Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê

Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại và điều tiết của những quy luật kinh tế khách quan như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả . đòi hỏi phải cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện về tình hình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để trên cơ sở đó đề ra các chủ trương, các chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế .

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình trên thị trường. 2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thụy Khuê Chức năng Công ty giầy Thụy Khuê (JTK) có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các loại giầy dép và một số mặt hàng khác từ cao su phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo giấy phép kinh doanh XNK số 2051081 cấp ngày 18/12/1992. Phạm vi hoạt động kinh doanh XNK của Công ty là: Xuất khẩu: Các loại giầy dép và mặt hàng công ty sản xuất ra. Nhập khẩu: Vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác các nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước, đẩy mạnh hoạt động xuất thu ngoại tệ, góp phần vào công việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. 2.1.2.2. Nhiệm vụ. Công ty giầy Thụy Khuê là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Công ty giầy Thụy Khuê có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thủ dô Hà Nội và ngành da giầy Việt Nam. Nhiệm vụ của Công ty gồm: Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với sở công nghiệp Hà Nội, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuân thủ luật pháp về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp cvới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty giầy Thuỵ Khuê Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, Công ty đã không ngừng nâng cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được chia 3 cấp: Công ty, Xưởng, Phân xưởng sản xuất. Bộ máy lãnh đạo của Công ty bao gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và các trưởng phó phòng ban giúp việc cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo, quản lý thực hiện các chức năng quản lý nhất định như sau: Ban giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý Công ty, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhà nước -Sở Công nghiệp về tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty gồm 7 phòng ban với chức năng cụ thể như sau: + Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ trách các vấn đề nhập vật tư, xuất nguyên liệu, vật tư, thành phẩm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kiểm tra về mặt số lượng, chất lượng của nguyên liệu, vật liệu xuất thành phẩm trong kho, chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên hệ ký kết hợp đồng bán hàng. + Phòng hành chính: cũng có nhiệm vụ thực hiện các công việc có liên quan đến tổ chức quản lý, đối nội, đối ngoại trong Công ty, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tổng giám đốc theo chức năng của mình. + Phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính hạch toán kế toán trong Công ty chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như của Công ty, tham gia đề xuất với ban giám đốc Công ty biện pháp tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh với quyền hành và trách nhiệm của mình. + Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong sản xuất, máy móc và thiết bị công nghệ, kiểm tra vật tư sản xuất. Phòng chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, thiết kế mẫu sản phẩm mới. + Phòng đảm bảo chất lượng: có nhiệm vụ đưa ra các văn bản quy định cho các phòng ban nghiệp vụ,xưởng sản xuất để hướng dẫn thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của ISO 9002. Đưa ra các tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất là cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Phòng cơ năng có nhiệm vụ lắp đặt sửa chữa máy móc thiết bị, lắp đặt sửa chữa hệ thống điện nước. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc . Việc tổ chức bộ máy tập trung thống nhất từ trên xuống dưới tạo khả năng chuyên môn hóa và đẩy mạnh mối quan hệ, liên quan giữa các bộ phận là một yếu tố tạo nên sự thành công, phát triển của Công ty.Công ty bao gồm ba Xí nghiệp xuất khẩu giầy: + Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1 + Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 2 +Xí nghiệp giầy nữ thời trang xuất khẩu số 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty JTK: Ban giám đốc Phòng cơ năng Phòng kỹ thuật Phòng ĐBCL Phòng tài vụ Phòng hành chính PhòngKH và KD Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 2 Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 3 Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1 2.1.4.Quy trình sản xuất giầy của công ty. Quy trình sản xuất giầy diễn ra như sau: Nguyên liệu: Cao su, vải bạt, vải phin, hóa chất, bạt mộc, chỉ, ô-zê Công đoạn bồi: Bồi bạt với vải phin Công đoạn đúc đế: Hóa chất + cao su + kếp để đúc ra đế Công đoạn cắt: Cắt các vải đã bồi thành mũ giầy Công đoạn gò: Mũ giầy được lắp ghép vào đế bằng các loại hóa chất và keo sau đó lồng vào phom giầy, gò định hình sau đó lưu hóa trong lò hấp 60 phút. Công đoạn may: May hoàn chỉnh mũ giầy Công đoạn hoàn thiện: Xâu dây giầy, kiểm tra chất lượng, đóng gói 2.1.5.Bộ máy kế toán của Công ty giầy Thuỵ Khuê Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ nhưng vẫn phát được tính hiệu quả trong công việc . Việc phân công công tác không những đáp ứng được nhu cầu công việc mà còn phát huy được năng lực chuyên môn của từng người đảm bảo tính độc lập và chuyên môn hoá cao. Đội ngũ cán bộ phòng đều có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác nên đã nhanh chóng thích ứng với chế độ kế toán doanh nghiệp mà Bộ Tài chính đã ban hành. Bằng sự nỗ lực cố gắng luôn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao như quản lý sự vận động của nguồn vốn, tài sản một cách chặt chẽ, cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định quản lý của ban giám đốc và các phòng ban chức năng. Hệ thống sổ sách kế toán tương đối đầy đủ,chi tiết cho từng nguồn vốn,việc ghi chép trên sổ thường xuyên và theo nếp nên thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Tổ chức chứng từ luân chuyển hợp lý , hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo thống