Phân tích Hội thoại và Đối thoại trong "Truyện Kiều"

Phân tích Hội thoại và Đối thoại trong "Truyện Kiều" I. HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật chính là Thúy Kiều. Ngay cả với Kim Trọng, ông cũng chỉ nói đến việc chàng trở lại vườn Thúy sau khi kể xong về cuộc đời Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc. Đối với những gì không liên quan tới việc thể hiện tính cách của Thúy Kiều, không phục vụ cho việc biểu hiện tình cảm nhân đạo cao cả của ông đối với nàng thì Nguyễn Du hoàn toàn gạt bỏ. Ngoài nhân vật chính, Nguyễn Du lại xây dựng được hàng loạt nhân vật có cá tính và đã trở thành những nhân vật điển hình trong văn học: Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh . Ngay cả những nhân vật tưởng như rất phụ chỉ được nêu ra trong một số ít câu thơ, ông cũng để lại cho người đọc những hình ảnh khó quên. Như trong quyển Truyện Kiều đối chiếu, chúng tôi đã lập bản so sánh thì thấy cả hai hồi V, VI trong cuốn Kim Vân Kiều Truyện dài tới 40 trang trong bản dịch của Viện Văn học, Nguyễn Du cũng chỉ viết có 20 câu thơ chen vào đoạn tả việc Kiều quyết định bán mình ở đoạn trước. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã lược bỏ tới hai phần ba của nguyên truyện: từ phần hoàn thành thủ tục hôn thú của Kiều với Mã Giám Sinh, cuộc vận động và quá trình Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh của Tú Bà, các trận đánh giữa quân của Từ Hải với quan quân của triều đình, quá trình Hồ Tôn Hiến dụ hàng . Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng lại cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân mà câu chuyện diễn biến theo dòng thời gian đơn tuyến cũng vì đó là cách kể phổ biến trong các Truyện thơ Việt Nam thời bấy giờ. Tuy nhiên, ông loại bỏ hẳn một loạt nhân vật như Bộ Tân, Vệ Hoa Dương, người bảo trợ cho Thúc sinh chuộc lại Thúy Kiều, một loạt các tướng sĩ của Hồ Tôn Hiến . Tuy có giữ lại những sự việc, biến cố, nhân vật nhưng Nguyễn Du đã thay đổi thứ tự cách trình bày và thêm nhiều tình tiết, nhất là những đoạn tả tâm lý và thiên nhiên để tập trung cho việc thể hiện nhân vật trung tâm của mình. Muốn thấy rõ được việc Nguyễn Du tập trung vào nhân vật Thúy Kiều, ta chỉ cần nêu hai điểm sau đây: –Trong Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và 33 lần độc thoại nội tâm thì riêng Thúy Kiều đã nói tới 76 lượt lời trong 45 cuộc thoại với 512 câu thơ và độc thoại nội tâm 18 lần với 130 câu thơ. Nghĩa là trong 3.254 câu Kiều thì tác giả đã dành riêng cho nhân vật chính 642 câu chỉ để tả lời ăn tiếng nói của nàng (hoặc trong lúc trò chuyện với các nhân vật khác hoặc trong những lúc nàng tự nhủ mình): gần một phần năm tác phẩm. – Chỉ đề tả 6 lần Thúy Kiều đánh đàn mà Nguyễn Du cũng đã dành tới 104 câu thơ trong đó riêng 2 lần đàn cho Kim Trọng nghe lúc đầu và cuối truyện đã có: 34 + 24 = 58 câu. Cho nên nhân dân ta đặt tên cho tác phẩm của Nguyễn Du là Truyện Kiều

docx10 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Hội thoại và Đối thoại trong "Truyện Kiều", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích Hội thoại và Đối thoại trong "Truyện Kiều"  I. HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật chính là Thúy Kiều. Ngay cả với Kim Trọng, ông cũng chỉ nói đến việc chàng trở lại vườn Thúy sau khi kể xong về cuộc đời Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc. Đối với những gì không liên quan tới việc thể hiện tính cách của Thúy Kiều, không phục vụ cho việc biểu hiện tình cảm nhân đạo cao cả của ông đối với nàng thì Nguyễn Du hoàn toàn gạt bỏ. Ngoài nhân vật chính, Nguyễn Du lại xây dựng được hàng loạt nhân vật có cá tính và đã trở thành những nhân vật điển hình trong văn học: Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh... Ngay cả những nhân vật tưởng như rất phụ chỉ được nêu ra trong một số ít câu thơ, ông cũng để lại cho người đọc những hình ảnh khó quên. Như trong quyển Truyện Kiều đối chiếu, chúng tôi đã lập bản so sánh thì thấy cả hai hồi V, VI trong cuốn Kim Vân Kiều Truyện dài tới 40 trang trong bản dịch của Viện Văn học, Nguyễn Du cũng chỉ viết có 20 câu thơ chen vào đoạn tả việc Kiều quyết định bán mình ở đoạn trước. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã lược bỏ tới hai phần ba của nguyên truyện: từ phần hoàn thành thủ tục hôn thú của Kiều với Mã Giám Sinh, cuộc vận động và quá trình Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh của Tú Bà, các trận đánh giữa quân của Từ Hải với quan quân của triều đình, quá trình Hồ Tôn Hiến dụ hàng... Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng lại cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân mà câu chuyện diễn biến theo dòng thời gian đơn tuyến cũng vì đó là cách kể phổ biến trong các Truyện thơ Việt Nam thời bấy giờ. Tuy nhiên, ông loại bỏ hẳn một loạt nhân vật như Bộ Tân, Vệ Hoa Dương, người bảo trợ cho Thúc sinh chuộc lại Thúy Kiều, một loạt các tướng sĩ của Hồ Tôn Hiến... Tuy có giữ lại những sự việc, biến cố, nhân vật nhưng Nguyễn Du đã thay đổi thứ tự cách trình bày và thêm nhiều tình tiết, nhất là những đoạn tả tâm lý và thiên nhiên để tập trung cho việc thể hiện nhân vật trung tâm của mình. Muốn thấy rõ được việc Nguyễn Du tập trung vào nhân vật Thúy Kiều, ta chỉ cần nêu hai điểm sau đây: –Trong Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và 33 lần độc thoại nội tâm thì riêng Thúy Kiều đã nói tới 76 lượt lời trong 45 cuộc thoại với 512 câu thơ và độc thoại nội tâm 18 lần với 130 câu thơ. Nghĩa là trong 3.254 câu Kiều thì tác giả đã dành riêng cho nhân vật chính 642 câu chỉ để tả lời ăn tiếng nói của nàng (hoặc trong lúc trò chuyện với các nhân vật khác hoặc trong những lúc nàng tự nhủ mình): gần một phần năm tác phẩm. – Chỉ đề tả 6 lần Thúy Kiều đánh đàn mà Nguyễn Du cũng đã dành tới 104 câu thơ trong đó riêng 2 lần đàn cho Kim Trọng nghe lúc đầu và cuối truyện đã có: 34 + 24 = 58 câu. Cho nên nhân dân ta đặt tên cho tác phẩm của Nguyễn Du là Truyện Kiều cũng không phải là không có lý do. Lời của các nhân vật chiếm tới 1.212 dòng thơ đối thoại tức một phần ba tác phẩm. Nếu kể cả 211 dòng độc thoại nội tâm thì có tới 1.423 dòng thơ trên 3.254 tức 43,7% dành cho hội thoại. Đây chính là đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại bởi qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ một cách trực tiếp. Với tỉ lệ lời thoại cao nên kịch tính cao và Truyện Kiều mang tính chất khá hiện đại. Trong quyển Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, giáo sư Phan Ngọc đã phải dành hẳn một chương viết về tính chất kịch trong truyện với nhan đề: Cách bố cục Truyện Kiều theo yêu cầu của kịch là vì vậy. Cho nên, nghiên cứu hội thoại trong Truyện Kiều là một vấn đề khá thú vị. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề và dùng các thuật ngữ trong quyển Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân (NXB Giáo dục –1998), đặc biệt là trong chương 3: Hội thoại, như các thuật ngữ: song thoại, tam thoại, đa thoại, cuộc thoại, lượt lời, cặp thoại, mở lời, thân thoại, kết thoại. Chúng tôi chỉ thay đổi thuật ngữ “độc thoại” bằng đơn thoại để tránh nhầm lẫn và thêm một thuật ngữ nữa là số lần thoại: Đó là số lần độc thoại và hội thoại. Nói đến hội thoại, ta cũng nên đề cập đến cấu tạo của từ hội thoại trong Truyện Kiều, không chỉ trong lời thoại của nhân vật mà ngay trong ngôn ngữ tác giả. Ở đây ta có thể nêu đủ các kiểu cấu tạo từ hội thoại như thêm, bớt, thay đổi yếu tố: – yếu tố đa phong cách cộng với yếu tố không có nghĩa khi đứng riêng thành từ hội thoại mang tính miêu tả cụ thể và sắc thái bình giá âm tính như bạc phau, đen rầm trong: 0911. Nàng thì dặm khách xa xăm, Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây, – yếu tố đa phong cách cộng với yếu tố đa phong cách có nghĩa không tương hợp với nghĩa của yếu tố thứ nhất thành từ hội thoại mang tính miêu tả cụ thể (mang ý nhấn mạnh) có sắc thái bình giá âm tính như nông sờ, tròn trặn, tìm tõi, nhắn nhe... – yếu tố đa phong cách hai âm tiết cộng với yếu tố lặp lại một bộ phận của yếu tố thứ nhất thành từ hội thoại mang sắc thái bình giá âm tính như lạ nước, lạ non, ăn xổi ở thì... – yếu tố đa phong cách cộng với yếu tố định ngữ có tính ẩn dụ thành từ hội thoại mang tính miêu tả cụ thể, khoa trương và sắc thái bình giá âm tính như sạch sành sanh, sạch làu làu... – tạo thành từ hội thoại nhờ ẩn dụ hoặc hoán dụ, thành từ hội thoại mang tính miêu tả cụ thể và sắc thái bình giá âm tính như Dễ lòa yếm thắm trôn kim – Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng... II. ĐƠN THOẠI. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong giao tiếp, có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao tiếp một chiều chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận, không phát biểu. Hình thức này thường gặp ở những mệnh lệnh, lời khấn và ngày nay trong diễn văn và lời của các xướng ngôn viên truyền thanh – truyền hình. Vậy là đơn thoại khi chỉ có một nhân vật phát biểu còn các nhân vật khác chỉ nghe hoặc không phát biểu, một người nói ra thành lời có người nghe nhưng không có lời đáp lại. Còn độc thoại dành cho nhân vật kịch nói một mình, hoàn toàn khác với độc thoại nội tâm là lời tự nhủ, tự mình nói với mình của các nhân vật sẽ được trình bày ở sau. Trong 31 lần đơn thoại của Truyện Kiều thì 11 lần là của Thúy Kiều. Lần đầu tiên, nàng chỉ nói có một câu: 0605. Quyết tình nàng mới hạ tình: – “Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!”. Lần thứ hai là 14 câu nàng tâm sự với mẹ khi “Một nhà huyên với một Kiều ở trong”: 0877. – “Hổ sinh ra phận thơ đào, “Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong! 0879. “Lỡ làng nước đục bụi trong, “Trăm năm để một tấm lòng từ đây... Thúy Kiều nói nàng xấu hổ vì sinh ra là phận gái, không biết kiếp nào mới đền ơn được cha mẹ, bây giờ đã lỡ chỉ còn biết để lại tấm lòng thương nhớ cho cha mẹ. 0881. “Xem gương trong bấy nhiêu ngày, “ Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già. 0883. “Khi về bỏ vắng trong nhà, “Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng. 0885. “Khi ăn khi nói lỡ làng, “Khi thầy khi tớ, xem thường xem khinh, 0887. “Khác màu kẻ quý người thanh, “Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn... Nhận xét của Thúy Kiều rất có cơ sở, nếu ta chú ý đến 22 câu thơ tả đoạn độc thoại nội tâm của Mã giám sinh (0823–0844) thì thấy quả là hắn quá dùng dắng trước khi vào phòng Thúy Kiều, để khi ra lại quá vội vàng nên mới có cảnh: 0849. Đêm xuân một giấc mơ màng, Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ. mà kết thúc là nàng đành phó mặc cho số mệnh, sống chết nơi quê người: 0889. “Thôi con còn nói chi con, “ Sống nhờ đất khách thác chôn quê người!” Vương bà đã phải lặng người đi vì đau đớn: 0891. Vương bà nghe bấy nhiêu lời, Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên. Lần thứ ba đơn thoại trong Truyện Kiều lại là lời khấn của Tú bà mong cho cửa hàng đắt khách: 0941. – “Cửa hàng buôn bán cho may, “Đêm đêm Hàn thực, ngày ngày Nguyên tiêu. 0943. “Muôn nghìn người thấy cũng yêu, “Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai. 0945. “Tin nhạn vẫn, lá thư bời, “Đưa người cửa trước, rước người cửa sau!” Tuy lời khấn của mụ Tú bà chỉ gồm có 6 câu mà ta cũng thấy có 4 lần tác giả dùng sóng đôi cú pháp : Một lần tiểu đối 3–3 và ba lần tiểu đối 4–4, đều là những câu bát cắt đôi, lời khấn cũng thực là nghiêm chỉnh và bài bản bởi mụ đã thuộc lòng. Những lần tiếp theo là lời báo mộng của Đạm Tiên hẹn gặp Kiều ở sông Tiền Đường: 0995. Rỉ rằng: –“Nhân quả dở dang, “Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao? 0997. “Số còn nặng nghiệp má đào, “Người dầu muốn quyết, trời nào đã cho. 0999. “Hãy xin hết kiếp liễu bồ, “Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau.” Rồi lời tỏ tình bâng quơ của Sở Khanh nhằm lừa gạt Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích: 1065. – “Than ôi sắc nước hương trời, “Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây? 1067. “Giá đành trong nguyệt trên mây, “Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa? 1069. “Nổi gan riêng giận trời già, “Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng? 1071. “Thuyền quyên ví biết anh hùng, “Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!”