Tài liệu do nhóm sinh viên Kinh tế-Luật biên soạn gồm 40 trang như sau:
LỜI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG:
1. Mục tiêu:
2. Ý nghĩa:
II. PHÂN TÍCH LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG:
1. Định nghĩa về lực lượng bán hàng:
2. Sơ đồ tổ chức lực lượng bán hàng:
3. Nhiệm vụ trong lực lượng bán hàng:
4. Phân tích lực lượng bán hàng của tổ chức:
5. Phân tích lực lượng hỗ trợ:
III. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG:
1. Tuyển dụng lực lượng bán hàng:
2. Tuyển chọn lực lượng bán hàng:
3. Hòa nhập lực lượng bán hàng mới vào tổ chức:
4. Huấn luyện lượng bán hàng:
IV. ĐÁNH GIÁ LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG TẠI VIỆT NAM:
TỔNG KẾT
45 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích lực lượng bán hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức tham gia vào hoạt động kinh doanh từ 2006, với vị trí
ban đầu là Sales Trainer tại công ty TNHH nước giải khát Coca Cola
Việt Nam. Trải qua quá trình phấn đấu, ông được bổ nhiệm lên các
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 18
chức cao hơn, và cuối cùng, ông ngừng làm việc với công ty để chuyển sang làm giám
đốc kinh doanh toàn quốc của công ty L’OREAL Vietnam.
3.2. Giám đốc kinh doanh khu vực:
Giám đốc kinh doanh khu vực (giám đốc bán hàng khu vực) là cấp chỉ huy đại
diện của công ty tại địa bàn, khu vực được phân công, nhằm thực hiện việc xây dựng hệ
thống, tìm kiếm, khai thác các cơ hội kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao lợi thế
cạnh tranh của công ty tại khu vực và đảm bảo các hoạt động của đội ngũ Trưởng kinh
doanh khu vực, nhân viên hỗ trợ nhà phân phối, nhà phân phối... đúng chủ trương, định
hướng của công ty.
Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy được, người giám đốc bán hàng khu vực đóng
một vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng. Trách nhiệm trọng yếu của họ là
quản lý đội ngũ bán hàng. Ngoài ra, họ còn là đại diện của công ty đối với khách hàng và
thị trường, cũng như là nguồn quan trọng về tài năng lãnh đạo.
Trong kênh thông tin liên lạc giữa thị trường và ban quản lý cấp cao, những giám
đốc bán hàng khu vực là người đại diện đầu tiên và gần nhất của ban quản trị. Trong khả
năng đó, họ phát hiện và đánh giá thông tin rồi báo cho ban quản trị cấp cao hơn những gì
mà họ cho là quan trọng hữu ích. Sau đó, họ truyền đạt và thi hành chính sách và thủ tục
của công ty xuống đội ngũ bán hàng phía dưới. Người ta mong đợi những giám đốc bán
hàng khu vực đưa ra một số quyết định và giải quyết các vấn đề tại chỗ, do vậy giảm nhẹ
cho ban quản lý cấp cao khỏi phải giải quyết những vấn để ở mức độ chiến thuật.
Với những nơi được xem như những trung tâm tạo ra lợi nhuận, các giám đốc bán
hàng trở nên có quan hệ trực tiếp với việc tạo doanh số và lợi nhuận của công ty. Sự
thành công hay thất bại của họ ảnh hưởng trực tiếp trong việc tạo doanh số và lợi nhuận
này. Họ là những “điểm chọn của lưỡi gươm” thực hiện các chính sách và chiến thuật của
công ty trong quan hệ hàng ngày với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, cách họ
quản lý các nhân viên trong khi thực hiện chính sách và chiến lược không những sẽ ảnh
hưởng sâu sắc đến sự thành công của công ty trong hiện tại mà cả tương lai trên thị
trường.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 19
Vị trí của giám đốc bán hàng trong một công ty đòi hỏi sự tập trung vào những
trách nhiệm liên quan tới những công việc khác hơn là nững công việc với cùng chức
danh tại một công ty khác, ngay cả là công ty cùng ngành. Trách nhiệm phổ biến của các
giám đốc bán hàng khu vực được liệt kê trong bảng sau:
Quản trị đội ngũ bán hàng • Huấn luyện nhân viên chào hàng.
• Thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả hoạt
động.
• Phát triển các nhân viên chào hàng.
• Khuyến khích cá nhân viên chào hàng.
• Đánh giá các nhân viên chào hàng.
Quản trị hành chính • Quản trị hành chính văn phòng bán hàng.
• Tăng cường thực hiện chính sách của công
ty và giao thiệp tại khu vực hoạt động.
• Phối hợp các hoạt động khác của công ty.
• Viết báo cáo.
• Tổ chức các cuộc họp.
Tiếp thị • Phát triển việc kinh doanh mới.
• Thu thập và đánh giá thông tin về cạnh
tranh, về khách hàng và về thị trường.
Bán hàng bằng cách tiếp xúc trực
tiếp
• Tự mình bán hàng cho khách hàng.
• Gọi điện thoại để bán hàng cùng với các
nhân viên giao hàng.
Tài chính • Chuẩn bị ngân quỹ.
• Kiểm soát chi phí.
• Phân tích chi phí.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 20
Cho dù những trách nhiệm trên được liệt kê theo thứ tự quan trọng, nhưng phần
lớn thời gian, người giám đốc bán hàng nên dành cho việc tiếp xúc cá nhân với đội ngũ
bán hàng. Một chuyên viên đề nghị 80% thời gian của một giám đốc bán hàng khu vực
nên được sử dụng với 1/3 đội ngũ nhân viên chào hàng cấp cao.
3.3. Thư kí và trợ lý kinh doanh:
Thư ký, cũng như trợ lý kinh doanh có
nhiều nhiệm vụ hành chính. Theo truyền thống,
những nhiệm vụ này chủ yếu liên quan đến thư từ,
chẳng hạn như đánh văn bản, duy trì các tập tài
liệu… ngoài ra còn trực điện thoại, hay các các
công việc liên quan tới chức năng văn phòng khác.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thời
đại, sự cải tiến các công cụ hỗ trợ văn phòng, nhiệm vụ của người thư ký vì thế cũng tăng
lên, chẳng hạn như quản lý ngân sách, làm sổ sách kế toán, duy trì websites công ty, xếp
lịch công tác cho giám đốc… Thư ký có thể quản lý tất cả các chi tiết chính của việc điều
hành một hội nghị cấp cao hoặc bố trí phục vụ cho một bữa ăn trưa giữa cuộc họp. Cũng
có trường hợp, thư ký đóng vai trò đại diện của xã hội hoặc của tổ chức với những giao
dịch bằng thư từ, chấp nhận nhân viên mới.
3.4. Giám sát kinh doanh:
Kỹ năng nghiệp vụ của giám sát kinh doanh (giám sát bán hàng) là một trong
những kỹ năng khó học hỏi và nhiều áp lực. Một giám sát kinh doanh giỏi phải vừa thể
hiện khả năng quản lý điều hành giỏi vừa phải là một nhân viên bán hàng xuất sắc. Đồng
thời duy trì hoạt động của kênh phân phối, khách hàng. Kiểm soát, thúc đẩy, đào tạo và
cả tuyển dụng đội ngũ bán hàng.. áp lực doanh số đè nặng theo chu kỳ tháng.
Thách thức với giám sát không phải là biết cách "chinh phục trái tim nhà phân
phối", mà là nâng cao hiểu biết thị trường và kỹ năng lãnh đạo đội ngũ. Hiểu theo cách
khác, giám sát không phải là cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, mà phải là một
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 21
nhà kinh doanh tài ba, biết cách biến ước mơ của nhà sản xuất thành mục tiêu chung của
nhà phân phối và đội ngũ bán hàng.
