Thứ tư, việc quản lý các KKT còn
quá nhiều bất cập. Ở cả ba KKT kể trên
cũng như tình trạng của nhiều KKT
trong cả nước đều có vấn đề sử dụng đất
đai rất lãng phí do tồn tại nhiều dự án
đầu tư “treo”, việc giải phóng mặt bằng
và đền bù chưa thỏa đáng gây ra nhiều
bức xúc trong nhân dân địa phương.
Ngoài ra, báo cáo của Thanh tra Chính
phủ cũng cho thấy tồn tại tình trạng
“tiêu cực” trong quản lý đất đai, cấp
phép đầu tư, gây ra tình trạng “băm nát”
quy hoạch địa phương. Khả năng quản
lý yếu kém, tình trạng tham nhũng đang
ảnh hưởng đến khả năng có được quyền
tự chủ nhiều hơn của chính quyền địa
phương và Ban quản lý các KKT trong
tương lai.
Thứ năm, công tác quy hoạch, điều
tra khảo sát và quyết định đầu tư của các
KKT nói chung và các KKT mở, ven
biển nói riêng ở Việt Nam còn thiếu tầm
nhìn tổng thể và dài hạn, vẫn còn bị các
lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của địa
phương và ngành chi phối. Mục tiêu đề
ra thường quá hoành tráng, song điều
kiện thực hiện, triển khai thường không
theo kịp, dẫn đến mục tiêu và kế hoạch
đề ra ban đầu bị bóp méo và không đạt
được như ý. Hậu quả là phá vỡ quy
hoạch, kế hoạch chung, làm lãng phí
tiền của và công sức của cả nước, địa
phương lẫn người dân, gây không ít bức
xúc trong xã hội.
14 trang |
Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam thực trạng và một số bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam...
27
PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC
LƯU NGỌC TRỊNH*
CAO TƯỜNG HUY**
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển các khu kinh tế (KKT)
ven biển Việt Nam, nhất là ba KKT ven biển Chu Lai, Dung Quất và Phú Quốc -
Nam An Thới. Từ sự phát triển của các KKT ven biển, bài viết rút ra một số
bài học kinh nghiệm là: cần xây dựng các KKT tại những địa điểm thuận lợi,
nằm trên các trục giao thông chính, gồm cả đường biển, đường bộ và đường
không; cần điều tra khảo sát kỹ trước khi phát triển, cần tạo dựng được sự liên
kết chặt chẽ các KKT ven biển với các vùng lân cận; chính quyền địa phương
(Ban quản lý KKT) cần có mức độ độc lập, tự chủ hơn nữa để phát huy các
sáng kiến và thí nghiệm của mình; cần tập trung nguồn lực xây dựng dứt điểm
những KKT đã được điều tra, khảo sát kỹ và phù hợp quy hoạch chung; cần có
tầm nhìn tổng thể và dài hạn, tránh bị chi phối bởi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ
của địa phương và ngành.
Từ khoá: Khu kinh tế ven biển, đầu tư dàn trải, quản lý bất cập, thiếu liên
kết, thể chế tự do.
1. Một số đặc điểm phát triển của
các khu kinh tế ven biển Việt Nam
1.1. Các khu kinh tế ven biển là
những khu kinh tế mở, có hệ thống thể
chế kinh tế tự do hơn bên ngoài nhưng
mức độ tự chủ còn thấp
KKT ven biển là loại hình KKT mở
tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau, thực chất là giai đoạn đầu của hình
thức đặc khu kinh tế (ĐKKT) thường có ở
trên thế giới. Các KKT mở này được áp
dụng chính sách đặc biệt khuyến khích
đầu tư, mở rộng quyền tự do kinh doanh,
hành chính thông thoáng theo hướng
“một cửa” trong hoạt động đầu tư. Đây
cũng là nơi thí điểm các cơ chế, chính
sách mới về kinh tế để rút kinh nghiệm và
áp dụng chung.***
Các KKT này không có hàng rào
cứng nhưng có ranh giới rõ ràng để áp
dụng chính sách quản lý trong không
gian lãnh thổ nhất định. Riêng khu ngoại
quan, cảng tự do, khu công nghiệp
(KCN), khu chế xuất (KCX) nằm trong
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Kinh tế và Chính trị
thế giới.
(**) Thạc sĩ, UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013
28
KKT mở có hàng rào ngăn cách với
phần còn lại để quản lý hàng hóa.
So với KCN, hoạt động của KKT mở
đa dạng hơn, không chỉ có công nghiệp
mà còn có các ngành kinh tế khác
(thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân
hàng, chứng khoán, du lịch, công
nghiệp, thuỷ sản, văn hoá thể thao,...)
mà có cả dân cư sinh sống. Đây là mô
hình “khu trong khu”. Trong KKT mở
có khu phi thuế quan cho phép tự do hóa
đầu tư và áp dụng cơ chế ưu đãi cao
nhất theo pháp luật hiện hành. Các nhà
đầu tư được phép đầu tư vào tất cả các
lĩnh vực sản xuất, chế xuất, thương mại,
xuất nhập khẩu, ngoại quan, các dịch vụ
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu
chính viễn thông,... Hoạt động trong khu
phi thuế quan là hoạt động của nước
ngoài, không phát sinh thuế, không hạn
chế thời gian lưu kho hàng hóa; giống
như ở các cảng tự do, tàu nước ngoài
được trực tiếp vào cảng của khu phi thuế
quan nhận và giao hàng và không phải
làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Các KKT này có cơ quan quản lý
riêng là Ban quản lý khu kinh tế. So với
ĐKKT là một đơn vị hành chính riêng
thực hiện quản lý toàn diện về kinh tế,
xã hội, an ninh, các KKT mở của Việt
Nam có mục đích, yêu cầu, chức năng
và nội dung phát triển hoàn toàn giống
như ĐKKT nhưng chưa phải là một đơn
vị hành chính riêng, mà vẫn giữ nguyên
các đơn vị hành chính đã có để thực
hiện quản lý Nhà nước về các vấn đề xã
hội, an ninh, quốc phòng. Ban quản lý
KKT chỉ tập trung quản lý quy hoạch,
đầu tư để phát triển kinh tế và đô thị.
