Nghiệp vụ rà soát và hệ thống hóa văn bản pháp luật

1 Lập kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: a) Căn cứ lập kế hoạch: căn cứ nhu cầu chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước của Bộ, chuyên viên theo dõi theo lĩnh vực của đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Đơn vị chủ trì sau đó phối hợp với các đơn vị khác để xây dựng kế hoạch. b) Vụ Pháp chế là đầu mối rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Việc rà soát và hệ thống hóa có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất khi nhận được thông tin, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản quy phạm pháp luật chứa nội dung có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. c) Lãnh đạo các đơn vị phân công chuyên viên lập kế hoạch, xin ý kiến các đơn vị; sau khi nhận được các ý kiến phản hồi, chuyên viên được phân công sẽ tổng hợp. Lãnh đạo các đơn vị quản lý lĩnh vực có văn bản cần rà soát, hệ thống hóa trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt thông qua phiếu trình giải quyết công việc.

doc5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiệp vụ rà soát và hệ thống hóa văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu đồ quá trình rà soát và hệ thống hóa văn bản pháp luật TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN TÀI LIỆU / BIỂU MẪU LÃNH ĐẠO, CHUYÊN VIÊN VỤ PHÁP CHẾ / CHUYÊN VIÊN CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẦN CHỈNH SỬA, BỔ SUNG LẬP KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DỰ THẢO KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (B.07.01) LÃNH ĐẠO BỘ ĐẦY ĐỦ, PHÙ HỢP XEM XÉT / PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (B.07.01) VỤ PHÁP CHẾ / CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THU THẬP VĂN BẢN CẦN RÀ SOÁT VÀ VĂN BẢN ĐỂ ĐỐI CHIẾU VĂN BẢN QUY PHẠM CẦN RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ / VĂN BẢN DÙNG ĐỂ ĐỐI CHIẾU VỤ PHÁP CHẾ / CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU, SO SÁNH VĂN BẢN VĂN BẢN QUY PHẠM CẦN RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ / VĂN BẢN DÙNG ĐỂ ĐỐI CHIẾU VỤ PHÁP CHẾ / CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC, THỦ TỤC BAN HÀNH, CÁC KHIẾM KHUYẾT KHÁC CỦA VĂN BẢN VĂN BẢN QUY PHẠM CẦN RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ / VĂN BẢN DÙNG ĐỂ ĐỐI CHIẾU VỤ PHÁP CHẾ / CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP LẬP DANH MỤC VĂN BẢN THEO TIÊU CHÍ NHẤT ĐỊNH CÁC DANH MỤC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN (B.07.02/B.07.03/B.07.04/B.07.05) VỤ PHÁP CHẾ / CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP XIN Ý KIẾN CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN CÁC DANH MỤC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN (B.07.02/B.07.03/B.07.04/B.07.05) VỤ PHÁP CHẾ TỔNG HỢP Ý KIẾN CÁC DANH MỤC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN (B.07.02/B.07.03/B.07.04/B.07.05) VỤ PHÁP CHẾ CẦN CHỈNH SỬA, BỔ SUNG XÂY DỰNG BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (B.07.06) LÃNH ĐẠO BỘ XEM XÉT / PHÊ DUYỆT ĐẦY ĐỦ, PHÙ HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (B.07.06) LÃNH ĐẠO BỘ / CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN XỬ LÝ VĂN BẢN THUỘC THẨM QUYỀN / THÔNG BÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA CHO CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN VỤ PHÁP CHẾ LƯU HỒ SƠ THEO QUY ĐỊNH TẠI MỤC 6 CỦA QUY TRÌNH NÀY Diễn giải nội dung chi tiết 1 Lập kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: a) Căn cứ lập kế hoạch: căn cứ nhu cầu chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước của Bộ, chuyên viên theo dõi theo lĩnh vực của đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Đơn vị chủ trì sau đó phối hợp với các đơn vị khác để xây dựng kế hoạch. b) Vụ Pháp chế là đầu mối rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Việc rà soát và hệ thống hóa có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất khi nhận được thông tin, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản quy phạm pháp luật chứa nội dung có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. c) Lãnh đạo các đơn vị phân công chuyên viên lập kế hoạch, xin ý kiến các đơn vị; sau khi nhận được các ý kiến phản hồi, chuyên viên được phân công sẽ tổng hợp. Lãnh đạo các đơn vị quản lý lĩnh vực có văn bản cần rà soát, hệ thống hóa trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt thông qua phiếu trình giải quyết công việc. 2 Xem xét / phê duyệt kế hoạch: Lãnh đạo Bộ xem xét kế hoạch rà soát và hệ thống hóa do các đơn vị trình, nếu đồng ý với phương án trình, Lãnh đạo Bộ ký duyệt. Trường hợp Lãnh đạo Bộ yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thêm, đơn vị có liên quan phải chỉnh lý, hoàn thiện và trình Lãnh đạo Bộ. 3 Thu thập văn bản cần rà soát và văn bản dùng để đối chiếu: a) Yêu cầu của việc thu thập và tập hợp văn bản quy phạm pháp luật - Thu thập đúng những văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát; - Không để sót văn bản hoặc để sót các quy phạm pháp luật trong từng văn bản; - Tập hợp các văn bản, các quy phạm pháp luật theo những tiêu chí đã xác định; - Có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa người thu thập với người lưu trữ văn bản dưới sự chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ rà soát. b) Cách thức thu thập và tập hợp văn bản: - Việc thu thập và tập hợp văn bản cần tiến hành trên cơ sở nguồn chính thức của văn bản quy phạm pháp luật và các nguồn khác. - Nguồn chính thức của văn bản quy phạm pháp luật gồm: + Văn bản ở bộ phận lưu trữ của cơ quan ban hành. + Công báo, Phụ lục Công báo của Chính phủ đã đăng văn bản quy phạm pháp luật. + Các văn bản lưu giữ ở Cơ sở dữ liệu Việt Nam, các đĩa CD do Văn phòng Quốc hội phát hành về danh mục văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1945 đến thời điểm rà soát, hệ thống hóa. + Bản gốc (bản chính) ở bộ phận lưu trữ của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện các văn bản đó. + Văn bản lưu giữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các cơ quan khác. - Các nguồn khác bao gồm: + Văn bản trong các ấn phẩm như Tập hệ thống hóa văn bản pháp luật của các bộ, ngành ở Trung ương. + Văn bản dưới dạng ấn phẩm do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. + Văn bản đăng trên báo chí ở Trung ương và địa phương. c) Phân loại văn bản - Việc phân loại văn bản phải dựa vào các tiêu chí sau: + Theo lĩnh vực, ngành mà pháp luật điều chỉnh (phân loại theo chuyên đề). + Theo thứ bậc hiệu lực của văn bản. + Theo trình tự thời gian ban hành. + Theo thứ tự Alfabet trong bảng chữ cái tiếng Việt. - Đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập cũng cần sắp xếp theo trình tự và các loại vấn đề theo tiêu chí lĩnh vực (ngành) mà pháp luật điều chỉnh, hoặc cũng có thể phân chia theo hình thức văn bản như: hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư...trong đó cần sắp xếp theo thời điểm ký kết hay thời điểm phê chuẩn. 4 Nghiên cứu, so sánh văn bản: a) Nghiên cứu: Tìm hiểu xem mục đích ban hành văn bản; Tìm hiểu xem phạm vi áp dụng của văn bản; Tìm hiểu xem ngoài những nguyên tắc chung, văn bản đó có cho áp dụng ngoại lệ không; Tìm hiểu xem trong các văn bản đó có giải thích thuật ngữ không; Tìm hiểu hiệu lực về thời gian của văn bản; b) So sánh đối chiếu: Về hình thức văn bản, cần so sánh, đối chiếu văn bản đang xem xét với các điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước... để xem văn bản đó có phù hợp về tên gọi pháp lý, phù hợp với thẩm quyền ban hành hay không; Về nội dung văn bản, đây là điểm quan trọng nhất và cũng là khó nhất trong cả quá trình rà soát, hệ thống hóa văn bản. Bởi vì yêu cầu đặt ra là cần phát hiện được những khiếm khuyết như: văn bản có trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn, sơ hở không: + Xem xét căn cứ pháp lý để ban hành văn bản; + Xem tính hợp hiến, hợp pháp; + Xem tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; + Xem tính phù hợp với thực tiễn. 5 Đánh giá hiệu lực, thủ tục ban hành, nhận biết các dạng khiếm khuyết: a) Nhận biết các dạng khiếm khuyết của văn bản: - Văn bản trái pháp luật là các văn bản vi phạm thẩm quyền ban hành, có nội dung trái Hiến pháp và trái với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, tức là có vi phạm nghiêm trọng tới mức không thể chấp nhận giá trị pháp lý của nó. Giải pháp xử lý trong trường hợp này là hủy bỏ. - Văn bản mâu thuẫn, chồng chéo tức là các văn bản của nhiều cơ quan hoặc của một cơ quan quy định khác nhau về cùng một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề, hoặc một quy định được nhắc đi nhắc lại ở nhiều văn bản. - Văn bản có quy định sơ hở hoặc lạc hậu, không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội là các văn bản ban hành đúng pháp luật, nhưng giải quyết vấn đề không triệt để, sơ hở, nửa vời hoặc lạc hậu dẫn đến hiểu và áp dụng không thống nhất. Giải pháp xử lý: bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung. - Các quy phạm pháp luật rải rác trong các văn bản được ban hành dưới hình thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Giải pháp xử lý: hợp nhất các quy phạm đó theo lĩnh vực điều chỉnh vào một văn bản. - Các vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh nhưng chưa có văn bản nào điều chỉnh thì cần ban hành văn bản mới; - Văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành tuy không đúng thủ tục nhưng nội dung lại hợp pháp, có lý do để giữ lại thì bãi bỏ và nội dung được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật mới, sau khi đã hoàn tất thủ tục; - Nếu phần lớn các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có sự khiếm khuyết thì huỷ bỏ, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác; nếu một bộ phận nhỏ trong văn bản quy phạm pháp luật bị khiếm khuyết thì sửa đổi, bổ sung. 6 Lập danh mục các văn bản đã được rà soát: Lập danh mục văn bản: - Lập danh mục đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật về ngành công thương do .... ban hành từ ngày ...tháng ... năm.... đến hết ngày... tháng .... năm... - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật, quy định hết hiệu lực - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật đề nghị bãi bỏ - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật đề nghị ban hành mới - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật đề nghị đình chỉ thi hành - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần bổ sung, sửa đổi - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực công thương từ ngày... đến ngày... - Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật ban hành sai thẩm quyền. 