Phát triển hồng quả Gia Thanh theo hướng
liên kết ngành hàng ở tỉnh Phú Thọ
Giải pháp chung để quản lý ngành hàng hồng
quả Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ: Quản lý
diện tích vườn hồng, đã cho thu hoạch ổn
định thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi
chép của hộ và bản đồ giải thửa. Chuẩn hoá
các qui trình chăm sóc cho từng nhóm cây
phân theo các độ tuổi và hình thức canh tác
khác nhau. Xây dựng các tiêu chí đánh giá
chất lượng hồng Gia Thanh. Hoàn thiện các
quy trình quản lý chất lượng hồng Gia Thanh
đồng bộ từ sản xuất - tiêu thụ. Giải pháp đối
với từng tác nhân ngành hàng hồng quả Gia
Thanh của tỉnh Phú Thọ: Hộ trồng hồng Gia
Thanh của tỉnh, người bán buôn, người bán
lẻ, thị trường đầu ra cho phát triển sản xuất
hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18
13
PHÁT TRIỂN HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Nguyễn Thị Thu Hương1, Đỗ Thị Bắc2*, Nguyễn Thị Ngọc Dung2
1Trường Đại học Hùng Vương
2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi tích cực, chủ
động nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp có tính đặc trưng cao của địa
phương. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động để phát triển gặp nhiều khó khăn như điều kiện
đất đai manh mún, diện tích trồng phân tán chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Nhận thức của người
dân hạn chế nên trở ngại lớn cho việc ứng dụng khoa học công nghệ mới cho việc trồng, chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản, chế biến sản phẩm. Ngành hàng hồng Gia Thanh chưa
phát triển, các mối quan hệ giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ thị
trường. Để giải quyết phần nào các hạn chế đã nêu, theo nhóm tác giả cần thực hiện tốt các giải
pháp chính để phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa: Quy
hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, các biện pháp kỹ thuật đến quản lý ngành hàng, không
ngừng phát triển sản xuất hàng hóa bằng tổ chức tốt liên kết sản xuất-tiêu thụ, nâng cao chất lượng
sản phẩm hồng Gia Thanh theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và sử dụng các kênh phân phối
thuận tiện nhất tới tay người tiêu dùng.
Từ khoá: Phát triển, hồng Gia Thanh, sản xuất, hàng hóa, Phú Thọ
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách
thủ đô Hà Nội 80 km, có diện tích tự nhiên là
353.342,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 27,99
%. Dân số năm 2012 là 1.340.813 người,
trong đó dân số nông thôn chiếm tới 80,12%.
Phú Thọ có 362.442 hộ nông thôn, trong đó
hộ nông nghiệp chiếm 77,56%. Tổng giá trị
sản xuất 47.233.746 triệu đồng, ngành nông
nghiệp chiếm 22,09% [1]. Trong những năm
qua cây hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát
triển nhưng còn chậm, chưa ổn định, đời sống
người dân nông thôn cần được cải thiện. Vì
vậy, phát triển cây hồng Gia Thanh theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ nhằm tăng hiệu quả, nâng cao mức
sống của nông hộ, khai thác được thế mạnh.
Cần thực hiện tốt các giải pháp phát triển
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng
sản xuất hàng hóa.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Trong đề tài tác giả sử dụng các phương
pháp tiếp cận chủ yếu theo cách tiếp cận phát
* Tel: 0912 741895; Email: dobactn@gmail.com
triển nông thôn gồm: Tiếp cận có sự tham gia.
- Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài chọn huyện
Phù Ninh, với xã Gia Thanh làm địa điểm
nghiên cứu với 303 hộ trồng hồng Gia Thanh
chọn ra 70 hộ theo hệ thống..
- Mẫu điều tra trung gian: Bán buôn trong
tỉnh: 2 mẫu, bán buôn ngoài tỉnh: 5 mẫu điều
tra, bán lẻ: 65 mẫu, đại lý thu mua, người tiêu
dùng: 48 mẫu.