Giám sát phải tinh tường và nhạy bén với từng cơ hội, phải huy động được mọi
nguồn lực để biến các cơ hội này thành doanh số và ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Nếu
ví giám sát bán hàng là tướng ngoài biên ải, thì vị tướng này phải có đủ dũng khí và đảm
lược để suy nghĩ và hành động độc lập, để đưa ra những quyết định phù hợp với tình
hình.
Nhiệm vụ chính của một giám sát kinh doanh bao gồm:
Quản lý, giám sát, thực hiện hoạt động bán hàng tại khu vực được giao.
Báo cáo trực tiếp cho cấp trên.
Quản lý hoạt động bán hàng của nhà Phân phối tại khu vực được giao.
Quản lý và giám sát đội ngũ bán hàng.
Quản lý, triển khai, tổng kết các chương trình hỗ trợ bán hàng.
Hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn nhân viên bán hàng nhằm đạt được các chỉ tiêu bán
hàng do công ty đề ra.
Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh. Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.
Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ cấp trên.
3.5. Nhân viên kinh doanh:
Nhiệm vụ cơ bản của một nhân viên kinh doanh bao gồm những việc sau:
3.5.1. Thu thập, phân tích thông tin về thị trường:
Thu thập và tổng hợp thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm theo
phân đoạn thị trường, nhóm khách hàng, khu vực được giao.
Đề xuất các sản phẩm mới phù hợp với khu vực và địa bàn được phân công phụ
trách.
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quảng bá, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ và
thương hiệu công ty thuộc phạm vi phụ trách.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 22
3.5.2. Triển khai kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và xúc tiến
ký kết hợp đồng:
Lập kế hoạch phát triển khách hàng, thị trường, doanh thu theo tháng/quý.
Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng. Liên hệ, giải đáp, tư vấn về chất
lượng, giá cả sản phẩm…cho khách hàng.
Lập danh sách các khách hàng tiềm năng, đề xuất các kế hoạch/phương án tiếp
cận, gặp gỡ, chăm sóc khách hàng nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
Phối hợp với các đơn vị/cá nhân liên quan chào hàng và tham gia đàm phán, xúc
tiến ký kết hợp đồng.
3.5.3. Theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng, hỗ trợ giao hàng
và hỗ trợ thu hồi công nợ:
Kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng yêu cầu, thời hạn.
Làm đầu mối tiếp nhận thông tin và phối hợp với các bên giao hàng và giải quyết
các vấn đề phát sinh, vướng mắc liên quan đến nội dung hợp đồng.
Hỗ trợ nhân viên kế toán chi nhánh/cửa hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ thanh
toán và đôn đốc thu hồi công nợ đến hạn, quá hạn.
3.5.4. Quản lý hồ sơ khách hàng và thực hiện kế hoạch chăm sóc khách
hàng:
Lập hồ sơ quản lý khách hàng.
Lên lịch và thực hiện chăm sóc khách hàng theo định kỳ tháng/quý/năm.
Nắm bắt hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng do mình quản lý.
3.5.5. Thực hiện chế độ báo cáo và thực hiện các công việc khác theo
yêu cầu của giám đốc chi nhánh/quản lý trực tiếp:
Định kỳ báo cáo người quản lý trực tiếp và lãnh đạo về kết quả hoạt động kinh
doanh khu vực, khách hàng quản lý.
Thực hiện chế độ lập kế hoạch và báo cáo công việc định kỳ với quản lý trực tiếp.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, yêu cầu của quản lý trực tiếp.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 23
4. Phân tích lực lượng bán hàng của tổ chức:
4.1 Lực lượng bán hàng trong tổ chức:
a) Lực lượng bán hàng tại chỗ (trong doanh nghiệp):
Đặc điểm:
- Hầu hết, lực lượng bán hàng bên trong thường tập trung ở một cơ quan, ở văn
phòng và liên hệ với khách hàng chủ yếu thông qua điện thoại. Từng cá nhân nhân viên
bán hàng hiếm khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
- Loại lực lượng bán hàng này có thể được dùng như lực lượng chính yếu của công
ty hoặc là lực lượng hỗ trợ cho lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài cty.
Những tố chất cần thiết của một nhân viên bán hàng tại chỗ:
- Đây là những người liên hệ với khách hàng thông qua điện thoại nên các nhân
viên bán hàng tại chỗ cần có một chất giọng tốt và khả năng phân tích tình hình, phán
đoán và thuyết phục khách hàng thông qua lời nói thật tốt.
- Một yếu tố không thể thiếu của một nhân viên bán hàng là phải hết sức tận tâm và
có chí phấn đấu cao.
- Là người hiểu được tâm lý và biết lắng nghe, chia sẽ cùng dù không gặp mặt trực
tiếp.
- Vì hầu hết những nhân viên bán hàng tạo chỗ thường làm việc trong văn phòng
nên đòi hỏi ở họ một sự cần mẫn và sự cố gắng cao bởi môi trường hạn hẹp cùng những
công việc lặp đi lặp lại như nghe điện thoại khách hàng, giải quyết những thắc mắc hay
cung cấp, thu thập thông tin… sẽ dễ làm nhân viên chán nản hoặc không có tâm trạng
làm việc thật tốt.
- Bên cạnh đó những nhân viên này phải có những kỹ năng cần thiết về vi tính văn
phòng đễ tiện cho việc tra cứu, xử lý thông tin giúp khách hàng hoặc lực lượng bán hàng
bên ngoài.
Chính sách:
Lực lượng bán hàng tại chỗ trước đây thường chỉ có vai trò lớn trong việc thu
thập, xử lý thông tin trợ giúp khách hàng và bổ trợ cho hoạt động bán hàng của các nhân
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 24
viên bán hàng ngoài công ty. Tuy nhiên với điều kiện nền kinh tế phát triển, internet dần
đi sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại điện tử trở thành một công cụ bán
hàng có nhiều lợi thế cùng những sự phát triển bổ trợ của các phương thức thanh toán
tiên tiến khác, vai trò của lực lượng bán hàng tại chỗ trở nên rất quan trọng, vì thế cần
quan tâm nhiều đến lực lượng này để tăng hiệu quả làm việc ( bán được nhiều hàng hơn)
và gia tăng sự cố gắng, góp sức tận lực của nhân viên cho công ty.
- Nhà quản lý phải xây dựng được một tinh thần làm việc, phấn đấu vì tập thể trong
các nhân viên, tạo nên văn hóa trong tổ chức giúp cho sự gắn kết giữa các thành viên và
với công ty. Khi đó nhân viên sẽ xả thân vì mục tiêu chung của cả công ty.
- Có chính sách khen thưởng hợp lý nhằm thúc đẩy lòng cố gắng nhiệt huyết của
nhân viên.
- Nhân viên phải được chủ động trong công việc và có quyền lợi trong việc đóng
góp ý kiến hay bảo vệ quyết định riêng của mình và tất nhiên phải chịu trách nhiệm với
quyết định đó
b) Lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài:
Đặc điểm:
- Lực lượng bán hàng bên ngoài công ty thông thường được trải ra theo vùng địa lý.
Để lực lượng bán hàng bên ngoài công ty này hoạt động được hiệu quả, điều kiện cần có
là trong vùng lãnh thổ ấy phải có một số lượng khách hàng đủ lớn.
- Người đại diện bán hàng này sẽ có trách nhiệm bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ
thông qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, thông thường tại địa bàn kinh doanh của
khách hàng.
- Ngoại trừ hoạt động bán lẻ, đa số lực lượng bán hàng hoạt động ở bên ngoài.