Như vậy, các KKT ven biển của Việt
Nam chưa được trao quyền có một cơ
chế tự chủ, độc lập như một số KKT
trên thế giới, nhất là các ĐKKT của
Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa. Điều
này làm giảm bớt mức độ mở cửa, tính
hấp dẫn và các sáng kiến đột phá mang
tính “thí điểm” của các KKT, khiến cho
các KKT chưa khai thác được hết các
lợi thế của mình.
1.2. Các khu kinh tế ven biển được
thành lập nhanh, song tiến triển chậm,
hiệu quả chưa cao
Tính đến năm 2013, trên cả nước đã
có 15 KKT ven biển được thành lập với
tổng diện tích 662.249 ha, trong đó 10%
diện tích đất phục vụ trực tiếp cho sản
xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ,
thương mại (Bảng 1). Diện tích bình
quân của một KKT ven biển đã thành lập
ở Việt Nam là khoảng 44 km2. Năm
2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết
định 1353/QĐ-TTg đồng ý bổ sung thêm
3 KKT ven biển vào quy hoạch là: KKT
Đông Nam (tỉnh Quảng Trị); KKT ven
biển Thái Bình (tỉnh Thái Bình) và KKT
Ninh Cơ (tỉnh Nam Định). Như vậy, theo
quy hoạch đến năm 2020 Việt Nam sẽ có
18 KKT ven biển với tổng diện tích mặt
đất và mặt nước 730.553 ha (tương
đương 7.306 km2 - ngang với diện tích
một tỉnh lớn ở Việt Nam), bằng khoảng
2,2% tổng diện tích của cả nước.
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam...
29
Bảng 1: Các khu kinh tế ven biển của Việt Nam
Tên Địa phương Năm thành lập
1. Vân Đồn Quảng Ninh 2007
2. Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 2008
3. Nghi Sơn Thanh Hóa 2006
4. Đông Nam Nghệ An Nghệ An 2007
5. Vũng Áng Hà Tĩnh 2006
6. Hòn La Quảng Bình 2008
7. Chân Mây - Lăng Cô Thừa Thiên Huế 2006
8. Chu Lai Quảng Nam 2003
9. Dung Quất Quảng Ngãi 2004
10. Nhơn Hội Bình Định 2005
11. Nam Phú Yên Phú Yên 2008
12. Văn Phong Khánh Hòa 2006
13. Định An Trà Vinh 2008
14. Phú Quốc Kiên Giang 2008
15. Năm Căn Cà Mau 2010
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, các văn bản thành lập các KKT, 2013.
- Về xây dựng kết cấu hạ tầng, các
KKT ven biển được hỗ trợ vốn từ ngân
sách trung ương để đầu tư các công trình
kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các
công trình dịch vụ và tiện tích công
cộng quan trọng; để đầu tư hạ tầng các
khu chức năng, đền bù giải phóng mặt
bằng các khu chức năng, xây dựng công
trình xử lý nước thải và chất thải rắn.
Các KKT ven biển cũng huy động được
nguồn vốn khá lớn từ các doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, doanh nghiệp FDI để phát triển
hệ thống hạ tầng, như cấp điện, cấp
nước, bưu chính - viễn thông, cảng biển
và các công trình hạ tầng, tiện ích phục
vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Đến hết năm 2011, tổng vốn đầu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các
KKT ven biển trên cả nước là gần
250.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư
trong nước chiếm khoảng 30%, còn vốn
đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 70%.
Tuy nhiên, do diện tích lớn, nguồn
vốn đầu tư hạn chế, nên tiến độ xây
dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của các KKT còn rất chậm. Hiện nay,
mới chỉ có một số KKT bước đầu hoàn
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013
30
thành được một số công trình hạ tầng
quan trọng để hoạt động từng phần, đó
là các KKT Đình Vũ - Cát Hải, Nghi
Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng,
Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Chân
Mây - Lăng Cô,... Việc hoàn thành các
công trình cơ sở hạ tầng như một số
tuyến đường giao thông trục chính, hệ
thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên
lạc, hạ tầng khu tái định cư, hạ tầng
KCN,... đã mang lại hiệu quả tích cực
cho sự phát triển của khu vực lân cận.
Hầu hết các KKT còn lại như Vân
Phong, Định An,... mới chủ yếu hoàn
thành được công tác lập quy hoạch, giải
phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng
khu tái định cư. Tiến độ triển khai chậm
đã khiến cho nhiều diện tích đất của các
KKT bị bỏ hoang, chưa thu hút được
đầu tư sản xuất vào KKT, gây lãng phí.
Trong bối cảnh kinh tế suy giảm và
Chính phủ thực hiện cắt giảm đầu tư
công, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng
cơ sở hạ tầng của các KKT đang bị cắt
giảm và điều này tiếp tục ảnh hưởng tiêu
cực đến tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng
của các KKT.
- Về hoạt động thu hút đầu tư, tính
đến cuối năm 2011, các KKT ven biển
đã thu hút được khoảng 130 dự án FDI
với tổng vốn đầu tư hơn 25 tỷ USD;
khoảng 650 dự án đầu tư trong nước,
tổng vốn đầu tư gần 537 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế, các dự án này
chưa đóng vai trò động lực, lan tỏa cho
sự phát triển của KKT, tốc độ giải ngân
của nguồn vốn FDI còn thấp và chậm.
