Xã hội thay đổi và nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được hoàn thiện. Trong khi đó thì tình cảm giữa con người với con người ngày càng phai nhạt. Ngày xưa cha ông ta sống với nhau vì tình nghĩa, còn ngày nay đồng tiền đã dần dần lấp chỗ cho những tình cảm vốn rất chân thành trong mỗi con người. Vì thế mà trong cuộc sống hiện đại này đã xảy ra rất nhiều vụ án ly hôn có sự tranh chấp tài sản, họ chỉ biết giành dật của nhau những của cải vật chất mà không hề hay biết những quy định của pháp luật về vấn đề chia tài sản trong ly hôn. Bài tập nhóm chúng em xin đi vào "phân tích, tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng khi ly hôn" nhằm tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
16 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích, tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng khi ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội thay đổi và nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được hoàn thiện. Trong khi đó thì tình cảm giữa con người với con người ngày càng phai nhạt. Ngày xưa cha ông ta sống với nhau vì tình nghĩa, còn ngày nay đồng tiền đã dần dần lấp chỗ cho những tình cảm vốn rất chân thành trong mỗi con người. Vì thế mà trong cuộc sống hiện đại này đã xảy ra rất nhiều vụ án ly hôn có sự tranh chấp tài sản, họ chỉ biết giành dật của nhau những của cải vật chất mà không hề hay biết những quy định của pháp luật về vấn đề chia tài sản trong ly hôn. Bài tập nhóm chúng em xin đi vào "phân tích, tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng khi ly hôn" nhằm tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Theo qui định tại Điều 219 của Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 27 của Luật hôn nhân gia đình năm 2000, tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung.
Do vậy, bình thường chúng ta không thể xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó. Xuất phát từ tính chất quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó như: Phát triển kinh tế gia đình vững mạnh, tạo điều kiện tốt cho việc nuôi dạy con, vì vậy , pháp luật quy định tài sản thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng chỉ căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đó. Có thể do điều kiện sức khoẻ, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự đóng góp công sức của vợ chồng và việc xây dựng khối tài sản chung không ngang bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng nhau. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kì hôn nhân.
* Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xuất phát từ đời sống xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và người có quyền lợi liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như pháp luật hiện hành đã chia ra 3 trường hợp chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. Đó là: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn, chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.
* Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn. - Cơ sở để hình thành qui định chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng li hôn
+ Trước hết ly hôn là một hiện tượng xã hội. Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết ly hôn của toà án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh và gắn liền tương ứng trong quan hệ vợ chồng từ khi kết hôn cũng hoàn toàn chấm dứt khi vợ chồng ly hôn. Chính vì vậy tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Thứ hai, ở nước ta những năm vừa qua, donhiều nguyên nhân, yếu tố tác động dẫn tới các án kiện ly hôn gia tăng. Giảiquyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn luôn là loại việc khó khăn, phức tạp, có nhiều vướng mắc khi vợ chồng ly hôn trên nguyên tắc bảo đảm quyền định đoạt của vợ chồng.
Chính vì vậy pháp luật đã qui định rõ về trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.
- Qui định của pháp luật hiện hành về chế độ chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng li hôn.
Điều 95 của Luật hôn nhân và gia đình đã qui định:
“1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các theo nguyên tắc sau đây:a.Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên vào việc tạo lập phải duy trì, phát triển tài sản này. Lao động trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b.Bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của vợ, con thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết.”
- Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Việc vợ chồng tự thoả thuận với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này. Đặc biệt, với các trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng thoả thuận được với nhau về phân tài sản chung và vấn đề giao con chưa thành niên cho bên nào nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp và mức phí tổn cấp dưỡng nuôi con là một điều kiện để Toà án công bố nhận thuận tình ly hôn.Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Toà giải quyết, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng, trước khi quyết định, Toà án cần phải xác định về vấn đề tài sản của vợ chồng: Đâu là tài sản của vợ, chồng; những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của vợ chồng; đối với tài sản chung của vợ chồng thì xem xét thu nhập thực tế của vợ, chồng, công sức đóng góp trong việc tạo dựng, quản lý tài sản chung; những tài sản nào chia được bằng hiện vật hoặc phải thanh toán bằng tiền; điều kiện, hoàn cảnh, nghề nghiệp của vợ, chồng khi ly hôn; hai vợ chồng sống riêng hoặc cùng ra chung sống với gia đình bên nhà vợ (chồng).