Những tố chất cần thiết của một nhân viên bán hàng bên ngoài:
- Một nhân viên bán hàng giỏi phải là một người yêu nghề, quyết tâm đi đúng con
đường mình đã chọn bởi vì bán hàng là một nghề rất gian nan và có thể làm chán nản một
người dù họ có là người cứng cỏi đến mấy.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 25
- Nhân viên bán hàng còn phải thật trung thực, bán hàng nếu không trung thực thì sẽ
không thể lâu dài được. Nếu nhân viên chỉ để ý đến cái lợi trước mắt mà giới thiệu, lừa
dối khách hàng thì không những mất đi khách hàng đó mà còn làm xấu đi hình ảnh của
công ty.
- Kỹ năng giao tiếp là nhân tố quan trọng, cần thiết vì giao tiếp tốt sẽ tạo cho bạn có
mối quan hệ tốt với khách hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với khách
hàng sẽ giúp bạn có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
- Kỹ năng nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thành phần quan trọng tạo
nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng. Bởi vì để biết được mong muốn
của khách hàng để chỉ tập trung vào những nhu cầu đó thì bạn phải là người “lắng nghe”
giỏi và nhận biết nhanh. Từ đó bạn mới có thể nhận được sự quan tâm từ phía khách
hàng.
- Đoán biết được tâm lý và nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn có thể giới thiệu ra
những sản phẩm làm vừa lòng họ. Ngược lại, công việc của bạn sẽ không đạt kết quả gì
nếu bạn không “đánh trúng” vào tâm lý của khách hàng. Ngoài khả năng nghe những yêu
cầu của khách bạn cần phân tích những thông tin của khách hàng và phán đoán theo
nhiều chiều hướng để hiểu được tâm lý của họ. Có triển vọng trong nghề này hay không
thì còn phụ thuộc rất nhiều vào óc phán đoán của bạn.
- Một phong cách tự tin trong giao tiếp sẽ quyết định bạn thành công hay không. Ví
dụ, nếu khách hàng có những câu hỏi như “Sản phẩm hãng bạn đang bán có gì vượt trội
hơn so với sản phẩm của các hãng khác?”. Một câu trả lời hoàn hảo là cách nói tự tin và
rõ ràng, sau đó đưa ra những tính năng của sản phẩm hướng vào nhu cầu của khách khi
mua loại sản phẩm đó.
Chính sách:
Cũng như lực lượng bán hàng tại chỗ. Nhưng có thêm vào: mức lương cao hơn
nhiều, tạo cơ hội thăng tiến và cho quyền đc thiết lập đội ngũ bán hàng của riêng họ…
4.2 Mục tiêu của lực lượng bán hàng:
Thăm dò: các đại diện bán hàng tìm kiếm và gây dựng những khách hàng mới.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 26
Xác định mục tiêu : quyết định phân bổ thời gian eo hẹp cho các khách hàng triển
vọng và khách hàng hiện có.
Cung cấp thông tin: các đại diện bán hàng khôn khéo cung cấp các thông tin về
các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
Bán hàng: tiếp cận, giới thiệu, giải đáp thắc mắc và hoàn tất thương vụ.
Làm dịch vụ: cung cấp những dịch vụ khác nhau cho khách hàng như tư vấn để
giải quyết những vấn đề của họ, hỗ trợ kĩ thuật, thỏa thuận về việc tài trợ, xúc tiến
nhanh việc giao hàng.
Thu thập thông tin: các đại diện bán hàng tiến hành nghiên cứu và thu thập thông
tin tình báo và làm báo cáo viếng thăm chào hàng.
Phân bổ hàng: phân bổ hàng hóa cho khách hàng vào những lúc khan hàng.
4.3 Cơ cấu của lực lượng bán hàng:
a) Cơ cấu bán hàng phân theo lãnh thổ:
Trong một tổ chức bán hàng đơn giản thì mỗi đại diện bán hàng được phụ trách
một địa bàn riêng và tại đó họ được quyền giới thiệu toàn bộ chủng loại hàng hóa của
công ty. Khi công ty có cơ cấu bán hàng theo lãnh thổ thì sẽ xác định được rõ trách
nhiệm của nhân viên và trách nhiệm sẽ thúc đẩy nhân viên nhiều hơn và một điều nữa là
sẽ làm tiết kiệm rất nhiều các khoản chi phí đi lại của những đại diện bán hàng giữa các
địa bàn khác nhau.
b) Cơ cấu lực lượng bán hàng theo sản phẩm:
Việc phân lực lượng bán hàng theo chủng loại sẽ có được khi đại diện đó hiểu rõ
về chủng loại sản phẩm và tạo ra được tính chuyên môn hóa theo chủng loại. Việc phân
loại lực lượng theo chủng loại cũng tùy và chủng loại hàng hóa mà công ty đang kinh
doanh, như những sản phẩm có độ phức tạp về kĩ thuật, ít có quan hệ giữa những dòng
sản phẩm.
Việc phân loại như thế này có lợi cho những sản phẩm chuyên biệt nhưng nhìn
chung thì những sản phẩm kinh doanh theo hướng này ít tận dụng được triệt để nguồn lực
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 27
bán hàng của mình. Khi một đại diện chuyên một sản phẩm thì khó cho nhà sản xuất khi
muốn phân phối nhiều sản phẩm tại khu vực đó.
c) Lực lượng bán hàng theo cơ cấu thị trường:
Công ty thường chuyên môn hóa lực lượng bán hàng của mình theo ngành hay loại
khách hàng. Có thể lập lực lượng khách hàng chuyên biệt cho những ngành khác nhau và
thậm chí cho các khách hàng khác nhau.
Cách phân loại này có ưu điểm lớn là mỗi lực lượng chuyên biệt một thị trường
nên có thể am hiểu tường tận khách hàng. Đôi khi cách phân loại như thế này sẽ làm
giảm được tổng chi phí của lực lượng bán hàng.
Tuy nhiên có một nhược điểm lớn là khi khách hàng trong một thị trường nằm rải
rác thì khó cho những đại diện bán hàng vì phải đi lại rất nhiều.
d) Lực lượng bán hàng có cơ cấu hỗn hợp:
Trường hợp này cho những công ty kinh doanh đa ngành đa nghề, các tập đoàn
kinh doanh nhiều sản phẩm và hoạt động trên địa bàn rộng lớn và khi đó công ty sẽ kết
hợp một số nguyên tắc tổ chức lực lượng bán hàng ví dụ như lãnh thổ - sản phẩm,
lãnh thổ - thị trường, sản phẩm - thị trường,…. Khi đó thì đại diện bán hàng có thể thuộc
nhiều người quản lý.
5. Phân tích lực lượng hỗ trợ:
5.1 Lực lượng hỗ trợ từ các nhà phân phối:
Trung gian phân phối: Là lực lượng hỗ trợ bán hàng gián tiếp tham gia vào hoạt
động bán hàng thật sự.
a) Chức năng cơ bản:
Giao dịch: bao gồm các hoạt động tiếp xúc, thương lượng, chia sẽ rủi ro.
Hậu cần: bao gồm các hoạt động phân phối, dự trữ, phân loại.
Hỗ trợ: bao gồm các hoạt động nghiên cứu thông tin, cung cấp tài chính.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 28
b) Ưu và nhược điểm của trung gian phân phối:
Ưu điểm của việc phân phối sản phẩm thông qua các trung gian phân phối:
- Giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mặt bằng cửa hàng và nhân lực.
- Phân phối rộng khắp và nhanh chóng, linh hoạt thời gian giao hàng, kiểm soát tình
hình tiêu thụ.
- Tiết kiệm nhờ phân phối đại trà.
Nhược điểm của việc phân phối sản phẩm thông qua các trung gian phân
phối:
- Nhà sản xuất từ bỏ một số quyền kiểm soát đối với sản phẩm được bán như thế
nào và bán cho ai.