- Phương pháp phân tích: Bao gồm phân tích
bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so
sánh, phương pháp phân tích ngành hàng,
phương pháp hội thảo và lấy ý kiến chuyên gia.
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất
bưởi, hồng theo chiều rộng:
Diện tích đất/hộ, lao động/hộ, tốc độ tăng,
giảm diện tích, lao động qua các năm, diện
tích trồng bưởi, hồng, sản lượng bưởi, hồng
hằng năm, tổng giá trị sản xuất (GO - Gross
Output), chi phí trung gian (IC - Intermediate
Cost), giá trị gia tăng (VA - Value Added),
thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income), tốc độ
tăng, giảm diện tích, sản lượng, chi phí và giá
trị sản xuất bưởi, hồng qua các năm...
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18
14
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất
hồng Gia Thanh theo chiều sâu:
+ Năng suất, chất lượng, giá bán hồng Gia Thanh
+ Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian, chi phí
lao động, tổng chi phí: GO/IC, VA/IC, MI/IC,
GO/công, VA/công, MI/công, GO/ TC,
VA/TC, MI/TC....
+ Cơ cấu diện tích trồng hồng Gia Thanh...
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỒNG GIA
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồng Gia
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở
tỉnh Phú Thọ
Diện tích, năng suất, sản lượng hồng Gia
Thanh của tỉnh Phú Thọ
Hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh là một
trong sáu giống hồng được trồng tại Phú Thọ.
Quả hồng không hạt Gia Thanh to, dạng quả
chia thành bốn múi rất vuông vắn, không lõm
sâu mà vuông thành, khi gọt không phải lẹm
sâu vào phần lõm của quả như hồng Hạc Trì.
Khi xanh quả có màu xanh vàng, khi chín có
màu vàng sáng bóng. Rốn quả có một cái gai
nhỏ. Khi ăn có độ ròn đều, thơm, ngọt mát.
Tỉnh Phú Thọ và địa phương rất chú trọng
khai thác đầu tư giống hồng không hạt Gia
Thanh Phù Ninh qua nhiều dự án trồng và
phát triển sản xuất, đến năm 2012 hiện có
81,35 ha, trong đó cho sản phẩm thu hoạch
29,43 ha. Hồng Gia Thanh phải được nhân
giống bằng hom rễ theo đúng quy trình mới
cho năng suất cao và ổn định.
Về năng suất, năm 2012 tương ứng với loại
tuổi cây hồng Gia Thanh khác nhau, cho sản
lượng quả khác nhau với tổng sản lượng là
4.135,56 tạ và năng suất đạt 140,52 tạ/ha.
Lượng hồng quả phần lớn tại huyện Phù Ninh
đạt 35% tổng sản lượng và vùng lân cận
huyện như Phú Hộ 15%, sau đó xuống tới
thành phố Việt Trì 20%. Điều này cho thấy
thị trường trong tỉnh vẫn đóng vai trò quan
trọng trong việc tiêu thụ hồng quả Gia Thanh
do người dân ưa thích hồng Gia Thanh.
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2012
(Phân theo tuổi cây)
Tuổi cây
Diện tích
(ha)
Diện tích cho
sản phẩm
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tạ)
Tổng số 81,35 29,43 140,52 4.135,56
- Từ 6 - 10 năm 36,43 5,66 73,45 415,73
- Từ 11 - 20 năm 28,22 17,52 166,5 2.917,08
- Trên 20 năm 16,70 6,25 128,44 802,75
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra [2], [3]
Bảng 2. Giá trị sản xuất hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012
ĐVT: Triệu đồng
Sản
phẩm
2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ phát triển (%)
2009/
2008
2010/
2009
2011/
2010
2012/
2011
BQ 2008
- 2012
Hồng 5.654,98 6.367,68 5.732,42 7.682,66 9.193,55 112,60 90,02 134,02 119,67 112,92
Loại A 2.387,53 2.875,01 2.771,63 4.043,38 5.865,48 120,42 96,40 145,88 145,06 125,20
Loại B 2.071,42 2.508,87 2.126,73 2.890,22 2.731,4 121,12 84,77 135,90 94,51 107,16
Loại C 1.196,03 983,807 834,067 749,059 596,661 82,26 84,78 89,81 79,65 84,04
Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ [1] và phiếu điều tra [2]
Giá trị sản phẩm tăng lên cả về mặt chất lượng được biểu hiện thông qua số lượng quả loại C (loại
quả phẩm cấp thấp nhất) đã giảm đi rõ rệt năm 2008-2012 bình quân đạt 84,04 %.
