A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong môi trường sống nói chung, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch là vô cùng quan trọng. Đồng thời với việc bảo vệ và cung cấp nước sạch, việc thải và xử lý nước thải trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc đối với toàn thể loài người.
Trong những năm gần đây,cùng với sự phát triển của nền công ghiệp nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động. Do đặc thù của nền công nghiệp mới phát triển, chưa có sự quy hoạch tổng thể và nhiều nguyên nhân khác nhau như: điều kiện kinh tế của nhiều xí nghiệp còn khó khăn, hoặc do chi phí xử lý ảnh hưởng đến lợi nhuận nên hầu như chất thải công nghiệp của nhiều nhà máy chưa được xử lý mà thải thẳng ra môi trường. Mặt khác nước ta là một nước đông dân, có mật độ dân cư cao, nhưng trình độ nhận thức của con người về môi trường còn chưa cao, nên lượng chất thải sinh hoạt cũng bị thải ra môi trường ngày càng nhiều.Điều đáng quan tâm là do pháp luât viêt nam chưa có những hình phạt xác đáng và biện pháp đúng đắng để bảo vệ môi trường nước. Chính lẽ đó dẫn tới sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường sống, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước, sức khỏe, đời sống của nhân dân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực.
Trong đó, ô nhiễm nguồn nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Ngày nay vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch đang là một mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Và đây cũng là một vấn đề cấp bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nhằm mục đích góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của con người,nên em chọn đề tài “PHÁP LUẬT VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC”.Em hy vọng qua bài tiểu luận này sẽ tác động một phần nào đó vào ý thức của toàn thể loài người về môi trường nước, sẽ đã thông vào tư tưởng và giúp họ có một cái nhìn thông thoáng hơn về môi trường nước.
II.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1Mục đích
- Nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên
- Tập cho sinh viên bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học
- Cho thấy tầm quan trọng của môi trường nước
- Làm rò hơn về pháp luật viêt nam với môi trường nước
1.2Yêu cầu
- Nêu ra phần tổng quan về thực trạng môi trường nước hiện nay
- Đưa ra đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước
- Giải pháp đẻ bảo vệ môi trường nước
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề ô nhiễm môi trường nước, pháp luât đối với ô nhiễm môi trường nước và biện pháp khắt phục.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tiềm hiểu môi trường nước với pháp luật trong phạm vi cả nước đặc biệt quan tâm nhiều hơn đối với các thành phố lớn
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
- Nâng cao nhận thức của con người về vấn đề ô nhiễm môi trường nước
- Giúp hiểu biết thêm về pháp luật với môi trường nước
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân loại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tiềm kiếm, thu thập thông tin
35 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật với ô nhiễm môi trường nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và toàn quân. Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường . Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường cần được gắn với trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và mọi người dân theo nguyên tắc "mình vì mọi người, mọi người vì mình" là tuyệt đối đúng. Văn hóa môi trường cần được sớm hình thành bên cạnh văn hóa công sở, văn hóa thôn xóm, văn hóa doanh nghiệp.
Thành công của công tác bảo vệ môi trường là giải quyết tốt hàng loạt mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, cục bộ và tổng thể. Công tác này đòi hỏi phải tập trung, kiên trì, giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tiến hành đồng bộ các biện pháp một cách thường xuyên, liên tục với quyết tâm cao
nhất. Bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, an toàn. An ninh sinh thái là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. Vì vậy, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, khó khăn mang tính toàn cầu; là yếu tố bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi từ thói quen, nếp nghĩ, tâm lý đến hành động của từng người, cộng đồng của từng quốc gia và toàn thế giới. Chính những điều đó hình thành nên đạo đức và nhân văn môi trường và là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh trong thời đại mới.
1.2. Pháp luật của nhà nước
THEO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 52/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005 ĐÃ QUY ĐỊNH NHƯ SÂU:
Điều 57. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển
1. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường biển.
2. Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển phải được kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội Chủ Nghiã Việt Nam
Điều 59. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông
1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông.2. Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư.Điều 60. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.
2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.
3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.
Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực song
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm sau đây:a) Công khai thông tin các nguồn thải ra sông;
b) Kiểm soát nguồn thải vào nước sông và xử lý các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trường;
c) Phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc xác định đối tượng gây thiệt hại về môi trường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng bị thiệt hại thuộc các địa phương khác trên lưu vực.2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý.
Trường hợp có thiệt hại về môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ chức việc điều tra, đánh giá về mức độ thiệt hại và yêu cầu các đối tượng gây thiệt hại phải bồi thường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguồn thải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông1. Việc điều phối hoạt động bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.
Điều 63. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước
2.Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao,kênh,mương, rạch.4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.
Điều 65. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
1. Việc bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác nước dưới đất được quy định như sau:
a) Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật;
b) Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
2. Dự án khai thác khoáng sản, dự án khác có sử dụng hoá chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hoá chất, chất thải độc hại, chất thải phóng xạ, sinh vật nhiễm bệnh vào nguồn nước dưới đất.3. Kho chứa hoá chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hoá chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc định kỳ trữ lượng, chất lượng nước dưới đất.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua,các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước đã lên mức báo động. Có lẽ con số khiến nhiều người lo lắng hơn cả là cơ quan chức năng đã phát hiện đến hơn 3.000 vụ việc, tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường tăng đến 275% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, có 1.034 doanh nghiệp, 2.096 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. 62 vụ đã bị khởi tố với hơn 106 bị can.Thật ra, tội phạm về môi trường đang gia tăng đến mức báo động không phải là chuyện “cây kim trong bọc lâu ngày lòi ra”. Bởi hầu như không
ngày nào mà báo chí không có thông tin về tình trạng xâm hại môi trường. Do vậy, con số hơn 3.000 vụ việc mà cơ quan cảnh sát đã nêu không phải là con số kinh hoàng. Trên thực tế số vụ việc vi phạm có lẽ còn cao hơn rất nhiều nhưng vì nhiều lý do chưa bị phát hiện. Điều đáng lo là bên cạnh số vụ việc vi phạm trên, dù không thấy con số thiệt hại tính bằng tiền, nhưng ai cũng biết mối nguy hại vô cùng lớn mà chúng ta đang gánh chịu.
Thiệt hại đó không chỉ dừng lại ở kinh tế mà đó còn là sức khoẻ cộng đồng và lòng tin của nhân dân. Nó cũng cho thấy một nền kinh tế phát triển thiếu tính bền vững khi một bộ phận không nhỏ cá nhân, doanh nghiệp đã vì lợi nhuận mà xem nhẹ sự trường tồn của môi trường. 62 vụ việc bị khởi tố so với con số 3.000 vụ việc đã bị phát hiện lại tiềm ẩn một mối lo khác. Đó là sự thiếu cương quyết của pháp luật đối với loại tội phạm vô cùng nguy hiểm này. Nó khiến ta liên tưởng đến vụ Vedan, một vụ vi phạm pháp luật về môi trường điển hình đã bị phát hiện quả tang nhưng chỉ bị xử lý hành chính.
Hai năm qua, những người đã cố tình vi phạm pháp luật đó không chỉ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mà còn mặc sức kỳ kèo trả giá với những người nông dân đáng thương về số tiền bồi thường. Hay một Hào Dương (TPHCM) đã nhiều lần vi phạm, đã bị phát hiện, nhưng tiếp tục tái phạm. Cá chết trắng ao hồ, ruộng vườn không canh tác được, sông suối bị bức tử…
Người nông dân thì trắng tay, chưa kể sức khoẻ cộng đồng bị xâm hại nghiêm trọng. Tất cả những thiệt hại hiển hiện ngay trước mắt chúng ta đó vì sao không thể là bằng chứng để chứng minh tội phạm? Thật đáng rùng mình nếu trong hàng ngàn vụ không bị khởi tố đó có một vài vụ giống Vedan. Sự so sánh này có vẻ khập khiểng.