Khi chia, Toà án áp dụng các qui định về chế độ tài sản của vợ chồng để chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn. Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, thường có nhiều tranh chấp giữa vợ chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhiều năm qua ở nước ta. Để đảm bảo chia công bằng và hợp lí, trường hợp vợ chồng không thể tự thoả thuận được với nhau, toà án cần phải điều tra về quan hệ tài sản của vợ chồng, sau đó áp dụng các điều luật để chia, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong việc chia tài sản của vợ, chồng khi li hôn rất phức tạp, rất dễ xảy ra tranh chấp vì đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa các loại tài sản chung và tài sản riêng trong quá trình sử dụng ở thời kì hôn nhân, đặc biệt việc chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất.
II. Các tình huống
1. Tình huống thứ nhất :
1.1 Tóm tắt vụ việc thứ nhất:
Năm 2008, anh Tân và chị An tổ chức đám cưới (chưa đăng ký kết hôn) và họ sống bằng nghề bán vé số dạo. Có tật hay ngủ quên nên anh Tân thường “ôm” vé số ế.
Ngày 25-3-2009, anh Tân nhận của đại lý 200 tờ vé số (loại 5.000 đồng/tờ) đi bán nhưng đến chiều vẫn còn 40 tờ vé số ế. Thất thểu về nhà với 40 tờ vé số ế thì anh Tân hay tin mình trúng số. Trong đó có20 tờ trúng đặc biệt và 20 tờ trúng an ủi. Tổng giá trị giải thưởnganh Tân. nhận là hơn 2,5 tỉ đồng. Sau đó mâu thuẫn vợ chồng phát sinhnhưng hai người vẫn sống chung. Sau khi xây mới căn nhà, còn lại 1,4tỉ đồng anh Tân mang gửi ngân hàng. Sau một thời gian không thể chung sống với nhau nên hai người quyết định ly hôn. Vấn đề đặt ra ở đây là chia tài sản đối với chị An và anh Tân như thế nào?
1.2. Phân tích vụ việc:
+ Chủ thể của vụ việc : anh Tân và chị An
+ Đối tượng điều chỉnh : quan hệ hôn nhân gia đình
+ Địa điểm xảy ra vụ việc : huyện Thọai Sơn – Tỉnh Thanh Hóa. + Nơi giải quyết vụ án : Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn Thanh Hóa. + Nội dung tranh chấp : tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Cách xử của Tòa án nhân dân Huyện Thoại Sơn xử như sau : - Ngày 27-8-2009, TAND huyện Thoại Sơn không công nhận hai người là vợ, chồng vì không đăng ký kết hôn.
- Số tiền 1,4 tỉ đồng do trúng số mà có là tài sản tồn tại trong thờigian chung sống với nhau. Tuy lý luận như vậy nhưng khi chia tài sảnnày thì tòa quyết: anh Tân nhận 80% trên tổng giá trị giải thưởng(tương đương 1 tỉ 120 triệu đồng), còn chị An, chỉ được 280 triệuđồng. Lý do là anh Tân trực tiếp đi bán vé số, bị ế nên trúng thưởng,còn chị An ít có công sức đóng góp.
1.3. Nhận xét của nhóm:
Theo nhóm chúng tôi, trường hợp trên Toà xử lý như vậy là hợp pháp.VìTrong vụ án này có hai vấn đề pháp lý đặt ra cần phải xem xét: Thứ nhất, sống chung nhưng không đăng ký kết hôn có phải là quan hệ vợ chồng hay không? Thứ hai, nếu không phải là quan hệ vợ chồng thì tài sản phát sinhtrong thời gian sống chung sẽ được phân chia như thế nào? Để giải quyết hai vấn đề trên, pháp luật nước ta về hôn nhân và gia đình đã có nhiều sự nhìn nhận về quan hệ hôn nhân qua từng thời kỳ. Cụ thể, theo Nghị quyết 35 ngày 9-6-2000 của Quốc hội, những quan hệhôn nhân thực tế trước thời điểm ngày 3-1-1987 tuy không đăng ký kếthôn nhưng không vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Giađình (về sự tự nguyện, độ tuổi, huyết thống…) thì nhà nước khuyếnkhích họ đi đăng ký kết hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thìcác tranh chấp sẽ được giải quyết như đối với những người có đăng ký kết hôn. Với quan hệ sống chung được xác lập từ sau ngày 3-1-1987, các bên phải đi đăng ký kết hôn, thời hạn dành cho những trường hợp này là hai năm tính từ ngày 1-1-2001 đến ngày 1-1-2003. Nếu như các bên thực hiện đăng ký kết hôn đúng thời hạn thì nhà nước công nhận thời gian xác lập quan hệ vợ chồng từ thời điểm họ sống chung với nhau. Nếu như họ đăng ký kết hôn sau ngày 1-1-2003 thì quan hệ vợ chồng được nhà nước công nhận tại thời điểm họ đăng ký kết hôn.