. Rồi Thúc sinh 1395–1402, Hoạn thư với 4 lần: 1558 – 1560, 1583–1588, 1599–1560, 1690– 1620. Tiếp theo là Thúc sinh 1678–1682, Thầy số đoán vận mệnh của Thúy Kiều cho Thúc sinh nghe: 1692–1698... Riêng Hoạn bà mắng nhiếc Thúy Kiều rồi lại ra lệnh đánh đòn cũng là một đơn thoại lời lẽ hết sức “buông tuồng”: 1727. Bất tình nổi trận mây mưa, Diếc rằng: – “Những giống bơ thờ quen thân. 1729. “Con này chẳng phải thiện nhân, “Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng. 1731. “Ra tuồng mèo mả gà đồng, “Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào 1733. “Đã đem mình bán cửa tao, “Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này! 1735. “Nào là gia pháp nọ bay! “Hãy cho ba chục biết tay một lần!” Và còn nhiều nữa đến những lần độc thoại cuối cùng là lời kể của ông lão họ Đô, của Thúc sinh và của một người vô danh ở Hàng Châu với Kim Trọng về số phận của Thúy Kiều. Ba lần đơn thoại này là điển hình về một lối kể chuyện mạch lạc khéo léo mà tầng tầng lớp lớp, chia ra từng đoạn cách biệt nhưng gắn bó chặt chẽ đã từng được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Những lời thoại trên chỉ là lời nói của một nhân vật có người nghe nhưng không lời đáp lại. III. SONG THOẠI Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là hội thoại. Hội thoại có thể chỉ gồm hai bên. Đó là song thoại. Cũng có thể có ba bên hoặc nhiều bên, đó là tam thoại hoặc đa thoại. Đề cập tới vấn đề hội thoại trước hết có thuật ngữ cuộc thoại, vì nói tới hội thoại là nói tới cuộc thoại. Đó là một lần nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân trong xã hội, ít nhất là hai người. Ngắn là những cuộc thoại chỉ chứa một cặp câu như: chào – chào, hỏi – đáp, đề nghị – đồng ý, ra lệnh – vâng lệnh... Một cuộc thoại có những đặc điểm nội tại là: luân phiên lượt lời (mỗi lúc có một người nói và không nói đồng thời), sự liên kết giữa các lượt lời để tạo sự liên kết hội thoại, mỗi cuộc thoại lại đều có một mục đích chứa đựng một hay nhiều chủ đề. Ngoài ra, muốn cuộc thoại thành công, mỗi bên phải tôn trọng những nguyên lý hội thoại là nguyên lýù cộng tác và nguyên lý lịch sự. Lấy lần song thoại cuối cùng giữa Thúy Kiều và Kim Trọng để xét: Đây là đêm động phòng hoa chúc. Khi thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng: 3143. Tình nhân lại gặp tình nhân, Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình. Thúy Kiều đã phải mở thoại bằng hai câu: 3145. Nàng rằng: –“Phận thiếp đã đành, “Có làm chi nữa cái mình bỏ đi! Chúng ta cần nhớ là trong cuộc thoại trước diễn ra rất gay go qua năm lượt lời với 63 câu thơ, Thúy Kiều mới đồng ý cho việc làm lễ thành hôn và lần này là vấn đề mấu chốt nhất, nàng phải tiếp tục bằng 18 câu để thuyết phục Kim Trọng: 3147. “Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi, “Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may. 3149. “Riêng lòng đã thẹn lắm thay, “Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi!... 3161....”Chữ Trinh còn một chút này, “Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan! 3163. “Còn nhiều ân ái chan chan, “Hay gì vầy cánh hoa tàn mà chơi?” Tiếp đó là lời chấp nhận miễn cưỡng của chàng: 3173. “...Gương trong chẳng chút bụi trần, “Một lời quyết hẳn, muôn phần kýnh thêm. 3175. “Bấy lâu đáy bể mò kim, “Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? 3177. “Ai ngờ lại họp một nhà, “Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!” Tiếp theo là lời cảm tạ của Thúy Kiều để dẫn đến đoạn thoại tiếp giữa hai người trong lần đánh đàn cuối cùng. Trong nguyên lý cộng tác, mỗi người phải hướng đúng mục đích của cuộc thoại với những phương châm về lượng (không nói thừa hoặc thiếu), phương châm chất (không nói điều mình tin là sai hoặc không có bằng chứng chính xác) và các phương châm quan hệ (đóng góp những điều có liên quan), phương châm cách thức (nói mạch lạc ngắn gọn, tránh tối nghĩa mơ hồ). Đối thoại thường gồm hai yếu tố đặc trưng: trao lời và đáp lời có sự tương tác qua lại bởi vì giao tiếp luôn luôn có mục đích. Tùy năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi người và điều kiện giao tiếp cụ thể mà sự tương tác của ngôn ngữ đối thoại có cường độ mạnh yếu và có phạm vi ảnh hưởng về không gian rộng hẹp, thời gian ngắn dài, số lượng đối tượng nhiều ít khác nhau vì thế lời nói có tác động khôn lường. Mở đầu lời chấp nhận của Kim Trọng lại là mấy câu hết sức tế nhị: 3165. Chàng rằng: –“Gắn bó một lời, “Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau. 3167. “Xót người lưu lạc bấy lâu, “Tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều. 3169. “Thương nhau sinh tử đã liều, “Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình... Nguyên lý lịch sự là đặc biệt quan trọng vì tính tế nhị lịch sự là một yếu tố tác động tới các hiện tượng, qui luật và cấu trúc ngôn ngữ. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới các phát ngôn trong quá trình giao tiếp. Theo đó, phải giữ gìn thể diện cho người đối thoại, có phép lịch sự tích cực gồm những hành vi đề cao người khác, quan tâm tới người khác, lại có phép lịch sự tiêu cực gồm những hành vi tránh làm phương hại tới thể diện của người khác và nếu không thể tránh được thì biết làm giảm nhẹ mức độ của những hành vi phương hại đến thể diện đó. Nói chung đó là nói giảm mức độ của phát ngôn không lịch sự và nói tăng mức độ của những phát ngôn lịch sự hay làm cho người nghe tìm được cái may trong cái rủi, tìm được cái lợi trong cái tổn thất... Chính nguyên lý lịch sự đã đòi hỏi Kim Trọng nói những lời đầy tình nghĩa sau đây trong lượt thoại trước: 3115. “Xưa nay trong đạo đàn bà, “Chữ Trinh kia cũng có ba bảy đường. 3117. “Có khi biến, có khi thường, “Có quyền, nào phải một đường chấp kinh. 3119. “Như nàng lấy Hiếu làm Trinh, “Bụi nào cho đục được mình ấy vay?... Trong một cuộc nói chuyện, người ta có thể trao đổi từ vấn đề này sang vấn đề khác. Nhưng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm nên ranh giới của một cuộc thoại. Lúc bắt đầu được gọi là mở thoại, luôn luôn do một bên chủ động. Lúc kết thúc cũng do một bên chủ động đề ra gọi là kết thoại. Giữa phần mở thoại và kết thoại là phần trung tâm của cuộc thoại, gọi là thân thoại. Trong cuộc thoại cuối cùng của Truyện Kiều, thân thoại gồm năm lượt lời, kết thoại là bốn câu hứa hẹn của Kiều sẽ không chơi đàn nữa: 3211. Nàng rằng: –“Vì chút nghề chơi, “Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu. 3213. “Một phen tri kỷ cùng nhau, “Cuốn dây từ đấy về sau xin chừa.”.... IV. TAM THOẠI – ĐA THOẠI. Như trên đã nói tam thoại – đa thoại là những cuộc thoại có từ ba người trở lên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tam thoại khác về căn bản với song thoại. Tuy nhiên, trong cuộc tam thoại cũng chỉ có một người nói, hai người nghe còn lại có thể cùng là người tiếp nhận chính yếu cũng có thể có người là đối tượng trực tiếp có người là đối tượng gián tiếp (thứ yếu). Cuộc thoại đầu tiên trong Truyện Kiều xảy ra sau hội Đạp Thanh, trước nấm mồ Đạm Tiên giữa ba chị em Thúy Kiều. Thúy Kiều chính là người mở thoại: 0059. Rằng: –“Sao trong Tiết Thanh Minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?” Dẫn đến việc kể lại của Vương Quan về cuộc đời của Đạm Tiên: 0061. Vương Quan mới dẫn gần xa: – “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi, “Nổi danh tài sắc một thì, “Xôn xao ngoài cửa kém gì yến anh... 0079. “... Trải bao thỏ lặn ác tà, Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!”. Tiếp nhận lời kể này là cả hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân nhưng lời thoại tiếp lại là của Thúy Kiều đã sẵn mối thương tâm, nàng khóc lóc thương cho số phận khách má hồng rồi khấn khứa đề thơ đến nỗi Thúy Vân phải nhận xét: 0105. Vân rằng: – “Chị cũng nực cười, “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!” Tiếp theo là lời biện hộ của Thúy Kiều, lời Vương Quan khuyên nên chấm dứt câu chuyện: 0113.... “Ở đây âm khí nặng nề, “Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa.” Và lời dẫn giải của Thúy Kiều rồi đến cảnh Dấu giày từng bước in rêu rành rành và lời kết thoại của Thúy Kiều: 0125. Mặt nhìn ai nấy đều kinh, Nàng rằng: –“ Này thực tinh thành chẳng xa. 0127. “Hữu tình ta lại gặp ta, “Chớ nề u hiển mới là chị em...”. Nếu như cấu trúc cuộc song thoại giữa A và B có dạng AB AB AB thì cấu trúc của tam thoại phức tạp hơn nhiều. Các lượt lời giữa 3 người A, B, C không theo một trình tự xác định, A có thể nói cho cả B và C nghe, có thể nói cho riêng B hoặc C nghe. Trong mỗi tình huống có thể B và C cùng đáp lại, lại có thể chỉ một trong hai người đáp lại. Cuộc tam thoại thứ hai trong Truyện Kiều xảy ra sau buổi Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, nàng khóc lóc và ngất đi: 0763. Hỏi sao ra sự lạ lùng, Kiều càng nức nở hở không ra lời. 0765. Nỗi nàng Vân mới rỉ tai: – “Chiếc vành này với tờ bồi ở đây!” 0767. – “Vì cha làm lỗi duyên mày, “Thôi thì việc ấy sau này đã em. 0769. “Vì ai rụng cải rơi kim? “Để con bèo nổi mây chìm vì ai? 0771. “Lời