Phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An

Phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy nông nghiệp vùng đồng bằng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra được nhiều sản phẩm với chất lượng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các trang trại đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền thông qua các chính sách về vốn, kĩ thuật, đất đai, xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ, giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, thì trang trại mới có thể phát triển bền vững được.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN NGUYỄN THỊ TRANG THANH Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Vùng đồng bằng Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại: Diện tích đất phù sa màu mỡ, Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với các vùng khác trong tỉnh, lao động nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng đang còn nhiều vấn đề đặt ra về: hiệu quả sản xuất, môi trường... Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng, chúng tôi đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, đó là: đẩy mạnh phát triển các loại hình trang trại chăn nuôi, trồng rau màu, mở rộng diện tích trang trại, nâng cao tay nghề lao động, phát triển dịch vụ thú y 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng đồng bằng của Nghệ An gồm 4 huyện và 1 thành phố: huyện Nam Đàn, Yên Thành, Đô Lương, Hưng Nguyên và thành phố Vinh. Diện tích tự nhiên của vùng là 1.461,32 km2, chiếm 8,9% diện tích toàn tỉnh. Dân số 1.045,704 nghìn người, chiếm 33,5% dân số toàn tỉnh (năm 2009) [1]. Vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại: Diện tích đất phù sa màu mỡ, thích hợp trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với các vùng khác trong tỉnh; lao động nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm; có nhiều cơ sở chế biến nông sản, hóa chất phục vụ nông nghiệp, có các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, giống cây trồng Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng đang còn nhiều vấn đề đặt ra về: hiệu quả sản xuất, vấn đề môi trường... Trong bài viết này, thông qua phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng, làm rõ những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển trang trại, chúng tôi đề xuất các giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG NGHỆ AN 2.1. Số lượng và cơ cấu trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An Tính đến năm 2010, vùng đồng bằng có 348 trang trại, trong tổng số 1.859 trang trại, chiếm 18,7% tổng số trang trại của tỉnh. So với năm 2005, số lượng trang trại vùng đồng bằng Nghệ An tăng thêm 43 trang trại. Số lượng trang trại phân theo loại hình như sau. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 117-125 118 NGUYỄN THỊ TRANG THANH Bảng 1. Số lượng trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An phân theo loại hình [2] Năm 2005 Năm 2010 Loại hình trang trại Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Tổng số 305 100,0 348 100,0 1. Trang trại trồng cây hàng năm 58 19,0 48 13,8 2. Trang trại trồng cây lâu năm 43 14,1 7 2,0 3. Trang trại chăn nuôi 48 15,7 87 25,0 4. Trang trại lâm nghiệp 58 19,0 64 18,4 5. Trang trại thuỷ sản 28 4,2 52 14,9 6. TT kinh doanh tổng hợp 70 23,0 90 25,9 Trong các loại hình trang trại, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có số lượng lớn nhất, năm 2010 là 90 trang trại, chiếm 25,9% tổng số trang trại toàn vùng và đang có xu hướng gia tăng. Tiếp đến là trang trại chăn nuôi tăng tỉ trọng từ 15,7% (năm 2005) lên 25% năm 2010. Số lượng trang trại trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm có xu hướng giảm. Trong số các huyện của vùng đồng bằng, số lượng trang trại tập trung nhiều nhất ở huyện Nam Đàn. Năm 2010, số lượng trang trại của huyện Nam Đàn là 118 trang trại, chiếm 33,9% tổng số trang trại toàn vùng. Tiếp đến là huyện Đô Lương số liệu tương ứng là 105 và 30,2%; huyện Yên Thành 99 và 28,4%. 