Như vậy, trường hợp sống chung từ sau ngày 1-1-2001 (thời điểm LuậtHôn nhân và Gia đình 2000 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn thìkhông được pháp luật công nhận là vợ chồng. Đối với những trường hợpnày, khi có tranh chấp về tài sản được hình thành trong thời gian sốngchung, tòa sẽ xác định, phân chia theo công sức, mức đóng góp của từngngười. Ở đây, anh Tân và chị An tổ chức đám cưới năm 2008 nhưng không đăng ký kết hôn nên nhà nước không công nhận quan hệ vợ chồng đối với họ. Dovậy, một khi Tòa án xác định tài sản họ đang tranh chấp là tài sản chungcủa hai người, được hình thành trong thời gian họ sống chung thì đó làtài sản chung theo phần và được chia theo công sức đóng góp của mỗingười. Còn nếu tòa xác định là tài sản riêng thì của ai người đóhưởng. Theo nội dung vụ án thì đây là trường hợp chung sống với nhau nhưngkhông đăng ký kết hôn nên không phải là vợ chồng. Do đó, không hề cóquan hệ hôn nhân tồn tại. Vì vậy, các tài sản hình thành trong thờigian chung sống với nhau như vợ chồng không đương nhiên là tài sảnchung theo Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định.Vì vậy, nếu các bên có căn cứ cho rằng đó là tài sản riêng của mình(ví dụ: Tiền dùng để mua vé trúng thưởng là của riêng một người) thìtài sản sẽ thuộc về người đó. Nếu không chứng minh được thì coi như đólà tài sản chung theo phần. Việc phân chia căn cứ vào công sức đónggóp của mỗi bên. Trong trường hợp này, theo nhóm chúng tôi không thể coi là công sức đóng góp bằng nhau được. Công sức đóng góp ở đây căn cứvào thu nhập mà mỗi bên có thể tạo ra trong thời gian chung sống nhưvợ chồng. Như vậy, rõ ràng trong trường hợp này anh Tân kiếm đượcnhiều tiền hơn, tức là anh Tân có công sức đóng góp nhiều hơn chị An.(nếu không căn cứ vào mức thu nhập để tính công sức cho 2 người thìkhông có cơ sở nào để chứng minh được công sức của ai là bao nhiêu). Việc phân chia tài sản trong quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có rất nhiều trường hợp xảy ra trên thực tế mà pháp luật không dự liệu được hết, do đó vẫn còn nhiều kẽ hở tạo sự khó khăn cho việc xử án đối với các nhà làm luật. Bởi vậy cần khắc phục tình trạng này.
2. Tình huống thứ hai:
2.1 Tóm tắt vụ việc thứ hai:.
Năm 1987, anh Hồ Văn Phước (SN 1962) đăng ký kết hôn với chị Trần Thị Tuyết Sương (SN 1966). Năm 2000, 2 vợ chồng có một con chung tên là Hồ Phước Thắng. Năm 2001, hai vợ chồng vay mượn rất nhiều tiền để mua một nhà máy xay lúa cũ với giá 70 triệu đồng và sắm sửa nhiều tài sản. Quá trình chung sống, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Anh Phước đã bỏ nhà ra đi trong một thời gian dài, sau đó lại về nhà. Đến tháng 10- 2004 thì vợ chồng chính thức ly thân. Trong thời gian anh Phước bỏ đi sống ở bên ngoài với người khác (lời chị Sương kể), chị Sương, một mình tần tảo kinh doanh để trả khoản nợ chung của vợ chồng trên dưới 250 triệu đồng. Đến khi mẹ con chị Sương ăn nên làm ra, mua sắm nhiều tài sản có giá trị cũng là lúc anh Phước trở về nhà yêu cầu ly hôn và chia tài sản.
