Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam

1. Thông tin về các đối tác: 2. Tóm tắt dự án :. 3. Tóm tắt kế hoạch: . 4. đặt vấn đề và tổng quan về dự án: . 5. Tiến độ của dự án tính đến ngày báo cáo : . 6. Về một số vấn đề có liên quan . 7. Một số ván đề về tính thực thi và bền vững.

pdf19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tật. Dựa trên các kinh nghiệm thu được từ dự án CARD hiện tại (001/04VIE), các vấn đề mà người chăn nuôi quy mô nhỏ ở Việt Nam hiện đang phải đối mặt là: • Thiếu các theo dõi ngay tại trại về hiệu quả chăn nuôi hàng ngày • Thiếu các theo dõi về tăng trọng bình quân ngày, tiêu tốn thức ăn và số lợn bán ra/nái/năm để đánh giá năng suất chăn nuôi toàn đàn và lợi nhuận thu được • Chưa đề ra và đạt được các mục tiêu về sinh sản • Hệ thống thông thoáng gió và làm mát kém, làm hạn chế khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn • Thiếu thức ăn cho các loại lợn, từ sơ sinh đến khi xuất chuồng • Thiếu các theo dõi về tình hình bệnh tật của đàn lợn, đặc biệt là về tỷ lệ chết, tuổi và nguyên nhân gây chết • Chiến lược tiêm phòng vacxin cho các bệnh chưa đứng, do vậy đã làm hạn chế tác dụng phòng bệnh của vacxin • Thiếu chuyên gia thú y và các cán bộ khuyến nông để đào tạo và chỉ dẫn cho nông dân • Thiếu các mô hình trình diễn tại các tỉnh để tập huấn cho những người cần học Để có các hiểu biết rõ ràng hơn về các rủi ro làm hạn chế và giảm hiệu quả chăn nuôi lợn, cần phải có 1 cuộc điều tra trên số lượng nông hộ tương đối lớn tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định. Các số liệu theo dõi trước đó về vấn đề chăn nuôi, thú y, chuồng trại, môi trường và thu nhập sẽ được thu thập và đánh giá để xác định các ưu tiên nghiên cứu. Một ví dụ đại diện của các trại chăn nuôi quy mô nhỏ (được giới hạn là nuôi <10-15 lợn nái) và các trại thương phẩm nhỏ (30-100 nái) ở từng tỉnh sẽ được lựa chọn để tham gia vào quá trình điều tra và đánh giá – các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chăn nuôi, trình độ của người chăn nuôi và các điều kiện chăn nuôi tại các trại. Trước khi triển khai điều tra, các nhà khoa học phía Việt Nam sẽ được tập huấn để tổ chức các chuyến kiểm tra thực địa và phòng vấn nông hộ, thu thập số liệu về sức sản xuất và các điều kiện về trang thiết bị khác. Tiếp theo các cuộc điều tra ở các trại đã được chọn lựa tại 3 tỉnh, 1 cuộc hội thảo sẽ đựoc tổ chức tại Trường Đại học Nông lâm Huế để xác định các yếu tố rủi ro chính có ảnh hưởng đến năng suát chăn nuôi lợn. Những ưu tiên nghiên cứu sẽ được xác lập cho việc cải tiến quản lý, các kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại tại các nông hộ. Điều này sẽ có dẫn đến kết quả là việc phát triển các mô hình chuồng nuôi thích hợp cho chăn nuôi lợn (với những cải tiến phù hợp), cũng như là các kỹ thuật chăn nuôi và quản lý. Một khi mà các mô hình này được đánh giá thông qua, hàng loạt các chuyến đi thực địa sẽ được triển khai ở các huyện mà các cán bộ khuyến nông và thú y địa phương là những người đã được đào tạo sẽ tham gia tích cực. Các nông dân dã được lựa chọn sẽ được mời tham dự các lớp tập huấn “Tập huấn cho giáo viên” ở mỗi vùng. Các buổi hội thảo về chăn nuôi lợn từ sinh sản đến khi bán ra thị trường cũng sẽ được tiến hành để đáp ứng được các yêu cầu và các hệ thống chăn nuôi theo đó. Rất nhiều nông hộ nghèo hiện nay vẫn nuôi các giống lợn nội với ý định lai chúng với các giống lợn ngoại để tăng khá năng phát triển và năng suất ở đàn con F1. Tuy nhiên, các giống lợn nội nuôi tại các nông hộ hiện tại có năng suất rất kém. Trong số 3 dòng lợn thuần chủng chính, giống lợn Móng Cái có năng suất cao hơn cả. Giống lợn Móng Cái có năng suất cao đã được tiến hành lai với lợn Bắc Giang cho đàn con trung bình là 13-14 con/lứa đẻ (so với các giống lợn nội khác chỉ đạt 8-9 con) và tốc độ tăng trọng bình quân đạt 350-400 g/ngày (các giống khác 200-250 g/ngày). Kết quả này đã bộc lộ rõ các ưu việt của giống lợn Móng Cái. Nếu thay thế được đàn lợn nội bằng lợn Móng Cái thuần chủng có năng suất và chất lượng cao sẽ tạo thành các vùng hạt nhân về lợn Móng Cái thuần chủng cho vùng Duyên hải miền Trung. Các con nái hậu bị thuần chủng sẽ được tăng lên về số lượng và sẽ được bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ khác trong chương trình lai với lợn đực ngoại. Các công thức lai trong đàn F1 sẽ cho tốc độ phát triển tốt hơn các giống nội hiện đang nuôi, nhưng lại thích nghi hơn với các điều kiện môi trường của địa phương so với các giống lợn ngoại. Ngoài ra, chương trình này còn góp phần bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái thuần chủng tại khu vực Duyên hải Miền Trung. 5. Tiến độ của dự án tính đến ngày báo cáo: 5.1. Tóm tắt các công việc đã được thực hiện: Mục tiêu 1: Tập huấn cho các cán bộ chủ chốt Kết quả 1.1: Chương trình tập huấn cho các cán bộ phía Việt nam. Theo sau chuyến công tác tới Australia của đoàn các cán bộ đại diện phía Việt Nam vào đầu năm 2006 (để khảo sát các thực trạng chăn nuôi lợn tại Australia và lập kế hoạch cho chương trình tập huấn chi tiết), 6 cán bộ nghiên cứu Việt Nam có năng lực đã được chọn lựa sang học tập tại Australia trong 1 chương trình tập huấn tập trung trong 2 tháng vào tháng 6 và tháng 7 năm 2006, về các khía cạnh của thú y, chăn nuôi và dịch tễ (chi tiết trong các báo cáo MS2 và MS3). Mục tiêu chung của chương trình tập huấn này là nhằm tạo điều kiện cho mỗi thành viên tham gia tập huấn phát triển khả năng để có thể tiến hành 1 cách độc lập các nhận xét, đánh giá về trại lợn (tập trung chủ yếu vào dinh dưỡng, chăn nuôi, chuồng trại, thú y và quản lý) để nhận ra các điểm chưa hợp lý, nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Những người này đã vượt qua được bài đánh giá kiểm tra cuối cùng của khóa học và đều đã được nhận chứng chỉ tập huấn từ trường UQ. Kết quả chính của sáng kiến tập huấn ở mức độ cao này là việc xây dựng một bộ câu hỏi chi tiết (được thiết kế và xây dựng bởi chính các nhà khoa học phía Việt nam trong quá trình tham gia học môn dịch tễ), để được sử dụng tại Việt Nam cho các khảo sát thực địa về các nông hộ chăn nuôi nhỏ. Các nhà khoa học phía Việt Nam, sau đó sẽ phát triển các kỹ năng và các hiểu biết về kỹ thuật của mình để tiến hành các kiểm tra, đánh giá tại các trại sẽ tham gia vào toàn bộ dự án sau