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18
15
Bảng 3. Tỷ lệ chất lượng quả trong giá trị sản phẩm hồng Gia Thanh hàng hóa
của tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012
ĐVT: %
Sản phẩm
loại
2008 2009 2010 2011 2012
A 42,22 45,15 48,35 52,63 63,8
B 36,63 39,40 37,10 37,62 29,71
C 21,15 15,45 14,55 9,75 6,49
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]
Giá trị sản phẩm hàng hóa hồng Gia Thanh đã tăng qua từng năm với tốc độ phát triển bình quân
năm 2008-2012 hồng loại A đạt 135,22 %, trong đó năm 2012 tăng mạnh nhất tăng 58,82% so
với năm 2011, được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4. Giá trị sản phẩm hàng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012
ĐVT: Triệu đồng
Sản
phẩm
2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ phát triển (%)
2009/
2008
2010/
2009
2011/
2010
2012/
2011
BQ
2008 –
2012
Hồng 3.728,79 3.603,14 3.996,8 5.609,48 7.700,46 96,63 110,93 140,35 137,28 119,88
Loại A 1.660,77 1.890,89 2.223,4 3.496,31 5.552,85 113,86 117,58 157,25 158,82 135,22
Loại B 1.010,85 914,48 984,04 1.368,23 1.592,41 90,47 107,61 139,04 116,38 112,03
Loại C 1.057,17 797,77 789,36 744,94 555,19 75,46 98,95 94,37 74,53 85,13
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]
Hồng Gia Thanh là loại quả có giá trị sản phẩm hàng hóa tăng mạnh với tốc độ phát triển bình
quân qua 5 năm đạt 119,88%. Điều này cho thấy sự tác động của các dự án trồng hồng và mở
rộng diện tích hồng Gia Thanh đã bước đầu có hiệu quả nhất định.
Bảng 5. Tỷ suất quả hàng hóa của hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012
ĐVT: %
Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ phát triển (%)
2009/
2008
2010/
2009
2011/
2010
2012/
2011
BQ
2008 –
2012
Hồng 56,59 56,59 69,73 73,01 83,76 100,00 123,22 104,70 114,72 119,39
Loại A 69,56 65,77 80,22 86,47 94,67 94,55 121,97 107,78 109,48 108,01
Loại B 48,80 36,45 46,27 47,34 58,30 74,69 126,94 102,30 123,17 104,55
Loại C 88,39 81,09 94,64 99,45 93,05 91,74 116,72 105,07 93,57 101,29
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2], [3]
Tỷ suất hàng hóa của quả hồng Gia Thanh cũng tăng đều qua từng năm với tốc độ bình quân năm
2008-2012 tăng 19,39%. Quả hồng loại A cũng có tỷ suất hàng hóa cao nhất tăng bình quân
8,01%. Điều đó khẳng định chất lượng của các loại quả điều tra tăng lên thì tỷ suất hàng hóa cũng
tăng lên.
Kết quả và hiệu quả của hộ trồng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ
Tương tự với hồng Gia Thanh việc tính toán cũng áp dụng với từng giai đoạn tuổi cây trong hộ
trồng hồng Gia Thanh.