Quá trình xét xử, TAND tỉnh Kiên Giang xác định, tổng giá trị tài sản chung của 2 vợ chồng là 1.015.000.000 đồng, bao gồm: nhà máy xay lúa trị giá: 400 triệu đồng; Nhà ở, nhà kho, nhà xe: 200 triệu đồng; Đất thổ cư: 195,6 m2: 120 triệu đồng; 6030 m2 đất ruộng: 80 triệu đồng; 30.001 m2: 150 triệu đồng; đất vườn 750 m2 (hai bên thoả thuận cho con nên không tính giá trị). Bản án số 27 ngày 28.9.2007 tuyên: anh Phước – chị Sương mỗi người được hưởng 482.500.000 đồng. Về tổng số tiền nợ của hai người là 255 triệu đồng, mỗi người phải có trách nhiệm trả một nửa; Buộc chị Sương thanh toán số nợ 230 triệu đồng cho chủ nợ Kim Lê (150 triệu đồng và Minh Hội: 80 triệu đồng).
2.2. Phân tích vụ việc.
+ Nơi xảy ra vụ việc: Tỉnh Kiên Giang.
+ Chủ thể của vụ việc: Anh Hồ Văn Phước và chị Thị Tuyết Sương.
+ Cơ quan giải quyết: TAND tỉnh Kiên Giang
2.3. Nhận xét của nhóm:
Qua phán quyết của toà, nhóm chúng tôi thấy việc chia đôi giá trị tài sản cho anh Phước và chị Sương như TAND tỉnh Kiên Giang là không xem xét cụ thể đến công sức đóng góp của chị Sương trong việc nâng cấp, duy trì và phát triển khối tài sản chung của anh chị. TAND tỉnh Kiên Giang khi xét xử chỉ xác định tổng giá trị tài sản đã thoả thuận được để chia hai mà không xem xét quyền lợi chính đáng của chị Sương là chưa thoả đáng. Mặt khác, trong các khoản nợ được chị Sương khai thì có số nợ đất của ông Hội là 150 triệu đồng trước đây anh Phước chỉ thừa nhận 70 triệu đồng là nợ chung, còn 80 triệu đồng chị Sương tự trả. Do số nợ này chị Sương đã vay nợ chỗ khác khi mua đất, cho nên tại phiên toà phúc thẩm chính chủ toạ phiên toà đã động viên và anh Phước thống nhất số nợ 80 triệu đồng còn lại sẽ cùng có trách nhiệm trả. Nhưng bản án phúc thẩm khi tuyên chỉ chấp nhận 70 triệu đồng nợ ông Hội là của chung, còn 80 triệu đồng chị Sương phải trả. Trong khi bút ký phiên toà (bút lục số 556) số tiền 150 triệu đồng của ông Hội, anh Phước, chị Sương đồng ý mỗi bên trả 75 triệu đồng. Như vậy, bản án phúc thẩm số 27 của TAND tỉnh Kiến Giang tuyên là hoàn toàn trái với diễn biến tại phiên toà ngày 28.9.2007.
Xét thấy anh Phước chỉ yêu cầu chia giá trị đất nền của nhà ở, nhà xe và nhà kho nhưng Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm lại chia đôi toàn bộ nhà ở, nhà xe, nhà kho và các tài sản khác là không đúng, gây thiệt hại đến quyền lợi của chị Sương. Khoản nợ 150 triệu đồng chị Sương vay của bà Triệu Kiêm Lê, Toà sơ thẩm, phúc thẩm xác định khoản nợ trên là nợ riêng, để buộc chị Sương trả là không đủ căn cứ và không chính xác…,
* Đề xuất phương hướng:
- Cần kháng nghị phần chia tài sản khi ly hôn tại bản án dân sự phúc thẩm số 27 của TAND tỉnh Kiên Giang, đề nghị toà Dân sự TANDTC xét xử giám đốc thẩm huỷ phần chia tài sản khi ly hôn tại bản án dân sự sơ thẩm số 29/2007 ngày 2.7.2007 của TAND huyện Châu Thành và huỷ phần chia tài sản khi ly hôn tại bản án dân sự phúc thẩm nên trên; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Trong nhiều trường hợp như trên mặc dù hôn nhân hợp pháp nhưng khi chia tài sản chung giữa vợ, chồng lại đặt ra vấn đề ai là người đóng góp công sức to lớn vào khối tài sản đó. Vấn đề này khi đưa ra Tòa án xem xét và xử lý hầu như chưa giải quyết triệt để. Vì thế đã có rất nhiều vụ án phải qua phúc thẩm nhưng quyền lợi của các bên vẫn chưa giải quyết thỏa đáng. Qua đó các nhà làm luật cũng nên quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề này.
