PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Thu nhập là tất cả những khoản thu tính bằng tiền mà người lao động nhận được dưới hình thức trả công lao động. Thu nhập của người lao động trong thương mại gồm những khoản sau: - Tiền lương cơ bản - Các khoản có tính chất tiền lương Phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên ) - Bảo hiểm xã hội trả thay lương - Các khoản thu nhập khác: Phúc lợi, ngày lễ, ngày tết, trợ cấp, khen thưởng.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4186 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích thực trạng thu nhập bình quân của người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài thảo luận: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP BÌNH
QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Cơ sở lý luận về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
thương mại.
1. Khái niệm về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
thương mại.
Thu nhập là tất cả những khoản thu tính bằng tiền mà người lao động
nhận được dưới hình thức trả công lao động.
Thu nhập của người lao động trong thương mại gồm những khoản sau:
- Tiền lương cơ bản
- Các khoản có tính chất tiền lương
Phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp
thâm niên …)
- Bảo hiểm xã hội trả thay lương
- Các khoản thu nhập khác: Phúc lợi, ngày lễ, ngày tết, trợ cấp, khen
thưởng.
2. ý nghĩa của việc tăng thu nhập cho người lao động
- Tăng thu nhập cho người lao động thì sẽ ổn định đời sống cho người lao
động và gia đình của họ làm cho họ yên tâm hơn khi làm việc tại doanh nghiệp
- Tăng thu nhập cho người lao động sẽ giữ được nhân tài lại cho doanh
nghiệp mình.
- Tăng thu nhập cho người lao động sẽ làm tăng năng suất lao động.
II. Phương pháp phân tích
1. Thu nhập bình quân của người lao động
Theo khảo sát, thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong
các doanh nghiệp tăng từ 1,458 triệu đồng vào năm 2003 lên 1,971 triệu đồng
vào năm 2005. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2003-2005 đạt 16,27%/năm. Tỷ
trọng tiền lương và tiền thưởng trong cơ cấu thu nhập bình quân này có xu
hướng giảm (từ 89,03% năm 2003 xuống còn 88,69% năm 2005 đối với tiền
lương và từ 10,22% năm 2003 xuống còn 8,57% năm 2005 đối với tiền
thưởng); ngược lại tỷ trọng các khoản phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế…) thì tăng (từ 0,75% năm 2003 lên 2,74% năm 2005 đối với các
khoản phúc lợi xã hội). Dưới đây sẽ phân tích thu nhập bình quân một tháng
của một lao động theo loại lao động; ngành công nghiệp; loại hình doanh
nghiệp; quy mô lao động và quy mô doanh thu của các doanh nghiệp.
a. Chia theo loại lao động
Trong 3 năm qua, thu nhập bình quân một tháng của một cán bộ lãnh
đạo; cán bộ nghiệp vụ phòng, ban; cán bộ kỹ thuật; công nhân trực tiếp sản xuất
và công nhân gián tiếp sản xuất đều tăng. Trong đó thu nhập bình quân của
người cán bộ kỹ thuật tăng cao nhất (30,40%/năm); kế đến là thu nhập của cán
bộ nghiệp vụ phòng, ban tăng 30,32%/năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản
xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp được tiến hành điều tra đạt hiệu quả
(doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng cao). Từ đó dẫn đến đời sống của người
lao động ngày càng được cải thiện lên.