- Giá sản phẩm cao hơn do các chi phí phát sinh từ các trung gian phân phối ( tiền
lãi, hoa hồng), hoặc do trung gian phân phối tự ý đẩy giá lên.Ví dụ các mặt hàng
thép, phân bón, thuốc tây.
c) Phân loại trung gian phân phối:
Nhà bán sỉ bán sản phẩm cho người bán lại hoặc sản xuất.
Ví dụ: các cửa hàng bán sĩ ở chợ lớn Thành phố Hồ Chí Minh bán hàng với số
lượng lớn.
Nhà bán lẻ bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng.
Các loại hình bán lẻ trên thị trường:
Theo loại hình kinh doanh:
- Cửa hàng chuyên doanh, ví dụ shop quần áo PT2000, shop quần áo Bamboo, cửa
hàng mắt kính.
- Cửa hàng bách hóa tổng hợp, ví dụ cửa hàng Thế giới di động, nhà sách Nguyễn
Văn Cừ, siêu thị BigC, Diamond Plaza.
- Trung tâm thương mại: chợ Phạm Văn Hai, chợ Bà Chiểu…
Theo phương pháp hoạt động:
- Bán lẻ qua cửa hàng.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 29
- Bán lẻ không qua cửa hàng: mua sách qua mạng Amazon.com.
Với thương mại truyền thống, để sản phẩm đến tay của người tiêu dùng có thể nói
vai trò của các trung gian phân phối là vô cùng quan trọng, ngày nay cùng với sự ra đời
của thương mại điện tử đã làm giảm đi tầm quan trọng này của các trung gian phân phối.
5.2 Lực lượng tiếp thị:
Lực lượng tiếp thị là những cá nhân hay tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc
bán hàng hóa thông qua các hình thức như quảng cáo, khuyến mãi, PR (Kotler &
Armstrong)… Lực lượng này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bán hàng, giúp công
ty xác định thị trường trọng điểm, quảng bá sản phẩm của công ty đến đúng thị trường,
giúp lực lượng bán hàng dễ dàng hơn trong việc nhận biết khách hàng. Khi quyết định
thuê công ty tiếp thị, công ty nên lựa chọn, cân nhắc kỹ càng vì các công ty khác nhau có
sự khác biệt về khả năng sáng tạo, chất lượng dịch vụ và giá cả.
Tiếp thị đặt quảng cáo và xác định danh sách khách hàng tương lai mới.
Tiếp thị chuẩn bị một lý lịch các khách hàng tương lai tốt nhất để nhân viên bán
hàng biết gọi ai và không gọi ai.
Tiếp thị mô tả các ảnh hưởng và các lý do cơ bản mua mà các khách hàng ra quyết
định mua sử dụng, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, giúp cho lực lượng
bán hàng dễ dàng hơn trong việc bán hàng.
Tiếp thị nêu bật điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và các sản
phẩm của công ty được được xếp hạng ra sao so với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh.
Tiếp thị sưu tập và phân phát các công chuyện thành công về bán hàng và sử dụng
chúng trong các chương trình huấn luyện nhằm khích lên tình thần của nhân viên
bán hàng.
“Tiếp thị chuẩn bị và phân phát phát nội dung truyền thông( các mục quảng cáo,
các tập sách mỏng,….) cho khách hàng để khích thích sự quan tâm đến các sản
phẩm của công ty và giúp nhân viên bán hàng niềm nở hơn.”(Tôn & Hà)
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 30
Tiếp thị sử dụng quảng cáo và tiếp thị từ xa để tìm và định tính chất các vị trí đứng
đầu có thể chuyển sang cho lực lượng bán hàng
- Các đối thủ cạnh tranh cũng cung cấp cho lực lượng bán hàng các thông tin về
thị trường, khách hàng.
- Các tổ chức doanh nghiệp, hiệp hội mang đến cho công ty cơ hội giới thiệu
công ty, sản phẩm, cơ hôi hợp tác, ký kết các đơn đặt hàng, hỗ trợ rất nhiều cho
lưc lượng bán hàng.
5.3 Các nhà cung cấp dịch vụ:
“Các nhà kho vận giúp công ty cất giữ và chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến
các địa điểm cần thiết mà lực lượng bán hàng cần.”(Kotler & Armstrong).
Khi làm việc với các công ty kho bãi và vận tải, công ty cần phải xác định phương
cách cất giữ và chuyên chở tốt nhất, dựa trên cơ sở cân nhắc về các yếu tố như chi phí,
tốc độ và sự an toàn của hàng hóa, các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, tốc độ
giao hàng cho khách hàng, chất lượng hàng hóa…
5.4 Lực lượng hỗ trợ trong công ty, các phòng ban:
Phòng kế toán tài chính: cung cấp thông tin về khách hàng: thanh toán, công nợ,
hay các chứng từ hỗ trợ việc bán hàng: hóa đơn, phân tích doanh thu, lợi nhuận, trị
giá tồn kho…
Phòng nhân sự: hỗ trợ trong việc tuyển dụng nhân viên bán hàng, phối hợp với
giám đốc bán hàng đưa ra mô tả công việc, các chính sách lương, thưởng, hoa
hồng cho nhân viên bán hàng. Trong nhiều trường hợp, phòng nhân sự đảm nhiệm
việc tổ chức đào tạo cho nhân viên mới.
Giám đốc marketing: giám đốc bán hàng có sự hợp tác chặt chẽ với giám đốc
marketing để có thông tin về sản phẩm, các chương trình marketing vì phòng
marketing đưa ra chính sách, chương trình còn phòng bán hàng sẽ đảm nhiệm việc
thực thi.
Phòng nghiên cứu và phát triển: để tìm hiểu về khuynh hướng khách hàng, thị
trường, sản phẩm…
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 31
Phòng sản xuất: hợp tác trong việc lập kế hoạch dự báo tiêu thụ, sản xuất để đáp
ứng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng thiếu hay thừa hàng. Ngoài ra, bộ phận sản
xuất giúp cải tiến, khắc phục các sản phẩm lỗi theo đơn khiếu nạn của khách
hàng”.( Tôn & Hà).
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 32
III. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG:
Trên đây, chúng tôi vừa trình bày nhiệm vụ của các thành phần, các chức danh
trong lực lượng bán hàng. Vậy, làm thế nào để công ty có được một đội ngũ bán hàng
xuất sắc, và khi đã có được những thành công, thì, biện pháp nào để có thể duy trì lực
lượng bán hàng tốt như vậy?
1. Tuyển dụng lực lượng bán hàng:
Trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để công ty có được một đội ngũ bán hàng xuất
sắc?”, trước hết, công ty phải có lực lượng bán hàng đã. Và, để có được họ, thì cái mà
công ty cần làm là đi tuyển dụng lực lượng bán hàng.
Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ, từ lực lượng lao
động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Việc tuyển dụng lực lượng bán
hàng là một chuỗi hoạt động được tạo ra để sắp xếp những người mà họ có thể phù hợp
với yêu cầu của công ty về nhân viên bán hàng.
Việc tuyển dụng được những nhân viên bán hàng có hiệu suất cao, là yếu tố có ý
nghĩa quyết định tới thành công của lực lượng bán hàng. Trong thực tế, chênh lệch thành
tích của một nhân viên bán hàng trung bình và một nhân viên bán hàng xuất sắc thường
rất lớn, thống kê đã cho thấy 27% lực lượng bán hàng xuất sắc nhất đóng góp tới 52%
doanh số bán hàng, bên cạnh đó việc tuyển nhầm người còn gây lãng phí rất lớn.