Thế nhưng, nó cũng cho thấy một thực tế là pháp luật về môi trường của chúng ta còn quá nhiều kẽ hở. Đó là việc bình thường, bởi pháp luật phải va chạm với cuộc sống thì mới được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Điều không bình thường là đã hơn 2 năm trôi qua, chúng ta dường như vẫn chưa làm gì đủ để ngăn chặn sự xuất hiện của những Vedan khác. Những khiếm khuyết của pháp luật ngày càng bị những đối tượng vi phạm, cố tình vi phạm tận dụng triệt để trước sự bất lực của người dân.
Tình trạng vệ sinh môi trường nước nhìn chung còn rất yếu kém và đang xuống cấp nghiêm trọng. Các dịch bệnh mấy năm gần đây bùng phát trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cản trở tốc độ phát triển kinh tế- xã hội.”
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính đưa ra tại Hội thảo "Vệ sinh môi trường với quản lý tổng hợp tài nguyên nước" - do Hội Cấp thoát nước Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 6/6/2010 tại Hà Nội.
Mặc dù vấn đề quản lý vệ sinh môi trường nước, đặc biệt là các lưu vực sông, ở nước ta đã được đưa ra nhưng việc thực hiện chưa đồng bộ và triệt để. Chính vì thế nên chất lượng nước ở nhiều con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đồng Nai... đã suy thoái nhanh.
Hậu quả là không thể cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân cũng như không thể cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, còn do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của con người đang sinh sống trong lưu vực cũng làm cho các dòng sông nhanh chóng xuống cấp.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng đứng trên phương diện quản lý tổng hợp tài nguyên nước, việc xử lý hiệu quả các dòng sông chỉ trong phạm vi ranh giới hành chính là rất khó, và chưa có biên pháp xử lý đích đáng.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1 THỰC TRẠNG
1.1.Thực trạng hiện nay
Nước là một trong những tài nguyên quan trọng không thể thiếu, và là nguồn sống của bất cứ một loài sinh vật nào sinh sống trên trái đất, cụ thể hơn nó quyết định sự tồn tại của một quốc gia, một dân tộc. Thế nhưng, ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao thì dường như người ta đang quên đi việc gìn giữ và bảo tồn nguồn nước sạch, quyết định đến sự sống của mỗi chúng ta. Việc lạm dụng các loại hóa chất trong sản xuất, chế biến, sử dụng vô tội vạ các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp khiến nguồn nước của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo công bố kết quả kiểm tra của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, hiện có đến 40% các khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường.
Ở miền Bắc, ngoài các khu công nghiệp Phú Minh, Quang Minh (Hà Nội), Thụy Vân (Phú Thọ)… gây bức xúc trong dư luận vì hành vi xả thải ra môi trường, thì riêng trong năm 2010, các đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường đã phát hiện, có bốn khu đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng chưa đạt yêu cầu và bảy khu công nghiêp xã nước thải chưa đạt tiêu chuẩn.
Một điều tưởng như mâu thuẫn, nhưng lại rất... “hợp thời”, đó là tình trạng ô nhiễm nước xảy ra đặc biệt nghiêm trọng ở các đô thị lớn của chúng ta như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đây là hai đô thị lớn với rất nhiều sông ngòi, kênh rạch chạy trong và xung quanh thành phố. Tuy nhiên, ở 2 thành phố này, nước thải sinh hoạt phần lớn không có hệ thống xử lý tập trung mà đều xả trực tiếp ra sông, hồ, kênh, mương. Tổng lượng nước thải của thành phố Hà Nội, theo báo cáo của UB KHCN và MT lên tới 300.000-400.000 m3/ngày cộng với lượng rác thải sinh hoạt chưa thu gom được... đang ngày ngày được “vô tư” xả xuống các khu đất, ven hồ, xuống sông, hồ, kênh, mương trong nội thành. Vì vậy chỉ số BOD, oxy hòa tan, các chất NH4, NO2 ở các sông, hồ, kênh, mương nơi đây đều vượt quá quy định cho phép gấp nhiều lần.