Trong số các KKT ven biển hiện nay,
chỉ có KKT Dung Quất (Quảng Ngãi),
nhờ có nhà máy lọc dầu Dung Quất, thể
hiện rõ vai trò động lực phát triển, tạo
sức lan tỏa thu hút đầu tư cho cả khu
vực. Nhiều KKT còn lại phát triển
chậm, diện tích đất còn trống và dự án
treo khá nhiều. Ngay cả KKT Dung
Quất cũng đang phát triển chững lại, nhà
máy lọc dầu hoạt động chưa hiệu quả và
chưa tìm được hướng đi mới. Nhiều dự
án quy mô lớn phải đình hoãn kéo dài
do gặp khó khăn về tài chính, vướng
mắc trong đền bù giải tỏa. Thí dụ, dự án
kho ngầm xăng dầu đã được cấp phép từ
năm 2010 có vốn hơn 340 triệu USD
vẫn chưa triển khai; dự án luyện thép
Quảng Liên có vốn 4,7 tỷ USD kéo dài
nhiều năm do khó khăn về tài chính,
vướng đền bù giải tỏa,... Đến nay, KKT
Dung Quất mới thu hút được 112 dự án
với tổng vốn đăng ký là 8,3 tỷ USD, thế
nhưng vốn thực hiện mới đạt 4,9 tỷ
USD. Tại một số KKT ven biển khác
như Chu Lai (Quảng Nam), Nghi Sơn
(Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), mặc
dù nhiều dự án lớn đã được cấp phép,
nhưng hiện vẫn chưa thể triển khai.
Ngay cả KKT ven biển đầu tiên của cả
nước là Chu Lai được xây dựng từ năm
2003, nhưng đến nay mới thu hút được
66 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng
1,7 tỷ USD, trong đó chỉ có 45 dự án
(giá trị vốn khoảng 600 triệu USD) hoạt
động, chủ yếu là các doanh nghiệp đầu
tư trong nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
2012). Thực trạng đó cho thấy hoạt
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam...
31
động của các KKT ven biển vẫn chưa
hiệu quả, chưa xứng tầm là động lực
phát triển kinh tế của địa phương.
1.3. Các khu kinh tế ven biển phản
ảnh tính trạng phân quyền đầu tư dàn
trải ở các địa phương
Có thể thấy một số địa phương quy
hoạch và thành lập các KKT còn mang
tính cục bộ, chỉ tính đến lợi ích ngắn
hạn theo bề nổi thành tích (để sánh
ngang với các địa phương khác cũng có
KKT) mà chưa được xem xét một cách
hài hòa với lợi ích quốc gia.
Tình trạng các KKT hoạt động kém
hiệu quả có nguyên nhân trực tiếp là
việc thành lập các khu này không phù
hợp, còn nguyên nhân gián tiếp là việc
các địa phương đầu tư tràn lan - một hệ
lụy của việc phân cấp đầu tư công thời
gian qua. Về mặt lý thuyết, việc phân
cấp quản lý đầu tư cho các địa phương
sẽ tạo ra tính chủ động trong quá trình
thu hút, cấp phép đầu tư bằng cách giảm
thiểu đầu mối trong xét duyệt, cấp phép
dự án, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian
cho các nhà đầu tư, từ đó tạo ra một môi
trường đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn
diễn ra như vậy. Do đầu tư công là một
sản phẩm của cơ chế “xin-cho”, trong
đó cả hai phía “xin” và “cho” đều có lợi
ích chung và lợi ích nhóm. Điều này
khiến cho “miếng bánh” đầu tư công bị
đem ra chia chác, phân bổ cho đủ loại
dự án, kể cả những dự án không khả thi.
Hiện đầu tư công tập trung chủ yếu vào
phát triển hạ tầng cứng nhưng dàn trải,
chưa chú trọng ưu tiên và tập trung vào
trọng điểm. Vì vậy, tuy đầu tư lớn
nhưng chưa tạo ra được những “cánh
cửa lớn” để giao lưu với thế giới, nhất là
các KKT, cảng, tuyến đường vận tải,...
Đối với các KKT, các địa phương lên kế
hoạch dự án còn nguồn vốn là từ trung
ương. Nghịch lý là trong số các KKT đã
được phê duyệt, có cả một số KKT
không đáp ứng được ba tiêu chí cơ bản
để phát triển hiệu quả (có dự án động
lực, cảng biển nước sâu và sân bay). Kết
quả là các KKT được lập ra, nhận được
một số vốn đầu tư ban đầu, nhưng sau
đó thiếu vốn, không thể hoàn thiện được
và cũng không biết bao giờ mới được
các dự án đầu tư “lấp đầy”. Vì thế, sự
kém hiệu quả của đầu tư công nói chung
và đầu tư vào các KKT nói riêng nằm
ngay từ khâu quy hoạch, kế hoạch, quy
trình quyết định đầu tư ở các địa
phương, tức là ở thể chế của các địa
phương này.
Ngoài ra, nhiều địa phương đã "vận
dụng" quá mức các quy định về ưu đãi
đầu tư, đặc biệt là ưu đãi thuế, mà không
tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của địa
phương. Tại một số KKT, chính quyền
còn thậm chí miễn giảm tiền thuê đất
đến mức phải vay tiền nhà đầu tư để trả
chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng mà
không biết liệu khi dự án đầu tư đi vào
hoạt động thì thu ngân sách địa phương
có đảm bảo hoàn lại không. Tại một số
nơi khác, chính quyền địa phương lại tỏ
ra lúng túng trong cách ứng xử với nhà
đầu tư. Ban quản lý KKT chưa thực hiện
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013
32
đầy đủ quyền lựa chọn của mình, bị
động với ý đồ của nhà đầu tư, do vậy
phá vỡ quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ,
không bảo đảm lợi ích địa phương trong
việc thu hút FDI.
