Độ thoả dụng là thước đo kinh tế mức độ sung túc của mỗi người. Không thể so sánh độ
thoả dụng giữa mọi người vì không thể đo đạc được độ thoả dụng của từng người. Một lý
do khác là kết quả đo lường độ thoả dụng từ các hàm thoả dụng thường ở dạng thứ tự
nhiều hơn là số lượng. Điều này có nghĩa là các kết quả đo đạc chỉ cho phép xếp loại
những tập hợp hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, nếu có thể đo được độ thoả dụng, có thể
so sánh được độ thoả dụng giữa mọi người với nhau thì chúng ta có thể thiết lập nên một
quy tắc phê duyệt hay từ chối các dự án dựa trên tác động mà dự án đó có đối với độ thoả
dụng tổng hợp của những người có vị thế. Một quy tắc quyết định như vậy được gọi là
tiêu chuẩn phúc lợi xã hội. Để xây dựng được tiêu chuẩn phúc lợi xã hội hỗ trợ cho CBA,
chúng ta coi độ thoả dụng như có thể đo đếm được và quyết định xem giả định nào là cần
thiết để tạo ra quy tắc thực tế hũu dụng.
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3919 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các Hàm Thoả dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi, 2
Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe
Phiên dịch: Lê Thủy
3.5 Phân tích các Hàm Thoả dụng
Độ thoả dụng là thước đo kinh tế mức độ sung túc của mỗi người. Không thể so sánh độ
thoả dụng giữa mọi người vì không thể đo đạc được độ thoả dụng của từng người. Một lý
do khác là kết quả đo lường độ thoả dụng từ các hàm thoả dụng thường ở dạng thứ tự
nhiều hơn là số lượng. Điều này có nghĩa là các kết quả đo đạc chỉ cho phép xếp loại
những tập hợp hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, nếu có thể đo được độ thoả dụng, có thể
so sánh được độ thoả dụng giữa mọi người với nhau thì chúng ta có thể thiết lập nên một
quy tắc phê duyệt hay từ chối các dự án dựa trên tác động mà dự án đó có đối với độ thoả
dụng tổng hợp của những người có vị thế. Một quy tắc quyết định như vậy được gọi là
tiêu chuẩn phúc lợi xã hội. Để xây dựng được tiêu chuẩn phúc lợi xã hội hỗ trợ cho CBA,
chúng ta coi độ thoả dụng như có thể đo đếm được và quyết định xem giả định nào là cần
thiết để tạo ra quy tắc thực tế hũu dụng.
Theo thuật ngữ toán học, phúc lợi xã hội là một hàm của các mức thoả dụng khác nhau
của N người trong một xã hội
Đạo hàm từng phần (patrial derivative) của phúc lợi xã hội liên quan đến độ thoả dụng
của một cá nhân i bất kỳ, , chỉ ra tầm quan trọng của người đó trong hàm phúc lợi xã
hội.
Phần lớn các dự án tạo ra lợi ích ròng cho một số người và mất mát ròng cho một số
người khác. Một hàm phúc lợi xã hội mô tả cách thức so sánh giữa lợi ích và mất mát.
Nếu các thay đổi trong mức thoả dụng của tất cả các thành viên trong xã hội được biết
đến, tác động biên của một dự án đối với phúc lợi xã hội sẽ có được từ công thức:
trong đó dUi là thay đổi trong độ thoả dụng đối với người i.
Phúc lợi xã hội là một khái niệm mang tính chủ quan. Trong lý thuyết, hàm phúc lợi xã
hội mô tả mức độ giàu có tổng thể của toàn xã hội như một hàm của các mức thoả dụng
của các thành viên trong xã hội. Song có nhiều ý kiến khác biệt về mối quan hệ toán học
chính xác và tầm quan trọng tương đối của những người khác nhau (thanh niên, người
già, công dân tuân thủ luật pháp và tội phạm).
Mục tiêu tốt hơn cả của bất kỳ một dự án công nào là tăng cường phúc lợi xã hội. Vì thế,
tiêu chuẩn đúng đắn để đánh giá một dự án là liệu dự án có tăng giá trị của hàm phúc lợi
xã hội.[6] Thật không may, điều này là không tưởng về mặt tác nghiệp. Hàm phúc lợi xã
hội hiện không tồn tại. Ngay cả khi có một hàm phúc lợi xã hội được tất cả mọi người
nhất trí thì không dễ gì quan sát được các hàm thoả dụng cá nhân và không thể đo lường
được thay đổi trong độ thoả dụng cá nhân. Thế nên, không thể đánh giá các dự án theo
tác động của dự án lên độ thoả dụng cá nhân và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, nếu sửa đổi
một chút thì điều kiện phúc lợi xã hội cũng có thể trở nên thực tế hơn.
Chúng ta bắt đầu bằng cách giả định tối đa hoá độ thoả dụng. Nếu mỗi cá nhân đang tìm
cách tối đa hoá độ thoả dụng (giả định kinh tế đầu tiên) thì tồn tại một mối quan hệ hữu
ích giữa độ thoả dụng cận biên và lợi ích ròng. Một người tối đa hoá độ thoả dụng bị hạn
chế về ngân sách sẽ giải quyết được vấn đề.
trong đó,
X là một vectơ của các số lượng hàng hoá
U(X) là hàm thoả dụng cá nhân
P là véctơ giá
Y là hàm thu nhập cá nhân
Trong tình huống đơn giản nhất, có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng phương
trình Lagrangian
có các điều kiện đầu tiên
.
