Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái

LỜI MỞ ĐẦU Trong kinh doanh, không phải lúc nào thị trường hàng hóa cũng ở trong giai đoạn tăng trưởng phát triển mà có rất nhiều thị trường hàng hóa tiến đến giai đoạn suy thoái. Ngành công nghiệp suy thoái gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không chỉ lợi nhuận giảm sút mà còn có thể thua lỗ hoặc phá sản. Vậy trong tình trạng đó, các doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và vẫn thu lợi? Mía đường là ngành công nghiệp trọng yếu của nước ta nhưng trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO lại lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Sản lượng mía đường giảm sút, nhiều công ty phá sản gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Trong khi đó lượng đường trên thị trường lại không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy việc gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặc mới cho ngành mía đường của đất nước ta. Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam còn nhiều khó khăn về thị trường, lợi thế cạnh tranh, nguồn nguyên liệu, công nghệ lẫn năng suất thì vẫn có những doanh nghiệp luôn nỗ lực để tìm hướng đi mới, vượt qua những khó khăn và tự tạo những cú hích cần thiết cho ngành mía đường Việt Nam. Điển hình là công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT). SBT không chỉ tồn tại mà hiện đang vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành mía đường của Việt Nam hiện nay. Vậy SBT đã có những bước đi và chiến lược như thế nào để đạt được kết quả đó? Những câu hỏi trên được làm rõ trong đề tài “ Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái” của nhóm 14 với bố cục gồm 4 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Ngành mía đường Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO Chương III: Công ty Cổ phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh Chương IV: Chiến lược cạnh tranh của SBT. Với đề tài trên nhóm hi vọng người đọc sẽ có những cái nhìn đúng đắn về những cơ hội và thách thức trong ngành công nghiệp suy thoái, từ đó đề ra những chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp của mình để tồn tại và vượt qua suy thoái.

pdf26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5322 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU Trong kinh doanh, không phải lúc nào thị trường hàng hóa cũng ở trong giai đoạn tăng trưởng phát triển mà có rất nhiều thị trường hàng hóa tiến đến giai đoạn suy thoái. Ngành công nghiệp suy thoái gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không chỉ lợi nhuận giảm sút mà còn có thể thua lỗ hoặc phá sản. Vậy trong tình trạng đó, các doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và vẫn thu lợi? Mía đường là ngành công nghiệp trọng yếu của nước ta nhưng trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO lại lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Sản lượng mía đường giảm sút, nhiều công ty phá sản gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Trong khi đó lượng đường trên thị trường lại không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy việc gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặc mới cho ngành mía đường của đất nước ta. Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam còn nhiều khó khăn về thị trường, lợi thế cạnh tranh, nguồn nguyên liệu, công nghệ lẫn năng suất… thì vẫn có những doanh nghiệp luôn nỗ lực để tìm hướng đi mới, vượt qua những khó khăn và tự tạo những cú hích cần thiết cho ngành mía đường Việt Nam. Điển hình là công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT). SBT không chỉ tồn tại mà hiện đang vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành mía đường của Việt Nam hiện nay. Vậy SBT đã có những bước đi và chiến lược như thế nào để đạt được kết quả đó? Những câu hỏi trên được làm rõ trong đề tài “ Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái” của nhóm 14 với bố cục gồm 4 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Ngành mía đường Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO Chương III: Công ty Cổ phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh Chương IV: Chiến lược cạnh tranh của SBT. Với đề tài trên nhóm hi vọng người đọc sẽ có những cái nhìn đúng đắn về những cơ hội và thách thức trong ngành công nghiệp suy thoái, từ đó đề ra những chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp của mình để tồn tại và vượt qua suy thoái. 2 I. Cơ sở lý thuyết: 1. Định nghĩa về giai đoạn suy thoái: Hầu hết các ngành đều đi qua giai đoạn suy thoái. Trong giai đoạn suy thoái, sự tăng trưởng trở thành âm, hoặc không tăng trưởng trong hai quý liên tiếp, vì các lý do khác nhau, như thay thế công nghệ, các thay đổi xã hội, nhân khẩu học, cạnh tranh quốc tế. Trong một ngành suy thoái, mức độ ganh đua giữa các công ty hiện có thường tăng lên. Tùy thuộc vào tốc độ suy giảm và độ cao của rào cản rời ngành, sức ép cạnh tranh có thể trở nên dữ dội. Vấn đề chính trong giai đoạn suy thoái đó là sự giảm nhu cầu dẫn đến phát sinh năng lực dư thừa. Trong khi cố gắng sử dụng các năng lực dư thừa này, các công ty bắt đầu cắt giảm giá và do đó phát sinh một cuộc chiến tranh giá. Rào cản rời ngành đóng vai trò điều chỉnh năng lực sản xuất dư thừa. Rào cản rời ngành càng lớn, càng gây khó khăn cho các công ty giảm năng lực dư thừa và nguy cơ càng cao của cạnh tranh giá dữ dội. Biểu đồ chu kỳ ngành Nhu cầu Thời gian (Nguồn:Quản trị chiến lược – PGS.TS.Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Trần Hữu Hải. NXB Thống Kê 2007) 2. Các chiến lược trong ngành suy thoái: Có 4 chiến lược chính mà công ty có thể áp dụng để đối phó với sự suy thoái, đó là:  Chiến lược dẫn đạo - áp dụng khi công ty tìm cách để đóng vai trò lấn át trong ngành 3  Chiến lược khe hở - chiến lược tập trung vào nhóm nhu cầu biệt lập đang suy giảm chậm hơn tổng thể ngành  Chiến lược thu hoạch, nhằm tối ưu hóa ngân quỹ  Chiến lược cắt bỏ - áp dụng khi công ty muốn bán đi các hoạt động kinh doanh của nó cho công ty khác Biểu đồ: Lựa chọn chiến lược Cao CẮT BỎ KHE HỞ & THU HOẠCH THU HOẠCH & CẮT BỎ DẪN ĐẠO & KHE HỞ Ít sức mạnh Nhiều sức mạnh Các sức mạnh liên quan đến khu biệt nhu cầu (Nguồn:Quản trị chiến lược – PGS.TS.Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Trần Hữu Hải. NXB Thống Kê 2007) Để chọn chiến lược phù hợp cho công ty cần xem xét mối tương quan giữa mức độ gay gắt của cạnh tranh trong ngành suy thoái và các sức mạnh liên quan đến khu biệt nhu cầu ( ít sức mạnh hay nhiều sức mạnh) S ự g ay g ắt c ủ a cạ n h t ra n h tr o n g n g àn h Thấp 4 II. Ngành mía đường Việt Nam giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO: 1. Tổng quan ngành mía đường Việt Nam: Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường. Năm 1995, với chủ trường “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8). Ngành mía đường được xem là một trong những ngành kinh tế trọng yếu trong quá trình thực hiện Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa, là ngành được giao “không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội” vì giải quyết và cải thiện được phần lớn đời sống của người nông dân, tuy nhiên những gì ngành mía đường thực hiện được trong thời gian qua lại không phản ánh được vai trò của ngành này. Đặc biệt trong giai đoạn 2003-2006 hoạt động của ngành rơi vào đình trệ, suy giảm năng suất trầm trọng. Xét cả về năng suất nông nghiệp và năng suất công nghiệp chế biến, ngành mía đường Việt Nam còn thấp, thua quá nhiều so với các ngành mía đường lớn của khu vực và thế giới. Bình quân ở Việt Nam chỉ mới đạt 4-5 tấn đường/ha, trong khi đó ở Thái Lan là 7-8 tấn/ha, ở Úc và Brazil là 9-12 tấn/ha. Theo các số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thì nhu cầu đường trong nước hàng năm vào khoảng 1,3 triệu tấn đến 1,4 triệu tấn đường/năm, trong khi đó tổng sản lượng đường cung cấp của 37 Nhà máy đường trên khắp cả nước chỉ đạt khoảng 970.000 tấn. Do đó, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu trung bình khoảng 300.000 tấn đến 400.000 tấn Cụ thể: - Niên vụ 2005 – 2006 tổng sản lượng đường chỉ đạt 900 ngàn tấn (giảm 10% so với niên vụ 2004 – 2005); trong khi đó niên vụ 2004 – 2005 tổng sản lượng đường giảm 12 % so với niên vụ 2003 – 2004. - Hàng loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Trước năm 1999, cả nước đã có tới 44 nhà máy đường, đến năm 2004 còn 40 nhà máy, 5 nhưng đến 2005 – 2006 con số này chỉ còn dừng lại ở 37 nhà máy, với tổng công suất 75.810 tấn mía/ ngày. - Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diện tích trồng mía đã liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là vào năm 2004, diện tích trồng mía chỉ còn là 300.000 ha (giảm 5000 nghìn hecta so với cùng kỳ năm 2003), đi đôi với năng suất giảm , chữ lượng đường trong mía không đủ tiêu chuẩn, đã tạo ra một nguồn cung bấp bênh cho ngành công nghiệp này. - Tình trạng thiếu cung nguyên liệu trầm trọng làm đẩy giá nguyên liệu liên tục chạm mức trần, khiến cho giá thành sản xuất đường cao, nên xảy ra tình trạng giá đường trong nước cao hơn so với giá đường thế giới và khu vực. Điều này đã mất đi yếu tố cạnh tranh của các công ty mía đường, và góp phần cho nhập lậu đường từ phía Tây Nam ,đặc biệt là Thái Lan phát triền. Biểu đồ lượng cung,cầu va giá đường tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Year Th ou sa nd to ns - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 VN D/ Kg Consumption Output Domestic price World price (Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn) Nguyên nhân khách quan: - Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường của thị trường thế giới. Phần lớn trong số 60 quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiêu dùng thông qua thuế nhập khẩu cao và chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt Nam, những bảo hộ này không có nhiều, chỉ riêng có hạn ngạch và thuế 6 nhập khẩu thì theo lộ trình hội nhập AFTA thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm dần từ 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% vớI đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. - Chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm ở các vùng trung du và miền núi, nông dân và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông… Nguyên nhân chủ quan: - Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là diện tích trồng mía bình quân cho mỗi hộ nông dân quá thấp (0.3 – 0.5 ha/hộ). - Năng suất và chất lượng mía thấp; bình quân năng suất chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha và dưới 10ccs (độ đường). - Nguồn cung nguyên liệu bấp bênh. - Thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả lao động kém, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao. - Sự