2. Thực trạng phát triển một số
khu kinh tế ven biển Việt Nam
2.1. Khu kinh tế mở Chu Lai
KKT mở Chu Lai thuộc huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam có tổng diện
tích khoảng 32.400 ha được thành lập
theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg
ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ
để trở thành một đòn bẩy quan trọng của
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ.
KKT mở Chu Lai có vị trí địa lý
thuận lợi để phát triển và thu hút đầu tư.
KKT có điều kiện giao thông thuận lợi
để kết nối các địa phương khác của Việt
Nam và thế giới thông qua đường quốc
lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường
biển qua cảng Kỳ Hà, đường hàng
không qua sân bay quốc tế Chu Lai. Sân
bay này đã được Chính phủ cho phép
mở cửa bầu trời với 3 chức năng chính
là trung chuyển hàng hoá quốc tế, vận
chuyển hành khách và sửa chữa, bảo
dưỡng máy bay hạng nặng.
KKT mở Chu Lai là một KKT tổng
hợp, bao gồm tiểu khu thuế quan và phi
thuế quan. Tiểu khu phi thuế quan (hay
khu cảng tự do) gắn với cảng Kỳ Hà bao
gồm các hoạt động sản xuất hàng xuất
khẩu và hàng phục vụ tại chỗ (cả gia
công, tác chế), thương mại hàng hóa(1),
thương mại dịch vụ(2), xúc tiến thương
mại(3), và các hoạt động thương mại
khác theo mô hình 3 trong 1: sân bay -
khu thương mại tự do - cảng biển. Khu
thuế quan có các KCN, KCX, khu giải
trí đặc biệt, khu dịch vụ, khu dân cư và
hành chính.(1)
Định hướng phát triển KKT mở Chu
Lai là ưu tiên thu hút các ngành công
nghiệp nhẹ kết hợp với du lịch dịch vụ,
đô thị cao cấp. KKT có 5 KCN tập trung
với tổng diện tích 3.000 ha, nằm cạnh
quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt rất
thuận lợi về giao thông; có hơn 30 km
chiều dài bờ biển với cát trắng, nắng
vàng là môi trường lý tưởng để xây
dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải
trí cao cấp. Đặc biệt, KKT có thể khai
thác tiềm năng du lịch do nằm trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, nơi có 2 Di sản
văn hoá thế giới: đô thị cổ Hội An và
Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn.
Từ khi triển khai xây dựng và phát
triển KKT mở Chu Lai, huyện Núi
Thành đã có những bước tiến vượt bậc
trên tất cả các lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng
như điện, đường, các khu đô thị, cụm
công nghiệp được đầu tư xây dựng ngày
càng đồng bộ hơn đã có những tác động
(1) Gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu,
tạm nhập - tái xuất, phân phối, siêu thị bán lẻ.
(2) Gồm các loại dịch vụ như phân loại, đóng
gói, vận chuyển giao nhận hàng hoá quá cảnh,
bảo quản, kho tàng bưu chính, viễn thông, tài
chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi,
kho giải trí, nhà hàng ăn uống,...
(3) Gồm các loại hình xúc tiến như giới thiệu sản
phẩm, hội chợ triển lãm, đặt chi nhánh, văn
phòng đại diện của các công ty trong nước và
nước ngoài, bao gồm cả các tổ chức tài chính,
ngân hàng,...
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam...
33
lan tỏa nhất định đến các vùng lân cận.
Cơ cấu kinh tế ngành của huyện Núi
Thành năm 2003 khi chưa có KKT là
theo hướng “nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ,” thì đến năm 2011 đã chuyển
dịch sang cơ cấu “công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ”(4); giá trị sản xuất
công nghiệp của huyện bình quân giai
đoạn 2005 - 2011 tăng 37,66%/năm.
Các doanh nghiệp trong KKT đã đưa
nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện
tăng mạnh và Núi Thành trở thành
huyện có số thu ngân sách cao nhất tỉnh
Quảng Nam. Nếu năm 2001 thu ngân
sách trên địa bàn Núi Thành chưa đến
50 tỷ đồng, thì đến năm 2011 tổng thu
ngân sách đẫ đạt 1.500 tỷ đồng, tăng
gấp 30 lần. Từ một huyện phải nhờ vào
sự trợ cấp của tỉnh thì hiện nay Núi
Thành đã đóng góp đáng kể cho ngân
sách tỉnh.
Xây dựng và phát triển KKT mở đã
góp phần tạo việc làm, giúp chuyển dịch
cơ cấu lao động ở huyện Núi Thành.
Bình quân mỗi năm, huyện giải quyết
việc làm cho khoảng 5.000 lao động.
Năm 2012, tỷ lệ lao động của huyện làm
việc trong các ngành công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ chiếm trên 40%, tỷ lệ lao
động làm việc trong các ngành nông -
lâm - ngư nghiệp giảm còn dưới 60%.
