Phân tích thị trường lâm sản ngoài gỗ và công tác marketing

1. Tài liệu hội thảo: Thị trường LSNG theo hướng bền vững ở Việt Nam, những cơ hội rủi ro về kinh tế, xã hội và sinh thái. 2. Vũ Đình Thắng (chủ biên) (2001) Giáo trình Marketing nông nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

doc137 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3294 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thị trường lâm sản ngoài gỗ và công tác marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể tiếp cận được. Sự thành công của các chiến lược, hoạt động sinh kế tùy thuộc vào mức độ hợp lý mà con người có thể kết hợp cũng như quản lý những nguồn lực mà họ có. Các hoạt động sử dụng và quản lý LSNG cần phải gắn liền với các hoạt động sinh kế của người dân góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng thì mới bền vững. 1.2. Phương pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích sinh kế Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững là một cách suy nghĩ về các mục tiêu, quy mô và những ưu tiên trong phát triển. Cách tiếp cận này đặt con người làm trung tâm trong hoạt động phát triển đồng thời cố gắng tìm hiểu những vấn đề về kinh tế, xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ góc nhìn thông qua con người. Khung sinh kế là một công cụ có thể được sử dụng để đưa cách tiếp cận này vào áp dụng thực tế nhằm giúp người sử dụng xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là các yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế và sự liên quan giữa các yếu tố với nhau. Khung sinh kế không đưa ra một mô hình phản ánh chính xác thực tế. Nó là sự rút gọn và cần được triển khai khi áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Áp dụng phương pháp tiếp cận này có nghĩa là sử dụng một cách nhìn rộng và linh hoạt. Có thể gợi ý phương pháp tiếp cận này theo các nội dung sau: Phân tích các chiến lược sinh kế của con người và những chiến lược đó thay đổi như thế nào trong thời gian qua; Khuyến khích người dân tham gia một cách đầy đủ, tôn trọng ý kiến của học đồng thời đưa ra những hoạt động nhằm hỗ trợ người dân đạt được các mục đích sinh kế của mình; Phân biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau chịu ảnh hưởng của các chương trình phát triển và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong các chương trình đó; Nêu các tác động chính của chính sách và cơ cấu thể chế đối với người dân cũng như các hộ gia đình. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tác động đến các chính sách và cơ cấu thể chế nói trên để chúng hỗ trợ cho các vấn đề của người nghèo. Mục đích của việc sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Những mục tiêu và ước nguyện này có thể gọi là kết quả sinh kế: - Tăng cường an ninh lương thực: Đây là mục tiêu đầu tiên và là vấn đề cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo, là ước nguyện đầu tiên của người dân đặc biệt và của người nghèo vùng miền núi. - Nâng cao và ổn định nguồn thu nhập: Đây là kết quả và cũng là mục tiêu thứ 2 của sinh kế bền vững, nâng cao và ổn định thu nhập giúp con người sống hưng thịnh hơn, họ có điều kịên đầu tư nâng cao sản xuất, tiết kiệm mua sắm đồ dùng trong gia đình, nhìn chung thu nhập của hộ gia đình gia tăng. Ví dụ thông qua các hoạt động làm vườn, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ. - Nâng cao đời sống và giá trị cuộc sống: Đây là một mục tiêu tổng hợp, vì ngoài tiền và những vật chất thì còn những hàng hóa phi vật chất góp phần làm tăng chất lượng của cuộc sống như giáo dục, giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, giá trị sức khỏe. Để đạt được mục tiêu này con người không những phải tăng được thu nhập mà còn phải đầu tư vào năng lực của mình, tăng khả năng tiếp cận các cơ hội thông tin, văn hóa, y tế, giáo dục thông qua hệ thống giáo dục. - Giảm khả năng tổn thương: Trong cuộc sống con người luôn bị các cú sốc và các tổn thương rình rập, mong muốn của con người là làm thế nào để giảm được tác động của các cú sốc và giảm khả năng bị tổn thương và phục hồi được các họat động sản xuất. Người nghèo luôn phải sống trong tình trạng bị tổn thương như mất mùa dẫn tới thiếu lương thực trầm trọng, ốm đau làm giảm sức lao động và thiếu thu nhập. Vì người nghèo luôn phải đối phó với tổn thương, do vậy họ thường ưu tiên tập trung cho việc bảo vệ họ và gia đình họ khỏi những đe dọa tiềm ẩn thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Các khả năng giảm tổn thương bao gồm bảo đảm an toàn sau các cú sốc, tăng khả năng kiểm soát và chống trị bệnh tật cho con người và gia súc. - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Đây là mục tiêu lâu dài của sinh kế bền vững. Tài nguyên thiên nhiên không những làm một nguồn vốn trong tài sản của sinh kế bền vững mà còn là môi trường sống của con người. Sử dụng hợp lý đảm bảo tính bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ duy trì và phát triển nguồn vốn của sinh kế và bảo vệ được môi trường sống của con người. Mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu trên. Những khối xây dựng chính tạo nên sinh kế của con người là các nguồn và tài sản mà họ có hoặc có thể có được từ những nguồn khác. Trong khung sinh kế được chia thành 5 nhóm chính sau: Bảng 14: Các nguồn lực của sinh kế Các nguồn lực Nội dung 1.Vốn con người (vốn nhân lực) Bao gồm kỹ năng, kiến thức, sự giáo dục của từng con người và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, mức độ dinh dưỡng và khả năng làm việc để họ đạt đến kết quả của sinh kế 2. Vốn tự nhiên Là cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một cộng đồng hoặc một hộ gia đình) mà con người trông cậy vào để sử dụng vào mục đích của sinh kế như đất đai, rừng, nước, cây trồng vật nuôi 3. Vốn xã hội Bao gồm các mạng lưới và mối quan hệ xã hội, quan hệ họ hàng/ bạn bè, các tổ chức xã hội, các tổ chức/ nhóm chính thức hay bán chính thức mà con người tham gia từ đó có được những cơ hội hay các lợi ích khác để mở rộng các giải pháp sinh kế 4. Vốn tài chính Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập bằng tiền mặt, tiết kiệm, tín dụng và các nguồn thu nhập khác như lương, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài 5. Vốn vật chất Bao gồm các cơ sở hạ tầng xã hội như giao thông, hệ thống cấp nước, trường học, bệnh viện; tài sản hộ gia đình như các dụng cụ sản xuất của gia đình (Nguồn: Tổng