kê nội bộ đầy đủ kịp thời giúp lãnh đạo nắm bắt tình hình tài chính của Công ty nhanh chóng và chính xác. *Hình thức tổ chức kế toán của công ty. Căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Công ty đã trình bày ở trên, hơn nữa địa bàn sản xuất tập trung đồng thời việc tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty phải làm sao để cho bộ máy đó linh hoạt, gọn nhẹ, vừa hoạt động có hiệu quả vừa nâng cao trình độ các cán bộ kế toán. Cho nên công tác kế toán Công ty giầy Thụy Khuê được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán, từ việc hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết, đến việc lập báo cáo kế toán. ở các Xí nghiệp không tổ chức bộ máy kế toán riêng, chỉ bố trí các nhân viên Kừ toán .Mỗi nhân viên kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tính tiền lương và các khoản bảo hiểm cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm. Phòng kế toán của Công ty có 8người, bao gồm: 1 kế toán trưởng, và các nhân viên kế toán. Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, mỗi bộ phận kế toán được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. + Kế toán trưởng -: Là người trợ giúp cho giám đốc về công tác chuyên môn, điều hành mọi công việc chung trong phòng, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. +Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo vào cuối tháng ,cuối quí +Kế toán thuế: Cân đối khấu trừ thuếvà tính toán các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. + Kế toán thanh toán: là người ký duyệt các phiếu chi thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán. +Kế toán tiền mặt: quản lý tiền mặt, căn cứ chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất, nhập quỹ tiền mặt, đồng thời kiêm kế toán công cụ dụng cụ. + Kế toán ngân hàng: có nhệm vụ theo dõi các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng và số dư tiền gửi tại các ngân hàng. + Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ. + Kế toán vật tư: Thực hiện việc ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty giầy Thụy Khuê Kế toán trưởng Kế toán thuế Kế toán thanh toán Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán tiền lương và Kế toán vật tư Kế toán XN giầy XK số 1 Kế toán XN giầy XK số 2 Kế toán XN giầy XK số 3 Kế toán tổng hợp *Hình thức chứng từ: Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và áp dụng hình thức nhật ký chứng từ với hệ thống các sổ kế toán, chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán thống nhất. Sơ đồ luân chuyển chứng từ Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ gốc ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ , thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu , kiểm tra 2.2 phân tích tình hình doanh thu bán hàng tại công ty giầy thuỵ khuê. 2.2.1 Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng qua các năm. Để thấy được sư biến động và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm ta phân tích tốc động của chỉ tiêu này qua 5 năm theo biểu phân tích sau: Năm Doanh thu bán hàng %HT so sánh liên hoàn khi loại trừ giá %HT so sánh định gốc sau khi loại trừ giá 1998 17.053.313 100 100 1999 18.588.112 109 109 2000 21.562.211 116 126,2 2001 26.737.142,1 124 156,8 2002 30.120167,2 112,6 176,6 4 T= 1,09 x 1,16 x 1,24 x 126 = 1.12 Theo các số liệu tính toán được ta có những nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Giầy Thuỵ Khuê như sau: Doanh thu bán hàng của Công ty trong 5 năm( từ năm 1998 đến năm 2002)luôn luôn tăng mạnh , tỷ lệ tăng thấp nhất là 2%, cao nhất là 20% và tỷ lệ tăng bình quân là 1,12% năm. Điều này đã chứng tỏ Công ty đang làm ăn có hiệu quả và ngày càng thành đạt. Để hiểu rõ hơn về kết quả này ta đi sâu phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng theo 2 phương pháp so sánh là so sánh liên hoàn và so sánh định gốc: 2.2.1.1 Dựa vào phưong pháp so sánh liên hoàn: Tức là ta đi so sánh doanh thu bán hàng của năm sau so với năm trước liền kề với nó để thấy được mức tăng trưởng doanh thu của mỗi năm là bao nhiêu để từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời .Cụ thể: Năm 1999 doanh thu đạt 102% tức là tăng so với năm 1998 2%ứng với số tiền 49.6677 ngàn . Đây là năm coc tốc độ tăng doanh thu chậm nhất, điều này cho thấy trong kỳ lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường còn chưa cao . Ngược với năm 1999, bước sang năm 2000 doanh thu đạt 120% tăng so với năm 1999 là 20%hay về số tiền tăng 9.9693.291 ngàn .Qua những khó khăn còn tồn tại trong năm trước ban quản lý Công ty đã rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở đề ra kế hoặch năm 2000, vì thế đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu lên cho Công ty. Năm 2001 doanh thu đạt 112% tức là tăng so với năm 2000là 12% ứng với số tiề 6.979.169 ngàn Sang năm 2002 doanh thu đạt 115% tăng 15% so với kế hoặch hay về số tiền là 89.826.530 ngàn. . Với phương pháp so sánh liên hoàn ta thấy doanh thu bán hàng của Công ty qua các năm đều tăng đặc biệt là năm 2000 tỷ lệ tăng cao nhất là 20%, kết quả đó cho thấy trong 5 năm vừa qua nhìn chung Công ty là đơn vị kinh doanh có lãi. 2.1.2 Dựa vào phươnh pháp so sánh định gốc: để so sánh tốc độ tăng doanh thu bán hàng tức là lấy năm 1998 làm gổc rồi so sánh các năm liền kề với năm 1998. Ta thấy: Doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng 2% ứng với số tiền là 49.667 ngàn. Doanh thu năm 2000 đạt 122,4% tức tăng hơn so với năm1998 là 22,4% ứng với số tiền 10.643.614 ngàn. Doanh thu năm 2001 đạt 137% nghĩa là tăng so với năm 1998 là 37% hay về số tiền tăng 17.622.783 ngàn . Doanh thu năm 2002 đạt 157,8% nghĩa là tăng so với năm 1998 là 57,8% ứng với số tiền tăng 27.449.313 ngàn đồng. Với phương pháp so sánh định gốc ta thấy doanh thu bán hàng của Công ty đều tăng qua các năm, chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và đang khẳng được vị thế và uy tín của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Tóm lại ,trong 5 năm từ năm 1998 đến năm 2002 Công ty giầy Thuỵ Khuê là một doanh nghiệp làm ăn có lãi, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng góp phần nâng cao đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên. 2.2.2. Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu. Tại Công ty giầy Thụy Khê sản xuất và kinh doanh nhiều loại giầy dép thời trang phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trong đó có một số mặt hàng chủ yếu ảnh hưởng tới doanh thu chung của Công ty. Để thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng ta đi sâu phân tích qua biểu sau. Các ký hiệu được sử dụng trong quá trình phân tích ST: số tiền TT: tỷ trọng TL: tỷ lệ Biểu 2: Phân tích sự biến động của doanh thu theo tổng mức và kết cấu mặt hàng. Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh ảnh hưởng tới DT ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT(%) TT(%) 1.Giầy Bata 1.037.400 1,59 1.192.250 1,59 154.850 14,92 0 0,2 2.Giầy MELCOSA 10.661.000 16,4 11.986.176 16 1.325.176 12,43 -0,04 2 3.Giầy GOD 25.440.700 39,06 30.148.000 40,2 4.707.300 18,5 1,14 7,22 4.Giầy TEINCON 6.783.300 10,4 6.015.570 8,02 767.730 -11,3 -2,39 -1,17 5.Giầy NOVI 12.566.928 19,3 14.693.080 19,6 2.126.152 16,9 0,03 3,26 6.Giầy CHANON 8.030.782 12,32 10.095.714 13,46 2.064.932 25,7 1,14 3,17 7.Giầy khác 618.800 0,95 956.826 1,14 338.026 54,6 1,18 0,5 Tổng 65.138.910 100 74.965.440 100 9.826.530 15 0 15 Từ những số liệu trong biểu phân tích ta thấy doanh thu bán hàng của Công ty năm 2002 vượt mức kế hoạch 15% ứng với số tiền là 9.826.530 ngàn. Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tốt, mức tăng đó là do doanh thu của từng mặt hàng tăng cụ thể: -Mặt hàng giầy Bata so với kế hoạch vượt 14,9% tăng 154.850 ngàn làm cho doanh thu chung tăng 0,2%. - Mặt hàng giầy MELCOSA hoàn thành vượt mức kế hoạch 12,43% ứng với số tiền là 1.325.176 ngàn dẫn tới doanh thu chung tăng 2%. - Giầy GOD là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty (chiếm 40,2%) nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ làm thay đổi tới doanh thu chung của Công ty. Năm 2002 doanh thu đạt 30.148.000 ngàn và tăng so với năm 1999 là 4.707.300 ngàn với tỷ lệ tăng 18,5%. Để đạt được kết quả này không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải có sự nỗ lực không ngừng của công nhân viên trong Công ty và sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý Công ty. Mặt hàng này được coi là mũi nhọn của Công ty, vì thế trong năm tới Công ty cần phát huy, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ giầy GOD cao hơn nữa. - Ngược lại với sự phát triển của các mặt hàng trên thì giầy TE in con giống lại giảm 11,3% ứng với số tiền là 767.730 ngàn, ảnh hưởng giảm doanh thu chung 1,17%. Như vậy việc tiêu thụ loại giầy này chưa tốt chứng tỏ mặt hàng này chưa chiếm được thị hiếu của khách hàng. - Đối với giầy NOVI năm 2002 vượt mức kế hoạch 16,9% hay về số tiền tăng 2.126.152 ngàn. - Doanh thu tiêu thụ của giầy CHANON tuy chưa cao nhưng trong 2002 doanh thu đạt 10.095.714 ngàn, tăng 25,7%. Để đạt được điều này Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng. - Cuối cùng là các loại giầy dép khác mà Công ty sản xuất nhằm thăm dò thị hiếu của khách hàng cũng tăng. Năm 2002 doanh thu đạt 956.826 ngàn vượt mức kế hoạch 54,6% ứng với số tiền là 338.026 ngàn. Tóm lại nhờ có sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên và ban quản lý Công ty mà doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng lên góp phần tăng doanh thu chung của Công ty là 15%. Chứng tỏ quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tốt và Công ty rất thành công trong ngành da giầy 2.2.3 Phân tích sự biến động của doanh thu theo phương thức bán. Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty diễn ra dưới nhiều phương thức bán khác nhau như bán buôn , bán lẻ trực tiếp, bán đại lý,… hoặc bán theo đơn đặt hàng. Trong đó bán buôn xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu , còn các hình thức khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Để thấy được sự ảnh hưởng của các phương thức bán tới doanh thu như thế nào ta đi sâu nghiên cứu qua biểu phân tích sau đây: Biểu 3:Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàng: Đơn vị : 1000đ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT(%) 1.DT bán buôn Trong đó: -Bán xuất khẩu -Bán nội địa 59.360.378 52.911.058 6.369.320 91,1 81,35 18,65 68.585.100 61.388.000 7.197.100 91,48 89,5 10,5 9.224.722 8.396.942 827.780 15,54 15,84 13 0,38 8,15 -8,15 2.Bán lẻ Trong đó: -Bán lẻ trực tiếp -.Bán đại lý -.Bán trả góp 5.778.853 4.050.718 1.088.460 639.354 8,91 6,2 1,67 0,98 6.380.340 4.683.410 1.332.950 363.980 8,52 6,24 1,78 0,5 601.808 532.692 244.490 275.374 10,41 13,15 22,46 43 -03,38 0,04 0,11 -0,48 Tổng 65.138.910 100 74.965.440 100 9.826.530 15 0 Từ những số liệu trên biểu phân tích trên ta thấy tình hình sản xuât kinh doanh của Công ty giầy Thuỵ Khuê như sau: Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài qua phương thức bán buôn, cò bán trên thị trường trong nước chiếm tỉ trọng rất thấp. Doanh thu năm 2002 chiếm tỉ trọng 91,1%, năm 2002 chiếm tỉ trọng 89,5% trong đó bán buôn xuất khẩu năm 2002 là 89,8% ,năm 2002 là 89,5%.Cụ thể: Năm 2001 so với năm 2002 doanh thu bán buôn tăng 15,54% hay về số tiền tăng 9.224.722 ngàn , đồng thời tỉ trọng cũng tăng 38%. Trong đó bán buôn xuất khẩu tăng 8.396.942 ngàn với tỉ lệ tăng 15,84%. Còn doanh thu nội địa chiếm tỉ trọng thấp năm 2002 đạt 7.197.100 ngàn tăng lên 2.827.780 ngàn với tỉ lệ 13% nhưng tỉ trọng lại giảm 8,15%. Với kết quả này chứng tỏ sản phẩm của Công ty đang được người tiêu dùng trên thế giới tin dùng,Công ty đang dần khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó doanh thu bán lẻ của Công ty cũng tăng lên 601.808 ngàn với tỉ lệ 10,41% đồng thời tỉ trọng bán lẻ của công ty lại giảm 0,38%. Trong đó: Bán lẻ trực tiếp tăng 13,15% ứng về số tiền tăng 532.692 ngàn Bán đại lý tăng 22,46% ứng về số tiền tăng 244.490 ngàn. Còn bán hàng theo phương thức trả góp lại giảm 43% ứng với số tiền 275.374 ngàn ,đồng thời tỉ trọng cũng giảm 0,48%. Với mức giảm doanh thu của phương thức bán này thì Công ty sẽ thu hồi nhanh lượng vốn còn tồn đọng trong khách hàng Tóm lại , với mức tăng doanh thu của các phương thức bán hàng trên đã làm cho doanh thu chung của Công ty tăng lên 15% ứng với số tiền .826.530 ngàn . Điều này cho thấy Công ty đang là đơn vị kinh doanh có lãi,số lượng sản phẩm của Công ty tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng. Doanh thu của Công ty tăng lên chủ yếu dựa vào phương thức bán buôn trong đó bán buôn xuất khẩu chiếm phần lớn. Với phương thức bán buôn thì vốn thu hồi chậm hơn phương thức bán lẻ nhưng lượng vốn thu về lớn sẽ tạo điều kiện cho Công ty mở rộng đầu tư , phát triển sản xuất kinh doanh . Doanh thu theo phương thức bán lẻ thấp lên lượng vốn thu về ít.Tuy nhiên bán lẻ là một hình thức rất tốt vì nó giúp công ty thu hồi vốn nhanh , chống ứ đọng vốn ,mang lại lợi nhuận cao hơn bán buôn và tạo công ăn việc làm cho người lao động . Đồng thời khi bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng công ty có thể nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi tị hiếu và những ý kiến đóng góp của khách hàng. Qua đó có biện pháp điều chỉnh để nâng cao chất lượng của sản phẩm và tự hoàn thiện mình . Chính vì thế công ty nên đẩy mạnh hơn việc tiêu thụ theo phương thức bán lẻ trực tiếp , muốn thế công ty cần phải quan tâm tới thị trường trong nước hơn . 