Đến hết tháng 2/2011, KKT Chu Lai
đã có tổng cộng 65 dự án được cấp phép
đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,5 tỷ
USD, trong đó có 38 dự án đang hoạt
động, tuyển dụng 11.000 lao động trong
đó hơn 90% là lao động địa phương;
tổng vốn thực hiện đầu tư khoảng 600
triệu USD. KKT mở Chu Lai đã thu hút
được những nhà sản xuất có tên tuổi như
ôtô Chu Lai - Trường Hải (Thaco) hiện
là một trong những nhà sản xuất, lắp
ráp ôtô lớn nhất Việt Nam.(4)
Tuy vậy, bất chấp những thành quả
trên, cho đến nay việc xây dựng và phát
triển KKT này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tiến độ hoàn thiện KKT diễn ra khá
chậm và hiện tại hệ thống kết cấu hạ
tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển. Các chính sách hỗ trợ và giá cả
bồi thường chậm thay đổi, đơn giá bồi
thường trong thời gian dài còn thấp hơn
nhiều so với giá thị trường nên đã làm
chậm tiến độ giải phóng mặt bằng và
gây bức xúc trong nhân dân ở vùng giải
tỏa. Công tác quy hoạch xây dựng các
khu tái định cư trong KKT chưa đáp ứng
yêu cầu của người dân như việc khu đô
thị mới được bố trí khá xa khu sản xuất.
Việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm,
ổn định cuộc sống cho người dân sau
giải tỏa chưa được thực hiện tốt. Thí dụ,
các doanh nghiệp chỉ thu nhận những
lạo động trẻ có tay nghề nên số lao động
phổ thông và những người đứng tuổi ở
những vùng bị giải tỏa thiếu việc làm.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của KKT chỉ tập trung vào các công
trình dự án lớn, trọng điểm, mà chưa
chú trọng đến các dự án đem lại lợi ích
sát sườn cho địa phương.
(4) Trong đó công nghiệp chiếm 61,9%, nông
nghiệp chiếm 21,4% và dịch vụ: chiếm 16,7%.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013
34
2.2. Khu kinh tế Dung Quất
KKT Dung Quất tiền thân là KCN,
được chuyển thành KKT mở theo
Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày
11 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ. KKT Dung Quất có vị trí
địa lý thuận lợi, nằm ở phía đông huyện
Bình Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi,
thuộc khu vực duyên hải miền Trung
Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh đều khoảng 860 km, tiếp
giáp quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt
và là điểm đầu của một trong những
tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào,
Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra,
KKT này tiếp giáp với sân bay Chu
Lai; có cảng nước sâu Dung Quất; có
các đô thị phụ trợ với cơ sở hạ tầng -
tiện ích đầy đủ và dịch vụ chất lượng
cao. Vì thế, KKT Dung Quất có những
lợi thế so sánh để trở thành một địa
điểm kinh doanh hấp dẫn cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
Dung Quất là KKT mở tổng hợp,
phát triển đa ngành – đa lĩnh vực, cụ thể
gồm: (i) Phát triển công nghiệp nặng
bao gồm công nghiệp lọc - hoá dầu,
công nghiệp luyện cán thép, đóng tàu,
sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị
nặng, sản xuất lắp ráp ô tô,... (ii) Phát
triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các
ngành điện-điện tử, vật liệu công nghệ
cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu,... (iii) Phát triển
dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính,
ngân hàng; bảo hiểm; giáo dục đào tạo;
nhà ở, vui chơi - giải trí, du lịch,...
Đến tháng 8/2012, KKT Dung Quất
đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 114
dự án với tổng vốn đăng ký là 136.000
tỷ đồng; trong đó có 101 dự án trong
nước với tổng vốn đăng ký là 76.725 tỷ
đồng, 13 dự án nước ngoài với tổng vốn
đăng ký là 3 tỷ 746,56 triệu USD. Trong
số các dự án đầu tư có 67 dự án đang
hoạt động; tổng giá trị vốn thực hiện đạt
khoảng 60%. Trong đó có một số dự án
lớn, quan trọng như Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng
Doosan Vina, nhà máy nhựa PP, nhà
máy đóng tàu, nhà máy BioEthanol, nhà
máy xi măng Dung Quất cùng hệ thống
bến cảng, cùng với nhiều hệ thống dịch
vụ khách sạn, nhà hàng,... Trong số 67
dự án đang hoạt động tại Khu kinh tế
Dung Quất, có 47 dự án hoạt động hiệu
quả khá tốt nếu so với các dự án ở
những KKT khác, đặc biệt là các dự án
lọc - hóa dầu, công nghiệp nặng Doosan,
khai thác cảng; giải quyết việc làm cho
13.800 lao động.
Hiện tại, KKT Dung Quất đã hoàn
thành giai đoạn phát triển thứ nhất theo
quy hoạch (đến năm 2010), với việc đưa
nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy
hóa dầu Polypropylene chính thức đi
vào hoạt động năm 2009 và năm 2010,
tạo đà cho sự phát triển mới.
Theo quy hoạch phát triển, trong giai
đoạn II (2010-2015), KKT Dung Quất
sẽ mở rộng diện tích từ 10.300 ha lên
46.000 ha, xây dựng Dung Quất theo mô
hình ĐKKT hoặc Thành phố công
nghiệp; mở rộng công suất của nhà máy
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam...
35
lọc dầu lên 10 triệu tấn/năm và phát
triển tổ hợp hóa dầu tương ứng; hoàn
thành hai nhà máy luyện cán thép với
công suất 10 triệu tấn/năm, hoàn thành
các nhà máy công nghiệp nặng khác
(nhiệt điện, đóng tàu, chế tạo thiết bị
nặng,...), phát triển cảng biển giai đoạn
II cho tàu dầu và tàu hàng hoá đến
50.000 DWT; từng bước phát triển các
dự án công nghệ cao,... phát triển đô thị
Vạn Tường trên diện tích khoảng 500
ha. Đến năm 2015, dự kiến KKT Dung
Quất sẽ thu hút được hơn 20 tỷ USD(5).
Mặc dù KKT Dung Quất được đánh
giá là KKT thành công nhất cả nước
song hiện nay tốc độ phát triển của KKT
này đã chững lại. Nhiều dự án đăng ký
đầu tư có số vốn lớn đã bị bỏ hoang(6).