hợp từ FAO, 2000; DFID,2003; Bùi Đình Toái, 2003) Có thể mô hình hóa các nhóm tài sản sinh kế trên theo hình dưới đây: Hình 03: Ngũ giác tài sản sinh kế ( Nguồn: DFID, 2003) Vốn con người liên quan đến khối lượng và chất lượng của lực lượng lao động hiện có trong gia đình. Khả năng về lao động rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tính, giáo dục, kỹ năng và tình trạng sức khỏe của các thành viên, tiềm năng về lãnh đạo. Vì vậy vốn con người là một yếu tố trọng yếu, quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác (tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất). Hai chỉ số lớn của con người là sức khỏe và giáo dục. Vốn tự nhiên liên quan đến các nguồn tài sản chung và cá nhân. Những tài sản và dịch vụ này phục vụ cho lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Vốn tự nhiên thường kéo theo sự tương tác phức hợp giữa các nguồn lực do cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ và quản lý với các nguồn lực công cộng do cộng đồng hoặc nhà nước làm chủ và quản lý. Khi đánh giá vốn tự nhiên cần chú ý đến các loại tài nguyên, mức độ tiếp cận của các nhóm xã hội đến các nguồn tài nguyên đó. Đồng thời cũng cần xem xét chất lượng của các nguồn tài nguyên và sự thay đổi của chúng theo thời gian. Tiếp theo cần xem xét các tài nguyên được kết hợp với nhau như thế nào (ví dụ đất, nước...). Vốn xã hội liên quan đến khả năng tham gia trong các tổ chức, các nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức mà họ xây dựng nên. Vốn xã hội có thể có hiệu quả trong việc tăng cường quản lý các nguồn lực chung (vốn tự nhiên) và bảo dưỡng các công trình hạ tầng (vốn vật chất). Bối cảnh và thể chế của vốn xã hội thường rất phức tạp. Vì vậy cần thận trọng khi đánh giá vốn xã hội, bởi vì nó có thể có cả mặt tích cực và tiêu cực. Nó có thể làm thiết chặt mối quan hệ tốt trong cộng đồng nhưng cũng có thể làm một nhóm người thiệt thòi hơn. Vốn vật chất là những cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ con người và có tác động trực tiếp đến việc nâng cao thu nhập. Việc thiếu hạ tầng cơ bản, nơi trú ngụ đảm bảo và hàng hóa tiêu dùng là những vấn đề cốt lõi của nghèo đói. Nếu không có sự trợ giúp của công cụ và thiết bị sẽ không khai thác hết được tiềm năng sản xuất của con người. Vốn tài chính là nguồn lực cần thiết để con người có thể đầu tư cho cuộc sống. Vốn tài chính là một loại tài sản sinh kế mà người nghèo thường ít có nhất. Trên thực tế do thiếu vốn tài chính nên đã làm cho các tài sản sinh kế khác trở nên rất có giá trị đối với người nghèo. Sau khi phân tích được các nguồn lực thì cần xác định được chiến lược sinh kế. Chiến lược sinh kế được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống (kết quả sinh kế). Những lựa chọn và quyết định của người dân về những việc như: Họ đầu tư vào nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào; Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập; Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức và kỹ năng mà họ cần; Họ đối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủnng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; Họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên. Tiếp theo cần phải phân tích bối cảnh dễ tổn thương, đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc (thiên nhiên, sức khỏe, dịch bệnh...), xu hướng (kinh tế, xã hội, môi trường) và sự dao động (giá cả, việc làm...). Ngoài ra chính sách, thể chế có tác động mạnh đến sinh kế. Rất nhiều trong số những yếu tố này có liên quan đến môi trường quy định, chính sách và các dịch vụ do nhà nước thực hiện. Tuy nhiên những vấn đề đó cũng bao gồm cả các cơ quan cấp địa phương, các tổ chức dựa vào cộng đồng và những hoạt động của khu vực tư nhân. Các chính sách và thể chế là phần quan trọng trong khung sinh kế bền vững do bởi chúng định ra: Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến lược sinh kế với nhũng cơ quan ra quyết định và các nguồn ảnh hưởng; Những điều khoản quy định cho việc trao đổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế; Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Việc kiểm tra các khía cạnh thể chế trong khung sinh kế đưa đến việc xem xét những cách thức những thay đổi diễn ra trong khung quy định và chính sách hay trong cung cấp các dịch vụ, sẽ tác động đến các chiến lược sinh kế của con người. Ở phần trên đã trình bày những hợp phần cớ bản của khung phân tích sinh kế bền vững. Khung sinh kế bền vững được dự kiến sẽ là một công cụ đa năng sử dụng trong lập kế hoạch và quản lý, nó có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu trong các tình huống khác nhau trong các hoạt động có trọng tâm là giảm nghèo và được tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: Lấy người dân làm trung tâm: phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân; Đáp ứng và tham gia: người nghèo là chủa thể chính và đặt ra những ưu tiên; Nhiều cấp: vi mô và vĩ mô; Thực hiện theo đối tác: nhà nước và tư nhân; Bền vững: về kinh tế, thể chế, xã hội và môi trường; Năng động: các loại hình sinh kế. Các yếu tố của khung sinh kế được thể hiện ở hình dưới đây: Hình 04: Khung phân tích sinh kế và chiến lược sinh kế (Nguồn: Mô phỏng theo DFID (2003) Ví dụ: Áp dụng phân tích khung sinh kế và chiến lược sinh kế tại thôn Đèo Đọc, xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. TÀI SẢN SINH KẾ Vốn con người - Có kiến thức về cây thuôc của người Dao -Có kiến thức và kỹ năng về IPM -Trình độ văn hoá chung lớp 5/12 -có 3 hộ có kinh nghiệm thu mua LSNG - Lực lượng lao động dồi dào Vốn tài chính -Quỹ xoá đói giảm nghèo -Quỹ tín dụng do FAO chuyển giao - Lương và phụ cấp xã hội - Hỗ trợ từ chương trinh 135, 661 -Nguồn thu từ khai thác rừng Vốn xã hội -Người dân có mong muốn phát triển LSNG -Các đoàn thể & chính quyền có mối liên kết chặt chẽ -có nếp sinh hoạt câu lạc bộ KT về cây trồng vật nuôi - có mạng lưới thu mua LSNG Vốn vật chất -Đường đất xấu, vận chuyển hàng hoá khó khăn -chưa có điện -Nhà xây kiên cố 20% - Có 1 trường học &1 tủ sách Vốn tự nhiên - Là vùng đệm của khu bảo tồn Đồng Sơn –Kỳ thượng. - Gần khu du lịch và cửa khẩu - Diện tích đất cho phát triển LSNG lớn. - Đa dạng về các loài LSNG - Một số loài LSNG đã được phát triển trong vườn hộ -Vùng nổi tiếng về Ba kích CHIẾN LƯỢC SINH KẾ BỀN VỮNG KẾT QUẢ SINH KẾ BỀN VỮNG -Tăng thu nhập hộ gia đình từ LSNG -Nâng cao nhận thức về quản lý & bảo vệ rừng -Giảm áp lực lên rừng -Sử dụng đất có hiệu quả - Bảo vệ nguồn nước -Tăng sản phẩm hàng hoá, tạo cơ hội việc làm - Mạng lưới thị trường LSNG phát triển- giá trị sản phẩm LSNG được nâng cao, cạnh tranh được với thị trường TQ. Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH BỐI CẢNH DỄ TỔN THƯƠNG - Bị khai thác trộm- Khai thác quá mức - Thoái hoá giống - Thị trường không ổn định - ảnh hưởng của thị trường biên giới - Thay đổi chính sách - Hư hỏng trong bảo quản do nhiều nguyên nhân - Thiên tai, dịch bệnh - Cháy rừng -Qui hoạch sử dụng đất-Chính sách khuyến lâm -Chính sách hỗ trợ hợp lý cho hộ gia đình -Tập huấn. Tham quan -Xây dựng vườn ươm HGĐ -Điều tra thị trường LSNG chính -Chính sách quản lý rừng cộng đồng -XD mô hình quản lý rừng cấp thôn -Liên kết giữa chính quyền, các tổ chức & dự án - Các chương trình 661,327 -Tập huấn nâng cao nhận thức -KTthu hái, chế biến, bảo quản -Khảo sát thị trường & cung cấp thông tin -Các chính sách ưu tiên cho tiêu thụ sản phẩm vùng cao -Định hướng phát triển sản phẩm cho du lịch & thị trường cửa khẩu. -Quảng bá SP Hình 05: Khung phân tích chiến lược sinh kế bền vững tại thôn Đèo Đọc, xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 1.3. Vai trò của Lâm sản ngoài gỗ đối với sinh kế của cộng đồng Ở Việt Nam việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự sinh tồn của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Vì vậy LSNG có vai trò rất quan trọng trong sinh kế của cộng đồng và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. LSNG có tiềm năng tăng thu nhập và tạo cơ hội việc làm, đặc biệt là cho người nghèo và thiệt thòi. Có thể xác định ba chiến lược kinh tế hộ gia đình có thể sử dụng nhằm mô tả sự đóng góp về tiền mặt và phi tiền mặt của LSNG vào thu nhập hộ gia đình. Chiến lược đối phó: Đặc điểm của chiến lược này là: 1) Các LSNG chiếm tỷ trọng ít hơn 50% tổng thu nhập hộ gia đình và chủ yếu hoặc chỉ là nguồn thu nhập tiền mặt, 2) Các LSNG trước hết được sử dụng cho các nhu cầu trong gia đình chứ không phải để buôn bán, và 3) LSNG có thể giảm nghèo nhưng không thể xoá nghèo. Chiến lược đối phó thường thấy ở các vùng sâu, xa với nhiều rừng che phủ và giao thông hạn chế. Thu nhập hộ gia đình của các cộng đồng này thường thấp hơn so với mức trung bình của nông thôn trên cả nước. Một số lượng lớn các LSNG được thu hái từ đất rừng thuộc sở hữu của nhà nước và được tiếp cận tự do. Các nguồn tài nguyên có khuynh hướng được quản lý không đầy đủ và không hiệu quả. Vì vậy, nguồn tài nguyên bị suy giảm. Canh tác LSNG không thường xuyên và thường được thay thế bởi các hoạt động phi nông nghiệp. Chiến lược đa dạng hóa: Các LSNG là một trong nhiều nguồn thu nhập tiền mặt hộ gia đình mà thu nhập tiền mặt chiếm tỷ trọng hơn 50%. Phần đóng góp lớn cho thu nhập tiền mặt vẫn là nông nghiệp hoặc các hoạt động phi nông nghiệp. Các LSNG đóng vai trò như thu phụ và không cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp bởi chúng có mùa thu hái riêng. Những người sản xuất LSNG sống tại các khu vực nghèo có khuynh hướng khá giả hơn so với các hộ khác không sản xuất LSNG. Những hộ này thường có thu nhập dưới mức trung bình của thôn. Các LSNG được sử dụng thường được gây trồng trong các hệ thống nông lâm kết hợp hoặc được thu hái từ các khu rừng bán quản lý hoặc không được quản lý. Chiến lược chuyên hóa: Các LSNG đóng góp đều đặn cho thu nhập hộ gia đình và chiếm tỷ trọng trên 50%, trong đó có một tỷ trọng lớn là tiền mặt. Các hộ gia đình này thường khá giả nhất trong xã. Các LSNG được di thực, gây trồng và quản lý. Các đặc điểm đặc biệt của các LSNG này là: 1) Giá trị kinh tế cao trên một đơn vị, 2) Sản lượng cao trên một ha, và 3) Ít bị pha trộn sản phẩm. Các LSNG sử dụng trong chiến lược chuyên hóa thường là các sản phẩm sử dụng làm thành phần của món ăn hoặc cây thuốc. Các đặc trưng về kinh tế là: 1) Có thị trường ổn định và phát triển, 2) Tiếp cận thường xuyên với thị trường quốc tế, 3) Có khu vực thương mại địa phương khá rộng, và 4) Lợi nhuận cao cho nhà sản xuất. Chiến lược này thường thấy ở Châu Á. Ở Việt Nam hình thức này xuất hiện ở một số vùng, tuy nhiên mới dừng ở mức thị trường trong nước, chưa có quy mô lớn. Những người có thu nhập tiền mặt cao hơn từ LSNG bắt đầu bó hẹp sản phẩm của mình trong phạm vi các sản phẩm có giá trị cao. Tuy nhiên, thâm canh các LSNG này có thể hạn chế thu nhập của người nghèo, họ ít được tiếp cận với nguồn vốn vay nên ít có cơ hội tập trung vào các loài đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Nhìn chung, các LSNG thường là rất cần thiết để đảm bảo thu nhập trong những tình huống/điều kiện khó khăn và đóng vai trò như “nguồn cứu cánh”. Mặt khác, việc khai thác LSNG có thể là một cái bẫy nghèo đói nếu cơ sở hạ tầng kém, nhu cầu thị trường thấp và các chuỗi thị trường mạo hiểm. 2. An toàn lương thực, quyền sử dụng và quản lý Lâm sản ngoài gỗ Môi trường và an toàn lương thực Mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp và lâm nghiệp là rất quan trọng và đây là phần không thể thiếu, gắn liền với an toàn lương thực của người dân. Để giữ được nguồn lương thực, hệ thống cung cấp lương thực hộ gia đình phụ thuộc vào cân bằng giữa sản lượng nông nghiệp và sản phẩm từ rừng. Ngoài ra, đối với một số nhóm dân tộc thiểu số sống du canh du cư và tài nguyên rừng là nguồn quan trọng nhất trong an toàn lương thực so với các nguồn hiện có khác. Theo luật bảo vệ rừng và quy định nghiêm cấm chặt phá rừng để du canh du cư thì lựa chọn canh tác hiện nay của một số nhóm dân tộc thiểu số ở miền núi bị hạn chế. Tương tự như vậy, việc cấm khai thác tại những khu rừng tự nhiên/ khu bảo tồn cũng làm cho lựa chọn nguồn lương thực của hộ gia đình trong những khu vực này bị hạn chế. Động cơ giữa môi trường và an toàn lương thực yêu cầu đặt ra chiến lược chọn loài LSNG dựa vào quá trình lựa chọn có sự tham gia của người dân để tối đa hoá số loài được chọn và đảm bảo tính đa dạng về mặt sinh học là rất cần thiết.Quyền sử dụng và quản lý LSNG. Quyền sử dụng và quản lý LSNG liên quan chặt chẽ với quyền sử dụng đất đai của hộ gia đình và cộng đồng. Quá trình giao đất rừng diễn ra chậm hơn so với giao đất Nông nghiệp làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, để tạo cơ hội cho các hoạt động quản lý, phát triển ngành lâm nghiệp và các hoạt động của ngành thì đầu tư vào sản xuất LSNG đòi hỏi an toàn