phân bổ các nhà máy công nghiệp mía không phù hợp, không sát vùng nguyên liệu, chi phí vận chuyển cao. 2. Các công ty đang hoạt động trong ngành mía đường: Trước năm 1999, cả nước đã có tới 44 nhà máy đường, đến năm 2004 còn 40 nhà máy, nhưng đến 2005 – 2006 con số này chỉ còn dừng lại ở 37 nhà máy. Trong đó, có 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với công suất bình quân 4.500 tấn, số còn lại 31 doanh nghiệp trong nước chỉ đạt bình quân 1.570 tấn với máy móc cũ, lạc hậu năng suất và hiệu quả thấp. 7 Biểu đồ thị phần các công ty đường trong nước (Nguồn: bảng cáo bạch của SBT năm 2006) - Đứng đầu thị phần đường trong nước là công ty Cổ Phần Mía Đường Lam Sơn với sản phẩm đường các loại chủ yếu phục vụ thị trường phía Bắc. - Đứng thứ hai trong thị trường đường trong nước là công ty Liên Doanh Nghệ An-Anh với sản phẩm đường các loại chủ yếu phục vụ cho thị trường miền Trung. - Tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa và công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh đang cùng nhau dẫn đầu thị trường. 3. Các rào cản rút lui khỏi ngành mía đường Việt Nam: 3.1. Tài sản có tính chất bền và chuyên biệt : Dây chuyền sản xuất mía đường ngày càng hiện đại và chuyên biệt. Hiện nay công ty Bourbon Tây Ninh với dây chuyền sản xuất mía đường được đánh giá là hiện đại nhất, theo công nghệ của tập đoàn Bourbon cùng với hệ thống kiểm soát và điều khiển hoàn toàn tự động. Bên cạnh đó, thị trường mía đường đang rơi vào tình trạng suy thoái nên việc bán lại những tài sản này khó khăn hơn bao giờ hết. Khó có thể bán lại với giá cao cho người khác, trừ khi là bán tống bán tháo như đồ đồng nát. Do tính chuyên biệt hoá 8 của tài sản, nên dù có thị trường để bán lại hay không thì giá trị của tài sản chuyên biệt cũng ngày càng thấp đi khi giai đoạn suy giảm của ngành ngày càng lộ rõ. Do đó, các công ty ở vào tình huống này tốt hơn là nên trụ lại, cho dù dự kiến lưu lượng tiền mặt có khấu trừ trong tương lai là thấp bởi vì nếu rút khỏi ngành ngay thì số vốn thu hồi được còn thấp hơn cả lượng tiền mặt này nữa. 3.2. Rào cản có tính chiến lược: Trong hoạt động kinh doanh có mối quan hệ tương hỗ (tác động lẫn nhau), nên nếu ngưng một hoạt động kinh doanh thì có thể có tác động tiêu cực đến chiến lược tổng thể của cả nhóm hoạt động kinh doanh. Nếu công ty ngưng hoạt động trong ngành mía đường có thể ảnh hưởng đến hình tượng của công ty, quan hệ của công ty với các kênh phân phối chủ chốt, các tài sản dùng cho cả nhóm hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy công ty cần phải có cái nhìn đúng đắn để có những quyết định thích hợp. Đối với những công ty có hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như công ty Biên Hòa, công ty Bourbon Tây Ninh... thì khi công ty từ bỏ ngành mía đường sẽ làm cho khách hàng sẽ giảm đi sự tin tưởng vào các thị trường vốn của công ty, khiến công ty không còn khả năng thu hút các nhà thu mua như trứơc đó nữa, từ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín tài chính của công ty. 3.3. Rào chắn từ phía chính phủ và xã hội: Chính phủ tỏ ra lo ngại về sự tác động của việc ngưng hoạt động kinh doanh đối với cộng đồng địa phương. Rào chắn từ phía xã hội (gây tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương) quá cao. 9 III. Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT): Trong bối cảnh chung của ngành mía đường Việt Nam còn nhiều khó khăn về thị trường, lợi thế cạnh tranh, nguồn nguyên liệu, công nghệ lẫn năng suất… thì vẫn có những đơn vị luôn nỗ lực để tìm hướng đi mới, vượt qua những khó khăn và tự tạo những cú hích cần thiết cho ngành mía đường Việt Nam. Một điển hình là Công ty cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT) – doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 1.419 tỷ đồng. SBT không chỉ phát huy được thế mạnh của mình trên cả ba phương diện: phát triển nông nghiệp, sản xuất và kinh doanh mà còn góp phần tạo đầu ra và thương hiệu vững chắc cho nông sản Việt Nam. 1. Giới thiệu sơ lược về công ty: Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh tiền thân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cấp phép chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đầu tư số 451033000014 ngày 23 tháng 3 năm 2007 sau khi xử lý toàn bộ lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2006, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 27/08/2007. - Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là hơn 1.4 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu niêm yết là: 44.824.720 cổ phiếu tương đương 44.824.720.000 đồng - Trụ sở chính của Công ty: Xã Tân Hưng, Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh - Công ty họat động trong các lĩnh vực:  Sản xuất đường, các sản phẩm phụ;  Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường;  Sản xuất điện thương phẩm và điện để tự sử dụng;  Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp;  Trồng mía và đầu tư trợ giúp nông dân phát triển việc trồng và nâng cao năng suất mía;  Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các công trình dân dụng;  Xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn;  Xây dựng siêu thị. - Tập đoàn Bourbon là Công ty mẹ của SBT, nắm giữ 97.081.628 cổ phần, chiếm 68,40% vốn điều lệ. 10 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty SBT: Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình khá đơn giản và hiệu quả, bao gồm trụ sở và nhà máy sản xuất các sản phẩm đường, mật rỉ và điện được thiết lập tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Văn phòng đại diện của công ty được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách mảng thị trường phía Nam, để thực hiện công việc giao dịch, tìm kiếm khách hàng, phân phối các sản phẩm đường cho các khách hàng. Sơ đồ tổ chức công ty 3. Hoạt động kinh doanh: 3.1. Sản lượng sản phẩm: Sản phẩm chính của SBT là đường tinh luyện (R.E) và phụ phẩm là mật rỉ. Một sản phẩm khác nữa của SBT là điện, được sản xuất từ nguồn nhiên liệu là bã mía được thải ra trong quy trình sản xuất đường. Đường tinh luyện (R.E): có thương hiệu là Mimosa sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu, được sử dụng cho mục đích cho tiêu dùng cá nhân và công nghiệp. Đây là sản phẩm chính của công ty, doanh thu của sản phẩm này chiếm xấp xỉ 90% của tổng doanh thu. CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH Trụ sở chính và Nhà máy tại Tây Ninh Văn phòng đại diện tại Tp.HCM 11 Tổng doanh thu của SBT trong năm 2004 là xấp xỉ 349 tỷ đồng, sang đến năm 2005 tổng doanh thu đạt là 630 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với năm trước. Trong năm 2006, tổng doanh thu tăng được khoảng 8% so với năm trước, đạt gần 680 tỷ đồng. 3.2. Nguyên vật liệu: Các nguyên vật liệu chính của SBT sử dụng bao gồm mía nguyên liệu (chiếm tỷ trọng 60% trên tổng chi phí giá thành của đường thành phẩm), đường thô, hóa chất, muối, vôi và bao bì. 3.3. Trình độ công nghệ của Công ty SBT: Đường tinh luyện của SBT được chế luyện theo phương pháp carbonat hóa giúp hạ chi phí sản xuất và chất lượng cao hơn phương pháp phosphat hóa, không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất tẩy trắng nào, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. SBT có hệ thống máy móc, thiết bị chọn lọc từ các thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới, được nhập khẩu từ Anh, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Úc, Mỹ, Nam Phi,…để ứng dụng sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng trang bị hệ thống kiểm soát và điều khiển hoàn toàn tự động, công nghệ sản xuất tiên tiến như: 12 carbonat hóa, phương pháp khuếch tán ly tâm,... tán cho phép thu hồi tối đa đường trong bã mía, so với phương pháp che ép thu hồi thêm là 1.5% độ pol. Chỉ với ưu thế này, vụ 06/07 SBT thu hồi thêm gần 5.000 tấn đường từ bã mía. Vì vậy chi phí mua sắm máy móc thiết bị ban đầu khá lớn so với các nhà máy khác. Đến nay mặc dù các máy móc chính đã khấu hao gần 50% giá trị nhưng giá trị sử dụng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì các thiết bị chính, giá trị lớn (như lò hơi) có thể sử dụng đến hết đời dự án. Đặc biệt bã mía sau khi đã trích hết đường được đưa qua ép kiệt, sau đó được sử dụng để làm nhiên liệu cho lò hơi tạo ra năng lượng dưới dạng hơi cao áp. Hơi cao áp làm quay 2 tuabin 2x12 MW cung cấp 9MW điện cho sản xuất và lượng điện còn lại 15 MW bán lên lưới điện quốc gia. 4. Vị thế công ty trong ngành: Công ty SBT được xem là một trong những công ty mía đường hàng đầu tại Việt Nam đi đầu trong việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại được lắp ráp từ các nước tiên tiến bậc nhất trên thế giới, và được nhập khẩu từ nhiều nước. Hiện tại, SBT chỉ sản xuất một loại sản phẩm chính là đường tinh luyện(R.E). Sản phẩm đường này được sử dụng cho tiêu dùng công nghiệp và tiêu dùng cá nhân. Vấn đề sản xuất đường tinh luyện đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn và cần những máy móc, trang thiết bị với công nghệ đặc biệt để phù hợp với những điều kiện sản xuất nghiêm ngặt. Do đó, cần phải có sự đầu tư bài bản về trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong ngành đối với sản phẩm đường tinh luyện của SBT cũng bị giới hạn nhiều. So với tổng số 37 nhà máy sản xuất đường hiện nay trên cả nước, các đối thủ cạnh tranh trong mảng thị trường đường tinh luyện R.E với SBT có thể kể đến là Công ty cổ phần Đường Biên Hoà , Công ty Đường Lam Sơn, Công ty Đường Nagajura, Công ty Đường KCP. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thị phần của SBT chiếm khoảng 18% của thị trường đường tinh luyện R.E tại Việt Nam và khoảng 6,4% của với tổng sản lượng đường trong cả nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn hoạt động chính của SBT, đối thủ trực tiếp của SBT là công ty cổ phần Đường Biên Hoà . Với lợi thế 43 năm hoạt động, thương hiệu đường Biên Hoà được biết tới nhiều hơn so với thương hiệu đường Mimosa của SBT. Trong khi đó, các sản phẩm của SBT mới được thị trường biết đến từ năm 2000. Mặc dù vậy, sản phẩm của SBT vẫn chiếm được vị thế ổn định trên thị trường do sản phẩm đường R.E của 13 SBT có chất lượng rất cao, phù hợp với đại đa số nhu cầu của các nhà sản xuất bánh kẹo và nước giải khát dành cho một số mặt hàng chiến lược. Bên cạnh đó, giá đường Mimosa của SBT cũng là một lợi thế cạnh tranh so với đường Biên Hoà (thấp hơn 200VND/túi so với đường cùng loại của Biên Hòa). (Nguồn: - Bảng cáo bạch Công Ty Cổ phần Đường Biên Hòa - Công ty Cổ Phần Chứng khoán FPT) 5. Phân tích SWOT: 5.1. Điểm mạnh: Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có công suất lớn. Bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, theo phong cách châu Âu. Đội ngũ kỹ sư, công nhân hầu hết là