2.2. Tình hình sử dụng đất đai Tổng diện tích đất đai của các trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An năm 2005 là 3391 ha (kể cả diện tích mặt nước), bình quân 11,1 ha/trang trại, cao hơn so với bình quân của tỉnh (8,5 ha/ trang trại). Đến năm 2010, diện tích đất của các trang trại giảm xuống 2.510,32 ha và bình quân 7,2 ha/trang trại, thấp hơn so với mức bình quân của cả tỉnh (năm 2010 bình quân của tỉnh là 9,0 ha/trang trại). Trong đó, bình quân diện tích đất trên một trang trại của loại hình trang trại lâm nghiệp lớn nhất, tiếp đến là trang trại trồng cây lâu năm. Diện tích đất bình quân của trang trại kinh doanh tổng hợp và trang trại chăn có xu hướng tăng lên. Bảng 2. Tình hình sử dụng đất của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An [2] Năm 2005 Năm 2010 Loại hình trang trại Tổng diện Bình quân Tổng diện Bình quân tích (ha) (ha/TT) tích (ha) (ha/TT) Tổng số 3.391 11,1 2.510,32 7,2 1. Trang trại trồng cây hàng năm 594 10,2 244,35 5,1 2. Trang trại trồng cây lâu năm 283 6,6 100,55 14,4 3. Trang trại chăn nuôi 62 1,3 135,00 1,6 4. Trang trại lâm nghiệp 1.671 28,8 945,6 14,8 5. Trang trại thuỷ sản 401 14,3 381,4 7,3 6. TT kinh doanh tổng hợp 380 5,4 703,36 7,8 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN 119 2.2.3. Lao động của trang trại Năm 2005, tổng số lao động của các trang trại là 2.568 người, trong đ ó lao động thường xuyên là 1.230 người, còn lại là lao động theo thời vụ, bình quân là 4 lao động thường xuyên/trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An. Đến năm 2010, tổng số lao động của các trang trại là 2.704 người, trong đó, lao động thường xuyên là 1.252 người, bình quân mỗi trang trại là 3,6 lao động thường xuyên và 4,2 lao động thời vụ. So với cả nước thì lao động bình quân 1 trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An thấp hơn nhiều (cả nước là 5,6 lao động/trang trại). Các trang trại chủ yếu thuê lao động thời vụ, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn. Nhìn chung lao động của các trang trại trình độ chưa cao, tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng rất ít chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Tỉ lệ lao động nông nghiệp có chuyên môn kỹ thuật cũng rất thấp ở các huyện như: thành phố Vinh lao động nông nghiệp có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm 5,66% tổng số lao động nông, nghiệp của thành phố; Hưng Nguyên 4,71%, Nam Đàn 4,41%, Yên Thành 4,22%... [3] 2.2.4. Vốn của trang trại Tổng số vốn đầu tư của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An là 52.122 triệu đồng năm 2005. Vốn đầu tư bình quân của 1 trang trại đạt 170,9 triệu đồng/trang trại cao hơn mức bình quân của cả tỉnh (trung bình của toàn tỉnh là 139,5 triệu đồng). Năm 2010, tổng số vốn đầu tư của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An là 89.468,5 triệu đồng, chiếm 22,0% tổng số vốn đầu tư của các trang trại toàn tỉnh. Bình quân vốn đầu tư mỗi trang trại là 257,1 triệu đồng/TT, tăng hơn so với vốn đầu tư năm 2005 và so với trung bình của tỉnh Nghệ An năm 2010 (trung bình của tỉnh là 218,4 triệu đồng/TT). Bình quân vốn đầu tư của các loại hình trang trại năm 2010 đều tăng so với năm 2005, trừ hai loại hình trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại trồng cây lâu năm. Bảng 3. Vốn đầu tư của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An phân theo loại hình trang trại năm 2005 và 2010 [2] Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2010 Loại hình trang trại Tổng số vốn Bình quân vốn/ Tổng số vốn Bình quân 1 trang trại vốn/1 TT Nha Dien 12/22/11 9:20 PM Tổng số 52.122 170,9 89.468,5 257,1 Formatted Table 1. TT trồng cây hàng năm 3.968 68,4 7.188 149,8 2. TT trồng cây lâu năm 5.358 124,6 8.36,5 119,5 3. Trang trại chăn nuôi 9.921 206,7 36.123 415,2 4. Trang trại lâm nghiệp 5.297 91,3 9.669 151,1 5. Trang trại thuỷ sản 13.258 473,5 10.824 208,2 6. TT kinh doanh tổng