Vai trò của việc tuyển dụng nhân lực:
• Là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của tuyển chọn;
• Có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức;
• Ảnh hưởng đến các chức năng khác của việc quản trị nhân lực (đánh giá, trả công,
…)
Các nguồn tuyển dụng:
• Nguồn từ bên trong và bên ngoài tổ chức;
• Nguồn bên trong được ưu tiên hơn.
Phương pháp tuyển từ nguồn bên trong tổ chức:
• Thông báo tuyển dụng;
• Giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong tổ chức;
• Hồ sơ của cán bộ trong tổ chức.
Phương pháp tuyển dụng từ nguồn bên ngoài tổ chức:
• Thông qua giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong tổ chức;
• Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 33
• Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm; sàn giao dịch việc làm; hội chợ việc
làm; …
• Tuyển trực tiếp tại các cơ sở đào tạo;
2. Tuyển chọn lực lượng bán hàng:
Quá trình tuyển chọn nhân lực gồm nhiều bước khác nhau. Mỗi bước sẽ loại bỏ
một số ứng viên không đủ điều kiện. Việc thiết kế các bước tuyển chọn cần linh hoạt tuỳ
vào mục tiêu tuyển chọn. Ngoài ra, cần có sự chuẩn bị trước kỹ càng để đạt được hiệu
quả tuyển chọn cao.
Quy trình tuyển chọn nhân viên:
Bước 1: Sàng lọc qua hồ sơ xin việc.
Xem xét hồ sơ xin việc cho phép phát hiện những người chưa hội tụ đủ các điều
kiện cần thiết.
Người xin việc trở thành thành viên của nhóm người dự tuyển, nếu họ qua được
các tiêu chuẩn sàng lọc lúc đầu như tốt nghiệp đại học, có kinh nghiệm trước đó, bằng
chứng về sự thành công như điểm cao hơn điểm trung bình, những lần thăng chức hoặc
các vị trí chịu trách nhiệm trước đó. Những người này có thể bị loại bỏ bớt do chưa đáp
ứng yêu cầu.
Bước 2: Các trắc nghiệm nhân sự khi tuyển chọn.
Sàng lọc hồ sơ xin
việc
Trắc nghiệm
Phỏng vấn sơ bộ Phỏng vấn sâu
Kiiểm tra lý lịch
Quyết định tuyển
chọn Khám sức khỏe
Tuyển dụng bổ
nhiệm
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 34
Mục đích: tìm hiểu các đặc trưng tâm lý như khả năng bẩm sinh, sở thích, cá tính,
… và khả năng thích ứng với công việc của ứng viên.
Những dạng thông dụng nhất của loại kiểm tra này là kiểm tra khả năng, sự quan
tâm, và trí thông minh.
Cần thiết kế bài trắc nghiệm phù hợp với bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối
với người thực hiện công việc
Bước 3: Phỏng vấn sơ bộ.
Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các ứng viên với người phỏng vấn trực tiếp. Cán
bộ tuyển dụng phỏng vấn sơ bộ để loại người không đủ các tố chất cần thiết.
Một lưu ý trong bước này là việc phải tránh phân biệt đối xử và lỗi chủ quan.
Bước 4: Phỏng vấn sâu.
Mục tiêu của việc này là nhằm thu thập các thông tin về người xin việc, loại bỏ
những ứng viên không phù hợp; đề cao công ty (quảng cáo); cung cấp các thông tin về tổ
chức cho người xin việc; thiết lập quan hệ bạn bè, kiểm tra khả năng giao tiếp của người
xin việc.
Các loại phỏng vấn:
• Phỏng vấn theo mẫu (câu hỏi đã được thiết kế sẵn dựa trên yêu cầu công việc).
• Phỏng vấn theo tình huống (đưa ra các tình huống giả định hoặc đã xảy ra và yêu
cầu ứng viên giải quyết).
• Phỏng vấn theo mục tiêu (đưa ra các mục tiêu đối với tuyển chọn, hỏi ứng viên các
câu hỏi nhằm kiểm tra xem ứng viên có đáp ứng mục tiêu không?).
• Phỏng vấn không có hướng dẫn (Người phỏng vấn không chuẩn bị trước các nội
dung câu hỏi, hai bên trao đổi thoải mái, …).
• Phỏng vấn căng thẳng (đưa ra câu hỏi dồn dập, dồn ép ứng viên. Mục tiêu để chọn
ứng viên vào các công việc có nhiều sức ép).
• Phỏng vấn theo nhóm (hỏi cùng một lúc nhiều người).
• Phỏng vấn hội đồng (nhiều người cùng hỏi một ứng viên).
Bước 5: Kiểm tra lý lịch.
Thẩm tra thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn (để tránh hiện tượng tuyển
người không trung thực).
Bước 6: Quyết định tuyển chọn.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 35
Nhà lãnh đạo, cán bộ tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định tuyển chọn dựa vào các kết
quả kiểm tra, phỏng vấn… trước đó để tuyển nhân sự phù hợp với yêu cầu của ban lãnh
đạo (có thể trùng láp hoặc không trùng lắp với yêu cầu tuyển dụng trước đó)
Bước 7: Khám sức khoẻ.
Khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên (do chuyên gia y tế đảm
nhận)
3. Hòa nhập lực lượng bán hàng mới vào tổ chức:
Không ai có thể hoàn hảo, dù bạn có giỏi, có tài
năng đến đâu thì khi bắt đầu một công việc mới, một môi
trường làm việc mới thì bạn vẫn tỏ ra lúng túng, thiếu
nhạy bén trong việc hòa nhập và tình trạng này diễn ra
trên nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh nói chung. Vậy trên
khía cạnh của lực lượng bán hàng thì sao? Câu trả lời
chẳng có gì khác, họ vẫn vậy!
Do vậy những lãnh đạo, những quản lý phải dành
thời gian kềm cặp để những người mới này có thể hội
nhập với môi trường làm việc mới, và trở thành nhân viên
hữu ích gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cụ thể, các lãnh đạo/quản lý có thể thực hiện
một số công việc chính sau:
Cử những nhân viên kỳ cựu kềm cặp nhứng người mới này, hoặc chính nàh quản
lý sẽ lãnh trách nhiệm này. Đặc biệt là trong thời gian hai tuần đầu làm quen với
công việc, làm quen với các mặt hàng và các quy trình công việc tại nơi làm việc.
Bố trí người bán hàng mới làm viêc bên cạnh một người cũ mẫu mực để người
mới có thể nghe được cách mà người cũ tiếp chuyện với khách hàng, điều này
giúp cho người mới cảm nhận được mọi việc đã, đang, và sẽ được thực hiện như
thế nào. Người nhân viên cũ được phân công huấn luyện người mới cũng phải ở
gần bên người mới sao cho họ có thể nghe được người mới tiếp chuyện khách
hàng. Điều này giúp họ đưa ra những nhận xét và những lời khuyên đối với người
mới vào mỗi cuối ngày.
Cuối hai tuần làm quen công việc, nàh quản lý phải ngồi lại với người mới để đưa
ra những đánh giá chung về hiệu quả công việc cũng như là những đề nghị về
những điều cần cải thiện, khắc phục.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 36
Định kỳ nhà quản lý cũng cần gặp gỡ trực tiếp với từng nhân viên trong cửa hàng
(kể cả người làm tốt) để đánh giá hiệu quả công việc, và lắng nghe những đề nghị
của họ về cách làm thế nào cải thiện hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Làm được những điều này, nghĩa là nàh quản lý/nhà lãnh đạo đó đã tạo được một
mối liên thông tốt giữa nhân viên và lãnh đạo, giúp họ vững niềm tin vào tổ chức và sẵng
sàng vì mục tiêu chung của công ty.
4. Huấn luyện lượng bán hàng:
Đã tuyển được lực lượng bán hàng phù hợp với yêu cầu của công việc; họ cũng đã
hòa nhập, làm quen dần với công việc mới. Vậy, tại sao ta phải đi phải huấn luyện lực
lượng bán hàng?
