góc, có thể hiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu vực. Học theo góc là một PPDH mà trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho học sinh học sâu [3], [4]. 2.2. Ưu điểm Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở người học. Học sâu và hiệu quả bền vững; tương tác cá nhân cao giữa thầy và trò, người học lựa chọn hoạt động; các góc khác nhau – cơ hội học tập khác nhau. Người dạy có nhiều thời gian hơn cho hoạt động hướng dẫn riêng từng người học, hoặc hướng dẫn từng nhóm nhỏ người học [3],[4]. 2.3. Qui trình thực hiện [3], [4]. Bước 1. Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng học sinh PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC... 25 Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học Bước 3. Tổ chức dạy học theo góc Bước 4. Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần) 3. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC 3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung: cần đảm bảo ba nguyên tắc sau - Tính chính xác - Tính điển hình - Tính cơ bản Ngoài ra PPDH theo góc cần lưu ý thêm: Nội dung kiến thức cần chú ý đến sự tương thích về khối lượng và thời gian hoạt động học tập do hoạt động theo góc mất khá nhiều thời gian dành cho sự luân chuyển giữa các góc nên tùy nội dung kiến thức mà có thể áp dụng. Với bộ môn hóa học ở trường THPT thì PPDH theo góc được áp dụng tốt trong các bài về chất, có các thí nghiệm hoặc các video thí nghiệm cho học sinh quan sát. 3.2. Thiết kế bài học theo PPDH theo góc Xác định mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng [2] có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc. Xác định các PPDH chủ yếu: PPDH theo góc cần phối hợp thêm phương pháp học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện Chuẩn bị: Căn cứ vào nội dung cụ thể mà học sinh cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác thông tin, sinh viên cần: - Xác định số góc và tên mỗi góc. - Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho mỗi góc. - Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho mỗi góc hoạt động. - Hướng dẫn để học sinh chọn góc xuất phát phù hợp với trình độ của mình và luân chuyển sang các góc tiếp theo thành vòng tròn nối tiếp. - Bước chuẩn bị quan trọng và vất vả nhất của sinh viên là thiết kế các nhiệm vụ học tập thông qua các phiếu học tập; nhiệm vụ của mỗi góc phải thể hiện được sự phân hóa trình độ để học sinh có thể tự đọc hiểu và hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Sinh viên thiết kế và chuẩn bị sao cho học sinh có thể trình bày kết quả một cách trực quan rõ ràng cho các học sinh khác có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét 3.3. Tổ chức dạy học theo góc Theo kế hoạch bài học đã thiết kế, sinh viên tổ chức hoạt động phù hợp với đặc điểm học theo góc. 26 NGUYỄN THỊ THÙY TRANG + Trước khi vào giờ học sinh viên bố trí không gian lớp học theo các góc học tập đã thiết kế. + Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu PPDH theo góc và hướng dẫn học sinh chọn góc xuất phát. Sinh viên hướng dẫn điều chỉnh để có số lượng học sinh chọn góc xuất phát cho phù hợp. + Trong quá trình học sinh hoạt động, sinh viên phải thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của học sinh để có hỗ trợ kịp thời. + Cuối bài học, mỗi nhóm học sinh sẽ chọn báo cáo kết quả tại góc cuối cùng hoặc có thể treo và trình bày kết quả ở trên bảng. học sinh cần tập trung nghe và đưa thông tin phản hồi. Sinh viên chốt lại những điểm cần chỉnh sửa. Các nhóm học sinh tự đánh giá kết quả của nhóm mình tại góc tương ứng và chỉnh sửa nếu có. Sinh viên có thể chốt ngắn gọn và đánh giá cho điểm. 4. MINH HỌA VỀ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO PPDH THEO GÓC Bài 45. AXIT SUNFURIC (Hóa học 10 nâng cao) Kiến thức hoc̣ sinh đã biết Kiến thức cần hình thành cho hoc̣ sinh - Công thức phân tử axit sunfuric. - Dung dịch H2SO4 loãng có tính axit mạnh, dung dịch đặc còn tác dụng được với một số kim loaị đứng sau H trừ Au, Pt giải phóng khí SO2 (không giải phóng khí H2). - Axit loãng có tính axit mạnh, axit đặc có thêm tính oxi hóa mạnh, tính háo nước. - Điều chế H2SO4, ứng dụng, nhận biết ion sunfat. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: 30 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng – thiết bị dạy học Hoạt động tại các góc: - Giáo viên phát mục tiêu, nhiệm vụ, phiếu học tập tại các góc học tập cho mỗi học sinh. - Giải đáp các thắc mắc của học sinh, nhóm học sinh, trợ giúp nếu cần thiết. - Nhắc nhở học sinh luân chuyển góc học tập trong trật tự. - Học sinh bắt buộc phải trải qua 2 góc: phân tích và trải nghiệm. Thực hiện theo nhóm. Tự giác nghiên cứu cá nhân trước khi làm việc theo nhóm. -Thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn với những thí nghiệm học sinh. - Luân chuyển góc học tập trong trật tự. Góc trải nghiệm: + Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, sách giáo khoa. + Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, sơ đồ điều chế H2SO4 trong công nghiêp̣. + Hóa chất: H2SO4 đặc, quỳ tím, Cu, CaCO3, Mg. Góc phân tích: + SGK Hóa học 10 nâng cao. + Phiếu học tập . + Bút dạ, giấy A4, A0. Góc áp dụng: - Bảng hỗ trợ kiến thức. - Phiếu học tập, giấy A4, A0. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC... 27 GÓC PHÂN TÍCH 1. Mục tiêu - Biết cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit sunfuric, sản xuất axit sunfuric, cách nhận biết ion sunfat - Hiểu H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh 2. Nhiệm vụ - Cá nhân nghiên cứu SGK bài axit sunfuric và muối sunfat - Làm theo việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 I. Axit sunfuric - Viết CTCT của H2SO4 và xác định số oxi hóa của S trong H2SO4 - Cho biết một số tính chất vật lí của H2SO4: trạng thái, màu sắc, tính tan - Từ đặc điểm cấu tạo của H2SO4 và số oxi hóa của S trong H2SO4 cho biết tính chất hóa học cơ bản của:  Axit H2SO4 loãng (Viết PTHH minh họa)  Axit H2SO4 đặc (Viết PTHH minh họa) - Viết sơ đồ điều chế H2SO4 trong công nghiệp II. Muối sunfat  Tính tan  Phương pháp nhận biết ion sunfat và viết PTHH minh họa GÓC ÁP DỤNG 1. Mục tiêu: Từ kiến thức rút ra trong 2 góc học tập áp dụng hoàn thành các bài tập 2. Nhiệm vụ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau (cá nhân) FeS2→SO2→SO3→H2SO4→SO2→Na2SO3→Na2SO4→NaCl→NaNO3 →HCl→H2S→H2SO4 Bài 2. Phân biệt các dung dịch không màu sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2 mà không dùng thêm thuốc thử nào khác. Bài 3. Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đưṇg khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: bột A màu trắng, bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với H2SO4 loãng, nhưng cháy trong không khí sinh ra chất khí C làm mất màu dung dịch kali pemanganat  Cho biết các chất A, B, C  Viết phương triǹh hóa hoc̣ của các phản ứng đã xảy ra 28 NGUYỄN THỊ THÙY TRANG GÓC TRẢI NGHIỆM 1. Mục tiêu: Tiến hành thí nghiệm và cho biết tính vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế H2SO4, cách nhận biết ion sunfat 2. Nhiệm vụ Từ đặc điểm cấu tạo phân tử và số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của H2SO4 và đề xuất các phản ứng kiểm chứng? Làm một số thí nghiệm theo hướng dẫn. Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Stt Tên thí nghiệm Hiện tượng – giải thích Yêu cầu 1 - Quan sát lọ chứa H2SO4 đặc. - Cho từ từ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa khoảng 2 ml nước, chạm nhẹ vào thành bên ngoài của ống nghiệm, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ của dung dịch Nhận xét trạng thái, màu. Nhận xét tính tan của dung dịch H2SO4 đặc 2 Nhúng giấy quỳ tím vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng Nhận xét tính chất hóa học của H2SO4 loãng 3 Có 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 loãng Ống 1: cho thêm 1 viên Zn, quan sát hiện tượng. Ống 2: cho thêm 1 mảnh Cu vào, quan sát hiện tượng, tiếp theo đun sôi ống nghiệm (được đậy kín bằng bông tẩm xút) trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có khí mùi hắc thoát ra thì dừng lại,. Tính chất của dung dịch H2SO4 loãng và đặc 4 Cho vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch H2SO4 loãng vài giọt BaCl2. Quan sát hiện tượng. Cho biết phương pháp nhận biết ion sunfat Hoạt động 2: (10 phút) Hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả. Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả tại góc tương ứng, riêng kết quả ở góc cuối cùng dán lên bảng. Đại diện nhóm học sinh báo cáo kết quả trên bảng từ góc phân tích đến góc trải nghiệm và cuối cùng là góc áp dụng. Các nhóm cử đại diện theo dõi kết quả của nhóm mình ở mỗi góc tương ứng. Nhận xét bổ sung ý kiến sau khi nghe báo cáo. Yêu cầu bổ sung nếu thấy đúng. Chốt lại kiến thức và hướng dẫn học sinh cách học bài. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC... 29 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết thúc học phần thưc̣ hành PPDH Hóa hoc̣, chúng tôi tiến hành khảo sát 35 sinh viên năm 4, năm hoc̣ 2014-2015, khoa Hóa học trường ĐHSP Huế thông qua phiếu hỏi. Bảng 1. Nhận xét về bài dạy có vận dụng PPDH theo góc Nhận xét của sinh viên Rất đúng (%) Đúng (%) Không chắc (%) Không Đúng (%) 1. Biết lựa chọn nội dung bài học phù hợp với PPDH theo góc 85,71 11,43 2,86 0,0 2. Biết vận dụng quy trình thiết kế bài giảng theo PPDH theo góc 42,86 51,43 2,86 2,86 3. Biết chia số lượng góc phù hợp với từng bài học 48,57 45,71 5,71 0,0 4. Biết xác định mục tiêu, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc 51,43 42,86 2,86 2,86 5. Biết điều chỉnh học sinh chọn góc theo phong cách, theo năng lực 20 28,57 42,86 8,57 6. Biết tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập 57,14 28,57 11,43 2,86 7. Mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học, thiết kế giáo án 85,71 14,29 0,0 0,0 8. Thấy hứng thú với kiểu bài soạn theo PPDH theo góc 57,14 40 0,0 0,0 9. Người học được thực hành, khám phá và trải nghiệm 48,57 42,86 5,7 2,86 10. Người học được lựa chọn góc học tập phù hợp với sở thích 85,71 14,29 0,0 0,0 11. Người học tự rút ra kiến thức khoa học cho bản thân 45,71 42,86 8,57 2,86 12. Phát triển kĩ năng giao tiếp; làm việc nhóm; suy luận logic cho người học 28,57 57,14 11,43 2,86 13. Rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học 51,43 42,86 2,86 2,86 14. Thay đổi hình thức dạy và học tạo không khí lớp học thoải mái, vui vẻ 85,71 14,29 0,0 0,0 Từ kết quả điều tra cho thấy đa số người dạy đã xác định rõ mục tiêu, bố trí không gian hợp lí, xây dựng các nhiệm vụ cụ thể, cũng như chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho từng góc. Mặc dù đây là PPDH mới, đòi hỏi nhiều kĩ năng, sinh viên chưa quen nên phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, đa số sinh viên đã biết lựa chọn nội dung bài 30 NGUYỄN THỊ THÙY TRANG học phù hợp với phương pháp theo góc, hiểu được quy trình thiết kế bài giảng, biết cách chia số lượng góc phù hợp với từng nội dung bài dạy cũng như biết điều chỉnh học sinh chọn góc phù hợp năng lực của mình. Khác với PPDH truyền thống, theo phương pháp theo góc khi lên lớp giáo viên nhàn nhã hơn nhưng trước đó giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều khi soạn giáo án mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Mặt khác, phần lớn người dạy biết tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá kết quả học tập. Điều này rất quan trọng đối với giáo viên bởi việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Theo PPDH truyền thống giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà giáo viên phải trang bị cho học sinh. Đa số người học đồng ý rằng khi được chọn lựa góc học tập phù hợp với phong cách, năng lực của mình thì họ cảm thấy rất hứng thú, tích cực, tự giác học tập từ đó tạo cho không khí lớp học thoải mái, vui vẻ. Hơn nữa, người học được tự do khám phá, thực hành và trải nghiệm, vận dụng lí thuyết vào thực tế qua đó chủ động chiếm lĩnh, khắc sâu kiến thức cho bản thân hình thành cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học. Thực vậy, khi học sinh đươc̣ trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, tư ̣mình giải quyết các vấn đề đặt ra thì học sinh sẽ nắm được kiến thức, kĩ năng mới, không theo những khuôn mâu sẵn có từ đó học sinh bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, các em được làm việc cá nhân, làm việc nhóm (có thể được trợ giúp của giáo viên khi cần) như vậy sẽ làm tăng hiệu quả học tập, tạo nên sự tương tác cao giữa giáo viên và học sinh (đặc biệt là học sinh trung