Phân tích các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ lệ phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng giảm do cả thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi thuần giảm trong khi dự phòng RRTD lại tăng lên. Điều này là hợp lý trước tình hình nợ xấu hiện nay.

docx11 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE ROE = LNSTVCSH bq ×100% (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh 2012 so với 2011 ± ± (%) LNST 3,199,608 2,919,293 (280,315) (0.565) VCSH bq 24,305,092.5 25,646,518 1,341,425.5 5.519 ROE (%) 13.164 11.382 (1.782) (13.537) ROE trung bình ngành 11.86 5.89 (5.97) (50.34) ROE của ngân hàng năm 2012 giảm so với năm 2011 (giảm 1.782%, tương ứng với tốc độ giảm 13.537%). Nguyên nhân chính là do Vốn chủ sở hữu bình quân tăng từ 24,390 tỷ năm 2011 lên 26,902 tỷ vào năm 2012, trở thành 1 trong 3 NHTM có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Từ ngày 1/5/2012 NH đầu tư và phát triển chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thành NHTM cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam. Theo đó, lộ trình đến năm 2015, BIDV đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 46.390 tỷ đồng (vốn điều lệ bình quân là 42.612 tỷ đồng), gấp đôi so với vốn điều lệ hiện nay (23.012 tỷ đồng) nhằm tăng năng lực tài chính của ngân hàng mình và phục vụ cho quá trình cổ phần hóa. Như vậy chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vốn CSH là vốn của TCTD. Mặc dù năm 2012 có nhiều khó khăn nhưng BIDV vẫn đạt được mức tăng vốn đáng kể, đây là thành tích đáng ghi nhận chứng tỏ niềm tin của công chúng đầu tư, sự sát cánh và tin tưởng của các cổ đông, chủ sở hữu với NH trong dài hạn. Hoạt động kinh doanh còn chú trọng cho việc trích lập các quỹ. Đây là một sự quản lý vốn an toàn và hợp lý, nhất là trong bối cảnh nợ xấu như hiện nay. Bên cạnh đó, ROE của năm 2012 giảm so với năm 2011 còn vì lợi nhuận sau thuế của BIDV giảm. 2011 2012 So sánh ± ± (%) Thu nhập lãi thuần 12,638,956 9,332,822 (3,306,134) (26.158) Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 2,157,205 1,440,431 (716,774) (33.227) Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng 314,418 247,432 (66,986) (21.304) Lãi lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh (211,304) 54,507 265,811 125.796 Lãi lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư (206,446) (27,961) 178,485 86.456 Lãi lỗ từ hoạt động khác 606,603 502,833 (103,770) (17.106) Thu nhập tư góp vốn mua cổ phần 115,046 60,197 (54,849) (47.675) Chi phí hoạt động (6,652,479) (4,190,048) 2,462,431 37.015 Chi phí dự phòng RRTD (4,542,126) (3,565,973) 976,153 21.491 Chi phí thuế (1,020,265) (934,947) 85,318 8.362 Từ bảng, ta thấy nguyên nhân làm lợi nhuận sau thuế của BIDV giảm là do có sự giảm đáng kể của thu nhập lãi thuần (giảm 3,306 tỷ đồng, tương đương với tốc độ giảm là 26.158%). Bên cạnh đó, thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ, từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần của ngân hàng trong năm 2012 cũng giảm so với năm trước. Ngoài ra, với quy mô vốn điều lệ hơn 23,000 tỷ đồng và tổng tài sản 484,695 tỷ đồng mà BIDV lại phải bù đắp chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro quá lớn ( hơn 3000 tỷ đồng) cùng với việc ngân hàng phải hạ nhanh lãi suất cho vay trong khi lãi suất tiền gửi vẫn thực hiện theo cam kết để hỗ trợ doanh nghiệp đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến tháng 10/2012, số nợ được cơ cấu lại là 252.000 tỷ đồng. Các ngân hàng trong đó có BIDV hy sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro với mức dự kiến khoảng 90.