Phân tích cán cân thanh toán Việt Nam 2009

Chúng tôi bắt đầu từ các số liệu của cán cân thanh toán Việt Nam trong khoảng thời gian 2005-2009. Nguồn dữ liệu chúng tôi lấy từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), do những dữ liệu khả dụng, công khai từ các cơ quan Việt Nam còn manh mún và không đầy đủ. Một số chỉ tiêu có thể có những sai lệch so với các số liệu công bố của các cơ quan hữu quan của Việt Nam, thế nhưng, đôi khi những sự sai lệch đó vẫn có thể trở thành một chủ đề thảo luận nào đó

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích cán cân thanh toán Việt Nam 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tản mạn về cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009 TS. Trương Quang Thông (*) Đại học Kinh tế TPHCM TBKTSG) - Trong khi suy nghĩ về những số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam của năm 2009 sắp kết thúc, chúng ta vẫn phải tự hỏi: có hay không những mầm mống bất ổn có thể gây bất lợi cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững mà Việt Nam mong muốn? Các phân tích về cán cân vãng lai Việt Nam Chúng tôi bắt đầu từ các số liệu của cán cân thanh toán Việt Nam trong khoảng thời gian 2005-2009. Nguồn dữ liệu chúng tôi lấy từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), do những dữ liệu khả dụng, công khai từ các cơ quan Việt Nam còn manh mún và không đầy đủ. Một số chỉ tiêu có thể có những sai lệch so với các số liệu công bố của các cơ quan hữu quan của Việt Nam, thế nhưng, đôi khi những sự sai lệch đó vẫn có thể trở thành một chủ đề thảo luận nào đó. Từ bảng số liệu của IMF, chúng ta nhận thấy, thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam gia tăng rất nhanh qua các năm. Trong khi IMF dự báo mức thâm hụt cán cân thương mại năm 2009 là 7 tỉ đô la Mỹ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thì thông tin trong tháng 11-2009 cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ước tính con số đó cho cả năm 2009 là 11 tỉ đô la Mỹ. Nếu như trong các năm 2005-2006, kiều hối (chiếm hơn 90% khoản mục “Chuyển giao”) đã vượt quá nhu cầu cần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, làm giảm nhẹ đáng kể thâm hụt của cán cân vãng lai, thì nay, tình hình trên đã trở nên xấu hơn nhiều trong năm 2009. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, trong 10 tháng đầu năm, lượng kiều hối nhận được tại các ngân hàng trên địa bàn vào khoảng 2,6 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng ta biết rằng, TPHCM là nơi nhận gần 60% tiền kiều hối cả nước. Con số kiều hối cả nước nhận được trong năm 2009 được giới chuyên môn ước tính sẽ xấp xỉ 6 tỉ đô la. Kết hợp với nguồn số liệu của IMF, nếu như các luồng tiền ròng về dịch vụ và thu nhập của năm 2009 không đổi so với năm 2008 (thâm hụt xấp xỉ 4,2 tỉ đô la) thì với thâm hụt thương mại ước tính 11 tỉ đô la, sau khi trừ đi 6 tỉ đô la kiều hối, thì thâm hụt cán cân vãng lai có thể ước tính ở mức 9-10 tỉ đô la Mỹ cho năm 2009. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nợ nước ngoài của Việt Nam Theo lý thuyết, cán cân vãng lai là một trạng thái lý tưởng để diễn tả quan hệ nợ nần của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nếu cán cân vãng lai thặng dư, thì chúng ta nợ nước ngoài ít hơn nước ngoài nợ chúng ta, và ngược lại. Thâm hụt cán cân vãng lai có thể được bù đắp bằng thặng dư của cán cân vốn, trong đó, chúng ta mong muốn rằng, với mục tiêu ổn định và cân bằng kinh tế vĩ mô, những nguồn bù đắp đó phải là những nguồn dài hạn và ổn định. Trong bối cảnh Việt Nam, đó chính