Trong trường hợp này, λ được hiểu là độ thoả dụng cận biên của thu nhập.
Nếu một các nhân đang tối đa hoá độ thoả dụng và thay đổi lượng hàng hoá tiêu dùng,
tổng thay đổi trong độ thoả dụng tạo ra sẽ là tổng tác động của các thay đổi trong độ thoả
dụng.
Thế nên, thay đổi độ thoả dụng do thay đổi trong rổ hàng hoá tiêu thụ gây ra ngang bằng
với độ thoả dụng cận biên của thu nhập, λ, nhân với tổng của các tích giữa giá và lượng
của thay đổi tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với bất kỳ người nào, mức thay đổi độ thoả dụng
này chính là giá trị của lợi ích ròng của dự án. Thế nên, với bất kỳ người nào thì
Chúng ta thu được kết quả là thay đổi trong mức phúc lợi xã hội được mô tả như
trong đó
là tác động cận biên lên phúc lợi xã hội của việc tăng độ thoả dụng của mỗi cá nhân
là độ thoả dụng biên i của thu nhập của mỗi người
NBi là giá trị quy đổi ra tiền mặt của lợi ích ròng mà một người nào đó nhận được (có
thể là Biến đổi Bù đắp hay Biến đổi Tương đương).
Trong khi chúng ta dự đoán giá trị cho những thay đổi trong tiêu dùng mà một dự án tạo
ra là NBi, chúng ta không thể đo được độ thoả dụng thu nhập biên của mỗi cá nhân theo
cách cho phép chúng ta có thể so sánh chúng với các giá trị khác. Điều này có nghĩa là
chúng ta không thể tuyên bố rằng trên cơ sở đo lường là mỗi một đôla thu nhập thêm Ông
X có được có giá trị thấp hơn so với mỗi một đôla thu nhập thêm của cô Y.
Tuy nhiên, cách có thể so sánh được là chúng ta lý giải xem việc nhận thêm một đôla có
tác động như thế nào đến sự giàu có hay độ thoả dụng của một người. Một người có vai
trò quan trọng đến mức độ nào đối phúc lợi xã hội.
Trong công thức trên, thay đổi trong phúc lợi xã hội ? dW là tổng gia quyền (weighted
sum) của lợi ích ròng của mỗi cá nhân. Sức nặng gắn cho lợi ích ròng của mỗi cá nhân là
tích của và độ thoả dụng cận biên của thu nhập. Trong đó, là một biểu thức thể
hiện tầm quan trọng của lợi ích ròng cá nhân đối với xã hội. Kết hợp lại với nhau, hai
khái niệm này hợp thành giá trị tương đối mà xã hội gán cho một đơn vị thu nhập gia
tăng của mỗi cá nhân. Đó cũng là giá trị mà xã hội gán cho cá nhân nhận được một đô la
lợi ích ròng từ dự án
Biểu thức là tầm quan trọng tương đối của người i trong hàm phúc lợi xã hội. Nói
cách khác, đây chính là mức độ quan tâm mà xã hội dành cho người đó. Trong một xã hội
quân bình tuyệt đối, giá trị này của mọi người có thể đều như nhau. Mỗi người sẽ có tầm
quan trọng ngang với người khác đối với phúc lợi xã hội. Hoặc, mỗi người khác nhau sẽ
có giá trị khác nhau. Điều này thể hiện ý tưởng cho rằng xã hội quan tâm nhiều hơn đến
một số người này hơn một số người khác. Có thể trẻ em được đánh giá cao hơn vì chúng
có ít khả năng tự chăm sóc cho bản thân chúng hơn hay vì chúng đại diện cho tương lai
của xã hội. Bác sĩ, lính cứu hoả và giáo viên được đánh giá cao hơn vì tính chất những
dịch vụ mà họ cung cấp. Trái lại, tội phạm có thể bị định giá thấp hơn so với những công
dân tuân thủ pháp luật.
Thế nên, nhìn chung, việc quyết định xem liệu một dự án có tăng phúc lợi xã hội hay
không tuỳ thuộc vào việc biết chính xác xem dự án khiến cho độ thoả dụng của mỗi cá
nhân thay đổi như thế nào. Nếu bạn biết được hàm phúc lợi xã hội, bạn sẽ biết độ thoả
dụng của mỗi cá nhân tác động như thế nào đến phúc lợi xã hội . Bạn có thể có một
số giả định liên quan đến độ thoả dụng cận biên thu nhập của mỗi cá nhân . Với
giá trị được cho trước, bạn chỉ cần biết lợi ích ròng NBi mà mỗi người được
hưởng để quyết định được tác động của dự án lên phúc lợi xã hội. Đương nhiên, phần lớn
các dự án đều ảnh hưởng đến số người đủ đông để khiến cho thậm chí ngay cả phiên bản
đơn giản này của phúc lợi xã hội không thể được triển khai. Phần sau sẽ bàn đến một số
giả định cần thiết cho phân tích CBA.
3.6 Một số Giả định Đơn giản hoá Đặc biệt
Nếu các giả định này mang tính thực tế thì các phương pháp thảo luận trong phần trước
sẽ cho phép một nhà phân tích quyết định xem tác động của một dự án đối với phúc lợi
xã hội và kết quả là đánh giá một cách chính xác liệu xem dự án đó có được mong đợi
hay không. Thật không may, trong nhiều trường hợp, ngay cả phiên bản đơn giản của
điều kiện phúc lợi xã hội như trình bày ở trên cũng đòi hỏi thông tin nhiều hơn và đánh
giá khách quan hơn có thể được. Ngay cả việc nhất trí được về sức nặng nên gán cho mỗi
cá nhân khác nhau cũng sẽ là một việc vô vọng.