2.2.4. Phân tích sự biến động của doanh thu theo quý Để thấy được mức tăng giảm của các quí ảnh hưởng đến doanh thu chung như thế nào ta đi sâu phân tích sự biến động của doanh thu của các quí theo biểu phân tích sau: Biểu 4:Phân tích sự biến động của doanh thu theo quí Đơn vị :1000đ Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT(%) 1.Qúi I 18.222.705 27,97 21.058.980 28,13 2.863.275 15,71 0,16 2.Qúi II 10.173.804 15,62 9.385.075 12,52 -788.731 -7,75 -3,1 3.Qúi III 12.086.601 18,56, 14.883.216 19,85 2.796.615 23,14 1,29 4.Qúi IV 24.658.800 37,85 29.611.171 39,5 4.955.371 20,1 1,65 Tổng 65.138.910 100 74.965.440 100 9.826.530 15 0 Qua biểu phân tích trên biểu ta thấy: Doanh thu bán hàng các quí đều có sự biến động khác nhau. Nhìn chung các quí I, II, III đều có tỉ lệ doanh thu bán hàng năm sau cao hơn năm trước, đồng thời tỉ trọng cũng tăng lên. Riêng quí III doanh thu bán lại giảm , tuy thế nhưng tổng doanh thu của Công ty vẫn tăng . Năm 2002 doanh thu tăng so với năm 2001 là 15% hay về số tiền tăng 9.826.530 ngàn. Mức tăng đó là do: Doanh thu quí I năm 2002 đạt 21.085.980 ngàn tăng so với năm 2001là 2.863.275 ngàn với tỉ lệ 15,71%. Đồng thời tỉ trọng cũng tăng lên 0,16% , chứng tỏ quí I đang có xu hướng kinh doanh tốt Qúi I năm 2002 doanh thu bán hàng đạt 5.839.821,4 ngàn chiếm 19,38% trong tổng doanh thu.Với mức doanh thu này thì quí I năm 2002 tăng so với năm 2001 là 25% ứng với số tiền 1.168.223 ngàn, đồng thời tỉ trọng cũng tăng 1,92%.Điều này chứng tỏ quí I đang có xu hướng kinh doanh tốt. Qúi II tỉ lệ doanh thu bán hàng thấp nhất trong bốn quí, năm 2002 doanh thu chỉ đạt 9.385.073 ngàn và giảm so với năm 2001 là 788.731 ngàn với tỉ lệ giảm 7,75% . Điều này ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất của Công ty . Với mức giảm doanh thu của qúi II dẫn tới doanh thu chung giảm đi 1,21%. Sự giảm doanh thu này là do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động tới mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do thời tiết thay đổi . Quí II rơi đúng vào mùa hè , thời tiết nóng mà đặc điểm của Công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng phục vụ cho mùa đông nên yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất nhiều. Ngược lại với sự giảm xút của quí II thì trong quí III đã bắt đầu có sự tăng trưởng. Cụ thể năm 2002 doanh thu quí III đạt 14.883.216 ngàn chiếm19,85% trong tổng mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty , hơn nữa qúi III năm 2001 doanh thu tăng 23,14% ứng với số tiền là 2.796.615 ngàn Điều này chứng tỏ trong quí III lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tốt , vì thế Công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh này. Điều đáng chú ý nhất là quí IV có mức doanh thu cao nhất trong năm vì quí này rơi đúng vào mùa đông. Doanh thu năm 2001 đạt 24.655.800 ngàn ,chiếm tỉ trọng 37,85% trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, sang năm 2002 doanh thu đạt 29.611.171 ngàn tăng so với năm 2001 là 4.995.371 ngàn với tỉ lệ tăng 20,1%. Đồng thời tỉ trọng cũng tăng lên , đây là một kết quả cho thấy quí IV còn có mức doanh thu tăng cao hơn trong tương lai Tóm lại với mức tăng doanh thu của cả năm là 15% cho thấy Công ty giầy Thuỵ Khuê là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của ngày một tăng góp phần nâng cao đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty . 2.2.5. Phân tích sự biến động của doanh thu theo các đơn vị trực thuộc Công ty giầy Thuỵ Khuê bao gồm 3 Xí nghiệp sản xuất giầy là Xí nghiệp xuất khẩu giầy số 1, Xí nghiệp xuất khẩu giầy số 2, Xí nghiệp xuất khẩu giầy số 3. Cả 3 Xí nghiệp đều chịu sự quản lý chung của ban lãnh đạo. Doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm doanh thu của từng Xí nghiệp thành viên. Để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc của từng đơn vị trực thuộc ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty như thế nào ta đi phân tích qua biểu sau: Biểu 5: Phân tích sự biến động của doanh thu theo các đơn vị trực thuộc Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2001 2002 % HT kế hoạch ảnh hưởng đến KH chung ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) Xí nghiệp 1 18.255.490 28,03 21.068.810 28,1 115,4 2.813.320 4,32 Xí nghiệp 2 30.761.800 47,23 34.529.905 46,06 112,2 3.763.105 5,78 Xí nghiệp 3 16.118.620 24,74 20.366.725 25,84 120,1 3.248.105 4,99 Tổng 64.138.910 100 74.965.440 100 115 9.826.530 15 Qua biểu phân tích trên ta thấy: - Xí nghiệp xuất khẩu giầy số 1 đạt kế hoạch 113,4% ứng với số tiền là: 2.813.320 ngàn làm cho doanh thu chung tăng lên 4,32%. - Xí nghiệp xuất khẩu giầy số 2 là đơn vị có tỷ trọng doanh thu cao nhất trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Năm 2001 doanh thu đạt 30.761.800 ngàn chiếm tỷ trọng 47,23%. Sang năm 2002 doanh thu tăng so với năm 2001 là 12,2% ứng với số tiền 3.765.100 ngàn dẫn tới doanh thu chung tăng 5,78%. Bên cạnh đó tỷ trọng doanh thu bán hàng của xí nghiệp 2 lại giảm. Với kết quả này cho thấy trong kỳ đơn vị kinh doanh chưa tốt lắm vì xí nghiệp 2 có tỷ trọng doanh thu cao nhất trong ba xí nghiệp nhưng về tỷ lệ tăng doanh thu lại chưa cao. Hy vọng trong kỳ kinh doanh tới Ban lãnh đạo xí nghiệp 2 sẽ đưa ra được biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độc tăng doanh thu cao hơn. - Điều đáng chú ý nhất là xí nghiệp xuất khẩu giầy số 3 hoàn thành kế hoạch cao nhất trong Công ty. Doanh thu năm 2001 đạt 16.118.620 ngàn, năm 2002 đạt 19.366.725 ngàn hoàn thành vượt mức kế hoạch 20,1% hay về số tiền tăng 3.248.105 