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18
16
Bảng 6. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng Gia Thanh của các hộ điều tra
(Tính cho 100 kg hồng quả theo giá tài chính năm 2012)
Diễn giải ĐVT
Hồng Gia Thanh So sánh
(%)
III/I
6 - 10 năm
(I)
11 - 20 năm
(II)
Trên 20 năm
(III)
1. Giá bán (P) 1000đ 5,5 6,5 8,5 154,55
2. Doanh thu (TR) 1000đ 550 650 850 154,55
3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 135,93 104,3 75,5 55,54
4. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 414,07 545,7 774,5 187,05
5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 394,57 526,2 755 191,35
6. TR/IC Lần 4,05 6,23 11,26 278,24
7. VA/IC Lần 3,05 5,23 10,26 336,76
8. MI/IC Lần 2,90 5,05 10,00 344,50
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra [2], [3]
Năm 2012 với hồng 6-10 tuổi, một đồng chi
phí bỏ ra mới thu được 2,9 đồng thu nhập hỗn
hợp, và giá trị gia tăng trên chi phí trung gian
bỏ ra mới chỉ đạt 5,23 lần, mức này quá thấp
so với các cây trồng hàng năm và lao động
làm thuê phổ thông. Vì vậy, nếu không có sự
đầu tư quan tâm phát triển thành vùng sản
xuất hàng hóa mà chỉ sản xuất manh mún nhỏ
lẻ thì nhiều hộ trồng hồng Gia Thanh sẽ
không gắn bó với cây hồng do thu nhập hỗn
hợp và giá trị gia tăng rất thấp, người dân
không thể đủ trang trải và sống được nhờ cây
hồng Gia Thanh.
Hồng quả Gia Thanh chủ yếu được tiêu thụ
tại thị trường trong tỉnh, còn đem đi nơi khác
tiêu thụ chỉ khoảng 10% tới các tỉnh Vĩnh
Phúc, Hà Nội.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỒNG GIA
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020
Quy hoạch phát triển cây hồng theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Quy hoạch nguồn lực đất đai: Diện tích
trồng cây ăn quả trong toàn tỉnh năm 2020 đạt
11.350ha, tăng 3.153,1 ha so với năm 2010
Giá trị sản xuất cây ăn quả toàn tỉnh đạt
khoảng 544,999 tỷ đồng năm 2020, trong đó
giá trị của cây bưởi và cây hồng tương ứng
486,75 tỷ đồng, chiếm 89,3% tổng giá trị sản
xuất thu được.
- Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản
xuất cây hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ:
Mở rộng các hình thức đào tạo kỹ thuật nghề.
- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý kinh
doanh cho người trồng hồng Gia Thanh.
Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ
công, khuyến nông và xúc tiến thương mại
nhằm tạo ra vùng trồng cây hồng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
- Hoàn thiện chính sách dầu tư công, dịch vụ
công của tỉnh, đảm bảo các chính sách về đầu
tư công theo hướng sản xuất hàng hóa một
cách ổn định. Chính sách đầu tư đạt hiệu quả
sẽ cho thấy sự thay đổi tương ứng về cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn.
- Coi trọng đầu tư công, khuyến nông và xúc
tiến thương mại. Phát triển và nâng cao trình
độ của các cán bộ làm công tác khuyến nông
ở các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp
bồi dưỡng ngắn ngày và thường xuyên đổi
mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính
sách thoả đáng để đảm bảo đời sống cho các
cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến
công tại cơ sở.
Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm
quả trong phát triển hồng Gia Thanh theo
hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ
Từ việc phân tích sự tham gia của các chủ thể
tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Các nhà cung ứng đầu vào của sản xuất; các
nhóm hộ trồng hồng Gia Thanh; các thương
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18
17
lái thu mua hồng Gia Thanh đem đi tiêu thụ,
bảo quản; các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối
cùng là người tiêu dùng. Để nâng cao giá trị
gia tăng trong chuỗi, các chủ thể này phải liên
kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng
lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi.
- Thiết lập thêm các hình thức thành viên
thương mại trong phân phối hồng Gia Thanh.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
không chỉ bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm
cho nông dân, HTX, các trang trại mà còn
hướng dẫn nông dân thực hiện theo quy trình
VietGAP, tiến tới GlobalGap.