Giải pháp CBA vận dụng sức nặng giống nhau cho tất cả mọi người. Sức nặng xã hội cho
mỗi người là giống nhau. Có nghĩa là cho tất cả mọi người. Điều này cho chúng
ta một phương trình đơn giản cho thay đổi trong phúc lợi xã hội:
Điều này chỉ ra rằng thay đổi trong phúc lợi xã hội ngang bằng vói tổng các tích của độ
thoả dụng thu nhập cận biên cá nhân và lợi ích ròng cá nhân.
Giảđịnh đơn giản hoá này đáng được đưa ra để thảo luận.[7] Trước tiên, giảđịnh rằng tất
cả mọi người đều có tầm quan trọng ngang nhau trong một xã hội quân bình. Thứ hai,
giảđịnh này góp phần đảm bảo rằng các dự án tăng tổng tài sản sẽđược coi làđáng mong
đợi. Nguyên nhân là bởi việc tạo ra tài sản có ý nghĩa quan trọng hơn việc dự án sẽ tạo ra
tài sản cho ai. Cuối cùng, nếu trong thực tế có một số người có vai trò quan trọng hơn
một số người khác đối với xã hội thì các chương trình chuyển nhượng tài sản trực tiếp có
thểđược sử dụng để hỗ trợ những người có giá trị lớn hơn một cách hiệu quả hơn nếu dự
án được thực hiện dưới một dạng khác.
Thuật ngữ biểu hiện độ thoả dụng thu nhập cận biên của người i. Một giả định thường
thấy trong kinh tế là độ thoả dụng thu nhập cận biên giảm dần, ý tưởng cho rằng độ thoả
dụng tăng thêm từ một gia tăng nhỏ trong thu nhập giảm dần khi thu nhập tăng. Giả định
này nhất quán với hành vi né tránh rủi ro như mua bảo hiểm hay đa dạng hoá gói đầu tư.
Nhìn một cách trực quan hơn, điều này nhất quán với ý tưởng cho rằng $1000 thu nhập
có thêm đối với một người ở trong tình trạng nghèo đói cùng cực là quan trọng hơn so
với một người tương đối sung túc. Thế nên, đối với bất kỳ người nào, độ thoả dụng thu
nhập cận biên giảm dần khi thu nhập tăng dần.
Trong khi không thể so sánh độ thoả dụng giữa các cá nhân, nhiều người sẽ lập luận rằng
một sự gia tăng trong thu nhập sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là việc tạo ra một biến đối cho
một người nghèo một cách cùng cực. Nếu mọi người được giả định là ít nhiều có giống
nhau về mặt năng lực hưởng thụ thì một đồng đô la thu nhập có thêm đối với người
nghèo sẽ có ý nghĩa lớn hơn so với người giàu. Trong trường hợp đó, độ thoả dụng cận
biên của người nghèo hơn là lớn hơn, của người giàu hơn là nhỏ hơn. Người có thu nhập
thấp hơn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong hàm phúc lợi xã hội. Hàm ý ở đây có nghĩa
là, với những điều kiện khác giống nhau, nên định giá chi phí lợi ích đối với người nghèo
cao hơn đối với người giàu. Điều này dẫn đến một số đề xuất về loại hình CBA trong đó
sức nặng khác nhau được gán cho người có thu nhập khác nhau (trích dẫn). Tuy nhiên,
đây không phải là cách tiếp cận chuẩn mực.
Vấn đề là ở chỗ, cũng như sức nặng xã hội cho mỗi cá nhân, người ta cũng không nhất trí
được về độ thoả dụng thu nhập cận biên cho mỗi cá nhân. Thế nên, cách tiếp cận chuẩn
một lần nữa lại là coi như độ thoả dụng thu nhập cận biên của mọi người đều như nhau.
Điều này cho chúng ta một phương trình cho thay đổi phúc lợi xã hội do dự án gây ra như
sau:
Trong phiên bản đơn giản này, phúc lợi xã hội còn tăng chừng nào tổng lợi ích ròng của
các cá nhân, tổng lợi ích ròng của dự án mang giá trị dương. Đơn giản hơn, một dự án là
đáng được mong đợi về mặt kinh tế nếu nó có lợi ích ròng dương.
Công thức này được biết đến như tiêu chuẩn Kaldor-Hicks (KH). Kaldor (1939) đề xuất
tiêu chuẩn KH vào năm(1939) và được Hicks (1939) ứng dụng. Tiêu chuẩn KH có thể
được phát biểu như sau:
Một dự án là có thể chấp nhận được khi người được lợi từ dự án về lý thuyết có thể bù
đắp cho những người chịu thiệt hại do dự án gây ra. (Kaldor, 1939, tr. 549-550).