người địa phương có trình độ tay nghề cao, hoàn toàn làm chủ được công nghệ. CT. BOURBON TÂY NINH CT.BIÊN HÒA Tổng công suất 8.000 tấn mía/ngày 6000 tấn mía/ ngày Thị phần trong nước 6,4% tổng sản lượng đường tiêu thụ trong nước. 18% thị trường đường tinh luyện R.E Dẫn đầu về thị trường đường CN tại TP HCM 10% thị trường đường trong nước chiếm khoảng 60-70% thị phần đường tiêu dùng trực tiếp. Vốn điều lệ 1419 tỷ đồng 162 tỷ đồng Hoạt động kinh doanh _sản xuất đường cao cấp (chiếm 85,44% DT) _đường rỉ (10,28%) _nhiệt điện với nguyên liệu ethanol được lấy từ mía sản xuất đường tinh luyện (chiếm trên 80% DT) _sản xuất phụ phẩm, phế phẩm từ đường _sản phẩm rượu các loại Doanh thu thuần Năm 2006 679.860 triệu đồng ( + 7,92% so với 2005) 549.874 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế 192.524 triệu đồng 42.699 triệu đồng 14 Vị trí của nhà máy của SBT đặt ngay trong vùng trung tâm nguyên liệu của tỉnh Tây Ninh, là khu vực có diện tích trồng trọt lớn và thuận lợi cho việc phát triển cây mía. Do vậy, có lợi thế là giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy và giảm được tỷ lệ hao hụt chữ đường của mía do rút ngắn thời gian chuyên chở mía từ nông trường đến Nhà máy. Đồng thời nguồn cung nguyên liệu mía ngày càng ổn định, phong phú do có SBT triển khai các dự án hỗ trợ cho nông dân trồng mía. Có hệ thống kho cảng lớn, với kho rộng 1.000 , bồn mật rỉ 2.500 , có trang bị hệ thống cầu để bốc dỡ hàng hóa từ tàu chuyển trực tiếp vào trong kho và ngược lại, ngoài ra còn có hệ thống ống bơm mật rỉ chuyền từ bồn đến tàu nhận hàng. 5.2. Điểm yếu: Chỉ tập trung vào bán sỉ mà bỏ qua khâu bán lẻ. Điều này làm giảm bớt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của sản phẩm của công ty. Chỉ tập trung sản xuất một loại sản phẩm là đường tinh luyện R.E, nên chưa phát huy hết những cơ hội tiềm năng của các sản phẩm khác liên quan đến cây mía. 5.3. Cơ hội: Với Quyết định 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, sẽ quy hoạch phát triển diện tích trồng mía từ nay đến năm 2010 là 300.000 hecta, sản lượng đường trong cả nước lên 1,5 triệu tấn đường/năm và bù đắp phần còn thiếu hụt bằng đường nhập khẩu sẽ tạo thêm điều kiện cho SBT vận hành đủ công suất và cũng có cơ hội để nâng gấp đôi công suất sản xuất của nhà máy . Nhu cầu về đường trong nước cũng như trên thế giới ngày càng gia tăng, do vậy xu hướng về giá đường sẽ mang tính ổn định và tăng trưởng trong tương lai gần cũng là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước nói chung. Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ bớt khắc nghiệt do một số nhà máy đường hoạt động không hiệu quả sẽ bị đóng cửa do vậy nguồn nguyên liệu sẽ phong phú hơn. Với thiết kế ban đầu của nhà máy với công suất tiêu thụ mía 16.000 tấn/ngày là cơ hội cho SBT trong việc tăng gấp đôi công suất sản xuất của nhà máy với chi phí cũng như thời gian thấp hơn nhiều so với các nhà máy đường phải xây mới. Do vậy, sẽ tăng thêm khả năng cạnh tranh của SBT đối với các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như mở rộng thị phần của Công ty. 15 Hiện tại, SBT vẫn còn nhiều cơ hội để đầu tư phát triển thêm các sản phẩm mới liên quan đến cây mía như sản xuất ethanol, phân bón hữu cơ, nhà máy nhiệt điện. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và các nhà trồng mía, các nhà đầu tư chiến lược sẽ là một động lực mạnh mẽ cho SBT vì thông qua thị trường chứng khoán SBT sẽ nhận được nhiều hỗ trợ của các cổ đông mới trong các khâu nguyên liệu, tiêu thụ, tiếp thị và uảng bá thương hiệu của Công ty cũng như được chia sẻ những kinh nghiệm quản lý hiệu quả. 5.4. Thách thức: Việc gia nhập WTO có xu hướng tăng thêm tính cạnh tranh của đường nội với đường ngoại và với tình hình hiện nay thì giá đường trong nước vẫn cao hơn đường nhập khẩu. Do vậy các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước sẽ cần triển khai sớm việc tái cơ cấu nhà máy để giảm thiểu chi phí giá thà nh sản suất của thành phẩm. Tình hình lao động phổ thông ngày càng khan hiếm do xu hướng của thị trường lao động tập trung vào những thành phố lớn cũng sẽ là áp lực đối với ban lãnh đạo của Công ty. Việc chấp thuận cho gia tăng công suất của các nhà máy đường trong nước trong tương lai cũng là những thách thức không nhỏ đối với các Nhà máy đường hiện nay. 16 IV. Chiến lược cạnh tranh của SBT: Dưới sự hỗ trợ về tài chính cũng như định hướng cho sự phát triển của Bourbon tại Việt Nam của Tập đoàn Bourbon (Pháp) – tập đoàn có 50 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất đường, nên ngay từ khi gia nhập vào thị trường đường Việt Nam Bourbon đã có những ưu thế nhất định so với các đối thủ cùng ngành. Chính những ưu thế này đã giúp Bourbon Việt Nam – công ty SBT thực hiện thành công chiến lược cạnh tranh dẫn đạo thị trường bằng chất lượng sản phẩm. Trong giai đoạn 2003-2006, công ty SBT cũng gặp không ít khó khăn khi ngành mía đường Việt Nam suy giảm nghiêm trọng, nhưng với chiến lược cạnh tranh bằng chất lược sản phẩm đã giúp SBT vẫn đứng vững trên thị trường và thu được nhiều lợi nhuận. Chiến lược cạnh tranh này vẫn đang phát huy rất tốt hiệu quả cũng như khẳng định hướng đi đúng của SBT trong hiện tại và tương lai. 1. Chiến lược cạnh trạnh dẫn đạo thị trường bằng chất lượng sản phẩm: 1.1. Ưu thế của chiến lược: Chiến lược cạnh tranh bằng chính chất lượng sản phẩm của SBT hiện nay được cho là tốt nhất vì: Tận dụng tối đa nguồn nội lực sẵn có (công nghệ, vốn, tri thức). Với công suất lớn, chi phí sản xuất thấp,cùng với công nghệ tiên tiến cho phép SBT tận dụng 100% cây mía. ( Từ cây mía: sản xuất ra đường tinh luyện, sản phẩm phụ mật rỉ (sản phẩm có màu nâu đen,dạng bạch nha dùng để sản xuất cồn, rượu mạnh), các chất cạn bã (bã bùn) và nước thải dùng để sản xuất phân bón hữu cơ bán cho nông dân. Nhà máy có hệ thống nhiệt điện, đốt bã mía lấy năng lượng vận hành máy móc và bán điện cho lưới điện quốc gia. Hằng năm doanh thu từ tiền điện chiếm khoảng 25% doanh số.