này và tạo thành hạt nhân của vùng giống ven biển miền Trung. Chính chương trình tập huấn đã tạo ra mối quan hệ sâu săc giữa 3 cơ quan tham gia dự án phía Việt Nam (hợp tác giữa 2 cơ quan nhà nước và 1 trường Đại học) và các đối tác phía Australia – sau đó đã hình thành nền tảng cho các hợp tác nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện dự án. Những người được tập huấn đã có những đóng góp đáng kể cho các sáng kiến của dự án và các tiến độ thưc hiện, trên cả 2 lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao. Các kết quả chi tiết trình bày trong MS3 và MS12 là ý tưởng thiết kế chuồng nuôi phù hợp cho lợn Móng Cái được tạo nên bởi Mr. Bien (NIAH), quy trình mổ khám để xác định nguyên nhân gây bệnh của Mr. Tuan (NIVR), xây dựng và dịch các hướng dẫn cho việc sử dụng các loại thuốc của Ms. Cam (NIAH), và đề cương nghiên cứu chi tiết nhằm khống chế các điều kiện môi trường tại các trại đối chứng và mô hình của Dr. Duyet (HUAF). Có thêm hai nhà khoa học trẻ phía Việt Nam – những người được nhận tập huấn ngay trong nước trong quá trình thực hiện dự án và 1 trong số này (Mr. Ho Ngoc Phuong), sau đó đã được chọn đi đào tạo Thạc sĩ tại ĐH Utrecht. Kết quả 1.2: Bộ câu hỏi điều tra và đánh giá tại trại Một bộ câu hỏi điều tra đã được chính những cán bộ phía Việt Nam tham gia tập huấn tại Australia và đã được các nhà khoa học Australia chỉnh sửa (tháng 7-9 năm 2006), và đã được chuyển sang dạng trực tuyến có khả năng cập nhật thêm các hình ảnh, đã được 1 chuyên gia về công nghệ thông tin tại trường UQ giúp đỡ xây dựng và hoàn thành (2006-2007). Một mạng dữ liệu hoàn chỉnh có thể được truy cập tại địa chỉ URL: . Tên truy cập (AUSAIDCARD) và mật khẩu (pigproject) đã được kiến tạo cho các thành viên của ban quản lý dự án CARD có thể tiếp cận và xem xét các dữ liệu, nhưng không thể làm thay đổi các báo cáo theo dõi. Hệ thống dữ liệu và câu hỏi điều tra này, sau đó đã được cải tiến rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện dự án, bao gồm như: dạng ngắn gọn hơn (hàng tháng) so với dạng đầy đủ và dài hơn (hàng năm), dạng tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm cả các mã hóa ID đối với các trại dựa trên các dữ liệu về tỉnh để có thể dễ dàng mở rộng tới các tỉnh khác, cách nhập các thông tin về vị trí địa lý (kinh, vĩ độ) cho các đánh giá, phân tích về dịch tễ sau này. Website có cả chức năng hướng dẫn cho việc dạy và đánh giá các trại trên cơ sở khả năng của họ để có thẻ đánh giá chính xác các hạn chế đối với lợi ích chăn nuôi, cũng như tiềm năng thông tin của mỗi trại, kể cả các trại được chọn làm mô hình cho các sáng kiến tập huấn trong tương lai. Do một số yếu tố như khó khăn trong việc cập nhập hoặc do tốc độ truy cập chậm từ phía Việt nam, một số lỗi mã hóa trong quá trình xây dựng, nên website này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hết công suất từ các cán bộ phía Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án. Thay vì đó, các số liệu được nhập vào các chương trình như Excel, Access hoặc SPSS đã chưa được phân tích trong dự án này, nhưng rất có khả năng sẽ được sử dụng trong thời gian tới với các sáng kiến và tư vấn đúng mức của 1 người có chuyên môn về dịch tễ học. Các số liệu điều tra thu được tại thời điểm bắt đầu và kết thúc dự án, cùng với các đánh giá kiểm tra trong vài năm đã được nhập vào hệ thống, cùng với các ảnh chụp của các trại mô hình và danh mục các kiểm tra đánh giá. Bất chấp những khó khăn này, SPSS đã được sử dụng để phân tích các số liệu thu thập được theo sau cuộc khảo sát cơ bản (các báo cáo MS4 và MS5). Số lượng các lợn nái dao động từ khoảng 1 đến 20 con, với số trung bình là 3.5 và 84% số hộ chăn nuôi lợn Móng Cái. Có 93% số hộ nuôi ít hơn 11 nái (dao động từ 1-10) và 89% nuôi ít hơn 6 nái (dao động từ 1-5). Các số liệu chính về nhân khẩu là 98.4%, 80%, 35% và 7% số nông dân có trình độ tương ứng về tiểu học, trên tiểu học, trung học cơ sở và trên trung học cơ sở, nhưng trình độ văn hóa không có liên quan tới số lợn nái được nuôi. Điều thú vị là tất cả các họ đều có trên 5 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn và 89% có trên 10 năm kinh nghiệm. Số lợn con trung bình sinh ra và sống sót là 12.04 + 1.63, với lợn Móng Cái trung bình là 12.61 và lợn nhập ngoại là 9.95. Số con chết khi sinh (bao gồm cả số chết ngay khi mới sinh ra do lợn mẹ đè bẹp) trung bình là 15.9% (13.7% đối với lợn Móng Cái và 32.8% đối với lợn ngoại). Lợn Móng Cái được đánh giá là các con nái mẹ tốt và ít khi cần phải đòi hỏi cần phải có chuồng đẻ riêng. Hơn 80% số đàn đã được báo cáo là có mắc tiêu chảy với 12.2% số đàn có >55% số lợn con trong đàn bị tiêu chảy. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiêu chảy bao gồm chuồng trại nghèo nàn, không có khả năng khống chế về nhiệt độ, không tiêm vacxin phòng E. coli, hệ thống quản lý kém, vân đề vệ sinh, bao gồm cả việc rửa ráy khu làm ấm cho lợn con hang ngày. Các hạn chế chính đối với chăn nuôi bao gồm: dinh dưỡng và mức độ cho ăn thức ăn nói chung (hạn chế việc cho ăn bổ xung lib cho lợn nái), chuồng trại và mức độ thông thoáng gió, thiếu nơi có thể tạo cho các con lợn đực tăng mức độ kích thích, thiếu các hệ thống ghi chép số liệu tại trại nên không thể xác định được 1 cách chính xác số lợn con sinh ra trung bình/nái/năm. Theo sau cuộc hội thảo diễn ra tại Huế vào tháng 9/2006 và việc hoàn thành các điều tra và phân tích về các trại vào 9/2006-1/2007 tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Bình Định, một quyết định lớn đã được đưa ra, đó là việc tập trung vào nuôi lợn Móng Cái, hơn là lợn ngoại hay lợn lai do điều kiện chăn nuôi lợn Móng cái không đòi hỏi phải đầu tư chuồng nuôi đắt tiền. Nông dân cũng có thể tiến hành cho lợn thụ tinh nhân tạo với tinh của lợn đực ngoại để tạo thành các đàn lai F1 với tốc độ phát triển nhanh để cho thịt, hoặc phối với tinh của lợn Móng Cái thuần chủng trong các chương trình giống tại địa phương. Một quyết định thứ hai đã được đưa ra, dó là việc tập trung vào xây dựng các trại mô hình, chỉ ở hai tỉnh là Thừa Thiên Huế và Quảng trị do có vị trí địa lý gần nhau, và vì vậy cũng se giảm được chi phí đi lại. Một danh sách các việc ưu tiên cần làm đã được đưa ra để bắt đầu cho toàn bộ quy trình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các trại đã