Một phiên bản đơn giản hoá, tuy không nhất thiết phải là một phiên bản tương tự của
cách phát biểu này là một dự án là có thể chấp nhận được khi lợi ích cho người được lợi
lớn hơn thiệt hại gây ra cho những người bị hại hay tổng lợi ích ròng của các cá nhân
mang giá trị dương.[8]
Thử nghiệm này là những gì mà các nhà kinh tế muốn nói khi họ nói một cách thực tiễn
về hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn này cũng được biết đến như thử nghiệm đền bù tiềm tàng
- potential compensation test (PCT) vì người được lợi có khả năng bù đắp cho những
người chịu thiệt hại. Lý giải ban đầu cho thử nghiệm này là tách biệt những tính toán hiệu
quả ra khỏi suy tính về sự cân bằng. Vì chỉ có tính hiệu quả chứ không phải là độ công
bằng mới được coi là thuộc lĩnh vực của các nhà kinh tế.
Thảo luận Tiêu chuẩn Kaldor Hicks
Thử nghiệm do Kaldor đề xuất giả định rằng xuất phát điểm là hiện trạng. KH đo lường
lợi ích và chi phí của việc chuyển[9] từ trạng thái hiện tại sang một trạng thái mới. Lợi
ích được đo bằng WTP và chi phí được đo bằng WTA. Giá trị của thay đổi là tổng của
các biến bù đắp. Biến bù đắp lấy mức thoả dụng gốc làm xuất phát điểm. Quyền được
hưởng những lợi ích mà dự án đem lại không phải là quyền cố hữu của người hưởng lợi.
Họ phải trả phí để có được những lợi ích đó. Bởi vậy, ta mới có WTP. Quyền được tránh
không phải chịu những thiệt hại liên quan đến dự án là quyền cố hữu của người chịu thiệt
hại. Họ phải được đền bù và ta có WTA. KH[10] là tiêu chuẩn phân tích chi phí lợi ích
chuẩn. Nó bao hàm việc đo biến bù đắp của một thay đổi phúc lợi xã hội.
Hãy tưởng tượng một dự án có tác động đến hai người, giúp họ chuyển từ một thế giới
này, thế giới A sang một thế giới khác, thế giới B. Như thể hiện trong Bảng W-3A dưới
đây, người 1 hưởng lợi từ dự án trong khi người 2 chịu thiệt.
Bảng W-3A: Giá trị của Dịch chuyển từ A sang B
WTP WTA
Người 1 - được lợi Biến đổi Bù đắp = $100 Biến đổi Tương đương = $120
Người 2 - bị hại Biến đổi Tương đương = $-75 Biến đổi Bù đắp = $-95
KH bổ sung WTP của người được lợi vào WTA của người bị hại. Điều này có nghĩa là
lợi ích được đo bằng WTP và thiệt hại được đo bằng WTA. Bởi vậy, kết quả đo KH giá
trị của việc chuyển từ A sang B là $100 ? $95 hay $5. (TQ hiệu đính: người 1 chịu trả
$100 để có 1 sự lợi ích $120, còn người 2 chịu nhận $95 bù đắp cho sự thiệt thòi là $-75.
Vậy lợi ích ròng cho xã hội là $5).
Lưu ý rằng cũng có thể đo thay đổi phúc lợi bằng tổng các Biến đổi Tương đương. Tuy
nhiên, cách làm này đưa lại đáp số không nhất quán với kết quả KH. Nó sẽ là WTA cho
lợi ích và WTP cho thiệt hại. Nếu như ở ví dụ trên thì kết quả đó sẽ là $120-$75 hay $45.
Giả định rằng chúng ta dùng KH để đo lường thay đổi tiêu cực như thể hiện trọng Bảng
W-3B. Thay đổi này là việc chuyển từ trạng thái A sang trạng thái B. Lúc đó, người 1 sẽ
là người bị thiệt và người 2 sẽ là người được lợi. Lợi ích mà người 2 thu được sẽ được đo
bằng WTP vì sự biến chuyển này sẽ là $+75. Thiệt hại của người 1 sẽ được đo bằng
WTA. Mức thiệt hại sẽ là $120. KH của một biến đổi từ B sang A sẽ là $75 - $120 hay -
$45. Đây là phủ định của giá trị biến đổi tương đương của dịch chuyển từ A sang B. Điều
này có nghĩa là giá trị tuyệt đối của kết quả phép đo KH (dựa trên Biến đổi Bù đắp) đối
với giá trị của biến đổi từ B sang A bằng với giá trị tuyệt đối của phép đo Biến đổi Tương
đương của thay đổi từ A sang B.
Bảng W-3B: Giá trị của Thay đổi từ B sang A
WTP WTA
Người 1 - bị thiệt Biến đổi Bù đắp = $-100 Biến đổi Tương đương = $-120
Người 2 - được lợi Biến đổi Tương đương = $75 Biến đổi Bù đắp = $95
Đối với một hàng hoá thông dụng thì giá trị WTA của một người sẽ ngang bằng hay lớn
hơn WTP của họ. Điều này là bởi WTA được đo từ một vị trí phúc lợi cao hơn so với
WTP. Việc sử dụng WTA giả định rằng mỗi cá nhân có quyền không chấp nhận bị mất
mát và luôn mong có được nhiều của cải hơn so với ban đầu. Ngoài ra, WTP bị bó buộc
trong thu nhập của mỗi cá nhân trong khi WTA thì lại không.
Quyết định có nên dịch chuyển hay không phụ thuộc vào nguyên trạng của thế giới. Nếu
bạn tưởng tượng rằng có hai trạng thái của thế giới, C và D thì kết quả KH có thể ngụ ý
cả hai điều, hoặc việc dịch chuyển từ C sang D là không được mong đợi hoặc việc dịch
chuyển từ D sang C là không được mong đợi. Xuất phát điểm có thể quyết định kết quả.