là các nguồn FDI và những khoản vay dài hạn nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI giải ngân trong 11 tháng đầu năm là 9 tỉ đô la Mỹ, bằng 89,6% so với cùng kỳ năm 2008. Mức 10 tỉ đô la là kỳ vọng cho tổng giải ngân FDI năm 2009 tại Việt Nam. Trong khi chúng tôi không có số liệu nào về vốn đầu tư gián tiếp, và với giả định rằng mức 10 tỉ đô la giải ngân FDI là có thể đạt được trong năm 2009, thì luồng tiền FDI gần như đã bù đắp được thâm hụt trong năm của cán cân vãng lai. Mức bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai còn cao hơn do Việt Nam ngày càng mang nợ nhiều hơn. Đồ thị bên dưới diễn tả mức chênh lệch ròng giữa rút vốn và tổng trả nợ các khoản nợ chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh trong các năm 2004-2008, qua đó, chúng ta có thể thấy mức chênh lệch ròng có xu hướng ngày càng dãn rộng ra. Hàng năm, nước ta vay nợ nhiều hơn là trả nợ. Chênh lệch ròng năm 2008 đã vượt qua con số 2 tỉ đô la Mỹ. Giả định rằng con số đó không đổi trong năm 2009, cộng với các khoản nợ “đột xuất” phát sinh trong năm 2009 là 2 tỉ đô la Mỹ (vay của ADB, Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản), thì luồng tiền ròng từ vay nợ nước ngoài có thể lên đến 4 tỉ đô la Mỹ. Cuối cùng, bỏ qua việc nhầm lẫn và bỏ sót, trong khi chưa có dữ liệu gì về nguồn vốn đầu tư gián tiếp cũng như các luồng vốn ngắn hạn khác, thì con số 4 tỉ đô la đó có thể tạm xem như là thặng dư của cán cân tổng thể (?!) Thế nhưng, tại sao trong kỳ họp Quốc hội vừa qua (tháng 10, 11-2009), Chính phủ đã dự báo mức thâm hụt cán cân tổng thể năm 2009 có thể lên đến con số 1,9 tỉ đô la Mỹ? Về mặt kỹ thuật, theo chúng tôi, có thể có những vấn đề sau đây: - Như trên đã nói, các giả định và tính toán phía trên của chúng tôi vẫn chưa đề cập đến những chu chuyển tài chính ngắn hạn có thể gây ra những thâm hụt nặng nề hơn cho cán cân tổng thể. Chúng ta chưa có dữ liệu gì về các luồng vốn đầu tư gián tiếp và cả những luồng vốn ngắn hạn cho năm 2009. Theo IMF, cán cân thanh toán Việt Nam đã ghi nhận một mức thặng dư kỷ lục của đầu tư gián tiếp lên đến 6,2 tỉ đô la Mỹ trong năm 2007. Ghi nhận và quản lý các luồng vốn gián tiếp vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo hiện nay ở Việt Nam. Cũng theo IMF, trong năm 2008 Việt Nam đã chứng kiến một mức thâm hụt 400 triệu đô la Mỹ đối với đầu tư gián tiếp. Có hay không những luồng vốn đầu tư gián tiếp tiếp tục đảo chiều trong năm 2009 và chúng diễn ra với mức độ nào? Đó chính là một câu hỏi lớn vẫn còn chờ lời giải đáp. - Vẫn còn những tranh luận về mức độ chính xác của số liệu về các khoản giải ngân FDI hàng năm, đặc biệt là bản chất của các nguồn giải ngân. Xin đơn cử một ví dụ sau đây. Một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam có mức vốn đầu tư 100 triệu đô la Mỹ, trong đó, công ty mẹ chỉ cấp một số vốn điều lệ 20 triệu đô la. Phần còn lại phải đi vay trung dài hạn ngân hàng thông qua bảo lãnh của chính công ty mẹ. Giả sử doanh nghiệp FDI đó vay số tiền 80 triệu đô la từ một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và việc giải ngân được thực hiện bằng chuyển khoản, từ tài khoản của ngân hàng đó mở tại New York, về tài khoản vốn chuyên dùng (Capital Account) của doanh nghiệp mở tại ngân hàng cho vay tại Việt Nam. Bản chất của giao dịch vay vốn trên không hề làm gia tăng quỹ ngoại hối cho nền kinh tế Việt Nam, vì thực chất, đó là giao dịch giữa người cư trú - người cư trú. Đúng là tiền từ nước ngoài chuyển về cho giải ngân FDI, nhưng không phải là một luồng tiền được ghi nhận vào cán