được lựa chọn để nâng cấp lên thành các trại mô hình. Các việc này bao gồm: 1) Thay đổi và giới thiệu tới các nông hộ cách thức cải tiến chuồng nuôi để tăng độ thông thoáng gió, khống chế nhiệt độ và vệ sinh chuồng nuôi; 2) thay đổi và chấp nhận kiểu thiết kế chuồng nuôi lợn đẻ mới (Lợn Móng Cái không cần chuồng đẻ cho dù rằng cũng cần tạo cho chúng các nguyên liệu lót ổ đẻ; 3) Chuồng nuôi tập trung tất cả các lợn nái cạn sữa trong chuồng vỗ béo hoặc bán vỗ béo; 4) Viết, hoàn chỉnh, kiểm tra các báo cáo được sử dụng định kỳ tại trại; 5) Xây dựng và phổ biến cách phối hợp cám ăn cho lợn trong trường hợp dùng các thức ăn tận dụng tại địa phương, có chế độ cho ăn và uống tự do; 6) Phương cách để xác định nhiệt độ phù hợp và cách phối tinh nhân tạo phù hợp; 7) Quy trình tiêm phòng và sử dụng vacxin E. coli; 8) Thanh toán bệnh ghẻ; 9) Hoàn thành việc đưa vào nuôi giống lợn Móng Cái đã được cải tiến; 10) Tiến hành nghiên cứu chẩn đoán các nguyên nhân tiêu chảy trước cai sữa; 11) Giới thiệu thẻ lợn nái; và 12) Khuyến cáo nông dân xây dựng chuồng nuôi lợn kiểu mới (thay vì nâng cấp chuồng cũ) bởi vì chính các thành viên đã được tham gia tập huấn phía Việt Nam đã biết cách làm thay đổi những điểm yếu của chuồng nuôi nhằm phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một số đặc điểm chính của thiết kế chuồng nuôi kiểu mới bao gồm: • Mái lợp bằng ngói hoặc fibro với hệ thống mái phụ nhằm làm tăng mức độ lưu thông không khí, đặc biệt là vào mùa hè. Ngoài ra, các vật liệu rẻ hơn cũng có thể dùng để làm mái như mái tôn (nhưng phải được làm mát vào mùa hè như là được phủ lên bằng một loại dây leo) hoặc rơm. • Có độ thông thoáng đầy đủ qua chuồng • Sàn dốc, đảm bảo thoát nước thải, dễ dàng dọn rửa và thu dọn chất thải, tránh nền chuồng bằng xi măng bị ướt • Có nơi ủ ấm sạch, khô ráo cho lợn con, đảm bảo nhiệt độ 30-32o C. • Máng ăn khô ráo cho lợn nái có chửa • Có vùng chất thải tách biệt với kích cỡ giới hạn thông qua thành chuồng mở phù hợp với độ cao của lợn (một trong các lỗi thường gặp trong thiết kế chuồng nuôi tại Việt Nam) Mục tiêu 2: Lựa chọn các nông hộ Kết quả 2.1. Lựa chọn các nông hộ chăn nuôi nhỏ Sau khi tiến hành phân tích các kết quả điều tra, chúng tôi đã tiến hành chọn 30 trại tốt nhất ở Quảng Trị và 24 trại tại Thừa Thiên Huế để có thể tiến cử cho việc xây dựng thành các trại mô hình. Các tiêu chí bao gồm: khả năng lĩnh hội của người chủ nông hộ và gia đình của họ trong việc tham gia tập huấn và khả năng đầu tư tới 50% số tiền xây dựng cơ sở vật chất cho chuồng nuôi và đàn giống, phần còn lại sẽ do dự án hỗ trợ. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi nông hộ này đã được nhận các tập huấn cơ bản từ các nhà khoa học phía Việt nam và đã áp dụng các kiến thức học được như đã được chứng kiến trong các chuyến công tác của các nhà khoa học Australia (khoảng 3-4 lần/năm). Theo sau những động viên khích lệ từ các nhà khoa học Việt nam và các chuyên công tác tới trại của các thành viên thực hiện dự án phía Australia, các cải tiến liên tục đã được tiến hành ở các trại mô hình (một số được hỗ trợ từ dự án, nhưng phần lớn là do nông dân tự trang trải). Từng bước một, những người nông dân đã chấp thuận những lời khuyến cáo trong suốt quá trình thực hiện dự án, tuy nhiên, đối với một số can thiệp chính thì cũng cần phải được nhắc nhở liên tục cho nông dân. Một ví dụ bình thường nhất là về việc thông thoáng gió của chuồng nuôi, với các nông dân, họ thường không mở các rèm che ở 2 bên thành chuồng khi thời tiết nóng bởi vì họ đã không nhận ra rằng các tác động về nhiệt độ cao sẽ có ảnh hưởng tới lợn nái, đặc biệt là trong giao đoạn cuối của quá trình mang thai và cho con bú. Ngược lại, trong mùa đông, nông dân lại không nhận ra ảnh hưởng của gió lùa đối với lợn (kiểu chuồng nuôi cũ thường có các lỗ thông thoáng ở thành chuồng) Kết quả 2.2 Cải tiến chuồng nuôi ở một số hộ đã được lựa chọn (cho lợn con trước và sau cai sữa và lợn nái Cải tiến chuồng trại bao gồm việc khuyến cáo không nên xây dựng chuồng nuôi lợn liền kề ngay sát cạnh nhà ở, mà nên chọn một ví trí và hướng chuồng nuôi phù hợp, hoặc tiến hành nâng cấp chuồng nuôi hiện đang có. Ví dụ, ở tỉnh Quảng Trị, 9 nông hộ đã xây dựng chuồng nuôi mới theo thiết kế đặc trưng của Mr. Bien và 21 hộ còn lại cũng đã tiến hành nâng cấp bằng cách như nâng mái, tạo mái phụ, tăng độ thông thoáng gió với các rèm che phù hợp, lắp đặt vòi nước uống tự động, cải tiến sàn chuồng, cải tiến chuồng nuôi lợn nái, hệ thống nước thải. Một vài hộ đã xây dựng hệ thống quản lý và chứa chất thải và xử lý với chế phẩm EM (một loại chế phẩm có lợi thúc đẩy cho quá trình xử lý chất thải), với 10 hộ đã lắp đặt hệ thống biogas mới phục vụ cho nấu ăn và thắp sáng. Các lợi ích phải kể đến lớn nhất chính là thông qua việc đưa vào sử dụng các hộp ủ ấm (80cm x 70cm x 60cm) cho lợn con đang bú sữa mẹ và việc đưa vacxin E. coli của NIVR vào sử dụng ở các trại mô hình. Các hộp ủ ấm đã được đưa vào sử dụng đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vào mùa đông năm 2007/2008 – một mùa đông lạnh bất thường. 30 hộ ủ đã được dự án tài trợ, còn 18 hộp đã được các nông hộ tự trang trải. Điều này đã chứng minh 1 vấn đề rằng nông dân sẽ không làm theo các lời khuyến cáo ngay lập tức, trừ khi họ đã được tận mắt chứng kiến hiệu quả của việc áp dụng các sáng kiến cải tiến mới. Bảng 1: Đầu tư về tài chính được thực hiện tại các trại mô hình ở 3 xã của tỉnh Quảng Trị Mục Số lượng Số gia đình tham gia vào dự án 30 Số gia đình xây dựng chuồng mới 9 Số ô chuồng lợn xây mới 106 Số ô chuồng đã có được tiến hành nâng cấp hoặc sửa chữa 21 Số gia đình xây dựng hệ thống biogas mới 7 Số hộp ủ ấm được dự án hỗ trợ 30 Số hộp ủ ấm các gia đình tự làm 18 Mục tiêu 3: Áp dụng các thực hành tốt nhất Kết quả 3.1. và 3.2: Tài liệu tập huấn, hội thảo và các sáng kiến tập huấn khác Các tài liệu và các hỗ trợ cho tập huấn của 6 nhà khoa học phía Việt nam tại Australia đã được nộp cùng với báo cáo MS3. Mục tiêu chính của dự án 004/05VIE là sau đó sẽ tiến hành tập huấn lại cho các thú y viên xã, huyện – những người mà sau đó sẽ tiến hành truyền đạt trực tiếp các kiến thức thu nhận được của mình cho chính những người nông dân trong địa phương, trong khi đội dự án vấn tiếp tục tiến hành làm việc với các nông hộ mô hình do những đầu tư về