hợp 14.320 204,6 24.828 275,9 Vốn đầu tư giữa các loại hình trang trại không giống nhau. Vốn đầu tư bình quân của trang trại chăn nuôi lớn nhất, rồi đến trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, còn ít nhất thuộc về trang trại trồng cây lâu năm. 120 NGUYỄN THỊ TRANG THANH 2.2.5. Giá trị hàng hoá và dịch vụ của trang trại Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ của các trang trại năm 2005 là 23.473 triệu đồng. Bình quân một trang trại 76,9 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của cả tỉnh (giá trị hàng hóa và dịch vụ trang trại bình quân của tỉnh là 98,3 triệu đồng/ trang trại). Năm 2010, tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của các trang trại vùng đồng bằng là 78.399,5 triệu đồng, chiếm 21,2% tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ các trang trại toàn tỉnh. Bình quân mỗi trang trại là 225,1 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với năm 2005 và so với cả tỉnh (trung bình của cả tỉnh là 199,4 triệu đồng/TT). Bảng 4. Giá trị hàng hoá và dịch vụ của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An phân theo loại hình năm 2005 và 2010 [2] Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2010 Tổng giá trị Bình quân Tổng giá trị Bình quân Loại hình trang trại hàng hoá và giá trị hàng hàng hoá và giá trị hàng Nha Dien 12/22/11 9:20 PM dịch vụ hoá và dịch dịch vụ hoá và dịch Formatted: Font:Not Bold, Not Italic vụ/1 TT vụ/1 TT Nha Dien 12/22/11 9:20 PM Tổng số 23.473 76,9 78.339,5 225,1 Formatted: Font:Not Bold, Not Italic 1. TT trồng cây hàng năm 2.412 41,6 4.887 101,8 Nha Dien 12/22/11 9:20 PM 2. Trang trại trồng cây lâu năm 2.716 63,2 1.000,5 142,9 Formatted: Font:Not Bold, Not Italic 3. Trang trại chăn nuôi 4.591 95,7 36.754 422,5 Nha Dien 12/22/11 9:20 PM 4. Trang trại lâm nghiệp 2.820 48,6 6.832 106,8 Formatted: Font:Not Bold, Not Italic 5. Trang trại thuỷ sản 3.724 133,0 8.566 164,7 Nha Dien 12/22/11 9:20 PM 6. TT kinh doanh tổng hợp 7.210 103,0 20.300 225,6 Formatted Table Nha Dien 12/22/11 9:20 PM Tất cả các loại hình trang trại đều tăng về giá trị hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2005- Formatted: Font:Not Bold 2010, trong đó trang trại chăn nuôi có bình quân giá trị hàng hoá và dịch vụ cao nhất Nha Dien 12/22/11 9:20 PM và tăng nhanh trong vòng 5 năm qua, còn bình quân giá trị hàng hoá của các trang trại Formatted: Font:Not Bold trồng cây hàng năm và lâm nghiệp là thấp nhất. Nha Dien 12/22/11 9:20 PM 2.2.6. Thu nhập của trang trại Deleted: Nha Dien 12/22/11 9:20 PM Tổng thu nhập của các trang trại trong năm 2005 là 10.499 triệu đồng, bình quân mỗi Formatted: Font:Not Bold trang trại 34,3 triệu đồng. Năm 2010, tổng thu nhập của các trang trại vùng đồng bằng Nha Dien 12/22/11 9:20 PM Nghệ An là 34.237,7 triệu đồng, bình quân 98,4 triệu đồng/TT. So với mức bình quân Formatted: Font:Not Bold của cả tỉnh thì thu nhập của các trang trại vùng đồng bằng cao hơn (thu nhập bình quân mỗi trang trại của tỉnh là 81,8 triệu đồng năm 2010). Nhìn chung, thu nhập bình quân của các loại hình trang trại tăng không nhiều, trong đó, trang trại chăn nuôi có thu nhập bình quân mỗi trang trại cao nhất và tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2005-2010. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN 121 Bảng 5. Thu nhập của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An phân theo loại hình năm 2005 và 2010 [2] (Đơn vị: Triệu đồng) Loại hình trang trại Năm 2005 Năm 2010 Tổng thu Bình quân Tổng thu Bình quân nhập của các thu nhập/1 nhập của các thu nhập/1 trang trại trang trại trang trại trang trại Tổng số 10.449 34,3 34.237,7 98,4 1. TT trồng cây hàng năm 1.365 23,5 2.226 46,4 2. TT trồng cây lâu năm 1.056 24,6 430,2 61,5 3. Trang trại chăn nuôi 1.342 27,9 14.851 170,7 4. Trang trại lâm nghiệp 1.539 26,5 4.787 74,8 5. Trang trại thuỷ sản 1.275 45,5 3.680 70,8 6. TT kinh doanh tổng hợp 3.872 55,3 8.263,5 91,8 Tuy thu nhập chưa cao, nhưng phần lớn