3. Tình huống thứ ba:
3.1. Tóm tắt vụ việc thứ ba:
Cách đây không lâu, tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội diễn ra một phiên toà mà những người dự gọi là vụ ly hôn bạc tỷ. Nguyên đơn trong phiên toà là một “đại gia” về đất đai ,chứng khoán của thành phố Hà Nội và bị đơn là người vợ thứ ba của ông. Sau 15 năm chung sống, việc cả 2 người có những quan hệ bất chính với những người đàn ông, đàn bà khác đã khiến họ quyết định kéo nhau ra tòa để ly hôn.
Theo lời khai của ông T trước toà thì sau nhiều năm buôn bán tích cóp,số gia sản hiện nay mà ông đang nắm giữ là một căn biệt thự tại khu đôthị Ciputra, cổ phiếu tại hai ngân hàng cổ phần lớn nhất Hà Nội mà ôngmua từ năm 1995, cổ phần tại công ty buôn bán bất động sản, và haichiếc ô tô nhãn hiệu Ford và Camry… Chủ yếu số tài sản trên được sắmbằng 450 nghìn USD mà con trai ông gửi về Việt Nam từ những năm 1990.Do vậy, theo ông, bà H (tức người vợ thứ ba của ông) không được hưởng phần nào trong số tài sản này, ngoại trừ một việc bà H có góp một phần tiền vào mua căn biệt thự ở Ciputra.
Bà H đã không giữ nổi bình tĩnh khi đến phiên mình trình bày. Hơn 15năm đầu gối tay ấp với ông T, bà đã đưa toàn bộ số tiền bán đất riêngcủa bà ở bên Gia Lâm trị giá 2 tỷ để ông đầu tư mua cổ phiếu và mởcông ty bất động sản..Biệt thự ở Ciputra bà cũng đi vaycủa anh em, họ hàng gom góp thêm cho ông mua được nhà ở vị trí đẹp.Vì những công sức của mình, bà yêu cầu đuợc hưởng một nửa căn nhà ở Ciputra theo định giá của thị trường và được ở lại đó, nửa cổ phiếutại 2 ngân hàng, một nửa góp vốn của công ty bất động sản, và nửa giátrị của hai xe ô tô. Bà H còn tố ngoài ra ông T còn sở hữu nhiều đấtđai, nhà xưởng… taih một số tỉnh thành phố lân cận Hà Nội. Nguyên đơn và bị đơn thì nhìn nhau như kẻ thù chỉ cần chực có một sơ hở là hai bên có thê sẵn sàng xông vào cấu xé lẫn nhau.
3.2. Phân tích vụ việc:
+ Nguyên đơn : Ông T
+ Nơi cư trú : số nhà 10, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
+ Bị đơn : Bà H (vợ ba của ông T)
+ Nơi cư trú : số nhà10, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
+ Nơi xảy ra : Hà Nội
+ Tào án giải quyết : TAND TP Hà Nội
* Quyết định của Tòa án:
Cuối cùng, do bên bị đơn là bà H không có những chứng cứ thuyết phục nên toà xử căn biệt thự ở Ciputra là có thật nhưng chia làm 3 phần,ông T được 2/3 và định giá theo thị trường là 15 tỷ, nhà xưởng củacông ty bất động sản được định giá theo tỷ lệ 2/3 của ông T, bức yêucầu tài sản chung là ô tô và bác bỏ cả những tố cáo là có thêm đất đai,nhà xưởng tại các tỉnh lân cận vì không có chứng cớ chứng minh tạitoà. Việc chia tài sản là cổ phiếu tại ngân hàng là quá lớn và quá phức tạpnên toà dành cho đương sự ở một vụ kiện dân sự khác.