Các nhà máy hóa dầu, lọc dầu hoạt động
không hiệu quả như mong đợi, thậm chí
có thời điểm còn thua lỗ. Vấn đề quy
hoạch đất đai và giải quyết việc làm cho
người dân trong vùng giải tỏa cũng gặp
nhiều khó khăn. Hiện tại, có khoảng trên
13.000 lao động nằm trong vùng dự án,
nhưng có gần 4.700 lao động chưa có
việc làm hoặc việc làm không ổn định;
trên 3.000 ha đất của 5.572 hộ dân (hơn
20.000 nhân khẩu) bị thu hồi, song mới
chỉ có 17 khu tái định cư và cụm dân cư
được xây dựng để di dời, bố trí cho
1.617 hộ (5.523 nhân khẩu). Do người
dân phải di chuyển chỗ ở, môi trường
sinh thái tự nhiên bị thay đổi, thiếu đất
sản xuất nên dẫn đến thất nghiệp, thiếu
việc làm, làm đảo lộn cuộc sống của
người dân địa phương.
2.3. Khu kinh tế Phú Quốc - Nam
An Thới
KKT Phú Quốc - Nam An Thới
được thành lập theo Quyết định số
38/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ. KKT
này có diện tích 56.100 ha, bao trùm đảo
Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới
thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên vùng biển Tây Nam của Việt
Nam, đảo Phú Quốc có vai trò đặc biệt
quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế biển, tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế biển vùng cực Nam đất nước. Đảo
có điều kiện tự nhiên phong phú, thuận lợi
cho phát triển du lịch sinh thái và có thể
trở thành nơi trung chuyển của các tuyến
đường không, đường biển và hướng tới
xây dựng một thành phố quốc tế.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển
Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ
đến năm 2020, KKT này sẽ trở thành
một trung tâm kinh tế biển tổng hợp của
cả nước và sẽ là một đơn vị hành chính
trực thuộc trung ương.(5)
(5) Trong đó có 4 tỷ USD cho việc mở rộng
công suất nhà máy lọc dầu lên 10 triệu tấn/năm;
2 tỷ USD cho việc xây dựng các nhà máy hoá
dầu qui mô lớn; 500 triệu USD cho các dự án
xây dựng nhà máy sau hoá dầu, nhà máy hoá
chất; 750 triệu USD cho liên hợp công nghiệp
tàu thuỷ; 95 triệu USD cho các nhà máy xi
măng; 8 tỷ USD cho hai nhà máy cán thép; 1 tỷ
USD cho các nhà máy công nghiệp nặng khác
và khoảng 3 tỷ USD cho các các dự án khác.
(6) Có ít nhất 15 dự án lớn đang bị bỏ hoang tại
Dung Quất.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013
36
Trong KKT này có khu phi thuế quan
và các khu chức năng khác như khu du
lịch, dịch vụ, khu cảng và dịch vụ hậu
cần cảng, KCN, khu đô thị, khu dân cư,
khu hành chính và các khu chức năng
khác. Khu phi thuế quan gắn với cảng
An Thới và sân bay Phú Quốc. Hoạt
động của khu phi thuế quan bao gồm
các loại hình sản xuất, kinh doanh chủ
yếu như: (1) Sản xuất, gia công, tái chế,
lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu
và hàng phục vụ tại chỗ; (2) Thương
mại hàng hóa(7); (3) Thương mại dịch
vụ(8); (4) Xúc tiến thương mại(9) và các
hoạt động thương mại khác.
Tất cả các dự án đầu tư vào KKT Phú
Quốc - Nam An Thái đều được hưởng
các ưu đãi dành cho địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các
dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại đây
là dự án đầu tư vào khu du lịch quốc gia
thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến
khích đầu tư.
Chính phủ cam kết sẽ dành vốn đầu
tư thích đáng từ ngân sách và tín dụng
ưu đãi, hỗ trợ cho việc thuê tư vấn nước
ngoài lập quy hoạch chi tiết các khu
chức năng và phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật - xã hội và các công
trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan
trọng, cần thiết để đảm bảo cho sự hoạt
động và phát triển của KKT Phú Quốc -
Nam An Thới. Chính phủ cũng hỗ trợ
đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng, như xây dựng trục đường chính
xuyên đảo từ An Thới - Dương Đông -
Bãi Thơm; đường vòng quanh đảo và
các tuyến nhánh đến các điểm du lịch,
các khu dân cư; xây dựng các cảng du
lịch tại vịnh Đất Đỏ, cảng Dương Đông,
Bãi Vòng; các cảng hàng hóa An Thới,
Vịnh Đầm và một số cảng hành khách
khác quy mô phù hợp phục vụ việc đưa,
đón khách du lịch; xây dựng sân bay
quốc tế Phú Quốc; nhà máy phát điện
diezen, phát triển điện gió, điện mặt trời,
xây dựng tuyến cáp ngầm đưa điện ra
đảo và hệ thống lưới điện thống nhất
trên toàn đảo; xây dựng các cơ sở hạ
tầng kỹ thuật khác như cấp thoát nước,
bưu chính viễn thông,...(7)
Kể từ khi ban hành Quyết định số
38/2006/QĐ-TTg, cho đến nay, đảo Phú
Quốc đã được đầu tư phát triển mạnh
mẽ. Hình ảnh của đảo đã được nâng
tầm, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tốt
tiềm năng, thế mạnh về du lịch và trở
thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước. Kinh
tế Phú Quốc tăng trưởng cao, bình quân
22%/năm; GDP bình quân đầu người
năm 2012 đạt 50 triệu đồng; khách du
lịch tăng bình quân hơn 13%/năm, đạt
(7) Bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển
khẩu, tạm nhập - tái xuất, phân phối, cửa hàng
và siêu thị bán lẻ, cửa hàng và siêu thị miễn
thuế.