Nhiều công ty đã cử những nhân viên bán hàng của mình đi chào hàng ngay khi
vừa tuyển dụng. Họ được trang bị catalogue, hàng mẫu, mẫu đơn đặt hàng, hợp đồng mẫu
và một số chỉ dẫn cần thiết về khu vực địa bàn mà họ đảm trách. Đương nhiên, phần lớn
trong số họ hoạt động không có hiệu quả.
Một kết quả khảo sát đã cho thấy: phần lớn nhân viên bán hàng không chuẩn bị
chu đáo, không giải đáp được những câu hỏi cơ bản, không biêt chắc chắn mình phải làm
gì trong một cuộc viếng thăm khách hàng. Họ không nghĩ rằng, mỗi cuộc viếng thăm đều
phải
Một nhận định đã cho rằng lòng nhiệt tình của một nhân viên bán hàng mới vào
nghề sẽ giúp anh ta được 90 ngày đạt năng suất cao. Sau 90 ngày đầu tiên sự hăng hái của
công việc mới sẽ hết, thay vào đó là thực lực của chính bản thân anh ta. Nếu không có sự
bồi dưỡng kỹ năng thì năng suất lao động ấy sẽ bị giảm. Nếu không được bồi dưỡng
nghiệp vụ thì 12 đến 18 tháng sau năng suất có thể bị giảm khoảng 20%. Vì vậy mà mỗi
năm có khoảng 80% nhân viên sales thường sợ và nghỉ việc trong năm đầu tiên, vì họ
không có kỹ năng căn bản. Những nhân viên sales đã trải qua lớp huấn luyện chuyên sâu
về nghiệp vụ cho thấy năng suất làm việc tăng từ 35% đến 65%. Từ những gì đã nêu ra
thì rõ rằng việc huấn luyện nhân viên là rất cần thiết, và phải được tổ chức thường xuyên.
Thông thường, lực lượng bán hàng sẽ được huấn luyện chủ yếu về kỹ năng bán
hàng, như kỹ năng trưng bày sản phẩm, kỹ năng thăm dò, kỹ năng thuyết phục,kỹ năng
báo giá, kỹ năng xử lý phản đối, kỹ năng kết thúc bán hàng.
Những kỹ năng này được xây dựng chủ yếu dựa vào 7 bước của một tiến trình bán
hàng. Bao gồm:
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 37
Bước 1: Tiếp cận khách hàng và thiết lập quan hệ.
Bước2: Thăm dò nhu cầu khách hàng.
Bước 3: Chuẩn bị sự chào hàng.
Bước 4: Thực hiện việc chào hàng và báo giá.
Bước 5: Thương lượng.
Bước 6: Dứt điểm, kết thúc việc bán hàng.
Bước 7: Cung cấp dịch vụ sau khi bán và theo dõi công việc, thái độ của khách
hàng đã mua.
Ở đây, nhóm chúng tôi xin trình bày một mô hình huấn luyện nhân viên bán hàng
hiện đại hơn, hiệu quả hơn. Mô hình này, ngoài việc dựa trên việc huấn luyện kỹ năng
cho nhân viên bán hàng và mô hình này đang được áp dụng khá phổ biến trong nhiều
công ty, doanh nghiệp.
Huấn luyện nhân viên bán hàng bàng mô hình SMART:
Specific (cụ thể - giúp lực lượng bán hàng hiểu chính xác
cần làm gì).
Measurable (đo lường được - theo dõi đánh giá việc thực
hiện cá nhân và đội ngũ bán hàng).
Attainable (có thể đạt được - gia tăng mức độ thích ứng
và thúc đẩy).
Relevant (tương thích - chuyển đổi mục tiêu thành hành
động).
Timebound(có thời hạn - tránh kéo lê, phải đúng thời hạn
quy định).
Muốn có một đội ngũ bán hàng “tinh nhuệ”, bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng
như đàm phán, thương lượng, xử lý phản ứng của khách hàng… doanh nghiệp phải tổ
chức các buổi hội thảo cung cấp kiến thức về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
cho các nhân viên mới. Quá trình này phải có sự kết hợp giữa huấn luyện (người quản lý
theo dõi và góp ý cho nhân viên ở từng vụ việc) và đào tạo (cung cấp kiến thức qua các
lớp học). Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân viên cũ để kèm cặp nhân viên mới cũng là cách
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 38
“huấn luyện tại hiện trường” hiệu quả. Số lượng nhân viên tại một điểm bán hàng được
thiết lập dựa trên đối tượng khách hàng, thời điểm phục vụ.
Theo Ông Lâm Văn Hải, Giám đốc kinh doanh Công ty PepsiCo Việt Nam, nêu ra
quy trình hoàn thiện đội ngũ bán hàng khép kín, gồm bốn nguyên tắc chính: xác định vai
trò nhân viên bán hàng; mục tiêu S.M.A.R.T; huấn luyện; theo dõi đánh giá. Theo ông
Hải, một đội ngũ bán hàng vững mạnh cần có sự xác định rạch ròi vai trò, trách nhiệm
của từng nhân viên; phải có cách đo lường kết quả làm việc theo thành tích kinh doanh,
số cơ hội tạo ra, số lần thất bại…
Như vậy người quản lý phải biết cách xác định mục tiêu bán hàng. Kế đến, người
quản lý cần đặt ra những thách thức cho đội ngũ bán hàng bằng các chỉ tiêu cụ thể; đưa ra
định hướng cho công việc; theo dõi đánh giá và tiếp tục huấn luyện. Về việc theo dõi
đánh giá nhân viên bán hàng, doanh nghiệp nên thiết lập các chỉ số đo lường kết quả công
việc hàng ngày theo các tiêu chí: số khách hàng ghé thăm theo lịch; tỷ lệ % bán hàng
thành công; giá trị bình quân một đơn hàng/khách hàng… Bên cạnh đó, cần có hệ thống
thu thập thông tin theo ngày, tuần, tháng; có cơ chế bắt buộc nhân viên quản lý phải
thường xuyên đánh giá kết quả kinh doanh đạt được; kịp thời có hành động cụ thể khi kết
quả kinh doanh không đạt yêu cầu, hoặc có những cơ hội bán hàng mới xuất hiện.
Tóm lại những thứ mà một nhà quản lý cần gồm: đào tạo nhân viên bán hàng có
khả năng tập trung, khả năng giao tiếp, tính kiên trì (nhưng không đeo bám khách hàng
quá đáng), linh động, độc lập (nhưng có tinh thần đồng đội cao), thích tìm kiếm cơ hội.
Và việc đào tạo, huấn luyện nhân viên bán hàng nên tập trung vào các kỹ năng hoạch
định, kiến thức tiếp thị, khả năng tạo dựng quan hệ, giải quyết vấn đề, đàm phán, thuyết
trình, chào hàng và phán đoán sự việc.
Không dừng lại ở việc xây dựng cho công ty một lực lượng bán hàng giỏi,
hùng hậu, mà việc quan trọng sau đó là làm sao để duy trì tốt lực lượng ấy.
Đội ngũ nhân viên bán hàng và doanh thu mà họ đem lại cũng giống như huyết
mạch của một doanh nghiệp. Khi doanh thu tăng trưởng, mọi thứ sẽ tiến triển theo màu
hồng. Ngược lại, khi doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp sẽ bị bao trùm một màu xám xịt.
Vì vậy, điều quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào là làm thế nào để hiểu và
động viên đội ngũ nhân viên bán hàng để liên tục tăng doanh thu.