Cũng theo bản báo cáo của ủy ban này thì: Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ nước ta chỉ chiếm khoảng 37,5%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nước từ lãnh thổ các quốc gia trên thượng nguồn sông Mê Kông, sông Mã, sông Hồng... chảy vào. Riêng trữ lượng nguồn nước ngầm cũng chỉ ở mức trung bình so với các nước trên thế giới
Đáng chú ý, một đơn vị xả nước thải vượt quy chuẩn trên mười lần và ba đơn vị xả thải vượt quy chuẩn từ hai tới dưới năm lần.
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố hàng loạt khu công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các khu công nghiệp Cát Lái 2, Hiệp Phước, Tân Tạo, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi và Bình Chiểu, với lưu lượng nước xả thải trên 1.000 m3/ngày đêm.
Tại Bình Dương, đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện 14 trong tổng số 21 khu công nghiệp tại địa phương này xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Trong đó, tám khu xả thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải cho phép hơn 10 lần gồm: Bình Đường, Sóng Thần 2, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Đồng An 1, Mỹ Phước 3, Nam Tân Uyên và Việt Hương 2; 3/21 khu xả thải vượt chuẩn cho phép từ 5 đến dưới 10 lần gồm VSIP 2, Mỹ Phước 1, Mai Trung...
Tại Bà Rịa- Vũng Tàu, Đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện 2 khu công nghiệp xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép là Phú Mỹ 1 và Mỹ Xuân A2.
Tại "điểm nóng" Tân Hải, huyện Tân Thành, trong 22 doanh nghiệp chế biến hải sản thì chỉ có 2 doanh nghiệp có hệ thống xử lý có nước thải đạt yêu cầu.
Trước đó, từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011, khi tái kiểm tra 19 cơ sở chế biến hải sản, Sở Tài nguyên Môi trường Bà Rịa- Vũng Tàu đã phát hiện 17 doanh nghiệp chưa hoàn thành hệ thống xả thải bảo vệ môi trường và xử phạt các DN trên 911 triệu đồng…
Theo một lãnh đạo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn còn nhiều bất cập trong việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của
một số khu công nghiệp, cũng như công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc xả thải ra môi trường.
Ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn yếu, việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải tại một số khu công nghiệp chưa nghiêm túc, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của người dân xung quanh.
Ông Nguyễn Văn Sử, Trưởng khoa Kinh tế phát triển, Học viện Chính trị Hành chính, cho rằng: Đối với các khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng, cần rà xét lại quy hoạch bố trí sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng mới đồng bộ; kiên quyết không cho phép hoạt động khi chưa có hệ thống xử lý phế liệu, phế thải tập trung đúng tiêu chuẩn.
Với các dự án khu công nghiệp mới, cần có phê duyệt chặt chẽ, đồng bộ; tạm ngừng cấp phép xây dựng đối với địa phương có quá nhiều cơ sở khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước.
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí.Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điềm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được nhữnh tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng . Cộng đồng dân cư đang phải đối mặt với thảm họa về môi trường nước.
Sự vô tư của con người
Chúng ta đã rất sợ hãi khi thông tin một loạt hệ thống hồ trong thành phố bị nhiễm phẩy khuẩn tả, nỗi sợ này sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu người ta được chứng kiến, sinh sống bên cạnh những “dòng sông” đen đặc chất thải và mùi hôi thối của Hà Nội. Nếu múc một cốc nước hồ Linh Quang (hồ đầu tiên bị phát hiện nước có phẩy khuẩn tả ở Hà Nội) để bên cạnh một cốc nước sông Tô Lịch hay sông Kim Ngưu thì người ta sẽ thấy, nước hồ Linh Quang còn...
nước đen ngòm. Thực tế, có hàng chục ngàn hộ dân đang sống cạnh những con sông mà không thể nói là sông này. Trừ một vài nơi có nước máy, còn lại hầu hết đều sử dụng nước giếng khoan, từ ăn uống, tắm rửa,... nước chỉ được lọc qua một hệ thống lọc rất thô sơ rồi đem vào sử dụng ngay. Bản thân họ, không ý thức được (hay không “muốn” ý thức) về việc quản lý nguồn nước sạch cho bản thân. Bên cạnh sự vi phạm của các đơn vị sản xuất trong việc xả nước thải bừa bãi xuống sông hồ, người dân cũng “góp” một phần không nhỏ vào việc ô nhiễm nguồn nước khi cũng “vô tư” xả nước bẩn sinh hoạt ra ngoài mà không ý thức được rằng đang làm hại chính môi trường sống của mình.