con dặn lại một hai, “Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng.” 0773. Lạy thôi nàng mới rén chiềng: – “Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi. 0775. “Sá chi thân phận tôi đòi, “Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu!” Trong cuộc tam thoại này lúc đầu Kiều chưa nói được nên mở đầu bằng lời thoại của Thúy Vân đến lời của Vương ông và kết thoại bằng 3 câu của Thúy Kiều. Theo thống kê của chúng tôi ở sau, trong Truyện Kiều có 73 cuộc thoại gồm đủ các thể loại, hết sức đa dạng. V. SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HÌNH THỨC ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU Ngoài những hình thức đối thoại như trên: đơn thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại ta còn thấy trong Truyện Kiều có rất nhiều dạng đối thoại: A. Đối thoại giữa người trần thế với người âm không chỉ trong giấc mộng mà cả khi tỉnh. Thúy Kiều nói chuyện với Đạm Tiên 4 lần thì 3 lần trong mộng còn một lần – lần thứ ba – trong cơn tuyệt vọng trước khi gieo mình tự tử trên sông Tiền Đường: 2623. –“Đạm Tiên nàng nhé có hay! “Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta.” B. Có kiểu đối thoại trực diện mặt đối mặt lại có kiểu đối thoại gián tiếp. Người được nói đến ở xa nhưng người nói lại coi như là đang đứng ở trước mặt hoặc đang nghe mình nói. Đó là trường hợp khi Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, nàng như muốn nói cùng Kim Trọng đã về Liêu Dương: 0751. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân! “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. 0753. “Phận sao phận bạc như vôi? “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. 0755. “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”. Ở đây ta thấy loại ngôn ngữ xóa nhòa khoảng không khi nhân vật thể hiện nỗi đau đớn thương xót đến tột cùng đối với người xa cách. Rồi trường hợp Vương ông than khóc kể lể về tình cảnh Thúy Kiều phải bán mình cho chàng Kim, ông đã kêu lên như muốn nói với chính con gái mình như thể nàng có thể nghe được lời ông nói: 2791. “Phận sao bạc bấy Kiều nhi! “Chàng Kim về đó, con thì đi đâu?” Trong những trường hợp này phát ngôn của nhân vật thể hiện nỗi đau đến cùng cực, đến độ đánh mất cả ý niệm về thời gian và không gian. Chính trong trường hợp đối thoại gián tiếp này, ngôn ngữ đã đảm nhiệm vai trò biểu đạt tình cảm như những lời độc thoại trong vở kịch. C. Ngoài ngôn ngữ nhân vật tự nói về bản thân mình ta còn thấy trong đối thoại ở Truyện Kiều có ngôn ngữ nói về người khác mà “người khác“ ấy có thể là ngôi thứ hai tức là người nghe như khi Kiều nói với Tú bà: 1145.....Nhưng tôi có sá chi tôi, Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu?... Và cũng có khi là ngôi thứ ba tức là người được nhắc đến như khi Thúy Kiều nói với Vương bà về Mã giám sinh: 0881. “...Xem gương trong bấy nhiêu ngày, “Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già. 0883. “Khi về bỏ vắng trong nhà, “Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng... 0887. “...Khác màu kẻ quý người thanh, “Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn...” D. Cũng là ngôn ngữ đối thoại gián tiếp nhưng lại có khi là ngôn ngữ đối thoại gián tiếp trong ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của nhân vật xa lạ, như khi Thúy Kiều nghe câu nói của Sở Khanh: 1171. Sở Khanh lên tiếng rêu rao: – “Nọ nghe rằng có con nào ở đây, 1173. “Phao cho quyến gió rủ mây, “Hãy xem có biết mặt này là ai?” Hắn biết là có Thúy Kiều ở đấy nhưng lại nói như không có nàng, đó là lời nói gián tiếp của Sở Khanh và qua câu hắn tường thuật lại tưởng như lời nói của một người khác mà hắn bịa ra là người này đã kể cho hắn nghe có con nào ở đây: Phao cho quyến gió rủ mây... E. Lại cũng có khi là lời kể của nhân vật hay của người đối thoại nhắc lại lời dặn của một nhân vật thứ ba vắng mặt, đó là trường hợp Hoa Tì nhắc lại lời Hoạn thư cho Thúy Kiều biết khi nàng và Thúc sinh lén gặp nhau ở Quan Âm các: 1999. Bao nhiêu đoạn khổ tình thương, Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than. 2001. Dặn tôi: –“Đứng lại một bên!” Chán tai, rồi mới bước lên trên lầu... Chính loại ngôn ngữ đối thoại gián tiếp trên khi đến với chúng ta, những người thưởng thức, thường đã bị khúc xạ bởi ý đồ hoặc tình cảm chủ quan của người nói. F. Nhiều khi Nguyễn Du đã sử dụng một thứ ngôn ngữ đối thoại gián tiếp theo kiểu tường thuật trực tiếp tức là lời nói của nhân vật này thuật lại nguyên văn lời nói của nhân vật thứ ba vắng mặt. Trường hợp này tác giả đã thể hiện thái độ khách quan của nhân vật khi phát ngôn. Như chúng tôi đã trình bày ở trên khi Vương Quan kể lại với hai chị về nàng kỹ nữ Đạm Tiên có nhắc đến người khách viễn phương là người hâm mộ nàng kỹ nữ xấu số thì trong lời kể, ta thấy Vương Quan đã nhắc lại chính lời nói của người khách viễn phương: 0073. Khóc than khôn xiết sự tình: – “Khéo vô duyên bấy là mình với ta! 0075. “Đã không duyên trước chăng mà, “Thì chi chút ước gọi là duyên sau.” Ở đây ta lại thấy một kiểu đối thoại trong đối thoại với cấu trúc lồng hai cấp. Cũng như khi Thúy Kiều thuật lại cho Kim Trọng nghe lời nói của thầy tướng năm xưa, người đã đoán về vận mệnh sau này của cuộc đời nàng: 0413. Nhớ từ năm hãy thơ ngây, Có người tướng sĩ đoán ngay một lời: 0415. –“Anh hoa phát tiết ra ngoài, “Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa!”ø Chính cái lối đối thoại trong đối thoại này tạo ra tính khách quan trong lời kể làm cho những nhân vật này của Nguyễn Du tuy chỉ xuất hiện trong một vài câu thông qua lời kể của một nhân vật trong truyện mà vẫn cụ thể sinh động. Những nhân vật chỉ thấp thoáng trong Truyện Kiều vẫn cho phép người đọc như được tiếp xúc gần gũi và để lại ấn tượng khó quên. Ngôn ngữ kể chuyện trong Truyện Kiều mang đậm màu sắc chủ quan. Ngôn ngữ nhân vật tham gia kể chuyện bước đầu đã được cá tính hoá, mỗi người đều có một ngôn ngữ riêng. Lời kể của Vương Quan là lời kể của người có học vấn. Lời kể của Kiều là lời kể của một người từng trải, có ý thức sâu sắc về bản thân mình: Kiều kể cho mẹ nghe về Mã giám sinh bằng lời lẽ rất cụ thể... VI. THÚY KIỀU QUA LỜI ĐỐI THOẠI CỦA CÁC NHÂN VẬT KHÁC Đối với từng nhân vật, Nguyễn Du thường đưa ra cách đánh giá chủ quan của ông, qua cách dùng từ ngữ để mô tả nhân vật, thông qua lời ăn tiếng nói của họ: Các nhân vật tự bộc lộ chủ quan của chính mình. Nhưng ông còn cấp cho ta cái nhìn khách quan từ cách đánh giá của các nhân vật khác qua những lời đối thoại: mỗi nhân vật khi nói, khi nghĩ đều bị chi phối bởi những quan điểm, tình cảm của chính mình. Vậy mà trong các nhân vật Truyện Kiều có ngôn ngữ đối thoại thì có tới 12 nhân vật đều đánh giá tốt về Thúy Kiều: tất cả đều khen ngợi tài sắc, trí tuệ của nàng. Mỗi nhân vật, tùy theo cá tính, tình cảm, ngành nghề, mối quan hệ đối với Thúy Kiều mà nhìn nhận đánh giá nàng ở những góc độ khác nhau. Kim Trọng nhìn Thúy Kiều như một người yêu, một văn nhân đánh giá nàng. Ông thầy tướng ngay từ lúc Thúy Kiều còn thơ ngây đã vừa khen vừa báo trước tương lai cho nàng: 0415. Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa! Với Mã giám sinh, Thúy Kiều là một món hàng nên hắn phải cân đo đong đếm thì quá rõ: 0639. Đắn đo cân sắc, cân tài, Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ. 0641. Mặn nồng một vẻ một ưa, Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu. rồi: 0823. Mừng thầm: “ Cờ đã đến tay, Càng nhìn vẻ ngọc, càng say khúc vàng. 0825. Đã nên quốc sắc thiên hương, Một cười này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa... Ơû đây chỉ xin nêu ra vài trường hợp. Thúc sinh lúc đầu đến với Thúy Kiều như đến với một đối tượng để hưởng lạc: 1289. Sớm đào tối mận lân la, Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng. 1299. Miệt mài trong cuộc truy hoan, Càng quen thuộc nết, càng dan díu tình. 1301. Lạ cho cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi.... Nhưng về sau nàng đã cảm hóa được chàng, chính Thúc sinh đã phải vượt qua bao gian khổ để đưa được Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, tuy Nguyễn Du không mô tả cặn kẽ mà chỉ ghi lại sự việc bằng một hai câu thơ đơn giản: 1373. Chiến, hoà sắp sẵn hai bài, Cậy tay thầy thợ mượn người dò la. 1375. Bắn tin đến mặt Tú bà, Thua cơ mụ cũng cầu hoà dám sao! Khi Thúc ông bắt Thúc sinh phải từ bỏ Kiều, chàng đã có một thái độ đáng khen: 1395. Rằng: –“Con biết tội đã nhiều, “Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. 