Dựa vào điều 95 Bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định rõ, “Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;”. Như vậy, TAND TP Hà Nội đã dựa vào việc đóng góp tài sản của mỗi bên để định đoạt phân chia tài sản cho nguyên đơn và bị đơn, ông T được hưởng 2/3 số tài sản của mình về căn hộ ở Ciputra và các nhà xưởng của công ty bất động sản. Do số tài sản này có nguồn gốc từ việc con trai ông T đã gửi về cho ông 450 nghìn USD và việc ông T có nhà cửa, đất đai ở các tỉnh lân cận là không có bằng chứng xác thực nên yêu cầu của bà H bị bác bỏ, bà chỉ được hưởng 1/3 số tài sản đã được liệt kê.
3.3. Ý kiến của nhóm.
Theo nhóm em, cách giải quyết của tòa là chưa thực sự hợp lý. Bởi theo khoản 2 điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005 thì ông T và bà H sẽ có quyền ngang nhau về tài sản nhưng tòa lại chia theo tỷ lệ 2/3 thuộc về ông T là bất hợp lý.
Tình cảm vợ chồng là hết sưc thiêng liêng và đáng trân trọng, nhưng một khi đã đổ vỡ thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Ly hôn xét theo nghĩa thông thường thì rất dơn giản khi có sự thỏa thuận của 2 bên vợ chồng, nhưng một khi đã đụng chạm đén quyền tài sản ( ở đây khối tài sản lại rất lớn) thì trở nên vô cùng phức tạp.
Trong những vụ việc tranh chấp như thế này, đa số những người vợ phải nhận về mình nhiều thiệt thòi do nhận thức kém, ú ớ về mặt pháp luật. tư tưởng “ của chồng công vợ” đã khiến nhiều phụ nữ cả đời làm lụng vất vả, tằn tiện góp mua tài sản rồi lại để chồng đứng tên. Đến lúc ra tòa thì khóc lóc, kêu than nhưng mới ngã ngửa vì không thể chứng minh đó cũng là tài sản của mình.
Cụ thể trong vụ việc trên, ông T và bà H là 2 vợ chồng cùng tạo nên khối tài sản nhưng đến khi ra tòa do không có những chứng cứ xác thực nên bà H đã phải chịu thiệt thòi.
Một vấn đề được đặt ra, các nhà làm luật cũng như tất cả mọi người hết sức tỉnh táo trong những vụ việc như vậy để sự công bằng đến với tất cả mọi người.
C. KẾT LUẬN
Thông qua ba tình huống mà nhóm chúng em đã phân tích ở trên, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu hơn vấn đề ly hôn có tranh chấp tài sản. Một lưu ý quan trọng ở đây đó là, nhiều người do quá chủ quan, tin tưởng vợ, chồng mình mà giao toàn bộ tài sản cho một bên khi tài sản đó phải đăng ký quyền sử dụng. Hay là trong nhiều trường hợp không đăng ký kết hôn, để rồi khi phân chia tài sản khi ly hôn gây nên sự thiệt thòi lớn cho các bên chủ thể. Nhưng điều quan trọng chúng tôi mong muốn là trong các vụ ly hôn, trước khi ra tòa mọi người hãy cùng ngồi lại suy nghĩ và quyết định thật sáng suốt chuyện ly hôn vì sẽ có nhiều hậu quả không tốt sau này. Nêu có thể thỏa thuận được thì vợ, chồng nên tự thỏa thuận với nhau sẽ có tình, có nghĩa hơn phù hợp với đạo đức của người Việt Nam chúng ta. Qua đây cũng hi vọng người dân nên có sự hiểu biết về pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chính mình. Đồng thời cũng mong các nhà làm luật xem xét và bổ sung, sửa đổi sao cho cụ thể nhất để trong mọi trường hợp có thể áp dụng pháp luật một cách dễ dàng nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể.
Nhóm chúng em đã cố gắng để hoàn thành tốt bài tập nhóm này nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết đạt kết quả tốt nhất.
Chúng em xin cảm ơn!!!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007
Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 1995
Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích, tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng khi ly hôn.doc