ngàn. Với mức tăng doanh thu này đã ảnh hưởng tăng doanh thu chung là 4,99%. Điều này cho thấy đây là một đơn vị kinh doanh tốt, khả năng tiềm tàng của đơn vị rất cao. Để đạt được kết quả này là do rất nhiều nguyên nhân tác động tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, một trong những nguyên nhân quan trọng phải kể đến là sự lãnh đạo sáng suốt của các cán bộ quản lý trong xã hội 3. Với sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ cùng lực lượng lao động có tay nghề cao đã đưa xí nghiệp 3 từ một đơn vị có mức doanh thu thấp nhất lên vị trí thứ 2. Như vậy trong kỳ kinh doanh cả ba xí nghiệp đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần làm cho doanh thu chung tăng lên 15% tương ứng về số tiền là 9.826.530 ngàn.Chứng tỏ sản phẩm của Công ty đang chiếm được lòng tin của khách hàng, điều này góp phần vào sự thành công của nghành da giầy Việt Nam. 2.2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Đối với những doanh nghiệp thì doanh thu bán hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Mỗi sự thay đổi của các nhân tố này, đều có sự ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng. Chính vì thế nên việc xác định mức độ ảnh hưởng và vai trò của mỗi yếu tố là một trong những công cụ chính làm cơ sở cho những quyết định tăng doanh thu. Công ty giầy Thụy Khê trong 2 năm 2001 – 2002 với lượng lao động tăng, thời gian làm việc tương đối ổn định đã dẫn tới doanh thu tăng lên. Còn đối với giá bán sản phẩm Công ty đã đầu tư nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại hơn nhằm đưa ra các loại sản phẩm đa dạng đáp ứng cho nhu cầu ngày một cao của khách hàng. Đồng thời với việc sử dụng và quản lý hành chính tốt nên chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng cao mà giá thành không tăng nhiều. Khối lượng bán ra thị trường của Công ty không những giữ được khách hàng trong và ngoài nước. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng doanh thu của Công ty qua các năm. Trong nội dung này em xin đi sâu phân tích 2 nội dung chủ yếu: thứ nhất là sự ảnh hưởng của lượng hàng hoá và đơn giá bán tới doanh thu bán hàng, thứ hai là sự ảnh hưởng của số lượng lao động và NSLĐ đến doanh thu bán hàng. 2.2.6.1. Phân tích ảnh hưởng của lượng hàng và đơn giá bán tới doanh thu bán hàng. Trong phần này ta chỉ phân tích sự ảnh hưởng của lượng và giá qua 4 mặt hàng giầy sau: Qua biểu phân tích trên ta rút ra một số nhận xét sau: - Mặt hàng giầy Bata lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2002 tăng so với năm 2001 là 4.100 đôi. Đồng thời giá bán của mặt hàng này cũng tăng 0,4 ngàn mỗi đôi dẫn tới doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 8,87% ứng với số tiền là 81.690 ngàn. - Đối với mặt hàng giầu MELCOSA năm 2002 sản lượng tiêu thụ đạt 270.000 đôi tăng so với năm 2001 là 22.000 đôi làm cho doanh thu của mặt hàng này hoàn thành vượt mức 5,1% ứng với số tiền 924.000 ngàn. Cùng với sự tăng lên về số lượng lao động thì đơn giá bán của sản phẩm cũng tăng. Năm 2002 giá bán mỗi đôi giầy tăng 1,2 ngàn làm cho doanh thu mặt hàng này tăng lên 324.000 ngàn, với tỷ lệ tăng 3,4%. Do lượng hàng và đơn giá bán đều tăng dẫn tới doanh thu của mặt hàng này tăng 11,9% ứng với số tiền 1.248.000. Điều này chứng tỏ mặt hàng giầy MELCOSA đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và có khả năng cạnh tranh cao. Về mặt hàng giầy GOD có lượng sản phẩm tăng cao, năm 2002 số lượng giầy tiêu thụ tăng lên 14.700 đôi cho doanh thu do ảnh hưởng của lượng hàng bán tăng 1.700.900 ngàn với tỷ lệ tăng 6,76%. Bên cạnh đó giá bán mặt hàng này cũng tăng 3,5 ngàn mỗi đôi làm cho doanh thu do ảnh hưởng của đơn giá bán tăng 806.400 ngàn với tỷ lệ tăng 3,2%. Tổng ảnh hưởng của 2 nhân tố lượng và giá làm cho doanh thu của mặt hàng giầy MELCOSA tăng lên 10% ứng với số tiền 2.507.300 ngàn. Cuối cùng là mặt hàng giầy NOVI. Đây là mặt hàng có tỷ lệ tăng doanh thu cao nhất. Năm 2002 giá mỗi đôi giầy đạt 43 ngàn, tăng so với năm 2001 là 2,2 ngàn vì thế làm cho doanh thu tiêu thụ do giá bán tăng 5,8% hay về số tuyệt đối tăng 717.500 ngàn. Doanh thu của mặt hàng này tăng lên chủ yếu là do lượng tiêu thụ tăng lên. Năm 2002 số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên 25.440 đôi dẫn tới doanh thu ảnh hưởng 8,46% ứng với số tiền là 1.037.872 ngàn. Do cả lượng và giá đều tăng làm cho doanh thu của mặt hàng vượt mức kế hoạch 14,3% ứng với số tiền 1.755.372 ngàn. Với mức độ tăng như vậy thì mặt hàng này được đánh giá là tốt và trong tương lai đang có xu hướng tăng lên. Như vậy, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tốt. Với sự ảnh hưởng của bốn mặt hàng nói trên tănglên 11,47% tương ứng với số tiền là 5.592.362 ngàn. Mức tăng doanh thu này là do cả 2 nhân tố chủ quan và khách quan đó là lượng hàng và đơn giá bán tác động tới. Trong đó chủ yếu là do lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên còn giá bán thì tăng rất ít. Đây là một trong những thành công của Công ty, Công ty đã nắm vững được thế chủ động trong công tác điều chỉnh lượng bán ra thị trường góp phần không ngừng tăng doanh thu, đem lại lợi nhuận cao. 2.1.6.2. Phân tích sự ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng. Do thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty là không thay đổi, ngày làm 8 giờ và một tuần nghỉ một ngày nên trong phần phân tích này ta chỉ đi nghiên cứu sự biến động của NSLĐ và số lượng lao động ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ của Công ty theo 3 đơn vị trực thuộc. Từ số liệu trên bảng phân tích ta thấy tình hình lao động và làm việc trong Công ty như sau: - Đối với xí nghiệp 1 năng suất lao động bình quân của mỗi nhân viên trong năm 2002 đạt 18.940 ngàn, năm 2002 đạt 19.360 ngàn. Như vậy NSLĐ bình quân của xí nghiệp tăng là 420 ngàn làm cho doanh thu chung tăng lên 216.720 ngàn với tỷ lệ tăng là 2,23%. Do năng suất lao động và số lượng lao động đều tăng làm cho doanh thu của xí nghiệp 1 tăng 3,01% tương ứng số tiền là 292.480 ngàn.