về sở hữu/ sử dụng đất đai. Phải đảm bảo cho các hộ gia đình/ cộng đồng là đối tác trong phát triển và quản lý LSNG, tránh tình trạng sử dụng rừng không ổn định và tránh tạo ra môi trường tiêu cực để lại quay trở về tình trạng thiếu quyền sở hữu tại địa phương. Về mặt quyền sở hữu, điều kiện sở hữu đất cho mỗi hộ gia đình là chủ hộ, phần lớn là nam giới hoặc cùng sở hữu (cả nam giới và nữ giới là chủ hộ gia đình) giúp an toàn sở hữu đất đai. Việc giao đất bao gồm cả giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Sổ đỏ để xác định sử dụng đất hợp lý và do vậy cũng gắn liền nghĩa vụ của người sở hữu trên diện tích đất sử dụng đó. Tuy nhiên, nếu xác định không chính xác diện tích đất sử dụng có thể dẫn tới tình trạng tranh chấp đất đai, vì giữa kế hoạch sử dụng đất chính thức (thường là do các chính quyền liên quan đưa ra kế hoạch sử dụng đất) và thực trạng sử dụng đất có sự khác biệt lớn. Trong khi đó ở cấp cộng đồng, cùng sở hữu có thể là một lựa chọn “thực tế” trong phát triển Lâm nghiệp và LSNG, chẳng hạn như “chủ dự án” có thể là cộng đồng xã và thôn bản trong một khuôn khổ có thể tạo điều kiện tham gia rộng hơn trong cộng đồng (gồm nhóm dân tộc, tầng lớp kinh tế và kể đến cả giới). Hơn nữa, an toàn sở hữu này sẽ quyết định mức đầu tư (lao động và đầu tư khác) và chất lượng độ che phủ rừng cũng như mức độ phụ thuộc bền vững vào LSNG. 3. Vấn đề giới và các công cụ phân tích giới trong sử dụng và quản lý LSNG 3.1. Các khái niệm về giới 3.1.1 Giới và giới tính Nói đến giới cần bắt đầu từ sự phân biệt hai thuật ngữ "giới" và "giới tính" đồng thời xem xét những đặc trưng cơ bản của chúng. + Định nghĩa Giới (gender): là một thuật ngữ hay một phạm trù chỉ các quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác: Giới chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ xã hội ở nhiều khía cạnh như vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và công việc. Khi nói đến mối quan hệ giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay phụ nữ nào. Giới tính (sex): chỉ sự khác biệt về mặt tự nhiên giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ sinh học (cấu tạo hoóc môn, nhiễm sắc thể, các bộ phận sinh dục v.v.). Sự khác biệt này liên quan chủ yếu tới quá trình tái sản xuất con người và di truyền nòi giống, cụ thể là phụ nữ có thể mang thai, còn nam giới là một trong các yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thụ thai. Khi nói đến những đặc điểm của phụ nữ và nam giới chúng ta thường thấy sự khác nhau như sau: Phụ nữ: dịu dàng, kiên nhẫn, mang thai sinh con, hay làm các việc thư ký, đánh máy, thừa hành, việc nhà nông như gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, lấy củi. Nam giới: mạnh mẽ, quyết đoán, hay uống rượu bia, hay làm các việc quản lý, lãnh đạo, ra quyết định, việc nhà nông như cày, bừa, chặt gỗ. Trong các đặc điểm của phụ nữ và nam giới đã nêu trên chỉ riêng đặc điểm mang thai và sinh con là đặc thù về mặt sinh lý học của phụ nữ không thể đổi chỗ cho nam giới được. Còn lại các đặc điểm khác của phụ nữ và nam giới đều có thể đổi chỗ cho nhau được. Những đặc điểm này là quan niệm, suy nghĩ nói chung của xã hội về mỗi giới và luôn thay đổi tùy thuộc vào từng chỗ, từng nơi. Giới là một trong những đặc điểm xã hội quan trọng - cùng với dân tộc, chủng tộc, đẳng cấp, tầng lớp, tuổi và nghề nghiệp. Đặc điểm và các mối quan hệ giới là các khía cạnh quan trọng của một nền văn hóa bởi chúng quyết định lối sống trong gia đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc. Vấn đề giới là một yếu tố xuyên suốt trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong tầng lớp hay dân tộc phụ nữ và nam giới có vai trò, trách nhiệm, nguồn lực, những hạn chế và những cơ hội khác nhau. + Những đặc trưng cơ bản của giới và giới tính Chúng ta có thể xem xét đặc trưng cơ bản của giới và giới tính tóm tắt ở bảng...: Bảng 15: Đặc trưng của giới và giới tính GIỚI GIỚI TÍNH Đặc trưng xã hội Do dạy và học mà có Đa dạng Biến đổi theo hoàn cảnh của xã hội Có thể thay đổi Ví dụ: Phụ nữ có thể trở thành Thứ trưởng Nam giới có thể làm nội trợ giỏi Đặc trưng sinh học Bẩm sinh Đồng nhất Không biến đổi Không thể thay đổi Ví dụ: Chỉ có phụ nữ mới có thể sinh con Nam giới có tinh trùng 3.1.2 Vai trò giới + Định nghĩa Vai trò giới là những công việc và hoạt động khác nhau mà phụ nữ và nam giới làm trong thực tế. Ví dụ phụ nữ làm nghề nuôi dạy trẻ, nam giới làm nghề lái xe. Thông thường đây cũng là những công việc mà xã hội trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hoặc đàn bà. Vai trò giới là một khái niệm được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. + Các loại vai trò giới Moser (1993) đã chia ra ba vai trò của giới, đó là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. Vai trò sản xuất Vai trò sản xuất là những công việc do cả phụ nữ và nam giới thực hiện nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Chúng bao gồm cả sản xuất hàng hoá (sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc các dịch vụ để trao đổi mua bán v.v..) có giá trị trao đổi và cả sản xuất tạo ra các vật dụng (các phương tiện sinh sống hoặc các sản phẩm để tự tiêu dùng trong gia đình v.v.) không những có giá trị sử dụng mà còn có khả năng trao đổi tiềm tàng. Vai trò sản xuất của phụ nữ ở nông thôn miền núi bao gồm các công việc cấy, làm cỏ, gặt, chăm sóc, chăn nuôi, trồng rau, lấy củi, thêu, ren, dệt v.v.., còn nam giới vai trò sản xuất thường thể hiện ở các công việc như: cầy, bừa, vận chuyển sản phẩm, trồng và bảo vệ cây, khai thác gỗ, làm mộc, xây dựng nhà cửa v.v.. Vai trò tái sản xuất Vai trò tái sản xuất bao gồm những hoạt động tạo ra nòi giống, duy trì và tái tạo sức lao động. Vai trò đó không chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học (sinh con) mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho thực tại và cho tương lai như nuôi dạy con, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình và các công việc nội trợ. Đây là những công việc thiết yếu để duy trì cuộc sống tồn tại của con người song trên thực tế loại công việc này rất ít khi được coi là công việc ‘thực sự’. Ở các nước đang phát triển công việc tái sản xuất: chăm sóc, nuôi dạy con trong gia đình và công việc nội trợ thường do phụ nữ đảm nhiệm, các em bé gái thường giúp đỡ mẹ trong những công việc này. Vai trò cộng đồng Vai trò cộng đồng là những hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện ở cấp cộng đồng, nhằm phục vụ lợi ích chung, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và xã hội như các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng. Vai trò cộng đồng có thể chia làm 2 loại: vai trò tham gia cộng đồng và vai trò lãnh đạo cộng đồng. + Vai trò tham gia cộng đồng Vai trò tham gia cộng đồng bao gồm các hoạt động chủ yếu do phụ nữ thực hiện ở cấp cộng đồng: làng, bản, khối phố như là sự mở rộng vai trò tái sản xuất của mình. Đó là các hoạt động nhằm duy trì, bảo vệ các nguồn lực khan hiếm được sử dụng chung ở cộng đồng như nước sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, giữ gìn môi trường như quét, dọn đường làng, ngõ xóm, hội hè, ma chay, cưới xin hoặc cải thiện đời sống sinh hoạt của cộng đồng như giữ gìn trật tự vệ sinh, làm đẹp các công trình công cộng. Đây thường là những công việc tự nguyện, không được trả công và thường làm vào thời gian rỗi. + Vai trò lãnh đạo cộng đồng Vai trò lãnh đạo cộng đồng bao gồm các hoạt động ở cấp cộng đồng, cấp độ chính trị của quốc gia. Những công việc này thường do nam giới thực hiện và thường được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng cách tăng thêm vị thế và quyền lực. Trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể cấp cộng đồng có cả phụ nữ và nam giới tham gia, tuy nhiên số lượng phụ nữ thường ít hơn nam giới. 3.1.3 Nhu cầu giới Nhu cầu giới là nhu cầu của phụ nữ và nam giới có nguyện vọng, yêu cầu được đáp ứng để thực hiện tốt vai trò của mình. Nhu cầu giới có thể rất khác nhau giữa các vùng, các nhóm người, các gia đình phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội. Xuất phát từ thực tế là phụ nữ và nam giới được xã hội phân cho các vai trò khác nhau bởi vậy phụ nữ và nam giới có nhu cầu khác nhau. Tất cả các nhu cầu của phụ nữ và nam giới tùy theo từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể từ giác độ giới có thể phân thành hai loại đó là nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của giới. Nhu cầu thực tế Nhu cầu thực tế của giới hay còn gọi là nhu cầu giới là những nhu cầu xuất phát từ vai trò hiện tại của mỗi giới và nếu được đáp ứng sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình. Các nhu cầu thực tế nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày, trong điều kiện cụ thể, thường là những nguyện vọng, yêu cầu về phương tiện giúp cho họ thực hiện tốt các vai trò của mình như được cung cấp nước sạch, nấu ăn, điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, việc làm, tăng thu nhập. Những nhu cầu này mang tính thực tế về bản chất thường liên quan đến những bất hợp lý trong điều kiện sống, thiếu các nguồn lực. Những nhu cầu này thường góp phần củng cố phân công lao động theo giới, không đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu quyền lực, thái độ, hành vi, tương quan địa vị. Trong các hoạt động của dự án hay chương trình giúp phụ nữ và nam giới thực hiện tốt hơn các vai trò vốn có của mình mà không làm thay đổi thực tế phân công lao động theo giới thì đó là đáp ứng các nhu cầu thực tế của giới. Ví dụ về nhu cầu thực tế: Hướng dẫn cho phụ nữ nông thôn về cơ cấu bữa ăn và thành phần dinh dưỡng Mở lớp nâng cao kỹ năng chăn nuôi lợn cho phụ nữ nông thôn Cả hai ví dụ này nhằm giúp phụ nữ thực hiện tốt hơn vai trò của mình mà không làm thay đổi thực tế phân công lao động theo giới trong gia đình. Nhu cầu chiến lược Nhu cầu chiến lược của giới hay còn gọi là lợi ích giới là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới mà khi được đáp ứng sẽ làm thay đổi vị trí, địa vị của phụ nữ và nam giới theo hướng tiến bộ hơn, bình đẳng hơn. Khác với nhu cầu thực tế, nhu cầu chiến lược thường trừu tượng hơn, khó nhìn thấy hơn nhu cầu thực tế của giới. Nhu cầu chiến lược thường là sự thay đổi cơ cấu quyền lực và ảnh hưởng tới thái độ hành vi của mỗi giới. Nhu cầu chiến lược giới đa dạng, nảy sinh rất khác nhau và thay đổi theo các điều kiện cụ thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Những nhu cầu chiến lược giới có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số nhu cầu như: nam giới cùng chia sẻ việc nội trợ và chăm sóc con cái, xoá bỏ các hình thức, các quy định phân biệt quyền sở hữu tài sản, nhà cửa, quyền tiếp cận tín dụng, tự do lựa chọn sinh con cái. Việc đáp ứng những nhu cầu này của phụ nữ sẽ giúp thay đổi vị trí hiện hành và từ đó thay đổi vị trí thấp kém của phụ nữ. Trong các hoạt động của các dự án hay chương trình nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới thực hiện những công việc vốn được coi là của giới khác, giúp họ đổi mới các vai trò truyền thống của mình, qua đó nâng cao được bình đẳng nam nữ thì đó là đáp ứng nhu cầu chiến lược của giới hay đáp ứng lợi ích giới. Ví dụ về nhu cầu chiến lược: Tổ chức các lớp chăm sóc trẻ em cho các ông bố trẻ, Tiến hành tập huấn về kỹ năng quản lý cho các nữ cán bộ trong ngành Lâm nghiệp Ví dụ thứ nhất liên quan đến thay đổi quan niệm phân công lao động truyền thống mà phụ nữ từ trước đến nay vẫn đảm nhiệm. Ví dụ thứ hai liên quan đến phân công lao động của giới và nghề nghiệp, vì lãnh đạo hay quản lý từ trước đến nay là lĩnh vực chủ yếu của nam giới. Nhu cầu chiến lược thường dài hạn và liên quan tới sự thay đổi vị trí, địa vị của phụ nữ và nam giới nên rất khó được chấp nhận và được đáp ứng ngay nhưng nếu được đáp ứng nó sẽ làm biến đổi thực tế phân công lao động theo giới theo hướng tiến bộ, động viên cao hơn tiềm năng lao động của phụ nữ và nam giới, nâng cao bình đẳng giới. Nếu các hoạt động của dự án Lâm nghiệp xã hội không chỉ giúp hai giới tăng thu nhập mà còn tạo điều kiện cho họ đổi mới vai trò truyển thống của mình, từ đó nâng cao bình đẳng giữa nam và nữ thì đố là đáp ứng lợi ích giới. Nhu cầu giới là thực tế hay chiến lược phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể nên nhu cầu thực tế của phụ nữ hay nam giới của dân tộc cụ thể ở xã hội này có thể là những nhu cầu chiến lược của phụ nữ hay nam giới ở xã hội khác và ngược lại. Ví dụ, ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhu cầu của trẻ em gái và phụ nữ được đến trường học tập là nhu cầu chiến lược song đến nay việc đi học của phụ nữ chỉ là nhu cầu thực tế. Hoặc quyền của phụ nữ được tham gia ứng cử và bầu cử như nam giới ở các nước Bắc Âu là nhu cầu chiến lược của đa số phụ nữ ở các nước Hồi giáo. 3.1.4 Bình đẳng giới