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2012, đã trích lập được 78.000 tỷ đồng. Riêng về nợ xấu, các ngân hàng đã xử lý được 39.000 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng, nợ xấu đã “ăn mòn” lợi nhuận ngân hàng trong năm 2012. Các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động. Tuy nhiên, nếu nhìn ở mặt tích cực, việc trích lập dự phòng cao này cũng phần nào làm “sạch” và góp phần mang lại kết quả khả quan cho các ngân hàng trong những kỳ tiếp theo. Hơn nữa, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rùi ro của BIDV trong năm 2012 đã giảm so với năm 2011. So sánh lãi ròng năm 2011 và 2012 của các ngân hàng (Đv: tỷ đồng) 7/9 Ngân hàng ở trên đều có mức tăng trưởng âm do năm 2012 là năm được đánh giá là có nhiều thách thức và khó khăn đối với ngành ngân hàng. Đây là năm đầu tiên của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của chính phủ, đặc biệt là tái cấu trúc ngành ngân hàng. So sánh vốn điều lệ, tổng tài sản và lãi ròng năm 2012 của các ngân hàng (Đv: Tỷ đồng) Tuy tình hình kinh tế bất ổn, nhưng ROE của BIDV năm 2011 và 2012 vẫn duy trì đươc ở mức tương đối cao và cao hơn so với trung bình ngành. Thậm chí trong năm 2012, chỉ số ROE của BIDV còn cao hơn chỉ số ROE trung bình của nhóm NHTM nhà nước (10.34%). Điều này cho thấy hiệu quả của BIDV trong quản lý vốn, và cho thấy sự hấp dẫn khi đầu tư vào đây vì thu nhập mà các cổ đông thu được từ việc đầu tư vào BIDV ở mức tương đối cao. Bảng cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận của các mảng hoạt động của BIDV Dựa vào biểu đồ, ta thấy thu nhập lãi thuần chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập ròng của ngân hàng. Đây là mảng gắn liền mật thiết với nghiệp vụ tín dụng_ hoạt động truyền thống và là thế mạnh của BIDV. Tuy nhiên thu nhập lãi thuần năm 2012 lại giảm so với năm 2011. Trong những tháng cuối của năm 2012, tuy thị trường ngân hàng có được sự hỗ trợ lớn từ những chính sách nới lỏng hơn của ngân hàng nhà nước, song do nhu cầu vay của doanh nghiệp sụt giảm nên thu nhập lãi thuần của BIDV vẫn thấp hơn so với năm trước. Đặc biệt sự kiện ông Trần Đức Kiên bị bắt đã đem lại những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHTM. Số lượng người đến ngân hàng rút tiền tăng lên rõ rệt, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Tuy NHNN đã kịp thời hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhưng những ảnh hưởng của sự việc đến khối NHTM cổ phần là điều có thể nhìn thấy được, trong đó bao gồm cả ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và nhà đầu tư đối với tính minh bạch của ngân hàng. Về tăng trưởng tín dụng, dù toàn hệ thống năm nay chỉ tăng trưởng có 8,91% song BIDV đạt mức tăng tín dụng lên tới 16,5%. Dù đối diện với nhiều khó khắn trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và Việt Nam nhưng BIDV vẫn có những bước phát triển nhất định. Riêng với hoạt động huy động và cho vay, ta có thể thấy cụ thế qua thuyết minh BCTC: (đv: triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) Thu nhập lãi tiền gửi 4,245,273 9.528 871,782 2.675 Thu nhập lãi cho vay khách hàng 36,932,305 82.888 27,633,226 84.786 Thu lãi từ chứng khoán kinh doanh 90,359 0.203 84,610 0.260 Thu lãi từ chứng khoán đầu tư 2,958,711 6.640 3,566,670 10.944 Thu nhập lãi cho thuê tài chính 226,216 0.508 107,119 0.329 Thu khác từ hoạt động tín dụng 104,247 0.234 328,198 1.007 Tổng 44,557,111 100 32,591,605 100 Trong thu nhập lãi, có thể thấy nguồn mang lại thu nhập chính cho BIDV là thu nhập lãi cho vay khách hàng, với tỉ trọng tới 84.786% trong tổng thu nhập từ lãi, có mức tăng không đáng kể so với năm 2011 (82.888%). Còn về số tuyệt đối, thu nhập lãi cho vay khách hàng tại năm 2012 lại nhỏ hơn năm trước. Điều này cho thấy BIDV cần có những biện pháp tăng trưởng tín dụng, cung ứng vốn cho nền kinh tế và phát huy hiệu quả hơn nữa vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (đv: triệu đồng) 2011 Tỉ trọng(%) 2012 Tỉ trọng(%) Trả lãi tiền gửi 25,609,275 80.234 17,401,344 74.816 Trả lãi tiền vay 4,915,373 15.400 2,905,563 12.492 Trả lãi phát hành GTCG 1,311,032 4.107 968,685 4.165 Chi phí hoạt động tín dụng khác 82,475 0.258 1,983,190 8.527 Tổng 31,918,155 100 23,258,783 100 Ta có thể thấy thu nhập lãi giảm (với tốc độ 26.854%) kéo theo chi phí lãi của BIDV cũng giảm nhưng với tốc độ nhanh hơn là 27.129%. Trong đó, chi phí hoạt động tín dụng khác tăng đột biến (từ tỉ trọng là 0.258% so với tổng chi phí của năm 2011 lên 8.527% trong năm 2012). Đây là dấu hiệu chưa tốt, BIDV nâng cao cách thức quản lý hơn nữa sao cho hiệu quả đạt được là tối đa, không lãng phí. Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng (đv: triệu đồng) 2011 2012 ± TN từ hoạt động KD ngoại hối 905,695 506,678 (399,017) Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay 715,312 338,385 (376,927) Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 190,383 168,292 (22,091) CP hoạt động KD ngoại hối (591,277) (259,245) 332,032 Chi về KD ngoại tệ giao ngay (457,744) (162,149) 295,595 Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ (133,533) (97,096) 36,437 Lãi/lỗ thuần từ KD ngoại hối 314,418 247,432 (66,986) Nếu như trong năm 2011, ngân hàng nhà nước đã có lần điều chỉnh tỉ giá mạnh trên thị trường ngoại hối và vàng thì năm 2012, tỷ giá lại được giữ ở mức ổn định. Đồng thời năm 2012 cũng là năm ghi dấu bước ngoặt quan trọng của thị trường vàng. Ngày 25/11/2012 NHNN yêu cầu các TCTD phải chấm dứt các hoạt động huy động mới và cho vay vốn bằng vàng. Chỉ có các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản mới được gia hạn huy động, nhưng kỳ hạn không vượt quá ngày 30/06/2013. Cơ chế quản lý kinh doanh vàng của NHNN cũng dần lộ diện rõ nét hơn, như: (i) Vàng miếng SJC trở thành thương hiệu vàng quốc gia; và NHNN sẽ độc quyền sản xuất vàng SJC. (ii) Hoạt động huy động – cho vay vốn bằng vàng sẽ được chuyển qua giữ hộ, và quan hệ mua – bán. Thực tế cho thấy, người dân hoàn toàn bị động trong việc tiếp cận thông tin và hành động; trong khi đó các công ty sản xuất và kinh doanh vàng miếng dường như đang là người chủ động điều khiển “cuộc chơi”. Chênh lệch giữa giá vàng thương hiệu SJC và vàng thế giới hiện vẫn cao hơn mức 3 triệu đồng/lượng, thậm chí có lúc lên 4 triệu đồng/lượng. Tương tự, chênh lệch giá vàng thương hiệu SJC và một số loại vàng thương hiệu khác như Thăng Long, Agribank cũng rất lớn, dao động trong khoảng 1 - 3 triệu đồng/lượng. Đối với những người sử dụng vàng làm phương tiện tích trữ,nếu đồng tiền Việt Nam ổn định thì nhu cầu nắm giữ vàng miếng SJC sẽ giảm. Còn đối với những người đầu tư hay đầu cơ vàng thì họ lại quan tâm đến biến động của thị trường vàng. Thị trường vàng thế giới trong năm 2012 tương đối ổn định còn thị trường vàng Việt Nam lại ngày càng bị siết chặt hơn. Trước đây, các ngân hàng được phép kinh doanh vàng qua tài khoản ở nước ngoài và huy động vàng trong dân cư, nay không được phép nữa. Mọi hoạt động kinh doanh vàng sẽ bắt đầu từ NHNN qua các hình thức mới. Hiện nay, để hạn chế các NHTM đầu cơ, NHNN đã ban hành quy định về trạng thái vàng của các NHTM không được quá 2% vốn chủ sở hữu, nếu giữ vượt tỷ lệ các NHTM này phải bán cho đơn vị khác. Trong bối cảnh như vậy, BIDV cần phải quan tâm, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa về khoản mục này. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ROA = LNSTTổng TS bq ×100% (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh 2012 so với 2011 ± ±(%) LNST 3,199,608 2,919,293 (280,315) (8.761) Tổng TS bq 386,011,612 445,225,715 59,214,104 15.340 ROA (%) 0.829 0.656 (0.173) (20.869) ROA TB ngành (%) 1.09 0.58 (0.51) (46.79) ROA của BIDV trong năm 2012 thấp hơn năm trước là 0.173% (tương ứng với tốc độ giảm là 20.869%). Tuy nhiên chỉ số này ở BIDV vẫn cao hơn mức trung bình ngành. Điều này cho thấy khả năng của nhà quản trị NH ở năm 2012 trong quá trình chuyển tài sản của NH thành thu nhập ròng. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm trong khi tổng TS bình quân tăng thêm. Tổng tài sản bình quân tăng cho thấy BIDV đã biết tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất, hạ tầng, đầy mạnh tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) NIM = Thu nhập lãi thuầnTổng TS cósinhlời ×100% Tồng tài sản không sinh lời là những tài sản không giao dịch và không trực tiếp tạo ra lợi nhuận như tiền mặt bằng VND và TSCĐ trong danh mục tài sản Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh ± ±(%) Tồng TS có 405,755,454 484,695,976 78,940,522 19.455 Tiền mặt bằng VND 2,764,983 2,631,752 (133,231) (4.819) TSCĐ 3,640,938 4,233,094 592,156 16.264 Tổng TS có sinh lời 399,349,533 477,831,130 78,481,597 19.652 Từ đó, ta có Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh ± ±(%) Thu nhập lãi thuần 12,638,956 9,332,822 (3,306,134) (26.158) Tồng TS có sinh lời 399,349,533 477,831,129 78,481,596 19.652 NIM (%) 3.165 1.953 (1.212) (38.286) Tỉ lệ NIM của BIDV năm 2012 giảm so với năm 2011 ( giảm 1.212%, tương ứng với tốc độ giảm là 38.286%). Điều này cho thấy hiệu quả của việc kiểm soát tài sản sinh lời và các nguồn vốn có chi phi thấp của NH đă giảm dần. Nguyên nhân của việc này là so thu nhập lãi thuần giảm trong khi tổng tài sản có sinh lời tăng. Việc NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng khiến nguồn cung tiền ra thị trường bị hạn chế, mặt khác động thái giảm dần trần lãi suất huy động của NHNN trong thời gian gần đây cũng có thể khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và yếu. Cạnh tranh huy động vốn sẽ khiến chi phí trên một đồng vốn huy động gia tăng. Tăng trưởng tín dụng nhanh trong những năm gần đây, theo đó là việc thắt chặt tín dụng trong năm 2011 và việc suy giảm nghiêm trọng thị trường bất động sản và chứng khoán đã tạo thêm nhiều áp lực đối với ngân hàng. Đến năm 2012, kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm, gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng giảm cũng khiến doanh nghiệp tiếp tục phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng. Chỉ số NIM giảm cho thấy tốc độ tăng trưởng chi phí từ lãi cao hơn so với tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi. Ngân hàng cần tiếp tục áp dụng các biện pháp tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí trả lãi. Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi ròng (N-NIM) N-NIM = Thu nhập ngoài lãi thuầnTổng TS bq ×100% Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh ± ±(%) TN từ hoạt động dịch vụ 2,813,420 1,879,094 (934,326) (33.210) TN từ KD ngoại hối 905,695 506,678 (399,017) (44.056) TN từ Chứng khoán KD 31,488 153,249 121,761 386.690 TN từ CK đầu tư 25,766 1,592 (24,174) (93.821) TN khác 1,199,447 502,833 (696,614) (58.078) TN từ góp vốn mua cổ phần 115,046 63,023 (52,023) (45.219) TN ngoài lãi 5,090,862 3,106,469 (1,984,393) (38.980) Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh ± ±(%) TN ngoài lãi 5,090,862 3,106,469 (1,984,393) (38.980) Tổng TS bq 386,011,612 445,225,715 59,214,104 15.340 N-NIM 1.319 0.698 (0.621) (47.095) Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi ròng của ngân hàng tại năm 2012 giảm 0.621 so với năm 2011 (tương ứng với tốc độ giảm là 