7 Xin ý kiến các đơn vị liên quan: Vụ Pháp chế xin ý kiến các đơn vị có liên quan về các danh mục văn bản trên. 8 Tổng hợp ý kiến: Vụ Pháp chế tổng hợp ý kiến các đơn vị có liên quan để xây dựng báo cáo kết quả rà roát, hệ thống hóa. 9 Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng dự thảo báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo biểu mẫu, bao gồm: a) Dự thảo văn bản công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành đã hết hiệu lực, còn hiệu lực thi hành; đề xuất phương án đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, huỷ bỏ văn bản theo thẩm quyền; b) Dự thảo văn bản đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, công bố bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong ngành công thương; c) Xuất bản các Tập văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực để áp dụng thống nhất trong Bộ và cập nhật cơ sở dữ liệu luật Việt Nam tương ứng. 10 Kiểm tra / ký duyệt: Trên cơ sở dự thảo báo cáo kết quả rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, Lãnh đạo Bộ xem xét, ký duyệt báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và ra quyết định xử lý các văn bản thuộc thẩm quyền. 11 Thực hiện các giải pháp trong báo cáo kết quả rà soát hệ thống hóa: a) Các giải pháp xử lý: - Bãi bỏ: căn cứ để bãi bỏ là sự không phù hợp của văn bản - có quy định sơ hở hoặc lạc hậu, không phù hợp với tính hình kinh tế - xã hội hay văn bản đó không cần thiết trong đời sống. Trong trường hợp nếu có sơ hở không đáng kể thì có thể sửa đổi, bổ sung. - Sửa đổi, bổ sung văn bản mâu thuẫn, chồng chéo là các văn bản của nhiều cơ quan hoặc của một cơ quan quy định khác nhau về cùng một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề, hoặc một quy định được nhắc đi nhắc lại ở nhiều văn bản hay các văn bản ban hành đúng pháp luật nhưng giải quyết vấn đề không triệt để, sơ hở, nửa vời hoặc lạc hậu dẫn đến hiểu và áp dụng không thống nhất. - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới trong các trường hợp: + Vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh nhưng chưa có văn bản nào điều chỉnh. + Hoặc đã có văn bản quy phạm pháp luật với nội dung hợp pháp phù hợp thực tế nhưng được ban hành không đúng thủ tục thì bãi bỏ văn bản cũ và đưa nội dung vào văn bản quy phạm pháp luật mới. + Hoặc hợp nhất các quy phạm theo lĩnh vực điều chỉnh từ các quy phạm trong các văn bản được ban hành dưới hình thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật. b) Nguyên tắc xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa: - Lập danh mục đầy đủ và lập danh mục “văn bản hết hiệu lực”, theo đó văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực bao gồm: + Văn bản hết thời hạn được quy định ngay trong văn bản đó. + Văn bản được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản cũ. + Văn bản được bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thay thế được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật không có sự vi phạm nào nhưng không còn phù hợp với thực tế và cần phải thay nó để điều chỉnh lĩnh vực nhất định. Thẩm quyền thay thế văn bản quy phạm pháp luật chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó. - Các văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ, thay thế đều bị hết hiệu lực kể từ thời điểm văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực. - Đình chỉ thi hành được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật trong 03 trường hợp: + Thứ nhất, là biện pháp bổ sung được sử dụng kèm theo việc bãi bỏ, thay thế văn bản quy phạm pháp luật. + Thứ hai, là biện pháp độc lập được áp dụng để chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. + Thứ ba, là biện pháp độc lập được áp dụng để tạm dừng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, chờ cấp có thẩm quyền xử lý (trường hợp này giống như tạm đình chỉ). - Sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật khi tính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản là rất nhỏ. Khi đó, văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hiệu lực nhưng hiệu quả áp dụng văn bản đó không có do nội dung, hình thức không hoàn chỉnh. Tóm lại, sửa đổi, bổ sung văn bản là việc loại bỏ những quy định hiện hành không phù hợp, bổ sung những quy định mới để “pháp luật hóa” sự năng động của thực tiễn đồng thời loại bỏ những quy định “vượt rào” của pháp luật. c) Gửi báo cáo kết quả rà soát cho cơ quan có thẩm quyền: Bộ Công Thương gửi văn bản đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, công bố bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong ngành công thương; Tổ chức thực hiện việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản theo thẩm quyền. 12 Lưu hồ sơ: Chuyên viên phụ trách công tác rà soát, hệ thống hóa của Vụ Pháp chế có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ theo đúng quy định tại mục 6 của quy trình này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghiep_vu_ra_soat_he_thong_hoa_7532_1811118.doc
Tài liệu liên quan