bình, yếu...) qua đó phát triển được các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp... cho các em. Ngoài ra, có những vấn đề một cá nhân không thể giải quyết được, thực sự cần phối hợp các thành viên lại với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Mặt khác, Khi hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại, tích cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, phát triển tình bạn, phát triển năng lực hợp tác, có ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ lẫn nhau. 6. KẾT LUẬN Sự thành công của một giờ dạy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó việc chuẩn bị bài giảng của người giáo viên là khâu tiên quyết. Thiết kế kế hoạch dạy học theo PPDH theo góc một tiết học cụ thể trong chương trình THPT sinh viên cần nắm vững cơ sở lí luận từ đó nâng cao năng lực lâp̣ và thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h bài hoc̣ cho sinh viên đáp ứng với nhu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học. Trong quá trình sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học kết quả cho thấy, việc áp dụng hợp lí PPDH theo góc đã đem lại hiệu quả tốt, phân hóa được năng lực học PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC... 31 sinh, kích thích tiềm năng cho các em học lực chưa cao cũng như phát triển hơn đối với những em giỏi... Như vậy, dạy học theo góc là một trong những PPDH tích cực hỗ trợ đắc lực cho giáo viên đặc biệt là đối với những bài học hóa học mang tính thực nghiệm. Từ kết quả điều tra để nâng cao năng lực lâp̣ và thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h dạy hoc̣ áp dụng PPDH theo góc cho sinh viên khoa Hóa học thì trước hết sinh viên cần nắm chắc các nguyên tắc thiết kế bài dạy học cũng như tuân thủ các bước tổ chức dạy học như chúng tôi đã giới thiệu để mang lại hiệu quả cao. Việc sinh viên chọn những bài học hợp lí để áp dụng PPDH theo góc cũng rất quan trọng, sinh viên sẽ biết chọn số góc và tên mỗi góc. Mỗi bài học không nhất thiết phải có 4 góc mà sinh viên nên linh động để chia số góc hợp lí dựa vào mục tiêu và nội dung của bài học. Một khâu khá quan trọng để đạt hiệu quả trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học là sinh viên nên tập giảng nhiều lần để rút kinh nghiệm cho lần tiếp theo, tranh thủ ý kiến của giảng viên cũng như các sinh viên khác. Ngoài ra, sinh viên cần phối hợp sử dụng các PPDH tích cực để tăng hiệu quả của quá trình dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Ban hành kèm theo thông tư số 3356/Bộ GD- ĐT-Giáo dục Đại học, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ Giáo dục trung học (2008). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Môn hóa học NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội. [3] Dự án Việt Bỉ (2007, 2008, 2009). Tài liệu tập huấn thực hành đánh giá kĩ năng áp dụng 3 phương pháp, Tài liệu hội thảo đánh giá kết quả áp dụng dạy học tích cực. [4] Dự án việt Bỉ (2010). Môđun:Phương pháp dạy học theo góc. Tài liệu tập huấn. Văn phòng VVOB. [5] Luật giáo dục (2005). NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. Title: DEVELOPING COMPETENCE OF DESIGNING AND PERFORMING LESSON PLANS FOR STUDENTS OF CHEMISTRY DEPARTMENT, HUE UNIVERSITY OF EDUCATION THROUGH WORKING IN CORNERS METHOD Abstract: Designing and performing lesson plans competence is essential one for pedagogical students, it is formed through Chemistry teaching methods practice module. Corners teaching method is one of the methods that students can show their activeness, self – conciousness, creativeness. However, through the survey, students have not yet applied the active teaching methods into their lesson plans. This article introduces the theoretical basis of teaching in corners method, applies this method to a specific lesson in high and proposes some solutions to improve self- independence competence and perform lesson plans for pedagogy students of chemistry department. Keywords: designing and performing lesson plans competence, teaching method, teaching in corners method

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf36_557_06_nguyen_thi_thuy_trang_7633_2020260.pdf
Tài liệu liên quan