Đây là xí nghiệp có số lao động cao nhất trong xí nghiệp. - Xí nghiệp 2: Lao động năm 2002 tăng so với năm 2001 là 4 người làm cho doanh thu tăng lên 75.760 ngàn với tỷ lệ tăng 0,78%. Cùng với sự gia tăng về số lượng lao động thì năng suất lao động bình quân của mỗi nhân viên đạt 19.090 ngàn tăng so với năm 1999 là 734 ngàn. Làm cho doanh thu tiêu thụ ảnh hưởng của NSLĐ tăng 729.596 ngàn với tỷ lệ tăng 4,01%. Tổng ảnh hưởng của 2 nhân tố, số lượng lao động và NSLĐ dẫn tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 2 tăng 803.020 ngàn với tỷ lệ tăng 4,42%. Đây là một kết quả tốt, để đạt được kết quả này, cán bộ công nhân viên trong Công ty đã cố gắng hết mình với công việc được giao, biết sắp xếp đúng lao động, đúng người, đúng việc góp phần vào việc tăng doanh thu. - Xí nghiệp 3 có số lao động tăng lên 8 người làm cho doanh thu hàng tháng năm 2002 đạt 10.420.620 ngàn tăng so với năm 2001 là 161.560 ngàn với tỷ lệ tăng 1,57%. Không những số lượng lao động tăng mà NSLĐ bình quân của mỗi nhân viên tăng so với các xí nghiệp khác. Trong những năm gần đây xí nghiệp 2 chú trọng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nên số công nhân giỏi có tay nghề cao chiếm tỷ lệ khá nhiều. Chính vì thế nên NSLĐ của xí nghiệp ngày càng tăng lên góp phần vào việc tăng doanh thu chung của Công ty. Cụ thể: Năm 2002 NSLĐ bình quân của mỗi nhân viên tăng 1.645 ngàn làm cho doanh thu chung của Công ty tăng lên 9,85% hay số tiền là 1.010.380 ngàn. Với kết quả này thì xí nghiệp 3 được đánh giá là một đơn vị sản xuất kinh doanh tốt vì có tỷ lệ doanh thu tăng cao nhất, chiếm 9,85% trong tổng doanh thu và nó được coi là một đơn vị điểm của Công ty. Tóm lại, cả 3 xí nghiệp đều sản xuất kinh doanh tốt vì doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng đều qua các năm làm cho doanh thu chung của Công ty tăng lên 5,52% tương ứng số tiền tăng 2.105.880 ngàn. Trong đó đáng chú ý nhất là xí nghiệp 3 có tỷ lệ tăng doanh thu. Để đạt được kết quả đó thì có sự đóng góp rất lớn của ban quản lý cùng với đội ngũ công nhân lành nghề trong xí nghiệp 3, còn đối với xí nghiệp 2 tuy số lượng lao động tham gia sản xuất lớn nhất nhưng mức tăng doanh thu lại chưa cao vì thế xí nghiệp 2 cần phân tích tình hình và đưa ra biện pháp để tăng doanh thu cao hơn trong kỳ kinh doanh tới. phần 3 một số ý KIếN Đề XUấT NHằM góp phần tăng DOANH thu BáN HàNG tại công ty giầy Thuỵ Khuê 3.1. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm: 3.1.1.Những ưu điểm: Sau hơn 10 năm hoạt động trong thời kỳ đổi mới kể từ khi tách ra thành Công ty giầy Thuỵ Khuê thì Công ty đã nhanh chóng thích nghi, chuyển hướng kịp thời trong sản xuất kinh doanh, đầu tư đúng hướng, phát huy được nội lực, năng động sáng tạo, đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên để cùng phát triển. Công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng góp phần vào thành tích chung của ngành da giầy Việt Nam. Trong hơn 10 hoạt động Công ty đã liên tục đạt các danh hiệu “Quản lý giỏi xuất sắc toàn diện” của Sở công nghiệp Hà Nội và của thành phố... Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao và đạt hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt topten của 1/10 sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích nhất, được thưởng cúp bạc năm 1997 và cúp vàng năm 1998 của giải thưởng chất lượng Việt Nam do bộ khoa học công nghệ và môi trường xét chọn.Công ty xây dựng và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISo 9002, Công ty đã vận dụng một cách sáng tạo các nghị quyết theo đường lối của Đảng và Nhà nước vào thực tế cuộc sống. Chính vì thế Công ty đã mạnh dạn hợp tác, liên kết với nước ngoài. Hợp tác với Công ty PDG của Thái Lan (1992) Công ty ASE của Hàn Quốc (1993), công ty Chiarmings Đài Loan (1994)... và sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở 17 tỉnh và thành phố trong cả nước, ngoài ra còn được xuất khẩu sang 20 nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Pháp, Italia... Với sự phấn đấu không ngừng hơn 10 năm qua Công ty đã đạt được những thành tựu xuất sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực mà đáng chú ý nhất là doanh thu bán hàng của Công ty tăng dần qua các năm. Để đạt được điều đó thì có sự đóng góp rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm,năng động nhiệt tình nên đã kịp thời đưa ra được các quyết định kinh doanh mang tính chất chiến lược không những đúng đắn mà cần kịp thời do vậy rất cần sự tập trung trí tuệ của tập thể, đặc biệt là của cán bộ chủ chốt, các quyết định kinh doanh đưa ra sai lầm hay chậm trễ là sẽ mất thị trường, mất khách hàng, tăng nguy cơ tiềm ẩn cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó Công ty đã có sự hoàn thiện và thay đổi dần cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến và mô hình này tỏ ra khá linh hoạt và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó tỏ rõ sự ưu việt của mình như các quyết định được đưa ra do quyết định tối cao của giám đốc, chính xác và hợp lý do phát huy được trí lực, sức mạnh tập thể và bầu không khí đóng góp dân chủ của các công nhân trong cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh. Hình thức trả lương mà Công ty áp dụng là trả lương khoán cho người lao động nên nó đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng giữa các thành viên . Điều này khuyến khích cán bộ công nhân viên trong toàn công ty hăng say làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như năng suất lao động của họ. Đây là một yếu tố góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Công tác nhân sự được chú trọng, Công ty chú ý nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho mỗi thành viên. Đào tạo cán bộ quản lý công nhân kỹ thuật luôn luôn được đặt vào vị trí hàng đầu .Vì thế nên trong những năm qua đội ngũ lao động được đào tạo góp phần bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho sự phát triển của Công ty. Công ty đi sâu khai thác các mặt hàng mũi nhọn của mình, tập trung vào các loại giầy dép đang được thị trường ưu chuộng, thay đổi mẫu mã, chất lượng của sản phẩm đa dạng và phong phú, Công ty đầu tư trang thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng của sản phẩm, tăng số lượng hàng bán ra thị trường mà giá bán vẫn không thay đổi. Đó là sự thành công của Công ty nên trong những năm vừa qua doanh thu bán hàng của Công ty đã đạt được kết quả đáng mừng đó là: Doanh thu bán hàng của Công ty trong năm 2002 tăng so với năm 2001 là 15% ứng với số tiền là 9.826.530 ngàn , năng suất lao động năm 2002 tăng so với năm 2001 là 5,76%. Với mức phát triển doanh thu năm 2002 đã làm cho lợi nhuận tăng là 15% và thu nhập bình quân đầu người tăng lên góp phần nâng cao cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đó là những kết quả chứng minh cho sự phát triển không ngừng của Công ty trong những năm qua. Với sự năng động sáng tạo và lao động hết mình mà tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty giầy Thụy Khuê đã và sẽ không ngừng vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. 