1397. “Trót vì tay đã nhúng chàm, “Dại rồi, còn biết khôn làm sao đây! 1399. “Cùng nhau vả tiếng một ngày, “Ôm cầm ai nỡ dứt dây cho đành. 1401. “Lượng trên quyết chẳng thương tình, “Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi!” Rồi khi nhìn Thúy Kiều bị đòn thì Thúc sinh đã khóc lóc thảm thiết đến mức quan phủ phải cho ngừng trận đòn để hỏi thêm.Và sau đó chính ông quan cũng bị cảm hóa, thuyết phục cùng với Thúc ông. Đến nỗi chỉ xem bức tiên hoa, đọc bài thơ vịnh “cái gông” (Mộc già) của nàng, quan phủ đã phải: 1455. Khen rằng:–“Giá đáng Thịnh Đường, “Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân. 1457. “Thực là tài tử giai nhân, “Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn!... Dẫn đến buổi lễ thành hôn giữa Thúc sinh với Thúy Kiều: 1465.Kíp truyền sắm sửa lễ công, Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng ruổi sao. 1467. Bày hàng cổ xuý xôn xao, Song song đưa tới trướng đào sánh đôi... Đối với Hoạn thư thì sao? Nguyễn Du không mô tả tài sắc của nàng tiểu thư con quan Lại bộ, nhưng ta cũng có thể biết rằng tài sắc nàng cũng vào loại khá. Nhất là những người như nàng vốn hay kênh kiệu, vậy mà Hoạn thư cũng không thể không khen ngợi Thúy Kiều, ngay lần đầu khi Thúy Kiều đàn cho Hoạn thư nghe: 1781. Tiểu thư xem cũng thương tài, Khuôn uy, dường cũng bớt vài bốn phân. Chính vì cái tài đàn này mà Hoạn thư đã đem Thúy Kiều ra hành hạ nhưng Hoạn thư cũng vẫn khen nàng trước mặt Thúc sinh: 1849. Rằng: –“Hoa nô đủ mọi tài, “Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.”ø Là tình địch của Kiều vậy mà Hoạn thư cũng phải khen nàng, không phải chỉ có một hai lần. Khi xem tờ thân cung của Thúy Kiều, Hoạn thư lại một lần nữa bị thuyết phục và đây là lời khen thực sự tự đáy lòng: 1897. Diện tiền trình với Tiểu thư, Thoắt xem dường có ngẩn ngơ chút tình. 1899. Liền tay trao lại Thúc sinh, Rằng: –“Tài nên trọng mà tình nên thương. 1901. “Ví chăng có số giàu sang, “Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên! 1903. “Bể trầm chìm nổi thuyền quyên, “Hữu tài, thương nỗi vô duyên lạ đời.” Đặc biệt đến khi xem bản kinh Hoa nghiêm do Thúy Kiều chép thì có thể nói Hoạn thư đã hoàn toàn bị chinh phục: 1987. Khen rằng: –“ Bút pháp đã tinh, “So vào với thiếp Lan Đình nào thua! 1989. “Tiếc thay lưu lạc giang hồ “Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài. “ Cho nên sau này khi ra trước cuộc báo oán của Thúy Kiều, Hoạn thư cũng không phải hổ thẹn khi bào chữa có câu cũng khá thành thực: 2369. Lòng riêng, riêng những kýnh yêu, Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai... Đối với nhân vật Hồ Tôn Hiến, hắn biết quá rõ tài sắc của nàng, chính hắn đã lợi dụng nàng cho âm mưu đánh lừa Từ Hải để sau này hắn còn trơ tráo bắt nàng hầu rượu, hầu đàn mà khen tài nàng: 2573. Hỏi rằng: –“Này khúc ở đâu? “Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!” rồi: 2579. Nghe càng đắm, ngắm càng say, Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình! Rồi còn Đạm Tiên, sư Tam Hợp... đều yêu mến và đánh giá cao Thúy Kiều, tuy mỗi người một cách. Thúy Kiều được ngợi khen từ các nhân vật khác là một phần nhưng cái chính là nàng tự bộc lộ tài đàn, tài thơ, cách cư sử, lời ăn tiếng nói đến cách xét người, đoán việc qua ngòi bút mô tả của thi hào Nguyễn Du. Chúng ta đã điểm qua ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều – một phương diện nghệ thuật thành công đặc sắc của kiệt tác (Về phần độc thoại nội tâm của các nhân vật , chúng tôi đã có một bài nghiên cứu riêng). Như ta đã thấy đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều là sự cá tính hóa rất cao, mỗi nhân vật Truyện Kiều đều có một lối nói riêng, một vốn từ riêng, không hề lẫn lộn. Ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều đã được lựa chọn hết sức chính xác, tiêu biểu cho nếp nghĩ, nếp cảm và sự lựa chọn của tác giả không chỉ biểu hiện ở những từ không có khả năng thể hiện trực tiếp, cụ thể nội dung tư duy cảm xúc của các nhân vật, bởi ngôn ngữ nhân vật ở đây vừa tham gia vào việc thể hiện sự phát triển của các sự kiện vừa là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những tính cách nhân vật đa dạng, điển hình. nguồn:giangvien. View more mos

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích Hội thoại và Đối thoại trong Truyện Kiều.docx