các trang trại đó bù đắp đủ chi phí và có lãi. Đặc biệt một số trang trại chăn nuôi đó có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Lợi nhuận thu được trên một đồng vốn bỏ ra ngày càng cao, thu nhập trên một đơn vị diện tích tăng dần và tốc độ quay vòng đồng vốn nhanh hơn. 2.2.7. Hiệu quả sử dụng đất và vốn Thu nhập bình quân trên một ha đất của các trang trại vùng đồng bằng còn thấp, trung bình 13,6 triệu đồng/ha. Mặc dù giá trị hàng hóa và dịch vụ trên một ha cao (31,2 triệu đồng/ha), nhưng do chi phí nhiều, nên thu nhập trung bình không cao. Hiệu quả sử dụng đất khác nhau giữa các loại hình trang trại do đặc trưng từng loại hình. Hiệu quả sử dụng đất cao nhất thuộc về trang trại chăn nuôi 110 triệu đồng/ha và trang trại kinh doanh tổng hợp (11,8 triệu đồng/ha). Hiệu quả sử dụng vốn trung bình mỗi trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An là 0,38. Nghĩa là bình quân một đồng vốn đầu tư tạo ra 0,38 đồng lãi. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chưa cao và có sự phân hóa giữa các loại hình trang trại. Trang trại chăn nuôi mặc dù giá trị hàng hóa và dịch vụ trên vốn cao, nhưng do chi phí sản xuất cao, nên hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Bảng 6. Hiệu quả sử dụng đất và vốn bình quân một trang trại phân theo loại hình của vùng đồng bằng Nghệ An năm 2010 Hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng vốn Giá trị hàng Thu nhập Giá trị hàng Thu nhập/ hoá và dịch (Tr.đ/ha) hóa và dịch 1đồng vốn vụ (Tr.đ/ha) vụ/1đồng vốn Bình quân 31,2 13,6 0,88 0,38 1. TT trồng cây hàng năm 21,8 9,1 0,68 0,31 2. TT trồng cây lâu năm 10,0 4,3 1,19 0,51 3. Trang trại chăn nuôi 272,3 110,0 1,02 0,41 4. Trang trại lâm nghiệp 7,2 5,1 0,71 0,49 5. TT thuỷ sản 22,5 9,7 0,79 0,34 6. TT kinh doanh tổng hợp 28,9 11,8 0,82 0,33 122 NGUYỄN THỊ TRANG THANH 2.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An 2.3.2. Những thành tựu đạt được Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác những tiềm năng lợi thế của địa phương đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổ i cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phát triển kinh tế trang trại tạo điều kiện sử dụng tài nguyên đất hợp lí hơn. Qua phỏng vấn các chủ trang trại chúng tôi nhận thấy việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ kinh tế hộ sang phát triển kinh tế trang trại mang lại hiệu quả hơn nhiều. Hệ số sử dụng đất nâng lên rõ nét. Một số vùng đất trước đây bỏ hoang vì ngập úng, nhiễm phèn các chủ trang trại đã sử dụng có hiệu quả nguồn đất này như: cải tạo đất, ve bờ chống ngập để nuôi cá, trồng lúa nước... Ở vùng bán sơn địa với đất đồi trơ sỏi đá mà trước đây không thể sản xuất, các chủ trang trại đã tận dụng để trồng các loại cây có giá trị về kinh tế nhưng không yêu cầu cao về dinh dưỡng như: keo, tràm, bạch đàn Phát triển kinh tế trang trại tạo điều kiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như đưa cơ giới vào sản xuất. Các chủ trang trại có sự đầu tư về nguồn vốn do đó, trong quá trình sản xuất đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ như máy trộn thức ăn trong chăn nuôi, máy ủ thức ăn đưa cơ giới vào sản xuất như việc sử dụng máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa đa năng các loại giống mới có chất lượng cao... Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc phát triển kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường. Nhiều chủ trang trại đã có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường. Ngoài ra, các chủ trang trại còn đi tham quan các mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả, học hỏi cách thức làm ăn trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo. Từ đó, trình độ người lao động trang trại nói riêng và trình độ dân cư nói chung tăng lên một cách rõ nét. Kinh tế trang trại phát triển, giúp người chủ trang trại và lao động trong trang trại nâng cao thu nhập. Qua khảo sát một số trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn, chúng tôi nhận thấy thu nhập của lao động trong trang trại thường trên 3 triệu đồng/tháng cao hơn nhiều so với thu nhập chung của dân cư trên toàn huyện. Mặt khác, phát triển trang trại đã tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động trên địa bàn vùng đồng bằng, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn, tạo ra xu thế và nhu cầu hợp tác mới trong nông nghiệp. 