Có ý kiến cho rằng, ở độ sâu 100m thì nước ngầm vẫn đảm bảo chất lượng, tuy nhiên với điều kiện của những hộ gia đình thì ít ai có điều kiện để có thể khoan giếng sâu đến mức ấy để mong có nguồn nước sạch cho gia đình mình. Trung bình các giếng khoan các hộ gia đình khoan chỉ có độ sâu từ 30 tới 50 mét là nhiều - theo anh Long một “chuyên gia” về khoan giếng nước ngầm ở phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai cho biết. Được biết, Hoàng Mai là đơn vị đang “sở hữu” rất nhiều sông, hồ có “vấn đề” về chất lượng nước như sông Kim Ngưu, một phần sông Tô Lịch và các ao hồ với diện tích mặt nước khá rộng. Và Hoàng Mai cũng là một “trọng điểm” của dịch tiêu chảy cấp kinh hoàng vừa qua.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các
chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Nhìn chung pháp luật nước ta thiếu cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng , cơ quan nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của các nhà doanh nghiệp, của nhũng người thiếu ý thức về ô nhiễm môi trường nước.
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí.. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên#. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và
Ở vùng nông thôn Việt Nam
Theo kết quả tổng quan điều tra dân số thì dân số nông thôn Việt Nam chiếm 76,5% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên nếu tính cả dân số các đô thị loại V chiếm khoảng 7% thì địa bàn cấp nước và vệ sinh nông thôn phải phục vụ là hơn 83% hay khoảng 64 triệu người. Dự báo đến năm 2020 dân số nông thôn và các đô thị nhỏ khoảng 69 triệu người. Trong đó dân số tại các đô thị nhỏ là 19%. Đô thị nhỏ ở đây chủ yếu là đô thị loại V với dân số tới 30.000 người, là những thị trấn, thị tứ nhỏ nằm rải khắp và gắn bó mật thiết với các vùng nông thôn. Ngoài gần 9000 xã vùng nông thôn, còn có 520 thị trấn, đô thị nhỏ. Trong số các xã, xét theo địa lý có 2.061 xã vùng cao, 1763 xã vùng núi, 335 xã biên giới, 47 xã hải đảo, 556 xã ven biển, 800 xã ven đô.Có thể nói, nông thôn nước ta là nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho đất nước. Trong khi đó đời sống nhân dân nông thôn vẫn còn nghèo, gặp nhiều khó khăn, bao gồm cả vấn đề cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường.Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.
Hiện nay ý thức bảo vệ môi trường nông thôn chưa tốt, việc xả rác thải sinh hoạt hàng ngày xuóng các ao hồ tự nhiên vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm, đe doạ đến chất lượng nguồn nước ngầm do lượng nước thải không qua xử lý thấm xuống các tầng nước ngầm và mất mỹ quan môi trường sống.
Ngoài ra, do không được đầu tư đúng mức nên hệ thống cống thoát nước chưa được xây dựng hoàn chỉnh, hầu hết các cống không có nắp nên ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi. Mỗi gia đình có trung bình từ 4 – 5 người; chuồng lợn có từ 2 – 4 con; chuồng trâu, bò có từ 1 – 2 con; chuồng gà với khoảng 10 – 15 con, 10 – 20 con ngan vịt. Có một đến hai ao nhỏ để thả cá. Phần đất còn lại để trồng rau và cây ăn quả.nhiễm bụi.
1.2. Nguyên nhân
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường.Do những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường nước.
Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường nước, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường nước chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nước. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường nước và các loại tội phạm về môi trường nước vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường nước đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường nước.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường nước còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường
1.3. Hậu quả
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
- Gây ra tình trạng thất nghiệp đối với những người làng chài, tuyệt đường sinh sống của họ.
-Đe dọi nghiêm trọng đến tính mạng của toàn nhân loại.