Đây không phải là vấn đề. Khuyến nghị chúng tôi đưa ra là lấy hiện trạng làm xuất phát
điểm. Cách tiếp cận như vậy nhất quán với nhóm các quyền hợp pháp hiện hành. Trong
một số trường hợp, các quyền theo luật định là hoàn toàn không rõ ràng. Thế nên, xuất
phát điểm cũng hoàn toàn không rõ ràng. Trong trường hợp có thể coi việc trao quyền là
lợi ích của bên nhận quyền và WTP được vận dụng sao cho (hàng hoá hay quyền? tuỳ
theo điều bạn muốn nói tới?) có thể được đưa ra bán đấu giá theo quy tắc KH.[11]
Ví dụ: Những cây Bách tùng Cổ đại ở Headwaters Grove[12]
Headwaters Grove là khu vực có rừng bách tùng cổ thụ tư hữu ở vùng bắc California. Giá
trị gỗ của cây bách tùng cổ ước tính từ $100 triệu đến $500 triệu. Trong khoảng 10 năm,
Công ty Gỗ Thái Bình Dương đã trình lên Ban Lâm nghiệp California quy hoạch khai
thác gỗ và tiến hành đốn cây lấy gỗ. Tuy nhiên, cho đến nay nỗ lực của công ty vẫn bị
cản trở bởi các nhóm môi trường. Họ đã thành công trong việc ngăn cản không cho công
ty khai thác gỗ. Điều này cho thấy dù quyền sở hữu tài sản lập pháp có thể thuộc về ai đi
chăng nữa thì các quyền sở hữu tài sản kinh tế có vẻ như vẫn thuộc về các nhóm môi
trường.
Đây là trường hợp mà chi phí đốn cây, tức là WTA như thể hiện bởi các nhóm môi
trường vượt quá giá trị WTP của công ty. Thật ra, nếu không phải là tình huống này thì
công ty khai thác gỗ có khả năng đưa ra đền bù cho các nhóm liên quan đến môi trường
(có thể là bằng tiền mặt hay bằng quyền sở hữu đất/thuê đất). Đổi lại họ sẽ thôi không
phản đối việc khai thác khu Headwaters Grove lấy gỗ.
Nếu thay vì đó, công ty khai thác gỗ có quyền đốn cây thì phân tích chi phí lợi ích của dự
án liên quan sẽ cho kết quả là huỷ bỏ việc đốn gỗ. Trong trường hợp này, lợi ích (không
đốn cây) sẽ được định giá theo mức WTP của các nhóm môi trường trong khi chi phí, tức
là giá trị của lượng gỗ mất đi từ 100 triệu USD đến 500 triệu USD sẽ được định giá tương
ứng với mức WTA. Trong tình huống này, có thể giá trị WTA vượt giá trị WTP và người
ta sẽ quyết định đốn cây. Ta sẽ có kết quả trái ngược vì hiện trạng ban đầu của thế giới và
các quyền tài sản liên quan đã thay đổi.
3.7 Thặng dư người tiêu dùng và Thặng dư nhà sản xuất
Mức WTP hay WTA liên quan đến một chương trình là thước đo chuẩn xác các mức thay
đổi phúc lợi xã hội. WTP hay WTA được đo bằng mức biến đổi đền bù hay mức biến đổi
tương đương. Vận dụng các cách thức tính toán này là tương đối khó vì chúng đòi hỏi
phải phân tích đường cầu đền bù hay đường cầu Hicks. Dọc theo đường cầu này độ thoả
dụng là không đổi. Quan sát hành động của người tiêu dùng cho ta đường cầu thông
thường hay đường cầu Marshal. Dọc theo đường cầu này thu nhập không đổi. Tuy thông
thường thì vẫn có thể tính toán được đường cầu Hicks từ đường cầu Marshal song việc
này không mấy dễ dàng. May mắn thay, việc quan sát hành vi của người tiêu dùng dựa
trên đường cầu thường lại cho ta các giá trị thông thường xấp xỉ mức biến đổi đền bù hay
biến đổi tương đương. Các giá trị này là thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của
nhà sản xuất.
3.8 Thặng dư người tiêu dùng (Consumer Surplus ~ CS)
Thặng dư người tiêu dùng là lợi ích người tiêu dùng thu được thông qua việc trao đổi
hàng hoá trên thị trường. Theo nghĩa đơn giản nhất, nó ngang với mức khác biệt giữa độ
sẵn sàng chi trả tối đa của người tiêu dùng cho một khối lượng hàng hoá nhất định và
tổng chi phí họ bỏ ra cho lượng hàng hoá đó. Nói cách khác, tổng giá trị mà người tiêu
dùng gắn cho một lượng hàng hoá nhất định ngang với tổng chi tiêu cộng với thặng dư
của người tiêu dùng. Hình W-6 mô tả điều này.
Hình W-6
Thặng dư người tiêu dùng nhìn chung xấp xỉ với biến đổi đền bù hay biến đổi tương
đương. Tức là thặng dư của người tiêu dùng do giảm giá gây ra ngang với hoặc biến đổi
đền bù hoặc biến đổi tương đương với một số hạn chế nhất định.