Biểu 1: Thu nhập bình quân/tháng của người lao động chia theo loại lao
động
Loại lao động 2003 2004 2005
Tốc độ tăng BQ
(%) 2004-2005
Chung các DN (triệu đồng/tháng) 1,458 1,607 1,971 16,27
1. Cán bộ quản lý 4,214 4,357 5,200 11,08
2. Cán bộ phòng ban 1,993 2,165 3,385 30,32
3. Cán bộ kỹ thuật 2,427 3,025 4,127 30,40
4. Công nhân trực tiếp SX 1,269 1,458 1,766 17,97
5. Công nhân gián tiếp SX 1,051 1,248 1,557 21,71
Trong cơ cấu thu nhập bình quân một tháng, tỷ trọng tiền lương của cán
bộ lãnh đạo và công nhân gián tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp chuyển
dịch theo hướng giảm dần trong suốt 3 năm 2003-2005. Trong đó, tỷ trọng tiền
lương của cán bộ lãnh đạo giảm nhanh nhất (từ 91,31% năm 2003 xuống
89,38% năm 2005). Ngược lại, tỷ trọng tiền lương của cán bộ nghiệp vụ phòng,
ban và công nhân trực tiếp sản xuất thì tăng dần. Trong đó, tỷ trọng tiền lương
của công nhân trực tiếp sản xuất tăng nhanh nhất (từ 86,05% năm 2003 lên
87,49% năm 2005). Còn tỷ trọng tiền lương của cán bộ kỹ thuật tăng giảm bất
thường. Tỷ trọng tiền thưởng của cán bộ lãnh đạo tăng dần qua các năm. Ngược
lại tỷ trọng tiền thưởng của cán bộ nghiệp vụ phòng, ban; công nhân trực tiếp và
gián tiếp sản xuất lại giảm dần trong 3 năm. Trong đó, tỷ trọng tiền thưởng của
công nhân trực tiếp sản xuất giảm nhanh nhất (từ 12,84% năm 2003 còn 9,51%
năm 2005). Chỉ có tỷ trọng tiền thưởng của cán bộ kỹ thuật thì tăng giảm không
ổn định. Trong khi đó, tỷ trọng các khoản phúc lợi xã hội của 5 loại lao động
nêu trên tăng dần trong giai đoạn 2003-2005. Trong đó, tỷ trọng các khoản phúc
lợi xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất tăng nhanh nhất (từ 1,10% năm 2003
lên 3,00% năm 2005).
Qua thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đã làm ăn có lãi nên tăng thêm
tiền thưởng và các khoản phúc lợi xã hội cho người lao động. Hiện nay, tuy tỷ
trọng tiền thưởng và các khoản phúc lợi xã hội trong tổng thu nhập còn thấp
nhưng sẽ được cải thiện lên trong những năm tới khi các doanh nghiệp đạt lợi
nhuận cao và ổn định trong nhiều năm liền.
b. Chia theo ngành công nghiệp
Tất cả các ngành công nghiệp đều đạt tốc độ tăng thu nhập bình quân một
tháng của người lao động khá cao trong giai đoạn 2003-2005. Ngành chế biến
gỗ là ngành có tốc độ tăng cao nhất (25,07%/năm), tiếp theo là ngành thuộc da,
giày đạt 18,58%/năm. Về số tuyệt đối thì người lao động thuộc ngành điện, điện
tử có thu nhập bình quân hàng tháng cao nhất (năm 2005 là 2,777 triệu đồng);
ngược lại, người lao động thuộc ngành thuộc da, giày có thu nhập bình quân
hàng tháng thấp nhất (năm 2005 là 1,520 triệu đồng). Chênh lệch thu nhập bình
quân hàng tháng giữa hai ngành trên là 1,8 lần (năm 2005).
Biểu 2: Thu nhập bình quân/tháng của người lao động chia theo ngành
công nghiệp
Ngành công nghiệp 2003 2004 2005
Tốc độ tăng BQ
(%) 2004-2005
Chung các DN (triệu đồng/tháng) 1,458 1,607 1,971 16,27
1. Dệt, may mặc 1,160 1,116 1,581 16,74
2. Thuộc da, giày 1,081 1,172 1,520 18,58
3. Điện, điện tử 2,001 2,310 2,777 17,81
4. Chế biến gỗ 1,340 1,698 2,096 25,07
5. Các ngành công nghiệp khác 1,299 1,485 1,752 16,13
Trong 3 năm 2003-2005, tỷ trọng tiền lương của người lao động trong
các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành công nghiệp có xu hướng giảm trong
tổng thu nhập bình quân hàng tháng. Trong số các ngành công nghiệp, ngành
thuộc da, giày giảm tỷ trọng tiền lương nhanh nhất trong cùng giai đoạn 2003-
2005 (từ 94,82% năm 2003 còn 82,83% năm 2005). Trong khi đó, tỷ trọng tiền
thưởng và các khoản phúc lợi xã hội của người lao động thì tăng trong tổng thu
nhập bình quân hàng tháng. Ngành thuộc da, giày có mức tăng tỷ trọng tiền
thưởng và các khoản phúc lợi xã hội nhanh nhất (từ 3,52% năm 2003 lên 7,37%
năm 2005 đối với tỷ trọng tiền thưởng; từ 1,67% năm 2003 lên 9,80% năm
2005 đối với các khoản phúc lợi xã hội). Riêng ngành điện, điện tử thì đến năm
2005 mới đưa các khoản phúc lợi xã hội vào tổng thu nhập. Nguyên nhân là do
trong những năm 2004 trở về trước các doanh nghiệp ngành này nhập các
khoản phúc lợi xã hội vào tiền lương hoặc tiền thưởng.