Có thể định nghĩa bình đẳng giới là bối cảnh lý tưởng trong đó phụ nữ và nam giới, trẻ em gái cũng như trẻ em trai được hưởng vị trí như nhau, họ có các cơ hội và điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng của mình và được hưởng thụ bình đẳng những thành quả phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Hay nói một cách khác bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau. Phụ nữ và nam giới cùng: Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển, Được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng, Được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Các cơ hội đó là: giáo dục và đào tạo, việc làm và các cơ hội được đề bạt, kinh nghiệm nghề nghiệp, các nguồn lực trong xã hội và gia đình. Các cơ hội này bị ảnh hưởng bởi các vai trò giới truyền thống và các quan niệm rập khuôn, do những cản trở đặc trưng về giới nên xuất phát điểm không như nhau vì vậy việc tham gia vào cũng khác nhau. Trước kia người ta tin rằng sự bình đẳng có thể đạt được bằng cách trao cho phụ nữ và nam giới các cơ hội như nhau và thừa nhận rằng điều này sẽ đem lại các kết quả như nhau. Nhưng đối xử bình đẳng không luôn luôn đem lại các kết quả bình đẳng. 3.2. Phân tích giới + Phân tích giới là gì? Phân tích giới là quá trình thu thập và phân tích các số liệu, thông tin một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới trong một hoạt động tại một địa bàn cụ thể nhằm đảm bảo những lợi ích và các nguồn lực phát triển được sử dụng một cách có hiệu quả và tác động một cách bình đẳng đối với cả nam và nữ. Để tiến hành phân tích giới chúng ta cần tất cả các số liệu tách biệt theo giới cho phép đo đếm tác động khác nhau đối với phụ nữ và nam giới. Những hoạt động này có thể nằm trong phạm vi một dự án, một chương trình hay trong nghiên cứu về giới của một tổ chức hoặc một cộng đồng. Thông tin phân tích giới là rất cần thiết để có thể thiết kế các chính sách có hiệu quả, phân tích giới là một phần của phân tích chính sách nhằm xách định xem các chính sách, chương trình hoặc dự án tác động khác nhau như thế nào tới nam giới và phụ nữ. + Tại sao cần phân tích giới? Mục tiêu của phân tích giới là nhằm tìm hiểu, phân tích vị thế của phụ nữ và nam giới trong xã hội để xác định nhu cầu và tiềm năng riêng của họ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội thông qua việc đảm bảo sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới, đáp ứng được nhu cầu của cả hai giới. Phân tích giới cũng dự đoán được các kết quả và thành công từ việc xác định các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các chính sách, dự án và chương trình đối với phụ nữ và nam giới. Như vậy việc phân tích giới và khuyến khích phụ nữ là rất cần thiết trong lĩnh vực phát triển nông thôn và cộng đồng để có thể tránh được những tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em gái. Tại sao cần phân tích giới trong các hoạt động sử dụng và quản lý LSNG? - Sử dụng và quản lý LSNG hướng về nhu cầu của con người: LSNG là những sản phẩm rất quan trọng đối với những cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, nhất là đối với người nghèo. Chính vì thế việc hiểu rõ nhu cầu của phụ nữ và nam giới sẽ góp phần vào các hoạt động sử dụng và quản lý LSNG phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho cả hai giới và cả cộng đồng. Kiến thức của phụ nữ và nam giới khác nhau trong sử dụng và quản lý tài nguyên rừng: Phụ nữ tham gia vào nhiều hoạt động Lâm nghiệp khác nhau, từ sử dụng, quản lý đến trồng cây nông lâm nghiệp ở cấp hộ gia đình cũng như cấp cộng đồng. Nhiều nghiên cứu trường hợp chỉ ra rằng phụ nữ có mỗi quan hệ rất gần gũi với các loài cây xung quanh họ. Phụ nữ hàng ngày đi vào rừng thu hái sản phẩm nên họ biết rất nhiều loài cây và công dụng của nó, như ở Siera Leone (châu Phi), phụ nữ biết 31 công dụng của cây trên mảnh đất bỏ hóa và trong rừng, trong khi nam giới chỉ biết 8 công dụng. Sản phẩm rừng là một tài nguyên không thể thiếu được trong đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên của Việt nam. Phụ nữ dân tộc Thái, Hmong biết trên 50 loài cây có tác dụng làm thực phẩm, làm thuốc cho gia đình. Nam giới thì hiểu biết nhiều về các loài cây gỗ có tác dụng làm nhà hay đồ gia dụng. Phụ nữ dân tộc Dao ở Ba Vì hiểu biết rất nhiều các loài cây làm thuốc nam cũng như cách chế biến và công dụng từng loại để chữa bệnh. Phụ nữ có vai trò đặc biệt trong quản lý LSNG và sinh kế hộ gia đình: Phụ nữ là người sử dụng chủ yếu LSNG trong gia đình và cộng đồng. Phụ nữ là người trực tiếp trồng, thu hái va chế biến nhiều loại LSNG. Nam giới quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như gỗ. Họ là người khai thác, vận chuyển và tiếp cận thông tin thị trường. Phụ nữ và nam giới đảm nhận vai trò khác nhau do vậy chịu ảnh hưởng khác nhau khi rừng cạn kiệt: phụ nữ thường phải kéo dài thời gian làm việc trong ngày dẫn đến cơ hội tiếp cận thông tin giảm và vì vậy hiệu quả sinh kế cũng giảm. Đối với nam giới khi giảm nguồn thu nhập từ các hoạt động dựa vào rừng cũng dẫn đến giảm hoặc mất các hoạt động sinh kế truyền thống. Nam giới được công nhận trong xã hội còn phụ nữ thường bị thiệt thòi hơn: do quan niệm truyền thống và định kiến xã hội người phụ nữ, nhất là trong các cộng đồng dân tộc thiểu số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của gia đình, các hoạt động xã hội là do nam giới đảm nhận. Vì vậy phụ nữ ít có cơ hội tiếp nhận thông tin cũng như tham gia vào các lớp tập huấn về kỹ thuật nông lâm nghiệp. Mặt khác họ quá bận rộn với công việc gia đình nên lại càng ít thời gian để tham gia. + Ai tiến hành phân tích giới? Người thực hiện phân tích giới là cán bộ dự án, cán bộ nghiên cứu, tốt nhất là với sự tham gia của các nhóm phụ nữ và nam giới ở địa bàn nhằm đảm bảo tiếng nói của họ được phản ánh đầy đủ trong các bước phân tích giới. + Khi nào tiến hành phân tích giới? Phân tích giới được tiến hành ở tất cả các bước của chu trình dự án, chú trọng đặc biệt là các bước sau đây: Phân tích tình hình: mục đích là có được thông tin cập nhật về phân công lao động theo giới tại địa bàn dự án/ địa bàn nghiên cứu để dự đoán tác động của dự án và xác định những vấn đề cần giải quyết. Thiết kế dự án: mục đích là đưa các nội dung giới vào các hoạt động của dự án để đảm bảo phụ nữ không bị thiệt thòi. Thực hiện dự án: mục đích là huy động sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động