Phân tích swot công ty vinamilk

Sản phẩm chủ yếu truyền thống của Vinamilk là các loại sữa đặc như sữa đặc ông thọ, sữa đặc ngôi sao phương nam. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk có khả năng bắt nhịp với thi trường tung ra những sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa nhu cầu của người tiêu dùng (lứa tuổi,giới tính tuổi tác . . .) nên đưa ra thị trường các sản phẩm sữa thay thế như sữa nước, sữa tươi, sữa chua. Trong khi khi đó, Công ty vinamilk lại có những bước phát triển sản phẩm chậm hơn so với những đối thủ khác.

doc19 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 24784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích swot công ty vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích swot công ty vinamilk Lựa chọn chiến lược kinh doanh - bài toán cho mọi nhà quản lý Là nhà quản lý doanh nghiệp, bạn cần phải có một chiến lược để thành công. Chiến lược kinh doanh nhìn về tương lai xa hơn của công ty. Các nhà quản lý công ty rất dễ quên và bỏ qua chiến lược kinh doanh bởi vì họ rất bận rộn với công việc hiện tại. Trong trường hợp này, bạn không thể biết làm thế nào để định vị được công việc kinh doanh của bạn và hiện nó đang ở vị trí nào. Với kỹ năng chiến lược tốt, bạn sẽ đặt ra các mục tiêu thực tế và biết một cách rõ ràng về cách để đạt được chúng trong tương lai. Chiến lược quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh. Nhưng trước khi lựa chọn hay xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, việc bạn phải làm trước tiên là phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức hay còn gọi là phân tích SWOT. Vậy SWOT là gì? I-Phân tích SWOT Các yếu tố của môi trường bên trong đối với một doanh nghiệp có thể được phân loại thành các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), các yếu tố bên ngoài có thể được phân thành các cơ hội (O) và thách thức(T). Sự phân tích này đối với môi trường chiến lược được gọi là phân tích ma trận SWOT. 1.Phân tích ma trận SWOT cung cấp thông tin hữu ích trong việc hài hòa các nguồn lực và năng lực của công ty đối với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động. Như vậy, đây là một công cụ trong lựa chọn chiến lược. Điểm mạnh: Điểm mạnh của một doanh nghiệp là các nguồn lực và năng lực mà có thể được sử dụng như là một cơ sở trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh. Điểm yếu: Không có các điểm mạnh nói trên có thể được xem là các điểm yếu của doanh nghiệp. Cơ hội: Bối cảnh bên ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội mới để tăng trưởng và phát triển. Thách thức: Sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng có thẻ mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau: - Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường. - Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. - Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng. - Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng. 2. Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: - Văn hóa công ty. - Hình ảnh công ty. - Cơ cấu tổ chức. - Nhân lực chủ chốt. - Khả năng sử dụng các nguồn lực. - Kinh nghiệm đã có. - Hiệu quả hoạt động. - Năng lực hoạt động. - Danh tiếng thương hiệu. - Thị phần. - Nguồn tài chính. - Hợp đồng chính yếu. - Bản quyền và bí mật thương mại. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: - Khách hàng. - Đối thủ cạnh tranh. - Xu hướng thị trường. - Nhà cung cấp. - Đối tác. - Thay đổi xã hội. - Công nghệ mới. - Môi truờng kinh tế. - Môi trường chính trị và pháp luật. 3. Liên kết SWOT Chiến lược S-O: theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp Chiến lược W-O: vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội Chiến lược S-T: xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài Chiến lược W-T: thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. 2. phân tích swot ở công ty vinamilk Câu 2:Đôi nét về công ty vinamilk 1,Giới thiệu chung vê công ty vianmilk: Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Sau 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. 2,Lịch sử hình thành: Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty như sau: 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. 1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. 1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. 1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. 1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. TẦM NHÌN “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ SỨ MỆNH “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” 3,Chiến lược Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau: * Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam * Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam * Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người * Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ;    * Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới; * Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty; * Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp; * Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả. * Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy 4,Sơ đồ công ty Strengs: Strengths Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp tốt nhất tại châu Á – Thái Bình Dương năm 2010 của tạp chí Forbes Asia. Theo tính toán của Forbes, trong 12 tháng qua, doanh thu của Vinamilk đạt 575 triệu USD, xếp hạng 16 trong số 200 công ty. Lợi nhuận ròng là 129 triệu USD, đứng thứ 18 và giá trị thị trường đạt 1,56 tỷ USD, đứng thứ 31. Cũng trong danh sách công bố 20 doanh nghiệp tiêu biểu trên TTCK 2010 theo xếp hạng của CIC gần đây, CTCP sữa Việt Nam – Vinamilk đứng ở vị trí thứ 9/20 doanh nghiệp xếp hạng. Thị phần, lợi thế về quy mô Trong nước, Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất, là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm lĩnh 37% thị phần cả nước với 125.000 điểm bán hàng, bao phủ 65/65 tỉnh thành phố - dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam. Danh tiếng, thương hiệu: Vinamilk là 1 thương hiệu mạnh, nổi tiếng, là thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” Vinamilk cũng đang ngày càng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua các chương trình xã hội như: học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bào lũ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng...Các hoạt động này nâng cao hình ảnh công ty đối với người tiêu dùng. Từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu. Ngoài ra, công ty còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên toàn quốc. Một số danh hiệu tiêu biểu mà doanh nghiệp nhận được gần đây: Thời gian Danh hiệu Cơ quan trao tặng 2006 Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO WIPO  2006 “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín Hiệp hội sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 1991 - 2005 Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành Công Nghiệp VN" Chính Phủ Các năm từ 1995 - 2009 Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Báo Sài Gòn tiếp thị 2009 Giải vàng thương hiệu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm 2009 Thương hiệu ưa thích nhất năm 2008-2009 Báo Sài Gòn giải phóng cấp giấy chứng nhận và cúp 2009 Doanh nghiệp xanh” cho 3 đơn vị của Vinamilk : Nhà máy sữa Sài gòn; Nhà máy sữa Thống Nhất và nhà máy sữa Trường Thọ Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh 2009 Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán Uy tín 2009” và giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009” Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Trung tâm Thông tin tín dụng,Tạp chí chứng khoán VIệt Nam 2009 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam Liên Hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt nam, Viện KHCN Phương Nam và tạp chí Thương Hiệu Việt bình chọn ngày 13/10/2009 Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt: Vinamilk thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm và đảm bảo chất lượng, có khả xác định và am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty tập trung những nổ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm do người tiêu dùng đánh giá. Chẳng hạn, sự am hiểu sâu sắc và nổ lực của mình đã giúp dòng sản phẩm Vinamilk Kid trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6-12 tuổi tại Việt Nam Năng lực, hiệu quả hoạt động Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009: Thực hiện 2009 % vượt kế hoạch Tăng trưởng so với cùng kỳ Tổng doanh thu (tỷ đồng) 10820 17% Tăng 29% Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 2731 64% Tăng 99% Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2376 82% Tăng 90% EPS (đồng/cổ phiếu) 6769 Tăng 90% Năm 2009 vừa qua chứng kiến nhiều biến động trong nền kinh tế thế giới cũng như thị trường Việt Nam. Trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 giảm xuống còn 5,32%, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm đáng kể… Tuy vậy, trong một bối cảnh đầy khó khăn và thách thức , Vinamilk vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng và vị trí dẫn đầu trong thị trường sữa của mình. Tổng doanh thu tăng 29%, lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp đôi năm 2008… Tính từ sau khi cổ phần hóa vào tháng 11/2003 đến nay, doanh thu của Vinamilk tăng trưởng với tốc độ bình quân là 21%/năm. Và năm 2009 vừa qua, Vinamilk đã đạt được nhiều điểm mốc: lần đầu tiên doanh thu trên 10000 tỷ đồng, cũng là lần đầu tiên Vinamilk nộp NCNN trên 1000 tỷ đồng. Danh mục sản phẩm đa dạng, sản phẩm chất lượng: Là một thương hiệu uy tín, sản phẩm của công ty đạt chất lượng tốt và rất đa dạng: sữa tươi, sữa đặc, sữa bôt, sữa chua, không đường, có đường… phục vụ cho nhiều đối tượng người tiêu dùng, trong đó có cả các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và nguời già cùng với các dòng sản phẩm dành cho hộ gia đình, cơ sở kinh doanh. Bên cạnh đó là các kích cỡ bà bao bì khác nhau mang đến cho khách hàng các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dễ dàng. Lợi thế về quy mô của công ty cũng tạo ra từ phần lớn hầu hết các phân khúc sản phẩm sữa và từ sữa, với hơn 45% thị phần trong thị trường sữa nước, hơn 85% thị phần trong thị trường sữa chua ăn và sữa đặc, trong đó 2 ngành hàng lực chủ yếu sữa nước và sữa chua ăn có mức tăng trưởng liên tục hơn 40 % mỗi năm, doanh số 400 tỉ đồng/tháng. Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp: Mạng lưới phân phối và bán hàng chủ động và rộng khắp cả nước cho phép các sản phẩm chủ lực của Vinamilk có mặt tại trên 141000 điểm bán lẻ lớn nhỏ trên toàn quốc, trên 220 nhà phân phối tại toàn bộ 63 tỉnh thành của cả nước. Đây chính là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép công ty chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước.Tính đến ngày 31/12/2007 công ty đã bán sản phẩm tại toàn bộ 64 tỉnh thành cà nước. Sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk cũng có mặt tại Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào, Campuchia. Hiện tại, hoạt động xuất khẩu đem về doanh số khoảng 80 triệu đô la Mỹ mỗi năm cho Vinamilk. Các thị trường xuất khẩu chính của Vinamilk là Trung Đông, Campuchia, Philippines, và Úc. Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy. Có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững lâu dài với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, đáng tin cậy với giá cạnh tranh nhất trên thị trường thông qua chính sách đánh giá, hỗ trợ tài chính cho nông dân của công ty… Vinamilk Ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và tiêu thụ gần 60% lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tươi nguyên liệu trên thị trường, có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi về giá cả. Hiện nay, công ty đã và đang có những khu trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa. Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại bò sữa, cho phép công ty duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời cũng tuyển chọn rất kĩ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi đạt chất lượng tốt. Mới đây nhất, CTCP sữa Việt Nam đã được Bộ Kế hoạch – Đầu tư cấp giấy phép để đầu tư ra nước ngoài, mua cổ phần của Công ty Miraka Limited tại New Zealand. Công ty Miraka hiện đang đầu tư dự án nhà máy chế biến sữa chất lượng cao tại trung tâm Đảo Bắc của New Zealand. Nhà máy sẽ thu mua sữa tươi từ các nông dân tại vùng Taupo và sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao bán ra thị trường quốc tế. Nhà máy có công suất thiết kế là 32.000 tấn bột sữa một năm, với tổng vốn đầu tư là 121 triệu đô la New Zealand, tương đương với 1.623 tỉ đồng Việt Nam, sẽ hoạt động vào tháng 8 năm sau. Đây là dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của Vinamilk. Như vậy, thay vì đối đầu, Vinamilk dần chủ động liên doanh với các đối tác nước ngoài để tận dụng những điểm mạnh của họ cho sự phát triển công ty. Đó là hệ thống phân phối trên toàn thế giới, chiến lược maketing toàn cầu... của tập đoàn lớn. Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường. Vinamilk có năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị thường, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng Đội ngũ bán hàng có kinh nghiệm, phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng tiếp cận thường xuyên với người tiêu dùng ở các điểm bán hàng đồng thời hỗ trợ cho các nhà phân phối, phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, góp phần quảng bá sản phẩm công ty. Kinh nghiêm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững . Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ quan lý nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm trong ngành. Vững nghiệp vụ có thể theo kịp sự thay đổi của thị trường. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh sữa. hệ thống quản trị nội bộ minh bạch, các quy trình quản lý cụ thể và chặt chẽ. Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay Vinamilk đang sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại, nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu, dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế, những công nghệ được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới như: công nghệ “thổi khí”, công nghệ tiệt trùng nhanh ở nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh. Vinamilk hiện đã có các hệ thống bán hàng bằng tủ mát, tủ đông – là những hệ thống bán hàng hiện đại. Đây là một rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực phẩm và thức uống bời vì việc trang bị hệ thống này đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn. Weaknesses: Phần 4: Điểm yếu của Vinamilk 1.Khâu marketing yếu: + Ông Trần Bảo Minh - Phó Tổng giám đốc Vinamilk - cho biết: “Điểm yếu của Vinamilk là có những sản phẩm tốt, thậm chí có những thương hiệu mạnh, nhưng khâu marketing yếu, dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty”. Tuy trong các sản phẩm có lượng sữa tươi chiếm 70% - 99%, nhưng do chưa biết cách khai thác thương hiệu nên Vinamilk chưa có một thông điệp nào để người tiêu dùng hiểu sự khác biệt của sữa tươi so với sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng. Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa cao hơn các doanh nghiệp khác, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại là một lợi thế vượt trội của Vinamilk, nhưng tất cả thế mạnh hơn hẳn này lại chưa được chuyển tải đến người tiêu dùng. Năng lực marketing thì lại yếu, không tương xứng với sức mạnh to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng hậu. Marketing chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk. + Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott… 2- Khả năng sử dụng các nguồn lực chưa tốt: + 70% nguồn sữa bột của công ty Vinamilk là nhập khẩu, trong khi nguồn nguyên liệu của công ty là rất lớn. Điều này chứng tỏ Vinamilk không sử dụng hết lợi thế của mình. + Nguyên liệu Nguồn nguyên liệu vẫn phải dựa phần lớn vào sữa bột nhập khẩu khiến hoạt động của công ty ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Điểm yếu nhất of Vinamilk mà nay đã sửa chữa 1 phần đó là ko thể kiểm soát đc nguyên liệu đầu vào cũng như là kiểm soát nhà cung cấp nên dẫn tới tình trạng những người nuôi sữa làm cao,làm giá dẫn tới cty thiệt hại rất nhìu.Theo bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk: “Trong vòng 10 năm nay, bình quân Vinamilk phải bù lỗ trên chục tỉ đồng/năm cho việc thu mua sữa tươi nguyên liệu trong nước, tốn kém hơn rất nhiều so với nhập khẩu nguyên liệu”. Hơn nữa khi đã gia nhập WTO mà các DN sản xuất sữa Việt Nam vẫn đi nhập khẩu sữa bột thì không còn là lợi thế cạnh tranh. Hiện nay mặc dù VNM đang có kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa trong nước song nguyên liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu (chiếm đến 90%) do đó sẽ chịu tác động bởi các yếu tố như: giá thế giới, tỷ giá… 3- Việc sử dụng thương hiệu không hiệu quả: + Tuy trong các sản phẩm có lượng sữa tươi chiếm 70% - 99%, nhưng do chưa biết cách khai thác thương hiệu nên Vinamilk chưa có một thông điệp nào để người tiêu dùng hiểu sự khác biệt của sữa tươi so với sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng. + Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa cao hơn các doanh nghiệp khác, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại là một lợi thế vượt trội của Vinamilk, nhưng tất cả thế mạnh hơn hẳn này lại chưa được chuyển tải đến người tiêu dùng. 4- Sản phẩm chính là sữa nước, tuy nhiên: + Các hoạt động quảng cáo và KM của cty tỏ ra chưa có sự hỗ trợ hiệu quả cho mặt hàng sữa nước, đb là sữa đóng bao. + Sp sữa nước đóng bao chỉ được xem như là 1 sp tiết kiệm mà không có lợi ích gì nổi trội. + Ưu thế về giá không thực sự bền vững và không thực sự còn là ưu thế. + Mức độ phân phối mặt hàng sữa nước đóng bao của Vinamilk còn hạn chế. 5- Giá thành Giá thành các sản phẩm từ sừa hiện nay nếu như so sánh với các nước phát triển trên thế giới vẫn đang ở mức khá cao. Điều này khiến cho một phần đối tượng người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận với các sản phẩm này. Thị phần lớn, thương hiệu mạnh nhưng nếu so sánh về giá cả thì các sản phẩm của công ty chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác. 7-Vinamilk được coi là đầu đàn của ngành sản xuất sữa Việt Nam, nhưng bao lâu nay các chương trình của Vinamilk chưa kết hợp với các đơn vị trong nước, chưa tạo vị thể dẫn dắt cho các công ty sản xuất sữa nhỏ khác, chưa xứng tầm của công ty sữa quốc gia. 8- Thị phần ở nước ngoài: 30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia và một số nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq có thể khiến doanh thu từ hàng xuất khẩu sang thị trương này suy giảm. Cơ hội: HỌ TÊN : VÕ TÁ QUÂN LỚP : NHA_K11 Phần 6: phân tích threats 1 Chưa có tính chủ động cao về nguồn nguyên liệu NK, giá cả bao bì nguyên liệu. Hiện nay do nhu cầu sử dụng lớn, công ty Vinamilk phải tìm kiếm những nhà cung cấp nước ngoài để có khả năng cung cấp ổn định cả về chất lượng và số lượng.Như là New Zealand, Châu Âu và Mỹ là những quốc gia tiên tiến chuyên xuất khẩu sữa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế.Được Vinamilk lựa chọn Tuy nhiên , Hiện nay để chủ động được nguồn sữa bò tươi, một số doanh nghiệp còn đầu tư, phát triển đàn bò để cung cấp nguyên liệu trong nước. Tính đến ngày 30/06/2010, công ty TNHH một thành viên Bò Sữa Việt Nam trực thuộc Vinamilk đang quản lý 5 trang trại chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn, hiện đại ở Tuyên Quang, Bình Định, Nghệ An, Lâm Đồng và Thanh Hóa. Tổng đàn bò của 5 trang trại hiện nay là 4.064 con với tổng sản lượng sữa tươi 10.000 tấn/năm. Càng ngày, càng có nhiều công ty cung ứng sữa thâm nhập vào thị trường cạnh tranh với công ty. Hiện nay Việt nam có khoảng 23 doanh nghiệp chế biến sữa tiêu biểu la dutch lady việt nam,notifood,hà nội milk,mộc châu…Sản phẩm chính là sữa bột ,sữa đặc,sữa chua. Trong đó công ty Dutch lady là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với thị phần 28%( và Vinammilk là 38%).Và còn có sự xâm nhập của các sản phẩm sữa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh với sản phẩm thay thế tốt Sản phẩm chủ yếu truyền thống của Vinamilk là các loại sữa đặc như sữa đặc ông thọ, sữa đặc ngôi sao phương nam. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk có khả năng bắt nhịp với thi trường tung ra những sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa nhu cầu của người tiêu dùng (lứa tuổi,giới tính tuổi tác . . .) nên đưa ra thị trường các sản phẩm sữa thay thế như sữa nước, sữa tươi, sữa chua. Trong khi khi đó, Công ty vinamilk lại có những bước phát triển sản phẩm chậm hơn so với những đối thủ khác.. Các chiến lược:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaitonghopqtdn.doc
  • docfactoring Anh.doc
Tài liệu liên quan