( lượng điện bán ra đủ sử dụng cho toàn tỉnh Tây Ninh). Công ty SBT giành lấy thị phần bằng chất lượng và dịch vụ. Những năm trở về trước, Công ty cổ phần Mía đường Biên Hòa nắm vị thế số 1 trong ngành đường chất lượng cao, dành cho sản xuất công nghiệp, nhưng bây giờ SBT giữ vị thế số 1. Chất lượng Đường của Công ty Biên Hòa tốt nhưng sản phẩm không đủ bán, bên cạnh đó những năm gần đây Công ty Biên Hòa lại tập trung hơn về đường túi (1 kg/túi, 2kg/túi..) phục vụ cho thị trường đường tiêu dùng. Sự dụng chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm giúp Công ty SBT khẳng định vị thế đồng thời nâng cao uy tín của công ty so với các đối 17 thủ cạnh tranh. 1.2. Những rủi ro Công ty SBT có thể gặp phải khi sử dụng chiến lược này: Rủi ro và khó khăn lớn nhất mà SBT có thể gặp phải cũng chính là khó khăn của ngành mía đường Việt Nam, đó chính là: - Nguồn nguyên liệu giảm ( do nông dân giảm diện tích trồng mía, chuyển sang trồng cao su, khoai mì, hoa màu….) - Giá giảm do cạnh tranh. Với áp lực từ thị trường đường trong nước và thế giới: cạnh tranh hội nhập, nên việc cạnh tranh về giá là tất yếu xảy ra. Nhưng với chi phí sản xuất thấp, SBT vẫn có thể cạnh tranh với đường thế giới. - Ngoài ra SBT còn phải đối mặt với những rủi ro khác như:  Rủi ro về kinh tế: là khi một Doanh nghiệp hay một ngành có thể bị ảnh hưởng xấu do nền kinh tế của Quốc gia có những sự biến động suy thoái và có khả năng làm giảm nhu cầu về những sản phẩm của Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập của Doanh nghiệp.  Rủi ro lãi suất: là rủi ro khi chi phí trả lãi vay của Doanh nghiệp cao hơn khả năng tạo ra lợi nhuận của Doanh nghiệp.  Rủi ro về ngoại hối: rủi ro khi có sự biến động bất lợi về tỷ giá ngoại hối đến giá thành các nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc giá bán các thành phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Doanh nghiệp.  Rủi ro luật pháp: là rủi ro mang tính hệ thống, có ảnh hưởng chung đến toàn ngành. 2. Phương thức thực hiện chiến lược: Các biện pháp phát triển và ổn định nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu Mía chiếm tỷ trọng 60% trên tổng chi phí giá thành của đường thành phẩm, do vậy giá mía nguyên liệu có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình lợi nhuận của SBT. Do đó SBT đã nghiên cứu và sử dụng nhiều biện pháp để ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu. - Công ty hỗ trợ người nông dân trồng mía bằng nhiều hình thức khác nhau như bao gồm về vốn, về giống hoặc phân bón, đất trồng mía. - Công ty cũng đã đầu tư một số công trình giao thông thủy lợi nội đồng tại các vùng nguyên liệu lớn thuộc các Xã như Tân Hưng, Trà Vong, Tân Phong, Mỏ Công. - Tiếp tục đầu tư cho nông dân mua đất và thuê đất để khai hoang, tạo điều kiện và khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng sang cây mía. 18 - Đối với những diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún nằm trong vùng quy hoạch, Công ty vận động nông dân hợp tác trồng mía hoặc cho những hộ trồng mía mượn tiền thuê lại với giá cao hơn lợi nhuận từ trồng lúa để nông dân chuyển sang trồng mía. Do vậy, tính đến nay nguồn nguyên liệu của Công ty ngày được ổn định hơn và mở rộng ra. Dự kiến, trong mùa vụ 2007/2008, diện tích vùng nguyên liệu của SBT sẽ được mở rộng ra đến 17.000ha. - Thêm vào đó, một hướng đi có nhiều tiềm năng phát triển là chuyển mía xuống các vùng đất thấp, nơi cây mía có đủ độ ẩm để phát triển và cho năng suất cao hơn. Hiện tại 90% diện tích mía của SBT là tại các vùng đất thấp. - Công tác khuyến nông luôn là biện pháp đem lại lợi ích thiết thực cho cả nhà máy và nông dân. - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân và tăng thêm sản lượng nguyên liệu cho Nhà máy. - Để giảm thiểu rủi ro cho nông dân trong việc trồng mía cũng như cho Công ty khi giá mía xuống thấp, Công ty hỗ trợ người nông dân trồng mía những kỹ thuật trồng trọt và giới thiệu các loại giống mía tốt, phù hợp với thổ nhưỡng ở Tây Ninh. Hiện nay, bằng những nỗ lực của Bộ phận khuyến nông của Công ty, sản lượng trồng mía của các hộ trong khu vực đang dần được cải thiện đưa năng suất từ 45 tấn/hecta đến nay đạt trung bình khoảng 57 tấn/hecta. 