(8) Gồm cả phân loại, đóng gói, vận chuyển giao
nhận hàng hóa quá cảnh, bảo quản, kho tàng,
kho ngoại quan, tài chính, ngân hàng, vận tải,
bảo hiểm, vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống.
(9) Như hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm, các chi nhánh và văn phòng đại
diện của các công ty trong nước và nước ngoài
và các tổ chức tài chính - ngân hàng.
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam...
37
362.281 lượt người năm 2012(10). Trên
đảo đã xuất hiện nhiều khu du lịch,
khách sạn hiện đại. Năm 2012 đảo đã
đưa sân bay quốc tế Phú Quốc đi vào sử
dụng. Hiện tại, Phú Quốc cũng đang
trong quá trình hoàn thiện tuyến đường
vòng quanh đảo. Đến tháng 4/2012,
huyện đảo Phú Quốc còn 87 dự án đăng
ký đầu tư, với tổng nguồn vốn hơn
59.000 tỷ đồng, phần lớn là những dự án
phát triển khu du lịch, khu dân cư và
khu đô thị.
Huyện đảo Phú Quốc phấn đấu đến
năm 2020 đạt tăng trưởng kinh tế bình
quân 26%/năm; cơ cấu kinh tế gồm:
thương mại-dịch vụ (50%), nông-lâm-
thủy sản (27%) và công nghiệp-xây
dựng (23%). Hàng năm, huy động vốn
đầu tư toàn xã hội trên 5.000 tỷ đồng,
thu hút 2 triệu khách du lịch; tỷ lệ hộ
nghèo giảm còn dưới 2%. Phú Quốc sẽ
cơ bản đạt các tiêu chí là “Trung tâm du
lịch sinh thái chất lượng cao”.
Tuy nhiên, hiện tại kinh tế Phú Quốc
vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng, lợi thế của đảo này. Các cơ chế
chính sách khuyến khích đầu tư, chương
trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước chưa
phát huy hiệu quả đồng bộ. Đầu tư xây
dựng hệ thống giao thông, điện, nước,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch
còn thấp, chất lượng dịch vụ-du lịch
chưa cao, khách lưu trú, nhất là khách
quốc tế còn rất ít. Sản phẩm du lịch đơn
điệu, chất lượng không đồng đều, khả
năng cạnh tranh thấp,
Việc triển khai các dự án đầu tư ở
huyện đảo Phú Quốc cũng có nhiều bất
cập, ảnh hưởng đến chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ,
tính đến cuối năm 2010, Phú Quốc đã
phê duyệt 229 dự án đầu tư, với tổng
diện tích đất 10.756,11 ha. Trong đó,
chính quyền địa phương đã cấp Giấy
chứng nhận đầu tư cho 56 dự án, có diện
tích đất 2.329,44 ha; 181 dự án chưa cấp
Giấy chứng nhận đầu tư do đang lập quy
hoạch chi tiết, rà soát quy hoạch. Song,
đến tháng 4/2012 trong số các dự án
được cấp phép đầu tư mới chỉ có 9 dự án
đưa vào hoạt động(11), những dự án còn
lại đến nay vẫn còn “treo”.
Việc cấp phép đầu tư và đất đai
không theo tiến độ kế hoạch và tràn lan
đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất
của người dân. Theo kế hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 ở huyện Phú Quốc,
quỹ đất dành cho các khu du lịch là
1.800 ha và năm 2030 là 3.861 ha,
nhưng đến năm 2012 chính quyền địa
phương đã cấp phép đầu tư cho các dự
án du lịch có tổng diện tích gần 7.000
ha, vượt xa chỉ tiêu quy hoạch, trong đó
có nhiều dự án trùng địa điểm, không
phù hợp quy hoạch. Trong số 137 dự án
(10) Nếu so với mốc thời gian năm 2004 khi “Đề
án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020” của tỉnh Kiên
Giang được ban hành, huy động vốn đầu tư
toàn xã hội năm 2012 tăng 11 lần so với năm
2004, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% năm 2004
còn 2,24% năm 2011.
(11) Có tổng vốn đầu tư chỉ 713 tỷ đồng.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013
38
đầu tư bị thanh tra, có 97 dự án bị kiến
nghị cần dừng lại, trong đó 63 dự án cần
phải thu hồi vì cấp sai quy hoạch, chồng
lấn địa điểm, chậm triển khai, hoặc nhà
đầu tư tự trả lại dự án; 20 dự án cần phải
xem xét lại do chưa phù hợp mục đích
sử dụng đất (rừng) theo quy hoạch hoặc
chậm tiến độ(12). Ngoài ra, Thanh tra
Chính phủ cũng cho rằng việc quản lý
rừng phòng hộ của UBND huyện Phú
Quốc rất lỏng lẻo. Diện tích rừng phòng
hộ năm 2005 của Phú Quốc là 11.653ha,
theo kế hoạch đến năm 2010 giảm còn
khoảng 7.813 ha, nhưng thống kê đến
cuối năm 2010 diện tích thực tế rừng
phòng hộ chỉ còn khoảng 4.254 ha.
3. Một số bài học rút ra
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển
của KKT ven biển Việt Nam, nhất là ba
KKT ven biển Chu Lai, Dung Quất và
Phú Quốc - Nam An Thới, sơ bộ có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, các KKT cần được xây
dựng tại những địa điểm thuận lợi, nằm
trên các trục giao thông chính, gồm cả
đường biển, đường bộ và đường không.