Một trong những cách làm khá hiệu quả để động viên các nhân viên bán hàng là
thực hiện một chương trình khuyến khích. Tuy nhiên, việc thiết kế một chương trình
khuyến khích không đơn giản như việc xác định các chỉ tiêu. Thông thường, khi các nhân
viên bán hàng đạt được các chỉ tiêu, họ sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền, nhưng tiền
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 39
lại chưa chắc là mối quan tâm hàng đầu của chính họ. Vì vậy, ngoài yếu tố vật chất,
doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem các nhân viên bán hàng mong muốn đạt được điều gì
khác (chẳng hạn họ có thể muốn trở thành người bán hàng có doanh số cao nhất hay phá
kỷ lục bán hàng cá nhân) để từ đó xây dựng một chương trình khuyến khích phù hợp.
Một chương trình khuyến khích tốt phải hội đủ ba yếu tố: hiểu được, đánh giá
được và thực hiện được. Nếu không hội đủ ba yếu tố này, một chương trình khuyến khích
rất có thể bị phản tác dụng. Chủ doanh nghiệp hay giám đốc bán hàng phải là người có
trách nhiệm làm rõ các điều kiện của chương trình khuyến khích, thể hiện rõ bằng văn
bản và thông báo đến tất cả các nhân viên bán hàng. Nên tổ chức một cuộc họp để thông
báo, giải thích với tất cả các nhân viên bán hàng về chương trình khuyến khích.
Tiếp theo, chỉ nên thưởng cho những nhân viên bán hàng có thành tích có thể đánh
giá được. Nếu lấy lợi nhuận làm chỉ tiêu để đánh giá, nên sử dụng tổng lợi nhuận thay vì
lợi nhuận ròng.
Việc xác định hình thức khen thưởng nên gắn liền với các chỉ tiêu kinh doanh. Các
nhân viên bán hàng hoàn thành các chỉ tiêu cao hơn sẽ nhận được phần thưởng nhiều
hơn, chẳng hạn một chuyến du lịch bảy ngày dành cho cả gia đình gồm bốn thành viên.
Những phần thưởng nhỏ hơn có thể là vé xem phim hay xem các trận thi đấu thể thao,
tăng số ngày nghỉ phép, phiếu dùng bữa miễn phí ở một nhà hàng sang trọng. Tốt nhất là
nên tìm hiểu các mối quan tâm, sở thích cá nhân của các nhân viên bán hàng để thiết kế
những phần thưởng có tính sáng tạo và đáp ứng được nguyện vọng của họ.
Ngoài việc xây dựng một chương trình khuyến khích, các doanh nghiệp có thể áp
dụng một số cách sau đây để động viên đội ngũ bán hàng: trả lương cơ bản ngoài tiền hoa
hồng; cung cấp những phúc lợi cạnh tranh; cung cấp những chương trình đào tạo thích
hợp; đặt ra những mục tiêu có thể thực hiện được; duy trì một chính sách mở cửa.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 40
IV. ĐÁNH GIÁ LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG TẠI VIỆT NAM:
Bán hàng đã từng là một nghề bị ruồng rẫy, chính xác là như vậy. Cách đây 10
năm, ít ai nghĩ tới việc “bán hàng chuyên nghiệp”, nghề bán hàng chỉ được dành cho
những tiểu thương mở cửa hàng kinh doanh hoặc những người bán hàng dạo. Sự xuất
hiện của những nhân viên bán hàng của các hãng tiêu dùng nhanh thường được gắn với
những cái tên chung như bọn bán hàng, hội chào mời hay tụi tiếp thị... Điều này cũng
không có gì khó hiểu bởi khi đó nhân viên bán hàng chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng
và trang phục của nhân viên bán hàng chỉ là bộ quần áo, đôi dép mòn quẹt và chiếc bút bi
treo túi, một hình ảnh không thấy gì là thiện cảm. Tâm lý “bọn bán hàng” còn tiếp tục
phổ biến, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung. Thậm chí cho tới năm
2003-2004, bán hàng vẫn chỉ được coi là một bãi đáp tạm thời cho những sinh viên mới
ra trường còn ít kinh nghiệm. Hình ảnh những nhân viên trẻ mới ra trường phải lăn lộn,
miệt mài chịu nắng mưa cùng vô vàn lời từ chối không phải là hình mẫu lý tưởng cho ai
ham thích những công việc rảnh rỗi và nhàn hạ. Hay nói cách khác thì lực lượng bán
hàng vẫn chưa được công ty Việt Nam chú trọng để đào tạo và nâng nó lên thành một
nghề cao quý. Còn đối với nhân viên nước ngoài thì sao? Hay những người làm cho công
ty nước ngoài và chiu ảnh hưởng môi trường làm việc ấy thì sao?
Công ty liên doanh hoặc vốn nước ngoài, họ xác định rằng bán hàng là một trong
những khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, một sản phẩm thành công
có sự tham gia mật thiết của đội ngũ bán hàng. Ngoài việc tuyển chọn được những người
có khả năng bán hàng giỏi, các công ty này đều sử dụng hệ thống bán hàng, bao gồm các
nghiệp vụ quản lý khách hàng, kết hợp với giám sát bán hàng và theo dõi chặt chẽ tình
hình tiêu thụ. Mà nhân viên bán hàng sau khi tuyển dụng được đào tạo một cách bài bản
với ngân sách không hề nhỏ và được sàng lọc kỹ càng. Đơn cử như Johnson&Johnson
hay Sanmiguel Foods, các nhân viên kinh doanh tại Sài Gòn sau khi trúng tuyển được
đưa sang Phillipines hoặc Singapore để đào tạo từ 1-3 tháng tùy vị trí. Các nhân viên này
được huấn luyện và đẩy ra thị trường để bán hàng trực tiếp như nhân viên bản xứ, sau đó
mới quay trở lại Việt Nam và chính thức làm việc. Ở đấy họ được đề cao và có khả năng
thăng tiến lên các địa vị như: là giám sát, quản lý vùng, miền… và phụ trách cao nhất
thường là giám đốc bán hàng toàn quốc. Như bạn thấy đấy, nhân bán hàng tại các doanh
nghiệp Việt Nam không được coi trọng, vì thế họ không tha thiết với công việc nên hiệu
quả cũng không cao. Họ luôn làm việc trong tình trạng tạm thời và chờ cơ hợi để chuyển
công việc mới, hoặc làm việc cho những công ty nước ngoài vì nơi ấy họ được đánh giá
cao và có cơ hội thăng tiến. Chính tình trạng này đã làm cho lực lượng bán hàng tại các
công ty Việt Nam trở nên vô cùng yếu kém trong một thời gian dài. Chỉ mới những năm
gần đây thì các doanh nghiệp Việt Nam mới nhận ra tầm quan trọng của lực lượng bán
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 41
hàng, và bắt đầu chú ý vào việc đào tạo và nâng cao hệ thống bán hàng của mình. Nhờ có
sự đầu tư mạnh mẽ trong đào tạo và trang bị phương tiện cho đội ngũ bán hàng, một số
công ty có thể đẩy mạnh doanh số sản phẩm từ 30 -100%. Những chiến dịch marketing
hỗn hợp của sản phẩm sữa Vinamilk, nước chấm Chinsu, trà Không độ... muốn đạt thành
công về doanh số thì không thể thiếu sự góp sức của đội ngũ chào hàng và trưng bày sản
phẩm. Nhiều cá nhân xuất sắc với doanh thu đem lại hàng năm đạt tới vài chục tỷ đồng
không phải là chuyện hiếm hoi. Các nhân viên này có mức thu nhập tối thiểu là 1000$
chưa kể thưởng và các phúc lợi khác, hình ảnh của họ được nể trọng và các quan hệ quý
giá với khách hàng là nguyên nhân chính để doanh số của họ đạt những con số ấn tượng.