Cụ thể hơn, việc biểu hiện chuẩn xác mối quan hệ giữa thặng dư của người tiêu dùng và
biến đổi đền bù, biến đổi tương đương phụ thuộc vào việc cụ thể hoá đường cầu Hicks
với độ thoả dụng không đổi. Điều này khiến cho việc ước tính kết quả đo lường này khó
khăn hơn đôi chút vì những mối quan hệ cầu được quan sát thường xuyên nhất là đường
cầu Marshal với thu nhập chứ không phải là độ thoả dụng là bất biến. Khi giá hàng hoá
lên hoặc xuống, độ thoả dụng sẽ giảm hoặc tăng. Kết quả là đường cầu Hicks dịch
chuyển vào trong hay ra ngoài trong khi đường cầu Marshal vẫn đứng nguyên. Hình W-7
mô tả tình huống này xảy ra khi một người tiêu dùng một mặt hàng và mức giá của mặt
hàng này giảm từ mức P0 xuống mức P1 khiến cho độ thoả dụng tăng từ mức U0 lên U1.
Biến đổi giá khiến cho đường cầu Hicks H0 tăng lên thành đường cầu Hicks H1 song vẫn
chỉ có một đường cầu Marshal D.
Hình W-7
Thặng dư của người tiêu dùng có được khi mức giá giảm từ P0 xuống P1 (hay mất đi khi
mức giá tăng từ mức P1 lên mức P0) là vùng bổ sung nằm dưới đường cầu do kết quả của
biến đổi giá cả. Song việc vận dụng đường cầu nào trong ba đường cầu (H0, H1 hay D)
để tính toán mức thặng dư này tuỳ thuộc vào tình hình.
Biến đổi đền bù của thay đổi giá cả này là vùng A. Nó sẽ là giá trị thích hợp để gán cho
thay đổi giá cả của hàng hoá nếu mức giá rớt từ P0 xuống còn P1 hay nếu người tiêu
dùng không có quyền ban đầu được hưởng mức giá thấp hơn. Giá trị này là tương đối nhỏ
vì việc không có quyền được hưởng mức giá thấp khiến cho người tiêu dùng trở nên
nghèo khó hơn với độ thoả dụng thấp hơn. Độ thoả dụng này nhất quán với độ thoả dụng
thấp hơn của đường cầu Hicks.
Biến đổi tương đương cho sự thay đổi giá cả này là vùng A+B+C. Đây sẽ là giá trị thích
hợp gán cho thay đổi giá nếu mức giá tăng từ P1 lên P0 hay nếu người tiêu dùng có
quyền được hưởng mức giá thấp. Khoản giá trị này là tương đối lớn vì quyền được hưởng
mức giá thấp hơn của giúp người tiêu dùng trở nên giàu có hơn, có độ thoả dụng cao hơn
nhất quán với mức thoả dụng cao hơn của đường cầu Hicks.
Như thảo luận ở trên, đường cầu quan sát hay ước tính phần lớn là đường cầu Marshal,
chẳng hạn như đường cầu D. Thặng dư của người tiêu dùng tính toán từ đường cầu quan
sát sẽ có giá trị ngang với vùng A+B. Nhìn chung thì giá trị này sẽ không bao giờ chính
xác hoàn toàn với giá trị đúng.
May mắn là thặng dư của người tiêu dùng đo được bằng đường cầu Marshal, D, có khả
năng gần với giá trị thích hợp trong từng trường hợp. Willig (1976) chứng minh rằng với
điều kiện thông thường, thặng dư của người tiêu dùng mà đường cầu Marshal thể hiện là
một con số xấp xỉ tương đối chuẩn của biến đổi đền bù hay biến đổi tương đương. Sai số
của nó có khả năng nhỏ hơn so với sai vốn có của ước tính đường cầu.
Về mặt tác nghiệp mà nói, nếu một dự án tạo ra thay đổi giá cả của một mặt hàng, nếu
mức giá ban đầu và lượng hàng được biết trước và nếu có thể dự đoán trước mức giá và
mức cung hàng sau dự án thì có thể ước lượng một cách xấp xỉ vùng A+B với một độ
chính xác nhất định. Cách đo lường này là một phương thức đo lường hợp lý đối với lợi
và hại mà dự án đem lại cho cá nhân người tiêu dùng cho dù biến đổi đền bù hay biến đổi
tương đương là chính xác hơn về mặt lý thuyết.
Ví dụ: Thay đổi giá Nông sản
Hãy hình dung rằng mỗi năm có một triệu tấn cải xanh được sản xuất và tung ra bán trên
thị trường với mức giá $US 2000/tấn. Xét hai chương trình có tác động tương phản nhau
lên mức chi phí để trồng cải xanh: một chương trình sẽ hạ thấp mức giá xuống còn $US
1800/tấn và tăng lượng cải xanh bán được lên 200 nghìn tấn trong khi chương trình còn
lại sẽ tăng giá lên $US 2200/tấn và giảm lượng bán ra xuống 200 nghìn tấn.
Chúng ta tính toán vùng thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng từ mỗi chương trình
với giả định rằng đường cầu là đường tuyến tính:
Trong trường hợp giá giảm, mức thay đổi được tính toán trong thặng dư của người tiêu
dùng là $US 200/đơn vị nhân với 1.1triệu đơn vị, tức là $US 220 triệu. Tuy nhiên, vì đây
là tình huống giá giảm nên thước đo chuẩn của lợi ích là biến đổi đền bù. Bởi vậy, mức
$US 220 triệu có lẽ được coi là cao hơn so với giá trị thực.
Trong trường hợp giá tăng, mức thay đổi được tính toán trong thặng dư của người tiêu
dùng là $US 200/đơn vị nhân với 0.9 triệu đơn vị, tức là $US 180 triệu. Tuy nhiên, vì đây
là tình huống giá tăng nên thước đo chuẩn của lợi ích là biến đổi tương đương. Bởi vậy,
giá trị của $US 220 triệu có lẽ được coi là thấp hơn so với giá trị thực.
3.9 Thặng dư của Nhà Sản xuất (Producer Surplus ~ PS)
Thặng dư của nhà sản xuất là lợi ích mà nhà sản xuất/nhà cung cấp thu được từ việc trao
đổi hàng hoá trên một thị trường. Nó là chênh lệch giữa mức doanh thu với chi phí cơ hội
của việc tham gia vào thị trường. Nói cách khác, thặng dư của nhà sản xuất ngang với lợi
nhuận kinh tế không bao hàm các chi phí cố định hay là chênh lệch giữa tổng doanh thu
với các biến phí như thể hiện trong Hình W-8.
Hình W-8
Nhìn chung, người ta thường cho rằng các nhà cung cấp luôn tìm cách tối đa hoá lợi
nhuận. Vì vậy ta có thể tránh được phần lớn những phức tạp xung quanh quyết định của
người tiêu dùng và các thay đổi phúc lợi xã hội liên quan. Việc phân bổ quyền sở hữu ban
đầu (ví dụ như có quyền đối với hiện trạng) không nên ảnh hưởng đến mức độ tối đa hoá
lợi nhuận đối với sản phẩm công ty sản xuất ra.
Trong khi thặng dư của nhà sản xuất không bao giờ được ghi chép và có lẽ hiếm khi được
tính toán, các thay đổi trong lợi nhuận thường sẽ xấp xỉ các thay đổi trong thặng dư của
nhà sản xuất chừng nào không có thay đổi trong lượng đầu vào cố định được dùng.
Ví dụ, nếu một dự án sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm và đẩy giá thị trường của sản
phẩm đầu ra đó xuống thấp. Thiệt hại mà các nhà sản xuất tư của loại sản phẩm đó sẽ là
lượng suy giảm của thặng dư của nhà sản xuất (∆PS) được thể hiện trong Hình W-9.
Trong khi thay đổi trong thặng dư của nhà sản xuất sẽ không bao giờ được ghi chép lại
chừng nào còn không có những thay đổi lớn trong đầu vào cố định của công ty (ví dụ như
số nhà máy mà các công ty này vận hành) thì chừng đó thay đổi trong lợi nhuận còn
mang giá trị gần với thay đổi trong thặng dư của nhà sản xuất. Lưu ý rằng nếu là công ty
công thì biến đổi lợi nhuận sẽ được ghi chép lại.
Hình W-9
Tóm tắt
Thước đo trung thực xác định xem liệu một dự án có lợi hay không dựa trên những thay
đổi tác động đến các cá nhân. Tiêu chuẩn Pareto là tiêu chuẩn phê duyệt một dự án khắt
khe nhất. Tiêu chuẩn này phát biểu rằng một dự án được coi là có lợi khi tăng ít nhất độ
thoả dụng của một người mà không giảm độ thoả dụng của bất kỳ người nào khác. Tuy
nhiên, tiêu chuẩn này không mấy hữu dụng trong việc đánh giá các dự án trong thực tế.
Để xem xét tác động ròng của một dự án đối với phúc lợi xã hội trong trường hợp dự án
vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực lên nhiều người khác nhau cần phải hiểu các hàm
thoả dụng của họ cũng như đưa ra giả định về một hàm phúc lợi xã hội mục tiêu nào đó.
Thật không may, việc tính toán các hàm lượng hữu dụng (cardinal utility functions) và
thay đổi trong độ thoả dụng cũng như so sánh mức thay đổi giữa các cá nhân khiến cho
việc sử dụng trực tiếp hàm thoả dụng và hàm phúc lợi xã hội không hề mang một độ khả
thi thực tế nào.
Thay vào đó, bằng việc xem xét lợi ích ròng mà mỗi người được hưởng và phân bổ sức
nặng đồng đều cho mỗi cá nhân, chúng ta có được một biện pháp đo lường độ mong đợi
của dự án mang tính thực tế hơn. Nhất là tiêu chuẩn Kaldor-Hicks (KH) gợi ý rằng nên
cho mọi người có tầm quan trọng ngang nhau, cho họ quyền đối với hiện trạng để phục
vụ cho phân tích. Điều này mang lại cho ta khái niệm lợi ích ròng như một biện pháp đo
lợi ích kinh tế của một dự án. Đây là khái niệm đo lường được dùng phổ biến nhất trong
CBA. Đặc biệt, lợi ích ròng có thể được tính toán trên cơ sở các biến đổi đền bù bằng
cách dùng độ sẵn sàng chi trả (WTP) để định giá lợi ích và độ sẵn sàng chấp nhận (WTA)
để định giá chi phí.
Một cách tiếp cận thực tiễn khác trong việc định giá thay đổi phúc lợi là xem xét lợi
nhuận ròng có được từ trao đổi hàng hoá trên các thị trường có được nhờ tác động trực
tiếp của dự án. Để làm được điều này, có thể ước tính các thay đổi trong thặng dư của
người tiêu dùng (lợi ích ròng của người tiêu dùng) và thặng dư của nhà sản xuất (lợi ích
ròng của nhà sản xuất) để dùng trong tính toán các tác động phúc lợi xã hội ròng.