cân thanh toán. - Cũng như vậy đối với các khoản vay mượn. Chúng ta biết rằng đối với một số điều kiện vay ODA, đặc biệt là vay tín dụng xuất khẩu (Export Credit), một tỷ lệ giải ngân không nhỏ sẽ được chuyển ngân trực tiếp cho các nhà cung cấp nước ngoài (người không cư trú-người không cư trú). Trong một chừng mực nào đó, đối với các khoản nhập khẩu được tài trợ bằng ODA và tín dụng xuất khẩu, thì một sự “thâm hụt” cán cân thương mại chưa chắc đã là điều xấu. Còn ở phân tích nguồn đối ứng, các luồng vốn ODA và tín dụng xuất khẩu tạo “thặng dư” cho cán cân vốn dài hạn chưa hẳn là một điều tốt, những luồng thặng dư thực sự, với kỳ vọng bù đắp cho thâm hụt của cán cân vãng lai. Thay cho lời kết Bài viết này, tuy xoay quanh các phân tích về cán cân thanh toán quốc tế, nhưng vẫn mang tính tản mạn. Chúng tôi hy vọng rằng nó có thể là một gạch nối cho một chủ đề sâu xa hơn, chỉn chu hơn, đó là việc sử dụng cán cân thanh toán quốc tế như là một công cụ quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước nói riêng và Chính phủ nói chung. Người ta tự hỏi, phải chăng những khó khăn trong tính toán, thống kê, phân tích và dự báo những đại lượng kinh tế vĩ mô thể hiện trong bảng cán cân thanh toán là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự thụ động, lúng túng của các cơ quan hữu quan trong thời gian qua trong việc điều hành chính sách tiền tệ? Chẳng hạn, nếu như cán cân cơ bản (= cán cân vãng lai + cán cân vốn dài hạn) được dự báo là thặng dư, thì đó chính là hàm ý của một khả năng lên giá đồng nội tệ. Thế nhưng, tại sao cuối cùng lại là một sự thâm hụt lớn ngoài dự đoán của cán cân tổng thể, được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm giá đồng nội tệ vào những ngày cuối tháng 11-2009? Rõ ràng, chúng ta vẫn còn lúng túng và chồng chéo trong việc quản lý các nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Việc phối hợp quản lý các luồng FDI, ODA, tín dụng xuất khẩu vẫn chưa thực sự thông suốt giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và một số cơ quan khác. (*) Đại học Kinh tế TPHCM Cán cân thanh toán tổng thể 2009 thâm hụt 1,9 tỉ USD Đăng ngày: 28/10/09 Cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hụt, trong khi nguồn ngoại tệ của đất nước vẫn khá dồi dào. Theo báo cáo của Chính phủ, việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ đôla, gây căng thẳng không đáng có và cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hụt, trong khi nguồn ngoại tệ của đất nước vẫn khá dồi dào. Nguồn: Báo cáo của Chính phủ Theo SGTT IMF: VIỆT NAM CẦN CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN, NIỀM TIN VÀO TIỀN ĐỒNG Tổ chức Tiền tệ Quốc tế – IMF nhận định rằng muốn đạt mức tăng trưởng kinh tế 6% trong năm 2010, Việt Nam cần phải cải thiện cán cân thanh toán và tăng niềm tin vào tiền đồng. Hãng tin tài chính Bloomberg trích lời ông Benedict Bingham, trưởng đại diện cao cấp của IMF tại Hà Nội, nói rằng mức tăng trưởng năm nay sẽ được quyết định một phần bởi cán cân thanh toán. Hồi tháng trước, IMF nhận định gói kích cầu kinh tế của chính phủ đã ảnh hưởng đến cán cân thanh toán trong năm ngoái và đe dọa đến sự ổn định kinh tế của Việt Nam. Theo ông Bingham mức thâm hụt thương mại lớn và niềm tin vào tiền đồng giảm sút, đặc biệt là niềm tin của các nhà đầu tư Việt Nam là nguyên nhân gây nên áp lực đối với cán cân thanh toán. Ngân hàng nhà nước đã giảm giá tiền đồng hồi tháng 11 sau khi tỉ giá giữa các ngân hàng và thị trường chợ đen chênh lệch tới hơn 11%. Theo ông Johanna Chua, người đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế Châu Á tại Citigroup Inc, xuất khẩu của Việt Nam sẽ được tăng cường trong năm nay do tỉ giá cạnh tranh hơn. Trong khi ông Bingham nhận định hồi tháng 12, hoạt động xuất khẩu đã diễn ra khá tốt trong khi nhập khẩu giảm so với dự kiến đã giúp cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại. Tỉ lệ lạm phát trong tháng 12 đã tăng lên 6,52% so với mức 4,35% trong tháng 11 khi tăng trưởng kinh tế đạt 6,9% trong quí tư. Theo ông Bingham giới hữu trách cần theo dõi chặt chẽ tình trạng lạm phát đặc biệt là khi giá cả hàng hóa tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm nay. Theo ông Bingham, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng trong thời gian gần đây, chủ yếu là do giá gạo và xăng dầu, tuy nhiên tỉ lệ lạm phát đã hiệu chỉnh trong 3 tháng hiện ở mức 10% là vẫn cao. Nguồn: Bloomberg, IMF VOA Theo IMF, Việt Nam có thể tăng trưởng 6% trong 2010 Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Bloomberg vào hôm nay, 12/01/2010, ông Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam đã tỏ ý lạc quan về mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2010. Theo đại diện IMF, mức tăng trưởng 6% trong năm nay nằm trong tầm tay của Việt Nam, nếu chính quyền cải thiện được cán cân thanh toán và tăng cường được lòng tin của mọi giới vào đồng tiền Việt Nam. Hãng Bloomberg cho biết, vào năm 2009 vừa kết thúc, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 5,3%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Việt Nam đã bị thâm thủng mậu dịch hơn 12 tỷ đô la và đã buộc phải hạ giá đồng tiền quốc gia vào lúc người dân gia tăng mua vàng và đô la. Cũng trong lãnh vực kinh tế, nhân chuyến công du Việt Nam của thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hai bên vừa ký kết một loạt hợp đồng, đặc biệt trong lãnh vực đia ốc và ngân hàng. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tới Việt Nam hôm nay, bắt đầu chuyến công du trong vòng 4 ngày theo lời mời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhân dịp này, tập đoàn địa ốc Singapore CapitalLand đã ký hợp đồng với một đối tác Việt Nam nhằm xây dựng 4 cao ốc tại Hà Đông gần Hà Nội, trị giá 170 triệu đô la. Trong lúc đó, Keppel Land, một tập đoàn địa ốc khác của Singapore thì ký hợp đồng xây dụng khu biệt thự ở vùng Nam Sài Gòn. Còn trong lãnh vực tài chánh, Ngân Hàng DBS Bank của Singapore cũng đã chính thức nhận giấy phép mở chi nhánh tại Việt Nam. Về khối ASEAN, các ngoại trưởng 10 nước trong hiệp hội sẽ tập trung về Đà Nẵng kể từ ngày mai, 13/01, để tham gia hai ngày họp kín. Hôm nay, theo chương trình, các bộ trưởng thực hiện chuyến đi bằng đường bộ xuyên qua biên giới Thái Lan, Lào và Việt Nam để xem xét tận mắt tuyến giao thông nối liền các quốc gia với nhau. Trọng Nghĩa Theo RFI 12/1/2010 Tổng kết kinh tế Việt Nam: GDP năm 2009 tăng 5,32% Written by Webmaster    Friday, 01 January 2010 Tổng cục Thống kê hôm nay 31-12 đã chính thức công bố một số chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2009; theo đó, các chỉ tiêu về tăng trưởng GDP, kiềm chế lạm phát đã về đích như mong đợi. Bên cạnh đó là sự sụt giảm của xuất khẩu với những lưu ý cho năm 2010. Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (GSO), nền kinh tế Việt Nam năm 2009 đã có những bước về đích khá ngoạn mục: GDP tăng dần qua các quý và tính cả năm, mức tăng này là 5,32%. Khu vực dịch vụ có mức tăng cao nhất (6,63%),kế đến là công nghiệp và xây dựng (tăng 5,52%), nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%. Ông Hòa đánh giá tốc độ tăng GDP năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008 nhưng đã vượt mục tiêu 5% đề ra.  Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, đó là một thành công lớn.  “Nó còn cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm triển khai trong năm là phù hợp với tình hình và có hiệu quả tích cực”. Tính riêng về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009, ước tính đạt hơn 696 ngàn tỉ đồng, tăng 7,6% so với năm 2008; trong đó khu vực ngoài nhà nước tăng gần 10%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,1% và khu vực kinh tế nhà nước tăng 3,7%. Một chỉ tiêu khác cũng cán đích là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2009 tương đối ổn định, với mức tăng thấp hơn mục tiêu cho phép (7%). Chỉ số CPI bình quân năm nay chỉ tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy giảm của kinh tế toàn cầu, xuất khẩu đã không thể tăng trưởng 3% mà giảm 9,7% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu năm nay ước tính đạt 56,6 tỉ đô la Mỹ trong khi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng về lượng. Nhập khẩu hàng hóa cả năm ước tính 68,8 tỉ đô la Mỹ, giảm 14,7% so với năm 2008. Dù kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính vẫn ở mức 12,2 tỉ đô la Mỹ, giảm 32,1% so với năm 2008 và bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009. Vẫn theo GSO, bên cạnh những kết quả này, Việt Nam vẫn cần chú ý hạn chế 10 yếu kém nội tại mang tính cố hữu của nền kinh tế, trong đó đặc biệt là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp mà Việt Nam ngày càng gia nhập WTO sâu rộng hơn với các cam kết về mở cửa thị trưởng tài chính, bán lẻ đã đến thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó là việc thực thi các Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định thương mại ASEAN- Trung Quốc mà Việt Nam là một thành viên đã bắt đầu có hiệu lực ngay từ năm mới cũng tác động nhiều đến nền kinh tế. (theo TBKTSG) Kinh tế Việt Nam 2009: Số lượng không thể thay chất lượng TS. Lê Đăng Doanh TBKTSG) - Từ 2007-2009, trong ba năm liên tục, Việt Nam kiên trì nỗ lực tăng trưởng cao chủ yếu theo chiều rộng trong một thế giới đầy biến động, rủi ro, bất định và khó dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho canh tác nông nghiệp tăng lên. Dịch bệnh (như cúm A/H1N1) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu (du lịch và hành khách hàng không giảm sút). Các biến động đó đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện khó lường như vậy đòi hỏi những nỗ lực căng thẳng hơn, quan hệ chi phí-hiệu quả không được như dự kiến và rủi ro cũng lớn hơn. Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2009, Chính phủ đã trình ra Quốc hội những thành tích đáng trân trọng: tăng trưởng GDP 5,2%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất từ một thập kỷ. Lạm phát được duy trì ở mức dưới hai con số. Xóa đói giảm nghèo giảm xuống 11%, nhanh hơn cả lộ trình cam kết thực hiện mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là một điều đáng ngạc nhiên do được tính dựa trên chuẩn nghèo cũ, đã lạc hậu nhiều vì lạm phát. Cộng đồng quốc tế cũng ca ngợi thành tựu của Việt Nam về duy trì bình đẳng trong thu nhập thông qua chỉ số GINI và giảm nghèo rất ấn tượng trong khu vực nông thôn, theo những báo cáo chính thức của Chính phủ. Những thành tựu đó đạt được nhờ có một nền nông nghiệp không chỉ bảo đảm an toàn lương thực mà còn đóng góp to lớn vào xuất khẩu, doanh nghiệp tư nhân năng động, người dân chịu đựng gian khổ và những nỗ lực của Chính phủ. Bên cạnh đó, các tiêu