3. Hoạt động Marketing: Để tồn tại trong một môi trường suy thoái và bấp bênh, các công ty phải tốn nhiều thời gian và có những hoạch định rõ ràng trong việc xây dựng chiến lược Marketing. Chính sách bán hàng của SBT chủ yếu là bán sỉ và bán cho các khách hàng công nghiệp. Các sản phẩm của SBT chủ yếu được giao hàng ngay tại nhà máy. Trong đó các khách hàng thường xuyên của SBT bao gồm: công ty nước giải khát Pepsi, công ty TNHH RedBull, Nhà máy sản xuất bánh kẹo Perfecty, công ty nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty thực phẩm quốc tế (Interfood), công ty TNHH Acecook Việt Nam, Công ty thực phẩm công nghệ…Bên cạnh đó, một số khách hàng là đại lý và các nhà buôn lớn, tiềm năng của SBT có thể kể đến như công ty Thành Thành Công, tổng công ty Thương Mại Sài Gòn, Doanh nghiệp tư nhân Phát Thành Đạt, Công ty Kim Hà…Do khách hàng không phải là các cá nhân riêng lẻ nên để khách hàng đi đến quyết định mua sản phẩm cần có sự 19 đồng thuận của nhiều người ở những bộ phận khác nhau. Những hợp đồng ký kết có những giá trị lớn nên uy tín và niềm tin của SBT đối với khách hàng là rất quan trọng. Biểu đồ Cơ cấu của các đối tượng khách hàng (Nguồn: bảng cáo bạch của SBT) Về cơ bản, chiến lược Marketing của các doanh nghiệp B2B không giống với các doanh nghiệp B2C. SBT không tổ chức các hoạt động quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện đại chúng mà chú trọng đến việc duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và lâu dài với các công ty thực phẩm, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trên thị trường. Văn phòng thương mại tại Tp HCM phụ trách việc tìm kiếm các khách hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó cũng làm nhiệm vụ thăm dò thị trường và chăm sóc khách hàng. Theo quan điểm của nhóm, chiến lược Marketing của công ty SBT dựa trên một cách nhìn mới về khái niệm 4P phù hợp hơn với các công ty B2B: - Triển vọng (prospect): phải xác định được các cơ hội kinh doanh trong tương lai dựa trên nhu cầu của khách hàng. Công ty nhận biết được là họ muốn gì thậm chí ngay cả khi chính bản thân khách hàng còn chưa biết, và sau đó lên kế hoạch sản xuất sản phẩm hoặc tổ chức ra loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Việc nhanh nhạy biết nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu khách hàng sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn đồng thời tạo dựng được quan hệ hợp tác dài hạn với khách hàng và được nhiều người biết đến hơn. - Hứa hẹn (promise): phải tập hợp được các lý lẽ xác đáng để giải thích tại sao bạn là nhà cung cấp có chất lượng cao nhất trong số các nhà cung cấp cùng một chủng loại sản phẩm/dịch vụ và là sự lựa chọn tối ưu của khách hàng. Điều này là điểm khác biệt lớn trong chiến dịch marketing so với các công ty B2C, vì đối với B2B người mua có thể tiếp cận và lựa chọn để loại ra các nhà cung cấp không phù hợp và đàm phán trực tiếp với các nhà cung cấp 20 còn lại để đạt được những điều kiện mua hàng có lợi nhất. - Sản phẩm (Product): tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và phân phối những sản phẩm theo đúng như những thỏa thuận và hứa hẹn trước đó với khách hàng. - Khẳng định vị trí (Position): tổng kết toàn bộ những lợi thế mà bạn đã tạo ra để vượt qua đối thủ cạnh tranh và một lần nữa tối ưu hóa ba khâu trên. Với sách lược đầu tư đúng đắn ngay từ bước đầu, bằng cách tập trung vào công nghệ sản xuất tiên tiến và quy trình hiện đại, Công ty đã tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao để cung cấp cho những khách hàng lớn, có khả năng phục vụ cho những sản phẩm cao cấp trong các ngành thực phẩm và dược phẩm. Sản phẩm quan trọng nhất của công ty là đường tinh luyện Mimosa, được định vị ngay từ ban đầu trong tâm trí của khách hàng là loại đường chất lượng cao, và công ty đã không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Những khách hàng lớn và lâu dài được công ty lựa chọn làm ký kết hợp tác chiến lược. Điều này giúp công ty củng cố và ngày càng an tâm về mối quan hệ hợp tác, giúp công ty đứng vững bằng những hợp đồng hết sức giá trị. 4. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới. Định hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh là phấn đấu trở thành Doanh nghiệp hàng đầu của Ngành đường Việt Nam về chất lượng sản phẩm và sản lượng sản xuất. Để đạt được mục tiêu trên trên, Công ty sẽ chú trọng phát triển về nguồn nguyên liệu, về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đảm bảo dung hòa lợi ích của người nông dân và Nhà máy. Đây cũng làtinh thần của Quyết định số 26/2007/QĐ- TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng phát triển ngành đến năm 2020. Kế hoạch phát triển của Công ty dự kiến đến năm 2010 làcó thể triển khai giai đoạn hai của Nhà máy, đưa công suất sản xuất của Nhàmáy với khả năng tiêu thụ 16.000 tấn mía/ngày, đạt sản lượng đường thành phẩm 200.000 tấn/năm. Khi đạt được mức sản lượng này, Công ty sẽ sử dụng một phần để phục vụ cho xuất khẩu, tham gia vào xu hướng chung của Thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đường trên Thế giới. 5. Kết quả đạt được: SBT đã lựa chọn đúng đắn chiến lược để cạnh tranh trong ngành mía 21 đường, điều này được thể hiện cụ thể trong bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của công ty đã được kiểm toán. Cụ thể: NĂM TỔNG DOANH THU (VND) LỢI NHUẬN SAU THUẾ(VND) 2005 629.956.851.329 120.961.010.436 2006 680.012.205.921 192.524.923.897 2007 674.345.046.707 191.321.459.895 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của SBT) Các hợp đồng lớn đã được kí kết (Nguồn: bảng cáo bạch SBT) 22 KẾT LUẬN Bất kỳ một ngành công nghiệp nào cũng đều trải qua bốn giai đoạn: phôi thai, phát triển, bão hòa, suy thoái. Có những ngành công nghiệp sau khi suy thoái sẽ hoàn toàn biến mất, cũng có những ngành lại phát triển sau khi suy thoái, do đó yếu tố quyết định cho một ngành công nghiệp có biến mất hay không lại phụ thuộc vào chiến lược của giai đoạn