tài chính được tiến hành tại các trại này. Mô hình này, sau đó đã phải dừng lại vào năm 2008 do các thú y viên được lựa chọn cho kiểu tập huấn này đã thể hiện là có ít mối quan tâm, say mê trong việc phát triển các kỹ năng của họ, có lẽ là do họ đã không nhìn thấy bất kỳ một nguồn thu hay hỗ trợ tài chính nào cho chính bản thân họ. Các phương tiện tập huấn cho các nông hộ (như được trình bày trong báo cáo MS8), bao gồm: 1) Một khóa học cơ bản do mỗi cơ quan tự tổ chức vào năm 2007 (bài giảng, thảo luận trong toàn nhóm đối với các trại đã được chọn lựa ở mỗi tỉnh); 2) Các chuyến thăm quan thực địa và tập huấn trên thực tế cho các trại đã được chọn lựa do các chuyên gia Australia và Việt Nam tổ chức từ 20007-2009; 3) Hình thức tập huấn nông dân truyền đạt cho nông dân thông qua việc thành lập các câu lạc bộ nông dân vào 2008-2010 (được trình bày trong MS8 và MS10, và được thảo luận ở Mục tiêu 6); 4) Xây dựng bộ đĩa DVD vào cuối 2009/đầu 2010 mà trong đó, các thành viên của các câu lạc bộ nông dân, thông qua các cuộc Hội thảo được hỗ trợ bởi các nhà khoa học Australia và Việt Nam, đã phát triển thành các chương về chăn nuôi lợn, trong đó có đề cập đến các can thiệp đã thành công của dự án. Mỗi sáng kiến tập huấn này đều đã thu được những kết quả khác nhau. Điều quan trọng là thông qua những khóa tập huấn như vậy thì mới có thể nhìn nhận được những việc đã làm và chưa làm được, cũng như là các cán bộ phía Việt nam cũng sẽ tạo dựng được các mối quan hệ tốt với nông dân nhờ vào việc tạo dựng lòng tin, đồng thời đội quản lý dự án phía Australia cũng sẽ xây dựng được cách thức tiến hành tiếp theo của dự án, đó là các hoạt động nông dân tập huấn cho nông dân. Khóa học tập huấn cơ bản (2 ngày lý thuyết) bao gồm các nội dung về chuồng trại, giống, dinh dưỡng và phóng chống bệnh. Các thực hành tại trại là rất hữu ích cho việc giới thiệu với các nông hộ mô hình, mà chính bản thân họ sẽ không thể thực hiện được những cải thiện về kiến thức, kỹ năng và lợi ích của các nông hộ nhỏ. Các hoạt động tập huấn diễn ra ngay tại trại do các cán bộ phía Australia và Việt Nam tiến hành đã bao gồm các nội dung như quản lý và theo dõi các ghi chép, hiệu quả của việc sử dụng hộp ủ ấm đối với sức khỏe đàn lợn, chuồng nuôi và các điều kiện môi trường, dinh dưỡng, thức ăn, phòng và chống bệnh. Mỗi thành viên tham dự đã được nhận Chứng chỉ (tương đương với trình độ tập huấn ở Mức 4). Các hoạt động thực hành tập huấn này đã thực sự thành công trong việc phát triển mô hình CIP, được xây dựng nên từ chính các bài thực hành, nhưng cũng đã đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng từ cả các đối tác Australia và Việt Nam, và kể cả các vấn đề đã được phát hiện ra trong các chuyến công tác ngắn hạn tại cùng một trại để tìm ra cùng các vấn đề (ví dụ như thông thoáng gió không đủ) hơn là để phó mặc cho nông dân tự phát hiện ra các khiếm khuyết và tiến hành thay đổi. Không còn nghi ngờ gì nữa, ý tưởng thành lập các câu lạc bộ nông dân tại tỉnh Quảng Trị từ ý tưởng của Mr. Duyen (NIAH) vào tháng 11 năm 2008 đã có các tác động tích cực đối với việc học hỏi các kỹ năng và kiến thức từ các nông hộ mô hình. Sau đó, các nhà khoa học phía Australia cũng đã ghi nhận được những chuyển biến đáng kể trong những người nông dân về bệnh tật, quản lý và chăn nuôi lợn nái, lợn con, thông thoáng gió và vệ sinh trong các chuyến công tác thực địa, và những người nông dân ở tỉnh Quảng Trị đã vượt xa những nông hộ ở Thừa Thiên Huế. Những thành công của việc xây dựng các câu lạc bộ này đã làm cho những người thực hiện dự án cân nhắc về một ý tưởng về việc sẽ xây dựng một băng video tập huấn, mà trong đó chính những người nông dân sẽ tự trình bày trong các chương (tập trung chủ yếu vào các can thiệp của dự án) trên cơ sở các kinh nghiệm đã được hướng dẫn từ các cán bộ Việt Nam và Australia. Cuốn băng DVD của dự án đã được 1 sinh viên chuyên ngành UQ (Ms. Tarni Cooper) điều hành thực hiện. Ms. Tarni là người tình nguyện cho dự án trong vòng 4 năm qua trong các dịp nghỉ hè (tháng 11-tháng 2) và đã có công đóng góp rất nhiều vào việc làm tăng chất lượng của hệ thống dữ liệu trực tuyến về các đánh giá, kiểm tra tại trại, cũng như các đánh giá hàng năm. Chị đã rất thành công trong việc đạt được các học bổng nghiên cứu có tính cạnh tranh cao từ trường UQ trong năm 2009 để tiến hành các công việc quay/thu của bộ đĩa DVD, cũng như là việc thực hiên nghiên cứu trong suốt năm 2010 như một tiểu luận tốt nghiệp của chị. Việc xây dựng bộ đĩa DVD đã trải qua 4 giai đoạn: các khái niệm ban đầu (11/2009), nông dân chuẩn bị, tập huấn và kịch bản (12/2009), quay film các chương (01/2010), sau đó là biên tập lại (02/2010). Các chương của cuốn DVD gồm các nội dung về chuồng trại và thông thoáng gió, vệ sinh và quản lý chất thải, hệ thống chăn nuôi kết hợp, các phối trộn thức ăn và các nguồn thức ăn tại địa phương, theo dõi ghi chép số liệu, lựa chọn lợn hậu bị và phối giống, chăm sóc lợn nái và lợn con, an toàn sinh học và các bệnh thường gặp ở lợn. Bộ đĩa đã có tác dụng rất rõ rệt, làm phấn khích các câu lạc bộ nông dân ở Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì trong năm 2010 và tạo ra một sự gắn kết mạnh mẽ, tính tự tin trong số các nông hộ. Bộ đĩa này, sau đó đã được phân phát tới tận tay tất cả các nông hộ tham gia vào chương trình và được được sử dụng tối đa trong các cuộc họp của câu lạc bộ. Đồng thời, cuốn băng cũng được gửi tới các thú y viên địa phương ở Quảng trị và Thừa Thiên Huế, và hiện tại, đang được sử dụng trong dự án phát triển chăn nuôi ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Mục tiêu 4: Nhập đàn giống mới vào nuôi Kết quả 4.1. Nhập đàn giống mới một cách an toàn vào các hợp tác xã tại Quang Tri và Thừa Thiên Huế Tại Thừa Thiên Huế: 125 lợn hậu bị thuần chủng Móng Cái cao sản (125 Móng Cái, 10 lợn lai) đã được đưa vào nuôi tại các trại mô hình tại Thừa Thiên Huế từ đầu đến giữa năm 2007. Tuy nhiên, không may là đã có 12.5% chết (chủ yếu do bệnh tụ huyết trùng do người nông dân đã không tuân thủ đúng quy trình kiểm dịch). Toàn bộ số lợn hậu bị, sau đó đã được tiến hành thụ tinh nhân tạo với tinh trùng lợn đực ngoại, tiến hành tiêm phòng vacxin E. coli do NIVR cung cấp, các lợn hậu bị, sau đó đã mang thai lứa đầu tiên vào tháng 11/2007 (83 con mang thai). Kích cỡ đàn trung bình đạt 7.6 lợn con/hậu bị và số trung bình cai sữa là 6.4 (lợn hậu bị thường đẻ ít con hơn lợn nái đã đẻ vài lứa). Giá lợn cai sữa tại thời điểm bán là 47.000 VND/kg, trọng lượng trung bình của 1 lợn cai sữa lúc bán là 7 kg, do vậy tổng số tiến lãi (đã trừ các chi phí khác) là khoảng 91,932,000 VND. Vào năm 2008, bệnh dịch PRRS tấn công vào các tỉnh miền Trung Việt Nam và đã gây ra các thiệt hại đáng kể đối với dự án, gây chết 32 lợn nái Móng Cái (nghi mắc PRRS) và 19 nái đã bị tiêu hủy do có các biểu hiện của PRRS ở 5 xác thuộc Thừa Thiên Huế (đa số các nái hiện đang trong lúa đẻ thứ 2 hoặc 3). Các nông hộ đã được trợ cấp thiệt hại với mức là 20.000 VND/kg lợn, nhưng điều đáng nói là trong thời gian khó khăn này, đã gây thiệt hại khoảng 45 lứa đẻ. Các nông dân thuộc các trại mô hình đã phải gánh chịu các thiệt hại này, sau đó, rất may là giá lợn lại tăng cao (tới 70.000-80.000 VND/kg). Các hộp ủ ấm cho lợn con, sau đó cũng đã phát huy tác dụng rất hiệu quả, đặc biệt trong suốt mùa lạnh, hiệu quả chăn nuôi đã tăng lên rõ rệt với trung bình là 13.1 lợn con sinh ra và sống/nái, 11-12 lợn cai sữa và chỉ có khoảng 3 lợn nái đã được phối mà không thành công. Ở tỉnh Quảng Trị: Đã tiến hành chuyển 68 lợn hậ bị cao sản từ miền Bắc vào nuôi tại một số nông hộ mà đã được lựa chọn vào năm 2007, nhưng sau đó đã bị trì hoãn cho tới ngày 1/5/2008 do đợt dịch bệnh DMD ở miền Trung Việt Nam, nhưng với một chi phí mà dự án phải trả cao hơn nhiều do giá lợn tăng cao, cùng với các chi phí khác về thức ăn và chuồng trại cho mục đích kiểm dịch. Tình hình lại càng xấu hơn do đợt dịch này lại trùng với đợt dịch PRRS tại miền Trung Việt Nam. Nhưng cũng rất may là sau đó, tất cả các lợn Móng Cái thuần chủng đã được tiêm vacxin phòng PRRS và FMD khi trong thời gian kiểm dịch, và sau đó, đã nhanh chóng được đưa vào nuôi tại thời điểm mà rất nhiều lợn nái khác ở tỉnh Quảng Trị bị chết hoặc bị tiêu hủy. Cuối năm 2009, số lợn nái trong khuôn khổ của dự án đã tăng tới con số 172. Sau những thất bại ban đầu này, giá lợn cai sữa đã đạt tới mức to 25,000-35,000 VND/kg vào năm 2009 và chăn nuôi lợn Móng Cái đã được tiến hành một cách hiệu quả ở các trại mô hình nhờ việc lưu giữ các theo dõi chăn nuôi một cách có hệ thống. Tuy nhiên, do các đợt dịch bệnh vào năm 2008, cùng với cơn bão tấn công vào miền Trung Việt Nam năm 2009 – đã gây ra những thiệt hại đáng kể về chuồng nuôi, làm giảm số đầu lợn nuôi, làm cho dự án bị chậm lại 12 tháng và dự án đã xin kéo dài tới tháng 4 năm 2010 nhằm làm cho các mục tiêu 5 và 6 là có thể hoàn thành được. Mục tiêu 5: Theo dõi lợi nhuận Kết quả 5.1 Lợi nhuận và các báo cáo chăn nuôi Trong năm 2009, do dịch PRRS được khống chế và giá lợn hơi ổn định, cùng với các kiến thức và kỹ năng của người nông dân đã được nâng cao, họ đã có thể biết cách theo dõi để tính toán một cách cụ thể và chính xác số lợn con bán ra/nái/năm. Hầu hết các gia đình đã bán lợn nái vào lúc 6-8 tuần tuổi với giá là 25,000-30,000 VNĐ/kg. Khảo sát cuối cùng ở các trại được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và các trại mô hình đã được hoàn thành vào tháng 12- tháng 2 năm 2009. Thêm nữa, một danh sách các biện pháp ưu tiên cao cũng đã được đưa ra cùng với các theo dõi dạng điện tử. So sánh với nhóm đối chứng, các trại trong dự án có số lợn nái cao hơn (2.8-3.6 so với 1.8) và số con con sinh ra cũng nhiều hơn, thu nhập ổn định hơn từ nguồn bán lợn. Đối với các trại đối chứng, hầu như là không có thể tính toán được chính xác sức chăn nuôi, ngoài việc chỉ quan sát số lợn con ở các lứa tuổi vào thời điểm tiến hành khảo sát do không có theo dõi nào được giữ lại tại các trại đối chứng và các câu trả lời của họ về số lợn bán ra/nái/năm là thường chỉ là ước đoán và không chính xác. Các trại đối chứng chỉ đáp ứng được 1-2 trong số 15 chỉ tiêu yêu cầu, trong khi các trại mô hình thì có số tiêu chí đạt được rất cao, khoảng 9.3/15. Các trại mô hình tốt nhất ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đạt được từ 16-22 lợn bán ra/nái/năm. Phần lớn số lợn con có trọng lượng đồng đều, có tốc độ tăng trưởng tốt. Các con nái được cho ăn không đầy đủ với các biểu hiện của bệnh ghẻ không có khả năng sinh sản tốt đã được thay thế bằng các lợn hậu bị Móng cái cao sản có tốc độc sinh và cai sữa tốt. Ngoài ra, việc thành công trong vấn đề đưa biogas vào phục vụ nấu ăn, ủ phân cùng với giun đất, loại bỏ chất thải, thực hành chăn nuôi xen kẽ, cũng như là các kiến thức và kỹ năng thông qua các thành viên tích cực của câu lạc bộ nông dân đã tạo cho người nông dân rất nhiều lợi ích hữu hình và làm tăng đáng kể nguồn lợi của họ. Nhóm những người tham gia dự án đã tiến hành tính toán sơ bộ các nguồn lợi: phân tích giá cho người chăn nuôi nhỏ nuôi khoảng 5 lợn nái, dựa trên cơ sở phỏng vấn nông dân trong chuyến công tác đánh giá dự án vào tháng 4/2010 và đã kết luận rằng các biện pháp thực hiện của dự án đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận từ khoảng 1.1 đến khoảng 2.2-2.5. Các lợi ích trên hết vẫn là việc phòng bệnh tiêu chảy trước cai sữa bằng cách sử dụng vacxin E. coli, điều trị lợn 3-5 ngày tuổi với 1 liều toltrazuril để phòng cầu trùng (Baycox) và tạo ra nơi sạch, khô và ấm áp cho lợn con, thanh toán bệnh ghẻ. Kết quả 5.2. Điều tra chính xác về bệnh tật, đặc biệt tập trung vào tỷ lệ chết trước cai sữa Các số liệu từ các kết quả nghiên cứu năm 2008 đã được trình bày tại Hội nghị Chăn nuôi thú y Á-Úc tại Hà Nội. So sánh chuồng nuôi kiểu truyền thống với kiểu thiết kế mới được xây dựng nên trong quá trình thực hiện dự án tại Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy số lợn con sinh ra và sống tăng đáng kế (11.1±2.6 so với 9.5±1.5; P <0.01) và số lợn con cai sữa (9.3±1.1 so với 7.1±1.4; P <0.01). Ngoài ra, các lợn con được nuôi trong chuồng kiểu mới có tốc độ tăng trưởng nhanh từ khi sinh đến khi cai sữa (126.3±19.5 g/ngày so với 107.4±15.4 g/ngày; P < 0.05). Các tiến triển rõ rệt cũng thu được từ tỉnh Quảng Trị với việc đưa vào sử dụng hệ thống chăn nuôi mới, bao gồm số sinh ra và sống (11.5 so với 10 con/đàn) và số cai sữa (10.5 so với. 9.5 con) và giảm đáng kể tỷ lệ chết trước cai sữa (2.1% so với 8.6%). Các cuộc họp với các thú y xã và huyện vào tháng 11 năm 2009 đã cho thấy rằng tiêu chảy trước cai sữa, ghẻ, tiêu chảy sau cai