47.095%). Điều này cho thấy chênh lệch giữa thu ngoài lăi và chi ngoài lăi đang ngày càng lớn. Nguyên nhân là do chi ngoài lăi tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với thu ngoài lăi và tốc độ tăng chênh lệch này cũng lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản bình quân. Như vậy, để hướng tới mô hình hoàn thiện, toàn diện và hiện đại, ngân hàng cần chú trọng hơn tới các dịch vụ ngoài lãi, mở rộng đối tượng khách hàng và danh mục sản phẩm, thay vì quá chú tâm tới mảng hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần có những chiến lược để phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn nữa. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont ROE ROE = LNSTVCSH bq ×100% ROE = LNSTTổng TN×Tổng TNTổng TS bq×Tổng TS bqVCSH bq ROE = Tỷ lệ sinh lời hoạt động × Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản × Tỷ trọng VCSH Hay ROE = NPM × AU × EM năm ROE = NPM × AU × EM 2011 13.164 6.444 12.862 15.882 2012 11.382 8.178 8.018 17.360 chênh lệch (1.782) 1.734 (4.844) 1.478 ROE giảm là do sự tác động tổng hợp của 3 nhân tố: NPM của năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.734% phản ánh tính hiệu quả của việc phản ánh chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. NPM tăng là vì tốc độ giảm của LNST chậm hơn tốc độ giảm của thu nhập. LNST năm 2012 giảm 380.315 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 0.565%. Còn tổng thu nhập năm 2012 giảm 13,949,899 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 28.097%. Trong khi đó AU của năm 2012 giảm 4.844% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng TN giảm cùng lúc với tồng TS bình quân tăng (tăng 59,214,103.5 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 15.34%). Chỉ tiêu này cho thấy, ngân hàng quản lý tài sản chưa tốt. Trong khi quy mô tài sản tăng nhưng thu nhập trên mỗi đồng tài sản lại giảm. Điều này cho thấy chính sách quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng chưa hợp lý. Nguồn vốn của ngân hàng chưa được phân bổ phù hợp cho các khoản mục tín dụng và đầu tư. Đòn bẩy tài chính của BIDV năm 2012 tăng 1.478 so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của vốn CSH bq. Vốn CSH bq năm 2012 tăng 1,341,425.5, tương ứng với tốc độ tăng là 5.519%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vay nợ (vì cho vay là tài sản chủ yếu đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng), dẫn đến rủi ro tín dụng cao, nhưng tiềm năng thu nhập của cổ đông càng lớn. ROA ROA = LNSTTổng TS bq ×100% ROA = Thu lãi-CP trả lãi Tổng TS bq+Thu ngoài lãi-CP ngoài lãiTổng TS bq+Các khoản thu chi đặc biệtTổng TS bq Các khoản thu chi đặc biệt = TN bất thường ròng - Khoản phân bổ dự phòng tổn thất TD - Thuế Tổng TS bq Tổng TS bq Tổng TS bq Tổng TS bq Ta có bảng sau: Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh ± ±(%) thu lãi 44,557,111 32,591,605 (11,965,506) (26.854) CP trả lãi (31,918,155) (23,258,783) 8,659,372 (27.130) TN lãi thuần 12,638,956 9,332,822 (3,306,134) (26.158) Thu ngoài lãi 5,090,862 3,106,469 (1,984,393) (38.980) CP ngoài lãi (2,315,340) (829,030) 1,486,310 (64.194) TN ngoài lãi thuần 2,775,522 2,277,439 (498,083) (17.946) Dự phòng tổn thất RRTD (4,542,126) (3,565,973) 976,153 21.491 Thuế (1,020,265) (934,947) 85,318 (8.362) Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ lệ phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng giảm do cả thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi thuần giảm trong khi dự phòng RRTD lại tăng lên. Điều này là hợp lý trước tình hình nợ xấu hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphan_tich_cac_chi_tieu_do_luong_kha_nang_sinh_loi_e__5315.docx
Tài liệu liên quan