Với tính chất “tổng hợp”, các KKT ven
biển nên có điều kiện địa lý thuận lợi để
trở thành những đô thị hiện đại trong
tương lai không xa. Tuy nhiên, nếu so
với hai KKT mở còn lại thì chỉ có Phú
Quốc có nhiều tiềm năng phát triển trở
thành đô thị trong tương lai gần nhất.
Nếu nhìn từ góc độ của các KKT ven
biển, có thể thấy rằng triển vọng phát
triển của các KKT cửa khẩu của Việt
Nam không mấy sáng sủa vì hầu hết các
KKT này đều không có được một vị trí
địa lý thuận lợi, chưa kể lại được xây
dựng tại những vùng lạc hậu hơn so với
cả nước.
Thứ hai, cả ba KKT trên được thành
lập nhanh song phát triển rất chậm và
gần đây có dấu hiệu chững lại. Các dự
án đầu tư vào đây chưa được nhiều như
mong đợi, nhiều dự án vẫn trong tình
trạng “treo” không rõ đến bao giờ. Đây
là đặc điểm chung trong tiến trình phát
triển ồ ạt, chưa hiệu quả của các KKT
trong cả nước. Ngay cả KKT Chu Lai là
KKT được thành lập sớm nhất trong cả
nước (từ năm 2003), nhưng các dự án
đầu tư bị triển khai cho đến nay vẫn
chậm trễ. Hơn nữa, sự liên kết kinh tế
giữa các KKT với các vùng lân cận còn
nhiều hạn chế. Chỉ riêng việc tách Chu
Lai khỏi Dung Quất đã cho thấy những
rào cản vô hình về chia cắt hành chính
lại tạo nên sự chia cắt không gian kinh
tế, rất đáng rút kinh nghiệm.(12)
Thứ ba, thể chế của ba KKT trên còn
chưa thông thoáng, chưa mở thực sự hay
thực chất. Tính hấp dẫn về mặt thể chế
của ba KKT này chủ yếu nằm ở chỗ cho
phép thành lập một khu phi thuế quan.
Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập
WTO và các hàng rào thuế quan đang
giảm dần. So với hai KKT còn lại thì chỉ
có KKT Phú Quốc - Nam An Thái có
tiềm năng và tầm nhìn tương đối rõ ràng
khi phấn đấu trở thành một Đặc khu
kinh tế - hành chính trực thuộc Trung
(12) Trong số này có tới 59 dự án du lịch, bao
gồm 37 dự án du lịch sinh thái.
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam...
39
ương. Kinh nghiệm phát triển các KKT
của thế giới cho thấy, chính quyền địa
phương (Ban quản lý KKT) cần có mức
độ độc lập, tự chủ hơn nữa để phát huy
các sáng kiến và thí nghiệm của mình,
thay vì chỉ sử dụng yếu tố “thuế quan”
và cấp đất.
Thứ tư, việc quản lý các KKT còn
quá nhiều bất cập. Ở cả ba KKT kể trên
cũng như tình trạng của nhiều KKT
trong cả nước đều có vấn đề sử dụng đất
đai rất lãng phí do tồn tại nhiều dự án
đầu tư “treo”, việc giải phóng mặt bằng
và đền bù chưa thỏa đáng gây ra nhiều
bức xúc trong nhân dân địa phương.
Ngoài ra, báo cáo của Thanh tra Chính
phủ cũng cho thấy tồn tại tình trạng
“tiêu cực” trong quản lý đất đai, cấp
phép đầu tư, gây ra tình trạng “băm nát”
quy hoạch địa phương. Khả năng quản
lý yếu kém, tình trạng tham nhũng đang
ảnh hưởng đến khả năng có được quyền
tự chủ nhiều hơn của chính quyền địa
phương và Ban quản lý các KKT trong
tương lai.
Thứ năm, công tác quy hoạch, điều
tra khảo sát và quyết định đầu tư của các
KKT nói chung và các KKT mở, ven
biển nói riêng ở Việt Nam còn thiếu tầm
nhìn tổng thể và dài hạn, vẫn còn bị các
lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của địa
phương và ngành chi phối. Mục tiêu đề
ra thường quá hoành tráng, song điều
kiện thực hiện, triển khai thường không
theo kịp, dẫn đến mục tiêu và kế hoạch
đề ra ban đầu bị bóp méo và không đạt
được như ý. Hậu quả là phá vỡ quy
hoạch, kế hoạch chung, làm lãng phí
tiền của và công sức của cả nước, địa
phương lẫn người dân, gây không ít bức
xúc trong xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai
(2012), Báo cáo tình hình đầu tư phát triển Khu
kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam.
2. Ban quản lý Khu kinh tế mở Dung Quất
(2013), Báo cáo tình hình đầu tư phát triển Khu
kinh tế mở Dung Quất, Quảng Ngãi.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Kỷ yếu
Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát
triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
ở Việt Nam. Hà Nội.
4. Hà Minh (2009), “Khu kinh tế mở Chu
Lai: Thật sự mở?”, Báo “Sài Gòn giải phóng”
ngày 19/02/2009.
5. Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Nam
(2009), Khu kinh tế mở Chu Lai - Thực tiễn xây
dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học.
6. Bộ Kế hoạch đầu tư (2011), Tái cơ cấu
nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng -
những vấn đề đặt ra cho các KKT, KKT cửa
khẩu ở Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo.
7. Nguyễn Quang Thái (Chủ biên) (2010),
Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại
vùng ven biển Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
8. Tỉnh ủy Kiên Giang (2012), Báo cáo sơ
kết 8 năm thực hiện “Đề án phát triển tổng thể
đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020”.
9. Võ Đại Lược (2009), "Vấn đề xây dựng
các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam",
Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số
10 (162).
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013
40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24187_80903_1_pb_9185_2009790.pdf