sữa và phù đầu là các bệnh thường gặp nhất ở các hộ chăn nuôi lợn ở cả 2 tỉnh. Kết quả đạt được chính của dự án, đó là đã thanh toán được bệnh ghẻ ở các trại mô hình bằng việc tiêm nhắc lại 2 lần với Ivemectin hoặc Moxidetin – thuốc được cung cấp bởi dự án với tất cả các đàn. Một nghiên cứu riêng đối với các bệnh tiêu chảy lợn con trước cai sữa được trình bày trong báo cáo tổng kết của dự án 001/04VIE Mục tiêu 6: Lợi ích bền vững Kết quả 6.1. Thiết lập mạng lưới đào tạo, tập huấn Việc hình thành các câu lạc bộ nông dân ở Quảng Trị vào năm 2008 và sau đó phát triển sang Thừa Thiên Huế vào 2009/2010 đã góp phần hình thành nên hệ thống mạng lưới đào tạo, tập huấn mạnh mẽ trong số các nông hộ. Mỗi câu lạc bộ nông dân sẽ tiến hành họp hàng tháng, có khoảng 10-15 thành viên – sẽ đóng góp phí tham gia và có 1 người trưởng nhóm. Dự án cũng đã hỗ trợ cho 1 tủ sách nhỏ gồm các tạp chí nông nghiệp, cung cấp các báo tường tập huấn cho phòng họp. Trường UQ cũng đã tài trợ 1 khoản tiền trị giá $1000 để mua các thuốc điều trị các bệnh của lợn cho mỗi câu lạc bộ sau khi có cơn bão nhiệt đới xảy ra ở miền Trung Việt Nam vào 2009. Mỗi câu lạc bộ cũng thành lập các nguồn quỹ bảo hiểm, tuy nhiên, vẫn chưa có nguồn cho các công việc đầu tư thêm cho tương lai như mở rộng chăn nuôi, mua thức ăn dự trữ hay thuốc điều trị tại thời điểm đó. Các sáng kiến này chỉ được hình thành vào giai đoạn cuối của dự án. Đồng thời, một vấn đề cấp bách cũng được đặt ra là việc duy trì các câu lạc bộ này trong năm 2010, xây dựng các quy đinh, điều lệ cho việc thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ, và khuyến khích mở rộng. Hổ sơ xin thêm nguồn tài trợ của CARD cũng đã được tiến hành thực hiện nhằm tiếp tục duy trì các mô hình hoạt động của các câu lạc bộ nông dân trong năm 2010. Kết quả 6.2. Hội thảo có tài trợ về vùng giống Toàn bộ quá trình xây dựng bộ đĩa DVD đã được đánh giá là một thánh công tuyệt vời của khóa tập huấn này, đặc biệt là do một vài nông hộ mới – những trại mà ban đầu chưa được chọn lựa là các trại mô hình đã tham gia vào quá trình này và đã được hưởng lợi từ việc tham gia học hỏi với các nông hộ khác trong dự án. Mỗi nông hộ thành công đã tiến hành hướng dẫn, chia se cho những hàng xóm quanh mình những kiến thức và kỹ năng thu được trong quá trình tham gia vào dự án. Kết quả 6.3. Kết quả khảo sát lần 2 Đã được thảo luận kỹ trong phần kết quả 5.1 Kết quả 6.4 Hình thành tập hợp vùng giống Tập hợp vùng giống đã không thể làm được trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, các câu lạc bộ nông dân hiện nay sẽ hình thành nên hạt nhân của vùng giống – là một vấn đề rõ ràng đảm bảo tính bền vững (phần 7). Sẽ rất là có giá trị đối với việc các nông dân sẽ quan sát mô hình đã làm được tại các trại mô hình (thực nghiệm), các kiến thức và kỹ năng cũng đã được chính những người nông dân phát triển thêm. 5.3. Các lợi ích của các hộ chăn nuôi nhỏ: Các hộ chăn nuôi nhỏ chính là những người đã được nhận những sự hỗ trợ sau từ dự án: • 50% trợ cấp cho giá mua và đưa các lợn hậu bị Móng Cái cao sản vào nuôi • Trợ giúp, khuyến cáo và trợ cấp cho việc xây dựng mới các chuồng nuôi Móng Cái hoặc sửa chữa các chuồng đang có để phù hợp với việc chăn nuôi lợn hậu bị Móng Cái (khu nuôi lợn nái đang trong thời gian nghỉ, cải tiến chuồng đẻ và các khu úm, tăng thông thoáng gió, các hệ thống sưởi ấm và làm mát, hạn chế gió lùa, khu chất thải tách biệt, hệ thống làm sạch chuồng nuôi để đảm bảo khô ráo nền chuồng và vệ sinh sạch sẽ. • Tập huấn cơ bản về chăm sóc và quản lý lợn nái Móng cái và các lợn con được sinh ra từ các đàn lai • Các chuyên gia Australia và Việt Nam tiến hành tập huấn ngay tại các nông hộ về chăm sóc và quản lý lợn Móng cái, bao gồm các lời khuyến cáo, trợ giúp và xác định các vấn đề về bệnh tật trong các chuyến thăm trại định kỳ. • Thiết kế, thực hiện, đóng và nhận các hộp ủ (1 hộp/hộ) với những thành công ngay tức thì tại cả 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế • Rút ngắn lại câu hỏi điều tra nhằm giúp trại đánh giá, nhìn nhận lại các việc đã làm thành công trong chương trình CIP tại các trại mô hình • Cung cấp miễn phí vacxin E. coli sản xuất trong nước cho việc phòng bệnh tiêu chảy do E. coli trước cai sữa. • Giảng giải và trợ giúp trong việc xử lý đúng cách chất thải, cung cấp và sử dụng chế phẩm EM nhằm tăng hiệu quả xử lý chất thải. Lắp đặt hệ thống biogas ở một số trại được chọn lựa. Xây dựng bộ câu hỏi để xác định các trở ngại trong việc làm cho nhiều hộ xây dựng hệ thống biogas. Giúp đỡ thêm các trại trong xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp với ao thả cá. • Khuyến cáo và hướng dẫn việc sử dụng đúng quy trình dùng vacxin, kháng sinh đối với các bệnh đường hô hấp và tiêu chảy, thuốc điều trị ký sinh trùng • Điều trị và thanh toán bệnh ghẻ • Đưa vào áp dụng hệ thống theo dõi ghi chép số liệu đơn giản và chính xác • Cách xác định nhiệt đố đúng của chuồng nuôi, phối giống nhân tạo một cách tối ưu, lựa chọn hậu bị và phối giống • Cách tận dụng các thức ăn có sẵn tại địa phương với giá rẻ • Áp dụng quy trình an toàn sinh học đơn gian như đảm bảo thời gian theo dõi cách ly các lợn mới nhập đàn, dùng vôi bột để khử trùng ở lối vào của cửa chuồng lợn, xử lý chất thải đúng cách • Hướng dẫn thành lầm các câu lạc bộ nông dân, từ đó sẽ hướng dẫn thêm cho các hộ khác trong vùng • Tiếp tục sáng kiến nông dân tập huấn lại cho nông dân thông qua việc xây dựng bộ đĩa DVD • Trên tất cả, là sự tự tin của chính nông hộ để có thể vay/mượn tiền trong câu lạc bộ để mở rộng phát triển chăn nuôi và thu lợi khi sau khi dự án kết thúc • Kết quả là, các nông hộ của dự án đã và đang tiến hành nuôi nhiều lợn nái hơn, và đang có xu hướng tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. 