của dự án và đảm bảo rằng phụ nữ cũng được hưởng lợi. Giám sát và đánh giá: mục đích là theo dõi tiến trình thực hiện dự án, xác định các kết quả cụ thể và xem xét tác động của dự án đối với các nhóm phụ nữ và nam giới, đồng thời nhằm loại trừ các tác động tiêu cực nếu có. + Nội dung phân tích giới Mỗi dự án hay chương trình, chính sách đều nhằm tác động đến một hoặc một số nhóm đối tượng cụ thể, thông qua các nguồn lực của dự án. Vì vậy để phân tích dự án, cần xác định rõ: Ai là đối tượng của dự án và nguồn lực của dự án bao gồm những gì, lợi ích cho ai. Đối tượng của dự án: là các cá nhân hoặc các nhóm hưởng lợi hoặc chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự án. Những người này có thể là đối tượng chủ định hoặc là những người ngẫu nhiên chịu tác động của dự án. Khi nói đến đối tượng cần phân tích cụ thể: Về giới tính: phụ nữ hay nam giới Về lứa tuổi: trẻ em, người trong tuổi lao động, người già... Về dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao... Về địa vị xã hội: lãnh đạo, cán bộ, người dân Về mức sống: giàu, trung bình, nghèo. Nguồn lực của dự án: bao gồm các yếu tố mà dự án mang đến hoặc tác động đến các nhóm đối tượng. Nguồn lực của dự án rất đa dạng, có thể là: Kinh tế: đất đai, tư liệu sản xuất, việc làm, thu nhập, tín dụng Chính trị: đại diện của lãnh đạo, thể chế, luật pháp, Xã hội: thông tin, công nghệ, dịch vụ y tế, nước sạch, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, tập huấn, lương thực, thực phẩm... Khi phân tích các yếu tố này cần chú ý có hai mức độ tiếp cận và kiểm soát nguồn lực. Tiếp cận là cơ hội sử dụng nguồn lực và kiểm soát là khả năng tham gia quyết định phương thức sử dụng các nguồn lực. Dự án sẽ có tác động tích cực và lâu dài nếu tạo điều kiện cho phụ nữ không chỉ sử dụng mà có thể kiểm soát nguồn lực. Trong các dự án Lâm nghiệp xã hội lợi ích mang lại thường là thông tin, việc làm, thu nhập và kỹ năng. Lợi ích của dự án: Lợi ích của dự án tương tự như nguồn lực, lợi ích của dự án có thể là lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội v.v… Trong các hoạt động Lâm nghiệp xã hội, lợi ích mà các dự án mang lại thường là thu nhập, việc làm, kiến thức, tay nghề, kỹ năng, vốn v.v… Phân tích giới nhằm trả lời câu hỏi dự án nhằm phục vụ ai? Dự án mang lại lợi ích cho ai? Cụ thể, phụ nữ, nam giới thuộc các dân tộc và các nhóm xã hội nào là các đối tượng thụ hưởng của dự án, mức độ thụ hưởng như thế nào và vì sao? + Công cụ phân tích giới Công cụ 1: Phân công lao động theo giới Phân công lao động theo giới trả lời câu hỏi: Ai làm gì? Trong hầu hết các xã hội, phụ nữ và nam giới tham gia vào các công việc khác nhau. Bản chất và quy mô tham gia của họ ở mỗi hoạt động phản ánh thực tế phân công lao động theo giới trong một bối cảnh cụ thể. Lợi ích và vị thế xã hội mà họ có được dựa trên những công việc họ thực hiện cũng khác nhau. Phân công lao động theo giới cho phép chỉ ra những khác biệt và bất hợp lý từ góc độ giới trong công việc, lợi ích và địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới. Phân công lao động theo giới có thể thực hiện ở gia đình, cộng đồng, tại một tổ chức hoặc ở cấp vĩ mô. Trong các hoạt động LNXH, phân công lao động theo giới được sử dụng chủ yếu để xem xét các hoạt động ở cấp độ gia đình và cộng đồng. Ví dụ, thực hiện dự án LNXH tại xã A cần đặt ra những câu hỏi sau: Phụ nữ và nam giới hiện đang làm những công việc gì khi dự án đi vào hoạt động? Ví dụ: Trong trồng rừng thì họ sẽ làm gì? Lợi ích mà họ thu được từ những công việc đó là gì? Có những khác biệt hoặc mâu thuẫn gì nảy sinh trong gia đình và cộng đồng dưới tác động của dự án? (Ví dụ: Phụ nữ lao động nhiều thời gian hơn, còn nam giới được đi họp hoặc đi học tập nhiều hơn v.v…). Dưới đây là một ví dụ về phân công lao động theo giới trong sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, Hà Tây. Bảng 16: Phân công lao động theo giới trong sử dụng lâm sản ngoài gỗ Hoạt động Phân công lao động (%) Phụ nữ Nam giới Con gái Con trai 1. Cây thuốc - Trồng, chăm sóc 100 - x - Thu hái 90 10 - Chế biến 100 - - Bán 100 - 2. Lấy măng 70 30 3. Lấy rau, thức ăn cho gia súc 80 20 x 4. Lấy tre, bương 30 70 5. Lấy củi 80 20 x x (Nguồn: Đặng Tùng Hoa, 2005) Công cụ 2: Tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và hưởng lợi Tiếp cận là việc sử dụng các nguồn lực và lợi ích, còn kiểm soát là khả năng quyết định hoặc tham gia quyết định cách thức sử dụng nguồn lực và lợi ích đó. Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và lợi ích trả lời câu hỏi Ai có gì và ai được hưởng lợi? Tiếp cận và kiểm soát là một trong các công cụ phân tích giới quan trọng cho phép chỉ ra những vấn đề mà phụ nữ và nam giới gặp phải trong việc sử dụng các nguồn lực của dự án, trong việc thụ hưởng các lợi ích do dự án mang lại, cũng như xác định những tác động khác nhau của dự án đối với phụ nữ và nam giới. Những thông tin về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phép phát hiện những chênh lệch bất hợp lý về phân bố nguồn lực từ góc độ giới. Phát hiện những bất hợp lý này là quan trọng vì các vấn đề giới thường bị che khuất sau các vấn đề kinh tế hoặc kỹ thuật. Đó là cơ sở đưa ra những gợi ý thay đổi và cải tiến các hoạt động của dự án nhằm khắc phục những bất hợp lý với mỗi giới. Tiếp cận và kiểm soát có thể được vận dụng để phân tích các hoạt động của một dự án, hoặc của một chương trình, hoặc chính sách. Trong các sử dụng và quản lý tài nguyên rừng tiếp cận và kiểm soát thường được sử dụng để chỉ ra khả năng tiếp cận và quản lý của phụ nữ và nam giới đối với các nguồn lực quan trọng như đất đai, thông tin, dịch vụ khuyến nông lâm, tín dụng, cơ hội việc làm v.v… Dưới đây là một ví dụ về quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ và nam giới trong sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, Hà Tây. Bảng 17: Quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực Nguồn lực Tiếp cận Kiểm soát Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Đất x x x xx x Rừng (khoanh nuôi) xx xx Các sản phẩm rừng Cây dược liệu Các sản phẩm gỗ, tre, luồng Các sản phẩm ngoài gỗ x xx x xx x xx xx x xx xx Tạo vốn và quản lý xx x x Tín dụng Chăn nuôi Mục đích khác xx xx x xx xx Công cụ sản xuất (SX) Công cụ nhỏ (cuốc, xẻng...) Công cụ lớn (cày, bừa) xx xx x x xx x Đầu vào SX (giống, phân bón) x x Sức lao động (trong gia đình) x x Vận