c. Chia theo loại hình doanh nghiệp
Thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn đạt cao hơn so với các doanh nghiệp
ngoài nhà nước (tương ứng năm 2005 là 2,089 triệu đồng; 1,240 triệu đồng,
chênh lệch nhau 1,7 lần). Do có xuất phát điểm thấp nên tốc độ tăng thu nhập
bình quân mỗi tháng của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà
nước lớn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cùng giai
đoạn 2003-2005 (16,29%/năm so với 10,88%/năm).
Biểu 3: Thu nhập bình quân/tháng của người lao động chia theo loại hình
doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp 2003 2004 2005
Tốc độ tăng BQ
(%) 2004-2005
Chung các DN (triệu đồng/tháng) 1,458 1,607 1,971 16,27
1. Ngoài nhà nước 0,917 1,038 1,240 16,29
2. Có vốn đầu tư nước ngoài 1,699 1,906 2,089 10,88
Trong giai đoạn 2003-2005, cơ cấu thu nhập bình quân hàng tháng của
người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chuyển dịch theo hướng
giảm nhẹ tỷ trọng tiền lương, tăng mạnh tỷ trọng tiền thưởng và tăng nhẹ tỷ
trọng các khoản phúc lợi xã hội. Còn cơ cấu thu nhập bình quân mỗi tháng của
người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thay đổi
theo hướng tăng giảm bất thường tỷ trọng tiền lương, giảm mạnh tỷ trọng tiền
thưởng và tăng mạnh tỷ trọng các khoản phúc lợi xã hội.
d. Chia theo quy mô lao động của các doanh nghiệp
Quy mô lao động của các doanh nghiệp tác động tỷ lệ thuận đến thu nhập
bình quân hàng tháng của người lao động trong 3 năm qua. Nghĩa là các doanh
nghiệp có số lượng lao động ít thì thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao
động thấp nhất và ngược lại. Các doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người
(quy mô nhỏ) thì thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động đạt thấp
nhất (1,642 triệu đồng ở năm 2005) và có xu hướng tăng dần (tốc độ tăng là
10,04%/năm). Các doanh nghiệp có số lao động trên 1.000 người (quy mô lớn)
thì thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động đạt cao nhất (2,047 triệu
đồng ở năm 2005) và cũng có xu hướng tăng dần (tốc độ tăng là 16,05%/năm).
Các doanh nghiệp có số lao động từ 500 người đến 1.000 người (quy mô trung
bình) thì thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động đạt cao thứ hai
(2,001 triệu đồng ở năm 2005).
Biểu 4: Thu nhập bình quân/tháng của người lao động chia theo quy mô
lao động
Quy mô lao động 2003 2004 2005
Tốc độ tăng BQ
(%) 2004-2005
Chung các DN (triệu đồng/tháng) 1,458 1,607 1,971 16,27
1. Dưới 500 người 1,356 1,592 1,642 10,04
2. 500 - 1.000 người 1,520 1,568 2,047 16,05
3. Trên 1.000 người 1,446 1,644 2,001 17,64
Trong các doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 500 người, cơ cấu thu
nhập bình quân hàng tháng của người lao động chuyển dịch theo hướng tăng
nhẹ tỷ trọng tiền lương; giảm mạnh tỷ trọng tiền thưởng; tăng nhẹ tỷ trọng các
khoản phúc lợi xã hội trong 3 năm qua. Cơ cấu thu nhập bình quân hàng tháng
của người lao động trong các doanh nghiệp có số lượng lao động từ 500 người
đến 1.000 người thay đổi theo hướng giảm mạnh tỷ trọng tiền lương; tăng mạnh
tỷ trọng tiền thưởng; tăng mạnh tỷ trọng các khoản phúc lợi xã hội. Còn cơ cấu
thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp có
số lượng lao động trên 1.000 người chuyển đổi theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng
tiền lương; giảm mạnh tỷ trọng tiền thưởng; giảm mạnh tỷ trọng các khoản
phúc lợi xã hội.
e. Chia theo quy mô doanh thu của các doanh nghiệp
Quy mô doanh thu của các doanh nghiệp càng nhỏ thì thu nhập bình quân
hàng tháng của người lao động càng cao. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới
20 tỷ đồng (quy mô nhỏ) thì thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động
đạt cao thứ hai (1,898 triệu đồng vào năm 2005) và có xu hướng tăng dần (tốc
độ tăng là 18,66%/năm). Các doanh nghiệp có doanh thu từ 20 tỷ đồng đến 50
tỷ đồng (quy mô trung bình) thì thu nhập bình quân hàng tháng của người lao
động đạt cao nhất (3,376 triệu đồng vào năm 2005) và cũng có xu hướng tăng
dần (tốc độ tăng là 29,76%/năm). Trong khi đó, các doanh nghiệp có doanh thu
từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng (quy mô lớn) thì thu nhập bình quân hàng tháng
của người lao động đạt thấp nhất (1,417 triệu đồng vào năm 2005) và cũng có
xu hướng tăng dần (tốc độ tăng là 13,76%/năm). Các doanh nghiệp có doanh
thu trên 100 tỷ đồng (quy mô rất lớn) thì thu nhập bình quân mỗi tháng của
người lao động đạt thấp thứ hai (1,561 triệu đồng vào năm 2005) và cũng có xu
hướng tăng dần (tốc độ tăng là 13,53%/năm).
Biểu 5: Thu nhập bình quân/tháng của người lao động chia theo quy mô
doanh thu
Loại lao động 2003 2004 2005
Tốc độ tăng BQ
(%) 2004-2005
Chung các DN (triệu đồng/tháng) 1,458 1,607 1,971 16,27
1. Dưới 20 tỷ đồng 1,348 1,439 1,898 18,66
2. 20 - 50 tỷ đồng 2,005 2,535 3,376 29,76
3. 50 - 100 tỷ đồng 1,095 1,074 1,417 13,76
4. Trên 100 tỷ đồng 1,211 1,234 1,561 13,53
Trong các doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng, cơ cấu thu nhập
bình quân hàng tháng của người lao động chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ
trọng tiền lương và các khoản phúc lợi xã hội; giảm mạnh tỷ trọng tiền thưởng
trong giai đoạn 2003-2005. Cơ cấu thu nhập bình quân hàng tháng của người
lao động trong các doanh nghiệp có doanh thu từ 20 đến 50 tỷ đồng thay đổi
theo hướng giảm nhẹ tỷ trọng tiền lương; tăng nhẹ tỷ trọng tiền thưởng và các
khoản phúc lợi xã hội. Cơ cấu thu nhập bình quân hàng tháng của người lao
động trong các doanh nghiệp có doanh thu từ 50 đến 100 tỷ đồng biến động
theo hướng tăng mạnh tỷ trọng tiền lương; giảm nhẹ tỷ trọng tiền thưởng; giảm
mạnh tỷ trọng các khoản phúc lợi xã hội. Còn cơ cấu thu nhập bình quân hàng
tháng của người lao động trong các doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng
chuyển đổi theo hướng giảm mạnh tỷ trọng tiền lương; tăng nhẹ tỷ trọng tiền
thưởng; tăng mạnh tỷ trọng các khoản phúc lợi xã hội.
Nhận xét chung
- Thu nhập bình quân hàng tháng của các loại lao động từ cán bộ lãnh
đạo, cán bộ nghiệp vụ phòng ban, cán bộ kỹ thuật đến công nhân trực tiếp sản
xuất và công nhân gián tiếp sản xuất tăng dần trong giai đoạn 2003-2005. Điều
này chứng tỏ hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng
có lãi cao nên thu nhập được cải thiện đáng kể.
- Tỷ trọng tiền thưởng và phúc lợi xã hội của các loại lao động có xu
hướng tăng dần trong cơ cấu thu nhập bình quân hàng tháng. Như vậy, các
doanh nghiệp đã thực hiện biện pháp kích thích người lao động hăng say, tích
cực làm việc để cống hiến nhiều cho doanh nghiệp.
- Thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động ngành điện, điện tử
đạt cao nhất, gấp 1,8 lần so với thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao
động ngành thuộc da, giày (thấp nhất).
- Thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp 1,7 lần so với thu nhập bình quân mỗi
tháng của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
- Doanh nghiệp có số lượng lao động càng ít thì thu nhập bình quân hàng
tháng của người lao động càng thấp.
- Doanh nghiệp có doanh thu càng nhỏ thì thu nhập bình quân hàng tháng
của người lao động càng cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng thu nhập bình quân của người lao động.pdf