5.4. Khả năng về đào tạo Tập huấn cho các cán bộ phía Việt Nam: chương trình tập huấn thành công với 8 cán bộ phía Việt Nam về những nội dung rất thiết thực cho chăn nuôi lợn nông hộ đã đạt được những hiệu quả chính về lĩnh vực đào tạo. Hầu hết các cán bộ này, trước đó có chuyên môn sâu riêng về từng lĩnh vực, nhưng chưa có cơ hội để “hội tụ tất cả các kiến thức này với nhau” Việc áp dụng mô hình cải tiến liên tục: Một vấn đề lớn trong các dự án trước đây là những khó khăn trong việc đánh giá năng suất chăn nuôi và các tiển triển làm được qua thời gian. Vì vậy, chúng tôi muốn tránh lặp lại tình trạng này trong dự án hiện tại, đồng thời cũng muốn tránh cho các nhà khoa học Australia phải giảng giải lặp lại cùng một vấn đề, mà người nông dân thì lại không muốn tiếp thu một cách đầy đủ. Kinh nghiệm của chúng tôi với dự án CARD trước đó là có một số các nông hộ không muốn sẵn lòng tiến hành các thay đổi như chúng tôi đã góp y và chúng tôi lại tiếp tục quan sát thấy cùng các khiếm khuyết đó trong các chuyến công tác tiếp theo, như vấn đề về thông thoáng gió và làm mát chuồng nuôi. Mô hình này đã được phát triển phù hợp với chương trình áp dụng tiến bộ liên tục và tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính như sau: Tạo hệ thống để có thể theo dõi các số liệu một cách chính xác. Thứ hai là tạo 1 trang web trên cơ sở hệ thống theo dõi, cho phép các nhà khoa học Australia cũng có thể kiểm soát được tình hình trước khi xảy ra thật trên thực tế. Ví dụ, như họ có thể đưa ra các góp ý và động viên nhóm những người tham gia dự án phía Việt Nam bằng cách xem các bức ảnh chụp về các tiến triển tại trại. Chúng tôi có thể đánh giá từ xa về khả năng của các cán bộ Việt Nam nhằm nhận ra các trở ngại chính trong chăn nuôi. Chúng tôi có thể góp ý vị trí tốt nhất để xây dựng chuồng nuôi mới nhằm tận dụng được những thuận lợi về các điều kiện thời tiết. Mục đích là nhăm hợp lý hóa các chuyến công tác của chúng tôi, từ dó sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc lập kế hoạch và phát triển, hơn là nhắc lại và các chuyến thăm trại nhằm tìm hiểu ra mọi vấn đề như đã được nhận ra ngay từ các lần thăm đầu tiên. Tăng cường khả năng nghiên cứu: Dự án đã cung cấp máy ghi chép tự động các thông tin môi trường, máy đo nhiệt độ laser và bộ mổ khám nhằm giúp cho việc xác định các nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ chết ở từng trại riêng rẽ. Máy ghi chép tự động các thông tin, hiện vẫn đang được sử dụng quanh năm trong dự án nhờ vào quy trình đã được Mr. Duyet xây dựng nên và hỗ trợ bởi trường UQ nhằm kiểm soát các điều kiện về môi trường tại các trại thử nghiệm và đối chứng trong vòng năm qua (sẽ hoàn thành vào 08/2010) Việc thành lập các câu lạc bộ nông dân: Một sáng kiến đã được tiến hành ở Quảng Trị, đó là việc thành lập một nhóm những người chủ trang trại có kinh nghiệm và kiến thức (3 nhóm như vậy đã được thành lập ở các huyện Hai Phu và Hai Thuong) vào cuối tháng 10/2008, với cuộc họp lần đầu tiên sẽ được diễn ra vào cuối tháng 11. Một số chủ trang trại có thể truyền đạt lại cho những người khác về loại bệnh mà họ đã từng gặp và sau đó, có thể, nhờ sự hỗ trợ của trạm thú y vùng để thu thập các mẫu từ các lợn bệnh cho các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Hội nông dân, sau đó đã được tập huấn về cách sử dụng sản phẩm EM với những thành công nhất đinh. Hội nông dân, cũng có thể chủ động trong việc quảng bá các sản phẩm của họ và tiếp tục giải quyết các vấn đề về tính bền vững (chẳng hạn như vấn đề nóng lên của trái đất) và lợi nhuận thông qua việc bán lợn giống Móng Cái thuần chủng, và các các hệ thống chăn nuôi xen kẽ, đa dạng. Xây dựng bộ đĩa DVD cho mục đích tập huấn: Bộ đĩa DVD này đã cung cấp phương tiện tập huấn lâu dài, đảm bảo cho tính bền vững của hệ thống các câu lạc bộ nông dân. Bộ đĩa DVD chính là công cụ tuyệt vời cho việc tuyển thêm hoặc trang bị các kiến thức cơ bản cho các nông hộ mới, nhưng một điều cũng phải nhận ra rằng nông dân sẽ rất nhanh học hỏi và tiến bộ vượt xa các khái niệm cơ bản như được trình bày trong bộ đĩa. Tuy nhiên, nó cũng đã tạo ra một dấn ấn thành công khi làm phim và có thể, đây sẽ là những tập đầu tiên trong một loạt các bộ đĩa như vậy, với các đĩa xây dựng lần sau sẽ phức tạp dần hơn. 5.5 Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng 1) CARD Newsletter: Trong quá trình thực hiện dự án, 3 bài báo đã được nộp và được xuất bản. 2) Các mẩu tin tại một vài trường về chương trình tập huấn đã được đăng tải trong thời gian qua: a) Trường Đại học Tổng hợp Queensland: Câu chuyện được kể bởi một bác sĩ thú y và Gatton Lockyer Brisbane Valley Star b) Trường Đại học Tổng hợp Sydney 3) Trường Đại học Tổng hợp Queensland đã tiến hành đăng tải một bài báo về các nghiên cứu đã được Ms. Tarni Cooper thực hiện tại Việt Nam vào 2008/2009 ( 4) Có tất cả 7 bài báo tường đã được các nhà khoa học Việt Nam trình bày tại Hội nghị Chăn nuôi thú y Á – Úc tạo Hà Nội vào tháng 9 năm 2008. 5) Đại sứ Australia tại Việt Nam Mr Alastair Cox sẽ tham gia vào chuyến thăm và đánh giá dự án vào tháng 4 năm 2010. 5.6 Quản lý dự án Việc quản lý hoạt động của dự án được chia sẻ giữa 6 cơ quan tham gia: 3 tại Australia (UQ, DPI, SARDI) và 3 ở Việt Nam (NIAH, HUAF, NIVR). HUAF chịu trách nhiệm trực tiếp cho các chương trình được tiến hành tại Thừa Thiên Huế và tương tự như vậy cho NIAH ở tỉnh Quảng Trị. NIVR chịu trách nhiệm trong việc cung cấp vacxin E. coli cho dự án và tiến hành các giám sát về bệnh tật thông qua các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Các tỉnh này có vị trí rất gần nhau nên cũng rất thuận lợi cho các nhà khoa học phía Australia va Việt Nam thực hiện các đánh giá trong các cuộc kiểm tra. Người đại diện dự án ban đầu phía Việt Nam là TS. Côi, sau đó đã tiến hành bàn giao cho TS. Duyên vào năm 2007, nhưng ông vẫn đóng vai trờ tư vấn cho dự án. 6. Về một số vấn đề có liên quan 6.1 Môi trường Quản lý chất thải: Nếu chăn nuôi lợn tăng gấp đôi ở Việt Nam do số lượng lợn nái tăng từ các nông hộ nhỏ, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng sẽ có thể là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi vậy, dự án đã tính toán đến việc này đảm bảo tính vền vững về mặt môi trường thông qua các hình thức xen kẽ giữa sức khỏe vật nuôi, sản xuất thịt sạch và an toán, chuyển hóa an toàn chất thải thành nguồn năng lượng có giá trị, có tác động tích cực đối với môi trừng, cũng như cải thiện cuộc sống của người chăn nuôi, đồng thời đem lại các lợi ích kinh tế. Số nông hộ đưa vào xây dựng và sử dụng hệ thống biogas ngày càng được mở rộng trong quá trình thực hiện dự án, gas được dùng để nấu ăn và thắp sáng trong gia đình và cho chăn nuôi. Rất nhiều nông dân đã tách riêng khu chất thài với chuồng nuôi lợn, có các đường thải riêng để có thể tập trung chất thải một cách có hiệu quả (thường