chuyển bằng xe (sức trâu, xe kút kít) Vận chuyển thủ công xx x xx xx x xx (Nguồn: Đặng Tùng Hoa và cộng sự, 2004) Công cụ 3: Mô hình ra quyết định Mô hình ra quyết định hay là quá trình ra quyết định trả lời câu hỏi: Ai có tiếng nói và ai ra quyết định? Các quyết định ở đây liên quan đến việc sử dụng và phân bổ nguồn lực của gia đình, của cộng đồng và xã hội. Công cụ này giúp chúng ta hiểu được quá trình ra quyết định đã diễn ra như thế nào? Ai tham gia vào quá trình này, phụ nữ có được tư vấn như nam giới không? Ý kiến của họ có được lắng nghe không? Ai là người ra các quyết định và các quyết định đó có tác động đến cuộc sống của phụ nữ và nam giới như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định? Mô hình ra quyết định xuất phát từ thực tế là phụ nữ thường ít tham gia vào việc thảo luận và thiếu tiếng nói quyết định đối với những vấn đề của gia đình và cộng đồng. Chẳng hạn, người chồng thường có quyền lớn hơn trong việc phân bổ nguồn lực gia đình, các quyết định về việc học tập của con cái, v.v… Mô hình này cho rằng, sự tham gia hạn chế của phụ nữ vào việc ra quyết định là lý do dẫn đến chỗ quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái không được quan tâm đầy đủ trong các quyết định ở gia đình và cộng đồng cũng như trong việc thực hiện các dự án phát triển. Dưới đây là một ví dụ về quyến quyết định của phụ nữ và nam giới trong sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, Hà Tây. Bảng 18: Quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong sử dụng LSNG Hoạt động Chủ yếu vợ Chủ yếu chồng Cả hai Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Cây thuốc 30 100 - - - - 2. Măng, rau 24 80 - - 6 20 3. Tre, bương 3 10 25 83 2 7 4. Củi 27 90 - - 3 10 (Nguồn: Đặng Tùng Hoa, 2005) Ngoài những công cụ phân tích chủ yếu nêu trên còn một số công cụ khác cần chú ý khi phân tích giới: Xác định nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của giới: xác định nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài để lập kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu của cả phụ nữ và nam giới; Phân tích sự tham gia của của phụ nữ và nam giới trong các tổ chức ở cộng đồng, mức độ tham gia của họ trong quá trình ra quyết định, xác định các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia. Tài liệu tham khảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng phát triển Châu Á (2003) Mô hình tài chính vi mô, Báo cáo dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực giảm nghèo miền Trung. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng phát triển Châu Á (2004) Tài liệu hướng dẫn quản lý quỹ tiết kiệm tín dụng, Báo cáo dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực giảm nghèo miền Trung. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng phát triển Châu Á (2004) Tài liệu tập huấn nhóm tín dụng - tiết kiệm, Báo cáo dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực giảm nghèo miền Trung. Bộ NN&PTNT (2005) Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 – 2020, Dự thảo. Bộ NN&PTNT (2005) Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Dang Tung Hoa (2000) Cultural and Ecological Investigations into Forest Utilization by the Thai, Hmong and Kinh People in the Mountainous Region in the Yen Chau District of Northwest Vietnam with Respect to Gender relation. Dissertation. Heft 4. Schriftreihe des Institutes fuer Internationale Forst- und Holzwirtschaft. TU Dresden. Germany (German). DFID-UK, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003) Hội thảo đào tạo sinh kế bền vững Việt Nam 2003. Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo. Hà nội. Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ (2006) Chiến lược bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ 2006-2020. Hà nội. Đặng Tùng Hoa (2005) Vai trò giới trong sử dụng Lâm sản ngoài gỗ của người Dao. Chuyên san Lâm sản ngoài gỗ. Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ. Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây. Đặng Tùng Hoa và cộng sự (2005) Nghiên cứu mối quan hệ về giới trong phân công lao động và quyền quyết định trong sử dụng đất, sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người Dao tại thôn Hợp Nhất – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – tỉnh Hà Tây. Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây. Đặng Tùng Hoa, Bùi Đình Toái (2004) Tài liệu khóa đào tạo: giới và sinh kế bền vững. Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ. Hà nội. Đinh Đức Thuận và cộng sự (2006) Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam. Bộ NN & PTNT. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác. Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Cơ quan hợp tác và phát triển Thuỵ Sĩ. Cơ quan phát triển Quốc tế Thuỵ Điển đồng tài trợ. Nhà xuất bản lao động xã hội. Hà nội. ICARD/NTFP (2006) Thúc đẩy phát triển lâm sản ngoài gỗ Việt Nam: Kế hoạch hành động lâm sản ngoài gỗ quốc gia giai đoạn 2006 – 2010. IIED (1998) Participatory Monitoring and Evaluation. Isabel Lecup (Biên Quang Tú dịch, 2001) Phương pháp phân tích và phát triển thị trường, Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản - Viện KHLN Việt Nam ILO, Rapid Market Appraisal: A manual for entrepreneurs, The FIT Manual Series. Karin Hilfiker và Ruedi Luthi (2006): Lâm sản ngoài gỗ và công cuộc xóa đói giảm nghèo. Cải thiện sinh kế qua việc đánh giá thị trường và phát triển bền vững LSNG ở miền núi phía bắc Việt Nam. ETSP, Helvetas Việt Nam. Bản tin FSSP – Số 16, 2006. Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự (2006) Lâm nghiệp xã hội đại cương. Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà nội. Tổ chức phát triển Hà Lan, Đào tạo các kỹ năng cơ bản về Marketing và Kinh doanh: Sổ tay tra cứu các hoạt động tạo nguồn thu vi mô ở vùng miền núi phía bắc Việt Nam. Tài liệu hội thảo: Thị trường LSNG theo hướng bền vững ở Việt Nam, những cơ hội rủi ro về kinh tế, xã hội và sinh thái. Vũ Đình Thắng (chủ biên) (2001) Giáo trình Marketing nông nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tara Rao (2003) Mục tiêu về giới: Chiến lược đa dạng và sinh kế cho Dự án Lâm sản ngoài gỗ. Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ. Hà nội, Việt Nam. Trung tâm Phát triển nhân lực (2001) Giám sát và đánh giá dự án có sự tham gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccho_giang_day_7761.doc