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ
- Nâng cao vai trò của hình thức hợp tác xã,
hiệp hội hồng Gia Thanh, xây dựng cơ chế
quản lý phù hợp, tìm kiếm và chủ động hơn
trong cung ứng nguồn vật tư đầu vào, hỗ trợ
bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ xã viên
hợp tác xã. Trong sản xuất, tạo điều kiện để
các hộ chủ động đầu tư cải tạo, chăm sóc
vườn hồng Gia Thanh tốt hơn.
- Hình thức hộ gia đình: Cần được tập huấn,
đào tạo nhằm cải tiến kỹ thuật trong trồng,
chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại hồng Gia
Thanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Hình thức trang trại: Cần khuyến khích phát
triển các hình thức trang trại có quy mô sản
xuất lớn, quan tâm đặc biệt đến hình thức
trang trại gia đình trồng hồng Gia Thanh.
Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô
nhằm phát triển sản xuất hồng Gia Thanh
ở tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ nói riêng trong sản xuất hồng
Gia Thanh trọng điểm, trước hết cần phải xây
dựng và hoàn thiện một số chính sách sau:
Chính sách đất đai, chính sách vốn, chính
sách phát triển khoa học, công nghệ.
Phát triển hồng quả Gia Thanh theo hướng
liên kết ngành hàng ở tỉnh Phú Thọ
Giải pháp chung để quản lý ngành hàng hồng
quả Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ: Quản lý
diện tích vườn hồng, đã cho thu hoạch ổn
định thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi
chép của hộ và bản đồ giải thửa. Chuẩn hoá
các qui trình chăm sóc cho từng nhóm cây
phân theo các độ tuổi và hình thức canh tác
khác nhau. Xây dựng các tiêu chí đánh giá
chất lượng hồng Gia Thanh. Hoàn thiện các
quy trình quản lý chất lượng hồng Gia Thanh
đồng bộ từ sản xuất - tiêu thụ. Giải pháp đối
với từng tác nhân ngành hàng hồng quả Gia
Thanh của tỉnh Phú Thọ: Hộ trồng hồng Gia
Thanh của tỉnh, người bán buôn, người bán
lẻ, thị trường đầu ra cho phát triển sản xuất
hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê Phú Thọ (2012), Niên giám
thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013, Phú Thọ.
2. Nguyễn Thị Thu Hương, Kết quả điều tra
nghiên cứu phát triển cây hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ năm 2008 - 2012.
3. UBND huyện Phù Ninh (2012), Báo cáo dự án
phát triển hồng Gia Thanh của huyện giai đoạn
2008-2012.
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18
18
SUMMARY
DEVELOPMENT OF GIA THANH PERSIMMON IN PHU THO PROVINCE
TOWARDS COMMODITY PRODUCTION
Nguyen Thi Thu Huong1, Do Thi Bac2*, Nguyen Thi Ngoc Dung2
1Hung Vuong University
2College of Economics and Business Administration - TNU
Development of Gia Thanh persimmon in Phu Tho province towards commodity production is a
positive and initiative direction in order to exploit the potentials and advantages of agricultural
products that have highly speciality of the local. However, the implementation of development
activities has met many difficulties such as fragmented soil conditions and scattered planting
acreage that primarily in household scale. Reorganization of people is limited and this is a major
obstacle to the application of science and technology for cultivation, care, pest control, harvest and
storage, process of product. The sector of Gia Thanh persimmon has not developed yet,
relationships between actors loose, suffer big competition pressure from market. To address partly
these mentioned limitations, according to the authors, it is necessary to well perform key solutions
for Gia Thanh persimmon development towards commodity production: Production area planning,
infrastructure facility support, technical measures and category anagement, continuous
development of commodity production linked by well-organized production-consumption,
improvement of product quality of Gia Thanh persimmon towards VietGap standard, GlobalGap
standard and use the most convenient distribution channels to consumers.
Keywords: Development, Gia Thanh persimon, production, commodity, Phu Tho
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Đỗ Quang Quý – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
* Tel: 0912 741895; Email: dobactn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_hong_gia_thanh_o_tinh_phu_tho_theo_huong_san_xuat.pdf