chí khác trong cân đối vĩ mô tiếp tục xấu đi: bội chi ngân sách tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn theo tỷ lệ GDP, nợ chính phủ và nợ nước ngoài tăng lên, nhập siêu và cán cân thanh toán tài khoản vãng lai bị thâm hụt, gây sức ép lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam. Những biến động về tỷ giá, về giá vàng đã gây ra xáo động không đáng có trước khi được xử lý bằng những biện pháp mạnh mẽ được báo chí mô tả là “giật cục”. Nhìn chung, các can thiệp hành chính với những thay đổi thiếu tính dự báo, thậm chí trái ngược với những lời khẳng định mạnh mẽ của những người có trách nhiệm được đưa ra trước khi thay đổi chỉ ít ngày (như về tỷ giá) làm ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp và người dân. Cơ chế thị trường trên không ít lĩnh vực như xuất khẩu gạo, xuất-nhập khẩu ô tô... bị thu hẹp đáng kể do những can thiệp hành chính thường xuyên của các cơ quan khác nhau vào những vấn đề ngắn hạn của kinh tế trong khi những vấn đề dài hạn chưa thấy được quan tâm. Việc điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành bộc lộ những trục trặc liên tục thông qua các vụ việc lớn nhỏ từ vệ sinh an toàn thực phẩm đến chính sách, quy hoạch. Kết quả là sự cải thiện ngắn hạn không thay thế được những giải pháp cơ bản, chiến lược, có tầm nhìn dài hạn mà nền kinh tế cần. Năm 2009 cũng bộc lộ những lỗ hổng đáng lo ngại trong điều hòa phối hợp giữa các tỉnh, thành phố hướng tới một chỉnh thể kinh tế quốc gia thống nhất, được chuyên môn hóa thành những cụm công nghiệp và dịch vụ chuyên ngành có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Sáu mươi ba tỉnh, thành phố đều có đầy đủ đài phát thanh, truyền hình, báo, trường đại học, cảng biển, sân bay... và công nghiệp đóng tàu, luyện kim, xi măng, sân golf, khu nghỉ dưỡng lớn nhỏ xuất hiện ở khắp nơi. Việc phân cấp cho các tỉnh, địa phương về một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội là cần thiết trong một chỉnh thể chung, quy hoạch chung, trong khuôn khổ những tiêu chí công khai, minh bạch. Việc số nhà máy thủy điện tăng vọt, sân golf lấn đất nông nghiệp... là một vài cảnh báo đã quá rõ, song nếu không chấn chỉnh thì tình trạng mạnh ai nấy làm này sẽ dẫn đến cơ cấu ngành và vùng bị phân tán, cạnh tranh lẫn nhau, đầu tư chồng chéo lãng phí, và các bất cập về kết cấu hạ tầng, điện, lao động được đào tạo là một kịch bản có thể thấy trước. Xếp hạng về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới và về năng lực cạnh tranh công bố năm 2009 đều ghi nhận sự tụt hạng, đặc biệt là tụt hạng sâu về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các chỉ tiêu này phản ánh những kết quả điều tra từ năm 2008, song do được công bố trong năm 2009, nên vẫn cần được tham khảo nghiêm túc. Năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của Việt Nam trong năm 2009 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố trong bảng dưới đây cho thấy rõ điều đó. Ta có thể thấy, Việt Nam tụt hạng 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trước trong bảng xếp hạng chung, trong đó có đóng góp quan trọng của sự thay đổi trong chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112. Tương tự như vậy, trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam bị tụt 2 bậc, trong 10 chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam bị tụt hạng về 9 chỉ tiêu, chỉ lên hạng về chỉ tiêu thực hiện hợp đồng.So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố giữa Việt Nam và Trung Quốc trong sáu năm qua cho thấy khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng xa, trong khi Trung Quốc liên tục tăng hạng thì Việt Nam liên tục tụt hạng từ năm 2007 cho đến nay. Diễn đàn Doanh nghiệp họp ngày 1-12-2009 và cuộc họp của Hội đồng Nhân dân cuối năm 2009 của Hà Nội và TPHCM đều cho thấy tình hình yếu kém về kết cấu hạ tầng, kẹt xe, bất cập về quy hoạch không chỉ làm tăng thêm chi phí về thời gian và tiền bạc mà còn trở thành bức xúc thực sự của người dân và những ai đến thăm hai nơi này. Môi trường sống ở thành thị và nông thôn tiếp tục xấu đi nhanh chóng. Ở hai thành phố lớn, Hà Nội và TPHCM, nạn kẹt xe đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân, thời gian đi lại trên đường tăng vọt, thực sự gây ra thiệt hại về kinh tế; ô nhiễm không khí, khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, rác thải rắn không được thu gom và xử lý... làm giảm chất lượng sống của người dân. Cơn bão số 9 đã cuốn theo khoảng 3.400 mét khối gỗ (như báo chí đưa tin) bị đốn từ trên rừng về các cửa sông, bộc lộ nạn phá rừng trên quy mô chưa từng thấy. Trường học, bệnh viện quá tải phản ánh những thiếu sót trong kế hoạch hóa trên hai lĩnh vực này và sự thiếu ăn khớp trong quy hoạch đô thị giữa phát triển ồ ạt các khu nhà cao tầng trong khi không có đầu tư đi kèm về giáo dục, y tế, khu vui chơi, giải trí cho người dân. Việc kinh tế vẫn tăng trưởng giữa những mất cân đối vĩ mô gay gắt hơn, năng lực cạnh tranh quốc gia bị tụt hạng, các bất cập trong điều hòa phối hợp chính sách trong năm 2009 sẽ để lại dấu ấn trong năm 2010, năm kết thúc một thập kỷ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Rõ ràng nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường trong những điều kiện phát triển không còn dễ dàng. Đổi mới, tái cấu trúc nền kinh tế đòi hỏi những quyết sách dài hạn, sáng suốt, vì lợi ích lâu dài của dân tộc. 31/12/2009 heo nhận định của phái đoàn IMF, những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trong năm 2008 và có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm 2009, do hoạt động kinh tế chậm lại. Trong khi vốn và trích lập dự phòng được tăng trong hai năm qua đã tạo ra một chỗ đệm đáng kể, đặc biệt là với những ngân hàng cổ phần lớn, thì vị thế tài chính của các ngân hàng rất có thể sẽ yếu đi trong năm 2009. 3 nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam 2009 của IMF phái đoàn IMF có những đánh giá sơ bộ về triển vọng kinh tế Việt Nam với 3 dự báo chính: Thứ nhất, do môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế giảm từ 8,5% trong năm 2007 xuống 6,25% trong năm 2008 và sẽ giảm hơn nữa xuống còn 5% trong năm 2009. Thứ hai, với giá các mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát chung được dự báo là sẽ giảm xuống mức một con số vào cuối năm 2009, mặc dù lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm thô và năng lượng) có thể giảm chậm hơn. Thứ ba, thâm hụt cán cân vãng lai đối ngoại dự kiến sẽ giảm với việc nhập khẩu giảm nhiều hơn so với giảm xuất khẩu và kiều hối, nhưng vẫn giữ ở mức cao (9% của GDP) trong năm 2009 và vẫn còn là nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương vì dự trữ quốc tế của Việt Nam tương đối thấp (3 tháng nhập khẩu). Thông báo của IMF cũng nhận định rằng, với triển vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm hơn nữa trong những tuần tới. Một sự suy giảm của kinh tế toàn cầu kéo dài và sâu sắc hơn có thể có ảnh hưởng đến xuất khẩu và kiều hối và từ đó tác động đến hoạt động kinh tế và cán cân thanh toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích cán cân thanh toán Việt Nam 2009.doc