suy thoái. Nếu suy thoái mà có chiến lược tốt sẽ làm cho ngành không những không biến mất mà còn góp phần đóng góp phát triển nền kinh tế. Khi đó, bằng những cải tiến trong cơ cấu ngành, nghiên cứu, đa dạng hóa, mở rộng thị phần của sản phẩm/dịch vụ sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành trong thời gian tiếp theo. Thời gian đó ngắn hay dài là tùy thuộc vào tầm nhìn của nhà quản trị. Ở chương I của bài viết đã nêu nhưng cơ sở lý thuyết làm nền tảng để phân tích đề tài. Trong chương II, nhóm 14 đã trình bày tổng quan về ngành mía đường Việt Nam, hoạt động của các công ty trong ngành. Chương III , nhóm 14 đưa đến những thông tin cơ bản nhất về công ty Cổ phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh (SBT)- một trong những công ty đứng đầu thị trường mía đường Việt Nam. Và chương IV, trên cơ sở phân tích vị thế và SWOT của SBT nhóm 14 đã đi sâu tìm hiểu chiến lược cạnh tranh dẫn đạo thị trường bằng chất lượng sản phẩm của SBT và kết quả SBT đạt được khi thực hiện chiến lược. Nhóm 14 chân thành cảm ơn thầy Tiến Sĩ Hà Nam Khánh Giao đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm 14 thực hiện đề tài này. Trong điều kiện lượng kiến thức rất rộng lớn và thực tiễn đầy sinh động, phong phú, nhưng bản thân chúng em khi thực hiện đề tài này còn có những hạn chế nhất định, do đó bài viết sẽ không tránh khỏi sự sai sót, rất mong được sự thông cảm và chỉ dẫn của thầy và các bạn. Xin chân thành cám ơn! 23 PHỤ LỤ C CÔNG TY SBT (Nguồ n: Bả ng Cáo Bạ ch củ a SBT) 1. Các thông tin cơ bản về SBT • Tên tổ chức : CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH • Tên giao dịch : CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH • Tên nước ngoài : SUCRERIE DE BOURBON TAY NINH • Tên viết tắt : SBT • Trụ sở : Xã Tân Hưng, Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh • Điện thoại : (066) 753 250 • Fax : (066) 839 834 • Email : sbttninh@hcm.vnn.vn • Website : www.bourbontn.com.vn • VP thương mại : Phòng 103, Lầu 10, tòa nhà Etown 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. HCM • Giấy CN Đầu tư : Số 451033000014 do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh cấp ngà y 23 tháng 03 năm 2007 • Vốn điều lệ : 1.419.258.000.000 đồng • Mã số thuế : 3900244389 • Tài khoản tiền : số 1020100000 81988 tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Công Thương Việt Nam • Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất đường, các sản phẩm phụ; - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường; - Sản xuất điện thương phẩm và điện để tự sử dụng; - Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp; 24 - Trồng mía và đầu tư trợ giúp nông dân phát triển việc trồng và nâng cao năng suất mía; - Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các công trình dân dụng; - Xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn; - Xây dựng siêu thị. 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình khá đơn giản và hiệu quả, bao gồm Trụ sở và Nhà máy sản xuất các sản phẩm đường, mật rỉ và điện được thiết lập tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Văn phòng đại diện 6 ty được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách mảng thị trường phía Nam, để thực hiện công việc giao dịch, tìm kiếm khách hàng, phân phối các sản phẩm đường cho các khách hàng. Sơ đồ tổ chức công ty • Trụ sở : Xã Tân Hưng, Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh • VP thương mại : Phòng 10.3, Lầu 10, tòa nhà Etown 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. HCM Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần, chi tiết được thể hiện theo sơ đồ: Hưng, Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH Trụ sở chính và Nhà máy tại Tây Ninh Văn phòng đại diện tại Tp.HCM 25 26 3. Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất a. Trình độ công nghệ: Đường tinh luyện của SBT được chế luyện theo phương pháp carbonat hóa giúp hạ chi phí sản xuất và chất lượng cao hơn phương pháp phosphat hóa, không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất tẩy trắng nào, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. Do có kinh nghiệm 50 năm trong ngành sản xuất đường, ngay từ khi thành lập dự án, tập đoàn Bourbon đã đề xuất và được các bên liên doanh ủng hộ việc trang bị cho SBT các máy móc, thiết bị chọn lọc từ các thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới nhằm đảm bảo tối ưu hiệu suất của từng công đoạn. Một số thiết bị chính có thể kể đến như: máy búa đập của Nam Phi, khuếch tán của Bỉ; hệ thống bốc hơi của Thuỵ Điển; máy ly tâm của Anh; lọc carbonat của Pháp; tẩy màu của Mỹ, hệ thống nồi hơi của Úc, tuabin của Anh và các bộ phận phụ khác của Thái Lan. Vì vậy chi phí mua sắm máy móc thiết bị ban đầu khá lớn so với các nhà máy khác. Đến nay mặc dù các máy móc chính đã khấu hao gần 50% giá trị nhưng giá trị sử dụng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì các thiết bị chính, giá trị lớn (như lò hơi) có thể sử dụng đến hết đời dự án. Hệ thống sản xuất của SBT trích ly bằng phương pháp khuếch tán cho phép thu hồi tối đa đường trong bã mía, so với phương pháp che ép thu hồi thêm là 1.5% độ pol. Chỉ với ưu thế này, vụ 06/07 SBT thu hồi thêm gần 5.000 tấn đường từ bã mía.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích chiến lược cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp đang suy thoái.pdf