2.3.2. Một số tồn tại, khó khăn Một trong những khó khăn lớn nhất là quy mô của các trang trại nhỏ. Số lượng trang trại tăng, nhưng quy mô bình quân diện tích 1 trang trại lại giảm, do diện tích đất nông nghiệp manh mún, lại đang bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Vì vậy, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến là rất khó khăn, làm hạn chế khả năng PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN 123 chuyên môn hoá, cũng như việc sản xuất ra những sản phẩm có khối lượng lớn, có khả năng cạnh tranh cao. Trình độ sản xuất của người lao động nói chung và các chủ trang trại nói riêng còn thấp, người lao động có trình độ cao đẳng, đại học còn rất ít, mà chủ yếu là chưa qua đào tạo hoặc một số ít có trình độ sơ cấp, trung cấp; việc quan tâm đầu tư kỹ thuật, công nghệ cho trồng trọt và chăn nuôi còn hạn chế. Qua khảo sát và tìm hiểu các mô hình trang trại trên địa bàn chúng tôi nhận thấy: các chủ trang trại sản xuất kinh doanh trên vốn kinh nghiệm sẵn có hoặc tự tìm hiểu qua các mô hình khác chứ không phải là qua các lớp đào tạo. Hiệu quả sản xuất của các trang trại chưa cao, do chi phí sản xuất lớn, quy mô sản xuất nhỏ. Những loại hình trang trại có thu nhập cao như trang trại chăn nuôi, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, nhưng vốn đầu tư lớn. Các trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh hay xảy ra, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh Tuy nhiên, việc phòng chống dịch lại gặp rất nhiều khó khăn vì trình độ của người lao động còn ở mức thấp, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Do đó, dịch bệnh rất dễ xảy ra và khi có dịch bệnh xảy ra việc cách li giữa vật nuôi bị bệnh và không bị bệnh là rất khó nên việc dập dịch tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, chi phí cho việc phòng trừ dịch bệnh lại khá cao. Theo lời một chủ trang trại “một con lợn trong cả quá trình nuôi phải tiêm tới 7 loại vacxin và có những loại vacxin khá đắt tiền nên việc tiêm phòng cho đàn lợn là rất tốn kém”. Do đó, chỉ có các trang trại chăn nuôi lớn mới có thể tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi. Một trong những khó khăn lớn nhất mà các chủ trang trại gặp phải là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề tiếp cận thị trường, cũng như sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường hầu như ít trang trại làm được. Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, các chủ trang trại đã không chú ý đến vấn đề môi trường. Chỉ có các trang trại chăn nuôi quy mô lớn mới có hệ thống xử lí chất thải, còn phần lớn các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đều làm ô nhiễm môi trường vì chất thải của chăn nuôi không được xử lí mà thải trực tiếp xuống ao nuôi cá, vịt hoặc thải ra bên ngoài làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp ở các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An vẫn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn tăng trọng làm chất lượng sản phẩm không cao, gây ả nh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do các trang trại ở vùng đồng bằng phát triển tự phát trước, công tác quy hoạch đi sau nên chưa đồng bộ; một số chính sách của Nhà nước đối với kinh tế trang trại chưa thông thoáng như: hạn mức giao, thời hạn sử dụng đất, chính sách vay vốn, mức cho vay còn hạn chế; kinh nghiệm phát triển kinh tế hàng hóa của phần lớn chủ trang trại trong cơ chế thị trường còn hạn chế 124 NGUYỄN THỊ TRANG THANH 2.3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại Để phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng một cách có hiệu quả và bền vững, chúng tôi đưa ra định hướng và một số giải pháp sau: - Do diện tích đất vùng đồng bằng không nhiều và đang có xu hướng thu hẹp dần, nên định hướng phát triển trang trại của vùng là phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc (nuôi lợn), gia cầm, các trang trại trồng rau an toàn, trồng hoa trên cơ sở chuyển hướng sản xuất từ đất lúa sang đất rau ở vùng phụ cận các đô thị. - Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng đáp ứng nhu cầu mới về chất lượng nông sản do sự phát triển của đô thị và khu công nghiệp đặt ra. - Đẩy mạnh công tác “dồn điền đổi thửa” để có thể sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn hơn, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nâng cấp, mở rộng các trang trại nhỏ lên quy mô lớn hơn. - Tăng cường đào tạo các kiến thức về kỹ thuật, tay nghề cho chủ trang trại và lao động tại các trang trại. Tổ chức sơ kết, tổng kết thường niên về kinh tế trang trại, hoặc tổ chức đối thoại giữa các chủ trang trại với các nhà khoa học, quản lý, thương mại... để trao đổi kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn mà các trang trại gặp phải. - Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho chủ trang trại về giá cả nông sản, nhu cầu thị trường. Cụ thể như: mở hội chợ hàng nông sản để giới thiệu và quảng bá các hàng hoá nông sản có chất lượng cao, có ưu thế cạnh tranh của tỉnh, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài nước, khuyến khích các trang trại xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng, uy tín cao trên thị trường... - Kết hợp phát triển các dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là dịch vụ thú y nhằm tránh những tổn thất trong chăn nuôi do dịch bệnh. Đầu tư các hệ thống xử lí nước thải trong các trang trại chăn nuôi, tránh gây ô nhiễm môi trường. 3. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy nông nghiệp vùng đồng bằng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra được nhiều sản phẩm với chất lượng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các trang trại đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền thông qua các chính sách về vốn, kĩ thuật, đất đai, xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ, giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, thì trang trại mới có thể phát triển bền vững được. Nha Dien 12/22/11 9:21 PM Formatted: Space Before: 0 pt PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2009). Niên giám thống kê Nghệ An năm 2009. Tỉnh Nghệ An. [2] Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2005, 2010). Số liệu thống kê về trang trại Nghệ An phân theo các huyện năm 2005, 2010. Nghệ An. [3] Tổng Cục Thống kê (2006). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006. Phiên bản CD Rom. [4] UBND tỉnh Nghệ An (2008). Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [5] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An (2008). Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghệ An. Title: THE DEVELOPMENT OF FARM ECONOMY IN PLAIN AREA OF NGHE AN PROVINCE Abstract: The Delta in Nghe An has many favorable conditions for developing farm economy: The area of fertile alluvial soil, best infrastructure and technical facilities compared to other regions in province, agricultural labors have more experience... However, the actual development of farm economy in the delta is still many issues: production efficiency, environmental issues... In this article, by analysing the economic situation of farms in the plains, clarifying the difficulties and challenges in the development of the farm, we propose solutions for sustainable economic development farms in the delta province of Nghe An. ThS. NGUYỄN THỊ TRANG THANH Khoa Địa lý, Trường Đại học Vinh – Nghệ An ĐT: 0383.832155; DĐ: 0989.456.628. Email: trangthanhdl@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_trang_trai_o_vung_dong_bang_tinh_nghe_an.pdf