Câu hỏi
1. Hãy hình dung việc chuyển từ trạng thái thế giới A sang trạng thái thế giới B có ảnh
hưởng tới hai người là Dave và Chris. Bảng dưới đây cung cấp cho ta giá trị WTP và
WTA của mỗi người.
Giá trị của việc Chuyển từ A sang B
WTP WTA
Dave Biến đổi Bù đắp = $US 100 Biến đổi Tương đương = $US 130
Chris Biến đổi Tương đương = $US -105 Biến đổi Bù đắp = $US -120
Hãy tính lợi ích ròng của việc chuyển từ A sang B cùng lợi ích ròng của việc chuyển từ B
sang A. Có nhận xét gì về kết quả thu được.
2. Bạn có thể đưa ra một ví dụ tương tự như ví dụ được đưa ra ở câu hỏi trên trong đó cả
việc chuyển từ A sang B lẫn việc chuyển từ B sang A đều là đáng mong đợi hay không?
Nếu không thì tại sao?
Trả lời
1. Đối với một dịch chuyển từ A sang B, Dave sẽ hưởng một khoản lợi trong khi Chris sẽ
phải chịu một thiệt hại. Lợi ích mà Dave hưởng phải được định giá theo độ sẵn sàng chi
trả $US100 trong khi thiệt hại mà Chris phải gánh chịu phải được định giá theo độ sẵn
sàng chấp nhận, -$US120. Lợi ích ròng lúc đó là -$US20.
Đối với một dịch chuyển từ B sang A, Dave sẽ chịu một mức thiệt hại và Chris sẽ được
hưởng một khoản lợi. Thiệt hại mà Dave phải gánh chịu phải được định giá theo độ sẵn
sàng chấp nhận -$130 trong khi lợi ích mà Chris được hưởng phải được định giá theo độ
sẵn sàng chi trả $105. Lợi ích ròng có được là -$25.
Kết quả thu được cho thấy cả hai dịch chuyển từ A sang B và ngược lại đều không có lợi.
Điều này có vẻ như mâu thuẫn. Song sự khác biệt giữa hai dịch chuyển nằm ở việc phân
bổ quyền sở hữu cho mỗi một trong hai trạng thái A và B và tác động của các quyền sở
hữu khác biệt đối với việc định giá.
2. Chừng nào các hàng hoá liên quan còn là hàng hoá thông thường thì chừng đó còn
không thể thiết lập một ví dụ mà trong đó cả hai dịch chuyển đều là đáng mong đợi. Sở dĩ
có điều này là bởi mức độ sẵn sàng chấp nhận sẽ luôn lớn hơn mức độ sẵn sàng chi trả.
Thế nên, chi phí của việc dịch chuyển từ một trạng thái thế giới này sang một trạng thái
thế giới khác lớn hơn lợi ích của việc dịch chuyển theo chiều hướng ngược lại.
Tham khảo
Olsen, E.O., và D.M. Batron, "Lợi ích và Chi phí của Nhà xuất bản Công ở Thành phố
New York," Tạp chí Kinh tế công, 20, số 3 (1983), 299-332.
Zerbe, Richard O. và Dwight Dively, Lý thuyết và Thực hành Phân tích Lợi ích-Chi phí,
Harper Collins, 1994.
Zerbe, Richard O., Hiệu quả Kinh tế trong Luật pháp và Kinh tế học, Nhà xuất bản
Edward Elgar, Notrhampton, MA, 2001.
[1] Năm pao phó mát với mức giá $4/pao.
[2] Một lần nữa, 500 pao có mức giá $4/pao.
[3] Ví dụ này dựa trên "Phân tích Lợi ích Chi phí của Dự án Nhà chung cư ở Thành phố
New York" của E. O. Olsen và D.M. Batron, Tạp chí Kinh tế công, 20, số 3 (1983), 299-
332.
[4] Có nghĩa là không có tác nhân ngoại sinh nào, không có công ty nào với sức mạnh thị
trường lớn, không có thuế má, v.v.
[5] Cụm từ "các điều kiện sau dự án" ngụ ý là bạn cần phải tưởng tượng rằng dự án đã
được triển khai và theo giả thuyết nhà phân tích đang hỏi rằng cá thể tư sẵn sàng chi trả
cái gì để mua lại các đơn vị đầu vào của mình.
[6] Có nghĩa là tăng phúc lợi xã hội hay nói cách khác cải thiện sự giàu có của một xã
hội.
[7] Vấn đề này sẽ được bàn tới nhiều hơn trong cuốn sách này.
[8] Những khác biệt giữa các tuyên bố của tiêu chuẩn Kaldor-Hicks trở nên quan trọng
khi tính đến lòng vị tha vì lòng vị tha của con người làm phức tạp thêm lý thuyết bù đắp.
[9] Có lẽ một sự biến đổi do tác động của một dự án.
[10] Scitovszky sẽ bổ sung thêm thử nghiệm sau vào thử nghiệm KH. Cách tiếp cận này
có thể được phát biểu như sau:
Chỉ có thể chấp nhận được một dự án khi những người chịu thiệt hại do dự án gây ra có
thể không đút lót những người hưởng lợi tiềm năng để họ không thực hiện dự án nữa
(Zerbe và Dively, 1994, tr. 97).
[11] Xem lý giải chi tiết tại cuốn Zerbe năm 2001.
[12] Ví dụ này được lấy từ cuốn Zerbe năm 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các Hàm Thoả dụng.pdf