Như vậy mặc dù phát triển sau so với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng với những
thành tựu đã đạt được thì tốc độ phát triển này là không nhỏ, nếu có sự đầu tư đúng mức
thì chẳng bao lâu nữa lực lượng bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam có thể sánh bằng
với các doanh nghiệp nước ngoài.
Riêng đối với lực lượng bán hàng là các nhà bán lẻ. Hệ thống bán lẻ của doanh
nghiệp Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu rất cơ bản mà nếu khắc phục được mới có thể
tính đến chuyện cạnh tranh trên thị trường. Các yếu kém có thể kể đến đó là: yếu kém về
tài chính, hậu cần, chuyên nghiệp.
Một ví dụ cho trường hợp này là việc kinh doanh siêu thị hiện đại. Việc kinh
doanh này đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Tổng giám đốc của Metro
Cash&Carry cho biết Metro đã chi gần 20-25 triệu euro trang bị hệ thống cung ứng hàng
(kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa...) theo chuẩn của Metro
toàn cầu và chi gần 800.000 euro cho công tác huấn luyện.Trong khi đó, ở các siêu thị
của Việt Nam, các giám đốc siêu thị vẫn còn tranh cãi với nhau về việc trung tâm phân
phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong dịp lễ, Tết mà chưa có biện pháp
nào để khắc phục tình trạng này. Việc điều phối các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi,
đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý.
Đó là yếu kém về tài chính, hậu cần.
Về tính chuyên nghiệp thì kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhà quản lý có những
công cụ hỗ trợ để đưa ra các quyết định. Đối với một hệ thống siêu thị, bộ phận mua hàng
đóng vai trò khá quan trọng. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với
nhà cung cấp trên tất cả mọi phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao nhận hàng,
các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quy cách bao bì, đóng gói... Thậm chí họ có thể tư
vấn lại cho nhà cung cấp nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao... Tuy
nhiên, ở khâu này, dường như các chuyên viên mua hàng của các nhà bán lẻ nước ngoài
tỏ ra lấn lướt. Giám đốc một doanh nghiệp dệt may kể rằng ông chào hàng ở Metro, bộ
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 42
phận mua hàng ở đây trình bày cho ông xem tất cả những quy chuẩn của ngành hàng,
mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, phần trăm cho tiếp thị quảng cáo, những điều khoản hỗ trợ của
bên mua và những yêu cầu với nhà cung cấp... Tất cả được vi tính hóa, cập nhật và trình
bày rõ ràng, minh bạch cho nhà cung cấp tham khảo. Trong khi đó, khi ông làm việc với
các siêu thị Việt Nam, quá trình thương lượng diễn ra rất sơ sài. Cho nên khi bộ phận
mua hàng từ chối bán hàng của doanh nghiệp, ông hoàn toàn cảm thấy không thể nào
“tâm phục, khẩu phục”.
Từ những khuyết điểm trên ta thấy hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam còn
quá yếu kém so với nước ngoài .Vì vậy các hệ thống này cần có những chính sách cung
ứng hợp lý và đầu tư kỹ thuật để có thể cạnh tranh trên thị trường, và làm cho đội ngũ
bán hàng của Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn.
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 43
TỔNG KẾT
Qua cách nhìn tổng thể về hoạt động phân tích lực lượng bán hàng thì ta thấy rõ,
đây là hoạt động chuyên môn hóa từng khâu, từng công đoạn trong hoạt động bán hàng.
Nó phân định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đối tượng trong công tác bán hàng để
từ đấy có thể theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành của từng đối tượng cụ thể. Việc
phân tích lưc lượng bán hàng, mà cụ thể là phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của
lực lượng bán hàng và đặc tính của từng loại sản phẩm giúp doanh nghiệp có cách bố trí
sơ đồ bán hàng phù hợp với điều kiện của công ty, sao cho thực hiện được mực tiêu
chung đã đề ra. Ở đây, chúng tôi đưa ra ba nguyên tắc để xây dựng sơ đồ bán hàng đó
là: dựa trên độ lớn thị trường (để bao phủ thị trường ), dựa trên nguồn lực công ty (chọn
thị trường phù hợp để bao phủ ), dựa trên kênh phân phối đã chọn lựa . Từ ba nguyên tắc
này và loại sản phẩm, mục tiêu và chiến lược doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể xây
dựng sơ đồ bán hàng phù hợp với ý đồ của mình theo bốn nhóm sau: sơ đồ tổ chức theo
khu vực địa lý, sơ đồ tổ chức dựa trên sản phẩm, sơ đồ tổ chức dựa trên khách hàng, sơ
đồ tổ chức theo hỗn hợp. Mỗi nhóm sơ đồ có những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Vì
vậy khi lựa chọn kênh phân phối thì cũng phải thận trọng trong việc lựa chọn sơ đồ tổ
chức sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Chẳng hạn một doanh nhiệp bán
hàng có công nghệ cao cấp, đòi hỏi lực lượng bán hàng phải có chuyên môn về sản
phẩm, thì không thể bố trí bán hàng theo khu vực địa lý, hay theo khác hàng, mà phải bố
trí bán hàng theo sản phẩm hoặc kết hợp hình thức này với những hình thức tổ chức
khác. Vì khi bán hàng thì những đại diện bán hàng này phải tiếp cận và giải thích hướng
dẫn cho khách hàng hiểu về sản phẩm một cách cụ thể về công dụng và cách dùng,bảo
quản… để thúc giục người mua quyết định mua hàng. Thông qua hoạt động phân tích, ta
thấy lực lượng bán hàng của tổ chức đóng vai trò rất quan trọng, và ta cũng không phủ
nhận đóng góp tích cực của các lực lượng hỗ trợ khác. Tuy nhiên, sự thành bại của việc
bán hàng nói riêng, và của công ty nói chung, phụ thuộc vào quyết định của các giám
đốc bán hàng. Chiến lược và cách làm việc của bộ phận quản lý sẽ tạo nên một văn hóa
doanh nghiệp, làm cho sức mạnh cộng đồng được phát huy, nó là yếu tố rất cần thiết để
GV: ThS. Nguyễn Khánh Trung
Nhóm 5- K08407A Page 44
làm cho nhân viên nỗ lực bán hàng. Mọi người đều thích bán hàng cho một doanh nghiệp
mà nơi ấy cống hiến của họ được đề cao, sự bán bán hàng của họ tại đây như là một thử
thách, một cái gì đó để chứng tỏ bản thân, chứ không ai muốn bán hàng ở một nơi mà họ
được xem như là công cụ và thiếu tôn trọng, thì sự bán hàng của họ cũng như sự phát
triển của doanh nghiệp chẳng có nghĩa gì với họ. Và, để có được một lực lượng bán hàng
“tinh nhuệ”, công ty phải trải qua cả một quá trình tuyển dụng phức tạp để có thể chọn
ra những ứng viên phù hợp. Không dừng ở đó, đã có lực lượng bán hàng rồi thì việc kế
tiếp cần phải nghĩ đến, là làm sao biến họ từ con chim sẻ còn non nớt trở thành những
con đại bàng dũng mãnh trong hoạt động bán hàng, giúp công ty có thể nâng cao lợi
nhuận đáng kể. Tuy nhiên, công ty cũng phải có một sự đãi ngộ đối với những thành tích
do lực lượng bán hàng mang lại để có thể duy trì tốt lực lượng bán hàng đó, cũng như
phát huy hơn nữa so với những gì đã đạt được. Như vậy ngoài việc lựa chọn mô hình và
kênh phân phối hợp lý vẫn chưa đủ để tạo nên thành công cho lực lượng bán hàng, mà
phải có sự tương tác, sự khơi nguồn cho lực lượng bán hàng từ bộ phận quản lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích lực lượng bán hàng.pdf