Phần mềm NGSoft Chemdict-Từ điển hóa học

Qua quá trình thực hiện phần mềm Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict, chúng tôi đã chọn lọc và áp dụng các tính năng của 12 phần mềm ứng dụng như Microsoft Visual Studio, Adobe Photoshop, WinRAR, SnagIt, . và những phần mềm Hóa học như CambridgeSoft ChemOffice, Freshney Periodic Table, Crocodile Chemistry, . Nhất là sử dụng Microsoft Access kết hợp với nguồn cơ sở từ Từ điển Hóa học phổ thông và những kiến thức về hóa học để xây dựng được nguồn cơ sở dữ liệu gồm: - 507 ý nghĩa của thuật ngữ về hóa học từ vần A-Z, trong đó: + 42 thuật ngữ Việt-Anh. + 37 thuật ngữ có hình ảnh minh họa. + 25 thuật ngữ có phương trình hóa học minh họa.

pdf25 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phần mềm NGSoft Chemdict-Từ điển hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HẬU GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH --------------------------- PHẠM TRỌNG NGUYỄN PHẦN MỀM NGSOFT CHEMDICT- TỪ ĐIỂN HÓA HỌC VỊ THANH, THÁNG 06 NĂM 2010 Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 1 MỞ ĐẦU Trong học tập và đời sống, chúng ta thường gặp những thuật ngữ hóa học và đôi khi ta không biết được nghĩa của thuật ngữ ấy là gì. Điều này gây khó khăn cho ta trong quá trình học tập và lao động. Đồng thời, để dò tìm và biết được nghĩa của những thuật ngữ này ta chỉ có thể dò qua những quyển Từ điển Hóa học hoặc tìm trên Internet, nhưng thường những giải pháp này ít có hiệu quả do mất nhiều thời gian hoặc cần kết nối Internet. Chính vì vậy, tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft Access, kết hợp với mã lệnh Visual Basic for Application để viết nên phần mềm NGSoft Chemdict (hay Từ điển Hóa học-Dictionary of Chemistry). Nhằm đem lại một giải pháp hữu hiệu hơn trong việc học tập, tra cứu về Hóa học. Ngoài ra, phần mềm còn chứa nhiều tiện ích khác để nâng cao hiệu quả và chất lượng khi sử dụng. Với giao diện thuần Việt, những thông tin, hình ảnh trực quan, chính xác; hy vọng chương trình sẽ mang lại một công cụ mới tốt hơn, góp phần vào việc giảng dạy và học tập được hiệu quả hơn. Chương trình là phiên bản đầu tiên nên vẫn còn nhiều thiếu sót và sẽ được bổ sung, sửa chữa và cập nhật thường xuyên qua các phiên bản tiếp theo. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 2 NỘI DUNG I. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM: 1. Mục tiêu: - Giúp ích cho việc học tập và nghiên cứu bộ môn Hóa học. - Tạo ra cơ sở dữ liệu về thuật ngữ Hóa học. - Tạo ra bộ công cụ để dạy và học môn Hóa học trong trường học. - Thực hiện công nghệ hóa, tin học hóa việc học tập và nghiên cứu. 2. Quá trình thực hiện phần mềm: Thực hiện sáng tạo phần mềm Từ điển Hóa học - NGSoft ChemDict : - Nghiên cứu viết phần mềm bằng chương trình Microsoft Access 2003 trong bộ Microsoft Office Enterprise 2003: + Nghiên cứu, sưu tầm, áp dụng mã lệnh (mã VBA-Visual Basic for Application). + Tạo chương trình thử nghiệm (phần mềm Từ điển Thuốc và phần mềm Dictionary of Chemistry v1.0). + Rút kết kinh nghiệm từ các chương trình thử nghiệm. + Tạo giao diện phần mềm. + Tạo cơ sở dữ liệu. - Thu thập nguồn cơ sở dữ liệu : + Thuật ngữ. (Anh và Việt) + Hình ảnh. (Sưu tầm và tự tạo). + Các phương trình hóa học liên quan. + Ý nghĩa, nội dung thuật ngữ. + Các nguồn cơ sở dữ liệu cho những tính năng nâng cao từ những phần mềm, trang web hóa học. - Nhập nguồn cơ sở dữ liệu vào phần mềm. + Nhập liệu vào phần mềm nhờ công cụ của chính phần mềm. + Qua Microsoft Word rồi chuyển cơ sở dữ liệu sang phần mềm. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 3 - Chạy thử nghiệm và sửa chữa các lỗi. - Nâng cấp và thử nghiệm các tính năng nâng cao, sửa chữa lỗi lúc sử dụng. - Tạo phần Trợ giúp : + Tạo file Tro giup.chm để hướng dẫn sử dụng chương trình. + Kết nối phần trợ giúp với chương trình chính. - Tạo và đóng gói bộ cài đặt của chương trình. + Tạo bộ Install (gồm file *.exe và số serial nếu cần thiết). + Thiết kế Logo, icon (*.ico) cho phần mềm. + Đóng gói bộ cài đặt bằng phần mềm WinRAR. - Đưa phần mềm NGSoft ChemDict vào sử dụng. - Nghiên cứu cải tiến phần mềm và tiếp tục phát triển các phiên bản nâng cấp, các gói Update cho phần mềm thường xuyên sau khi đưa phần mềm vào sử dụng. * Các phần mềm được sử dụng trong quá trình thực hiện viết phần mềm: - Microsoft Access 2003 – 2007 - Microsoft Word 2003 – 2007 - Microsoft Visual Studio 6.0 - Adobe Photoshop CS4 - CambridgeSoft ChemBioDraw v11.0 - CambridgeSoft ChemBio3D v11.0 - Dictionary of Chemistry Emulations v4.0 - IndigoRose Setup Factory 8.2 - WinRAR 3.90 - AAA Logo 3.10 - Help & Manual 5.3.2 - SnagIt 9.1.3 - Design Science MathType 6.5 - Freshney Periodic Table 3.8.1 - Freshney Earth's Core 1.1 - CheMIX School 3.5 - Crocodile Chemistry 6.05 Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 4 3. Khả năng của phần mềm, đối tượng sử dụng : - Các tính năng chính của phần mềm: + Dò tìm thuật ngữ hóa học (Tiếng Việt) và xuất ra giải thích về thuật ngữ, thuật ngữ bằng Tiếng Anh, các hình ảnh và phương trình liên quan đến thuật ngữ (nếu có). + Các tính năng nâng cao khác: Bảng Tuần hoàn các nguyên tố Hóa học hiển thị theo tiêu chí sử dụng. Bảng tính tan thể hiện màu của muối. Bảng tra cứu hằng số. Bảng tra cứu công thức. Bảng tra cứu màu hợp chất. Tra cứu phương trình Hoá học. Tra cứu cơ chế phản ứng Hoá học. Máy tính bỏ túi. - Đối tượng áp dụng : Học sinh, sinh viên. Giáo viên. Những tổ chức, nhóm, cá nhân đang hoạt động về Hóa học, có đam mê về Hóa học. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 5 II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: 1. Thông tin về phần mềm: - Tên đầy đủ: NGSoft ChemDict v1.1 - Để sử dụng phần mềm phải có những yêu cầu sau: + Sử dụng cơ bản (yêu cầu tối thiểu): Microsoft Office XP hoặc 2003. Cấu hình máy: CPU: Intel Pentium IV 1.80GHz RAM: 256MB Dung lượng trống: ~300MB Độ phân giải: 1024x768 px + Sử dụng thường (yêu cầu đề nghị): Microsoft Office XP hoặc 2003. Cấu hình máy: CPU: Intel Pentium Dual Core 2.66GHz RAM: 1024MB Dung lượng trống: ~300MB Độ phân giải: 1024x768 px + Sử dụng tối ưu: Microsoft Office 2007 hoặc 2010 Cấu hình máy: CPU: Intel Core 2 Duo 2.80GHz RAM: 2048MB Dung lượng trống: ~300MB Độ phân giải: 1280x768 px - Ngoài ra, để sử dụng phần mềm đòi hỏi máy phải có MathType (để hiển thị công thức, phương trình), .NET Framework 2.0 (để chạy phần máy tính bỏ túi) và máy phải chạy được file Flash dạng .exe (để hiển thị file flash biểu diễn cơ chế). Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 6 - Để có thể chỉnh sửa hình ảnh, phương trình, ... máy cần phải cài đặt sẵn các phần mềm như: + Adobe Photoshop (CS3, CS4, ...) hoặc các phần mềm khác cùng chức năng. + CambridgeSoft ChemBioOffice Ultra (v11.0, v12.0, ...) 2. Cài đặt: Để cài đặt ta cần thực hiện theo các bước: - Double-Click file cài đặt ChemDict v1.1 Setup.exe. Một cửa sổ sẽ hiện ra, click vào Tiep tuc >: Hình 1. Cửa sổ chào mừng của trình cài đặt ChemDict. - Nhập thông tin người dùng vào rồi click Tiep tuc >: Chọn Tiep tuc> Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 7 Hình 2. Cửa sổ xác nhận thông tin người dùng. - Ta chọn Tiep tuc > ở các khung tiếp theo. Hình 3. Cửa sổ hiện thị địa chỉ của thư mục sẽ được cài đặt. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 8 Hình 4. Cửa sổ xác nhận quyền sử dụng của mỗi tài khoản trong máy. Hình 5. Cửa sổ thông báo trình cài đặt đã sẵn sàng. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 9 Hình 6. Cửa sổ hiển thị quá trình cài đặt. - Click vào Ket thuc để hoàn tất quá trình cài đặt. Hình 7. Cửa sổ thông báo trình cài đặt kết thúc. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 10 3. Sử dụng: - Để sử dụng, ta Double-Click vào biểu tượng NGSoft ChemDict v1.0 trên Desktop. Chọn OK. Hình 8. Cửa sổ chào mừng và giới thiệu của phần mềm. - Khi này, giao diện chính sẽ hiện ra: Hình 9. Giao diện chính của phần mềm. Nơi gõ vào thuật ngữ cần tra cứu. Bảng nội dung thuật ngữ. Danh sách từ. Các tính năng nâng cao của chương trình. Liên hệ với tác giả qua Microsoft Outlook. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 11 Các nút lệnh của phần mềm: 4. Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu: Là tính năng được xây dựng để quản lý, chỉnh sửa nguồn cơ sở dữ liệu của phần mềm. - Chọn nút lệnh Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu. Hình 10. Giao diện phần chỉnh sử cơ sỡ dữ liệu. Nơi chỉnh sửa hoặc thêm nội dung thuật ngữ Nơi chỉnh sửa hoặc thêm hình ảnh, phương trình liên quan đến thuật ngữ Thoát về chương trình chính Trở lại công việc trước Lưu Thêm từ Xóa từ Tìm kiếm Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Giới thiệu phần mềm Trợ giúp Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 12 5. Trợ giúp: Là liên kết đến file Tro giup.chm, là phần hướng dẫn sử dụng cho phần mềm. - Chọn nút lệnh Trợ giúp. Hình 11. Các bước tiến hành mở và giao diện của phần trợ giúp. Click Yes Click OK Cây thư mục thể hiện mục lục của phần trợ giúp Nội dung phần trợ giúp Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 13 6. Thông tin phiên bản: Thể hiện những thông số về cơ sở dữ liệu của phần mềm. Hình 12. Phần thông tin phiên bản 7. Các tính năng nâng cao: a) Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Là tính năng được khai thác từ nguồn cơ sở dữ liệu của phần mềm miễn phí cùng chức năng là Freshney Periodic Table v3.8.1. Nguồn cơ sở này được tôi Việt hóa và đưa vào phần mềm. (Có ghi chú nguồn cơ sở dữ liệu). Có tính năng hiển thị các đặc điểm của các nguyên tố hóa học theo các tiêu chí chọn sẵn. Các thông số được biểu thị cụ thể cùng với màu sắc dựa theo thang nên thuận lợi trong việc sử dụng để tra cứu. Số hiệu phiên bản Số lượng thuật ngữ trong cơ sở dữ liệu Số lượng những từ có bổ sung Tiếng Anh, hình ảnh và phương trình. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 14 Hình 13. Giao diện của tính năng Bảng tuần hoàn. - Các tiêu chí của bảng tuần hoàn: + Bảng chính. (1) + Khối lượng riêng. (2) + Độ âm điện. (3) + Bán kính nguyên tử. (4) + Nhiệt độ nóng chảy. (5) + Nhiệt độ sôi. (6) + Thời gian phát hiện. (7) Lựa chọn tiêu chí hiển thị Các hình ảnh bảng tuần hoàn hiển thị theo các tiêu chí Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 15 Hình 14. Các dạng hiển thị của bảng tuần hoàn. 1 2 3 4 7 5 6 Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 16 b) Bảng tính tan và màu của hợp chất: Là chức năng trợ giúp người sử dụng trong các công việc nhận biết, tách chất, phân tích hóa học. Chức năng này giúp khắc phục được nhược điểm của các bảng tính tan phổ thông hiện nay là chỉ cho biết hợp chất cần dò tìm tan, không tan hoặc ít tan mà không thể hiện màu sắc của các hợp chất. Tính năng này chưa đầy đủ do một số hợp chất còn chưa biết được màu sắc. Tính năng này sẽ được nâng cấp thường xuyên qua các phiên bản tiếp theo. Hình 15. Bảng tính tan và màu của các muối. c) Bảng tra cứu hằng số: Là chức năng xây dựng để trợ giúp trong việc giải các bài toán Hóa học lẫn Vật lý. Tính năng thể hiện một số hằng số Hóa học-Vật lý cơ bản. Các hằng số trong tính năng này được khai thác từ nguồn của phần mềm Freshney Periodic Table v3.8.1 (phần mềm này lấy nguồn cơ sở dữ liệu từ National Institute of Standards and Technology). Bảng tính tan và màu của muối Tra cứu màu hợp chất Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 17 Hình 16. Giao diện của chức năng Tra cứu hằng số. d) Bảng tra cứu công thức: Cùng với chức năng Bảng tra cứu hằng số, Bảng tra cứu công thức cũng trợ giúp người dùng trong việc tính toán các bài toán Hóa học và một số bài toán Vật lý. Chức năng này cung cấp cho ta một số công thức thông dụng (có giải thích) qua đó giúp ta chủ động hơn trong việc tra cứu những công thức liên quan đến các bài toán Hóa học phổ thông, điện hóa, nhiệt-động, hạt nhân, dung dịch, ... Hình 17. Giao diện của chức năng Tra cứu công thức. Liên kết tới nguồn dữ liệu về hằng số qua Internet Tên các công thức đang tra cứu. Chú thích. Ghi chú, giải thích cho công thức. Tên các hằng số đang tra cứu. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 18 e) Bảng tra cứu phương trình hoá học: Hình 18. Giao diện chức năng tra cứu phương trình Hoá học. Đây là chức năng mới được phát triển, sử dụng để tra cứu một số phương trình Hoá học. Tính năng chính là hiển thị phương trình Hoá học đầy đủ và những thông tin về phương trình như nhiệt độ, xúc tác, … Đây là công cụ hữu ích để cân bằng phương trình hoá học (dò tìm phương trình mình đang cân bằng) và giúp người dùng có thêm kiến thức về phương trình Hoá học-cơ sở của bộ môn. f) Tra cứu cơ chế phản ứng Hoá Hữu cơ: Danh sách phương trình Phương trình đầy đủ Thông tin về phương trình Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 19 Hình 19. Giao diện chức năng tra cứu cơ chế phản ứng hữu cơ. Hình 20. Giao diện tương tác với Clip cơ chế Đây là chức năng mới được phát triển hợp tác từ sản phẩm cuộc thi MSPiL-“Cơ chế phản ứng” của tác giả Th.S Nguyễn Vinh Hiển. Tính năng chính là hiển thị giải thích về cơ chế phản ứng và sơ đồ, có clip minh hoạ để người sử dụng có thể hiểu biết rõ ràng về cơ chế phản ứng Hoá hữu cơ thường rất khô khan và khó nắm bắt. Ưu điểm là clip cơ chế thuần Việt, tương tác khá tốt, là file flash khá nhẹ, giải thích cơ chế ngắn gọn dễ hiểu, có sơ đồ chi tiết nên giúp người sử dụng nắm bắt tốt cơ chế phản ứng. Danh sách cơ chế Tên và giải thích về cơ chế Sơ đồ cơ chế Xem clip về cơ chế Thanh điều khiển cơ chế Để thu nhỏ màn hình, nhấn Escape Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 20 g) Máy tính bỏ túi: Hình 21. Giao diện lựa chọn loại máy. Là chức năng được phát triển để trợ giúp người dùng trong tính toán Hoá học (kết hợp với 2 tính năng tra cứu công thức và tra cứu hằng số). Có 2 lựa chọn sử dụng: - Máy tính phổ thông Microsoft Calculator: Hình 22. Máy tính Microsoft Calculator Là chức năng có sẵn của Windows, sử dụng cho người dùng phổ thông, ưu điểm là có thể nhập bằng bàn phím và cũng có thể chuyển sang chế độ máy tính khoa học nếu cần. - Máy tính khoa học CASIO fx-570MS Emulator: Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 21 Hình 23. Máy tính khoa học fx-570MS Là chức năng liên kết với phần mềm do CASIO sản xuất để mô phỏng lại máy tính fx- 570MS rất quen thuộc với mọi học sinh phổ thông. (CASIO còn nhiều phần giả lập sản phẩm khác của mình, tuy nhiên loại fx-570MS là quen thuộc và dễ sử dụng nhất cho học sinh). III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TRONG TƯƠNG LAI. - Phần mềm đã hoàn thiện phiên bản 1.0 và 1.1. Trong tương lai, dự kiến phần mềm sẽ được phát hành phiên bản NGSoft ChemDict v1.1 và sẽ liên tục được cập nhật, nâng cấp lên các phiên bản 1.2, 1.3, … + Cập nhật thêm nguốn cơ sở dữ liệu. + Sửa chữa lỗi trong những phiên bản trước. + Tối ưu các tính năng. + Thêm một số tính năng mới. + Thay đổi giao diện để phù hợp, khoa học và dễ sử dụng hơn. - Dự kiến phiên bản 2.0 sẽ được thực hiện trên nền Microsoft Visual Basic thay vì Microsoft Access để tăng tính tiện lợi, đồng thời phần mềm sẽ có thêm tính năng song ngữ. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 22 KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện phần mềm Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict, chúng tôi đã chọn lọc và áp dụng các tính năng của 12 phần mềm ứng dụng như Microsoft Visual Studio, Adobe Photoshop, WinRAR, SnagIt, ... và những phần mềm Hóa học như CambridgeSoft ChemOffice, Freshney Periodic Table, Crocodile Chemistry, ... Nhất là sử dụng Microsoft Access kết hợp với nguồn cơ sở từ Từ điển Hóa học phổ thông và những kiến thức về hóa học để xây dựng được nguồn cơ sở dữ liệu gồm: - 507 ý nghĩa của thuật ngữ về hóa học từ vần A-Z, trong đó: + 42 thuật ngữ Việt-Anh. + 37 thuật ngữ có hình ảnh minh họa. + 25 thuật ngữ có phương trình hóa học minh họa. - 7 bảng tuần hoàn phân chia theo 7 tiêu chí. - Bảng tính tan với màu sắc của 154/187 hợp chất. - Màu sắc của 68 hợp chất. - Thông tin chi tiết về 14 hằng số Hóa học-Vật lý. - 39 công thức giải toán hóa học. - 15 phương trình hoá học. - 9 cơ chế hoá học. Khi sử dụng, chương trình sẽ cung cấp gần như đầy đủ những công cụ cơ bản cho việc học tập và nghiên cứu bộ môn hóa học. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (2005), Giúp trí nhớ chuỗi Phản ứng Hoá Học, NXB Đại học Sư phạm. 2. Nguyễn Duy Ái (2002), Tài liệu giáo khoa Chuyên Hóa học 11-12 (tập 2), NXB Giáo Dục. 3. Nguyễn Thạc Cát, Hoàng Minh Châu, Đỗ Tất Hiển, Nguyễn Quốc Tín (2003), Từ điển Hóa học phổ thông, NXB Giáo Dục. 4. Nguyễn Đức Chung (2003), Hóa học Đại cương, NXB ĐHQG TP.HCM. 5. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách (2004), Cơ sở Lí thuyết Các phản ứng Hóa học, NXB Giáo Dục. 6. Cao Cự Giác (2007), Phương pháp giải bài tập Hóa học 10-Tự luận và trắc nghiệm, NXB ĐHQG TP.HCM. 7. Cao Cự Giác (2008), Phương pháp giải bài tập Hóa học 11-Tự luận và trắc nghiệm (tập1), NXB ĐHQG TP.HCM. 8. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học Vô cơ (tập 2), NXB Giáo Dục. 9. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học Vô cơ (tập 3), NXB Giáo Dục. 10. Trần Quốc Sơn (2002), Tài liệu giáo khoa Chuyên Hóa học 11-12 (tập 1), NXB Giáo Dục. 11. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006) ,Hoá học 10-Nâng cao, NXB Giáo Dục. 12. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Hoá học 11-Nâng cao, NXB Giáo Dục. 13. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Hoá học 12-Nâng cao, NXB Giáo Dục. MÃ NGUỒN : Chương Can Chíp (2007), “Tra cứu bài thuốc bằng Access”, E-chíp - Tạp chí công nghệ thông tin - Viễn thông - Truyền thông - VASC, (số 328-03/04/2007), trang 12. Sản phẩm dự thi Từ điển Hóa học-NGSoft ChemDict Phạm Trọng Nguyễn 2009-2010 24 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 NỘI DUNG ........................................................................................................... 2 I. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM .......................................................................... 2 1. Mục tiêu ...................................................................................................... 2 2. Quá trình thực hiện phần mềm.................................................................... 2 3. Khả năng của phần mềm, đối tượng sử dụng ............................................. 4 II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ............................................................................ 5 1. Thông tin về phần mềm .............................................................................. 5 2. Cài đặt ......................................................................................................... 6 3. Sử dụng ..................................................................................................... 10 4. Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu............................................................................. 11 5. Trợ giúp ..................................................................................................... 12 6. Thông tin phiên bản .................................................................................. 13 7. Các tính năng nâng cao ............................................................................. 13 III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TRONG TƯƠNG LAI. ............... 21 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_mem_tu_dien_hoa_hoc_ngsoft_chemistry_dictionary_4838.pdf
Tài liệu liên quan