-Trái đất nóng lên có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người chúng ta.1.4. Khen thưởng và xử phạt
*Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các dấu hiệu sự cố môi trường, khắc phục sự cố môi trường, suy thoái môi trường, ngăn chặn các hành vi huỷ hoại môi trường thì được khen thưởng.
Những người tham gia bảo vệ môi trường, khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà bị thiệt hại tài sản, sức khoẻ hoặc tính mạng thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
*Xử phạt
Người nào có hành vi phá hoại, gây tổn thương đến môi trường, không tuân theo sự huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố môi trường, trong thực hiện đánh giá tác động môi trường, vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người nào lợi dụng chức quyền vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra sự cố môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1 Đối với cá nhân
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
- Các cá nhân khai thác, sử dụng nước có trách nhiệm áp dụng các biện pháp bảo vệ hiệu quả nguồn nước được phép khai thác, sử dụng.
- Các cá nhân xả nước thải có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định trước khi thải ra ngoài và tiêu, dẫn nước thải đến nơi quy định; thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định của Luật này.
- Bản thân mỗi cá nhân phải thực hiên tốt bảo vệ môi trường nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia.
- Xây dựng các buổi học ngoại khóa về bảo vệ môi trường nước
- Tích cực tham gia, hưởng những phong trào này do trường đưa ra.
1.2. Đối với xã hội
Cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
Bốn là, Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xác định danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng; xử lý nghiêm các trường hợp xả nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đề xuất giải pháp xử lý, khôi phục. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
1.3. Đối với các Bộ, Ngành
-Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, phối hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của Luật này;
- Chỉ đạo công tác giám sát việc xả nước thải vào nguồn nước;
-Chỉ đạo công tác đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước; định kỳ công bố danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước;
-Quy định vùng bảo vệ nguồn nước.
-. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; bảo vệ các nguồn nước tại khu vực biên giới, hải đảo hoặc khu vực cấm khai thác, sử dụng nước vì lý do quốc phòng, an ninh.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
1.4. Đối với ủy ban nhân dân các cấp
1.4.1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương;
- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước;
- Tổ chức bảo vệ nguồn nước tại địa phương;
- Chỉ đạo công tác đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước; giám sát các hoạt động xả nước thải tại địa phương;
- Chỉ đạo việc khoanh, cắm mốc giới và quản lý vùng bảo vệ nguồn nước theo quy định.
1.4.2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương;
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
- Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn, xử lý các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
-. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên địa bàn xã; phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn.
1.5. Đối với nhà nước
- Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện quy hoạch, điều tra cơ bản tài nguyên nước; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước; nâng cao khả năng dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại do nước gây ra; xây dựng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong các hoạt động về tài nguyên nước.
- Nhà nước có kế hoạch ưu tiên đầu tư để giải quyết nước sinh hoạt cho dân cư các vùng khan hiếm nước, thường xuyên bị thiếu nước; đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về sử dụng nước tiết kiệm, tái sử dụng nước.
- Nhà nước áp dụng chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí tài nguyên nước đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
C. KẾT LUẬN
Qua những thông tin nghiên cứu ở trên về cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nước, những cơ sở thực tiễn ,những thực trạng tàn khốc của môi trường nước, về pháp luật còn nhiều thiếu sót đã và đang báo động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu ở trên thì việc làm cấp bách bây giờ của chúng ta là phải ngăn chặn và khắc phục những hâu quả hiện có và phải gắn liền với pháp luật.
Trong kế hoạch nghiên cứu tiếp theo tôi sẽ đi sâu hơn nữa về pháp luât của nhà nước với môi trường trên thế giới.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1, trang 4,5,6] . Văn kiên Đại hội Đảng lần thứ XI
[2, trang 6,7 8] . Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 52/2005/QH11 Ngày 29 tháng 11 năm 2005.
[3, trang 27,28] .Luật nhà nước về bảo vệ môi trường
[4].Tạp chí Khoa học Công nghệ- Môi trường. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
[5]. Lê Minh Toàn (chủ biên ) – Pháp Luật Đại Cương. Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật với ô nhiễm môi trường nước.doc