là tập trung vào bể biogas), và sẵn sàng chấp nhận cách ủ phân với chế phẩm EM để có thể dùng làm phân bón, bởi vậy đã làm giảm đáng kể việc thải chất thải vào các kênh, rạch ao hồ, giảm mùi hôi thối, ruồi muỗi và nguồn lây lan bệnh tật. Một số các nông hộ cũng thành công trong việc xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp với ao thả cá, bởi vậy cũng đã cải thiện được thu nhập một cách đáng kể. An toàn sinh học: Các vấn đề về an toàn sinh học và cảnh bảo về bệnh tật nói chung đã được giải quyết, sau khi dịch PRRS xảy ra vào năm 2008, làm cho người nông dân cảnh giác hơn trong vấn đề phòng bệnh cho lợn. Rất nhiều nông dân đã tiến hành dùng vôi bột để ở lối ra vào chuồng lợn. Một tình trạng nên tránh (nhưng cũng được quan sát thấy thường xuyên ở các trại) là việc nuôi đồng thời gà với lợn do việc này sẽ làm tăng nguy cơ làm cho virus cúm trở nên tái tổ hợp. Việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh: Việc đưa vacxin E. coli của NIVR vào sử dụng và các biện pháp phòng chống bệnh cầu trùng đã có tác dụng làm giảm rõ rệt việc sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy (mà lựa chọn phổ biến nhất trong số các trại là enrofloxacin, một loại kháng sinh hàng đầu thuuwongf được giữ để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở các nước khác). Việc hướng dẫn sử dụng đúng và có chiến lược các loại thuốc, các nhận thức về bệnh và cách điều trị, cùng với việc cải thiện các điều kiện chăn nuôi và vệ sinh đã làm giảm đáng kể việc dùng cũng như dựa vào kháng sinh. 6.2 Các vấn đề về giới tính và xã hội Điều thú vị là ở Thừa thiên Huế, phần lớn các trại được lựa chọn để nâng cấp đều do những người phụ nữ làm chủ, trong khi ở Quảng trị thì tỷ lệ này lại nghiêng về phía đàn ông. Tuy nhiên, không có một vấn đề về giới tính hay xã hội nào làm ảnh hưởng đến tiến trình của dự án và việc thu nhận các kỹ năng và kiến thức là như nhau giữa 2 giới. 7. Một số vấn đề về tính thực thi và bền vững 7.1 Các khó khăn 1) Dịch bệnh FMD và PRRS vào năm 2008, cơn bão vào 2009: các yếu tố này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra sự thực hiện chậm trễ của dự án ở cả 2 tỉnh. PRRS đã gây thiệt hại 30-40% số nái của dự án chuẩn bị đẻ ở Thừa Thiên Huế và cả 2 bệnh đã làm cản trở tới việc đưa lợn Móng Cái vào nuôi tại Quảng Trị 2) Trong năm 2008, viêc áp dụng CIP đã không được thực hiện ở các trại như đã được dự định trước đó do việc tập huấn cho các ký thuật viên thú y đã không thành công. 7.2 Giải pháp 1) Tiếp tục kéo dài các hoạt động của dự án 1 năm, cho tới tháng 4 năm 2010 để đảm bảo chắc chắn cho các kết quả của dự án có thể đạt được theo các tiến độ đã đề ra trước đó 2) Dự án tập trung chủ yếu vào tập huấn từ nông dân các trại mô hình và câu lạc bộ nông dân – những đối tượng sẽ được hưởng lợi ngay lập tức do việc tiếp thu nhanh các kiến thức và kỹ năng. Việc xây dựng bộ đĩa DVD cũng có tác dụng làm mạnh mẽ và cải thiện thêm các kết quả đạt được của dự án. 7.3 Tính bền vững Các vấn đề chính về tính bền vững của dự án đã được giải quyết trong năm 2010: 1) Nông dân đồng ý chăn nuôi lợn lai F1 và bán vào lúc 8 tuần tuổi. Cho tới ngày hôm này, các nông dân vẫn chưa sẵn lòng phối đàn thay thế của họ bằng tinh dịch của lợn Móng cái thuần chủng. Điều này chủ yếu là do giá lợn đực Móng cái rất thấp. Có một nguy cơ ở đây là nông dân sẽ mua các lợn nái để thay thế từ các đàn có chất lượng kém nếu vẫn đề này không được quản lý một cách cẩn thận. Những người nông dân, vì vậy, nên được hướng dẫn để tiến hành các bước tiếp theo, hình thành nên các hợp tác xã giống (một vài thú y huyện đã thể hiện là rất quan tâm và nhiệt tình để trở thành những người cung cấp đàn giống) 2) Mô hình các câu lạc bộ nông dân cần phải được động viên khích lệ để hoạt động một cách chủ động. Bộ đĩa DVD là những bước đầu tiên làm nâng cao thu nhập của người nông dân theo hướng tích cực. Tuy nhiên, những người nông dân cũng sẽ sớm thu nhận được nhiều những kiến thức hơn, vượt ra khỏi khuôn khổ này. Một trong các biện pháp làm duy trì tính bền vững này chính là việc tài trợ cho 1 cuộc hội thảo, ở đó những người nông dân từ Huế sẽ đi thăm Quảng Trị và ngược lại nhằm giúp cho nông dân có thể học hỏi lẫn nhau cho việc hình thành các câu lạc bộ trong tương lai. 3) Để có thể duy trì ngoài dự án hiện tại, vacxin E. coli phải được tiến hành đăng ký vào cuối năm 2010, mà hiện nay vacxin này đã được chứng minh là an toàn và có hiệu lực. 8. Các bước quan trọng tiếp theo 1) Hồ sơ xin thêm tiền hoạt động cho dự án CARD đã được tiến hành nhằm duy trì các hoạt động của dự án trong năm 2010. 2) Các kết quả của dự án này đã tạo ra các cơ sở cho việc nộp hồ sơ cho cho tổ chức Atlantic Philanthropies để xin 1 dự án lớn hơn (khoảng ~ 5 triệu USD) để tiếp tục mô hình này ở các tỉnh khác, hoặc có thể thực hiện cả ở Lào và Cambodia, trong đó sẽ tuyển dụng những người nông dân thành những người hướng dẫn tập huấn. 9. Kết luận Một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của chăn nuôi lợn Móng cái ở các nông hộ thuộc các tỉnh miền Trung Việt Nam đã được tạo dựng nên thông qua quan hệ hợp tác mới được phát triển giữa 3 co quan nghiên cứu của Việt Nam với các đối tác là các cơ quan nghiên cứu phía Australia.Các cán bộ phía Việt Nam đã được tập huấn về một chương trình thiết thực, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật được lựa chọn từ chính các khảo sát để nâng cấp và cải tiến tất cả các khía cạnh của chăn nuôi lợn, sau khi tiến hành đưa đàn giống đã được cải tiến vào nuôi. Các nông hộ chăn nuôi trực tiếp quản lý các trại mô hình, bây giờ đã có thể ghi chép, theo dõi một cách chính xác năng suất chăn nuôi, tương tự như các quy trình đang được thực hiện tại các trại chăn nuôi quy mô khác trên thế giới, thực hành quy trình xử lý chất thải như một loại chế phẩm tận dụng, cải thiện cuộc sống của họ và có những khát vọng cho tương lai. Dự án đã để lại một sự thừa kế mạnh mẽ và nên được phát triển tiếp tục phát triển thông qua hệ thống mạng lưới các câu lạc bộ nông dân và tạo ra các cơ hội tốt hơn cho nông dân, làm cho họ có thể tham gia vào các chương trình tập huấn. Ngòa ra, dự án cũng tạo thành một mô hình cho mối hợp tác thành công trong tương lai giữa các cơ quan nghiên cứu đa dạng khác nhau ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan