Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh như thế nào để đạt được hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Khi Việt Nam đã gia nhập vào nền kinh tế của thế giới, các Công ty nước ngoài đã vào Việt Nam hoạt động kinh doanh, khi đó các doanh nghiệp trong nước phải có những chính sách đúng đắn để cạnh tranh, giành lấy thị phần cho mình. Vì các doanh nghiệp hoạt động đều vì mục tiêu lợi nhuận, nếu có những quyết định sai lầm có thể dẫn đến hậu quả rất nặng nề thậm chí doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Do đó, Ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm ra các quyết định đúng đắn, sẽ đứng ra hướng dẫn, chỉ đạo cùng với việc tổ chức, phân phối, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có những chính sách mới, phù hợp với việc định giá sản phẩm, hay có những dự án mang tính chiến lược trong tương lai.Việc kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp chỉ nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất trong quá trình hoạt động, chi phí được kiểm soát, khi đó lợi nhuận đạt được sẽ là cao nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một công cụ rất hữu dụng trong việc quản lý. Từ sự phân tích đó, các nhà quản trị sẽ biết được mối quan hệ nội tại của các nhân tố như giá bán, sản lượng, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng, đồng thời thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phân tích dựa vào những số liệu mang tính dự báo sẽ giúp các nhà quản trị có những quyết định sáng suốt trong tương lai.
49 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đoàn, tiền ăn giữa ca được phân bổ cho các sản phẩm theo tiền lương của công nhân. Vì vậy mà các khoản chi phí này được xem là biến phí.
Tiền lương công nhân được Nhà máy chi trả theo lương sản phẩm, ta có công thức tính lương như sau :
Lương trong tháng của một công nhân
Quỹ lương sản phẩm của 1 tổ
= x Hệ số quy đổi của 1 người
Tổng hệ số quy đổi của 1 tổ
Trong đó:
Hệ số quy đổi = Số ngày công x Hệ số lương trách nhiệm
Quỹ lương sản phẩm của 1 tổ = Sản lượng sản xuất trong tháng x Đơn giá từng sản phẩm
* Ngoài ra người công nhân còn được hưởng tiền phụ cấp, tiền thưởng, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được áp dụng tại Nhà máy theo chế độ hiện hành khi trả lương cho công nhân trực tiếp, nhân viên quản lý.
- BHXH: Được trích 20 % phải trả cho công nhân viên, trong đó Nhà máy chịu 15 % đưa vào chi phí của từng bộ phận có liên quan theo đối tượng trả lương còn 5 % trừ vào lương công nhân.
- BHYT: Được trích 3% trên tiền lương phải trả cho công nhân, trong đó 2 % do đơn vị chịu và đưa vào đối tượng chịu chi phí và 1% được khấu trừ vào lương công nhân
Cả 2 chi phí BHXH, BHYT đều trích trên mức lương căn bản, mức lương căn bản của Nhà máy là 450.000 đồng
- KPCĐ: Được trích 2 % trên lương sản phẩm đưa vào đối tượng chịu chi phí
Bảng 3.2 Biến phí CPNCTT của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Chi phí lương
117.950.998
33.327.691
14.651.612
Chi phí KPCĐ
2.144.900
639.421
257.356
Tiền ăn giữa ca
14.519.102
4.098.898
1.804.498
Tổng CPNCTT
134.615.000
38.066.010
16.713.466
Lượng sản xuất (viên)
1.519.457
408.581
28.540
CPNCTT đơn vị (đ/viên)
89
93
586
Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ
Chi phí lương của công nhân phụ thuộc vào sản lượng sản xuất nhưng qua bảng 3.2 ta thấy tổng CPNCTT tính cho một đơn vị sản phẩm cao nhất là Ngói 22 với 586 đ/viên và thấp nhất là Ống 9x19 với 89 đ/viên. Điều đó cho thấy đơn giá để tính lương cho công nhân theo một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 là cao nhất, kế đó là Thẻ 8x18 và cuối cùng là Ống 9x19, với mức trả lương này Nhà máy đã căn cứ vào quy trình sản xuất của từng sản phẩm, trong đó Ngói 22 do quy trình sản xuất phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn Ống 9x19, Thẻ 8x18, vì vậy mà Ngói 22 có đơn giá cao hơn so với Ống 9x19 và Thẻ 8x18.
² Định phí CPNCTT : Đối với CPNCTT phát sinh chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), 2 khoản chi phí này được trích trên lương căn bản và lương căn bản chỉ sử dụng để trích 2 loại bảo hiểm đó. Vì vậy chi phí BHXH, BHYT được xem là định phí. Ta có công thức tính như sau:
Chi phí BHXH = 450.000 x Hệ số x 15%
Chi phí BHYT = 450.000 x Hệ số x 2%
Chi phí BHXH, BHYT được phân bổ cho từng quy cách theo lương công nhân, ta có bảng sau:
Bảng 3.3 Định phí NCTT của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
BHXH
8.441.457
2.378.154
1.050.490
BHYT
1.125.527
317.088
140.065
Tổng cộng
9.566.984
2.695.242
1.190.555
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
3.1.3 Chi phí sản xuất chung ( CPSXC )
CPSXC là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh ở các phân xưởng và bộ phận sản xuất được Nhà máy theo dõi trên các tài khoản chi tiết. CPSXC phát sinh tại đơn vị được chia cho 2 giai đoạn sản xuất : giai đoạn sản xuất gạch mộc chiếm 52 % và giai đoạn thành phẩm chiếm 48%. Ví dụ, trong tháng 12 năm 2007 CPSXC của công cụ dụng cụ phát sinh là 54.362.864 đồng, trong đó gạch mộc chiếm 28.268.689 đồng, thành phẩm chiếm 26.094.175 đồng. Các khoản chi phí phát sinh được thể hiện trong bảng phân loại chi phí sau :
Bảng 3.4 Phân loại chi phí SXC theo cách ứng xử chi phí
Chi phí
Biến phí
Định phí
Chi phí hỗn hợp
Chi phí nhân viên phân xưởng
P
Chi phí CCDC
P
Chi phí dịch vụ mua ngoài
P
Chi phí KHTSCĐ
P
Chi phí BHXH, BHYT
P
Chi phí khác
P
Trong đó :
² Biến phí SXC (BPSXC) gồm có lương nhân viên phân xưởng được tính theo lương sản phẩm, công cụ dụng cụ là các dụng cụ lao động xuất dùng cho phân xưởng, phục vụ sửa chữa máy móc, thiết bị…, chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí thuê xe, tiền thuê bốc xếp, chi phí bảo trì…và các chi phí khác như chi phí điện, nước… tất cả đều được phát sinh tại phân xưởng, tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, là những chi phí tăng, giảm theo mức độ hoạt động của Nhà máy nên chúng được xem là biến phí. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí hỗn hợp được tính như sau
Chi phí ở mức độ Chi phí ở mức độ
hoạt động cao nhất hoạt động thấp nhất
=
Mức hoạt động cao nhất - Mức hoạt động thấp nhất
Chi phí khả biến đơn vị
mức độ hoạt động
-
Áp dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để phân bổ biến phí, định phí và giả định rằng sản phẩm tồn đầu kỳ bằng sản phẩm tồn cuối kỳ, ta có công thức sau:
Ta có: Tổng chi phí tháng 2 cao nhất là 94.930.481 đồng với sản lượng 5.584.220 viên, chi phí tháng 1 thấp nhất là 66.756.168 đồng với sản lượng 3.578.739 viên, áp dụng công thức ta có biến phí đơn vị cho một viên gạch là 14,05 đ/viên, tổng định phí là 32.080.141 đồng.
Bảng 3.5 Biến phí SXC dịch vụ mua ngoài của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Biến phí đơn vị (đ/viên)
14,05
14,05
14,05
Lượng sản xuất (viên)
1.519.457
408.581
28.540
Tổng biến phí dịch vụ mua ngoài
21.348.371
5.740.563
400.987
Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ
Biến phí SXC được phân bổ cho các sản phẩm theo tổng quỹ lương của công nhân. Ta có công thức phân bổ như sau :
BPSXC p/bổ
cho từng quy cách
BPSXC phát sinh trong kỳ Lương của từng
= x quy cách
Tổng quỹ lương
Dựa vào số liệu trong tháng 12 năm 2007. Áp dụng công thức phân bổ BPSXC cho các khoản mục chi phí, ta có bảng tổng hợp chi phí sau:
Bảng 3.6 Biến phí SXC của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
CP nhân viên PX
7.813.717
2.207.808
970.603
CP CCDC
17.272.268
4.880.373
2.145.523
CP dịch vụ mua ngoài
21.348.371
5.740.563
400.987
CP khác
1.737.841
491.036
215.871
Tổng chi phí
48.172.198
13.319.780
3.732.983
Lượng sản xuất
1.519.457
408.581
28.540
BPSXC đơn vị (đ/viên)
32
33
131
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
BPSXC được phân bổ theo tổng quỹ lương của công nhân mà đơn giá tính cho một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 là cao nhất nên BPSXC đơn vị của Ngói 22 cao hơn so với Ống 9x19 và Thẻ 8x18.
² Định phí SXC (ĐPSXC) gồm có chi phí BHXH, BHYT được tính tương tự chi phí BHXH, BHYT của CPNCTT, chi phí khấu hao tài sản cố định, định phí dịch vụ mua ngoài không tăng, giảm theo mức độ hoạt động của Nhà máy nên xem là định phí. Tiêu thức phân bổ định phí SXC là tổng quỹ lương của công nhân, ta có bảng phân bổ định phí SXC như sau :
Bảng 3.7 Định phí SXC của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
CP bảo hiểm NV của PX
285.349
80.627
35.445
Khấu hao TSCĐ
31.409.471
8.874.916
3.901.615
CP dịch vụ mua ngoài
10.317.451
2.915.252
1.281.611
Tổng cộng
42.012.271
11.870.795
5.218.671
(Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ)
Chi phí bán hàng ( CPBH )
CPBH là những chi phí lưu thông phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy, được theo dõi trên các tài khoản chi tiết, gồm các khoản chi phí phát sinh được thể hiện trong bảng phân loại chi phí sau :
Bảng 3.8 Phân loại chi phí bán hàng theo cách ứng xử chi phí
Chi phí bán hàng
Biến phí
Định phí
Lương nhân viên
P
Kinh phí công đoàn
P
Chi phí BHXH, BHYT
P
Chi phí nhiên liệu
P
Chi phí dịch vụ mua ngoài
P
Định mức điện thoại
P
Chi phí khấu hao TSCĐ
P
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
P
Chi phí khác
P
² Biến phí bán hàng (BPBH) : Gồm lương nhân viên, kinh phí công đoàn, chi phí nhiên liệu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí thuê xe vận chuyển, tiền điện thoại vượt định mức, chi phí điện, nước và chi phí khác như chi phí tiếp khách hội nghị khách hàng, tiền công tác phí…Đây là loại chi phí phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy, vì vậy chúng được xem là chi phí khả biến.
Biến phí bán hàng được phân bổ cho từng quy cách theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ. Ta có công thức sau :
Tổng biến phí bán hàng phát sinh
trong kỳ
= x Doanh thu từng quy cách
Tổng doanh thu đạt dược
Biến phí bán hàng
phân bổ cho từng quy cách
Áp dụng công thức phân bổ cho các khoản chi phí, ta có bảng phân bổ chi phí bán hàng như sau :
Bảng 3.9 Biến phí bán hàng của 3 sản phẩm
ĐVT :đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Lương nhân viên
2.882.103
753.545
303.585
Kinh phí công đoàn
28.821
7.535
3.036
Chi phí nhiên liệu
5.978.193
1.563.037
629.711
Chi phí dịch vụ mua ngoài
3.972.361
1.038.600
418.427
Chi phí khác
2.460.013
643.186
259.125
Tổng chi phí
15.321.492
4.005.903
1.613.883
Lượng tiêu thụ
1.517.602
371.785
61.430
BP bán hàng đơn vị (đ/viên)
10,1
10,8
26,3
(Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ)
Qua bảng 3.9 cho thấy để tiêu thụ được một đơn vị sản phẩm thì Ngói 22 phải bỏ ra một chi phí rất cao với 26,3 đ/viên, thấp nhất là Ống 9x19 với 10,1 đ/viên. Do đơn giá bán của Ngói 22 là 1.588 đ/viên cao nhất trong 3 sản phẩm mặc dù sản lượng tiêu thụ thấp nên BPBH tính cho một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 cao.
² Định phí bán hàng: gồm chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí BHXH, BHYT, chi phí định mức điện thoại, chi phí công cụ dụng cụ tất cả các chi phí này đều không thay đổi theo mức độ hoạt động của Nhà máy nên xem là định phí. Định phí bán hàng được phân bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ.
Bảng 3.10 Định phí bán hàng của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Chi phí BHXH, BHYT
413.874
108.210
43.595
Chi phí khấu hao TSCĐ
275.444
72.017
29.014
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
41.656
10.891
4.388
Định mức điện thoại
803.164
209.993
84.601
Tổng định phí bán hàng
1.534.138
401.111
161.598
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
3.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp ( CPQLDN )
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến hoạt động hành chính, kinh doanh, chi phí quản lý được theo dõi trên các tài khoản chi tiết, tất cả các khoản chi phí phát sinh được thể hiện qua bảng phân loại chi phí như sau:
Bảng 3.11 Phân loại chi phí quản lý theo cách ứng xử chi phí
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Biến phí
Định phí
Lương nhân viên
P
Kinh phí công đoàn
P
Chi phí BHXH, BHYT
P
Chi phí văn phòng phẩm
P
Chi phí dịch vụ mua ngoài
P
Định mức điện thoại
P
Chi phí khấu hao TSCĐ
P
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
P
Chi phí khác
P
² Biến phí quản lý doanh nghiệp: Gồm lương nhân viên quản lý, kinh phí công đoàn, chi phí văn phòng phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, chi phí điện thoại vượt định mức, chi phí khác như thành phẩm xuất kho bị bể, phí đổi tiền…đây là những chi phí tăng, giảm theo mức độ hoạt động của Nhà máy nên được xem là biến phí.
Từ bảng phân loại chi phí, ta có bảng biến phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ như sau :
Bảng 3.12 Biến phí quản lý doanh nghiệp của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí quản lý
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Lương nhân viên
8.168.976
2.135.832
860.476
Kinh phí công đoàn
81.690
21.358
8.605
Chi phí văn phòng phẩm
710.988
185.892
74.892
Chi phí dịch vụ mua ngoài
2.020.602
528.299
212.839
Chi phí khác
39.420.117
10.306.645
4.152.303
Tổng chi phí quản lý
50.402.372
13.178.027
5.309.114
Lượng tiêu thụ
1.517.602
371.785
61.430
BP quản lý đơn vị (đ/viên)
33
35
86
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
² Định phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, khấu hao TSCĐ, chi phí định mức điện thoại, phân bổ công cụ dụng cụ. Đây là những chi phí cố định không thay đổi theo mức độ hoạt động nên là định phí.
Định phí quản lý doanh nghiệp cũng được phân bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ.
Bảng 3.13 Định phí quản lý doanh nghiệp của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Chi phí BHXH, BHYT
724.033
189.303
76.266
Định mức điện thoại
642.532
167.994
67.681
Chi phí khấu hao TSCĐ
1.753.818
458.547
184.738
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
2.184.388
571.122
230.092
Tổng chi phí quản lý
5.304.771
1.386.966
558.777
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
3.1.6 Tập hợp chi phí theo cách ứng xử chi phí
Chi phí được tập hợp theo sản lượng tiêu thụ
Bảng 3.14 Tổng hợp chi phí theo lượng tiêu thụ
ĐVT: ngàn đồng
Loại chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Biến phí
Chi phí nguyên vật liệu
286.631
41.612
14.019
Chi phí nhân công trực tiếp
134.451
34.638
35.974
Chi phí sản xuất chung
48.113
12.120
8.035
Chi phí bán hàng
15.321
4.006
1.614
Chi phí quản lý doanh nghiệp
50.402
13.178
5.309
Tổng biến phí
534.919
105.554
64.951
Lượng tiêu thụ ( viên )
1.517.602
371.785
61.430
Biến phí đơn vị
0,352
0,284
1,057
Định phí
Chi phí nhân công trực tiếp
9.567
2.695
1.191
Chi phí sản xuất chung
42.012
11.871
5.219
Chi phí bán hàng
1.534
401
162
Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.305
1.387
558
Tổng định phí
58.418
16.354
7.130
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (SDĐP)
Bảng 3.15 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của 3 sản phẩm
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Tổng
Đơn vị
Tổng
Đơn vị
Tổng
Đơn vị
Doanh thu
926.245
0,61
242.173
0,65
97.566
1,59
Chi phí khả biến
534.917
0,35
105.554
0,28
64.951
1,06
Số dư đảm phí
391.328
0,26
136.619
0,37
32.615
0,53
Chi phi bất biến
58.418
0,04
16.354
0,04
7.130
0,12
Lợi nhuận
332.910
0,22
120.265
0,32
25.485
0,41
Qua bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ta nhận thấy rằng, lợi nhuận đạt được của sản phẩm Ống 9x19 là cao nhất và thấp nhất là Ngói 22 được thể hiện theo số tuyệt đối. Nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì sản phẩm Ngói 22 có lợi nhuận cao nhất với 0,41 ngàn đồng và thấp nhất là sản phẩm Ống 9x19 với 0,22 ngàn đồng. Đặc biệt đối với sản phẩm Ngói 22 có lợi nhuận đơn vị cao nhất, mặc dù giá bán trên một đơn vị sản phẩm cao nhưng do sản lượng tiêu thụ thấp, số dư đảm phí thấp nên tổng lợi nhuận đạt được không cao.
Để kết luận sản phẩm Ngói 22, Thẻ 8x18 hay Ống 9x19 sản phẩm nào hoạt động đạt hiệu quả cao và chiếm một phần lợi nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận mà Nhà máy đạt được, ta cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí khả biến, chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ tác động như thế nào đến giá bán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, cụ thể hơn là từ mối quan hệ này có thể tìm ra được sản phẩm thích hợp cho việc mở rộng thị trường, củng cố năng lực sản suất và đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời thấy được mức độ hoạt động của Nhà máy thay đổi thì sản phẩm nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhiều nhất. Muốn biết được, ta tiến hành đi phân tích các yếu tố sau:
3.3 Phân tích mối quan hệ CVP tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
3.3.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí
Bảng 3.16 Báo cáo chi tiết thu nhập của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng/viên
Chi tiết
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Đơn vị
%
Đơn vị
%
Đơn vị
%
Doanh thu
610
100,0
651
100,0
1.588
100,0
Chi phí khả biến
352
57,8
284
43,6
1.057
66,6
Số dư đảm phí
258
42,2
367
56,4
531
33,4
Chi phi bất biến
38
6,3
44
6,8
116
7,3
Lợi nhuận
219
35,9
323
49,7
415
26,1
Qua bảng báo cáo chi tiết thu nhập trên, ta thấy sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm có SDĐP đơn vị lớn nhất, kế đến là sản phẩm Thẻ 8x18 và cuối cùng là sản phẩm Ống 9x19.
Theo bảng 3.16 thì SDĐP đơn vị là phần dùng để bù đắp định phí, số còn lại mới chính là lợi nhuận của Nhà máy sau khi đã bù đắp hết chi phí khả biến. Đồng thời SDĐP đơn vị là một chỉ tiêu trung gian cho phép người quản lý xác định nhanh lợi nhuận tăng thêm của Nhà máy.
Khi Nhà máy hoạt động tại điểm hòa vốn thì SDĐP bằng với chi phí bất biến và lợi nhuận của Nhà máy lúc này là bằng không. Khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn, tức là chi phí bất biến đã được bù đắp hết khi đó mức tăng SDĐP của các sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn cũng chính là lợi nhuận tăng thêm.
Dựa vào bảng 3.16 ta thấy, Ngói 22 là sản phẩm có SDĐP đơn vị lớn nhất với 531 đ/viên, trong 531 đồng này có 116 đồng dùng để bù đắp định phí và 415 đồng còn lại là lợi nhuận, phần định phí đã bù đắp hết nên khi mỗi viên gạch được bán tăng thêm Nhà máy sẽ tăng được 531 đồng lợi nhuận, tức bằng với SDĐP đơn vị. Khi sản lượng đã vượt qua điểm hòa vốn thì cứ mỗi viên gạch được bán tăng thêm của Ống 9x19 thì sẽ làm lợi nhuận tăng thêm là 258 đồng và lợi nhuận tăng thêm của Thẻ 8x18 là 367 đồng.
Lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 cũng lớn nhất so với hai sản phẩm còn lại. Mặc dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm Ngói 22 không cao so với sản phẩm Ống 9x19 và Thẻ 8x18 nhưng do giá bán trên một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 là rất cao, cao gấp 2,4 lần các sản phẩm còn lại. Cho nên sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm có doanh thu chiếm không nhỏ trong tổng doanh thu. Vì vậy mà sản phẩm Ngói 22 được xem là một trong những sản phẩm chủ lực của Nhà máy.
Khi Nhà máy đã đạt được điểm hòa vốn thì khi tăng sản lượng bán ra sẽ làm cho lợi nhuận tăng thêm bằng với SDĐP đơn vị. Vì vậy nhờ vào SDĐP đơn vị người quản lý Nhà máy có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với sản lượng tăng thêm, với cách tính này người quản lý Nhà máy có thể thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Từ công thức đó, có thể nói SDĐP đơn vị là cố định, lợi nhuận tăng thêm phụ thuộc vào sản lượng vượt điểm hòa vốn. Do đó trong 3 sản phẩm, sản phẩm nào có SDĐP đơn vị lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều.
Để thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận ta tiến hành tăng sản lượng tiêu thụ cho các sản phẩm như sau
Bảng 3.17 Mối quan hệ giữa sản lượng tăng thêm và lợi nhuận
ĐVT: đồng
Lợi nhuận tăng thêm
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
SDĐP đơn vị
258
367
531
Lượng tiêu thụ vượt hòa vốn
100 viên
25.800
36.700
53.100
1000 viên
258.000
367.000
531.000
Nhìn vào bảng trên ta thấy mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Khi tăng cùng một mức sản lượng tiêu thụ như nhau cho các sản phẩm thì sản phẩm Ngói 22 có lợi nhuận tăng lên nhiều nhất, do sản phẩm Ngói 22 có SDĐP đơn vị cao nhất ( 531 đ/viên ) và lợi nhuận thấp nhất là sản phẩm Ống 9x19 do SDĐP đơn vị ( 58 đ/viên ) thấp nhất trong 3 sản phẩm. Cụ thể, khi tăng cùng một lượng tiêu thụ cho 3 sản phẩm là 100 viên gạch thì sản phẩm Ngói 22 có mức tăng lợi nhuận là cao nhất với 53.100 đồng, kế đến là sản phẩm Thẻ 8x18 với 36.700 đồng và cuối cùng là sản phẩm Ống 9x19 với 25.800 đồng
Tuy nhiên việc sử dụng SDĐP để xác định sản phẩm cần được đầu tư, phát triển thêm đôi khi không chính xác, có trường hợp khi tăng sản lượng tiêu thụ của những sản phẩm có SDĐP lớn thì chưa chắc có được lợi nhuận cao nhất. Vì điều đó còn phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy đã vượt qua điểm hòa vốn chưa, định phí đã được bù đắp hết chưa. Để chứng minh cho sự sai lầm khi sử dụng SDĐP ta xem xét tỷ lệ SDĐP của 3 sản phẩm dựa vào bảng 3.16 như sau :
- Khi mức doanh thu của các sản phẩm có cùng một tỷ lệ là 100 % thì Thẻ 8x18 có tỷ lệ SDĐP chiếm cao nhất với 56,4 % và sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm có tỷ lệ SDĐP chiếm thấp nhất với 33,4 %. Như vậy thông qua tỷ lệ SDĐP cho thấy sản phẩm Ngói 22 có tỷ lệ chiếm thấp nhất trong 3 sản phẩm, mặc dù SDĐP đơn vị đạt được là cao nhất, chủ yếu do khoản mục chi phí khả biến chiếm tỷ lệ cao hơn 2 sản phẩm còn lại. Ngược lại đối với sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 có chi phí khả biến chiếm tỷ lệ thấp nên tỷ lệ SDĐP cao. Do vậy sẽ rất sai lầm khi người quản lý Nhà máy cho rằng sản phẩm Ngói 22 đem lại lợi nhuận cao nhất khi dựa vào SDĐP, vì vậy Nhà máy nên tập trung sản xuất sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 hơn là tập trung sản xuất sản phẩm Ngói 22 vì đây không phải là sản phẩm mà thị trường có nhu cầu cao.
Để thấy rõ hơn, chúng ta giả định rằng trong tháng tới ( 1/2008 ) mức tăng doanh thu của các sản phẩm là 1 triệu đồng, khi đó các người quản lý của Nhà máy có thể dự kiến được mức tăng lợi nhuận của các sản phẩm trong điều kiện chi phí bất biến không thay đổi, ta có lợi nhuận tăng thêm của các sản phẩm như sau :
Bảng 3.18 Mối quan hệ giữa doanh thu tăng thêm và lợi nhuận
ĐVT : ngàn đồng
Sản phẩm
Lợi nhuận tăng thêm
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Tỷ lệ SDĐP
42,2%
56,4%
33,4%
Doanh thu tăng
1000
422
564
334
Rõ ràng khi tăng cùng một mức doanh thu thì mức tăng lợi nhuận của Thẻ 8x18 là cao nhất, kế đến là Ống 9x19 và cuối cùng là Ngói 22 do tỷ lệ SDĐP của Thẻ 8x18 chiếm trong 100 % doanh thu là cao nhất và thấp nhất là Ngói 22.
Tuy dựa vào tỷ lệ SDĐP để quyết định sản phẩm sản xuất nhưng để thận trọng hơn Nhà máy cần xem xét lại cơ cấu chi phí của các sản phẩm để biết sản phẩm nào mới thật sự mang lại lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.3.2 Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh vì có biết được cơ cấu chi phí của từng sản phẩm mới thấy được sự ảnh hưởng của từng sản phẩm đến lợi nhuận của Nhà máy. Ở đây cơ cấu chi phí mà chúng ta xem xét là tỷ trọng của CPBB và CPKB chiếm trong tổng chi phí kinh doanh, cụ thể là CPBB, CPKB của sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 và Ngói 22.
Bảng 3.19 Cơ cấu chi phí của 3 sản phẩm trong tổng chi phí
ĐVT: đồng
Chi phi
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng chi phí
593.336.781
100,0
121.908.548
100,0
72.080.752
100,0
CPKB
534.918.616
90,2
105.554.435
86,6
64.951.152
90,1
CPBB
58.418.164
9,8
16.354.113
13,4
7.129.600
9,9
Từ bảng 3.19 ta thấy, CPKB chiếm trong các sản phẩm là rất cao, cao nhất là sản phẩm Ống 9x19 chiếm 90,2%, kế đến là Ngói 22 chiếm 90,1% và cuối cùng là Thẻ 8x18 chiếm 86,6% trong tổng chi phí. CPKB chiếm tỷ trọng cao trong các sản phẩm là do các sản phẩm có cùng một nguồn nguyên liệu đầu vào và cũng do công nghệ sản xuất giản đơn nên CPBB chiếm tỷ trọng không cao lắm. Nhìn chung, sản phẩm có cơ cấu chi phí hợp lý là sản phẩm Thẻ 8x18 với CPBB chiếm 13,4 % cao nhất trong 3 sản phẩm, nên khi doanh thu tăng lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm còn lại, nhưng nếu dựa vào bảng 3.19 để kết luận cơ cấu chi phí của sản phẩm nào là hợp lý thì không chính xác vì :
Bảng 3.19 là tổng chi phí của tổng sản lượng tiêu thụ trong tháng, chi phí khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí, trong khi mỗi sản phẩm có mức tiêu thụ và doanh thu đạt được trong từng tháng là khác nhau nên tỷ lệ của các chỉ tiêu được tính trên doanh thu sẽ không giống nhau. Theo bảng 3.19 cơ cấu chi phí của sản phẩm Ống 9x19, Ngói 22 tương đối gần giống nhau, riêng đối với sản phẩm Thẻ 8x18 có cơ cấu chi phí khác hơn và phù hợp hơn so với hai sản phẩm kia. Với kết cấu chi phí của sản phẩm trong bảng 3.19 thì không thể làm cơ sở cho việc chọn sản phẩm mang lại lợi nhuận cao để mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Vì vậy cần phải dựa vào sự biến động doanh thu trong thực tế để xác định cơ cấu chi phí của từng sản phẩm chiếm trong 100 % doanh thu nhằm phân tích ảnh hưởng cơ cấu chi phí của từng sản phẩm đến lợi nhuận của Nhà máy. Để đưa ra quyết định ta có bảng phân tích sau :
Bảng 3.20 Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu chi phí đến lợi nhuận
ĐVT : đồng
Biến độngdoanh thu
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Tổng SDĐP
Lãi thuần
Tổng SDĐP
Lãi thuần
Tổng SDĐP
Lãi thuần
Cũ
Mới
Chênh lệch
Chênh lệchđơn vị
Cũ
Mới
Chênhlệch
Chênh lệchđơn vị
Cũ
Mới
Chênh lệch
Chênh lệchđơn vị
Tăng 10%
430.414
332.908
371.996
39.088
0,026
150.277
120.264
133.923
13.659
0,037
35.873
25.485
28.743
3.258
0,053
20%
469.501
332.908
411.083
78.175
0,052
163.235
120.264
147.581
27.317
0,073
39.131
25.485
32.001
6.516
0,106
Giảm 10%
352.238
332.908
293.820
(39.088)
(0,026)
122.959
120.264
106.605
(13.659)
(0,037)
29.355
25.485
22.225
(3.258)
(0,053)
20%
313.151
332.908
254.733
(78.175)
(0,052)
109.301
120.264
92.947
(27.317)
(0,073)
26.097
25.485
18.967
(6.516)
(0,106)
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy, khi doanh thu tăng hoặc giảm từ 10 % đến 20 % thì Ngói 22 có biến động lợi nhuận đơn vị cao nhất, nguyên nhân do Ngói 22 có CPBB chiếm tỷ lệ cao so với 2 sản phẩm còn lại nên khi doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hơn. Cả 2 sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 đều có biến động lợi nhuận đơn vị thấp hơn Ngói 22 nên khi doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng giảm ít hơn, lỗ sẽ không diễn ra nhanh chóng. Đây là một điểm thuận lợi của sản phẩm Ống 9x19,Thẻ 8x18 do cả 2 sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng trong 100 % doanh thu thấp so với Ngói 22. Tuy nhiên để chọn lựa giữa các sản phẩm để làm mục tiêu cho sự phát triển thì Nhà máy phải chọn sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tập trung phát triển sản phẩm ngày càng hoàn chỉnh, riêng sản phẩm Ngói 22 có cơ cấu chi phí phức tạp nên sẽ có nhiều biến động rủi ro hơn.
Đồng thời sản phẩm Ngói 22 thị trường tiêu thụ vẫn cần. Vì vậy mà trong từng giai đoạn khác nhau Nhà máy sẽ điều chỉnh sản lượng sản xuất cho phù hợp theo yêu cầu của thị trường nhưng tập trung sản xuất nhiều nhất vẫn là sản phẩm Ống 9x19 và Thẻ 8x18.
3.3.3 Đòn bẩy kinh doanh
Độ lớn ĐBKD =
SDĐP SDĐP
=
SDĐP – Định phí Lợi nhuận
Ở mức doanh thu đạt được của mỗi sản phẩm, ta có ĐBKD của các sản phẩm như sau
- Sản phẩm Ống 9x19:
- Sản phẩm Thẻ 8x18: =1,14
-Sản phẩm Ngói 22:
Theo lý thuyết, ta có thể tính được tốc độ tăng lợi nhuận, nếu biết tốc độ tăng doanh thu, ta có cách tính như sau:
Tốc độ tăng lợi nhuận = Tốc độ tăng doanh thu x ĐBKD
Để thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận và ĐBKD, chúng ta giả sử rằng trong thời gian tới Nhà máy tăng 20% doanh thu cho mỗi sản phẩm, ta có bảng tăng lợi nhuận như sau :
Bảng 3.21 Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 20%
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
ĐBKD
1,18
1,14
1,28
Doanh thu tăng
20%
20%
20%
Tốc độ tăng lợi nhuận
23,5%
22,7%
25,6%
Lợi nhuận tăng
78.265.214
27.323.653
6.522.884
Dựa vào kết quả trên, ta thấy độ lớn ĐBKD của 3 sản phẩm đều lớn hơn một và cao nhất là sản phẩm Ngói 22 với 1,28. Tốc độ tăng lợi nhuận cũng tăng tương ứng với độ lớn ĐBKD. Xét về tốc độ tăng thì Ngói 22 có tốc độ tăng lớn nhất vì nó có đòn bẩy kinh lớn nhất. Tuy nhiên do lợi nhuận thực hiện trong kỳ không cao nên làm lợi nhuận tăng lên xét về số tuyệt đối không lớn hơn 2 sản phẩm còn lại.
Dựa vào độ lớn ĐBKD cũng không cho một kết luận chính xác, làm cơ sở cho việc ra quyết định, dù sản phẩm Ngói 22 có độ lớn ĐBKD lớn, do đó dễ dàng thích ứng khi tăng sản lượng tiêu thụ nhưng hiện tại thị trường sản phẩm đang có xu hướng giảm, vì khách hàng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm khác thay thế. Trong khi đó trên thị trường nhu cầu trong xây dựng ngày càng tăng mà sản phẩm Ống, Thẻ rất cần thiết trong xây dựng. Vì vậy mà thị trường tiêu thụ hai sản phẩm này còn rất lớn, do đó Nhà máy nên tập trung sản xuất sản phẩm Ống 9x19 và Thẻ 8x18.
3.4 Phân tích điểm hòa vốn
3.4.1 Xác định điểm hòa vốn
3.4.1.1 Sản lượng hòa vốn Chi phí bất biến
Số dư đảm phí đơn vị
Sản lượng hòa vốn =
Ta có sản lượng hòa vốn của các sản phẩm sau :
- Sản phẩm Ống 9x19 : viên
- Sản phẩm Thẻ 8x18 : viên
- Sản phẩm Ngói 22 : viên
3.4.1.2 Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn =
Chi phí bất biến
= Sản lượng hòa vốn x Giá bán đơn vị
Tỷ lệ SDDP
- Sản phẩm Ống 9x19 = 226.427 x 610 = 138.120.470 đồng
- sản phẩm Thẻ 8x18 = 44.562 x 651 = 29.009.862 đồng
- Sản phẩm Ngói 22 = 13.427 x 1.588 = 21.322.076 đồng
Thời gian hòa vốn =
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu trong kỳ /360
3.4.1.3 Thời gian hòa vốn
- Sản phẩm Ống 9x19 = ngày
- Sản phẩm Thẻ 8x18 = ngày
- Sản phẩm Ngói 22 = ngày
3.4.1.4 Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn =
Sản lượng hòa vốn
x 100%
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
Sản phẩm Ống 9x19 =
Sản phẩm Thẻ 8x18 =
- Sản phẩm Ngói 22 =
Ta có :
Bảng 3.22 Các chỉ tiêu hòa vốn của 3 sản phẩm
Chỉ tiêu
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Sản lượng hòa vốn (viên)
226.427
44.562
13.427
Doanh thu hòa vốn (Đồng)
138.120.470
29.009.862
21.322.076
Thời gian hòa vốn (Ngày)
54
43
79
Tỷ lệ hòa vốn (%)
14,92
11,99
21,86
Qua bảng 3.22 thì sản phẩm có sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn thấp nhất là sản phẩm Ngói 22, do thị trường tiêu thụ Ngói 22 không ổn định so với 2 sản phẩm còn lại, đồng thời cũng do quy mô sản xuất của các sản phẩm khác nhau. Sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 có sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn cao, do đó muốn có lợi nhuận thì 2 sản phẩm này phải tiêu thụ cao hơn mức sản lượng hòa vốn.
Thời gian hòa vốn của sản phẩm Ngói 22 là dài nhất (79 ngày) điều đó nói lên rằng tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm hơn 2 sản phẩm còn lại, trong khi sản phẩm Ống 9x19 và sản phẩm Thẻ 8x18 tình hình tiêu thụ tốt hơn, vòng quay vốn hoạt động nhanh không xảy ra tình trạng thiếu vốn lưu động và sản phẩm có thời gian hòa vốn tốt hơn Ngói 22 là Thẻ 8x18 và Ống 9x19.
Cũng giống như sản lượng hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn (hay công suất hòa vốn) càng thấp càng an toàn. Ngói 22 có tỷ lệ hòa vốn cao 21,86 % cao nhất trong 3 sản phẩm, kết hợp với cơ cấu chi phí, sản lượng hoà vốn, thời gian hoà vốn cho thấy sản phẩm Ngói 22 hoạt động không hiệu quả, rủi ro nhiều hơn 2 sản phẩm còn lại. Đồng thời qua chỉ tiêu tỷ lệ hòa vốn thấy được sự hoạt động hiệu quả của sản phẩm Thẻ 8x18 với tỷ lệ hòa vốn thấp 11,99 % thấp nhất trong 3 sản phẩm.
3.4.1.5 Doanh thu an toàn
í Doanh thu an toàn được xác định theo công thức sau:
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
Ta có doanh thu an toàn của các sản phẩm sau :
Sản phẩm Ống 9x19 = 926.244.672 - 138.120.470 = 788.124.202 đồng
Sản phẩm Thẻ 8x18 = 242.172.667 - 29.009.862 = 213.162.805 đồng
Sản phẩm Ngói 22 = 97.565.622 - 21.322.076 = 76.243.546 đồng
í Tỷ lệ doanh thu an toàn
Ta có công thức:
Tỷ lệ doanh thu an toàn
Mức doanh thu an toàn
= x100%
Mức doanh thu thực hiện được
c công thiứức sauợc xác định thốn tốt nhất là Thẻ 8x18 và kế đến là Ống 9x19.ường
Sản phẩm Ống 9x19 =
Sản phẩm Thẻ 8x18 =
Sản phẩm Ngói 22 =
Bảng 3.23 Các chỉ tiêu doanh thu an toàn của 3 sản phẩm
Chỉ tiêu
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Doang thu an toàn (đồng)
788.124.202
213.162.805
76.243.546
Tỷ lệ DT an toàn (%)
85,08
88,02
78,15
Doanh thu an toàn nói lên mức độ an toàn của một sản phẩm, là một chỉ tiêu phản ánh doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức doanh thu hòa vốn. Nhưng nếu dựa vào doanh thu an toàn chúng ta không thể nhận ra sản phẩm nào đạt mức độ an toàn cao, vì vậy mà phải nhờ vào một chỉ tiêu khác, đó là chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn. Với kết quả trong bảng 3.23 ta thấy tỷ lệ doanh thu an toàn của sản phẩm Thẻ 8x18 là 88,02 % cao nhất trong 3 sản phẩm nên có tính an toàn trong hoạt động cao. Chứng tỏ sản phẩm Thẻ 8x18 hoạt động có hiệu quả và có thể nói đây là sản phẩm chủ lực của Nhà máy. Sản phẩm Ngói 22 có tỷ lệ doanh thu an toàn là 78,15 % thấp nhất trong 3 sản phẩm nên sẽ có rủi ro trong kinh doanh cao, do đó khi có sự biến động của thị trường làm doanh thu giảm thì lỗ sẽ diễn ra nhanh hơn các sản phẩm khác.
Thông qua tỷ lệ doanh thu của từng sản phẩm chiếm trong tổng doanh thu đạt được thì sản phẩm Ống 9x19 có tỷ lệ doanh thu cao với 32,1%, Thẻ 8x18 là 8,4 % và Ngói 22 là 3,4 %. Qua tỷ lệ doanh thu đạt được của từng sản phẩm cho thấy sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 có doanh thu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu nên đây là 2 sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất trong Nhà máy và là sản phẩm chủ lực của Nhà máy.
3.5 Đồ thị hòa vốn của Nhà máy
P Sản phẩm Ống 9x19
- Đồ thị hòa vốn
226.427
138.120.470
Ydt = 610 x
Ycp = 352 x + 58.418.164
Điểm hòa vốn
Sản lượng (viên)
Doanh thu (đồng)
P Sản phẩm Thẻ 8x18
44.562
29.009.862
Ydt = 651x
Ycp = 284 x + 16.354.113
Điểm hòa vốn
Sản lượng (viên)
Doanh thu (đồng)
Đồ thị hòa vốn
và rủi ro thấp là sản phẩm Thẻ 8x18, kế đến là Ống 9x19 và cuối cùng là Ngói 22 với mức rủi ro trong hoạt động chiếm rất cao.
P Sản phẩm Ngói 22
13.427
21.322.076
Ydt = 1.588x
Ycp = 1.057 x + 7.129.600
Điểm hòa vốn
Sản lượng (viên)
Doanh thu (đồng)
Đồ thị hòa vốn
.
3.6 Dự kiến sản lượng tiêu thụ
Từ mức lợi nhuận theo kế hoạch đặt ra Nhà máy có thể tìm được mức sản lượng và doanh thu cần thiết để đạt được mức lợi nhuận đó. Với nội dung phân tích này giúp rất nhiều cho các nhà quản trị nói chung và Nhà máy nói riêng trong việc định ra các chính sách bán hàng, lập kế hoạch sản lượng sản xuất và tiêu thụ…
Trong tình hình giá cả leo thang như hiện nay, các khoản mục CPNVL đều tăng giá, nhất là chi phí nhiên liệu và Nhà máy dự kiến chi phí nhiên liệu sẽ tăng trong khoảng từ 9.345 đ/lít lên đến 10.845 đ/lít, đồng thời tỷ lệ lạm phát trong nước là 14,1 % và chưa có dấu hiệu suy giảm bởi tỷ lệ lạm phát tháng 1/2008 đã tăng 2,4 % so với tháng 12/2007 26/02/2008. Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao nhất Đông Á. Diễn đàn doanh nghiệp. Đọc từ : http:// www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Hoinhap QT/Viet_Nam_co_ty_le_lam_phat_cao_nhat_Dong_A/ (đọc ngày 30/5/2008).
. Trước tình hình đó Nhà máy thấy là phải tăng giá bán sản phẩm vào tháng tới (tháng 1/2008) từ 4 % - 12 %, Nhà máy cũng dự kiến mức lợi nhuận đạt được của các sản phẩm vào tháng 1/2008 sẽ tăng 10 % so với lợi nhuận tháng 12/2007 theo bảng sau :
Bảng 3.24 Chỉ tiêu giá bán, lợi nhuận của 3 sản phẩm trong tháng 1/2008
ĐVT : đồng
Sản phẩm
Lợi nhuận
mong muốn
Giá hiện tại
Giá bán
( 4% - 12 %)
Ống 9x19
366.200.898
610
634 - 683
Thẻ 8x18
132.291.119
651
677 -729
Ngói 22
28.033.414
1.588
1.652 - 1.779
Sản lượng tiêu thụ để
đạt lợi nhuận mong muốn
Định phí + Lợi nhuận mong muốn
=
SDĐP đơn vị
Định phí + Lợi nhuận mong muốn
=
Giá bán – Biến phí đơn vị
Ta có công thức tính sản lượng tiêu thụ cần thiết như sau:
Để thấy được sản lượng và doanh thu cần thiết để đạt được lợi nhuận đã đặt ra sẽ thay đổi như thế nào ta xét các trường hợp sau :
Trương hợp 1: Biến phí NVL tăng 9 %, các biến phí khác và CPBB không đổi so với tháng 12/2007
Bảng 3.25 Tổng hợp chi phí tháng 1/2008
ĐVT : đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
BPNVL
206
122
249
Các biến phí khác
164
172
829
Biến phí đơn vị (đ/viên)
369
294
1.078
Chi phí bất biến
58.418.164
16.354.113
7.129.600
Bảng 3.26 Sản lượng và doanh thu của 3 sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn
ĐVT : đồng
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Giá bán
634
677
1.652
CPKB đơn vị
369
294
1.078
SDĐP đơn vị
265
383
574
Sản lượng
1.605.203
388.092
61.244
Doanh thu
1.017.698.528
262.738.297
101.175.698
Giá bán
659
703
1.715
CPKB đơn vị
369
294
1.078
SDĐP đơn vị
290
409
637
Sản lượng
1.466.597
363.422
55.189
Doanh thu
966.487.417
255.485.711
94.648.434
Giá bán
683
729
1.779
CPKB đơn vị
369
294
1.078
SDĐP đơn vị
314
435
701
Sản lượng
1.354.331
341.701
50.151
Doanh thu
925.008.212
249.100.070
89.218.632
Khi biến phí nguyên vật liệu tăng 9 % và các chi phí khác không thay đổi thì để đạt lợi nhuận mong muốn, các sản phẩm có sản lương tiêu thụ và doanh thu như sau :
Sản phẩm Ống 9x19 có mức giá từ 634 đồng đến 683 đồng thì sản lượng tiêu thụ và doanh thu giảm dần, cụ thể ở mức giá 683 đồng thì sản lượng tiêu thụ là 1.354.331 viên, doanh thu là 925.008.212 đồng còn ở mức giá 634 đồng thì phải tiêu thụ 1.605.203 viên và doanh thu là 1.017.698.528 đồng thì mới đạt lợi nhuận mong muốn.
Sản phẩm Thẻ 8x18, Ngói 22 để đạt lợi nhuận mong muốn thì sản lượng tiêu thụ và doanh thu cũng giảm dần khi mức giá càng tăng. Nhưng tốc độ giảm sản lượng, doanh thu của Ngói 22 nhanh hơn sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18, cụ thể ở mức giá từ 1.715 đồng đến 1.779 đồng của Ngói 22 thì sản lượng giảm 9,1 %, doanh thu giảm 5,7 %, còn Thẻ 8x18 ở mức giá từ 703 đồng đến 729 đồng thì sản lượng giảm 6 %, doanh thu giảm 2,5 %. Do sản phẩm Ngói 22 có giá bán cao nhất nên sản lượng tiêu thụ là thấp nhất với tốc độ giảm nhanh hơn 2 sản phẩm còn lại.
Trường hợp 2: Các biến phí đều tăng 9 % và CPBB không đổi so với tháng 12/2007
Bảng 3.27 Tổng hợp chi phí tháng 1/2008
ĐVT : đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
CPKB (đ/viên)
384
309
1.152
CPBB
58.418.164
16.354.113
7.129.600
Bảng 3.28 Sản lượng và doanh thu của 3 sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn
ĐVT : đồng
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Giá bán
634
677
1.652
CPKB đơn vị
384
309
1.152
SDĐP đơn vị
250
368
500
Sản lượng
1.699.820
404.436
70.393
Doanh thu
1.077.685.811
273.803.419
116.289.556
Giá bán
659
703
1.715
CPKB đơn vị
384
309
1.152
SDĐP đơn vị
275
394
563
Sản lượng
1.545.180
377.716
62.509
Doanh thu
1.018.273.412
265.534.527
107.203.753
Giá bán
683
729
1.779
CPKB đơn vị
384
309
1.152
SDĐP đơn vị
299
420
627
Sản lượng
1.421.070
354.308
56.124
Doanh thu
970.590.713
258.290.533
99.844.713
Ở trường hợp này khi tăng tất cả các biến phí lên 9 %, CPBB không thay đổi thì sản lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn tăng nhiều so với trường hợp 1. Đồng thời mức giá càng cao thì sản lượng tiêu thụ cũng càng thấp dần.
Trường hợp 3 : Chi phí khả biến tăng 9 % và CPBB tăng 10 %
Bảng 3.29 Tổng hợp chi phí tháng 1/2008
ĐVT : đồng
Chi phí
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
CPKB (đ/viên)
384
309
1.152
CPBB (đồng)
64.259.981
17.989.524
7.842.560
Bảng 3.30 Sản lượng và doanh thu của 3 sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn
ĐVT : đồng
Ống 9x19
Thẻ 8x18
Ngói 22
Giá bán
634
677
1.652
CPKB đơn vị
384
309
1.152
SDĐP đơn vị
250
368
500
Sản lượng
1.723.206
408.886
71.820
Doanh thu
1.092.512.377
276.815.834
118.647.425
Giá bán
659
703
1.715
CPKB đơn vị
384
309
1.152
SDĐP đơn vị
275
394
563
Sản lượng
1.566.438
381.872
63.777
Doanh thu
1.032.282.596
268.455.967
109.377.401
Giá bán
683
729
1.779
CPKB đơn vị
384
309
1.152
SDĐP đơn vị
299
420
627
Sản lượng
1.440.621
358.206
57.262
Doanh thu
983.943.888
261.132.274
101.869.150
Khi tất cả các chi phí đều tăng thì sản lượng, doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn tăng so với 2 trường hợp trên, đồng thời sản lượng cũng ngày càng giảm khi mức giá bán ngày càng tăng. Cụ thể ở mức giá 634 đồng của Ống 9x19 thì sản lượng tiêu thụ là 1.723.206 viên còn ở mức giá 683 đồng thì chỉ cần tiêu thụ 1.440.621 viên là đã đạt lợi nhuận mong muốn và tương tự cho sản phẩm Thẻ 8x18, Ngói 22.
Tóm lại : Để đạt cùng một mức lợi nhuận mong muốn, ta thấy cả 3 trường hợp đều có sản lượng, doanh thu khác nhau nên trường hợp nào có sản lượng tiêu thụ thấp nhất thì sẽ đạt hiệu quả cao và trong 3 mức giá thì mức giá nào cao nhất thì sẽ có sản lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn thấp nhất. Cả 3 trường hợp đều có mức sản lượng giảm dần khi mức giá bán càng tăng tương ứng với từng trường hợp khi chi phí thay đổi. Sự khác nhau giữa 3 trường hợp là do chúng ta thay đổi giữa các yếu tố với nhau, vì vậy việc lựa chọn trường hợp nào là do điều kiện của từng giai đoạn mà lựa chọn cho phù hợp với tình hình thị trường và điều kiện hiện tại của Nhà máy.
Sản lượng tiêu thụ là một chỉ tiêu giúp Nhà máy có được lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều muốn có được lợi nhuận, lợi nhuận là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đều xem xét tình hình kinh doanh qua từng tháng, từng quý hay từng năm mà đặt ra một mức lợi nhuận muốn đạt được. Từ đó, doanh nghiệp có thể dự đoán được sản lượng tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận đó, đồng thời để đạt được lợi nhuận đặt ra phải tiêu thụ một lượng sản phẩm tương ứng. Đây là điều kiện giúp doanh nghiệp dự đoán được sản lượng, doanh thu hòa vốn, giúp doanh nghiệp lập ra kế hoạch tiêu thụ trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn, đưa ra chiến lược giá hay xây dựng kế hoạch khuyến mãi phù hợp với từng giai đoạn khác nhau. Do vậy dự kiến lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, có thể dự trù trước mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
4.1 Nhận xét chung và giải pháp hoạt động
Trong năm 2007 là một năm đầy khó khăn đối với Nhà máy, giá cả các nguyên vật liệu đều tăng, trong đó chi phí các loại nhiên liệu đều tăng cao so với chi phí vật tư. Trong khi sản phẩm trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên Nhà máy không thể tăng giá bán lên quá cao nhưng giá thành của sản phẩm thì ngày càng tăng. Trong tình hình đó để duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được kế hoạch đề ra, Nhà máy cần chú ý đến việc tiết kiệm các loại chi phí trong từng khâu sản xuất, từng bộ phận nhằm mục đích hạ giá thành sản xuất lấy sự hiệu quả trong quản lý và kiểm soát chi phí bù đắp cho giá cả nguyên vật liệu đang tăng cao.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu: hiện tại, giá cả các loại nguyên vật liệu đều tăng cao. Trong đó chi phí đất là nguyên vật liệu chính để tạo ra sản phẩm, giá đất được thu mua từ các tỉnh tương đối ổn định nên chi phí đất tăng chủ yếu là do chi phí vận chuyển cao. Vì vậy Nhà máy nên dự trù khâu dự trữ đất, chủ động liên hệ với các chủ đất quanh vùng nên khi cần thiết Nhà máy chỉ nhập một lần, giảm đi chi phí vận chuyển. Chi phí nhiên liệu thì phụ thuộc vào sự biến động giá cả trên thị trường là yếu tố khách quan không nằm trong sự kiểm soát của Nhà máy, nhưng để quản lý tốt loại chi phí này Nhà máy cần phải dự đoán được giá cả trong thời gian sắp tới có sự biến động tăng, giảm như thế nào. Nếu Nhà máy dự đoán được chi phí nhiên liệu sẽ tăng tiếp tục trong thời gian sắp tới thì nên nhập với số lượng nhiều để tránh mức giá tăng quá cao còn nếu không dự đoán được thì chỉ nhập đủ cho sản xuất và mức tồn kho cần thiết để làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
- Đối với chi phí sản xuất chung: là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh là một phần chi phí chiếm trong cơ cấu các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm nhưng nếu Nhà máy không chú ý đến và quản lý tốt thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Nhà máy và trực tiếp hơn là giá thành sản phẩm. Vì vậy bộ phận kế toán nên kiểm soát các khoản thu chi tiền mặt phải có chứng từ rõ ràng mới phê duyệt, kiểm soát số lượng xuất dùng công cụ dụng cụ chỉ xuất dùng đúng định mức đặt ra không xuất dư làm thất thoát lãng phí. Ngoài ra, vì một lý do nào đó buộc phải xuất nhiều hơn định mức qui định thì phải có sự chỉ thị trực tiếp từ ban Giám Đốc.
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: hiện tại các khoản chi phí phát sinh tại Nhà máy đều được thực hiện công khai đây là một ưu điểm của Nhà máy nhưng đối với các chi phí phát sinh thường biến động thì Nhà máy nên nghiên cứu mức phát sinh hàng tháng và đưa ra mức khoán chi phí cho phù hợp với từng khoản mục chi phí để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động.
- Đối với chi phí bán hàng: để củng cố và nâng cao tính chủ động trong việc nắm bắt tình hình thị truờng Nhà máy phải xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác cho phòng kinh doanh cũng như ban Giám đốc để có kế hoạch linh hoạt ứng phó phù hợp, thích ứng với tình hình cụ thể thay đổi của thị trường trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và làm cơ sở đề ra các quyết định quan trọng giúp ban Giám đốc, phòng kinh doanh trong việc thương lượng giá cả với khách hàng. Đặc biệt là bộ phận bán hàng phải chủ động thương lượng đưa ra những chiến lược chiêu thị phù hợp trong từng tình huống không để khách hàng có sự so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Trong năm 2007, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh có xu hướng khởi sắc và dần dần trở thành nguồn vốn chủ động trong sự quản lý của Nhà máy mà không phải vay từ ngân hàng. Đây là một tính hiệu tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng để duy trì và thu hồi vốn nhanh không để khách hàng chiếm dụng vốn. Nhà máy nên áp dụng chính sách tín dụng trong khâu thu hồi nợ, nếu khách hàng mua hàng trả tiền trong khoản thời gian quy định mà Nhà máy đưa ra thì sẽ có mức giảm giá tương ứng với mức thời gian quy định đó, như vậy sẽ hạn chế được nợ quá hạn.
Trong năm 2007, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đạt kết quả tương đối tốt các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều cho kết quả cao hơn so với năm 2006 để đạt được kết quả này là do ban lãnh đạo Nhà máy có những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý chi phí như thường xuyên kiểm tra hàng hóa nhập kho và xuất kho nhằm giảm thất thoát lãng phí, đồng thời Nhà máy đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng thành công 2 đề tài “làm gầy nguyên vật liệu và sản xuất gạch chịu lửa” và thay đổi quy trình sản xuất ngói âm… nên đã phần nào làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tuy trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhà máy đã nghiên cứu áp dụng thành công nhiều công trình nghiên cứu phục vụ cho sản xuất theo hướng tự động nhưng chưa thật sự đổi mới toàn diện, ở một số khâu năng suất lao động còn thấp nhất là khâu tạo hình ở tổ chế biến, tổ ngói công việc còn nặng nhọc dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Vì vậy Nhà máy cần nghiên cứu phát triển tiếp các khâu chưa đạt yêu cầu để giảm bớt chi phí.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh Ban lãnh đạo Nhà máy cùng toàn thể cán bộ công nhân viên luôn quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, bộ phận nghiệp vụ, quản lý luôn có tinh thần trách nhiệm cao làm tốt công việc chuyên môn của từng bộ phấn. Luôn quyết tâm sản xuất và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng với phương châm: chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam, giá cả hợp lý, phương thức thanh toán nhanh gọn và bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ về kiến trúc, chất lượng ổn định làm thỏa mãn yêu cầu khách hàng. Vì vậy sản phẩm của Nhà máy đã tạo được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, nên trong nhiều năm qua Nhà máy luôn giữ vững được thị trường tiêu thụ và nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của Nhà máy từ các tỉnh khác nhau. Cho nên nhà máy đã đạt được những thành công nhất định được thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu, lợi nhuận đều tăng dần qua các năm.
Điều quan trọng là hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước góp phần vào sự phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên và đời sống của người dân quanh vùng.
Về phương pháp tính lương cho người lao động theo hình thức sản phẩm đã đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, làm theo năng lực hưởng theo lao động thể hiện tính khoa học trong việc tính lương, vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm được thời gian, bên cạnh đó việc trả lương theo hình thức sản phẩm tạo được tính cạnh tranh trong công việc. Mọi người cố gắng làm việc mang lại lợi nhuận cho Nhà máy cũng chính là mang lại thu nhập cho chính họ. Để tạo hiệu quả cao hơn Nhà máy không chỉ dựa vào sự cố gắng của công nhân mà còn áp dụng thêm một số chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích người lao động như thưởng thêm vào lương khi sản phẩm hoàn thành vượt kế hoạch, tạo hình mẫu gạch mới được khách hàng ưa chuộng, quyết định này đã tạo tinh thần hăng hái làm việc cho người lao động.
Phương pháp phân tích mối quan hệ CVP giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về chi phí của từng sản phẩm, kiểm soát được từng khoản mục chi phí điều chỉnh sự tăng, giảm các chi phí theo sự biến động thị trường. Từ đó có thể cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết để đạt lợi nhuận cao nhất, đồng thời từ sự phân tích này có thể đưa ra dự kiến về sản lượng, doanh thu theo yêu cầu lợi nhuận đặt ra của mỗi doanh nghiệp và đặc biệt là lựa chọn được những sản phẩm có cơ cấu chi phí phù hợp cho việc tập trung phát triển, mở rộng thị trường sản phẩm.
PHẦN KẾT LUẬN
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long xuyên là một Nhà máy trực thuộc Công Ty sản Xuất và Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Xây Lắp An Giang (thuộc doanh nghiệp Nhà nước). Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, sản phẩm của Nhà máy luôn có sức cạnh tranh trên thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng. Vì vậy thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng sang các tỉnh lân cận, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Việc phân tích mối quan hệ CVP là một công cụ giúp các nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố giá bán, sản lượng, định phí, biến phí và kết cấu hàng bán để tìm ra một sản phẩm có kết cấu chi phí hợp lý và SDĐP chính là tâm điểm cho việc ra quyết định kết cấu chi phí hợp lý. Sự kết hợp các yếu tố này giúp các nhà quản trị thấy được sự thay đổi định phí, biến phí, giá bán, sản lượng có tác động như thế nào đến doanh thu, lợi nhuận đồng thời xác định được sản lượng, doanh thu hòa vốn tương ứng với từng khoản chi phí khác nhau, đồng thời cũng có thể dự kiến được giá bán, lợi nhuận mong muốn đạt được của Nhà máy. Từ đây các nhà quản trị biết cách thay đổi các yếu tố này như thế nào để mang lại lợi nhuận cao nhất và lợi nhuận chỉ đạt cao nhất khi những người quản lý có thể kiểm soát được chi phí. Tuy nhiên mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận lại có điểm hạn chế nhất định nên khi phân tích mối quan hệ CVP chỉ có thể dựa vào tình hình thực tế, điều kiện hiện tại của doanh nghiệp mà áp dụng phân tích.
Qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thông qua 3 sản phẩm của Nhà máy ta thấy, sản lượng tiêu thụ nhiều nhất hiện nay là sản phẩm Ống 9x19 với một kết cấu chi phí tương đối hợp lý nhưng sản phẩm có kết cấu chi phí tốt nhất là sản phẩm Thẻ 8x18 với sản lượng tiêu thụ không kém gì so với sản phẩm Ống 9x19 nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn các sản phẩm khác, nhất là khi thị trường có sự biến động làm doanh thu thay đổi thì sản phẩm Thẻ 8x18 sẽ ít nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường và lỗ sẽ diễn ra chậm hơn các sản phẩm khác. Đối với Ngói 22 có mức tiêu thụ thấp hơn 2 sản phẩm trên nhưng bù lại giá bán rất cao, nhưng với kết cấu chi phí của sản phẩm như hiện nay thì kém hiệu quả so với các sản phẩm khác, do CPBB, CPKB đều chiếm tỷ trọng cao nên sẽ có kết quả không tốt nếu thị trường biến động làm giảm doanh thu. Vì vậy Nhà máy nên có biện pháp điều chỉnh kết cấu chi phí cho phù hợp với từng giai đoạn hoạt động.
Đồng thời trong các khâu sản xuất nhà máy luôn tăng cường kiểm tra, giám sát các sản phẩm đầu ra, nên đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, vì vậy mà sản phẩm của Nhà máy trong nhiều năm qua đều được người tiêu dùng tin tưởng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, do đó sản lượng tiêu thụ ngày càng nhiều làm cho doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng cao.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên.doc