3.1.2. Những hạn chế. -Đối với thị trường nội địa Công ty có sự quan tâm nhưng chưa thực sự đi sâu nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường nên sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa còn thấp, công tác bán lẻ còn chưa cao. -Sản phẩm của Công ty đang bị cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại sản phẩm của các Công ty khác như Công ty giầy Thăng Long, Công ty giầy Thượng Đình, giầy Sài Gòn... -Chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn khá cao nên cần phải có các biện pháp hạ thấp chi phí để tăng lợi nhuận. -Công tác hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức. - Sản phẩm của Công ty chủ yếu sản xuất phục vụ cho mùa đông nên lượng tiêu thụ trong quí II và quí III còn chưa cao. -Các mặt hàng giầy được nâng cao về chất lượng và số lượng nhưng mặt hàng dép còn rất ít. 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần tăng doanh thu bán hàng tại công ty giầy Thụy Khuê: Cuối những năm 80 khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường cạnh tranh, vừa là điều kiện, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Cùng với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế thì tốc độ phát triển của nền kinh tế không ngừng tăng lên qua các năm. Với cơ chế mới tạo cho các doanh nghiệp pháy huy sức sáng tạo mới, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam bắt kịp và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đối với các doanh nghiệp tồn tại trong thời kỳ đổi mới này thật là khó. Vì nét đặc trưng nhất của nền kinh tế thế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt, nên đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tư duy đổi mới phương thức quản lý, phương thức hoạt động kinh doanh để không chỉ duy trì sự hoạt động của mình mà còn phát triển vững mạnh. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào thương trường thì chỉ mong muốn là tối đa hoá lợi nhuận. Công ty giầy Thụy Khuê là một doanh nghiệp mới được thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với khẩu hiệu “Trong nền kinh tế thị trường phải tìm mọi biện pháp vượt lên bằng chính mình để trụ được và từng bước đi lên không còn sự lựa chọn nào khác” tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa Công ty từng bước đi lên và đã thu được nhiều kết quả đáng mừng. Một trong những thành tích đạt được là doanh thu qua các năm đều tăng trong năm 2000 doanh thu tăng cao nhất là 20%, năm 2002 tăng 12,65%. Qua một thời gian thực tập tại Công ty giầy Thụy Khuê em đã tìm hiểu và học hỏi rất nhiều. Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì con số vướng mắc trong quá trình hoạt động. Để góp phần tăng doanh thu cho Công ty em xin đề xuất một số ý kiến với hi vọng trong một chừng mực nào đó có thể góp phần hoàn thiện thêm công tác bán hàng của Công ty. 3.2.1. Chiến lược kinh doanh: Đây là một yếu tố sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn về công sức và trí tuệ thì sẽ là một tiền đề cho sự thành công. Công ty giầy Thuỵ Khuê nên đưa ra các kế hoạch chiến lược mang tính ngắn hạn, tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người , tạo được đột phá mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 3.2.2. Công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng là yếu tố vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp thường sử dụng để cạnh tranh, nó đem lại khả năng chiến thắng vững chắc . Với nhu cầu tiêu dùng càng cao thì một sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lương tốt thì sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng từ đó sẽ đưa doanh nghiệp từng bước đi lên. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm thì phải: -Nâng cao chất lượng ở khâu sản xuất. Để có được một sản phẩm tốt có chất lượng cao thì phải chú ý nâng cao chất lượng ngay từ khâu đầu của quá trình sản xuất giầy. Công đoạn cắt phải chính xác không được có lỗi. Vì nếu chỉ cần một lỗi nhỏ trong quá trình cắt may cũng như quá trình khác thì sẽ làm mất dáng cuả đôi giầy, công đoạn đúc đế, công đoạn gò phải đảm bảo đúng kỹ thuật và trình tự. Phải kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ. Muốn thế đòi hỏi các cán bộ trong phòng kiểm tra chất lượng phải có lòng say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, không vì lợi ích riêng mà ảnh hưởng tới lợi ích chung của Công ty. -Công ty phải thiết kế ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, kích thước phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Để đạt được điều này đòi hỏi công ty cần có đội ngũ công nhân nhạy bén với thị trường, có tinh thần trách nhiệm cao, có tay nghề giỏi. -Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng: Nguyên vật liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm của công ty là cao su, vải bạt, vải phin, hoá chất, bạt mộc, chỉ ... Vì thế phải đảm bảo đúng chất liệu, kích cỡ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên với chi phí tối ưu. 3.2.3. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Đây là một phương pháp tốt nhất để cho công ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm và tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều đó thì: -Công ty nên tìm nguồn hàng có giá thấp, cung ứng đều đặn và chất lượng tốt, nên tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài. -Công ty cần chú trọng tới việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, cần có các biện pháp tận dụng các nguyên vật liệu thừa trong quá trình sản xuất. -Giảm các chi phí cố định, chi phí điện nước, nâng cao hiệu quả vốn cố địng. Công ty cần chú ý đến việc đầu tư dây chuyền công nghệ, cập nhật những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đem ứng dụng vào sản xuất nhưng phải phù hợp với quy mô sản xuất, Công ty nếu không sẽ gây sự lãng phí rất lớn. Bên cạnh việc nhập các thiết bị hiện đại thì đối với những máy móc thiết bị không còn sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả và sản xuất sản phẩm ra không đạt yêu cầu thì Công ty lập tức thanh lý nhanh chóng thu hồi giá trị còn lại, đầu tư vốn vào các máy móc thiết bị sản xuất khác có lợi hơn. -Giảm các chi phí trong quá trình bán hàng, các chi phí vận chuyện hàng hoá. -Sử dụng hợp lý về điện nước dùng trong sản xuất. 3.2.4. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. Công ty cần chú trọng hơn nữa. Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Meketing cần có các kế hoặch tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng để tìm hiểu thị hiếu của họ, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh nhằm đáp ứng như cầu tiêu dùng ngày một cao của xã hội . 3.2.5. Công tác tổ chức bán hàng: Đây là một công tác quan trọng nhằm tăng doanh thu cho Công ty. Để thực hiện tốt công tác này thì cần phải nghiên cứu tốt hơn nữa các vấn đề sau: -Về thị trường tiêu thu: Đây là một yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy Công ty phải tìm mọi cách để thâm nhập thị trường mới, thị trường mà người tiêu dùng chưa biết đến. Hàng năm Công ty trích ra một khoản tiền phù hợp cho công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của công ty mình để tất cả mọi người tiêu dùng đều biết đến sản phẩm trong coong ty. Đây chính là một công cụ tốt giúp cho doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng tiềm năng chưa được khai thác thành tập khách hàng hiện thực của Công ty. -Về công tác bán hàng: Thứ nhất, Công ty cần đặt các văn phòng đại diện hoặc mở các đại lý của mình rộng khắp nơi nhưng phải chú ý tới việc chào hàng, gửi mẫu hàng kèm theo báo giá để khách hàng có thể dễ dàng nghiên cứu và chủ động ký kết hợp đồng kinh tế. Thứ hai, đội ngũ bán hàng phải có trình độ và nghệ thuật giao tiếp để có thể trực tiếp giới thiệu sản phâmr của mình trong và ngoài nước từ đó tăng lượng hàng hoá bán ra cho Công ty nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Thứ ba, phải thường xuyên có các biện pháp xúc tiến bán hàng như: Mở các đợt khuyến mại, giảm giá nhân ngày lễ tết, các đợt tặng quà, chiết khấu đối với các đơn vị mua hàng với số lượng lớn... T hứ tư, Công ty cần tăng sản lượng giầy dép phục vụ cho mùa hè. 3.2.6. Về vấn đề lao động: Cần đào tạo, bồi dưỡng công nhân lành nghề, cán bộ quản lý có năng lực, coi đây là chiến lược phát triển lâu dài đối với Công ty. Cần khen thưởng, đãi ngộ đối với các cá nhân, đơn vị, có thành tích xuất sắc, khuyến khích tài năng, sức sáng tạo của công nhân viên bằng cách để cho họ tự khẳng định mình. Đồng thời nghiêm khắc, xử phạt, phê bình đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm nội quy, quy chế gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo phải luôn luôn gương mẫu để cho công nhân noi theo. Kết luận Như chúng ta đã biết khi nền kinh tế chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường ,nền kinh tế nước ta như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng không ngừng. Bên cạnh những tồn tại thì khônh thể phủ nhận được tính ưu việt của cơ chế thị trường mà các cơ chế không có. Vì vậy mà mức độ cạnh tranh trở nên vô cùng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ tìm cách duy trì sự tồn tại của mình mà còn thích nghi với những điều kiện, thách thức mới ,theo kịp guồng quay của xã hội. Do thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế nên em không thể đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh kinh tế của Công ty trong cơ chế thị trường mà chỉ đề cập đến vấn đề doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê. Chỉ tiêu này không phải là đích cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty nhưng nhìn vào đó ta cũng có thể đoán biết được vị thế của Công ty trên thị thị trường. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Tạ Quang Bình cùng các thầy cô trong trường Đại học Thương mại, các cô, chú, anh, chị phòng Tài vụ Công ty giầy Thuỵ Khuê đã nhiệt tình giúp đỡ em để hoàn thành tốt chuyên đề này. Mục lục Lời mở đầu 1 Phần 1: Lý luận cơ bản về phân tích doanh thu bán hàng ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 1.1. Khái quát về doanh thu bán hàng của doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm về doanh thu và ý nghĩa của việc tăng doanh thu 3 1.1.2. Mục đích phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 7 1.1.3. Nguồn tài liệu để phân tích doanh thu bán hàng 8 1.1.4. Trình tự phân tích doanh thu bán hàng 9 1.2. Các phương pháp phân tích doanh thu bán hàng ở các doanh nghiệp 10 1.2.1. Phương pháp so sánh 10 1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 12 1.2.3. Phương pháp số chênh lệch 14 1.2.4. Phương pháp cân đối 14 1.2.5. Các phương pháp khác 15 1.3. Nội dung phân tích doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp 16 1.3.1. Phân tích sự thay đổi của doanh thu qua các năm 16 1.3.2. Phân tích tình hình doanh thu theo tổng mức và kết cấu mặt hàng 17 1.3.3. Phân tích tình hình doanh thu theo phương thức bán 17 1.3.4. Phân tích tình hình doanh thu theo các đơn vị trực thuộc 18 1.3.5. Phân tích tình hình doanh thu theo từng tháng, quýq 19 1.3.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng 20 Phần II: Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê - Hà Nội. 23 2.1. Đặc điểm chung của Công ty giầy Thuỵ Khuê 23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty giầy Thuỵ Khuê 24 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty giầy Thuỵ Khuê 25 2.1.4. Quy trình sản xuất giầy của Công ty giầy Thuỵ Khuê 29 2.1.5. Bộ máy tổ chức kế toán của Công ty giầy Thuỵ Khuê 30 2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê Hà Nội 34 2.2.1. Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng qua các năm 34 2.2.2. Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu mặt hàng 36 2.2.3. Phân tích sự biến động của doanh thu theo phương thức bán 39 2.2.4. Phân tích sự biến động của doanh thu theo các quí 41 2.2.5. Phân tích sự biến động của doanh thu theo các đơn vị trực thuộc 43 2.2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng 44 Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần tăng doanh thu tại Công ty giầy Thuỵ Khuê. 52 3.1. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm. 52 3.1.1. Những ưu điểm. 52 3.1.2. Những hạn chế 54 3.2. Một số ý kiến nhằm góp phần tăng doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê. 55 Kết luận 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê.doc